Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phổi vàng da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.27 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỀU DƯỠNG-KỸ THUẬT Y HỌC
KHOA HÔ HẤP BV NHI ĐỒNG I
TỔ 7- NHÓM I- LỚP CNĐDLT2014
Thời gian thực tập: 5/6-09/06/2016

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHI

VIÊM PHỔI/ VÀNG DA
NHÓM 1 – TỒ 7, LỚP CNĐDLT 14
THÀNH VIÊN NHÓM :
1. HOÀNG THỊ MẾN.
2. MAI THỊ NGỌC MAI.
3. NGUYỄN THỊ TRÀ MY.
4. NGUYỄN THỊ LOAN(1982)
5. NGUYỄN PHẠM THU HIỀN


I.THU THẬP DỮ KIỆN
1.Hành chánh
- Họ tên người bệnh: CB Nguyễn Ánh T _
tháng)

Năm sinh: 30/04/2017 (gần 1,5

- Phái: NỮ
- Dân tộc: kinh

Tôn giáo: không.

- Địa chỉ : Huyện Hoài Đức- Hà Nội


- Tên cha: Nguyễn Đình Cương

_

Năm sinh: 1986.

- Trình độ học vấn: 9/12.
- Nghề nghiệp: Làm ruộng.
- Họ tên mẹ: Nguyễn Ánh Tuyết

_

Năm sinh:1989.

- Trình độ học vấn: 9/12.
- Nghề nghiệp: Làm ruộng.
- Ngày vào viện: 12h10’ _ ngày 04/06/2017
- Vào khoa: Nội hô hấp BV Nhi dồng I ngày 04/06/2017 lúc 13h 00
2.Lý do nhập viện:
- Thở mệt N4+ sốt N4
3.Chẩn đoán:
- Phòng khám: Viêm phổi.
- Hiện tại khoa điều trị: Viêm phổi/ vàng da.
4.Tiền sử:
Bản thân:
Bé sinh đủ tháng.
Chẩn đoán: Viêm phổi/ dãn hố sau.
Sau sinh điều trị dưỡng nhi tại bệnh viện Từ Dũ.
Quá trình sinh trưởng:
- Para: 2002


-


- Sản khoa sơ sinh: sinh thường. Cân nặng lúc sinh: 3,6 kg
- Phát triển về tinh thần: bình thường
- Phát triển về vận động: bình thường
- Nuôi dưỡng: bằng sữa mẹ hoàn toàn.
- Chăm sóc: tại nhà
- Tiêm chủng: Vaccin BCG
 Gia đình:
- Cha: bình thường
- Mẹ: bị viêm gan siêu vi B
5.Bệnh sử:
Quá trình bệnh lý: Trước nhập viện 3 ngày, bé có dấu hiệu khò khè,sổ mũi
nước,bú kém, quấy khóc, tiêu lỏng khoảng 10 lần / ngày kèm theo sốt 39,5°C. Tình
trạng không thuyên giảm, nên người nhà chuyển lên khoa CD3 bệnh viện Nhi
Đồng I thành phố Hồ Chí Minh.
6.Hướng điều trị nội khoa:
Dựa vào y lệnh điều trị của cả quá trình
• Kháng sinh
• Giãn phế quản
• Hỗ trợ hô hấp
• Kiểm soát cân nặng
• Chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.
7.Tình trạng hiện tại: 8g ngày 07/06/2017.
+ Tổng trạng: Chiều cao: 55cm _cân nặng: 3,9 kg : Trung bình
+ Tri giác: bé tỉnh.
+ Dấu sinh hiệu:
° Mạch: 120 l/p, đều.

° Thân nhiệt: 39,5°C( Không dùng thuốc hạ sốt).
° Nhịp thở: 68l/p, rút lõm lồng ngực, thở đều.
° SpO2 : 90%, có hỗ trợ qua canulla 3l/p.
+ Da: Ẩm ướt, không dấu xuất huyết dưới da. Môi hồng, vàng da,
+ Niêm: Vàng mắt, không xuất huyết..
 Các hệ cơ quan:
 Hô hấp: Khó thở, thở nhanh, phổi ran ẩm, NT: 68l/ph, khò khè, có rút
lõm lồng ngực. SpO2 : 90% có hổ trợ qua canula 3lit/phút
 Tuần hoàn: Tim đều, rõ. Mạch: 120 l/ph. Có kim luồn ở ngón chân cái
bên trái ngày 07/06/2017
 Tiêu hóa: Bụng mềm, hơi chướng. Gan lách không sờ chạm. Bú kém
khoảng 4-5 cữ bú/ ngày, mỗi lần bú trẻ quấy khóc, bú mẹ hoàn toàn.
 Tiêu 10 lần/ngày. Phân nhầy - lỏng, màu vàng.


Thần kinh: Thóp phẳng
Cơ-xương khớp: Bình thường
Tai mũi họng: Sổ mũi nước trong.
Ngủ: Khoảng 8 giờ/ ngày, hay bị thức giấc do khò khè, khó thở, quấy
khóc.
 Vệ sinh cá nhân: Sạch sẽ, người nhà hỗ trợ.
 Tâm lý - kiến thức: Thân nhân bệnh nhi lo lắng về bệnh, hay hỏi thăm
về tình trạng bệnh của bé. Hạn chế kiến thức về bệnh và cách chăm
sóc bé.





8. Các chỉ định điều trị và chăm sóc:

 Chỉ định điều trị :
ST
1

TÊN THUỐC
Tranforan 1g

2

Ho Artex

3

Pulmicort 0,5mg

4

Cenpadol 150mg

5

Nacl 0,9% 500 ml

LIỀU DÙNG
0.25g x 3 lần
(TMC)
0,5 mcf x 3
lần
(uống)
½ ống x 2

(phun
khí
dung)
1,5g x 4 uống
khi sốt
x 6l x 3 lần

° Thở oxy ẩm qua canulla 3 lít/ phút.
° Cấy đàm.
 Chỉ định chăm sóc:
- TD dấu sinh hiệu, chú ý nhịp thở.
- TD tình trạng suy hô hấp, khó thở, SpO2, tri giác.
- TD tình trạng rút lõm lồng ngực.
9. Phân cấp điều dưỡng: Cấp 2.
PHẦN II. SO SÁNH LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
A. BỆNH HỌC:
1. Định nghĩa viêm phổi:
Viêm phổi là bệnh lý viêm đường hô hấp lây truyền qua tiếp xúc, thường gặp
ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ sống trong môi


trường ô nhiễm, khói bụi, đông đúc, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hoặc chăm
sóc không đúng cách sẽ có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn nhiều so với trẻ bình
thường.
Có nhiều tác nhân gây viêm phổi nhưng chủ yếu là do vi khuẩn và virus, đôi
khi là do chăm sóc trẻ chưa đúng cách để trẻ bị sặc thức ăn, nôn, trớ, hít phải hóa
chất...
2. Định nghĩa vàng da:
Vàng da (hoàng đản) là trạng thái bệnh lý biểu hiện da, niêm mạc có màu
vàng đồng thời bilirubin toàn phần trong máu tăng trên 17 mcmol/lít.

3. Nguyên nhân viêm phổi:
- Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến.
Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, hemophilus influenzae, sau đó là
các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae....
- Virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus
cúm, á cúm, + adenovirus....
- Mycoplasma thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.
- Nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát
triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm.
4. Nguyên nhân của vàng da ở trẻ:
Em bé có thể có một chứng rối loạn cơ bản gây vàng da. Trong những trường
hợp này, vàng da thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn so với vàng da sinh
lý. Bệnh hoặc điều kiện có thể gây vàng da bao gồm:
Nội chảy máu (xuất huyết).
Nhiễm trùng trong máu của bé (nhiễm trùng huyết).
Các virus hoặc vi khuẩn nhiễm trùng.
Sự không tương thích giữa máu mẹ và máu của em bé.
Sự cố gan.
Thiếu hụt enzyme.
Bất thường của tế bào hồng cầu của bé.
5. Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm phổi:
Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phổi gây tổn thương viêm các phế quản
nhỏ, túi phổi (phế nang) và tổ chức xung quanh phế nang. Do phổi bị tổn thương
gây tăng tiết đờm rãi, phù nề niêm mạc phế quản gây bít tắc đường thở dẫn đến rối


loạn thông khí và khuyếch tán khí, cuối cùng là suy hô hấp. Hậu quả của suy hô
hấp là thiếu O2, tăng CO2 trong máu và gây nên các rối loạn bệnh lý khác.
Đường lây nhiễm:
Nhiễm VSV thường trú ở vùng hầu họng

Hít không khí mang các hạt vi trùng
Nhiễm trực tiếp từ các kĩ thuât: đặt NKQ, đặt sonde dạ dày…
6. Cơ chế bệnh sinh của vàng da:
- Do tăng sản xuất Bilirubin gây ra do bệnh máu, ví dụ huyết tán hoặc do rối
loạn hồng cầu.
- Do rối loạn thải trừ Bilirubin gây ra do bệnh Gilbert hoặc do thiếu thải trừ,
dẫn đến ư mật
7. Triệu chứng lâm sàng và cân lâm sàng của viêm phổi:
 Giai đoạn khởi phát:
Sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoặc sốt cao ngay từ đầu.
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém.
Viêm long đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.
Rối loạn tiêu hoá: nôn, trớ, tiêu chảy.
 Giai đoạn toàn phát:
Sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô lưỡi bẩn.
Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm rãi.
Nhịp thở nhanh:
- 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng
- 50 lần/phút với trẻ từ 2 - 12 tháng.
- 40 lần/phút với trẻ trên 1 - 5 tuổi.
-

Khó thở, cánh mũi phập phổng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lổng ngực.
Trường hợp nặng hơn có thể có dấu hiệu tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi,
rối loạn nhịp thở, có cơn ngừng thở.
Nghe phổi có ran ẩm to nhỏ hạt rải rác ở 1 hoặc cả 2 bên phổi, ngoài ra có thể
có ran ngáy, ran rít.
Có thể có rối loạn tiêu hoá: nôn trớ, tiêu ch ảy, bụng chướng...
Trường hợp suy hô hấp nặng có thể có biểu hiện suy tim, trụy mạch.
 Triệu chứng khác đi kèm:


- Viêm cơ, nhọt da, viêm xương, viêm tai giữa, viêm Amidan, viêm thanh thiệt,
viêm màng ngoài tim.
- Viêm phổi trẻ em , không nhất thiết chờ kết quả cận lâm sàng, nếu được chẩn
đoán và điều trị sớm thì diễn tiến thường tốt và khỏi bịnh sau 7-10 ngày. Nếu


trẻ đến muộn hoặc điều trị không đúng mức, nhất là trẻ dưới 12 tháng, thì tử
vong rất cao.
8. Triệu chứng lâm sàng và cân lâm sàng của vàng da:
8.1 Lâm sàng:
* Cơ năng:
- Ngứa da, ngứa toàn thân,càng gãi càng ngứa, thuốc chống ngứa vô hiệu.
- Ngày ngủ gật, đêm ít ngủ (vì ngứa phải gãi).
- Thường chán ăn, sợ mỡ, đầy bụng, đau tức hạ sườn phải.
- Nước tiểu đỏ như nước vối thường xuyên.
- Phân bạc màu, phân lỏng, sống phân.
* Thực thể (quan trọng):
- Nhìn da, niêm mạc bệnh nhân có màu vàng (dưới ánh sáng ban ngày).
- Nhiều vết xước bị nhiễm khuẩn trên da (do gãi vì ngứa).
- Trên da có những u vàng (xanthoma), mảng vàng (xanthelasma) giả thiết
cho rằng đó là những mảng ứ đọng cholesterol màu vàng nhạt trên mặt da,
mi mắt, dái tai, tay…
- Mạch quay dưới 50 nhịp/phút.
- Gan to chắc, bờ tù, nhẵn, ấn tức.
- Túi mật to và đau.
8.2 Xét nghiệm:
* Xét nghiệm máu:
- Bilirubin máu trên 17 micromol/l.
- Cholesterol máu loại toàn phần tăng trên 5,2 mmol/l.

- Photphataza kiềm tăng trên 170 U/l.
- Tỉ lệ prothombin máu giảm dưới: 75%, với test Kohler (+).
* Nước tiểu, phân:
- Nước tiểu: muối mật, sắc tố mật (+).
- Phân: stercobilin giảm hoặc mất.
* Các xét nghiệm khác khẳng định nguyên nhân tắc mật:
- Siêu âm: thấy sỏi.
- X quang bụng không chuẩn bị, hoặc chụp đường mật có cản quang.
- Xạ đồ gan mật.
- Soi ổ bụng.
- Lấy dịch mật xét nghiệm.
* Xét nghiệm miễn dịch:
- HbsAg (+) viêm gan (HBV, HCV…), IgM (ứ mật tiên phát: Hanot).
- Nghiệm pháp: Coombs (+) huyết tán.
- Nghiệm pháp: Waaler-Latex (VGM).
9. Cân lâm sàng viêm phổi:


X quang: Có nốt mờ rải rác, chủ yếu ở vùng rốn phổi, cạnh tim.
Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính
tăng.
Xét nghiêm đo các chất khí trong máu: xét nghiêm Astrup thấy hiên tượng
nhiễm toan PaO2 giảm, PaCO2 tăng, pH máu giảm, dự trữ kiềm (BE) âm trong
những trường hợp viêm phổi nặng có suy hô hấp.
CRP tăng trên 20mg/l trong viêm phổi cấp do vi trùng.
Xét nghiệm đàm (soi, cấy): ở trẻ lớn ho khạc được, ở trẻ nhỏ thì hút dịch
phế quản hoặc dịch dạ dày,xét nghiệm này rất dễ bị ngoại nhiễm
Cấy máu: đặc hiệu xác định được tác nhân gây bệnh nhưng không phải lúc
nào cũng dương tính.
Xác định kháng nguyên vi khuẩn bằng điện di miễn dịch đối lưu hoặc

ngưng kết hạt latex.
10. Biến chứng của viêm phổi:
-

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.

-

Áp xe phổi ( có thể gây tràn dịch màng phổi).

-

Viêm phổi mạn tính.

- Nặng hơn có thể tràn mủ màng tim hoặc nhiển khuẩn huyết gây biến chứng
lên các hệ cơ quan khác nhu tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, khớp.
11. Biến chứng của vàng da:
Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên
nhưng điều nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh là biến chứng của bệnh, khi lượng
bilirubin gián tiếp vượt quá ngưỡng cho phép, lớn hơn 20mg%, nhất là trong 15
ngày đầu sau sinh, trong khi màng ngăn giữa máu và tổ chức não chưa vững bền.
Trước hết là biến chứng vàng da nhân não (do tăng bilirubin gián tiếp). Đây
là biến chứng đáng sợ nhất, khi lượng bilirubin tăng trên 20mg/dL (trên 340 mol/L)
nhất là trong 15 ngày đầu sau sinh. Bilirubin tự do không khi không kết hợp
albumin là một chất gây độc, sẽ ngấm dễ dàng vào các nhân xám trong não. Khả
năng albumin gắn bilirubin kém khi trẻ bị tan máu, suy hô hấp, giảm oxy máu, tăng
CO2 máu, toan máu, ngạt, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt, hạ đường máu.
Bilirubin tự do có kết hợp albumin cũng có thể xuyên qua hàng rào mạch
máu não khi hàng rào này bị tổn thương bởi các yếu tố nguy cơ như đẻ non, tăng
thẩm thấu, co giật, tăng CO2 máu, tăng huyết áp, viêm mạch, viêm màng não, bệnh

não thiếu máu cục bộ, xuất huyết trong não thất.
Bệnh sẽ biểu hiện qua 4 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Phản xạ nguyên thủy giảm hoặc mất, trẻ bỏ bú, li bì, nôn, giảm
trương lực cơ, khóc thét.
Giai đoạn 2: Trẻ bị kích thích thần kinh, cổ ngửa, co cứng người, nếu không được
điều trị kịp thời sẽ dần đi đến hôn mê và tử vong trong cơn ngừng thở.
Giai đoạn 3: Co cứng giảm dần trong khoảng 1 tuần.
Giai đoạn 4: Bệnh để lại di chứng tinh thần và vận động như co cứng, điếc, liệt,
chậm phát triển tinh thần, nói khó...
Một biến chứng khác có thể gặp là suy chức năng gan (do tăng bilirubin trực tiếp).
Vàng da tăng bilirubin trực tiếp dù bởi nguyên nhân nào nếu không được điều trị
cũng có thể gây biến chứng thương tổn đến tế bào gan dẫn đến hậu quả cuối cùng
chức năng gan bị suy.
B. SO SÁNH TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ LÝ THUYẾT.
1. Triệu chứng học:
TRIỆU CHỨNG
HỌC

STT

1. Ho khan, ho có đàm,
sổ mũi,nghẹt mũi
2.
3.
4.
5.

TRIỆU CHỨNG

LÂM SÀNG

NHẬN XÉT

Thở nhanh,khò khè, Biểu hiện trên lâm
co lõm lồng ngực, sổ sàng phù hợp với lý
mũi nước,
thuyết đã học.

Sốt 39-400c

Thân nhiệt 39,50C

Giống
với
triệu
chứng bệnh học

Nhịp thở ≥ 40l/p

Nhịp thở 68l/p

Giống
với
triệu
chứng bệnh học

Vận động kém

Nằm tại giường


Giống
với
triệu
chứng bệnh học

Không uống, bú được

Bú kém, mệt mỏi

Giống
với
triệu
chứng bệnh học

2.Cận lâm sàng:
+ Siêu âm: chưa thấy tổn thương bệnh lý đặc hiệu.
+ X-Quang: bóng tim không to. Viêm phổi qunh rốn phổi (T) :5/06/ 2017
+ Xét nghiệm sinh hóa: 5/06/ 2017
Chỉ số

Kết quả

Chỉ

số

thường

bình Đơn vị


Biện luận


Bilirubin toàn phần

258.94

5.13 - 20.52

umol/L

Kali tăng nguy

Bilirubin trực tiếp

16.25

<3.42

umol/L

cơ rối loạn nhịp

Bilirubin gián tiếp

242.69

<13.68


umol/L

tim,

AST

42.82

15 - 60

U/L

ALT

22.22

13 - 45

U/L

ALP

470.10

82 - 383

U/L

GGT


82.76

12 - 132

U/L

HBsAg

Âm tính

1.1 -1.8

mmol/l

HBsAb

Dương tính yếu 0,15 – 0,45

gây

tử

vong

mmol/l

III. ĐIỀU DƯỠNG THUỐC:
1. Điều dưỡng thuốc chung:
- Thực hiện 6 đúng trước khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
- Kiểm tra tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân.

- Thực hiện đúng kỹ thuật tiêm truyền, vô khuẩn.
- Thực hiện thuốc đúng y lệnh, đúng liều, đúng giờ.
- Mang theo hộp chống sốc.
- Hiểu rõ tác dụng chính, tác dụng phụ của thuốc.
- Theo dõi dấu sinh hiệu trước và sau khi dùng thuốc.
- Theo dõi chức năng gan, thận.
- Luôn giữ an toàn và tiện nghi cho bệnh nhân.
-Theo dõi tác dụng phụ trên BN và báo bác sĩ khi phát hiện bất thường
Hiểu rõ y lệnh thuốc, nếu không rõ phải hỏi lại, không tự ý cho bệnh nhân dùng
thuốc.


- Điều dưỡng thuốc riêng:
S
T

Tên thuốc

Tác dụng chính:

Tác dụng phụ:

Điều dưỡng thuốc

T

1

2


3

4

5

Tranforan - Hô hấp: viêm phổi,Mẫn
cảm
1g 0.25g x 3viêm PQ, giãn PQ.
Cephalosporin
lần (TMC) - Tiêu hóa: viêm PM,
viêm đường mật.
Các bệnh nhiễm trùng...

với- Tiêm tĩnh mạch
chậm (hòa 1g với
10ml nước cất)
- TD tình trạng trẻ
sau khi thực hiện
thuốc.
Ho
Artex-Ho khan, ho đàm.
Không dùng cho Theo dõi quá trình
0,5 mcf x 3- viêm họng, viêm PQ,người đái tháo đường.trước và sau khi
lần
hen xuyển.
Không dùng cho bệnhdùng thuốc.
(uống)
- Người mắc các bệnh hônhân mẫn cảm với bất
hấp liên quan đến ho.

kỳ thành phần nào của
(viêm phế quản, suyễn ) thuốc.
Pulmicort
Điều trị hen PQ.
Quá mẫn cảm vớiTD tình trạng Phun
0,5mg
Điều trị viêm thanh quản,thành phần của thuốc. khí qua mũi cho
½ ống x 2 khí quản ở nhũ nhi và trẻ
trẻ.
(phun khínhỏ.
dung)
Cenpadol Hạ sốt, giảm đau
Thiêú máu nhiều lần, Uống,và Theo dõi
150m1,5g x
bệnh tim, phổi, thận,suy giảm chức
4 uống khi
hoặc gan . quá mẫnnăng gan, thận.
sốtg
cảm với paracetamol
Nacl 0,9%Bù nướcđiện giải, phaThận trọng người bị Thực hiện đúng y
500 ml x 6ltiêm thuốc
suy tim , sung huyết,lệnh thuốc.
x 3 lần
suy thận nặng ,xơ- TD dấu sinh hiệu
gan, đang dung cáccủa bệnh nhi :
thuốc N -SAID
Mạch , nhiệt ,
HA,Nhịp thở.



PHẦN IV. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG:
A .CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG:
Hiện tại:
- Đường thở không thông thoáng do tăng tiết đàm nhớt ,rút lõm lồng ngực, thở
nhanh nhịp thở 68 l/p biểu hiện hình ảnh X-Quang: Viêm phổi quanh rốn
phổi trái.
- Thân nhiệt tăng cao do viêm phổi biểu hiện sốt 39,5°C.
- Bé vàng da, vàng mắt do bệnh lý .
- Dinh dưỡng kém do khó thở, sổ mũi biểu hiện bú kém( khoảng 4-5 cữ bú),
mệt mỏi.
- Trẻ ngủ ít do khó thở, khò khè,sổ mũi, môi trường bệnh viên biểu hiện ngủ
khoảng 8 giờ/ ngày, hay bị thức giấc.
- Thân nhân bệnh nhi lo lắng và hạn chế kiến thức, cách chăm sóc trẻ biểu
hiện thường xuyên hỏi về tình trang của trẻ.
Lâu dài:
- Nguy cơ bội nhiễm phổi , xẹp phổi kéo dài trên bệnh nhi nằm lâu.
- Nguy cơ rối loạn nước và điện giải do tăng công thở biểu hiện nhịp thở 68
l/p, rút lõm lồng ngực.
- Nguy cơ rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, nằm lâu.
B. QUY TRÌNH CHĂM SÓC :
STT Chẩn đoán điều
dưỡng
1

Đường
thở
không
thông
thoáng do tăng
tiết đàm nhớt

,rút lõm lồng
ngực,
thở
nhanh nhịp thở
68 l/p, SpO2
90% biểu hiên
hình ảnh XQuang: Viêm

Mục tiêu

Can thiệp

Lượng giá

Đường thở trẻ
thông thoáng
hết ứ đọng
đàm, bớt khò
khè.

- Cho trẻ nằm đúng tư thế, nằm
ngửa, kê gối dưới vai sao cho
đầu ngửa hoặc nghiêng một bên
khi ngủ. Nằm với cổ hơi ngửa
và mũi hướng lên trần nhà tránh
ngửa cổ tối đa.

Đường thở
của
trẻ

được
thông
thoáng.

Nhịp thở
- Hút sạch nước mũi, đờm nhớt trở về mức
một cách nhẹ nhàng để thông ổn định.
thoáng đường thở cho trẻ.


phổi quanh rốn
phổi trái.

- Vật lý trị liệu giúp tống xuất
đàm ra ngoài để đường thở của
trẻ được thông thoáng.
- Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ
hằng ngày cho trẻ, nhỏ mũi
bằng nước muối sinh lý cho trẻ
để làm giảm sổ mũi giúp trẻ dễ
thở, bú tốt.
- Theo dõi nhịp thở, kiểu thở,
SpO2 , những dầu hiệu của khó
thở: tím môi, màu sắc da, rút
lõm lồng ngực.
- Đánh giá mức độ khó thở
bằng theo dõi nhịp thở của trẻ
để đánh giá diễn tiến nặng thêm
hay nhẹ đi để có biện pháp can
thiệp thích hợp + đánh giá kết

quả điều trị.
- Đánh giá diễn tiến bệnh: +
Trẻ đỡ khó thở + Không rút lõm
lồng ngực + Không tím tái +
Đỡ khò khè → là bệnh diễn tiến
bệnh tốt hơn.
- Trẻ dễ thở, môi hồng, SpO2
>96%.
- Thực hiện y lệnh thuốc đúng
liều, đúng giờ.
-Giúp loãng đàm bằng: Cho trẻ
uống nước ấm, thuốc loãng đàm
theo y lệnh, vật lý trị liệu hô


hấp cho bệnh nhi.
2

Thân nhiệt tăng Thân nhiệt trẻ - Tránh cho trẻ bị sốt cao: Nằm Trẻ
bớt
cao do viêm được duy trì phòng sạch sẽ thoáng mát, nới sốt, nhiệt
phổi biểu hiện ổn định.
rộng quần áo cho trẻ.
độ 37,5°C.
sốt 39,5°C.
- Tăng cường cho trẻ sữa mẹ
nhiều hơn.
- Quần áo không quá chật khiến
bé nóng bức khó thở.
- Hướng dẫn thân nhân lau mát

bằng nước ấm cho bé ở những
vùng có mạch máu lớn đi qua
giúp trẻ hạ sốt như vùng trán,
nách, bẹn, ngực.
- Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt
cho trẻ.
- Sử dụng thuốc kháng sinh
theo y lệnh của bác sỹ.

4

Bé vàng da,
vàng mắt liên
quan đến bệnh
lý.

Tình
trạng
vàng da, vàng
mắt được cải
thiện.

- Theo dõi tri giác , màu sắc da,
niêm . Và tính chất vàng da mỗi
ngày để báo bác sĩ.
- Theo dõi lượng nước tiểu,
màu sắc, tính chất trong 24 giờ.
- Hướng dẫn mẹ phơi nắng cho
trẻ từ 7h -9h sáng , đồng thời
che mắt cho bé khi phơi nắng.

- Hướng dẫn mẹ cho trẻ bú mẹ
hoàn toàn.
- Theo dõi phân, màu sắc, số
lượng và tính chất phân.
- Vệ sinh: lau mình cho trẻ bằng
nước ấm, cắt ngắn móng tay và
móng chân tránh trẻ cào, gãi
gây trầy xước da sẽ gây nguy

Tình trạng
vàng da,
vàng mắt
giảm.


5

Dinh
dưỡng
kém do khó
thở, sổ mũi
biểu hiện bú
kém( khoảng
4-5 cữ bú), mệt
mỏi.

cơ nhiễm trùng.
- Theo dõi xét nghiệm
billibrubin.
Đảm bảo đầy -Tăng cường cho trẻ bú nhiều

đủ dinh dưỡng hơn bình thường.
cho trẻ.
- Trường hợp trẻ không bú được
thì vắt lấy sữa hoặc hòa thêm
sữa bột cho trẻ uống bằng
muỗng. Nếu trẻ không bú bằng
đường miệng được thì cho ăn
qua ống thông mũi dạ dày hoặc
nuôi ăn qua đường truyên tĩnh
mạch theo y lệnh.

Trẻ không
sụt cân và

được
nhiều hơn.

- Theo dõi cân nặng và khả
năng tiêu hóa của trẻ.
-Hướng dẫn mẹ cho trẻ bú làm
nhiều lần để đảm bảo cung cấp
đủ dinh dưỡng cho trẻ nhất là
khi bé đang bị tiêu lỏng nhiều
lần.
6

Trẻ ngủ ít do Trẻ ngủ đủ và - Thực hiện thuốc hỗ trợ hô hấp
khó thở, khò ngon giấc.
giúp trẻ thở dễ dàng và bớt khò
khè,sổ

mũi,
khè.
môi
trường
bệnh viện ,biểu
- Tạo không khí dễ ngủ: phòng
hiện
ngủ
thoáng, ánh sáng dịu, yên tĩnh,
khoảng 8 giờ/
quần áo sạch sẽ khô thoáng.
ngày, hay bị
thức giấc.
- Hạn chế thăm nuôi vào giờ trẻ
đang ngủ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch
sẽ, lau mình bằng nước ấm
trước khi ngủ.

Trẻ
ngủ
sâu hơn và
đủ
giấc
trên
10
giờ/ ngày.


- Giúp trẻ thư giãn tạo cảm giác

dễ chịu gây buồn ngủ như là hát
ru trẻ ngủ.
- Sắp xếp thời gian làm việc
hợp lý ( nhân viên y tế) để hạn
chế thời gian nghỉ ngơi của trẻ.
7

Thân
nhân
bệnh nhi lo
lắng và hạn chế
kiến thức, cách
chăm sóc trẻ
biểu
hiện
thường xuyên
hỏi về tình
trạng của trẻ.

Người
nhà
bệnh nhi có
kiến thức về
bệnh,
biết
cách chăm sóc
và theo dõi
bệnh.

- Kiểm tra sự hiểu biết về bệnh Thân nhân

của thân nhân.

thêm
kiến thức
-Giải thích cho thân nhân về
về
bệnh
tiến triển của bệnh và hướng
của trẻ nên
điều trị.
cảm thấy
tâm
- Cung cấp thông tin về tình an
hơn, tinh
trạng hiện tại của bệnh nhi.
thần
tốt
- Cung cấp thông tin, và cách hơn so với
theo dõi các biến chứng.
lúc
mới
- Hướng dẫn thân nhân về cách vào.
chăm sóc, chế độ ăn uống nghỉ Biết cách
ngơi, vận động phù hợp với tình chăm sóc
trạng bệnh.
và theo dõi
- Hướng dẫn thân nhân thực bệnh.
hiện rửa tay thường qui trước Hợp tác tốt
khi tiếp xúc với trẻ.
trong điều

- Lồng ghép giáo dục sức khỏe trị.
cho thân nhân khi chăm sóc và
can thiệp trên bệnh nhi.
- Hướng dẫn cách nhận biết các
dấu hiệu sớm cần đưa trẻ nhập
viên ngay ( nếu xuất viện) khi
có sốt cao, thở nhanh, tím tái,
không uống được hoặc bỏ bú,


nôn tất cả mọi thứ, co giật, li
bì… hoặc trong thời gian nằm
viện mà trẻ có vấn đề bất
thường thì phải báo ngay.
Lâu dài
1.

Nguy cơ bội
nhiễm phổi ,
xẹp phổi kéo
dài trên bệnh
nhi nằm lâu.

Thân
nhân
được biết cách
phòng tránh
bội nhiễm ,
xẹp phổi cho
trẻ.


-Thực hiện các thủ thuật trên
bệnh nhi đảm bảo vô trùng : thở
oxy, lấy máu xét nghiệm, tiêm
chích...

- Bệnh nhi
không có
bội nhiễm
phổi.

-Khi bớt khó thở và xuất viện,
thân nhân nên tăng cường cho
trẻ bú mẹ.
-Khi xuất viện về nhà vẫn tuân
thủ chế độ dùng thuốc theo toa,
không nên tự ý mua thuốc sử
dụng cho trẻ.
-Khi có các triệu chứng: khó
thở, sốt cao, thở nhanh, bỏ bú,
không uống được, nôn tất cả
mọi thứ → tái khám ngay.

2.

Nguy cơ rối
loạn nước và
điện giải do
tăng công thở
biểu hiện nhịp

thở nhanh 68
l/p, rút lõm
lồng ngực.

Bệnh
nhi - Theo dõi dấu sinh hiệu của trẻ
không bị rối đặc biệt là theo dõi nhịp thở,
loạn nước điện SpO2.
giải.
- Theo dõi các xét nghiệm :
huyết đồ, ion đồ, bilirubin….

Trẻ
hạn
chế xảy ra
biến
chứng rối
loạn nước

điện
- Theo dõi lượng nước xuất giải.
nhập trong 24 giờ, nếp véo da.
- Theo dõi cân nặng hằng ngày
của trẻ.
- Bù đủ nước bằng đường uống,


hoặc đường truyền tĩnh mạch
theo y lệnh.
- Hướng dẫn thân nhân cho trẻ

uống thêm các loại thực phẩm
có chứa nhiều vitamin C, A như
cà rốt, nước cam…
-Phát hiện sớm những biểu hiện
mất nước xử trí kịp thời.
3.

Nguy cơ rối Bệnh nhi tiêu -Theo dõi tình trạng bụng
loạn tiêu hóa hóa tốt.
- Nghe nhu động ruột.
do sử dụng
kháng sinh kéo
- Theo dõi tính chất phân.
dài.
- Tăng cường cho trẻ bú mẹ
nhiều hơn nhất là khi bé đang bí
tiêu lỏng.

Hạn chế
nguy cơ
rối
loạn
tiêu hóa
cho trẻ.

PHẦN V. NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH:
*Để phòng viêm phổi ở trẻ:
Nhằm giúp con trẻ không bị viêm phổi, các bậc cha mẹ cần chú ý:
- Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về
mùa đông. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho súc miệng hàng ngày. Không hút

thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để
tránh lây lan thành dịch.
- Phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như:
ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn
kém, chậm tăng cân...
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo
chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu tiêm một số loại vắc-xin phòng viêm
đường hô hấp ngoài chương trình, cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ
y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
- Lập sổ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần


-

-

khám nhằm giúp nhân viên y tế nắm được diễn biến sức khỏe, bệnh tật của
trẻ mà có hướng điều trị, phòng bệnh tốt.
Giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Lưu ý: vì trẻ cũng dễ bị lây chéo
bệnh từ người lớn trong gia đình nên cha mẹ cũng cần lưu ý phòng bệnh cho
chính mình.
Cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.
Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang
cho trẻ.
Cho trẻ chích ngừa đầy đủ nhất là các thuốc ngừa cúm, phế cầu, Hib.

*Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà:
- Bên cạnh việc cho bé uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái
khám đúng hẹn, cha mẹ cũng cần biết những cách chăm sóc trẻ như sau:

- Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ
ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi
dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ
khó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần làm thông thoáng, sạch mũi cho trẻ để trẻ có
thể bú, ăn dễ dàng hơn.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất
quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng
đàm, dịu họng, giảm ho.
- Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị viêm phổi, ho chính là
một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông
thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại
thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ; chỉ khi trẻ ho nhiều dẫn đến
những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát
họng... chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn theo hướng dẫn
của bác sĩ.
- Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần cũng cần lưu ý theo dõi những dấu
hiệu nặng như sau để đưa ngay trẻ tái khám lại ngay:
o Trẻ thở khó khăn (thở nhanh hơn, mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực).
o Trẻ không thể uống được nước.
o Trẻ trở nên lừ đừ, bứt rứt.
Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện


ngay.
*Phong cách sống và biện pháp khắc phục cho trẻ bị vàng da, vàng mắt:
Khi trẻ vàng da không phải là nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên nên thay
đổi trong thói quen ăn,bú có thể thấp hơn mức bilirubin. Nói chuyện với bác sĩ nếu
có thắc mắc hoặc quan tâm về số lượng hoặc mức độ thường xuyên bé được cho
ăn,bú hoặc nếu đang gặp rắc rối cho con bú. Các bước sau đây có thể làm giảm
vàng da:

- Cho bú thường xuyên hơn: Cho ăn sữa thường xuyên sẽ cung cấp cho bé
nhiều hơn và gây ra đi tiêu nhiều hơn, tăng lượng bilirubin trong phân của bé. Bú
sữa mẹ, trẻ cần phải có tám đến 12 lần ăn một ngày cho một vài ngày đầu tiên của
cuộc sống. Công thức ăn trẻ sơ sinh thường nên có từ khoảng 30 - 60 ml của công
thức mỗi 2 - 3 giờ cho tuần đầu tiên.
- Bổ sung cho ăn: Nếu em bé đang gặp rắc rối cho bú, giảm cân hoặc là mất
nước, bác sĩ có thể gợi ý cho sữa bột trẻ em hoặc sữa để bổ sung cho con bú.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên sử dụng một mình sữa ngoài trong
một vài ngày và sau đó trở lại cho con bú. Hãy hỏi bác sĩ những gì ăn được chọn
cho em bé.
- Phòng chống:
Việc phòng chống tốt nhất của trẻ nhỏ có vàng da là đủ ăn, bú đủ. Bú sữa mẹ, trẻ
cần phải có tám đến 12 lần ăn một ngày cho một vài ngày đầu tiên của cuộc sống.
Công thức ăn trẻ sơ sinh thường nên có từ khoảng 30 - 60 ml của công thức mỗi 2
- 3 giờ cho tuần đầu tiên.




×