Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tổng Quan Một Số Nghiên Cứu Về Tình Hình Dược Liệu Ở Việt Nam Và Phân Biệt Dược Liệu Thật Giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
--------------------------------------------------

TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH
HÌNH DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM VÀ PHÂN
BIỆT DƯỢC LIỆU THẬT GIẢ

TIỂU LUẬN MÔN DƯỢC LIỆU

HÀ NỘI – NĂM 2017


MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN...............................................................................1
1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, Bộ Y tế...........................1
1.2. Thị trường toàn cầu về thuốc có nguồn gốc thực vật.............................2
1.3. Tình hình sử dụng dược liệu ở Việt Nam...............................................3
1.4. Nguồn gốc dược liệu..............................................................................4
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU.........................6
2.1. Nguồn gốc và chất lượng dược liệu.......................................................6
2.2. Đánh giá chất lượng dược liệu...............................................................7
2.3. Chất lượng dược liệu tại Việt Nam........................................................8
2.3.1. Tính đúng của dược liệu – sự giống nhau về hình thái...................8
2.3.2. Định tính sắc kí lớp mỏng – Xác định chất lượng dược liệu........10
2.3.3. Hàm lượng hoạt chất thấp............................................................13
2.3.4. Kim loại nặng, chất tạo màu, trong dược liệu..............................14
2.3.5. Chất tân dược, hoá chất bảo vệ thực vật trong thuốc YHCT........15


2.3.6. Dược liệu xông lưu huỳnh.............................................................17
Chương 3. PHÂN BIỆT DƯỢC LIỆU........................................................18
3.1. Dược liệu nhầm lẫn có thể gây độc......................................................18
3.2. Một số dược liệu nhầm lẫn có thể có tác dụng khác nhau...................19


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT

:

Bộ Y tế

DĐVN

:

Dược điển Việt Nam

HCBVTV

:

Hoá chất bảo vệ thực vật

SKLM

:

Sắc kí lớp mỏng


YHCT

:

YHCT


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hội nghị tăng cường kiểm soát nguồn gốc - chất lượng dược liệu...1
Hình 1.2. Doanh thu thị trường toàn cầu về thuốc có nguồn gốc thực vật........3
Hình 2.1. Dược liệu mục nát, mối mọt, mốc.....................................................6
Hình 2.2. Dược liệu phơi lòng đường...............................................................7
Hình 2.3. Dược liệu nấm mốc...........................................................................7
Hình 2.4. Tiêu chuẩn hoá dược liệu..................................................................8
Hình 2.5. Các loài có hình thái gần giống sâm Việt Nam.................................9
Hình 2.6. Sâm Việt Nam và các loài có hình dáng gần giống sâm VN...........10
Hình 2.7. Định tính SKLM sâm Việt Nam và tam thất hoang........................11
Hình 2.8. Định tính SKLM phân biệt các loài sâm ở thị trường Việt Nam.....11
Hình 2.9. Sâm Ngọc linh – Sâm vũ điệp – Tâm thất hoang............................12
Hình 2.10. Định tính SKLM kiểm nghiệm Sài hồ bắc....................................12
Hình 2.11. Định tính SKLM kiểm nghiệm Sài hồ nam...................................13
Hình 2.12. Định tính SKLM kiểm nghiệm Thổ phụ linh................................13
Hình 2.13. Hàm lượng Curcuminnoid trong các mẫu nghệ............................14
Hình 2.14. Một số dược liệu có chứa kim loại nặng.......................................15
Hình 2.15. SKLM định tính Rhodamin trong Chi tử......................................15
Hình 2.16. Bao bì các thuốc trừ sâu Abatimec, Saromite và Aweijunsu tại
ruộng Cúc hoa xã Bình Minh, huyệt Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (2008)......16
Hình 2.16. Một số dược liệu, thực phẩm hay xông lưu huỳnh........................17
Hình 3.1. Sắc kí đồ của 8 mẫu Mộc thông nghiên cứu đều thiếu vết so với sắc

kí đồ của mẫu chuẩn mộc thông bắc. Có vết chuẩn của Mộc thông nam.......19


1

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, Bộ Y tế
Trung tuần tháng 9 năm 2016, tại Khách sạn La Thành - Hà Nội, Bộ Y
tế (BYT) đã tổ chức Hội nghị “Tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất
lượng dược liệu”, nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn gốc, chất lượng
dược liệu, tiến tới hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phân phối, sử dụng dược
liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng; đồng thời tăng
cường phối kết hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành và UBND tỉnh, thành phố trong
công tác quản lý nguồn gốc dược liệu nuôi trồng trong nước và nhập khẩu [1].

Hình 1.1. Hội nghị tăng cường kiểm soát nguồn gốc - chất lượng dược liệu [1]
Tại hội nghị, PGS.TS. Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y,
Dược cổ truyền, BYT đã báo cáo thực trạng quản lý chất lượng dược liệu hiện
nay và các giải pháp đã được BYT, Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các địa
phương triển khai thực hiện, trong báo cáo, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã


2

đưa ra những con số báo động, hàng năm, ngành dược Việt Nam sử dụng
khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% nhập khẩu
(chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Như vậy, hiện nay mới chỉ có khoảng 1.400
tấn dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng là rất ít so với nhu cầu sử dụng
dược liệu hiện nay. Qua đây có thể thấy tình hình dược liệu vận chuyển lậu

đang diễn biến phức tạp. Ngoài số liệu dược liệu không rõ nguồn gốc thì hiện
người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ sử dụng các loại
dược liệu kém chất lượng, giả. Việc thông quan dược liệu qua cửa khẩu còn
rất nhiều hạn chế. Tại các cửa khẩu, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra được số
lượng, trọng lượng bao hàng, không kiểm tra được chất lượng các dược liệu.
Hiện nay, việc nuôi trồng dược liệu trong nước còn manh mún và thiếu đồng
bộ, công tác quy hoạch còn yếu. Việc khai thác dược liệu tự nhiên còn nhiều
bất cập dẫn đến lãng phí nguồn dược liệu trong nước và cạn kiện dần nguồn
tài nguyên dược liệu.
Theo báo cáo của ông Trần Hùng - Phó Chánh Văn phòng Thường trực
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia : số dược liệu nhập khẩu "chui" ước tính vào Việt
Nam mỗi năm là hơn 40.000 tấn, cần xem số lượng này là hàng giả và xử lý
nghiêm. Ông Hùng cũng phân tích, số dược liệu nhập lậu vào Việt Nam rất có
thể đi vào các cửa hàng thuốc Nam, thuốc Bắc hoặc "đi thẳng" vào các bệnh
viện . Do đó, muốn kiểm soát vấn đề nhập lậu dược liệu cần sự phối hợp của
nhiều cơ quan, phân rõ trách nhiệm cho hải quan, biên phòng, công an, quản
lý thị trường. Đặc biệt, gắn trách nhiệm cụ thể cho Giám đốc bệnh viện nếu
cố tình nhập dược liệu không đảm bảo chất lượng. Hiện dược liệu dùng cho
sản xuất thuốc tại Việt Nam vẫn còn nhiều loại chưa đảm bảo chất lượng. Hơn
80% trong số 60.000 tấn dược liệu sử dụng mỗi năm tại Việt Nam là nhập
khẩu, đa số lại nhập theo con đường tiểu ngạch. Khi đó, các dược liệu lại


3

được nhập như nông sản hoặc đăng ký sản xuất mỹ phẩm nên khó đạt tiêu
chuẩn để làm thuốc [1].
1.2. Thị trường toàn cầu về thuốc có nguồn gốc thực vật
Thị trường toàn cầu về thuốc có nguồn gốc thực vật đã tăng từ 19,5 tỉ
USD năm 2008 lên 32,9 tỉ USD vào năm 2013, tốc độ tăng trưởng hằng năm

là 11%.
Doanh thu các loại thuốc có nguồn gốc thực vật đạt được 127.000 USD
trong năm 2008 và đạt mức 2.4 tỉ USD vào năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình
quân là 651,7%.
Doanh thu các thuốc dẫn xuất từ thực vật khác đạt con số 19,5 tỉ USD
trong năm 2008 và khoảng 30,5 tỉ USD năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình
quân khoảng 9,4% [2].

Hình 1.2. Doanh thu thị trường toàn cầu về thuốc có nguồn gốc thực vật [2]
1.3. Tình hình sử dụng dược liệu ở Việt Nam
Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt
Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền (YHCT) hiện
có 63 bệnh viện YHCT công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận


4

YHCT; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT
và gần 7.000 cơ sở hành nghề YHCT tư nhân sử dụng dược liệu trong khám
chữa bệnh. Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn (khoảng 10%/năm);
trong đó, khối bệnh viện YHCT công lập sử dụng khoảng 300 loại dược liệu
khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi năm.
Ngoài ra, tính đến tháng 12/2016, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản
xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô
công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại
dược liệu được dùng phổ biến.
Cả nước hiện có 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu
sử dụng dược liệu ước tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu
xuất khẩu theo thống kê đạt gần 5.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD
mỗi năm.

Bên cạnh đó, trên thế giới đang có xu hướng định hình lại phương pháp
nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học
trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn
(khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới). Các nhà khoa học
dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên
nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn
và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học [3].
Như vậy, ở Việt Nam, dược liệu được sử dụng chủ yếu cho 4 mục đích:
- Y học dân gian: cộng đồng các dân tộc…
- YHCT: bệnh viện, hiệu thuốc, công ty kinh doanh…
- Công nghiệp dược: chiết xuất, sản xuất, kinh doanh…
- Mục đích khác: thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…
1.4. Nguồn gốc dược liệu


5

Theo tài liệu của Tỏ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong số
khoảng 2500.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng
20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn
Độ được biết có trên 6.000 loài; Trung Quốc trên 5.000 loài; riêng về thực vật
có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc [4].
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm; Việt Nam có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài được
dùng làm thuốc; ngoài ra, cộng đồng các dân tộc Việt Nam vốn cũng có nhiều
kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loại cây cỏ để làm thuốc. Nước
ta có một số cây dược liệu đặc trưng và có giá trị kinh tế như: quế, hồi, hòe,
gấc, a-ti-sô... Một số dược liệu được các doanh nghiệp trồng trong nước đã
thay thế dược liệu nhập khẩu như: ngưu tất, đương quy, trạch tả, hoài sơn,
sinh địa. Một số loài khác đang được đầu tư phát triển như: hà thủ ô, đẳng

sâm, thông đỏ, giảo cổ lam, tục đoạn, xuyên tâm liên, sâm Ngọc Linh...
Tuy có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng nhưng dược
liệu trồng trong nước hiện nay mới cung cấp được 25% nhu cầu, 75% số dược
liệu còn lại là nhập khẩu [5].


6

Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM
2.1. Nguồn gốc và chất lượng dược liệu
Dược liệu có nguồn gốc tự nhiên: trên thực tế, nhu cầu sử dụng các
thuốc, thực phẩm chức năng được bào chế từ các cây dược liệu có nguồn gốc
tự nhiên ngày càng tăng, nên nhu cầu sử dụng cây dược liệu rất lớn. Tuy
nhiên dược liệu có nguồn gốc tự nhiên có chất lượng không ổn định, phụ
thuộc vào nơi thu hái, thời tiết, môi trường…
Dược liệu trồng trọt sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Phương pháp bảo quản sau thu hoạch sử dụng nhiều hoá chất bảo quản; có
nhiều chất phụ màu, chất làm tăng khối lượng…
Dược liệu nhập khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài, rất khó quản
lý chất lượng. Trong đó có nhiều dược liệu chất lượng thấp, sử dụng nhiều
hoá chất bảo quản, có nhiều chất phụ màu, chất làm tăng khối lượng…

Hình 2.1. Dược liệu mục nát, mối mọt, mốc


7

Hình 2.2. Dược liệu phơi lòng đường
Trong quá trình bảo quản, vận chuyển… dược liệu có thể phát sinh nấm

mốc, vi khuẩn gây nguy hiểm:
- Ký sinh trùng, vi khuẩn, virut, vi nấm có thể gây ngộ độc: nôn mửa,
tiêu chảy, sốt, đau bụng, chóng mặt, rối loạn thần kinh…
- Gây ung thư: Aflatoxin từ Aspergillus parasiticus và Aspergillus
flavus
- Các chất độc khác từ vi nấm: Axit fusaric, Altertoxins, Citrinin,
Citreoviridin, Nivalenol, Phomopsins…

Hình 2.3. Dược liệu nấm mốc
2.2. Đánh giá chất lượng dược liệu
Dược liệu, thuốc đông y có nhiều nguồn gốc khác nhau; chưa có mẫu
mã đăng ký rõ ràng; không có hàm lượng cụ thể; chất lương không đồng đều;
khó kiểm nghiệm chất lượng… Do đó rất khó để kiểm soát chất lượng dược
liệu, thuốc đông y.


8

Để đánh giá chất lượng dược liệu, thế giới và Việt Nam đã có những
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, trong đó yếu tố quan trọng nhất để đánh giá
chất lượng dược liệu là tính đúng, tính ổn định và đảm bảo hàm lượng hoạt
chất chính trong dược liệu.
Ở Việt Nam, hội đồng dược điển Việt Nam (DĐVN) đã được thành lập
từ năm 1963, để xây dựng và tiêu chuẩn hoá thuốc. Trong hơn 50 năm qua,
hội đồng DĐVN đã có 314 chuyên luận dược liệu và thuốc từ dược liệu,
trong đó có 291 chuyên luận dược liệu, 23 chuyên luận chế phẩm đông dược.
Tuy nhiên hầu hết các chuyên luận mới chỉ dừng lại ở mức tìm định lượng
hoạt chất chính, giới hạn thuốc bảo vệ thực vật… [6]
Ở nước ngoài, dược điển các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc… đều đưa ra tiêu chuẩn chung đánh giá chất lượng và độ an toàn của

dược liệu được lưu hành trên thị trường, trong sản xuất với các chỉ tiêu cụ thể.
Tuy nhiên số lượng chuyên luận dược liệu còn nhiều hạn chế [2].

Hình 2.4. Tiêu chuẩn hoá dược liệu
2.3. Chất lượng dược liệu tại Việt Nam
2.3.1. Tính đúng của dược liệu – sự giống nhau về hình thái bên ngoài


9

Để tiến hành nghiên cứu tiêu chuẩn hóa dược liệu, vấn đề đầu tiên có
tính chất quyết định là phải đảm bảo tính đúng của dược liệu, có nghĩa là
dược liệu đó phải được định danh đúng tên, đúng loài, đúng bộ phận dùng.
Cần tiêu chuẩn hóa và ghi lại các đặc điểm về hình thái bên ngoài, vi phẫu,
bột, các đặc điểm hóa học đặc trưng để thể hiện tính đúng đó. Tập hợp những
đặc điểm thể hiện tính đúng của dược liệu được coi là dữ liệu chuẩn của dược
liệu. Dữ liệu chuẩn có thể góp phần làm căn cứ để định tính, phòng chống giả
mạo, nhẫm lẫn, tiêu chuẩn hóa, kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu và chế
phẩm của chúng. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng dữ liệu chuẩn của dược
liệu đã và đang được chú ý nhiều không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước trên
thế giới [7].
Một số lý dẫn đến chất lượng dược liệu không được đảm bảo tính đúng:
- Nhầm lẫn do hình dạng của cây hoặc vị thuốc giống nhau: như
Thăng ma và Thiên ma…
- Do chế biến làm thay đổi hình dạng ban đâu: như Hoàng đằng và Hà
thủ ô đỏ…
- Do thay thế tuỳ tiện các vị thuốc: như Sài hồ, Ý dĩ…
- Do cố ý giả mạo: như Sâm ngọc linh, Hồng hoa…
- Nhầm lẫn hoặc không xác định rõ về nguồn gốc: như vị bắc - vị nam
(Hậu phác, Sài hồ, Mộc hương)…


Hình 2.5. Sâm Việt Nam giả - Các loài có hình thái gần giống sâm Việt Nam


10

Hình 2.6. Sâm Việt Nam và các loài có hình dáng gần giống sâm Việt Nam
2.3.2. Định tính sắc kí lớp mỏng (SKLM) – Xác định chất lượng dược liệu
Trong phân tích dược liệu, sắc ký lớp mỏng là phương pháp được sử
dụng rộng rãi nhất bởi khả năng phân tách tốt, linh động, dễ thực hiện và kinh
tế của nó. Sắc ký lớp mỏng được sử dụng trong phân tích thành phần của các
dược liệu, định tính các chất trong dược liệu, cao chiết bằng so sánh với chất
chuẩn, định tính dược liệu bằng điểm chỉ, theo dõi quá trình chiết xuất, thăm
dò các điều kiện phân tích cho sắc ký cột…[4]
Một trong các dược liệu dễ bị nhầm lẫn và hay bị làm giả trên thị
trường là Sâm Ngọc linh. Các đối tượng nghiên cứu đã thu thập một số mẫu
“sâm Ngọc linh” có trên thị trường và so sánh với tiêu chuẩn hiện hành về
sâm Việt Nam nêu trong DĐVN thấy có sự khác biệt về chất lượng [2].


11

Hình 2.7. Định tính SKLM sâm Việt Nam và tam thất hoang [2]

Hình 2.8. Định tính SKLM phân biệt các loài sâm ở thị trường Việt Nam [2]
Hình A/ VIS
Vết 1-3: Sâm vũ điệp Panax
bipinnatifilus
Vết 4: Chuẩn ginsenoside Rg1


Hình B/ UV366nm
Vết 5-9: Các mẫu thị trường
Vết 10: Sâm Việt Nam Rhizoma
et Radix Panacis vietnamensis


12

Hình 2.9. Sâm Ngọc linh – Sâm vũ điệp – Tâm thất hoang
Ngoài sâm Ngọc linh hay gây nhầm lần và dễ làm giả thì trên thị trường
còn có các vị thuốc như Sài hồ bắc, Sài hồ nam, Cốt toái bổ, Thổ phục linh,
Hậu phác… Kết quả cho thấy hầu hết các thuốc đều có mẫu không đúng như
mô tả trong DĐVN.
Sài hồ là rễ cây bắc sài hồ (Bupleurum chinesnis DC). Ở Việt Nam, sài
hồ nam là rễ cây lức (hải sài) (Pluchea pteropoda Hemsl.), hay cành và rễ cây
cúc tần (Pluchea indica Less.). Hai loại Sài hồ này có công dụng khác nhau
nên cần chú ý phân biệt.

Hình 2.10. Định tính SKLM kiểm nghiệm Sài hồ bắc [2]
Vết 1 và 4: Sài hồ bắc
chuẩn

Vết 2-5: mẫu Sài hồ bắc thu tại các bệnh viện


13

Hình 2.11. Định tính SKLM kiểm nghiệm Sài hồ nam [2]
Vết 1: Sài hồ nam chuẩn


Vết 2-7: mẫu Sài hồ nam thu tại các bệnh viện

Kiểm nghiệm dược liệu Thổ phục linh: nhóm nghiên cứu thu thập 10
mẫu Thổ phục linh trên thị trường. Về cảm quan, các mẫu có hình dáng bên
ngoài rất giống nhau. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra định tính so sánh với
dược liệu đối chiếu và chất chuẩn Astilbin. Kết quả cho thấy 3/10 mẫu không
đúng [2].

Hình 2.12. Định tính SKLM kiểm nghiệm Thổ phụ linh [2]
2.3.3. Hàm lượng hoạt chất thấp
Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (BYT) cho biết, hơn 400 mẫu dược
liệu được lấy tại 70 cơ sở khám bệnh, khoa YHCT tại năm tỉnh/thành phố: Hà


14

Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương cho thấy, nhiều vị thuốc
không đảm bảo chất lượng hiện đang được sử dụng tại các cơ sở khám chữa
bệnh. Tính riêng đợt một, với tổng số 193 mẫu, đã có tới 66% số mẫu không
đạt chỉ tiêu so hàm lượng với tài liệu DĐVN. Một số vị thuốc có hàm lượng
hoạt chất cực thấp như: Đẳng sâm, Hoàng cầm, Khương hoạt, Hà thủ ô đỏ,
Hoàng bá, Đan sâm, Ngưu tất, Nhục thung dung..., chủ yếu là các loại được
sử dụng thường xuyên và không có ở Việt Nam [8].
Kết quả kiểm tra cho thấy hàm lượng chất trong các mẫu nghệ thu mua
tại phố Lãn Ông có hàm lượng Curcuminoid rất thấp so với mẫu trồng, mẫu
thu hái tự nhiên.

Hình 2.13. Hàm lượng Curcuminnoid trong các mẫu nghệ [8]
2.3.4. Kim loại nặng, chất tạo màu, trong dược liệu
Các khoáng vật dùng làm thuốc trong YHCT có chứa kim loại nặng,

đặc biệt là chì: diên đơn, ô diên đơn và mật đà tăng [8].


15

Hình 2.14. Một số dược liệu có chứa kim loại nặng
Ngoài kim loại nặng, dược liệu còn có chứa chất tạo màu như
Rhodamin B trong Chi tử, Hồng hoa. Kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết các
mẫu Chi tử trên thị trường có chứa Rhodamin B [8].

Hình 2.15. SKLM định tính Rhodamin trong Chi tử [2]
Vết 1-3: mẫu Chi tử chuẩn

Vết 4-7: mẫu Chi tử mua trên thị trường

2.3.5. Chất tân dược, hoá chất bảo vệ thực vật trong thuốc YHCT


16

Nhiều loại thuốc YHCT dạng bột, viên hoàn, cao sắc, thậm chí cả dược
liệu thô có chứa thành phần thuốc tân dược như Corticoit, Paracetamol,
Chlopheniramin…
Theo WHO và Chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc
2010: mỗi năm có khoảng 3 triệu nông dân nhiễm độc, khoảng 18.000 người
tử vong do hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV). Trên thế giới hiện đang lưu
hành khoảng 5.000 HCBVTV, trong đó gần 900 chất có ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người; 150 đến 200 chất có độc tính cao và có thể gây ung thư.
Người trồng trọt, thu hái dược liệu sử dụng HCBVTV với mục đích
- Diệt trừ sinh vật gây hại: diệt côn trùng, diệt nấm, diệt chuột, diệt cỏ…

- Tăng trưởng: thuốc kích thích sinh trưởng của thực vật.
- Bảo quản, xử lý hay chế biến sau thu hoạch: hoá chất chống thối, chống
nấm mốc, mối mọt.

Hình 2.16. Bao bì các thuốc trừ sâu Abatimec, Saromite và Aweijunsu tại
ruộng Cúc hoa xã Bình Minh, huyệt Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (2008)


17

2.3.6. Dược liệu xông lưu huỳnh
Xông sinh là phương pháp chế biến dược liệu được sử dụng từ rất lâu
đời. Hiện nay, phương pháp này vẫn được dùng phổ biến ở các làng nghề
trồng cây thuốc như Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Gia Lâm),… Tuy
nhiên việc sử dụng diêm sinh trong chế biến còn tuỳ tiện, chưa có quy trình cụ
thể [9].
Mục đích chủ yếu của việc xông lưu huỳnh là chốc mốc, mối, mọt, ẩm.
Tuy nhiên việc lưu huỳnh quá liều, lâu ngày gây tổn thương thần kinh, tổn
thương mắt, ảnh hưởng đến tuần hoàn, nội tiết… Việc sử dụng SO 2 đã được
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo và
khuyến cáo các thực phẩm chứa nồng độ SO 2 lớn hơn 10 ppm (mười phần
triệu) phải được ghi rõ trên nhãn để người tiêu dùng biết.

Hình 2.17. Một số dược liệu, thực phẩm hay xông lưu huỳnh
Thực tế, cho đến nay tại Việt Nam, chỉ mới có công trình nghiên cứu
của Lê Thị Kim Loan, Nguyễn Kim Phượng và đồng nghiệp về độc tính cấp
của dược liệu xông sinh. Kết quả cho thấy độc tính của các mẫu bạch chỉ, cúc
hoa xông sinh thấp hơn mẫu không xông sinh; trong khi đó độc tính của mẫu
ngưu tất xông sinh lại cao hơn mẫu không xông sinh [9].



18

Chương 3
PHÂN BIỆT DƯỢC LIỆU GIỐNG NHAU TRÊN THỊ TRƯỜNG
3.1. Dược liệu nhầm lẫn có thể gây độc
Dược liệu có nguồn gốc tự nhiên thuần tuý, ít có tác dụng phụ có hại.
Tuy nhiên, cũng không ít dược liệu có độc, có thể gây tử vong nếu sử dụng
không đúng cách. Một số dược liệu có độc lại có hình thái gần giống với các
dược liệu không độc khác nên dễ bị nhầm lẫn. Do đó cần phải hiểu rõ đặc
điểm của vị thuốc để nhận biết tránh nhầm lẫn.
Phụ tử
Phụ tử Việt Nam

Xuyên ô

Radix Aconiti Camichaeli

Xuyên mộc thông

Radix Aconitum
fortunei

Mộc thông
Quảng mộc thông

Thảo ô

Radix Aconitum
kusnezoffii


Mộc thông trên thị trường


19

Hình 3.1. Sắc kí đồ của 8 mẫu Mộc thông nghiên cứu đều thiếu vết so với sắc
kí đồ của mẫu chuẩn mộc thông bắc. Có vết chuẩn của Mộc thông nam

Uy linh tiên

Quỷ cựu

Đầu rễ dày, chắc, rễ thẳng có vằn Đầu rễ màu nâu đỏ, nhẹ, rễ thẳng có
dọc, vỏ màu sẫm, thịt màu hơi vàng, vằn dọc, thân rễ dạng mẩu nhỏ
mặt cắt có sợi sơ, có nứt giữa phần không đều, mặt cắt màu vàng trắng,
vỏ và phần gỗ. Vị nhẹ.
lõi nhỏ. Vị đắng.
Uy linh tiên và Quỷ cựu đã được ghi vào danh mục có độc. Ở Hồng
Kông có một số trường hợp bị ngộ độc.
3.2. Một số dược liệu nhầm lẫn có thể có tác dụng khác nhau


20

Trên thị trường dược liệu Việt Nam có một số vị thuốc có hình dáng
giống nhau, khó phân biệt, dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng nhưng lại có
tác dụng khác nhau.
Bạch tiền


Bạch vi

Giáng khí, hoá đờm, chỉ khái

Thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu

Địa cốt bì

Toàn bì

Thanh hư nhiệt, tả phế nhiệt, lương huyết

Phá ứ trệ, giảm đau

Tây hồng hoa
Stigma Croci

Hồng hoa
Flos Carthami


21

Chỉ định: bế kinh bụng có khối rắn, Chỉ định: đau bụng kinh, bế kinh,
tích sản dịch, sau chấn thương bị bệnh mạch vành, chứng đau thắt
thâm tím và đau; trầm cảm, chứng ngực, sang chấn và đau
điên, bệnh nhiễm trùng khởi phát.
Bạch hoa xà thiệt thảo

Phòng hoa xà thiệt thảo


Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi
tiểu tiêu sưng, hoạt huyết chỉ thống
Chỉ định: nhọt, sưng đau, viêm ruột
thừa, đau họng, rắn cắn, ung thư
đường tiêu hoá

Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi
tiểu tiêu viêm
Chỉ định: ho do phế nhiệt, đau họng,
áp xe ruột, mụn nhọt, rắn cắn, tiểu
khó do thấp nhiệt, phù, ung thư họng


×