Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA CONG TAC GVCN LOP 8b TRUONG THCS BAO LAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.77 KB, 15 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết SKKN
Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất
tự vi sư, bán tự vi sư” (học một chữ cũng là thầy, học nửa chữ cũng là thầy). Bác
Hồ - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không
có giáo dục”. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.
Theo tài liệu “Giáo dục học” NXB ĐHQG Hà Nội, mỗi người sinh ra
trước hết là một thực thể tự nhiên, một sản phẩm của thiên nhiên, một bộ phận
của vũ trụ. Sự phát triển của mỗi con người để trở thành một nhân cách là một
diễn biến phức tạp và bị chi phối bởi các yếu tố: Yếu tố sinh học, yếu tố môi
trường, yếu tố hoạt động và yếu tố giáo dục. Trong đó giáo dục là yếu tố cực kỳ
quan trọng, định hướng cho sự phát triển phẩm chất, nhân cách. Giáo dục là con
đường ngắn nhất giúp thế hệ trẻ phát triển trong cuộc đời. Trong các loại giáo
dục: giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường thì giáo dục nhà
trường có vai trò quan trọng nhất. Trong mỗi nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm
(GVCN) lớp đóng vai trò quan trọng trong tổng thể các hoạt động giáo dục,
GVCN là linh hồn của tập thể, là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện
một lớp học.
Lứa tuổi học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) bao gồm những em có độ
tuổi từ 12 đến 15, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là giai đoạn quá độ từ
trẻ con lên người lớn, tâm sinh lý có nhiều diễn biễn phức tạp, và cũng là giai
đoạn khó giáo dục nhất. Cho nên ngoài việc truyền dạy kiến thức, trong nhà
trường còn cần phải đặc biệt chú trọng rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục đạo đức
cho HS, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải trú trọng các biện pháp
công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo
dục sư phạm trong mỗi nhà trường. Giáo dục đạo đức cho HS hiện nay là vấn đề
cấp bách vì xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng lớn đến sự hình thành
nhân cách con người. Giáo dục đạo đức cho HS để bồi dưỡng nhân cách cho các
em, góp phần tạo nên một xã hội văn minh tiến bộ. Hiện nay, vấn đề đạo đức HS
ở trường học và ngoài xã hội đang dần “xuống cấp” cho nên vấn đề giáo dục đạo
5




đức trong nhà trường phải được đặt ở vị trí hàng đầu, hết sức quan trọng và cấp
thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện
SKKN: “Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp GVCN lớp nâng cao kỹ năng hoạt động và hiệu quả công tác
chủ nhiệm trong trường THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 8B.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
công tác GVCN.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Xoay quanh các hoạt động giáo dục của GVCN và HS lớp 8B trường
THCS Bảo Lâm.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp chủ yếu:

- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
5.2. Phương pháp hỗ trợ:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý thuyết:
Theo tài liệu “Giáo dục học” NXB ĐHQG Hà Nội thì giáo dục là một
hình thái ý thức xã hội, có mối quan hệ biện chứng với các hình thái ý thức xã

hội khác và với hạ tầng cơ sở, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con
người. Đó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của
các thế hệ, quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở mang trí
6


tuệ, hình thành văn hóa, đạo đức, giúp xã hội bảo tồn và phát triển nền văn hóa
của mình. Qúa trình truyền thụ tri thức đó diễn ra thông qua các hoạt động sư
phạm trong các nhà trường. Trong tổng thể các hoạt động giáo dục ở mỗi nhà
trường thì GVCN có một vai trò rất quan trọng. Để quản lý trực tiếp một lớp học
nhà trường cử ra những giáo viên có năng lực, giàu nhiệt tình làm GVCN lớp.
GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học. GVCN là
nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết HS trong tập thể.
GCVN có vai trò to lớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục HS.
GVCN là người luôn chủ động phối hợp với các giáo viên (GV) bộ môn của lớp,
tổng phụ trách Đội, bí thư chi đoàn, Ban giám hiệu (BGH), phụ huynh HS... và
các đoàn thể có liên quan để nhằm thống nhất biện pháp giáo dục tốt nhất đối
với HS lớp chủ nhiệm.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản
chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng
sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện,
ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản
thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện.
Theo Người, con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và
có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh
hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm
vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng
người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với
những con người có ích và hướng thiện.
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS có vai trò rất quan trọng trong

giáo dục HS. Trong thời gian qua, mặc dù có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của
các cấp lãnh đạo ngành cùng với sự lãnh và chỉ đạo của các đồng chí cán bộ làm
công tác quản lý giáo dục, song năng lực của đội ngũ giáo viên được phân công
làm công tác chủ nhiệm không đồng đều, một số giáo viên chưa có nhiều kinh
nghiệm trong công tác chủ nhiệm, một số chưa toàn tâm toàn ý phục vụ sự
nghiệp giáo dục, chưa có sự nỗ lực trong công tác chủ nhiệm nên dẫn đến hiệu
7


quả công tác chủ nhiệm chưa cao, chất lượng giáo dục chưa đạt được như mong
muốn.
Trước thực tế trên, tôi thấy sự cần thiết nghiên cứu để xác định nguyên
nhân, chức năng, nhiệm vụ và tìm ra biện pháp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp
ở trường THCS được nâng cao hơn là vấn đề rất cần thiết trong tình hình giáo
dục hiện nay để góp phần hạn chế việc học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng
giáo dục đại trà, tạo môi trường thi đua học tập lành mạnh. Là một GVCN lớp
tôi mong muốn học trò của mình trở thành những người con ngoan, trò giỏi, tài
đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, có đủ bản lĩnh bước
vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Đồng thời, tôi cũng
mong muốn mình là người GVCN có được sự tin yêu của PHHS. Với đề tài
SKKN “Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp” tôi hy
vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao hiệu quả công tác chủ
nhiệm đối với lớp 8B nói riêng và công tác chủ nhiệm tại trường THCS Bảo
Lâm nói chung.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thuận lợi:
Trong các hoạt động sư phạm tại nhà trường luôn có được sự quan tâm,
chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, BGH đã triển khai các công văn, văn bản
chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho GV nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó còn có sự đoàn kết, giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm của tập thể sư

phạm trong nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường đã được nâng cao hơn
năm cũ, lớp học khang trang, sân trường sạch sẽ, thoáng mát … tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác giáo dục đạt hiệu quả.
Bản thân luôn nắm vững nội dung, chương trình, kiến thức của bậc học,
nhiệm vụ cụ thể của GV THCS, GVCN lớp, điều lệ trường THCS. Bản thân có
điều kiện tiếp cận thông tin và tìm tòi kiến thức, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho
đề tài. Là một GV nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.
Đa số các em HS lớp 8B chăm ngoan, có ý thức học tập, yêu thích các
hoạt động giáo dục trong nhà trường, có ý thức đoàn kết tập thể.
8


2.2. Khó khăn:
Bảo Lâm là một xã thuộc vùng biên giới, nhiều HS thuộc diện hộ nghèo
và cận nghèo. Đa số phụ huynh HS đi làm ăn xa nhà, con cái gửi gắm cho ông
bà chăm sóc... nên việc quan tâm, đôn đốc con em học tập, rèn luyện ở nhà chưa
đạt hiệu quả tốt. Nhiều HS về nhà chưa chú trọng học bài và chuẩn bị đồ dùng
học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
Bản thân GV chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác làm
GVCN. Đặc biệt do mới chuyển công tác đến trường THCS Bảo Lâm nên còn
nhiều bỡ ngỡ ở môi trường mới. Vì thế còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý
lớp học, đặc biệt với đối tượng HS lớp 8B trường THCS Bảo Lâm, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Kết quả qua điều tra, rà soát thông tin đối với lớp 8B năm học trước
(2015-2016) như sau:
Sĩ số lớp: 24 (Trong đó có 01 em là HS khuyết tật về trí tuệ). Dân tộc: 24.
(Nam: 17, nữ: 07);
Kết quả học lực: Giỏi: 02; Khá: 08; Tb: 13; Y: 0;
Kết quả hạnh kiểm: Tốt: 15; Khá: 08; Tb: 0; Yếu: 0
Hiện nay, trên địa bàn xã Bảo Lâm đã xuất hiện một vài điểm như quán

bi-a, Internet... khiến một số HS ham chơi, lười học thường xao nhãng học tập,
bỏ giờ trốn học để la cà quán xá chơi games.
Đó là một số khó khăn tồn tại đối với công tác GVCN của tôi nói riêng và
của các đồng chí GVCN công tác tại trường THCS Bảo Lâm nói chung.
3. Nội dung SKKN nghiên cứu thực hiện:
Nội dung của SKKN xoay quanh các hoạt động giáo dục sư phạm của
GVCN và HS lớp 8B trường THCS Bảo Lâm.
Các hoạt động của GVCN dựa trên chức năng, nhiệm được BGH nhà
trường phân công, đồng thời bám sát điều lệ trường THCS, các nhiệm vụ, vai trò
của GVCN lớp được quy định tại điều lệ nhà trường.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GVCN lớp.
Kết quả nghiên cứu đề tài SKKN.
9


Phần cuối là kết luận chung về SKKN và đề xuất, kiến nghị đối với lãnh
đạo cấp trên.
4. Các giải pháp:
GVCN lớp ngoài những công việc như một GV bộ môn giỏi, còn phải
thực hiện một chương trình hoạt động quản lý lớp học, công tác chủ nhiệm là
một hoạt động có tính khoa học, bản chất của nó là tổ chức giáo dục con người.
Vì thế để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người GVCN lớp cần làm tốt các công
việc sau đây:
4.1. Điều tra cơ bản đầu năm học, nắm vững tình hình HS lớp chu

nhiệm:
Nghiên cứu điều tra thật đầy đủ về các mặt của từng cá nhân trong lớp
như họ tên, năm sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, gia đình, tính cách, kết quả học
tập năm học trước...để từ đó phân loại HS. Sự phân loại được tiến hành theo các
tiêu chí khác nhau: đạo đức, học lực, sức khỏe, hứng thú, sở trường, năng

khiếu ... Từ sự phân loại đó mà định hướng công tác, giúp đỡ từng HS theo yêu
cầu riêng. Bởi vì muốn giáo dục HS thì phải hiểu các em về mọi mặt.
Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được tôi đã cố
gắng tìm hiểu thông qua nhiều cách khác nhau như từ các đồng nghiệp, người
quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số HS,… Qua đó hiểu
biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi có những hình
thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục
không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi tìm hiểu thêm về các
em qua GVCN lớp của năm trước, đồng thời liên hệ với các GVBM để có thêm
những thông tin chính xác về các em.
Ngoài ra, tôi lập nhóm danh bạ điện thoại của PHHS lớp 8B và cung cấp
cho PHHS số điện thoại của mình để tiện việc trao đổi thông tin hai chiều giữa
nhà trường với gia đình, giữa GVCN với phụ huynh học sinh (PHHS). Bằng các
hình thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của
các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều
chỉnh phương pháp giáo dục kịp thời, hợp lý.
10


4.2. Bầu ban cán sự lớp, ổn định nề nếp tổ chức lớp học, tổ chức cho
HS tập nội quy.
Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản,
phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ,
tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê
bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
cùng tiến bộ ở mỗi HS.
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần
có đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán
sự lớp là một việc cần phải có suy nghĩ tính toán kỹ lưỡng. Trong buổi sinh hoạt
lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:

Bầu ban cán sự lớp, ổn định nề nếp tổ chức lớp học: Bầu tổ trưởng; Bầu
Ban Cán sự phụ trách bộ môn; Phân công nhiệm vụ cụ thể;
Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt
hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần,
hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho GVCN.
Lớp phó học tập: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc
của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn
lên, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp
hàng tuần, hàng tháng.
Lớp phó lao động: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp,
phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báo cáo kết
quả cho GVCN.
Lớp phó văn thể: Theo dõi, điều khiển các hoạt động văn nghệ của lớp,
tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Đội và nhà
trường tổ chức.
Cờ đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp
mình, báo cáo kết quả cho GV Tổng phụ trách Đội và GVCN về tình hình của
lớp.

11


Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng
tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp.
Sắp xếp chỗ ngồi: Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp
ngồi trước, cao ngồi sau; nam - nữ xen kẽ; HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình
ngồi cùng bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau).
Học tập nội quy: Cho HS học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội
quy của lớp.
Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi học kì, bất kì HS nào có ý thức vươn

lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khen
thưởng 3 cuốn vở/ HS.(Trích từ quỹ lớp, GVCN hỗ trợ thêm,…).
4.3. Chú trọng chất lượng các giờ sinh hoạt lớp hàng tuần:
Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian GVCN tiếp xúc, gần gũi
nhất với lớp. Theo tôi, GVCN là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các
khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh
hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau: Tạo cho HS một tâm lý thoải mái, gần
gũi, sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong
quá trình học tập. Khích lệ động viên HS và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học
tập, sẵn sàng tiến bộ. Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. Tự nhận
ra các lý do, nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa.
Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh
hoạt lớp: Tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như
đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây
dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà
rất cần sự góp ý, phê bình một cách chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho
tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân
thiện, gần gũi.
4.4. Chú ý việc giáo dục HS cá biệt: Trên cơ sở phân loại HS, GVCN có
kế hoạch giáo dục HS cá biệt, thường xuyên quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở các
HS cá biệt thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Động viên, khích lệ kịp thời khi các

12


em có biểu hiện tiến bộ. Ghi chép sổ theo dõi diễn biến của các HS cá biệt. Phối
hợp liên lạc với gia đình động viên nhắc nhở các em tiến bộ hơn.
4.5. Chú trọng công tác bồi dưỡng HS khá, giỏi, phụ đạo HS yếu,
kém:
Phối hợp với các GV bộ môn thường xuyên quan tâm sát sao, bồi dưỡng

các đối tượng HS khá giỏi, và không quên động viên khích lệ các HS yếu kém
để các em học hành tiến bộ hơn. Theo dõi điểm số của các em thường xuyên,
đôn đốc nhắc nhở kịp thời đối với HS có biểu hiện học tập giảm sút.
4.6. Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác:
4.6.1. Phối hợp với gia đình HS: Mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng, có
gia đình có điều kiện kinh tế, có thời gian luôn quan tâm theo dõi sát sao chuyện
học tập của con em thậm chí là luôn đưa đón con cái đi học, theo dõi việc học
tập của các em hàng ngày. Nhưng cũng có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối
đi sớm về khuya, họ không có thời gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng
muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để PH nào cũng nắm
bắt kịp thời kết quả học tập của con em mình? Tôi thiết nghĩ khi phối hợp với
gia đình HS, người GVCN cần thông minh, linh hoạt trong mọi tình huống.
4.6.2. Phối hợp với BGH nhà trường:
Mỗi tháng BGH tổ chức họp hội đồng một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm
của GVCN ở các khối lớp. Kế hoạch của BGH chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi
GVCN. Đồng thời trong những lần họp định kỳ, nếu gặp khó khăn gì trong quá
trình thực hiện tôi sẽ trình bày với BGH để xin ý kiến chỉ đạo.
4.6.3. Phối hợp với các GV bộ môn: Thường xuyên thông báo trao đổi với
GV bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng HS, để giáo viên
nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích
hợp. Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình học của các em tôi thường xuyên xem và
theo dõi sổ điểm của GV bộ môn để xem qua điểm số của các bài kiểm tra 15
phút và 45 phút. Với cách làm này tôi sẽ nắm bắt được kết quả học tập của từng
em và thông báo về gia đình để gia đình cùng nhà trường có biện pháp giáo dục
tích cực. Theo tôi nghĩ không nên để các em mất căn bản mà phải điều chỉnh kịp
13


thời đúng lúc bởi thông thường khi đã mất căn bản môn nào rồi thì các em sẽ
chán học môn đó thậm chí không có cảm tình ngay với giáo viên phụ trách bộ

môn đó.
4.6.4. Phối hợp với Đội TN TP HCM:
Ngoài việc các em học tập kiến thức văn hóa thì các em còn tham gia các
hoạt động của Đội. Thông qua những hoạt động của Đội, các em sẽ được rèn
luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: tình đoàn kêt,
lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến,… GVCN cần phối hợp với Đội trong nhà
trường, hiểu biết về hoạt động Đội và luôn động viên, nhắc nhở, uốn nắn các em
thực hiện tốt các chương trình do Đội đề ra.
4.7. Giáo dục HS thông qua hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp và
giáo dục rèn luyện kỹ năng sống.
Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các tiết học kỹ
năng sống, GVCN giáo dục cho HS về tư tưởng, lối sống, nhân cách, đạo đức
trong mọi tình huống hàng ngày, giúp các em phát triển toàn diện hơn về tâm lý,
ý thức, thể chất, nhân cách.
4.8. Thái độ cua GVCN đối với tập thể lớp:
Để lớp đi vào nề nếp, chăm chỉ học tập, nhiệt tình tham gia các hoạt động,
tôi đã bám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch
hoạt động cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo
dõi của Ban cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Hàng tháng GVCN
tổ chức điều khiển lớp đánh giá, xếp loại từng HS, trong đó GV có những lời
khen, lời động viên, khích lệ đúng lúc, kịp thời đối với những em có sự tiến bộ,
đồng thời uốn nắn những hành vi sai trái, vi phạm của HS.
Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ qua
dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm luôn đi
đôi với nhau, làm đến nơi đến chốn. Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời gian để đọc
nhiều tài liệu, thường xuyên theo dõi thời sự, tin tức,… nhằm làm phong phú
kiến thức cho bản thân từ đó giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao
hơn.
14



Đến lớp giáo viên luôn tạo sự vui vẻ lạc quan nhiệt tình, không nên chán
nản, buồn rầu nhất là những chuyện buồn của cá nhân. Khi vào lớp phải ăn mặc
chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học sinh cũng như
PHHS.
5. Kết quả thực hiện:
Sau hơn một nửa học kỳ thực nghiệm đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác GVCN” tại lớp 8B trường THCS Bảo Lâm” tôi nhận thấy đa số HS đã
có sự tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện. Cụ thể như sau:
* Về học tập: Đa số HS đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn
bị tương đối đầy đủ đồ dùng học tập cho bộ môn, soạn sách vở đúng thời khóa
biểu. Trong giờ học: Đa số HS có ý thức giữ gìn trật tự, chú ý nghe GV giảng
bài, có tinh thần xung phong phát biểu xây dựng bài học, đạt nhiều điểm tốt.
* Về rèn luyện đạo đức: So với đầu năm học tình hình đạo đức của HS lớp
8B trường THCS Bảo Lâm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tập thể lớp tương
đối có nề nếp, biết đoàn kết, gắn bó. Biết nhắc nhở lẫn nhau trong việc thực hiện
nội quy trường, lớp. Đi học đều, đúng giờ, nghiêm túc thực hiện 15 phút truy bài
đầu giờ, hát đều, giữ gìn vệ sinh sân trường, lớp học và cá nhân sạch sẽ. Nhiều
trò chơi dân gian được các em áp dụng trong giờ ra chơi. Số lượng học sinh hay
la cà quán xá, bỏ giờ trốn học giảm xuống rõ rệt.
* Kết quả học tập và rèn luyện tính từ đầu năm học đến giữa tháng 11/
2016 như sau so với năm học cũ như sau: (Năm học 2015-2016 tổng 24 HS,
trong đó có 01 HS khuyết tật; Năm học 2016-2017 có 23 HS, trong đó có 01 HS
khuyết tật)
- Học lực:
Mức độ
Giỏi
Khá
Tb
Yếu


2015-2016
2/23 = 8,7%
8/23 = 34,8%
13/23 = 56,5%
0

Tháng 11, 2016-2017
2/22 = 9,1%
8/22 = 36,4%
12/22 = 54,5%
0

So sánh
Tăng 0,4%
Tăng 1,6%
Giảm 2%
0

- Hạnh kiểm:
Mức độ

2015-2016

Tháng 11, 2016-2017
15

So sánh



Tốt
Khá
Tb
Yếu

15/23 = 65,2%
8/23 = 34,8%
0
0

17/22 = 77,3%
5/22 = 22,7%
0
0

Tăng 02hs = 12,1%
Giảm 03 HS = 12,1%
0
0

Tuy kết kết quả chưa cao song bước đầu cũng đã có những chuyển biến
tích cực trong việc áp dụng thực nghiệm đề tài. Tôi hy vọng đến cuối năm học
này kết quả học tập và rèn luyện của lớp chủ nhiệm sẽ tiếp tục được duy trì và
nâng cao hơn nữa.
III. KẾT LUẬN:
1. Đánh giá cơ bản về SKKN:
Qua nghiên cứu và thực nghiệm SKKN “Biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác giáo viên chủ nhiệm lớp” trong hơn nửa học kì năm học 2016 – 2017 và với
những kết quả khả quan bước đầu, bản thân tôi có những đánh giá cơ bản về
SKKN này như sau:

Trong các trường học, GVCN là hạt nhân trong quá trình giáo dục phát
triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách HS. Vì vậy, ngoài việc thực hiện tốt
công tác chuyên môn trong các giờ lên lớp, GVCN thường phải tổ chức các hoạt
động giáo dục, quan tâm tới từng HS, chăm lo việc rèn luyện đạo đức, hành vi
và những biến đổi về tâm sinh lý của các em, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
HS với BGH nhà trường, với GV bộ môn và PHHS. GVCN còn có vai trò cố
vấn, tư vấn cho HS trong mọi hoạt động phong trào khác. Như vậy đủ thấy được
rằng GVCN có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục HS. Người
GVCN được ví như “Người mẹ hiền thứ hai”. Mỗi việc làm lời nói của người
giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách học
sinh. Người mẹ ấy là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc
hình thành nhân cách cho học trò. Bởi vậy để làm tốt công tác giáo dục HS
chúng ta rất cần có những người GVCN giỏi, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết
với nghề. Vì thế, việc chú trọng biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GVCN
trong mỗi nhà trường là một việc làm rất quan trọng và thiết thực.

16


Để nâng cao chất lượng công tác của GVCN trong tình hình hiện nay,
ngành GD&ĐT cần xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên, khuyến
khích các đơn vị bình bầu, tôn vinh danh hiệu GVCN giỏi, tổ chức các phong
trào thi đua, tìm tòi, học hỏi, chăm lo công tác GVCN, khuyến khích giáo viên
viết SKKN về công tác chủ nhiệm lớp để thông qua đó trao đổi, học hỏi, rút kinh
nghiệm trong công tác. Các trường sư phạm cũng cần chú trọng đến việc dạy kỹ
năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên, để khi ra trường, các giáo viên
có thể trở thành những GVCN, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, góp
phần giáo dục toàn diện cho HS.
Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người GVCN không chỉ
là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt

giáo dục là học lực và hạnh kiểm của HS mà còn phải quan tâm đến sự phát
triển ở HS về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,… Do vậy, theo tôi, hai yếu
tố cốt lõi không thể thiếu đối với người GVCN lớp đó là “cái tài” của một nhà
tâm lí và “cái tâm” của một nhà giáo dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện
hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung, người GVCN lớp nói riêng sẽ có
thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế làm
thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu
dấu. Còn nhớ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao
quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ như cây thông trên
sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực
cho đời. Bởi vậy mà ca dao xưa có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều; Muốn con
hay chữ thì yêu kính thầy”, tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, …
đủ thấy được lòng trân trọng, kính yêu của nhân dân ta dành cho nhà giáonhững kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào. Bác Hồ – người thầy vĩ đại
của dân tộc của chúng ta cũng từng dạy: “Vì hạnh phúc mười năm phải trồng
cây. Vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người”, đã là người GV nhân dân và đã
mang trên mình trọng trách của người GVCN lớp, chúng ta hãy cố gắng làm
tròn trách nhiệm của mình để luôn xứng đáng với lòng tin yêu của HS, sự tín
17


nhiệm của nhân dân, sự kính trọng của PHHS, xứng đáng với những gì mà
Đảng, Nhà nước và lãnh đạo cấp trên đã giao phó.
Trên đây là SKKN “Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GVCN lớp”
của tôi được thực nghiệm tại lớp 8B trường THCS Bảo Lâm. SKKN này còn
nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để
SKKN này được hoàn thiện hơn.
2. Đề xuất, kiến nghị:
Cấp trên tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho GVCN được giao lưu học
hỏi, trao đổi kinh nghiệm công tác GVCN lớp để hiệu quả công tác chủ nhiệm

ngày càng được nâng cao hơn nữa và đạt được kết quả chất lượng như mong
muốn.
IV. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Giáo dục học”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả Phạm
Viết Vượng.
2. Sách “Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm”, NXB Đại học Quốc
Gia Hà Nội, tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng.
Bảo Lâm, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện

Phương Thị Mỹ Liên
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT

18


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

19




×