Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

NÂNG CAO ý THỨC bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo CHO học SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.43 KB, 29 trang )

1. Tên tình huống:
NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÙNG VƯƠNG - THÀNH PHỐ HUẾ
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ
quốc. Biển đảo nước ta cũng là nơi sinh sống của hàng chục triệu người dân đất Việt,
là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất
nước. Do vậy, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho
mỗi người Việt Nam, là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với lịch sử dân
tộc như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ nước”.
Để ý thức ấy trở thành niềm tin, ý chí và hành động cụ thể trong thực tế, cần phải
có các biện pháp giáo dục, đặc biệt là đối với công dân học sinh (HS) nói chung,
trường THCS Hùng Vương - thành phố Huế nói riêng. Tình huống thực tiễn này càng
trở nên cấp thiết hơn khi thông qua điều tra, khảo sát của chúng em (xem Phụ lục 1)
cho thấy các bạn HS chưa thực sự được trang bị nhiều kiến thức, hiểu biết về biển, đảo
Tổ quốc. Ý thức về chủ quyền biển đảo chỉ dừng lại ở cảm tính mà chưa có cơ sở vững
chắc. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều kiến thức của các môn học khác nhau thông
qua các phong trào, hoạt động để giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển
đảo cho HS THCS Hùng Vương, nhất là trong bối cảnh khi vấn đề biển đảo là vấn đề
phức tạp, căng thẳng hiện nay.
Từ đó, vấn đề “Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho HS trường
THCS Hùng Vương - thành phố Huế” thực sự trở thành vấn đề thực tiễn có tính cấp
bách cần giải quyết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Quá trình thực hiện các giải pháp để giải quyết tình huống thực tiễn trên đây,
chúng em hướng đến 4 mục tiêu sau:
- Nâng cao hiểu biết của HS THCS Hùng Vương về hiện trạng của biển đảo Tổ
quốc ta hiện nay.
- Gieo cho các bạn HS niềm cảm động, tự hào sâu sắc và biết ơn thế hệ cha anh
trong công cuộc giữ vững biên cương, biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
- Nâng cao ý thức tự tìm tòi, nghiên cứu về biển đảo thân yêu của đất nước mình


để tăng cường hiểu biết và tự bồi đắp tình yêu đối với biển đảo và Tổ quốc.
1


- Bồi dưỡng ý chí quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt để góp phần tích cực trong
công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Biển đảo là một vấn đề được đề cập đến nhiều môn học mà chúng em đã học ở
cấp I và đang học ở cấp II. Vì thế, có thể khai thác kiến thức của nhiều môn học để
thực hiện các giải pháp khả thi nhằm giải quyết tình huống thực tiễn mà chúng em đã
đề ra. Những kiến thức của các môn học có thể vận dụng để giải quyết tình huống thực
tiễn, chúng em xin được nêu ra ở bảng 1 sau:
Bảng 1. Kiến thức liên môn được vận dụng để giải quyết tình huống thực tiễn
TT
1

2

3
4
5
6

Kiến thức
liên môn

Nội dung của kiến thức liên môn

- Kiểu văn bản biểu cảm (Ngữ văn 7)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Ngữ văn 7)

Ngữ văn
- Sông núi nước Nam (Ngữ văn 7)
- Kiểu văn bản Nghị luận (Ngữ văn 8)
- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn với xác lập chủ quyền đối với quần
đảo Hoàng Sa (Lịch sử 7)
Lịch sử
- Chiến lược giải phóng Trường Sa trong chiến dịch giải phóng miền
Nam 1975 (Lịch sử 9)
- Vùng biển Việt Nam (Địa lí 8)
Địa lí
- Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
(Địa lí 9)
- Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (GDCD6)
Giáo dục
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (GDCD9)
công dân
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (GDCD9)
Âm nhạc
Âm nhạc thường thức (Âm nhạc 6, 7, 8, 9)
- Vẽ tranh theo đề tài tự do (Mỹ thuật 6, 7, 8, 9)
Mỹ thuật
- Vẽ tranh theo đề tài tự chọn (Mỹ thuật 6, 7, 8, 9)

4. Giải pháp giải quyết tình huống
Đề giải quyết tình huống thực tiễn đã đặt ra, chúng em đã thực hiện 4 giải pháp
say đây gắn với kiến thức liên môn từ các môn học trong nhà trường:
Giải pháp 1. Lồng ghép vấn đề biển đảo trong giờ chào cờ đầu tuần.
Giải pháp 2. Đọc truyện, văn, thơ thông tin, giới thiệu ca khúc về biển đảo trong
chương trình phát thanh 15 phút ra chơi.
Giải pháp 3. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương em”.

Giải pháp 4. Hưởng ứng phong trào “Góp cờ Tổ quốc gửi tặng Trường Sa”.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Giải pháp 1
LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG GIỜ CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
1. Cơ sở tìm tòi giải pháp:
2


Giải pháp này được tìm tòi và thực hiện trong suốt nhiều tuần lễ nhằm tranh thủ
sự tập trung đông đảo của các bạn HS trong toàn trường ở tiết chào cờ đầu tuần. Nhờ
đó, hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn dễ mang lại hiệu quả cao.
2. Kiến thức liên môn được vận dụng:
- Lịch sử: Quá trình xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của triều
Nguyễn; công cuộc giải phóng Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
- Địa lí: Vùng biển biển Việt Nam trong lãnh thổ tổng thể của đất nước ta.
- Âm nhạc: Các bài hát ngợi catình yêu dành cho biển đảo quê hương.
3. Thu thập dữ liệu dùng để phân tích
Để thực hiện giải pháp này, chúng em đã thu thập những dữ liệu để biên tập, lên
ý tưởng, viết lời giới thiệu như sau:
- Phim tư liệu (dùng để thực hiện chương trình “Chiếu phim về biển đảo Tổ quốc):

Bộ phim “Biển đảo Việt Nam - nguồn cội Bộ phim “Lịch sử biển đảo Việt Nam”
tự bao giờ” (Ảnh chụp từ clip)
(Ảnh chụp từ clip)

Bộ phim “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Bộ phim “Hoàng Sa - Trường Sa là của
Nam - Bằng chứng pháp lý và lịch sử” Việt Nam” (Ảnh chụp từ clip)
(Ảnh chụp từ clip)
- Những bài hát, ca khúc (dùng để thực hiện chương trình văn nghệ Hát về
Trường Sa, Hoàng Sa”:


3


Bài hát “Nơi đảo xa”
(Nhạc: Thế Song)

Bài hát “Hoàng Sa - Trường Sa ơi”
(Nhạc: Huy Thắng)

Bài hát “Tổ quốc gọi tên mình” (Nhạc:
Đinh Trung Cẩn, lời thơ: Nguyễn Phan
Quế Mai)
- Biên soạn hệ thống câu hỏi về biển

Bài hát “Thương lắm Trường Sa” (Nhạc:
Nguyễn Văn Hiên, thơ: Nguyễn Thị
Quyết Tâm)
đảo Tổ quốc Việt Nam (dùng để thực hiện

chương trình “Đố vui về biển đảo Tổ quốc” (xem phụ 2)
4. Phân tích dữ liệu áp dụng cho giải pháp:
Sau khi thu thập dữ liệu, chúng em dựa vào những kiến thức Lịch sử, Địa lí và
Âm nhạc và nhờ tư vấn của GV bộ môn để biên tập, cắt nối các đoạn phim chia làm 2
tập, mỗi tập 15 phút để chiếu trong vòng 2 tuần (mỗi tuần chiếu 15 phút sinh hoạt dưới
cờ trong giờ chào cờ đầu tuần) và biên soạn từ 27 câu hỏi phổ thông, cơ bản nhất để
phục vụ cho cho trò chơi “Đố vui về biển đảo Tổ quốc”.
5. Quá trình thực hiện giải pháp
* Xây dựng kế hoạch
4



Kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo được thực hiện trong
5 tuần (15 phút chào cờ đầu mỗi tuần).
* Phương pháp thực hiện kế hoạch, giải pháp
- Phân công nhiệm vụ;
- Tiến hành thu thập và xử lí dữ liệu các kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc;
- Tham khảo ý kiến của quý thầy cô, GVCN.
- Tiến hành các hoạt động 15 phút sinh hoạt dưới cờ với 3 chương trình chiếu
phim tư liệu lịch sử; biểu diễn văn nghệ và đố vui về biển đảo quê hương.
* Kết quả thực hiện kế hoạch, giải pháp
- Chúng em đã thực hiện được 3 chương trình trong vòng 5 buổi, mỗi buổi 15
phút trong giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần tại trường THCS Hùng Vương.
- Các chương trình đều được thầy cô đánh giá tốt và thu hút được sự theo dõi và
tham gia của các bạn HS trong trường.
Giải pháp 2
ĐỌC TRUYỆN, THƠ, THÔNG TIN, GIỚI THIỆU CA KHÚC VỀ BIỂN Đ ẢO
TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 15 PHÚT RA CHƠI
1. Cơ sở tìm tòi giải pháp:
Giải pháp này được tìm tòi và thực hiện xuất phát từ chương trình phát thanh
trong 15 phút giữa giờ ra chơi đang được thực hiện ở nhà trường
2. Kiến thức liên môn được vận dụng:
- Ngữ văn: Sử dụng các kiến thức về các kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận để
viết các bài phát thanh.
- Lịch sử: Những sự kiện, nhân vật, về quá trình xác lập, thực thi và đấu tranh gìn
giữ từng đất đảo, tất biển của quê hương.
- Địa lí: Hiện trạng về môi trường biển đảo của nước ta hiện nay;
- GDCD: Ý thức và hành động của công dân HS trong việc đóng góp sức mình
để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Âm nhạc: Những đoạn nhạc về chủ đề biển đảo được lồng ghép trong các bài

phát thanh.
3. Thu thập dữ liệu dùng để phân tích
Gồm những bài văn, bài thơ, truyện kể lịch sử, bài học về trách nhiệm, nghĩa vụ,
bổn phận của công dân và những bài hát, ca khúc có ngợi ca về đẹp và tình yêu của
người dân Việt đối với biển đảo.
4. Phân tích dữ liệu áp dụng cho giải pháp:
Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, chúng em sắp xếp và tiến hành viết các
bài viết. Ở mỗi bài viết, chúng em vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức đã
5


được trang bị ở các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và Âm nhạc
để hoàn thành một bài văn hoàn chỉnh. Sau đó tiến hành thu âm với thời lượng 10
phút/ bài để có thể phát lên loa phóng thanh của trường được nhiều lần. Mỗi một bài
phát khoảng từ 3 – 4 lần.
5. Quá trình thực hiện giải pháp
* Xây dựng kế hoạch
Kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo thông qua phát thanh
được thực hiện trong 2 tuần (12 buổi) trong 10 phút giải lao, đổi tiết theo nội dung và
hình thức ở bảng sau:
Bảng 2. Kế hoạch thực hiện các chương trình tuyên truyền về biển đảo Tổ quốc
Buổi
thứ

Bài phát
thanh
Bài số 1

1, 2,
3, 4

Bài số 2
5, 6,
7, 8
Bài số 3
9, 10,
11, 12

Nhan đề
Hoàng Sa,
Trường Sa
là của Việt
Nam
Quyết tâm
bảo vệ chủ
quyền biển
đảo
Việt
Nam
Bạn ơi hãy
lắng nghe:
“Tổ
quốc
gọi
tên
mình”

Nội dung kiến thức
được vận dụng
Sử dụng kiến thức của Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục công dân để phân tích những cơ sở

pháp lí và lịch sử khẳng định chủ quyền của
nước ta đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng
Sa, lòng quyết tâm của toàn dân tộc trong việc
bảo vệ chủ quyền và trách nhiệm của thế hệ HS
trong việc chung tay bảo vệ biển đảo.
Sử dụng kiến thức của Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục công dân để phân tích, dẫn dắt người
nghe thưởng thức bài hát “Tổ quốc gọi tên mình”
(Sáng tác: Đinh Trung Cẩn, Lời thơ: Nguyễn
Phan Quế Mai)

* Phương pháp thực hiện kế hoạch, giải pháp
- Phân công nhiệm vụ;
- Tiến hành thu thập và xử lí dữ liệu các kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc;
- Tham khảo ý kiến của quý thầy cô, GV chủ nhiệm.
- Tiến hành viết bài, thu thanh.
- Liên hệ với bộ phận phát thanh của trường để bắt đầu phát thanh trong giờ ra chơi.
* Kết quả thực hiện kế hoạch, giải pháp
- Chúng em đã viết được ba bài đọc để có thể thu thanh và phát thanh được trong
12 buổi, mỗi bài phát 4 lần.
- Các bài viết đã phản ánh được sự vận dụng kiến thức liên môn để hướng đến
mục tiêu cung cấp kiến thức và bồi dưỡng tình yêu biển đảo đến với các bạn HS.
- Qua giải pháp này, chúng em phổ biến được những kiến thức cơ bản nhất về
6


biển đảo Tổ quốc trong các môn học, nhất là môn Lịch sử và Địa lí.
- Bài phát thanh số 1 (xem các bài phát thanh còn lại ở Phụ lục 3)
Các bạn thân mến ! Đây là chương trình phát thanh của Đội hướng về biển đảo Tổ
quốc Việt Nam thân yêu. Mời các bạn lắng nghe bài viết của bạn Phạm Lê Minh Anh có

nhan đề : “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần
lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa
sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay
cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về
việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Theo lệnh vua triều Nguyễn, hải đội Hoàng Sa chèo thuyền vượt biển
để xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. (Tranh vẽ: Tạ Huy Long)
Nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền
của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long
sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Trên thực tế,
các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra
cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Công việc ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng gian nan nguy hiểm, nhiều trường hợp
có đi mà không có về. Thậm chí có khi người ta phải làm lễ truy điệu sống, làm đám tang
trước để an ủi người đi. Ý thức được đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với quê hương đất nước,
nhiều người thản nhiên đi vào cái chết, tự giác coi đó là trách nhiệm của chính mình. Trang
lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng máu, được đánh
đổi bằng cả cuộc đời của lớp lớp những con người như thế.
Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở
pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Lịch sử của đất nước, dân tộc ta luôn chứng kiến những cuộc đấu tranh, quyết

7


chí hi sinh, sẵn sàng nhuộm máu biển Đông để giữ vững

chủ quyền biển đảo như nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã
viết
Có nơi nào như Đất nước
chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn
chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra...
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt
Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
(Trích “Tổ quốc ở Trường Sa” – Nguyễn Việt Chiến)
Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất,
bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, mà
bất cứ người Việt Nam chân chính nào cũng cần phải biết trân trọng và gìn giữ, không chỉ
cho hôm nay, mà còn cho muôn đời sau.
Các bạn ạ ! Thêu dệt nên hình hài đất nước hòa bình tươi đẹp hôm nay là bao máu
xương, bao nước mắt, công sức của cha ông. Và tương lai của dân tộc phụ thuộc rất nhiều và
sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Để xứng đáng với những đóng góp, hi sinh, công lao tạo dựng
của cha ông, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, là HS, chúng ta cần rèn luyện
sức khỏe, tuyên truyền vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự, học tập nâng cao
kiến thức, trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nghiên cứu học tập tấm gương đạo đức của
Bác Hồ trở thành người công dân gương mẫu góp phần kế tục sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN.

Giải pháp 3
THI VẼ TRANH VỚI CHỦ ĐỀ “EM YÊU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG”
1. Cơ sở tìm tòi giải pháp:
Giải pháp này được tìm tòi và thực hiện trên cơ sở nhờ đến sự giúp đỡ của GV

8


dạy môn Mỹ thuật để phát động cuộc thi nhằm tạo điều kiện để các bạn HS tự do bày
tỏ hiểu biết và tình yêu đối với biển đảo Tổ quốc của mình thông qua các bức tranh do
chính mình sáng tác.
2. Kiến thức liên môn được vận dụng:
- Lịch sử: Những bản đồ phản ánh hình dáng biển đảo của Tổ quốc.
- Địa lí: Con người, cảnh vật liên quan đến biển đảo Việt Nam.
- Mỹ thuật: Cách thức xác lập ý tưởng và thực hiện vẽ tranh theo chủ đề.
3. Thu thập dữ liệu dùng để phân tích
Để thực hiện công việc sáng tác theo đúng chủ đề, chúng em phối hợp với Liên
Đội và GV mỹ thuật để thống nhất thể lệ cuộc thi, trong đó nhấn mạnh đến nội dung
và cách thức thực hiện.
4. Phân tích dữ liệu áp dụng cho giải pháp:
Để có những bức tranh theo đúng yêu cầu cuộc thi, các bạn HS phải nắm được
những kiến thức cơ bản về biển đảo trong môn Lịch sử, Địa lí nhằm thể hiện nó trong
bức tranh của mình. Đặc biệt, các bạn phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng cùa
môn Mỹ thuật để xây dựng ý tưởng và thực hiện.
5. Quá trình thực hiện giải pháp
* Xây dựng kế hoạch
Phân công nhiệm vụ cụ thể từ khâu ra thông báo, kế hoạch cuộc thi đến khâu
công bố giải thưởng.
* Phương pháp thực hiện kế hoạch, giải pháp
- Ra thông báo.
- Giải đáp thắc mắc của các bạn HS khi tham gia.
- Thu nhận các bức tranh dự thi.
- Phối hợp với GV Mỹ thuật để chấm giải.
- Tiến hành công bố kết quả và trao thưởng.
- Tổ chức cho HS thuyết minh về bức tranh đạt giải của mình trước lớp trong giờ

Mỹ thuật.
* Kết quả thực hiện kế hoạch, giải pháp
Cuộc thi đã thu hút được rất nhiêu HS trong toàn trường. Đã có 203 bức tranh
gửi tham gia cuộc thi.
- Hầu hết những bức tranh được vẽ đã thể hiện đúng chủ đề và đều thể hiện được
tình cảm rất trong sáng, chân thật về tình yêu đối với biển và đảo của Tổ quốc.

9


- Mỗi một lớp, chúng em cố gắng chọn ra từ 2 - 3 bức đẹp nhất, có ý tưởng hay
nhất để nhờ cô giáo Mỹ thuật tổ chức thuyết minh trước lớp nhằm làm sâu sắc hơn ý
nghĩa của cuộc thi. (Xem một vài tranh vẽ đạt giải ở Phụ lục 4)
- Sau đây là một số bức tranh đẹp nhất:

T
Tranh vẽ của bạn Trần Hoàng Uyên Thi, ranh vẽ của bạn Phạm Ngọc Tuấn Kiệt,
lớp 7/7 (Giải Nhất)
lớp 7/3 (Giải Nhì)

Tranh vẽ của bạn Lâm Hoàng, lớp 9/6 Tranh vẽ của bạn Hoàng Thị Yến Nhi, lớp
(Giải Ba)
9/7 (Giải Ba)

T
T
ranh vẽ của bạn Minh Khang, lớp 7/7 ranh vẽ của bạn Thùy Phương, lớp 8/7
(Giải Khuyến khích)
(Giải khuyến khích)


10


T
T
ranh vẽ của bạn Nguyễn Thị Mỹ Châu, ranh vẽ của bạn Võ Hàm Tiến, lớp 6/2
lớp 7/7 (Giải Khuyến khích)
(Giải Khuyến khích)
Giải pháp 4
HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO “GÓP CỜ TỔ QUỐC GỬI TẶNG TRƯỜNG SA”
1. Cơ sở tìm tòi giải pháp:
Trong quá trình thực hiện bài dự thi, được biết trường ĐHSP Huế phát động
chương trình “1000 lá cờ Tổ quốc gửi tặng Trường Sa”. Nhận thấy đây là chương trình
rất hợp với tình huống vận dụng kiến thức liên môn mà chúng em đã chọn nên chúng
em thực hiện giải pháp này để góp phần giải quyết tốt tình huống thực tiễn đã đặt ra.
2. Kiến thức liên môn được vận dụng:
- Lịch sử: Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quẩn đảo
Trường sa và Hoàng Sa.
- Địa lí: Địa danh cụ thể của các đảo mà Việt Nam đang thực thi chủ quyền.
- GDCD: Ý thức trách nhiệm của công dân, HS trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ chủ quyền biển đảo.
3. Thu thập dữ liệu dùng để phân tích
Các bài học trong chương trình môn Lịch sử và GDCD lớp 6, 7, 8, 9 liên quan
đến việc giáo dục lòng yêu nước và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân HS.
4. Phân tích dữ liệu áp dụng cho giải pháp:
Kiến thức của môn Lịch sử và GDCD mà chúng em dùng để phân tích dùng để
viết bài kêu gọi hưởng ứng phong trào “1000 lá cờ Tổ quốc gửi tặng Trường Sa”
nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn
chủ quyền biển đảo thông qua những hành động, việc làm phù hợp, vừa sức, thiết thực.
5. Quá trình thực hiện giải pháp

* Xây dựng kế hoạch
Phân công viết bài thu hoạch và công tác thu nhận cờ, bàn giao cờ cho đơn vị
phát động.
* Phương pháp thực hiện kế hoạch, giải pháp
11


- Xin phép Ban giám hiệu phát động phong trào hưởng ứng.
- Phát động trong toàn trường.
- Thu nhận của của các chi đội quyên góp
- Tổ chức đoàn đến trường ĐHSP Huế để trao cờ.
* Kết quả thực hiện kế hoạch, giải pháp
- Chúng em đã viết được bài kêu gọi hưởng ứng phong trào và đọc trong buổi lễ
chào cờ (thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2016) tại sân trường:
- Kính thưa Ban giám hiệu !
- Kính thưa quý thầy cô giáo !
- Thưa các bạn đội viên thân mến !
Trong thời gian vừa qua, qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, chúng em được
biết rằng, Trường ĐHSP Huế đang phát động phong trào “Góp 1000 lá cờ Tổ quốc gửi tặng
Trường Sa”. Hoạt động này đã được sự hưởng ứng trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt
là trong các trường học. Chúng em nhận thấy rằng phong trào “Góp 1000 lá cờ gửi tặng
Trường Sa” do trường Đại học Sư phạm Huế phát động một phong trào vô cùng ý nghĩa
trong việc giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo cho HS
chúng em. Được sự cho phép của Ban giám hiệu, sự động viên và chỉ dẫn của quý thầy cô,
Liên đội trường THCS Hùng Vương đã phát động phong trào hưởng ứng chương trình này.
Qua một thời gian ngắn phát động, toàn Liên đội đã đăng kí quyên góp được tổng cộng
56 lá cờ. Những lá cờ này là tấm lòng của chúng em hướng về Trường Sa. Và rồi đây, 56 lá cờ
đỏ sao vàng tươi thắm mà 28 chi đội của Trường THCS Hùng Vương đã đóng góp sẽ tung bay
trên 9 đảo nổi, 12 đảo chìm và 33 điểm đóng quân thuộc quần đảo Trường Sa thân yêu. Và khi
ấy, tình yêu Tổ quốc của mỗi chúng ta cũng sẽ tung bay trên đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa lớn,

đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết… hoà quyện với lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm
công dân trước biển đảo Tổ quốc.
Sau đây, dưới sự chứng kiến của Ban giám hiệu và quý thầy cô giáo, xin trân trọng mời
đại điện các chi đội lần lượt lên sân khấu để gửi những lá cờ Tổ quốc mà chi đội của mình đã
quyên góp được.
Nhân tiện, chúng em xin được báo cáo với Ban giám hiệu và các bạn đội viên rằng: toàn
bộ số cờ quyên góp được chiều nay sẽ được đại diện Liên đội trao gửi trực tiếp cho trường
ĐHSP Huế vào thứ năm (ngày 17 tháng 11 năm 2016) để nhờ Trường ĐHSP Huế chuyển cờ
đến các chiến sĩ ở các điểm đảo và điểm đóng quân ở Trường Sa.
Xin trân trọng cảm ơn !

- Đã quyên góp được tổng cộng 56 lá cờ từ 28 chi đội.
- Đã gửi toàn bộ số cờ quyên góp cho đơn vị Trường ĐHSP Huế để gửi đến cán
bộ, chiến sĩ ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Giải pháp này thực sự là một giải pháp thực tiễn gắn liền với môn Lịch sử và
Giáo dục công dân, có nhiều ý nghĩa và thực sự góp phần to lớn trong việc giải quyết
tình huống thực tiễn đặt ra.
12


Tác giả Phạm Lê Minh Anh đang đọc bài
phát biểu kêu gọi hưởng ứng phong trào
“Góp 1000 lá cờ Tổ quốc gửi tặng
Trường Sa” ngày 24 tháng 10 năm 2016

Đại diện Liên đội đón nhận 56 lá cờ Tổ
quốc từ các Chi đội trong toàn trường
quyên góp được ngày 14 tháng 11 năm
2016


Chi đội trưởng Phạm Lê Minh Anh trao Phó hiệu trưởng trường ĐHSP Huế (ngoài
56 lá cờ Tổ quốc cho đại diện trường cùng bên phải) cùng chụp ảnh lưu niệm
ĐHSP Huế ngày 17 tháng 11 năm 2016
trong lễ trao cờ
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Những giải pháp mà chúng em đề xuất đều nhằm đến mục đích hướng đến 4
mục tiêu đã được đặt ra.
- Vận dụng được kiến thức về biển đảo ở nhiều môn học khác nhau nên tạo ra sự
đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục nên không gây
tâm lí nhàm chán trong các bạn HS. Nhờ đó, quá trình giáo dục ý thức chủ quyền biển
đảo mang lại hiệu quả cao.
- Khai thác được sự hỗ trợ của nhiều thầy cô và tổ chức trong nhà trường, nhất là
các GV bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật và tổ
chức Đoàn - Đội trong nhà trường.
- Những giải pháp mà chúng em đều đã được thực hiện trong thực tế, áp dụng
ngay chính ngôi trường THCS Hùng Vương mà chúng em đang học tập. Những giải
pháp này mang tính thực tiễn, tính phong trào với những việc làm cụ thể và có kế
13


hoạch chi tiết nên bước đầu mang lại hiệu quả, lôi kéo được sự tham gia hưởng ứng
của nhiều bạn HS trong nhà trường.
- Sau khi kết thúc các hoạt động, chúng em có tiến hành phỏng vấn, hỏi nhanh
một số bạn HS trong lớp và trong trường về những cảm nhận của các bạn ấy khi được
tham gia và hưởng ứng các giải pháp thì hầu hết các bạn đều cho rằng rất thích thú,
nhất là được hiểu biết thêm về hiện trạng của biển đảo Tổ quốc, thực sự dấy lên niềm
tự hào và ý chí quyết tâm sẽ tìm hiểu thêm và mong muốn được góp phần nhỏ bé của
mình trong công cuộc bảo vệ biển đảo thân yêu.
- Chúng em mong rằng những giải pháp mà chúng em tiến hành ở trường mình
có thể được Liên đội khác nghiên cứu, vận dụng cho HS trường của mình nhằm lan

tỏa, chia sẻ những hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho HS THCS
trên toàn quốc.

Huế, ngày 15 tháng 01 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Đại diện nhóm học sinh

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HUẾ

14


PHỤ LỤC


Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÙNG VƯƠNG - THÀNH PHỐ HUẾ

Chào các bạn học sinh !
Để giúp chúng mình tìm hiểu về thực trạng nhận thức, ý thức về vấn đề bảo vệ
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc của học sinh trường chúng ta, thân đề nghị các bạn
hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. Họ và tên: ..................................................................
2. Lớp: ..................
1. Bạn có yêu mến và tự hào về biển đảo của Tổ quốc mình hay không ?
 Có


 Không

 Phân vân

2. Những hiểu biết của bạn về biển đảo của Tổ quốc mình hiện nay ở mức độ nào?
 Rất nhiều

 Nhiều

 Bình thường

 Không nhiều

3. Theo bạn, hiện nay, những phong trào, hoạt động giáo dục ý thức biển đảo được tổ
chức trong nhà trường hiện nay như thế nào ?
 Rất tốt

 Tốt

 Bình thường

 Còn thiếu

4. Bạn có mong muốn được tham gia vào nhiều phong trào, hoạt động do Đoàn - Đội
tổ chức liên quan đến biển đảo không ?
 Rất muốn

 Không muốn

 Phân vân


* Bạn hãy viết một vài dòng cảm nghĩ và ước muốn đối với việc tổ chức các
phong trào, hoạt động của Đoàn - Đội để hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ chủ
quyền biển đảo quê hương của bản thân mình:
..........................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

Xin cảm ơn các bạn !


MỘT SỐ KẾT QUẢ TRẢ LỜI PHIẾU KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH




KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÙNG VƯƠNG - THÀNH PHỐ HUẾ

Để tiến hành điều tra, chúng em phân công về các khối lớp của trường THCS
Hùng Vương, mỗi khối chúng em chọn 1 lớp để đại diện. Tranh thủ sự giúp đỡ của quý
thầy cô, chúng em đã tiến hành điều tra được 160 phiếu. Trên cơ sở xử lí số liệu, chúng
em rút ra được một số kết luận như sau:
- Về tình cảm, thái độ đối với biển đảo của Tổ quốc, khi được hỏi : “Bạn có yêu
mến và tự hào về biển đảo của Tổ quốc mình hay không?”, chúng em thu được kết quả
tổng hợp ở bảng sau:
Phương án trả lời

Số lượng
Tỷ lệ (%)


160
100

Không
0
0

Phân vân
0
0

Kết quả thống kê ở bảng trên cho thấy hầu hết các bạn học sinh đều yêu mến và
tự hào về biển đảo của Tổ quốc mình (100% ý kiến cho rằng “có”). Điều này tạo điều
kiện rất thuận lợi cho các giải pháp mà chúng em trình bày ở phần sau.
- Để tìm hiểu về mức độ hiểu biết của học sinh liên quan đến biển đảo thông qua
những gì đã được học và đọc, chúng em nêu ra câu hỏi “Những hiểu biết của bạn về
biển đảo của Tổ quốc mình hiện nay ở mức độ nào?”, chúng em thu được kết quả như
sau:
Phương án trả lời
Số lượng
Tỷ lệ (%)

Rất nhiều
0
0


Nhiều
6
3,75

Bình thường
34
21.25

Không nhiều
120
75

Nhìn vào bảng thống kế trên, chúng em nhận thấy phần lớn học sinh lại không có
nhiều hiểu biết về biển đảo của Tổ quốc mình (có tới 96,25% ý kiến cho rằng ‘bình
thường” hoặc “không nhiều” khi được hỏi về thực trạng hiểu biết của bản thân). Điều
này cho thấy tình yêu biển đảo của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở cảm tính chứ chưa
nâng lên thành ý thức trên cơ sở hiểu biết. Vì vậy, một vấn đề cấp thiết đã đặt ra là
phải nâng cao hiểu biết cho các bạn học sinh.
- Thực trạng trên cũng đặt ra vấn đề về việc phải nâng cao hiểu biết, qua đó bồi dưỡng
ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua các phong trào hoạt động. Để tìm hiểu về
vấn đề này chúng em đặt câu hỏi: “Theo bạn, hiện nay, những phong trào, hoạt động
giáo dục ý thức biển đảo được tổ chức trong nhà trường hiện nay như thế nào?”. Kết
quả thu được như sau:


Phương án trả lời
Số lượng
Tỷ lệ (%)

Rất tốt

0
0

Tốt
15
9,38

Bình thường
32
20

Còn thiếu
113
70,62

- Kết quả cho thấy những phong trào, hoạt động giáo dục ý thức biển đảo được tổ
chức trong nhà trường hiện nay còn rất ít (có tổng số 90,62% ý kiến cho rằng bình
thường và còn thiếu). Điều này đặt ra vấn đề là phải có nhiều phong trào, hoạt động
phong phú liên quan đến nhiều kiến thức của các môn học khác nhau để bồi dưỡng
kiến thức và tình yêu biển đảo cho các bạn học sinh.
- Hầu hết các bạn đều rất mong muốn được tham gia vào nhiều phong trào, hoạt
động do Đoàn - Đội tổ chức liên quan đến biển đảo. Với câu hỏi “Bạn có mong muốn
được tham gia vào nhiều phong trào, hoạt động do Đoàn - Đội tổ chức liên quan đến
biển đảo không?”, chúng em thu được 98% ý kiến cho rằng “Rất muốn” tham gia.
Đây là cơ hội để những giải pháp mà chúng em nêu ra dễ thực hiện và mang lại hiệu
quả cao.
Như vậy, kết quả điều tra mà chúng em tiến hành đã cho thấy nổi lên vấn đề cần
giải quyết đó là các bạn học sinh chưa thực sự được trang bị nhiều kiến thức, hiểu biết
về biển, đảo Tổ quốc. Đó là cho ý thức về chủ quyền biển đảo chỉ dừng lại ở cảm tính
mà chưa có cơ sở vững chắc. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều kiến thức của các

môn học khác nhau thông qua các phong trào, hoạt động để giáo dục và nâng cao ý
thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho HS THCS Hùng Vương, nhất là trong bối cảnh
hiện nay khi vấn đề biển đảo là vấn đề phức tạp, căng thẳng .


Phụ lục 2
TRÒ CHƠI ĐỐ VUI VỀ BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC
I. THỂ LỆ
- Đối tượng tham gia: HS toàn trường tham gia hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
- Thời gian: 15 phút trong buổi chào cờ đầu tuần.
- Cách chơi: đại diện ban tổ chức lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã
được biên soạn sẵn với chủ đề về biển đảo Tổ quốc.
- Người chơi được mời để chọn phương án trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được phần
quà từ ban tổ chức, nếu trả lời sai, phần trả lời sẽ dành cho những người chơi khác (tối
đa không quá 3 lần trả lời sai).
- Sau mỗi đáp án, BTC bổ sung thêm những nội dung ngắn gọn liên quan đến đáp án
của câu hỏi để thông tin thêm cho người chơi.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1. Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của Biển Đông:
A. Phía Đông.

B. Phía Tây.

C. Phía Nam.

D. Phía Bắc.

Câu 2. Nước ta có đường bờ biển dài bao nhiêu kilomet:
A. 1.260 km.


B. 2.260 km.

C. 3.260 km.

D. 4.260 km.

Câu 3. Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ cao nhất của nước ta là:
A. Nam Định.

B. Hải Phòng.

C. Thái Bình.

D. Quảng Ninh.

Câu 4. Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất của nước ta là:
A. Cà Mau.

B. Kiên Giang.

C. Bạc Liêu.

D. Sóc Trăng.

Câu 5. Đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo ở vùng biển nước ta là:
A. Cát Bà.

B. Bạch Long Vĩ.

C. Phú Quốc.


D. Lý Sơn.

Câu 6. Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh - thành nào sau đây:
A. Thành phố Hải Phòng.

B. Thành phố Đà Nẵng.

C. Tỉnh Thừa Thiên -Huế.

D. Tỉnh Quảng Nam.

Câu 7. Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nào:
A. Tỉnh Quảng Trị.

B. Tỉnh Bình Thuận.


C. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

D. Tỉnh Khánh Hòa.

Câu 8. Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền và có chế độ pháp lý
của đất liền gọi là:
A. Nội thủy.

B. Lãnh hải.

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.


D. Thềm lục địa.

Câu 9. Nội thủy là vùng nước có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Tiếp giáp với lãnh hải.
B. Rộng 12 hải lý tính từ bờ biển.
C. Nằm bên trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển.
D. Nằm trong phạm vi từ bờ biển tới các đảo ven bờ.
Câu 10. Lãnh hải là vùng biển có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Nằm bên trong đường cơ sở, có chiều rộng 12 hải lý.
B. Nằm phía ngoài nội thủy, có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
C. Nằm giữa bờ biển và vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Nằm bên trong vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 11. Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là:
A. Quảng Ninh.

B. Cà Mau.

C. Bạc Liêu.

D. Kiên Giang.

Câu 12. Theo khả năng bị hao kiệt, dầu khí được xếp vào loại tài nguyên nào:
A. Có thể phục hồi.

B. Không thể phục hồi.

C. Tài nguyên vô tận.

D. Tài nguyên không hao kiệt.


Câu 13. Để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền đất
nước cần:
A. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.
B. Thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt.
C. Sử dụng lưới mắt to để đánh bắt ven bờ.
D. Hạn chế việc đánh bắt mang tính hủy diệt.
Câu 14. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là khu
dự trữ sinh quyển thế giới thứ 8 ở Việt Nam vào năm:
A. 2005.

B. 2007.

C. 2009

D. 2010.

Câu 15. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ngoài:
A. lãnh hải và rộng 200 hải lý.
B. lãnh hải và hợp với lãnh hải vùng biển rộng 200 hải lý.
C. vùng tiếp giáp lãnh hải và rộng 200 hải lý.


D. vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với vùng tiếp giáp lãnh hải thành vùng biển rộng 200
hải lý.
Câu 16. Trong 4 tỉnh sau, tỉnh nào dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác hải sản:
A. Cà Mau.

B. Kiên Giang.

C. Bình Thuận.


D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 17. Một trong 3 cảng tự nhiên tốt nhất thế giới của nước ta là:
A. Cảng Cái Lân.

B. Cảng Chân Mây.

C. Cảng Đà Nẵng.

D. Cảng Cam Ranh.

Câu 18. Điểm du lịch biển nào sau đây đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới:
A. Vịnh Nha Trang.

B. Bãi biển Non Nước.

C. Vịnh Hạ Long.

D. Đảo Phú Quốc.

Câu 19. Nếu san hô bị suy thoái sẽ dẫn đến:
A. Mất đi nơi cư trú của các loài cá nổi.
B. Nguồn lợi các sinh vật biển khác cũng giảm theo.
C. Các nguồn lợi các sinh vật biển không bị ảnh hưởng.
B. Mất đi nguồn cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng.
Câu 20. Trong những năm gần đây ở các tỉnh phía nam, rừng ngập mặn bị suy giảm về
diện tích chủ yếu là do:
A. Chặt phá để phát triển du lịch.


B. Xây dựng các khu dân cư.

C. Chặt phá để nuôi tôm.

D. Hậu quả của chiến tranh để lại.

Câu 21: Vị vua nào của Việt Nam đã xây dựng chùa miếu và cho trồng cây tại quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà sau này sách sử của Trung Quốc ghi vào năm 1909,
lần đầu tiên Trung Quốc đặt chân đến khảo sát Hoàng Sa đã nhìn thấy ngôi miếu, trên
miếu có ghi “Hoàng Sa Tự của Việt Nam” nhưng không rõ có từ khi nào?
A. Vua Lý Thái Tổ

B. Vua Lê Thái Tổ

C. Vua Quan Trung

D. Vua Minh Mạng

Câu 22. Bằng những bằng chứng lịch sử cho thấy, Việt Nam đã xác định chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII, trong khi
Trung Quốc chỉ xác định sự quản lý hành chánh đối với hai quần đảo trên từ năm
1921, tức là sau Việt Nam:


A. hơn hai thế kỷ

B. hơn ba thế kỷ

C. hơn bốn thế kỷ


D. hơn năm thế kỷ

Câu 23. Bãi biển nào được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam?
A. Nha Trang – Khánh Hòa

B. Trà Cổ - Quảng Ninh

C. Sầm Sơn – Thanh Hóa

D. Cửa Lò – Nghệ An

Câu 24. Đảo lớn nhất trong hệ thống đảo của nước ta là:
A. Đảo Hoàng Sa

B. Đảo Trường Sa

C. Đảo Phú Quốc

D. Côn Đảo

Câu 25. Hãy điền từ còn thiếu vào câu khẩu hiệu của lực lượng hải quân Việt Nam:
“Đảo là nhà, … là quê hương”
A. Mẹ

B. Biển

C. Biển cả

D. Sóng biển


Câu 26. Đảo nào của nước ta được mệnh danh là “Hòn đảo ngọc”?
A. Côn Đảo

B. Trường Sa

C. Hoàng Sa

D. Phú Quốc

Câu 27. Bạn hãy cho biết Việt Nam hiện đã xác lập chủ quyền bao nhiêu đảo nổi và
đảo chìm ở quần đảo Trường Sa?
A. 21 đảo

B. 25 đảo

C. 30 đảo

D. 40 đảo

(Đáp án của các câu hỏi được in đậm)


×