Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm vimedimex năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ NGỌC DÂNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DƢỢC PHẨM VIMEDIMEX NĂM 2016

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: tháng 02/2017 - tháng 9/2017

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả Quý thầy cô trong trường
Đại học Dược Hà Nội – những người đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô khoa Quản lý và Kinh tế Dược đã
tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Giáo sư, Tiến sĩ. Nguyễn
Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm, tạo
điều kiện giúp em hoàn thành tốt nhất đề tài luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị trong Ban Giám đốc Công
ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược phẩm Vimedimex đã tạo điều kiện giúp em


hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn cộng tác viên đã tham gia hỗ trợ
trong quá trình khảo sát thu thập dữ liệu.
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng hết sức mình để hoàn thành luận văn, song
do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót
trong bài. Em kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý tận tình của Quý
thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Thị Ngọc Dâng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1.

TỔNG QUAN ............................................................................. 3

1.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG DƢỢC PHẨM NƢỚC TA TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .............................................................................. 3
1.1.1. Tổng quan thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam ........................................... 3
1.1.2. Hoạt động nhập khẩu dƣợc phẩm ........................................................... 3
1.1.3. Tình hình sản xuất thuốc trong nƣớc ...................................................... 5
1.1.4. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam ..................................................... 6
1.1.5. Tổng quan hoạt động kinh doanh của một số công ty Dƣợc Việt Nam

hiện nay ............................................................................................................. 6
1.2.TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ............................................ 8
1.2.2. Nội dung và ý nghĩa phân tích đối với doanh nghiệp ............................. 8
1.2.3. Các chỉ tiêu thƣờng dùng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp............................................................................................. 10
1.3.GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƢỢC PHẨM
VIMEDIMEX.................................................................................................. 14


1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 14
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự .................................................................... 15
1.3.3. Cơ cấu lao động .................................................................................... 16
1.3.4. Nội dung và ý nghĩa phân tích đối với Công Ty TNHH Dƣợc Phẩm
Vimedimex ...................................................................................................... 17
Chƣơng 2.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 19

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 19
2.2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 19
2.2.2. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 19
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 27
2.2.4. Mẫu nghiên cứu..................................................................................... 28
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 28
Chƣơng 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 29


3.1.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƢỢC
PHẨM VIMEDIMEX NĂM 2016 ................................................................. 29
3.1.1. Phân tích về chỉ tiêu doanh số............................................................... 29
3.1.2. Phân tích về chi phí ............................................................................... 34
3.1.3. Phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ............................................... 36
3.1.4. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nƣớc .......................................................... 39
3.1.5. Năng suất lao động ................................................................................ 39
3.1.6. Thu nhập bình quân của CBCNV ......................................................... 40
3.2.CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ VỐN....................................... 41


3.2.1. Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn............................................................... 41
3.2.2. Chỉ tiêu tình hình phân bổ nguồn vốn................................................... 42
3.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn .......................... 44
3.2.4. Hệ số về khả năng thanh toán ............................................................... 45
Chƣơng 4.

BÀN LUẬN .............................................................................. 47

4.1.VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH ................................................................ 47
4.1.1. Về doanh thu ......................................................................................... 47
4.1.2. Về chi phí .............................................................................................. 48
4.1.3. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ......................................................... 49
4.1.4. Về thực hiện nghĩa vụ nhà nƣớc ........................................................... 49
4.1.5. Về năng suất lao động và thu nhập bình quân ngƣời lao động ............. 50
4.2.VỀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỐN.................................................... 50
4.2.1. Về kết cấu nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn ....................................... 51
4.2.2. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ................................................................. 53
4.2.3. Chỉ số hệ số khả năng thanh toán......................................................... 54

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 57
1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 57
2. ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

MTV

Một thành viên

3

WHO

4


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

5

CSH

Chủ sở hữu

6

CP

Chi phí

7

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

8

DN

Doanh nghiệp

9


DT

Doanh thu

10

DS

Doanh số

11

GDP

12

HTK

Hàng tồn kho

13



Lƣu động

14

LN


Lợi nhuận

15

ROA

Return on total

16

ROE

Return On Equity

17

ROS

18

TGTGT

World Health
Organization

Tiếng Việt

Tổ chức y tế thế giới


Gross Domestic

Thuốc bình quân xài trên đầu

Product

ngƣời

Reactive oxygen
species

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Thuế giá trị gia tăng


19

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

20

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


21

TP

Thành phố

22

TTN

Thanh toán nhanh

23

TTNH

Thanh toán ngắn hạn

24

TTTT

Thanh toán tức thời

25

TTS

Tổng tài sản


26

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan về thị trƣờng nhập khẩu
Dƣợc Phẩm 8 tháng 2016 .................................................................................. 4
Bảng 1. 2. Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời mỗi năm từ 2012-2016 ................ 6
Bảng 1. 3. Tổng hợp nguồn nhân lực .............................................................. 16
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh ............. 22
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn .......................... 26
Bảng 3. 1. Thực tế doanh số mua của công ty trong năm 2016 nhƣ sau. ...... 29
Bảng 3. 2. Doanh số bán của công ty năm 2016 ............................................. 30
Bảng 3. 3. Cơ cấu doanh số theo nguồn bán của công ty ............................... 32
Bảng 3. 4. Doanh thu theo cơ cấu nhóm hàng ................................................ 33
Bảng 3. 5. Bảng tổng hợp chi phí của công ty ................................................ 35
Bảng 3. 6. Bảng phân tích cơ cấu lợi nhuận của công ty ............................... 36
Bảng 3. 7. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ........................................ 37
Bảng 3. 8. Tỷ suất lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu .............................. 37
Bảng 3. 9. Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .......................................... 38
Bảng 3.10. Bảng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí ............................. 38
Bảng 3. 11. Tình hình nộp ngân sách nhà nƣớc .............................................. 39
Bảng 3. 12. Năng suất lao động bình quân của CBCNV ................................ 40
Bảng 3. 13. Thu nhập bình quân của Nhân viên công ty năm 2016 ............... 40
Bảng 3. 14. Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ................................... 41
Bảng 3. 15. Tình hình phân bổ nguồn vốn ...................................................... 43
Bảng 3. 16 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty .................................. 44

Bảng 3. 17. Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty năm 2016 ........... 45


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Dƣợc phẩm VIMEDIMEX ............. 15
Hình 1.2. Biểu đồ cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của công ty...................... 17
Hình 2. 1 Sơ đồ bảng thiết kế nghiên cứu ....................................................... 19
Hình 3. 1. Biểu đồ doanh số mua hàng của công ty trong năm 2016 ............. 29
Hình 3. 2. Biểu đồ doanh số bán năm 2016 .................................................... 31
Hình 3. 3. Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nguồn bán năm 2016 .................... 32
Hình 3.4. Biểu đồ doanh thu theo nhóm hàng ................................................ 33
Hình 3.5 Biểu đồ chi phí cuối kỳ năm 2016 ................................................... 35
Hình 3.6. Biểu đồ nguồn vốn của công ty....................................................... 42
Hình 3.7. Biểu đồ phân bổ nguồn vốn ............................................................ 43
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2016 .......................... 51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo đƣợc lợi
thế cạnh tranh giữa các công ty càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài
còn khó hơn nhiều. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải độc
lập tự chủ, năng động sáng tạo trong kinh doanh. Do đó việc nắm bắt, thu
thập và xử lý thông tin để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh là rất quan
trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt
động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của doanh
nghiệp qua mỗi thời kỳ. Nhƣ vậy kết quả kinh doanh rất quan trọng để doanh
nghiệp có thể lập kế hoạch cho tƣơng lai và khắc phục những tồn tại thiếu sót.
Trong quá trình hoạt động do những nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ
khách quan tác động mà kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng.

Đánh giá kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy đƣợc các nhân tố ảnh
hƣởng, mức độ và xu hƣớng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất các
biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt đƣợc.
Đƣợc thành lập từ năm 2008, trải qua hơn 9 năm hình thành và phát
triển, Công ty TNHH Dƣợc Phẩm Vimedimex đã có những bƣớc phát triển
không ngừng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, phân phối thực phẩm
trong các cửa hàng chuyên doanh, phân phối hàng dƣợc phẩm, thiết bị y tế
thông qua các kênh trực tiếp, đấu thầu vào các cơ sở y tế.
Hoạt động của công ty trong thời gian qua đạt đƣợc nhiều thành tựu
song khó khăn, thách thức cũng không nhỏ. Vì vậy việc đánh giá hoạt động
kinh doanh là công việc quan trọng giúp đánh giá đƣợc tình hình kinh doanh
của công ty đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn đó,
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy để hoạt động
kinh doanh diễn ra có hiệu quả thì vấn đề quan trọng hàng đầu của công ty là

1


đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của vấn đề tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Dược phẩm Vimedimex năm 2016 ”. Đề tài đƣợc thực hiện với hai mục
tiêu:
1. Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
Dƣợc phẩm Vimedimex trong năm 2016.
2. Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của
công ty trong năm 2016.
Từ việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh và đánh giá về vốn của
công ty đƣa ra một số ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất cho công ty giúp cho
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn trong những năm tới.


2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG DƢỢC PHẨM NƢỚC TA
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.1.1. Tổng quan thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam
Ngành dƣợc đang là một trong những ngành đƣợc quan tâm nhất hiện
nay. Vì vậy xu hƣớng tiêu dùng sản phẩm dƣợc của ngƣời Việt Nam ngày
càng tỏ ra khắt khe hơn trong việc lựa chọn và sử dụng khi tình trạng thuốc đa
dạng và nhiều chủng loại trên thị trƣờng.
Theo Báo cáo cập nhật ngành của công ty chứng khoán Đông Nam Á,
tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành dƣợc Việt Nam giai đoạn 2015-2018
dự kiến đạt gần 16%/ năm, với doanh số thị trƣờng năm 2015 có thể đạt 3,5 5 tỷ USD [15], [16].
Thực tế, trên thị trƣờng, dƣợc phẩm ngoại đang lấn át nội. Cụ thể, nhập
khẩu dƣợc phẩm của cả nƣớc lên tới 2,3 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2014.
Đặc biệt, 2 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu dƣợc phẩm của cả nƣớc đạt 375
triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ. (Số liệu của Tổng cục Hải quan, 2016)
Bộ Y tế cho biết, các doanh nghiệp sản xuất dƣợc phẩm tập trung chủ
yếu ở 2 thành phố lớn là TP.HCM (chiếm 50% số lƣợng doanh nghiệp) và Hà
nội (chiếm 30%) và 20% còn lại là doanh nghiệp tại các tỉnh An Giang, Cần
Thơ, Nam Định, Phú Yên [15], [16].
1.1.2. Hoạt động nhập khẩu dƣợc phẩm
Hoạt động nhập khẩu thuốc tiếp tục tăng trƣởng nhanh trong các năm qua,
theo số liệu Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2016, nhập khẩu dƣợc phẩm
của cả nƣớc lên tới 1,45 tỷ USD, tăng hơn 120 triệu USD so với cùng kỳ năm
2015. Thị trƣờng nhập dƣợc phẩm chủ yếu của Việt Nam là các nƣớc Châu Âu,
nhƣ Pháp, Đức, Italy và 2 thị trƣờng lớn khác là Hoa Kỳ và Ấn Độ [16], [17].


3


Bảng 1. 1. Thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan về thị trường nhập khẩu
Dược Phẩm 8 tháng 2016
Đơn vị tính: USD
Nhậpkhẩu

Nhậpkhẩu

8Tháng/2016

8Tháng/2015

Tổng cộng

1.456.042.501

1.322.516.255

10,10

Pháp

188.826.451

153.065.783

23,36


An Độ

161.895.722

178.696.858

-9,40

Đức

128.683.673

125.533.457

2,51

Hàn Quốc

112.644.750

107.738.517

4,55

Anh

98.510.153

76.287.443


29,13

Italia

84.976.887

74.364.057

14,27

Hoa Kỳ

66.481.349

48.878.243

36,01

Thuỵ Sỹ

64.688.132

63.817.998

1,36

Bỉ

47.899.793


43.226.002

10,81

Thái Lan

44.008.952

35.751.996

23,10

Oxtrâylia

36.845.347

30.328.231

21,49

Tây Ban Nha

33.522.256

22.291.737

50,38

Ailen


32.833.710

27.790.047

18,15

Trung Quốc

32.727.611

37.433.035

-12,57

Ba Lan

27.243.690

16.050.955

69.73

Áo

26.506.145

27.267.401

-2,79


Thuỵ Điển

25. 21.203

18.763.990

36,01

Nhật Bản

17.936.244

13.424.520

33,61

Đan Mạch

17.185.664

13.236.159

29,84

Indonesia

13.301.875

20.453.198


-34,96

Thị trƣờng

4

(%)


Hà Lan

12.781.566

20.358.292

-37,22

Singapo

10.538.091

9.078.684

16,08

Achentina

10.080.909

10.244.375


-1,60

Đài Loan

9.282.295

10.259.442

-9,52

Malaixia

7.958.960

9.306.139

-14,48

Thổ Nhĩ Kỳ

7.913.845

7.006.165

12,96

Canada

5.847.247


5,672.625

3,08

Philippin

4.245.194

4.237.804

0,17

Nga

2.636.959

844.224

212,3

1.1.3. Tình hình sản xuất thuốc trong nƣớc
Trong những năm gần đây ngành dƣợc Việt Nam không ngừng cải
thiện chất lƣợng, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất đƣợc các thuốc điều trị
thông thƣờng, mặc dù vẫn chƣa so sánh đƣợc với thuốc ngoại nhƣng vẫn có
một số nhãn hiệu thuốc nội vẫn có khả năng thay thế thay thế hàng ngoại nhập
mà giá cả lại thấp hơn nhiều.
Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập
khẩu, chƣa tự sản xuất đƣợc nguyên liệu hóa dƣợc và chƣa tự phát minh đƣợc
thuốc. Phần lớn các loại thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là các loại thuốc thông

thƣờng, rất ít thuốc đặc trị, giá thành rẻ, thƣờng đƣợc sử dụng ở bệnh viện tuyến
cơ sở. Do đó nên rất khó để xuất khẩu ra thị trƣờng thuốc đang rất phát triển và
đòi hỏi công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chỉ có một số thuốc viện trợ hoặc thuốc
trị sốt rét đƣợc xuất khẩu sang Lào, Campuchia và các nƣớc Châu Phi.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), công nghiệp dƣợc Việt
Nam đang ở mức phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dƣợc nội địa nhƣng đa
số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể
nói rằng công nghiệp Dƣợc Việt Nam vẫn đang ở mức phát triển trung bìnhthấp. Hiện nay các công ty dƣợc trong nƣớc chỉ mới sản xuất đƣợc 50% giá trị

5


thuốc sử dụng trong nƣớc, còn lại là sản phẩm nƣớc ngoài [14], [17]
1.1.4. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam
Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời tăng qua hàng năm, mức sống ngày
càng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày trở nên quan trọng hơn với ngƣời
dân Việt Nam, xu hƣớng sử dụng những nhãn hiệu dƣợc phẩm có uy tín sẽ
đƣợc ƣu tiên, khi mức sống của ngƣời dân cao thì “chất lƣợng” vẫn là thứ đặt
lên hàng đầu, điều này chứng tỏ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân ngày
càng tăng lên.
Bảng 1. 2. Tiền thuốc bình quân đầu người mỗi năm từ 2012-2016
Đơn vị tính: USD
Năm
Chỉ tiêu
Tiền thuốc bình quân
đầu ngƣời/năm
Tốc độ tăng so với năm
trƣớc (%)

2012


2013

2014

2015

2016

29

33

38

44

50

100

127,2

103,6

113,8

115,1

1.1.5. Tổng quan hoạt động kinh doanh của một số công ty Dƣợc Việt

Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội,
sự đa dạng của thị trƣờng dƣợc phẩm đã làm cho hoạt động kinh doanh ngày
càng phong phú và phức tạp. Để đạt đƣợc kết quả cao nhất trong kinh doanh,
các doanh nghiệp cần phải xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu trong đầu tƣ,
biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân lực, vật lực. Muốn
vậy, các doanh nghiệp cần nắm đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng, mức độ và xu
hƣớng tác động của từng yếu tố đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, việc đánh giá
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết.

6


Từ thực tế đó, các đề tài về phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh đã
đƣợc nhiều học viên, sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dƣợc phẩm Đông Âu từ
năm 2008 đến năm 2012 [4].
Kết quả đề tài phân tích cho thấy
Về doanh số: Doanh số mua và bán của công ty tăng dần theo các năm và đã
vƣợt doanh số công ty đề ra. Đối tƣợng khách hàng của công ty không chỉ thu
hẹp trong tỉnh mà còn vƣơn rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.
Tỷ trọng bán buôn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với bán lẻ, chủ yếu bán
cho các doanh nghiệp kinh doanh dƣợc phẩm và bệnh viện cũng là nơi tiêu
thụ không nhỏ, các mặt hàng của công ty đang có từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
Nên công ty chƣa thực sự chuyên sâu mở rộng hệ thống bán lẻ.
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Luôn giao động trong khoảng 2-5%, đây là
tỷ lệ khá thấp với một doanh nghiệp kinh doanh thuần túy nhƣng lại phù hợp
với chu kỳ phát triển của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về vốn: Số vòng quay và số ngày luân chuyển
vốn lƣu động tƣơng đối ổn định. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tƣơng đối

cao.
Công ty TNHH Dƣợc phẩm Tân Hà Thành cũng có đề tài
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty[5] .
Nhìn chung đề tài đã phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và
hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu kinh tế .
Về doanh thu: Năm 2012 doanh thu có sự tăng trƣởng so với năm 2011, điều
này cho thấy công ty này vẫn phát triển ổn định.
Về chi phí: Tổng chi phí 2012 thấp hơn so với năm 2011 nguyên nhân là do
giảm vốn đầu vào, bằng cách tìm hiểu thị trƣờng và phát triển các sản phẩm
mới độc đáo, giá cả hợp lý.

7


Trong năm 2012 công ty cũng đã giảm thiểu đƣợc chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận ròng của công ty năm2012
tăng gần 25% so với năm 2011, lợi nhuận thu đƣợc phù hợp với thời điểm
công ty mở rộng thị trƣờng, khẳng định vị thế của công ty và ngày càng hoàn
thiện. Tỷ suất lợi nhuận ròng cũng tăng chứng tỏ nó thể hiện sự phát triển ổn
định của công ty trong nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động.
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá
toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất
lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần đƣợc khai thác, trên
cơ sở đó đề ra phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
và kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con ngƣời, là công cụ không thể thiếu

đƣợc của các nhà quản trị kinh doanh trong quá trình phân tích, xử lý thông tin
để đƣa ra các quyết định quản lý hàng ngày của mọi doanh nghiệp.

`

Vậy có thể khái quát “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận
thức cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và ý thức phù hợp với
điều kiện cụ thể và với quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn’’[2], [3].
1.2.2. Nội dung và ý nghĩa phân tích đối với doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết
quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào
các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phƣơng pháp
nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tƣợng kinh tế

8


nhằm làm rõ chất lƣợng của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần đƣợc
khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện
những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để
cải tiến quản lý trong kinh doanh.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau nhƣ thế nào
đi nữa cũng còn những khả năng tiềm tàng chƣa đƣợc phát hiện, chỉ có thông
qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác đƣợc chúng để
mang lại hiệu quả cao hơn. Thông qua phân tích mới thấy rõ nguyên nhân
cùng nguồn gốc các vấn đề phát sinh và từ đó có những giải pháp thích hợp
để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả hơn.

Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết
định kinh doanh. Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản lý doanh
nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế, cũng nhƣ những thế
mạnh của doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở này, những nhà quản lý doanh
nghiệp có thể ra những quyết định đúng đắn để đạt đƣợc những mục tiêu,
chiến lƣợc kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để đề phòng
rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Để hoạt động kinh doanh đạt đƣợc những kết quả mong muốn, doanh
nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Dựa trên các tài
liệu có đƣợc, thông qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện
kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.
Ngoài việc phân tích các điều kiện kinh doanh trong doanh nghiệp nhƣ
tài chính, lao động, vật tƣ,…Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các
điều kiện bên ngoài nhƣ khách hàng, thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh,…trên cơ
sở đó doanh nghiệp dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và các

9


phƣơng pháp phòng ngừa trƣớc khi chúng xảy ra.
Tóm lại với các ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ
cần thiết cho các cấp độ quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp mà còn
cần thiết cho các đối tƣợng bên ngoài là những ngƣời không trực tiếp điều
hành doanh nghiệp, khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp.
1.2.3. Các chỉ tiêu thƣờng dùng trong phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Theo văn bản của Bộ Tài chính - Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà
nƣớc số 1486/TCDN ngày 20/12/1997 về các tài liệu phân tích đánh giá hoạt
động của doanh nghiệp có đƣa ra một số chỉ tiêu sau:

Doanh số mua và bán
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định đƣợc nguồn hàng đồng thời tìm ra đƣợc
dòng “hàng nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao gồm cả doanh số
sản xuất) và thể hiện đƣợc cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những ngƣời làm công
tác kinh doanh. Doanh số mua gồm có tổng doanh số mua của doanh nghiệp, các
nguồn mua, giá vốn trong sản xuất, giá mua sản phẩm.
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng doanh
nghiệp để từ đó đƣa ra một tỷ lệ tối ƣu nhằm khai thác hết thị trƣờng, đảm bảo
lợi nhuận cao.
Doanh số bán bao gồm :
Tổng doanh số bán của doanh nghiệp
Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng
Doanh số bán theo kênh bán hàng
So sánh tỷ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó chủ
yếu là bán theo nguồn nào.

10


Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trƣờng và
cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt đƣợc mức tối đa lợi tức
trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận
diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt
động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và
đƣa ra các quyết định kinh doanh cho tƣơng lai. Các chỉ tiêu thƣờng đƣợc quan
tâm trong phân tích sử dụng phí nhƣ sau:
+ Phí giá vốn hàng bán

+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí tài chánh
Phân tích vốn
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng
sẵn có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh
vượng hay suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn
vị khác, nhằm có biện pháp tăng cường quản lý hợp lý.
Phân tích vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn
của doanh nghiệp nhƣ thế nào. Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho
các loại tài sản có hợp lý không, sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hƣởng đến
quá trình kinh doanh và phục vụ của doanh nghiệp Dƣợc hay không.
+ Kết cấu nguồn vốn
Tổng

nguồn

Nguồn vốn nợ phải trả

- Vốn cố định

vốn của doanh - Nợ ngắn hạn
nghiệp

Nguồn vốn chủ sở hữu
- Vốn lƣu động

- Nợ dài hạn

- Vốn từ các quỹ khác


So sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn
vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn. Từ đó có thể biết đƣợc khả năng tự tài trợ

11


về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó
khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.
+ Tình hình phân bổ vốn: Phân tích nhằm xem xét tính chất hợp lý, của
việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhƣ thế nào, phân bố cho các loại tài
sản có hợp lý hay không? Sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hƣởng đến quá
trình sản suất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp [8] .
Vốn LĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
Vốn lƣu động thƣờng xuyên < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không đủ
đầu tƣ cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tƣ vào tài sản cố định 1
phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lƣu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh
toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân đối [1],[8] .
Vốn lƣu động thƣờng xuyên > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dƣ thừa
sau khi đầu tƣ vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tƣ vào tài sản lƣu động,
đồng thời tài sản lƣu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng
thanh toán của doanh nghiệp tốt [1] ,[8].
Vốn lƣu động thƣờng xuyên = 0 có nghĩa là nguốn vốn dài hạn tài trợ
đủ cho tài sản cố định và tài sản lƣu động đủ cho doanh nghiệp trả các khoản
ngắn hạn, chi phí tài chính nhƣ vậy là lành mạnh [1], [8].
Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ khác
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = HTK và các khoản phải thu - Nợ
ngắn hạn.

Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên > 0 tức là hàng tồn kho (HTK) và
các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của
doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có đƣợc từ
bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguốn vốn dài hạn để tài trợ vào phần
chênh lệch [7],[8].

12


Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên < 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn
bên ngoài đã dƣ thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp,
doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kì kinh doanh
[7] [8].
+ Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu luân chuyển vốn lƣu động
Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định
Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là
mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp Dƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng. Khi
phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Dƣợc, chỉ tiêu này đánh giá mục
đích đầu tƣ của mình có đạt hay không .
Tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh
doanh trong kỳ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nó phản ánh

cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì
hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu
đồng về lợi nhuận sau thuế chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp này càng cao và ngƣợc lại.

13


Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đồng doanh thu trong
kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV
Năng suất lao động bình quân của CBCNV đƣợc thể hiện bằng chỉ tiêu
doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng
suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dƣợc có hiệu quả
hay không và ngƣợc lại.
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dƣợc không phải chỉ
tính đến lợi nhuận thu đƣợc mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống
CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của CBCNV
là lƣơng và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thƣởng quý, năm,
lễ…Thu nhập bình quân của CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của ngƣời lao
động với doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định.
Nộp ngân sách nhà nước
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu quả
đầu tư của Nhà nước với các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại
và hoạt động có hiệu quả.
1.3. GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƢỢC
PHẨM VIMEDIMEX

1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Dƣợc Phẩm Vimedimex đƣợc thành lập vào tháng 11
năm 2008. Trải qua hơn 9 năm hình thành và phát triển, là một trong những
công ty kinh doanh về các sản phẩm y dƣợc hàng đầu Việt Nam, công ty luôn
tâm niệm “Chất lƣợng sản phẩm là nhân cách của doanh nghiệp” vì vậy
những sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp luôn luôn đảm bảo chất
lƣợng tốt nhất.
 Tên công ty viết bằng Tiếng Việt (tên giao dịch):

14


CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM VIMEDIMEX
 Tên công ty viết bằng Tiếng Anh (tên đối ngoại):
VIMEDIMEX PHARMACEUTICAL COMPANY LIMITED
 Tên công ty viết tắt:
CÔNG TY TNHH DƢỢC PHẨM VIMEDIMEX
 Trụ sở chính: 53 Nguyễn Chí Thanh - Phƣờng 9 - Quận 5 - Tp. Hồ Chí
Minh.
 Số đăng ký kinh doanh: 0306406857

Ngày cấp: 17/11/2008.

 Số điện thoại: (08) 3835 2739
 Fax: (08) 3833 9272
 Email:
 Vốn điều lệ: 15.000.000.000 VNĐ.
 Chủ tịch công ty: Nguyễn Quốc Cƣờng
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Công ty TNHH Dƣợc Phẩm VimeDimex đƣợc tổ chức theo cơ cấu trực

tuyến chức năng.

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Dược phẩm VIMEDIMEX

15


Ƣu điểm
Đây là kiểu cơ cấu hỗn hợp vừa trực tuyến vừa chức năng nên rất dễ
kiểm soát các phòng ban. Từng bộ phận chuyên môn sẽ tự điều hành rồi báo
cáo lên phó giám đốc điều hành, phó giám đốc điều hành sẽ chịu mọi trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh hằng ngày tại công ty.
Mỗi bộ phận chức năng chỉ có một lãnh đạo nên tuân thủ theo nguyên
tắc thủ trƣởng: phòng kế toán có kế toán trƣởng chịu trách nhiệm, phòng kinh
doanh có trƣởng phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính.
Có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban.Tạo ra sự
thống nhất với nhau giữa các nhân viên, có tinh thần làm việc cao, tinh thần
đoàn kết.
Nhƣợc điểm
Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức bao quát mới có thể giải quyết
mọi công việc đƣợc tốt.
Các nhà quản trị cần phải có một lập trƣờng vững vàng, tính công bằng
mới giải quyết đƣợc các vấn đề tranh luận giữa các thanh viên. Nếu không có
sự công tâm trong vấn đề quản lý sẽ làm mất lòng tin của nhân viên vào chính
sách của công ty.
Trong các phòng ban của công ty tôi chỉ tập trung vào phòng kế toán để
hiểu rõ hơn quá trình tổng hợp số liệu của công ty, và quy trình làm việc.
1.3.3. Cơ cấu lao động
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 49 nhân viên.
Nguồn nhân lực của công ty đƣợc tình bày trong bảng 1.3.

Bảng 1. 3. Tổng hợp nguồn nhân lực
Trên đại học

Đại học

Cao đẳng,trung cấp

Tổng

Khác

Dƣợc

Khác

Dƣợc

Khác

cộng

3

12

15

15

4


49

16


×