Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập học kỳ môn Công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.63 KB, 12 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật;

VBADQPPL

Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật;

UNCLOS

United Nations Convention on the Law of the Sea - Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Cơng ước Luật biển
1982);

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa;

LHQ

Liên Hợp Quốc

1


MỞ ĐẦU
Diện tích bề mặt trái đất 3/4 là biển. Khơng chỉ chiếm vị trí lớn trong cấu tạo của
Trái đất, biển còn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của loài người và sự
phát triển của lịch sử.. Khơng thể nghi ngờ rằng chính biển là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quan trọng bậc nhất của nhân loại. Cũng như cũng không thể phủ nhận rằng biển


giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói
riêng và thế giới nói chung.
Là một quốc gia ven biển có chỉ số tính biển cao trong khu vực, Việt Nam đã có
những nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề
biển đảo cũng như thực thi chủ quyền trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên
biển và tạo điều kiện khai thác tối đã những tiềm năng biển, đảo mang lại. Đặc biệt là sự
ra đời của Luật biển năm 2012, xác lập một cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc bảo vệ
quyền chủ quyền và phát triển các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề quyền chủ quyền Việt Nam trên biển, em xin trình bày những hiểu
biết của mình để làm sáng tỏ đề tài “Bình luận những quy định của pháp luật và thực
tiễn xác lập, thực thi quyền chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam”.

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
 Vùng (Zone): là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn
quyền tài phán quốc gia;
 Quyền chủ quyền trên các vùng biển.
Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ
quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản
xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...1

1 “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”

2


II. BÌNH LUẬN NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC VÙNG BIỂN
THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA.

2.1 Bình luận những quy định pháp luật về các vùng biển thuộc quyền chủ quyền
quốc gia trong luật quốc tế.
Công ước về luật biển 1982 là điều ước quốc tế tổng hợp (một bộ luật) mang tính
dấu mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực pháp điển hóa vì sự phát triển tiến bộ của các
quy phạm pháp luật quốc tế, quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các
dạng hoạt động cơ bản về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương phục
vụ cho các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện đại.
Việc ghi nhận các Công ước liên quan đến cách xác định và quy chế pháp lý các
vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia thể hiện những nỗ lực, đấu tranh và dung hịa
về quyền và lợi ích của cộng đồng quốc tế. Mặc dù còn những quy định chưa được giải
thích một cách cặn kẽ nhưng việc tuân thủ quy định liên quan đến các vùng biển này sẽ
là cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo cân bằng lợi ích cho các quốc gia có biển hay
khơng có biển đồng thời thiết lập và duy trì trật tự pháp lí quốc tế chung, tránh những
tranh chấp và xung đột có thể xảy ra giữa các quốc gia liên quan.
Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có quyền
chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển sau đây:
 Vùng tiếp giáp lãnh hải
Về phương diện khoa học và pháp lý quốc tế, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng nằm
ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền
có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngồi.Đây là vùng biển mang
tính chất đệm giữa vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển và vùng thuộc
quyền chủ quyền của quốc gia đó.Bề rộng vùng tiếp giáp được xác định“không thể mở
rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều của lãnh hải” 2.
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, Điều 303 Công ước 1982, đã mở rộng quyền của
quốc gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ. Mọi sự trục vớt các
hiện vật này từ đáy biển thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia
ven biển đều được coi là vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia
đó.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia ven biển đều thừa nhận vùng biển tiếp giáp lãnh
hải thuộc quyền chủ quyền quốc gia, tức là quốc gia ven biển chỉ có một số quyền lực tối

cao nhất định chứ khơng phải là hồn tồn. Đây là xu thế chung của thế giới hiện nay,
nhằm tạo điều kiện cho giao thông, vận tải biển phát triển thuận lợi và thơng qua đó các
quốc gia ven biển có thể thu một khoản lợi nhuận lớn từ việc xây dựng khu vực cung cấp
2 Theo khoản 2, điều 33 Công ước Luật biển 1982

3


hậu cần ở gần vùng biển tiếp giáp lãnh hải, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiên liệu và
dịch vụ phụ trợ khác cho các phương tiện hoạt động trên biển dài ngày.
 Vùng đặc quyền kinh tế
Theo quy định của Công ước 1982, vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển
là vùng biển nằm phía ngồi và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lý tính từ
đường cơ sở.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc
thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc
không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích
kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió; 3
Chúng ta thấy rằng Công ước đã khẳng định một nguyên tắc pháp lý rất quan trọng
đã được các quốc gia ven biển liên tục đề xuất đó là quốc gia ven biển có quyền chủ
quyền đối với mọi tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Đây là
một thay đổi mới cực kỳ quan trọng trong Luật Biển quốc tế. Có thể nói về nguyên tắc,
nó cho phép quốc gia ven biển có tồn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt mọi tài
nguyên sinh vật cũng như không sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế; mọi hoạt
động thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc
không sinh vật, của vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy đều thuộc quyền chủ
quyền của quốc gia ven biển. Các quốc gia khác muốn tiến hành các hoạt động như vậy
đều phải được sự chấp thuận hoặc cho phép của quốc gia ven biển.
Đặc biệt công ước 1982 đã dành cho các quốc gia có biển hay khơng có biển hoặc

bất lợi về địa lý được quyền tham gia vào việc khai thác số cá dư thừa trong các vùng đặc
quyền kinh tế của quốc gia ven biển cùng phân khu vực hoặc khu vực. Tuy nhiên quyền
này chỉ có thể được thực hiện khi quốc gia ven biển khơng có khả năng khái thác sản
lượng cá và cho phép quốc gia khác được đánh bắt số cá dư thừa theo những điều kiện
được các bên hữu quan thực hiện.
Như vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế cũng tồn tại quyền khai thác tài nguyên
sinh vật của các quốc gia khác (là một quyền trong nguyên tắc tự do biển cả), nhưng
quyền này chỉ mang tính chất hạn chế vì nó phụ thuộc vào việc nước ven biển có cơng bố
tồn tại một lượng dư tài ngun sinh vật hay không và không phụ thuộc vào việc giữa
nước ven biển với nước hữu quan có sự thỏa thuận về chia sẻ nguồn tài ngun hay
khơng.
Có thể nói rằng đây là một thay đổi lớn so với Công ước trước đây, khi mà tài
nguyên trong những vùng như vậy do tất cả các quốc gia khai thác theo nguyên tắc quyền
3 Điều 55 Công ước 1982

4


tự do biển cả, chủ quyền của một quốc gia nào cũng không được mở rộng ra đối với tài
nguyên cũng như đối với biển cả.
 Vùng thềm lục địa
Công ước 1982 quy định thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo
dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngồi của rìa lục địa, hoặc
đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngồi của rìa
lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn. 4
Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với
việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình và quyền
của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là đặc quyền, có nghĩa là quốc gia ven biển
khơng thăm dị, khai thác thì cũng khơng ai có quyền khai thác tại đây nếu không được

sự đồng ý của quốc gia ven biển. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa
không phụ thuộc vào việc chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên
bố rõ ràng nào (Điều 77). Điểm này hoàn toàn khác với quy chế pháp lý của vùng đặc
quyền kinh tế ở chỗ đối với vùng đặc quyền kinh tế ngoài việc quốc gia ven biển phải
tuyên bố về yêu sách của mình, trong trường hợp khơng khai thác hết nguồn tài nguyên
sinh vật với mức độ có thể chấp nhận được, quốc gia ven biển có thể cho các quốc gia
khác như quốc gia khơng có biển, quốc gia bất lợi về mặt địa lý tiến hành khai thác phần
tài nguyên sinh vật dư thừa trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Ảnh hưởng của nguyên tắc đất thống trị biển đối với thềm lục địa là rất lớn nên
nguyên tắc tự do biển cả chỉ có một phần ảnh hưởng, thể hiện ở việc quốc gia khác trên
thềm lục địa có các quyền tự do về hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm
song phải có sự thơng báo trước với quốc gia ven biển.
Chúng ta có thể thấy rằng mặc dù thềm lục địa không được coi như bộ phận của
lãnh thổ quốc gia (vì nó khơng thộc chủ quyền của quốc gia trên biển) nhưng Luật Biển
quốc tế đã quy định rất rõ ràng về phạm vi và quyền chủ quyền và quyền tài phán của
quốc gia ven biển đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thềm lục
địa. Đây là quyền rất riêng biệt của quốc gia ven biển.
Nhìn chung, Cơng ước 1982 đã xây dựng một khung pháp lý tương đối công bằng
cho các hoạt động trên biển. Đánh giá tổng quát, quá trình phát triển của Luật Biển quốc
tế, trong đó Cơng ước 1982 đã mang lại nhiều điểm lợi thế cho các quốc gia đang phát
triển, các quốc gia ven biển đặc biệt là đối với các quốc gia trong khu vực Biển Đơng,
trong đó có Việt Nam. Các quy định của Cơng ước 1982 không chỉ dừng lại trong khuôn
Công ước 1982, mà được phát triển và hồn thiện liên tục thơng qua các điều ước quốc tế
cụ thể về các hoạt động thực tiễn của các quốc gia có biển hay khơng có biển.
4 Điều 76 Cơng ước 1982.

5


2. Bình luận những quy định pháp luật về các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc

gia trong pháp luật quốc gia.
Tham gia Công ước Luật biển 1982, Việt Nam, quốc gia ven biển, được thừa nhận
có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa
rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các
vùng biển và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước, khoảng
gần một triệu km2, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.
Với tư cách là một chủ thể của Luật Quốc tế, Việt Nam đã có những quy định cụ
thể cũng như những VBPL điều chỉnh phù hợp với các quy định của Luật Quốc tế, trong
đó có các quy định về các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Về cơ bản, Luật Biển Việt Nam tôn trọng và tuân theo các quy định của Công
ước, các nhà soạn thảo đã dựa vào Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 để chi tiết
hóa thành các điều khoản; hay nói cách khác là nội luật hóa các quy định của quốc tế để
trở thành văn bản pháp luật có thể dễ hiểu, dễ áp dụng hơn trên thực tế và có sự điều
chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia mình. Nếu như quy chế pháp lí
quy định trong Luật biển 1982 có sự bao qt để phù hợp với tất cả các chủ thể của luật
quốc tế thì khi các quy định này được áp dụng vào trong Luật biển Việt Nam đã có
những quy định cụ thể, chi tiết hóa, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
II. THỰC TIỄN XÁC LẬP, THỰC THI QUYỀN CHỦ QUYỀN TRÊN CÁC VÙNG
BIỂN CỦA VIỆT NAM.
1. Những thành tựu đạt được.
1.1. Hệ thống pháp luật về quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của biển đối với chủ quyền, an ninh
quốc gia và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những năm qua, Nhà nước ta đã
có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống pháp luật về biển, đảo.
So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam là quốc gia ven biển sớm có chính
sách, pháp luật về chủ quyền và an ninh trên biển. Ngay cả trước khi các bản Hiến pháp
1980, 1992 ra đời thì việc khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng biển
của mình của Việt Nam đã có ở hai văn bản quan trọng, đó là: Tuyên bố về lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 12/5/1977 và Tuyên bố
về đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982. Việt Nam có hơn

500 VBQPPL ở Trung ương và gần 400 VBQPPL ở địa phương quy định các vấn đề liên
quan đến biển đảo5 đáng phải kể đến trong số đó là Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và
Luật Biển Việt Nam mới nhất năm 2012. Các VBPL này đã tạo thành một hệ thống pháp
5 Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp số 171/BC-BTP.

6


luật tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh các hoạt động trên các vùng biển bao gồm trong đó
có các vùng mà Việt Nam có quyền chủ quyền.
Bên cạnh đó, ngồi việc sớm gia nhập UNCLOS, Việt Nam đã tham gia ký kết, gia
nhập nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương về biển, đảo. Tham gia ký kết
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong khu vực vận dụng cơ chế
giải quyết tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hịa bình của Cơng ước Luật biển
1982. VN đã giải quyết dứt điểm phân định biển với Thái Lan năm 1997, với Trung Quốc
trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000, ký Thỏa thuận phân định thềm lục địa với Indonesia năm
2003, cùng Malaysia nộp hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa trong phần phía
Nam của Biển Đơng lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ năm 2009.
Việt Nam cũng có hai thỏa thuận khai thác biển chung với Campuchia tại vùng
nước lịch sử chung năm 1982, với Malaysia tại thềm lục địa chồng lấn trong Vịnh Thái
Lan năm 1992 và vùng đánh cá chung với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ năm 2004.
Nhìn chung nội dung các VBPL của Việt Nam về biển và quản lý biển phù hợp
với xu hướng phát triển tiến bộ của Luật pháp quốc tế về biển.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực tiến hành xác định chân dốc lục địa để
mở rộng thêm lục địa so với hiện nay phù hợp với các quy định của Công ước nhằm đảm
bảo những quyền lợi chính đáng cho quốc gia; giải quyết vấn đề chồng lấn thềm lục địa
với một số quốc gia láng giềng bằng việc thỏa thuận hoạch định qua các hiệp định cụ thể,
đảm bảo cân bằng lợi ích và ổn định trong khu vực 6.
Cách xác định cũng như quy chế pháp lý các vùng biển Việt Nam có quyền chủ

quyền được quy định rõ ràng trong các VBPL cho thấy sự kế thừa hợp lý các quy định
của pháp luật quốc tế.
1.2 Các hoạt động thực thi quyền chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý là phương tiện tổ chức và hoạt
động của bộ máy quản lý Nhà nước đối với các vùng biển, cũng như tiến hành các hoạt
động pháp lý quốc tế để được công nhận quyền chủ quyền của mình, Nhà nước Việt Nam
cũng đã thành lập các thiết chế để bảo vệ và thực thi quyền chủ quyền của mình một cách
hợp pháp.
Cụ thể, Nhà nước ta đã tập trung nỗ lực xây dựng hệ thống quốc phòng- an ninh
với lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, Hải quân nhân dân Việt Nam, Bộ đội Biên

6 Phụ lục2

7


phòng, dân quân tự vệ biển. Đặc biệt là lực lượng Kiểm ngư 7 và Cảnh sát biển8 được
thành lập năm 2013;
Căn cứ vào các quy định của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã và đang tiến
hành quản lý có hiệu quả và triển khai các hoạt động kinh tế biển trong vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của mình phục vụ phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống
nhân dân. Nhà nước cũng đã đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đảo, nhất là các ngành kinh
tế mũi nhọn.
2. Những tồn tại hạn chế và khó khăn thách thức.
Thứ nhất, nước ta chưa thực thi triệt để quyền chủ quyền đã được xác lập của
mình trên các vùng biển. Do đặc thù là có vùng biển rộng nhưng tiềm lực về kinh tế lại
chưa tiêm xứng với tiềm năng, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt
động kinh tế khác còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Đầu tư phát triển kinh tế biển còn
chưa đúng mức và chưa hiệu quả;
Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề. Các phương tiện đánh bắt cá

đặc biệt là đánh bắt xa bờ còn khá lạc hậu. Khả năng dự đốn tình hình thời tiết cịn thiếu
tính chính xác và kịp thời, hơn nữa khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc cịn khá hạn
chế, bên cạnh đó cơng tác phịng vệ bảo đảm an tồn tính mạng của ngư dân đánh bắt xa
bờ cịn chưa hồn thiện;
Một số lĩnh vực quản lý nhà nước trên biển chưa được triển khai đồng bộ hoặc bị
xem nhẹ, dẫn đến thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn đường biển, nhất là lĩnh
vực giao thông vận tải biển, cấp phép lưu hành phương tiện trên biển…;
Bên cạnh đó, việc quản lý lỏng lẻo khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển
dẫn đến thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển đang bị khai thác quá mức,
thiếu tính bền vững;
An ninh- quốc phịng trên biển cịn yếu, thiếu về lực lượng cũng như trang thiết bị.
Thứ hai, những nhân tố gây mất ổn định, xâm phạm chủ quyền, an ninh vùng biển
Việt Nam vẫn đang diễn ra gay gắt; nguy cơ xung đột vũ trang, tranh chấp trên biển, đảo
và thềm lục địa của nước ta vẫn chưa được loại trừ do đang tồn tại những nhận thức khác
nhau về chủ quyền; có những yêu sách chủ quyền trái với thông lệ và luật pháp quốc tế;
áp đặt tư duy chủ quan, nước lớn trong các hoạt động ở Biển Đông như đẩy mạnh việc
xây đắp phi pháp các đảo nhân tạo, cải tạo các đảo đã chiếm đóng trái phép, nỗ lực đơn
phương nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông; tăng cường các hoạt động chống phá,
mở rộng vùng hoạt động kinh tế;… Những hoạt động này đe dọa và ảnh hưởng không
7 Phụ lục 3
8 Phụ lục 4

8


chỉ đối với an ninh quốc phòng của Việt Nam mà cả an ninh, an toàn của nhiều nước
trong khu vực.
Những tranh chấp về các vùng biển thuộc quyền chủ quyền do chồng lấn chưa được
giải quyết triệt để, còn nhiều vấn đề chưa đạt được sự thống nhất với các nước có liên
quan.

3. Đề xuất một số phương hướng thực hiện.
Thứ nhất, hoàn thiện quy chế pháp lý đối với các vùng biển một cách thống nhất
trên cơ sở các chế đô pháp lý theo quy định của Công ước Luật Biển 1982 và phù hợp
với hoàn cảnh hiện nay cũng như lâu dài của nước ta. Việc xây dựng hệ thống các quy
chế hoàn chỉnh cần được tiến hành đồng bộ, cân nhắc các yếu tố sao cho phù hợp với
pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc gia.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển có sự
phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải có sự chỉ đạo thống
nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên truyền nhằm
làm cho người dân Việt Nam (nhất là nhân dân các vùng ven biển, hải đảo) cũng như
cộng đồng quốc tế hiểu và nắm vững các vùng, khu vực thuộc quyền chủ quyền biển Việt
Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật
Biển 1982.
Thứ hai, là các chiến lược về an ninh quốc phịng. Trong đó, khai thác biển đòi hỏi
phải mở rộng khu vực và nội dung kiểm tra kiểm soát đảm bảo thi hành pháp luật trên
biển. Có sự đầu tư hợp lý về cả lực lượng cũng như trang thiết bị cho an ninh biển; xây
dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ, thực thi
quyền chủ quyền quốc gia trên biển;
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bền vững và có hiệu quả, kết hợp phát
triển kinh tế với làm chủ biển, đảo. Chú trọng đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn.
Cuối cùng là tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên
giới; phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới
hồ bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong ứng phó với các vấn đề an ninh biển. Chúng ta phải tích cực đối thoại với các bên
liên quan, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị để tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài
nhằm ứng phó với thách thức một cách chủ động.

KẾT LUẬN
9



Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai
sau. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta. Để hồn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào
hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, tồn vẹn vùng biển nói riêng và tồn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.

PHỤ LỤC
1. Sơ đồ các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về
luật biển 1982.

2.
Ngày 7/5/2009, Chính phủ Việt Nam đã trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của
Liên Hợp Quốc Báo cáo quốc gia xác định Ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi
200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Trước đó, ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malai-xi-a cũng đã phối hợp trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Báo
cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Việc trình các báo cáo
này là việc làm bình thường của quốc gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình
10


theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Trong khi đó,
phái đồn Trung Quốc tại Liên LHQ đã gửi Tổng Thư ký LHQ công hàm phản đối việc
Việt Nam nộp Báo cáo về Ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam.
3.
Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách thuộc Tổng cục Thủy sản, trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 25 tháng

01 năm 2013 theo Nghị định số 102/2012/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành
ngày 29/11/2012. Lực lượng này thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát
hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt
Nam.[3],[4] Bên cạnh đó, Kiểm ngư sẽ bảo vệ ngư dân và chủ quyền quốc gia trên biển.
Tuy là lực lượng dân sự nhưng kiểm ngư có thể phối hợp với hải qn, biên
phịng vàcảnh sát biển.
4.
Cảnh sát biển là lực lượng quân sự chuyên trách thuộc Chính phủ CHXHCN Việt
Nam, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành
pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên
quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này.
Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân
được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Cảnh sát biển Việt Nam. Lúc mới thành lập thì
Cục cảnh sát biển chỉ là một Cục chức năng và không chỉ huy các Vùng cảnh sát biển
được thành lập sau đó.
Năm 2008, Cục Cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng và đồng
thời các Vùng cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Cục. Năm 2013, Cục cảnh sát
biển đổi tên thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển theo Nghị định số 96/2013/NĐ-CP, ngày 27
tháng 08 năm 2013 của Chính phủ. Có con dấu hình quốc huy, là cơ quan mang danh
nghĩa trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Cảnh sát biển VN có ngân sách riêng của Nhà
nước, có cảnh hiệu, cảnh phục riêng do Chính phủ quy định. Ngày 10 tháng 9 năm 2014,
các Vùng cảnh sát biển được đổi tên thành Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển theo quyết định
của Bộ trưởng Quốc phòng.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.


2. Luật Biển Việt Nam năm 2012.

3. Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

4. “Luật biển quốc tế hiện đại”- TS Lê Mai Anh- NXB Lao động- xã hội.

5. “Hoàn thiện pháp luật về quản lý Nhà nước đối với các vùng biển của nước
CHXHCN Việt Nam” – Trần Cơng Trục – Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Luật họcHọc viện Chính trị Quốc gia HCM – Hà Nội, 1996.

6. “Tổng quan về chính sách, pháp luật biển Việt Nam”- PGS.TS Nguyễn Bá DiễnTạp chí Luật học- Đặc san Luật biển 8/2012- Trường ĐH Luật Hà Nội.

7. “Bình luận về sự tương thích giữa Luật biển Việt Nam 2012 và Công ước Luật
biển 1982 liên quan đến cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc
12


quyền chủ quyền quốc gia”- Ngơ Thị Mai - Phịng Giáo vụ- Bài Nghiên cứu khoa
học- Học viện Tòa án.

8. />
13



×