Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nhà thuốc ánh hoàng gia năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC ÁNH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NHÀ THUỐC ÁNH HOÀNG GIA
NĂM 2016

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC ÁNH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NHÀ THUỐC ÁNH HOÀNG GIA
NĂM 2016
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
Mã số: CK60720412

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: từ 05/2017 đến tháng 8/2017

HÀ NỘI 2017



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô bộ môn Quản lý và kinh tế
dƣợc, các Thầy Cô Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, những ngƣời đã giảng dạy nhiệt
tình, tận tâm hƣớng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu, trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Sau
đại học Trƣờng Đại Học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời yêu thƣơng nhất tới gia đình, bạn bè và những
ngƣời thân của tôi trong suốt thời gian qua đã giúp đỡ, khích lệ, động viên tôi thực
hiện luận văn này.
Bắc Giang, ngày 30 tháng 8 năm 2017
Học viên

Nguyễn Ngọc Ánh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
QĐ - TTg

Quyết định trên giấy của thủ tƣớng

GPP

Thực hành nhà thuốc tốt


GPs

Thực hành tốt

GLP

Thực hành thí nghiệm tốt

GSP

Thực hành tồn trữ tốt

FIP

International Pharmaceutical Federation ( Hiệp
hội Dƣợc thế giới)

NĐ – CP
QH
GCN – SYT
LNG
DT

Nghị định chính phủ
Quốc hội
Giấy chứng nhận do sở y tế cấp
Lợi nhuận gộp
Doanh thu



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DƢỢC PHẨM VÀ NHÀ
THUỐC TẠI VIỆT NAM

3

1.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của dƣợc phẩm............................................................ 3
1.1.2 Vai trò của nhà thuốc cộng đồng tại Việt Nam. .................................................4
1.1.3 Nhà thuốc GPP ...................................................................................................5
1.1.4 Kỹ năng bán thuốc ........................................................................................... 14
1.2 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BẮC GIANG VÀ NHÀ THUỐC ÁNH
HOÀNG GIA............................................................................................................18
1.2.1 Tổng quan về thành phố Bắc Giang .................................................................18
1.2.2 Tổng quan về nhà thuốc Ánh Hoàng Gia ......................................................... 20
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21
2.1 Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu......................................................................21
2.2 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................21
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................22
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.3.3 Biến số nghiên cứu ........................................................................................... 23
2.3.4 Phân tích, xử lý và trình bày kết quả nghiên cứu .............................................27
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 29
3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà thuốc Ánh Hoàng Gia tại
Thành phố Bắc Giang từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017........................................29
3.1.1 Doanh thu và lợi nhuận gộp............................................................................29



3.1.2 Số lƣợt khách hàng mua hàng tại nhà thuốc Ánh Hoàng Gia thông qua các
tháng từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017 ...................................................................30
3.1.3 Số lƣợng khách hàng nhà thuốc Ánh Hoàng Gia từ tháng 8 năm 2016 đến
tháng 7 năm 2017 ......................................................................................................32
3.1.4 Cơ cấu chi phí tại nhà thuốc Ánh Hoàng Gia ..................................................33
3.1.5 Kết quả lợi nhuận thuần thông qua các tháng từ tháng 8/2016 đến tháng
7/2017 ........................................................................................................................ 36
3.1.6 Tỷ suất chi phí theo lợi nhuận của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia từ tháng 8/2016
đến tháng 7/2017 .......................................................................................................38
3.1.7 Tỷ suất lợi nhuận theo giá vốn hàng bán ......................................................... 39
3.2 Phân tích cơ cấu thuốc bán ra của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia từ tháng 8/2016
đến 7/2017.................................................................................................................40
3.2.1 Cơ cấu các nhóm thuốc bán ra của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia .......................40
3.2.2 Cơ cấu thuốc kê đơn và không kê đơn ............................................................. 46
3.2.3 Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại..........................................................................47
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 49
4.1 Doanh thu, lợi nhuận và chi phí..........................................................................49
4.1.1 Doanh thu .........................................................................................................49
4.1.2 Lợi nhuận: ........................................................................................................50
4.1.3 Chi phí ..............................................................................................................51
4.2 Cơ cấu danh mục thuốc bán ra của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia..........................52
4.2.1 Các nhóm thuốc có tỷ lệ lợi nhuận tốt ............................................................. 52
4.2.2 Các nhóm thuốc có tỷ lệ lợi nhuận trung bình, thấp ........................................52
4.2.3 Cơ cấu bán ra của thuốc kê đơn và không kê đơn ...........................................53
4.2.4 Cơ cấu bán ra của thuốc ngoại và thuốc nội ....................................................53


KẾT LUẬN ............................................................................................................... 55
ĐỀ XUẤT.................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu
Bảng 1.1: Thống kê cơ sở hành nghề tƣ nhân tỉnh Bắc Giang ................................ 19
Bảng 2.1. Biến số và công thức tính ......................................................................... 23
Bảng 3.1: Doanh số bán hàng của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia từ tháng 8/2016 đến
tháng 7/2017 .............................................................................................................. 29
Bảng 3.2 Số lƣợt khách mua hàng theo tháng .......................................................... 30
Bảng 3.3: Số lƣợng khách hàng nhà thuốc từ tháng 8. 2016 đến tháng 7.2017........ 33
Bảng 3.4: Bảng tính chi phí ...................................................................................... 34
Bảng 3.5 Bảng chi phí có khấu hao của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia ........................ 35
Bảng 3.6: Cơ cấu chi phí của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia ......................................... 35
Bảng 3.7: Kết quả lợi nhuận ròng của nhà thuốc thông qua các tháng ..................... 37
Bảng 3.8: Bảng tỷ suất chi phí của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia ................................ 38
Bảng 3.9: Bảng Tỷ suất lợi nhuận theo giá vốn hàng bán ........................................ 39
Bảng 3.10: Kết quả cơ cấu các nhóm thuốc bán ra của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia từ
tháng 8.2016 đến tháng 7.2017 ................................................................................. 40
Bảng 3.11: Thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia từ tháng
8/2016 đến tháng 7/2017 ........................................................................................... 46
Bảng 3.12: Tỷ suất lợi nhuận gộp của thuốc kê đơn và không kê đơn của nhà thuốc
Ánh Hoàng Gia. ........................................................................................................ 46
Bảng 3.13: Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia .............. 47


Hình vẽ
Hình 1.1: Các nguyên tắc GPP của Việt Nam [9] ....................................................... 6
Hình 1.2: Các yêu cầu GPP[9] .................................................................................... 7
Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề ................................................ 22

Hình 3.1: Biểu đồ số lƣợt khách hàng mua thuốc thông qua các tháng tại nhà thuốc
Ánh Hoàng Gia ......................................................................................................... 31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đời sống kinh tế – xã hội là hình thức biểu hiện cao nhất, tiến bộ nhất của
con ngƣời, khác xa với các hoạt động khác có trong thế giới tự nhiên ở chỗ con
ngƣời nhận thức đƣợc thực tại khách quan và các quy luật tự nhiên. Để phát triển
kinh tế – xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là con ngƣời và mục tiêu của phát
triển kinh tế – xã hội phải hƣớng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con ngƣời.
Muốn vậy, con ngƣời phải có đƣợc một thể lực và trí lực thích hợp nhất, trong đó
thể lực lại là tiền đề cho tạo ra và nâng cao trí lực.
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội; dịch vụ y tế
công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tƣ cho y tế là đầu
tƣ phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi ngƣời dân, mỗi gia đình và cộng đồng. Sử dụng
thuốc hợp lý an toàn hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế. Để đạt đƣợc
mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe trách nhiệm trực tiếp thuộc về 3
nhóm: ngƣời kê đơn, dƣợc sĩ và ngƣời sử dụng thuốc [1].
Trong hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam hiện nay, nhà thuốc tƣ nhân
chính là một trong những yếu tố quan trọng để đƣa thuốc đến tay ngƣời sử dụng
thuốc [2]. Nhà thuốc Ánh Hoàng Gia đƣợc mở nhằm đáp ứng nhu cầu về việc bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Đảm bảo sự phát triển của
nhà thuốc một cách bền vững trong tình hình cạnh tranh, kinh tế thị trƣờng ngày
càng gay gắt thì nhà thuốc phải có những định hƣớng, chiến lƣợc, nắm bắt cơ hội để
đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh nhà thuốc.
Nhằm có một góc nhìn toàn diện về hiệu quả trong đầu tƣ kinh doanh của
nhà thuốc, cũng nhƣ có thể nhìn nhận đƣợc những vấn đề cần khắc phục để hoàn
thiện về chất lƣợng và dịch vụ của nhà thuốc nâng cao uy tín và hiệu quả kinh
doanh thì việc nghiên cứu kết quả kinh doanh và hoạt động cung ứng thuốc tại nhà

thuốc Ánh Hoàng Gia là thật sự cần thiết.
Từ những điều trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Nhà thuốc Ánh Hoàng Gia tại Thành phố Bắc Giang trong các
tháng từ 8.2016 đến tháng 7.2017”.
1


Mục tiêu chính của đề tài bao gồm:
1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia các
tháng từ 8.2016 đến tháng 7.2017
2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã bán của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia
các tháng từ 8.2016 đến tháng 7.2017.
Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của nhà thuốc Ánh Hoàng Gia, đƣa nhà thuốc phát triển theo chỉ tiêu
chất lƣợng và giá trị bền vững.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DƢỢC PHẨM VÀ
NHÀ THUỐC TẠI VIỆT NAM
1.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của dƣợc phẩm
Ngành Dƣợc luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền Kinh tế – Xã hội
của đất nƣớc. Trong bất kỳ thời điểm nào, ngành Dƣợc cũng có một vai trò hết sức
quan trọng. Ngành Dƣợc có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con
ngƣời. Đặc biệt, xã hội ngày càng phát triển, có nhiều ứng dụng khoa học – kỹ
thuật, nhiều phƣơng pháp chữa bệnh mới đƣợc áp dụng nhƣng bên cạnh đó, sự xuất
hiện ngày càng nhiều của các loại bệnh lạ, khó chữa trị cũng xuất hiện ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của ngƣời dân và tình hình kinh tế – xã hội của đất nƣớc

thì vai trò của ngành Dƣợc lại càng đƣợc thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết [3].
Ngành Dƣợc có vai trò quan trọng đối với ngƣời dân. Dƣợc sĩ ở đâu,
trong thời điểm nào cũng đều giữ một vai trò quan trọng. Nghề Dƣợc gắn bó trong
từng miếng ăn, giấc ngủ của ngƣời dân. Đặc biệt, Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới
gió mùa, thời tiết diễn biến thất thƣờng, nhiều loại dịch bệnh phát sinh, gây ảnh
hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân, do vậy trọng trách của những ngƣời Dƣợc sĩ lại
càng quan trọng hơn bao giờ hết. Ngƣời Dƣợc sĩ không chỉ có vai trò trong
việc chuẩn đoán, kê toa, hƣớng dẫn cho ngƣời bệnh mà ngƣời Dƣợc sĩ cũng cần
phải có cái tâm, đạo đức nghề nghiệp. Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề
nghiệp. Đại danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật
chuyên bảo vệ sinh mạng con ngƣời, phải lo cái lo của ngƣời, vui cái vui của ngƣời,
chỉ lấy việc cứu sống mạng ngƣời làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể
công”. Ngƣời Dƣợc sĩ phải luôn luôn cố gắng trao dồi trình độ chuyên môn, kiến
thức; kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn lại, cố gắng phấn đấu để trở thành “Dƣợc sĩ của nhân dân”
[3].
Ngành Dƣợc có vai trò quan trọng đối với Kinh tế – xã hội của đất nƣớc. Dân
khỏe nƣớc khỏe”, nhân dân có “khỏe mạnh” thì đất nƣớc mới phát triển, phồn thịnh.

3


Do đó, ngành Dƣợc có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực cho
đất nƣớc. Chúng ta đều biết rằng, nếu công tác đào tạo Dƣợc sĩ trong các trƣờng học,
trung tâm tốt thì các Dƣợc sĩ sau khi ra trƣờng có kiến thức, kỹ năng chuyên môn
cao sẽ đóng góp tích cực trong việc khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực cho Quốc gia. Ngƣời lao động có chất lƣợng cao sẽ có đủ sức khỏe,
chuyên tâm lao động, sản xuất; phát huy tối đa sự sáng tạo trong công việc; là bệ
phóng để họ khẳng định tài năng, cống hiến cho xã hội. Trong những năm qua, với sự

nỗ lực và quyết tâm của mình, ngành Dƣợc đã và đang dần ổn định thị trƣờng thuốc

trong nƣớc góp phần giảm lạm phát cho xã hội. Việc cung cấp thuốc đúng, đủ, đảm
bảo chất lƣợng, giá cả hợp lý tới tay ngƣời bệnh luôn là mục tiêu đề ra của ngành
và cũng là nhiệm vụ mà Đảng và nhà nƣớc giao cho ngành Dƣợcvà đẩy mạnh cuộc
vận động “Ngƣời Việt dùng thuốc việt” [3].
1.1.2 Vai trò của nhà thuốc cộng đồng tại Việt Nam.
Trƣớc năm 1975, ở miền Nam đã có các nhà thuốc tây hay còn gọi là dƣợc
phòng (gần giống với nhà thuốc tƣ nhân bây giờ nhƣng có thêm chức năng pha
chế). Sau năm 1975, đất nƣớc thống nhất, ngành y tế thuộc về toàn dân và chịu sự
quản lý của nhà nƣớc, các nhà thuốc tây cũng chấm dứt hoạt động [3].
Ở miền Bắc ngay từ sau năm 1954, các nhà thuốc thuộc về tƣ nhân cũng
không còn hoạt động. Do đó hình ảnh ngƣời Dƣợc sĩ nhà thuốc chỉ còn trong ký ức
nhạt nhòa đối với ngƣời cao tuổi thời điểm đó. Mãi đến năm 1990 do nhu cầu sử
dụng thuốc trong điều trị bệnh tật không ngừng tăng cao, Bộ Y tế cho phép thành
lập nhà thuốc tƣ nhân. Và đây chính là cột mốc đánh dấu cột mốc quay lại của vai
trò Dƣợc sĩ nhà thuốc [3].
Hiện nay trên thế giới đang ngày càng đánh giá cao vai trò của ngƣời dƣợc sĩ
trong truyền thông phòng ngừa bệnh tật. Dƣợc sĩ nhà thuốc đóng vai trò là một nhân
viên y tế cộng đồng, tác động đến ngƣời dân giúp họ nâng cao nhận thức về phòng
ngừa bệnh tật [4].
Ở Việt Nam, cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển, các nhà thuốc thƣờng là
nơi lựa chọn đầu tiên của ngƣời dân để tìm kiếm dịch vụ y tế cho những vấn đề sức
4


khỏe thông thƣờng. Các nhà thuốc này đóng một vai trò quan trọng trong việc cung
ứng các loại thuốc cũng nhƣ đƣa ra lời khuyên và tƣ vấn về vấn đề sức khỏe. Theo
đặc trƣng của ngƣời bệnh tại Việt Nam nói chung và một số địa phƣơng nói riêng,
thông thƣờng khi mắc các bệnh thông thƣờng ngƣời bệnh hầu hết sẽ không tìm đến
bác sĩ mà nơi đầu tiên họ tìm đến chính là nhà thuốc. Tìm hiểu vai trò của nhân viên
nhà thuốc và các dịch vụ nhà thuốc cho thấy đôi khi các nhân viên nhà thuốc đóng

vai trò kép nhƣ cả bác sĩ và dƣợc sĩ trong thực hành hằng ngày của họ ở nhà thuốc.
Điều này có nghĩa là họ vừa có thể kê đơn thuốc cho khách hành nhƣ một bác sĩ vừa
cung ứng thuốc các loại thuốc nhƣ một dƣợc sĩ [5].
Dƣợc sĩ nhà thuốc ngoài kiến thức chuyên môn về dƣợc học, bệnh học…
đƣợc đào tạo trong nhà trƣờng còn phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng,
tƣ vấn khách hàng về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe [5].
Nhà thuốc chính là một “không gian mở” nơi ngƣời dân không những đến để
mua thuốc mà còn đƣợc tƣ vấn những thắc mắc về thuốc men bệnh tật. Dƣợc sĩ nhà
thuốc trong lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ tƣ vấn việc sử dụng thuốc sao cho an
toàn, hiệu quả và hợp lý, hƣớng dẫn phòng ngừa và điều trị những bệnh lý thông
thƣờng trong cộng đồng. Ngoài ra, Dƣợc sĩ nhà thuốc còn cân nhắc giữa lợi ích kinh
tế và hiệu quả điều trị để tƣ vấn khách hàng lựa chọn những loại thuốc có thành
phần và tác dụng tƣơng đƣơng nhƣng lại phù hợp túi tiền của ngƣời dân [3], [5].
Hiện nay trên thế giới ngày càng đánh giá cao vai trò của nhà thuốc tƣ nhân
cũng nhƣ Dƣợc sĩ nhà thuốc. Ngoài những vai trò về việc cung ứng thuốc cho ngƣời
bệnh, nhà thuốc tƣ nhân cũng đóng góp một vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền,
hƣớng dẫn cách phòng tránh đối với các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nhằm tránh
lây lan trong cộng đồng; đặc biệt là đối tƣợng có nguy cơ cao mắc những bệnh xã
hội nhƣ gái mại dâm, ngƣời tiêm chích ma túy và sử dụng các chất gây nghiện khác
[5].
1.1.3 Nhà thuốc GPP
Các cơ sở bán lẻ thuốc cần thực hiện theo lộ trình nguyên tắc thực hành tốt
nhà thuốc (GPP); đảm bảo tƣ vấn, hƣớng dẫn nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả là mục tiêu cơ bản của chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam.
5


Mọi nguồn gốc sản xuất trong nƣớc hoặc nhập khẩu, đến đƣợc với tay ngƣời tiêu
dùng hầu hết điều trực tiếp thông qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ (quầy thuốc,
nhà thuốc hoặc đại lý thuốc) [6].

Khái niệm “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt là
GPP) là văn bản đƣa ra các nguyên tắc của dƣợc sĩ và nhân sự dƣợc trên cơ sở tự
nguyện tuân thủ các tiêu chí đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu
pháp lý tối thiểu [7].
GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong
quá trình đảm bảo chất lƣợng thuốc từ khâu sản xuất (GMP) , kiểm tra chất lƣợng
(GLP), tồn trữ bảo quản (GSP), lƣu thông phân phối (GDP) và phân phối thuốc đến
tay ngƣời tiêu dùng (GPP) với mục tiêu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả điều trị và an
toàn cho ngƣời bệnh [8].
Các nguyên tắc GPP

Đặt lợi ích của

Cung cấp thuốc

Tham gia vào

ngƣời bệnh và

đảm

hoạt

sức khỏe của

tự

việc kê đơn phù

lƣợng kèm theo


điều trị, bao gồm

hợp, kinh tế và

cộng đồng lên

thông tin về thuốc

cung cấp thuốc

việc

trên hết

tƣ vấn thích hợp

và tƣ vấn thuốc,

thuốc an toàn và

cho ngƣời sử dụng

tự điều trị triệu

hợp lý

và theo dõi việc sử

chứng của các


bảo

chất

động

Góp phần mạnh

bệnh đơn giản
dụng thuốc của
Hình 1.1: Các nguyên tắc GPP của Việt Nam [9]
họ

6

sử

dụng


Nhân sự

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Hoạt động chuyên môn

Hình 1.2: Các yêu cầu GPP[9]
1.1.3.1 Các tiêu chuẩn
Nhân sự [9]

1. Ngƣời phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng chỉ
hành nghề dƣợc theo quy định hiện hành.
2. Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lƣợng, bằng cấp, kinh
nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
3. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản
lý chất lƣợng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có bằng cấp chuyên môn dƣợc và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù
hợp với công việc đƣợc giao;
b) Có đủ sức khoẻ, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm;
c) Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên
quan đến chuyên môn y, dƣợc.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị [9].
1. Xây dựng và thiết kế
a) Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn,
cách xa nguồn ô nhiễm;
b) Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tƣờng và nền nhà phải dễ làm vệ
sinh, đủ ánh sáng nhƣng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
2. Diện tích
a) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhƣng tối thiểu là 10m2, phải có
khu vực để trƣng bày, bảo quản thuốc và khu vực để ngƣời mua thuốc tiếp xúc và
trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với Ngƣời bán lẻ;
7


b) Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác nhƣ:
- Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn;
- Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán
lẻ trực tiếp cho ngƣời bệnh;
- Nơi rửa tay cho ngƣời bán lẻ và ngƣời mua thuốc;
- Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);

- Phòng hoặc khu vực tƣ vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho ngƣời mua
thuốc trong thời gian chờ đợi.
c) Trƣờng hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y
tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hƣởng
đến thuốc;
d) Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn bao
bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc:
- Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc có trần chống bụi, nền và tƣờng nhà bằng vật liệu dễ vệ sinh lau
rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng;
- Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế;
- Bố trí chỗ ngồi cho ngƣời mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế.
3. Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
a) Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh đƣợc các ảnh hƣởng bất lợi của ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán,
bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có hệ
thống chiếu sáng, quạt thông gió.
b) Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn
thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dƣới 30 OC, độ ẩm
không vƣợt quá 75%.
c) Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc,
bao gồm:
8


- Trƣờng hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng, có nút kín để
trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp đƣợc với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao gói nguyên

của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã đƣợc xử lý theo đúng quy
trình xử lý bao bì;
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc
khác để làm túi đựng thuốc;
- Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần cần đƣợc đóng
trong bao bì dễ phân biệt;
- Thuốc pha chế theo đơn cần đƣợc đựng trong bao bì dƣợc dụng để không
ảnh hƣởng đến chất lƣợng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc
- nhƣ đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
d) Ghi nhãn thuốc:
- Đối với trƣờng hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc
thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lƣợng thuốc; trƣờng hợp
không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
- Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải
ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế
thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
đ) Nhà thuốc có pha chế thuốc theo đơn phải có hoá chất, các dụng cụ phục
vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha chế phải
dễ vệ sinh, lau rửa.
4. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
a) Có các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dƣợc hiện hành để
các Ngƣời bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
b) Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm:
- Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi số lô,
hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan. Khuyến khích các cơ sở bán lẻ
có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt động và lƣu trữ các dữ liệu;

9



- Hồ sơ hoặc sổ sách lƣu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh nhân
có đơn thuốc hoặc các trƣờng hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để có thể tra cứu kịp
thời khi cần;
- Sổ sách, hồ sơ và thƣờng xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc,
bảo quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất theo
quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế quản lý thuốc hƣớng
tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trƣờng hợp có tổ chức pha chế theo đơn;
- Hồ sơ, sổ sách lƣu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
c) Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dƣới dạng văn
bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải
có các quy trình sau:
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lƣợng;
- Quy trình bán thuốc theo đơn;
- Quy trình bán thuốc không kê đơn;
- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lƣợng;
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trƣờng hợp có tổ chức pha chế theo
đơn;
- Các quy trình khác có liên quan.
1.1.3.2 Các hoạt động chủ yêú của cơ sở bán lẻ thuốc.
1. Mua thuốc [9].
a) Nguồn thuốc đƣợc mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.
b) Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất
lƣợng thuốc trong quá trình kinh doanh;
c) Chỉ mua các thuốc đƣợc phép lƣu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc
chƣa có số đăng ký đƣợc phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn
nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy
chế hiện hành. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về;
d) Khi nhập thuốc, ngƣời bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin
trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lƣợng (bằng cảm quan, nhất là

10


với các thuốc dễ có biến đổi chất lƣợng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo
quản;
đ) Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho
tuyến C trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phƣơng quy định.
2. Bán thuốc [9].
a) Các bƣớc cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
- Ngƣời bán lẻ hỏi ngƣời mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc
mà ngƣời mua yêu cầu;
- Ngƣời bán lẻ tƣ vấn cho ngƣời mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc,
hƣớng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trƣờng hợp không có đơn thuốc kèm
theo, Ngƣời bán lẻ phải hƣớng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc
đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
- Ngƣời bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra
về nhãn thuốc, cảm quan về chất lƣợng, số lƣợng, chủng loại thuốc.
b) Các quy định về tƣ vấn cho ngƣời mua, bao gồm:
- Ngƣời mua thuốc cần nhận đƣợc sự tƣ vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả
điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng;
- Ngƣời bán lẻ phải xác định rõ trƣờng hợp nào cần có tƣ vấn của ngƣời có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tƣ vấn cho ngƣời mua thông tin về
thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn;
- Đối với ngƣời bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể
dùng thuốc, Ngƣời bán lẻ cần tƣ vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa
thích hợp hoặc bác sĩ điều trị;
- Đối với những ngƣời mua thuốc chƣa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên
bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng
bệnh;
- Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì Ngƣời bán lẻ cần

tƣ vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức
thấp nhất khả năng chi phí;

11


- Không đƣợc tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích ngƣời mua coi
thuốc là hàng hoá thông thƣờng và khuyến khích ngƣời mua mua thuốc nhiều hơn
cần thiết.
c) Bán thuốc theo đơn:
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp ngƣời bán lẻ có
trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của
Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
- Ngƣời bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trƣờng hợp phát hiện đơn
thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lƣợng, số lƣợng, hoặc có sai phạm
về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời bệnh, Ngƣời bán lẻ
phải thông báo lại cho ngƣời kê đơn biết.
- Ngƣời bán lẻ giải thích rõ cho ngƣời mua và có quyền từ chối bán thuốc
theo đơn trong các trƣờng hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc
nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh.
- Ngƣời bán lẻ là dƣợc sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc
khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lƣợng khi có sự đồng ý của ngƣời
mua.
- Ngƣời bán lẻ hƣớng dẫn ngƣời mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở ngƣời
mua thực hiện đúng đơn thuốc.
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lƣu đơn
thuốc bản chính.
3. Bảo quản thuốc [9].
a) Thuốc phải đƣợc bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc;

b) Thuốc nên đƣợc sắp xếp theo nhóm tác dụng dƣợc lý;
c) Các thuốc kê đơn nếu đƣợc bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi
rõ "Thuốc kê đơn" hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo
đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
4. Yêu cầu đối với ngƣời bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp [10]
a) Đối với ngƣời làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:
12


- Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với ngƣời mua thuốc, bệnh nhân;
- Hƣớng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách
dùng thuốc cho ngƣời mua hoặc bệnh nhân và có các tƣ vấn cần thiết nhằm đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
- Giữ bí mật các thông tin của ngƣời bệnh trong quá trình hành nghề nhƣ
bệnh tật, các thông tin ngƣời bệnh yêu cầu;
- Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức
danh;
- Thực hiện đúng các quy chế dƣợc, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề
dƣợc;
- Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế;
b) Đối với ngƣời quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc:
- Phải thƣờng xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm
trƣớc pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; trong trƣờng hợp vắng mặt phải uỷ
quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tƣơng đƣơng trở lên điều hành theo
quy định;
- Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tƣ vấn cho ngƣời mua.
- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trƣờng hợp cần thiết để giải quyết các
tình huống xảy ra
- Kiểm soát chất lƣợng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
- Thƣờng xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp

luật về hành nghề dƣợc và không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung ứng
thuốc.
- Đào tạo, hƣớng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng nhƣ
đạo đức hành nghề dƣợc.
- Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cƣ, phối
hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng
đồng và các hoạt động khác.
- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn
của thuốc.
13


c) Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại hoặc
thu hồi:
- Phải có hệ thống lƣu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc
không đƣợc phép lƣu hành, thuốc phải thu hồi;
- Có thông báo thu hồi cho khách hàng. Kiểm tra và trực tiếp thu hồi, biệt trữ
các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý;
- Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho ngƣời mua về
khiếu nại hoặc thu hồi thuốc;
- Nếu huỷ thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lƣợng thuốc;
- Có báo cáo các cấp theo quy định.
1.1.4 Kỹ năng bán thuốc
Trong thực hành nhà thuốc, giao tiếp không những thể hiện văn hóa, đạo đức
y tế mà còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tiếp cận với ngƣời bệnh đến mua
thuốc. Giao tiếp tốt giúp cho việc bán thuốc đạt mục tiêu sử dụng thuốc “An toàn,
hợp lý, có hiệu quả và kinh tế nhất” đồng thời giúp cho nhà thuốc có thể thu hút
đƣợc nhiều khách hàng nâng cao uy tín cũng nhƣ doanh thu của nhà thuốc. Đối với
dƣợc sĩ là nhân viên bán thuốc, những kỹ năng quan sát, giao tiếp và lắng nghe bệnh
nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập những thông tin cần thiết nhằm

bán đúng thuốc và tƣ vấn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách nâng cao hiệu quả
điều trị, nâng cao uy tín cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ của nhà thuốc nhằm tăng
doanh thu lợi nhuận đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt của nhà thuốc [11].
Theo tiêu chuẩn của một nhà thuốc thực hành tốt, một ngƣời bán thuốc cho
khách hàng cần phải thực hiện đầy đủ các bƣớc Q-A-T trong đó:
Q = Question: Những câu hỏi mà ngƣời bán thuốc đã hỏi khách hàng.
A = Advices: Những lời khuyên mà ngƣời bán thuốc đƣa ra cho khách hàng
T = Treatment: Thuốc mà ngƣời bán trƣớc đã bán cho khách hàng.
Ngƣời bán thuốc kiến thức càng sâu thì QAT càng phong phú, chất lƣợng
phục vụ càng tốt, uy tín với khách hàng càng cao.
Theo hƣớng dẫn của một nghiên cứu ở Ghana, quá trình tƣ vấn cho khách
hàng gồm 6 bƣớc, viết tắt là GATHER
14


G =Greeting: Cách đón tiếp khách hàng.
A = Asking: Hỏi khách hàng.
T = Telling: Nói về các tách dụng phụ thuốc có thể gây ra.
H = Help: Giúp đỡ khách hàng lựa chọn thuốc phù hợp.
E = Explaining: Hƣớng dẫn cách sự dụng thuốc.
R = Return: Kế hoạch cho những lần gặp sau.
Thuốc là hàng hóa đặc biệt đóng vai quan trọng đối với sức khỏe và tính
mạng của ngƣời dùng. Vì vậy, ngƣời bán thuốc phải thƣờng xuyên thận trọng và đặt
sức khỏe, tính mạng của ngƣời bệnh ƣu tiên hàng đầu [10].
Dƣợc sĩ và nhân viên bán thuốc nên chú ý lắng nghe khách hàng quan tâm
chia sẻ và tận tình tƣ vấn về sức khỏe và sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh. Điều này sẽ
làm cho ngƣời bệnh an tâm rằng việc điều trị sẽ có hiệu quả [3].
Cùng với thái độ đó, ngƣời bán hàng cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau [12]:
1. Truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm hiện có, không nên tiếc

công, tiếc thời gian để giới thiệu sản phẩm.
2. Tƣ vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của khách hàng, đặc biệt
khách hàng là bệnh rất cần sự tƣ vấn về những vấn đề liên quan đến sức khỏe và
thuốc.
3. Thực hiện bán thuốc.
4. Thực hiện tốt đầy đủ các quy trình này, ngƣời bán thuốc sẽ cho bệnh nhân
cảm thấy sự chuyên nghiệp của mình, góp phần tạo ra sự tin tƣởng nâng cao uy tín
của nhà thuốc có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm mở mới và giữ chân khách
hàng, đây cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ
của nhà thuốc nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận bền vững cho nhà thuốc.
1.1.5 Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà thuốc
Kinh doanh nhà thuốc là hình thức hộ kinh doanh cá thể. Vậy “hộ kinh doanh
cá thể” là gì? Theo điều 49 nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy
định Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm
ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,
15


sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh [15].
Thuốc là chế phẩm có chứa dƣợc chất hoặc dƣợc liệu dùng cho ngƣời nhằm
mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh,
điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể ngƣời bao gồm thuốc hóa dƣợc, thuốc dƣợc
liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [10]. Thuốc là một loại hàng hóa đặc
biệt, do đó kinh doanh nhà thuốc ngoài theo quy định về hộ kinh doanh cá thể
chung thì còn phải có đủ điều kiện hành nghề nhƣ: có chứng chỉ hành nghề dƣợc
của chủ cơ sở, đƣợc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và giấy
chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc do sở y tế cấp theo danh mục ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện (Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14) [16].
“Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động

kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và quy luật
kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn” [17].
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh
giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu đề ra. Thông qua phân
tích chủ hộ kinh doanh mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề
phát sinh, từ đó mới có các giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý [18].
Hiệu quả là tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của nhà thuốc. Để đánh
giá hoạt động kinh doanh có đạt hiệu quả hay không ta cần phân tích doanh thu của
cơ sở cũng nhƣ việc sử dụng chi phí của cơ sở đó có hợp lý hay không. Từ kết quả
đó để có những phƣơng hƣớng hành động cụ thể cho từng giai đoạn nhằm đạt đƣợc
mục đích kinh doanh của mình [19].
Để làm tốt đƣợc việc nâng cao hiệu quả của kinh doanh thì nhà thuốc phải
đảm bảo các yêu cầu nhƣ: vị trí địa lý thuận lợi là nơi thông thƣơng tập trung dân cƣ
cũng nhƣ là nơi tập trung nhiều nhu cầu dùng thuốc nhất nhƣ gần các bệnh viện,
phòng khám.... Nhà thuốc phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ nhƣ về
mặt nhân sự ngoài việc đủ điều kiện bán và tƣ vấn thuốc thì ngƣời dƣợc sĩ bán
thuốc phải có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để đáp ứng đƣợc nhu cầu khách
16


×