Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phân tích tình hình tài chính Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (Mã chứng khoán ITA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.87 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở trường Đại học Lạc Hồng đến
nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô trong Khoa
và bạn bè.
Em xin gửi đến quý Thầy, Cô ở Khoa sau Đại Học – Trường Đại Học Lạc
Hồng với lòng biết ơn sâu sắc nhất, đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập tại trường. Và đặc
biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho em được tiếp cận với môn học rất hữu
ích cũng như đối với các học viên ngành quản trị kinh doanh đang theo học chương
trình sau đại học. Đó là môn học “Quản trị tài chính”. Em cũng xin chân thành cảm
ơn thầy TS. Ngô Quang Huân đã tận tâm hướng dẫn trong suốt quá trình học tập,
đã giúp em rút ra được nhiều về kiến thức môn quản trị tài chính...Tuy nhiên, bài
tiểu luận đã cố gắng hết sức có thể nhưng bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót nên mong
Thầy đóng góp thêm để bài làm được tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm
ơn Thầy!
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa sau đại học và thầy
TS. Ngô Quang Huân thật nhiều sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh
cao đẹp của mình để truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng!


LỜI NÓI ĐẦU
Tập đoàn Tân Tạo – ITA Group là một tập đoàn đầu tư, kinh doanh trong
và ngoài nước, chuyên đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp, khu dân cư đô thị và các ngành nghề khác.
Tiền thân là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo, thành lập từ năm
1996 đã đầu tư phát triển khu công nghiệp (KCN) tại quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí
Minh là KCN lớn nhất và thành công nhất của Tp. Hồ Chí Minh, liên tục là KCN
dẫn đầu cả nước trong suốt 10 năm qua, đến nay cơ bản đã hoàn thành đầu tư xây
dựng 442 ha tại KCN Tân Tạo và hiện đang tiến hành đầu tư phát triển quần thể
công nghiệp - dân cư - dịch vụ Tân Đức trên diện tích 1.159 ha tại huyện Đức Hòa,


tỉnh Long An.
Từ năm 2002, thành viên của Tập đoàn Tân Tạo đã mạnh dạn đầu tư sang
Hoa Kỳ và Sigapore; đầu tư nhiều khu nhà cao cấp ở thành phố Houston, Taxas –
Hoa Kỳ mang đến cơ hội lý tưởng cho người Việt Nam sở hữu hợp pháp bất động
sản tại Hoa Kỳ, được sinh sống trong các biệt thự kiến trúc đẹp, hiện đại, chất
lượng, tiện nghi, an ninh và môi trường sống tốt.
Là một trong những tập đoàn lớn mạnh và có uy tín nhất tại Việt Nam, cổ
phiếu của Công ty hứa hẹn sẽ trụ vững trên thị trường. Dưới đây là phân tích, đánh
giá cổ phiếu ITA của Công ty cổ phần đầu tư – công nghiệp Tân Tạo trên sàn Hose
dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của những năm gần đây.
Kết cấu tiểu luận gồm:
I. Giới thiệu Công ty Cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo
II. Phân tích môi trường kinh doanh
III. Phân tích doanh nghiệp
IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính và phân tích đòn bẩy
V. Phân tích định giá cổ phiếu và thiết lập danh mục đầu tư
VI. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại công ty
cổ phần đầu tư – công nghiệp Tân Tạo


I. Giới thiệu Công ty cổ phần đầu tư – công nghiệp Tân Tạo:
Tên Công ty: Công ty cổ phần đầu tư - công nghiệp Tân Tạo
Tên viết tắt: ITACO
Tên tiếng anh: TanTao Investment Industry Corporation
Địa chỉ trụ sỏ chính: KCN Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí
Minh
Vốn điều lệ: 5.608.299.000.000 đồng
Ngày niêm yết: 11/01/2006
Ngày chính thức giao dịch: 15/11/2006
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 560.833.241 cổ phiếu

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 560.253.243 cổ phiếu
Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông
Mã chứng khoán: ITA
Mã ISIN: VN000000ITA7
Mệnh giá cổ phiếu: 7.700 đồng (Bẩy ngàn bẩy trăm đồng)
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá: 5.608.299.000.000 đồng
1. Lĩnh vực kinh doanh:
- Đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN Tân Tạo;
- Đầu tư, xây dựng kinh doanh KCN, khu dân cư đô thị;
- Cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng;
- Cho thuê hoặc bán nhà xưởng do Công ty xây dựng trong KCN;
- Kinh doanh các dịch vụ trong KCN;
- Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ;
- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông;
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa và dịch vụ cho thuê kho bãi;
- Xây dựng các công trình điện đến 35 KV;


- Kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê)
- Dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ chuyển tệp điện tử, truy cập từ xa, dịch vụ truy cập
dữ liệu theo các phương pháp khác nhau.
2. Mặt hàng kinh doanh:
Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo là doanh nghiệp chuyên kinh
doanh cơ sở hạ tầng KCN. Sau khi được các cơ quan chức năng chấp thuận đầu tư
vào khu đất, Công ty tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và cho
thuê đất để các doanh nghiệp xây dựng nhà máy, nhà xưởng phục vụ sản xuất, các
dịch vụ trong KCN…
KCN Tân Tạo nằm dọc quốc lộ 1A, phía Tây Nam của Tp. Hồ Chí Minh
thuộc quận Bình Tân cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 12 km, cách cảng Sài Gòn
15 km. Đây là vị trí khá quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế của Tp. Hồ

Chí Minh, là đầu mối giao thông của khu vực và các tỉnh Miền Tây. Dự kiến khu
vực này sẽ phát triển thành Trung tâm công nghiệp và thương mại của thành phố.
Khu công nghiệp Tan Tạo bao gồm 2 khu: Khu hiện hữu và Khu mở rộng với tổng
diện tích theo thiết kế ban đầu là 443,25 ha.
Dự án KCN Tân Tạo hiện hữu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng
11/1996 với diện tích là 181 ha, vốn đầu tư là 500 tỷ đồng. Tính tới ngày
31/12/2006, diện tích đất và nhà xưởng tại KCN hiện hữu đã cho thuê như sau:
Diện tích đất cho thuê: 73,42 ha
Diện tích nhà xưởng cho thuê: 22,67 ha
Vốn đầu tư thu hút: 4.477.283 tỷ đồng và trên 122,671 triệu USD
Tiếp tục thành công của KCN hiện hữu, Công ty đầu tư dự án KCN Tân
Tạo mở rộng với vốn đầu tư là 900 tỷ đồng, tổng diện tích theo thiết kế là 262,25
ha sau đó điều chỉnh giảm làm hai khu tái định cư xuống còn lại 212,55 ha. Dự án
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2000. Tổng diện tích xây dựng
cơ sở hạ tầng theo quy hoạch khoảng 65% tổng diện tích được giao.
Giá thuê đất tại KCN Tân Tạo khoảng 80 – 100 USD/m2/45 năm. Giá thuê
mua nhà xưởng tiêu chuẩn khu hiện hữu khoảng 3,2 – 3,8 USD/m2/tháng. Giá thuê


mua nhà xưởng tiêu chuẩn khu mở rộng là 3,2-3,6 USD/m2/tháng trả hàng tháng
trong thời gian 10 năm. Giá thuê mua phần văn phòng là 4 USD/m2/tháng trả hàng
tháng trong thời gian 10 năm.
KCN Tân Tạo là KCN đầu tiên của Tp. Hồ Chí Minh được cung cấp từ hệ
thống nước máy của thành phố và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh
nghiệp trong KCN Tân Tạo.
Công ty thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đáp ứng đầy đủ và nhanh
chóng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước cho các nhà đầu tư. Hệ thống
giao thông được quy hoạch, xây dựng hoàn chỉnh với trọng tải lớn và nối liền trực
tiếp với Quốc lộ 1A. KCN có cảng cạn ICD và kho ngoại quan được Thủ tướng
Chính phủ cho phép thành lập điểm thông quan nội địa tại đây, các doanh nghiệp

được làm thủ tục hải quan tại KCN sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí.
KCN đã đầu tư trạm xử lý nước thải vận hành tốt. Phí xử lý nước thải 0,2
USD/m3 (bằng 80% lượng nước tiêu thụ) trả từng tháng.
Trong khu công nghiệp, Công ty đã xây dựng trạm y tế và nâng cấp lên
thành Phòng khám đa khoa để phục vụ cho các khách hàng trong khu công nghiệp.
3. Thị trường kinh doanh:
Tân Tạo nhắm đến một nhóm khách hàng riêng biệt: Các Công ty trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài. Công ty xác định đó là những khách hàng tiềm
năng để tập trung tiếp thị và vận động thu hút đầu tư vào KCN.
Công ty thường trao đổi với các doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Tân Tạo
nhằm hỗ trợ các vấn đề phát sinh liên quan, nắm bắt các nhu cầu của các doanh
nghiệp đã đầu tư vào KCN cần mở rộng thêm nhà xưởng hoặc thuê thêm đất với
phương thức thanh toán linh hoạt và nhiều chính sách ưu đãi.
Công ty thường xuyên tiếp cận và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp
tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu mở rộng sản xuất của các KCN và gửi thư chào dịch
vụ cho doanh nghiệp. Ban lãnh đạo Công ty trực tiếp tiếp cận với các khách hàng
có vốn đầu tư nước ngoài; bộ phận marketing hỗ trợ Ban lãnh đạo thực hiện các
công việc mở rộng thị trường, trao đổi với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm
năng.


II. Phân tích môi trường kinh doanh:
1. Môi trường kinh tế vĩ mô:
So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có nền kinh tế non trẻ
với trên 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Các nhà máy công nghiệp tập
trung rải rác với công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.
Ngay trong thời gian đầu đi vào hoạt động, KCN đã thu hút được 87 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 544 triệu USD chiếm
khoảng 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và gấp hơn 1,6 lần
so với cùng kỳ năm ngoái. Về tình hình tắng vốn 4 tháng đầu năm 2006, có 73 dự

án đầu tư nước ngoài tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 325 triệu
USD, chiếm khoảng 50% số vốn tăng thêm của cả nước.
Tính đến nay, KCN đã thu hút được khoảng 4.650 dự án đầu tư (gồm 2.207
dự án đầu tư nước ngoài và 2.443 dự án đầu tư trong nước) với tổng số vốn đầu tư
tăng đạt khoảng 17.688 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và trên 113.000 tỷ đồng vốn
đầu tư trong nước. Trong đó có gần 2.800 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và
khoảng 800 dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng. tỷ lệ lấp đầy diện tích đất
công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt 53%, riêng các KCN đã
vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy 73%. Các doanh nghiệp trong KCN hiện giải quyết việc
làm cho khoảng 860.000 lao động trực tiếp và 2.000.000 lao động gián tiếp.
Nghi quyết 11/1997/QH10 ngày 12/12/1997 về Luật khu công nghiệp được
ban hành và Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1144/TTg ngày 29/12/1997
về thành lập Ban soạn thảo Luật khu công nghiệp. Đề án điều chỉnh quy hoạch phát
triển KCN thời kỳ 2005 – 2020 làm cơ sở cho các địa phương chủ động xây dựng
và phát triển các KCN trên địa bàn, hình thành và quản lý hoạt động của các KCN
trên phạm vi cả nước một cách đồng bộ và hiệu quả hơn nếu sớm được thông qua
sẽ tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển.
Bên cạnh đó cơ chế hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc
trong các KCN nhanh chóng giải quyết khó khăn về nhà ở và điều kiện sinh hoạt
của công nhân làm việc trong các KCN ngày càng trở nên bức xúc.


Theo định hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu: Tập
trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện
có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoàn chỉnh các KCN tập
trung, phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt.
2. Môi trường cạnh tranh:
Các khu công nghiệp, khu chế xuất giữ một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Các khu công nghiệp hình
thành nhằm giải quyết những nhiệm vụ kinh tế đối ngoại cũng như các nhiệm vụ

chung của đất nước. Sự ra đời các loại mô hình KCN là kết quả cũng như đổi thay
quan trọng diễn ra trong nền kinh tế mỗi nước và nền kinh tế thế giới vào những
thập kỷ gần đây.
III. Phân tích doanh nghiệp
Phân tích SWOT:
Điểm mạnh:
1. Công ty hoạt động trong lĩnh vực có rào cản gia nhập tương đối lớn.
2. Các dự án lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và khu công ngiệp luôn là những
dự án không phải bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng có thể thực hiện được.
3. Tính phức tạp và nguồn vốn đầu tư lớn chính là hạn chế với nhiều nhà
đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Khi dự án đã được hình thành và được triển khai thành công doanh
nghiệp đã có một lợi thế mà các công ty khác khó có thể cạnh tranh nổi.
5. Có danh tiếng tốt trên thị trường bất động sản cũng như được sự tín
nhiệm cảu khách hàng trong nhiều năm liền.
6. Gói sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng với chất lượng và uy tín về các thủ tục
pháp lý.
7. Quỹ đất lớn, quy hoạch và quỹ đất được chính quyền quận Bình Tân
giao cho và có quyết định giao đất của Chính phủ.
8. Có hệ thống quản lý chất lượng tốt, do đó chính sách công ty rõ ràng, hệ
thống, mục tiêu cụ thể.


9. Khả năng quản lý chi phí của các bộ phận tốt, do đó đem lại lợi nhuận
cho Công ty cao.
10. Công ty có đội ngũ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm và sáng tạo
cùng với sự hiểu biết rộng rãi và tâm huyết với sự phát triển Công ty.
Điểm yếu:
1. Chi phí đền bù của KCN cao hơn các khu vực khác trên địa bàn, chi phí
đầu tư cơ sở hạ tầng cao do nền địa chất yếu.

2. Còn nhiều sản phẩm dở dang, tiến độ công trình còn chậm do ảnh hưởng
bởi tiến độ thu hồi đất.
3. Giá cho thuê cao hơn so các KCN khác trong khu vực và cả thành phố
Do mật độ diện tích đất công nghiệp cho thuê chỉ chiếm hơn 50% diện tích đất tự
nhiên phần còn lại là đường giao thông, cây xanh mật độ này thấp hơn so với các
khu khác. Do vậy, ảnh hướng lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty.
4. Trình độ nhân viên chưa đồng đều, chưa sâu vào các nghiệp vụ chính.
5. Các thủ tục pháp lý còn phức tạp, chưa rõ ràng.
Cơ hội:
1. Thị trường bất động sản đang dần khôi phục lại sau một thời gian dài
đóng băng và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009
2. Thành phố Hồ Chí Minh có chính sách di dời , các cơ sở sản xuất kinh
doanh gây ô nhiễm trong nội thành phải di dời trụ sở sản xuất ra ngoại thành đặc
biệt là các KCN tập trung.
3. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN tập trung
nhằm bảo vệ môi trường bằng các chính sách ưu đãi như: thuế, vay vốn, được bù
lãi suất đầu tư theo chương trình kích cầu, được quyền sử dụng đất tại các nhà máy
cũ vào mục đích sinh lợi khác cao hơn…tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh
doanh của các KCN. Tân Tạo được xem là nơi có vị trí thuận lợi nên dễ dàng thu
hút doanh nghiệp đến thuê đất để đầu tư đổi mới thiết bị phát triển sản xuất kinh
doanh.


4. Nhu cầu về mua nhà, căn hộ từ thấp, trung bình đến cao cấp ở Việt Nam
đều đang gia tăng.
5. Phân khúc thị trường bất động sản có xu hướng tăng.
6. Kiều hối ở các nước gửi về Việt Nam đang tăng lêm dẫn đến nhu cầu
nhà ở cho phân khúc thị trường mới tăng lên.
7. Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế và khu vực đã thu hút vốn
đầu tư từ các quốc gia khác. Nên nhu cầu về đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh

xây dựng nhà xưởng và văn phòng tăng vọt.
8. Tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng GDP, tốc độ công nghiệp hóa tại thành
phố Hồ Chí Minh tăng nhanh .
9. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một điều kiện thuận lợi
với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lúc nền kinh tế toàn cầu xuống dốc của
(Công ty theo Giấy ưu đãi đầu tư số 1969/UB-CNN do Ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 12/4/2004 và Giấy ưu đãi đầu tư số 3474/GCN-UBKT ngày
19/7/1997 cho KCN Tân Tạo hiện hữu).
10. Pháp luật ngày càng hoàn thiện và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
thị trường bất động sản như: khung giá đất, phương pháp định giá đất để bình ổn thị
trường bất động sản…
Thách thức:
1. Môi trường cạnh tranh ngành ngày càng gắt gao.
2. Rào cản gia nhập ngành không mấy khó khăn trong điều kiện kinh tế
hiện nay, thị trường đang cần nguồn cung dồi dào cho phân khúc khách hàng mới,
dẫn đến số lượng đối thủ gia nhập ngành ngày một gia tăng.
3. Các quy định mới về thu tiền sử dụng đất và các chi phí khác của Chính
phủ đang ngày càng chi tiết và được đánh giá là có tăng. Do vậy việc tăng giá sản
phẩm là điều không tránh khỏi.
4. Quy định về bảo trì nhà cao tầng làm rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư.
Tuy không làm tăng giá sản phẩm nhưng gián tiếp làm tăng chi phí cho khách hàng
tạo nên tâm lý e ngại của khách hàng.


5. Các doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ về số lượng có tính cạnh
tranh cục bộ với hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư - công nghiệp Tân Tạo trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguy cơ thị trường bị thu hẹp do các nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm
thị trường lớn trong việc khai thác các dự án lớn như cao ốc văn phòng, trung tâm
thương mại… và đưa nhà đầu tư trong nước vào các phân khúc vừa và nhỏ.

7. Phân khúc căn hộ để bán hầu như trầm lắng, tâm lý khách mua hàng thì
chờ giảm giá thêm, còn chủ đầu tư thì ê ngại tung ra sản phẩm mới.
8. Mô hình khu công nghiệp đang được hình thành khá rầm rộ ở các địa
phương trên cả nước nói chung và các vùng lân cận nói riêng điều này làm cho việc
thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ngày càng khó khăn.
9. Một số nhà đầu tư trong nước đã liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài
để tăng lợi thế cạnh tranh về vốn và công nghệ, đây cũng là nguy cơ cho Công ty
cổ phần đầu tư - công nghiệp Tân Tạo.
IV. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tỷ số tài chính
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản

Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
Thanh toán hiện hành
Thanh toán nhanh
Thanh toán nợ ngắn hạn
Vòng quay Tổng tài sản
Vòng quay tài sản ngắn hạn
Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay Hàng tồn kho
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
thuần
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
(ROA)
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
(ROE)

Năm
2012
52%
48%
41%
70%
59%
262%
118%
2%
0%
1%

1%
-4%

Năm
2011
45%
55%
35%
55%
65%
205%
71%
3%
4%
9%
6%
8%

Năm
Năm
2010
2009
42% 45%
58% 55%
36% 30%
55% 43%
64% 70%
240% 328%
114% 142%
4% 11%

31% 19%
71% 50%
46% 25%
105% 67%

54%

24%

31%

43%

92%

20%

27%

36%

0%

1%

8%

7%

1%


1%

13%

9%


4.1.


Phân tích khả năng thanh toán
4.1.1 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản ngắn hạn có đủ trang

trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn hay không?


Công thức:

Tỷ số thanh
toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

=

Chỉ tiêu


Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2009

Tỷ số thanh toán hiện hành

262%

205%

240%

328%



Trong đó: Tài sản ngắn hạn bao gồm:
+ Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
+ Hàng tồn kho
+ Khoản phải thu
+ Tài sản ngắn hạn khác



Ý nghĩa:
+ Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn cho biết, một đồng nợ ngắn hạn sẽ lấy bao

nhiêu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Năm 2009, cứ 100 đồng nợ
ngắn hạn sẽ lấy 328 đồng tài sản ngắn hạn và năm2010, 2011, 2012 tương
tự cứ 100 đồng đồng nợ ngắn hạn sẽ lấy 240, 205 và 262 đồng tài sản
ngắn hạn.
+ Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm lớn hơn 1, điều này cho thấy
tình hình tài chính của doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đủ khả năng chi trả
trong tình huống nợ đáo hạn. Qua các năm tỷ số thanh toán hiện thời đều
lớn hơn 1 cho thấy tình hình hoạt động tài chính đảm bảo khả năng thanh
toán rất tốt.
4.1.1.1 Phân tích khả năng thanh toán nhanh


 Trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, hàng tồn kho có tính thanh khoản
chậm nên để đánh được tính thanh khoản nhanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp
phải loại trừ hàng tồn kho ra. Tài sản nhanh là tại sản có khả năng chuyển đổi
nhanh thành tiền mặt.
 Công thức:
Tỷ số
thanh toán nhanh

Chỉ tiêu
Tỷ lệ thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

=

Năm 2012
118%


Năm 2011
71%

Năm 2010
114%

Năm 2009
142%

 Ý nghĩa:
+ Tỷ số thanh toán nhanh cho biết, một đồng nợ ngắn hạn sẽ lấy bao nhiêu
tài sản nhanh của doanh nghiệp. Qua năm 2009, 2010, 2011, 2012 cho
thấy cứ 100 đồng nợ ngắn hạn sẽ lấy đi 142, 114, 71,118 đồng tài sản
ngắn hạn loại trừ hàng tồn kho.
+ Qua các năm tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1, điều này cho thấy
tình hình tài chính của doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đủ khả năng chi trả
trong tình huống nợ đáo hạn. Nhưng riêng năm 2011, công ty có tính
thanh khoản nợ thấp, không có khả năng thánh toán nợ ngắn hạn.
4.2 Phân tích về hiệu quả hoạt động
4.2.1 Tỷ số hoạt động hàng tồn kho
 Để đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, người ta sử
dụng chỉ tiêu về hoạt động hàng tồn kho.
 Vòng quay hàng tồn kho:

Chỉ tiêu
Vòng quay tồn kho

Vòng quay
hàng tồn kho


Năm 2012
-4%

=

Năm 2011
8%

Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho

Năm 2010
105%

Năm 2009
67%


 Ý nghĩa:
+ So với trung bình ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho chậm, điều này cho
thấy doanh nghiệp bị ứ đọng vốn dưới dạng hàng tồn kho nhiều, tính
thanh khoản nhanh kém. Do đó, doanh nghiệp phải cải thiện chính sách
bán hàng để giảm thiểu hàng tồn kho và khả năng thanh khoản của doanh
nghiệp cải thiện hơn.
+ Nếu vòng quay hàng tồn kho nhanh, cho thấy chính sách bán hàng tốt, khả
năng quay vốn của doanh nghiệp được quay vòng liên tục. Từ đó, khả
năng thanh khoản của doanh nghiệp luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, vòng
quay hàng tồn kho quá nhanh điều này không kích thích người tiêu dùng
mua hàng, vì doanh nghiệp không có chính sách khuyến khích người tiêu

dùng mua như chính sách bán chịu, bán trả góp…Theo bảng phân tích
trên cho thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp rất nhanh điều
này cho biết chính sách bán hàng của doanh nghiệp tốt. Đặc biệt là năm
2011 vòng quay rất nhanh 0,08 lần, tuy nhiên doanh nghiệp cần xem xét
lại vòng quay nhanh có thể khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu
tiêu dùng của khách hàng không kịp thời, doanh nghiệp cần một lượng dự
trữ thích hợp để đáp ứng nhu cầu kịp thời nếu có
+ Riêng năm 2012, vòng quay hàng tồn kho bị âm có nghĩa là do hàng bán
trả lại của doanh nghiệp quá lớn nên doanh thu thuần bị âm.
4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
 Kỳ thu tiền bình quân cho biết, khoản phải thu của doanh nghiệp phải mất
bao nhiêu ngày. Nếu kỳ thu tiền bình quân quá cao so với trung bình ngành thì cho
thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Khả năng xoay vòng vốn của doanh nghiệp
bị chậm.
 Công thức:
Kì thu tiền
bình quân

Chỉ tiêu

=

Năm 2012

Khoản phải thu *360
Doanh thu

Năm 2011

Năm 2010


Năm 2009


Kỳ thu tiền bình quân

3171

369

462

108

 Qua các năm ta thấy năm 2012 doanh nghiệp có chính sách bán chịu cho
khách hàng nhiều hơn. Số ngày thu tiền của khách hàng cao hơn so với năm 2010
và 2011. Điều này cho thấy sau khi bán hàng xong thì sau 3171 ngày (8,8 năm) mới
thu tiền của khách hàng. Tuy nhiên, thời gian thu tiền của khách hàng quá lâu điều
này cho biết doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn sẽ dễ dàng khách hàng
không có khả năng chi trả, rủi ro cao. Vì thế doanh nghiệp cần phải giảm kỳ thu
tiền bình quân xuống theo trung bình ngành. Kì thu tiền bình quân cũng do đặc thù
của ngành sản xuất.
4.2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản
 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản cho thấy, cứ 100 đồng tổng tài sản thì
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt điều này cho
thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình rất hiệu quả.
 Công thức:

Chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng tổng tài sản


=

Doanh thu ròng
Tổng tài sản

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

0,77%

54,04%

Năm 2010 Năm 2009
32,55%

22,06%

 Qua các năm hoạt động cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản để tạo ra
doanh thu ròng thì năm 2011 là hiệu quả nhất so với năm 2009,2010 và 2012. Cứ
100 đồng tài sản thì tạo ra 54,04 đồng lợi nhuận. Qua 3 năm thì tỷ số này hoạt động
hiệu quả có xu hướng tăng dần. Nhưng riêng năm 2012 thì hiệu quả sử dụng tổng
tài sản rất kém. Theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm thì doanh
thu ròng giảm dần, nguyên nhân do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ có khoản giảm trừ doanh thu rất lớn tăng hàng năm nên làm giảm hiệu quả sử

dụng tổng tài sản. Vì thế doanh nghiệp cần chú trọng chất lượng sản phẩm đề giảm
thiểu các khoản giảm trừ này.
4.3 Nhóm về cơ cấu tài chính
4.3.1 Tỷ số nợ


 Khi nhìn vào tỷ số này, giúp người đọc báo cáo tài chính biết được doanh
nghiệp sẽ tài trợ vốn bên ngoài bao nhiêu phần trăm và bao nhiêu phần trăm vốn tự
có. Nếu doanh nghiệp tài trợ vốn bên ngoài nhiều thì rủi ro tài chính của doanh
nghiệp cao nhưng bù lại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao và ngược lại nếu
tài trợ bên ngoài ít thì rủi ro tài chính thấp.
 Công thức:

Chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ/tổng tài sản

Tỷ số
nợ

Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

=

Năm 2012
41%

Năm 2011
35%


Năm 2010
36%

Năm 2009
30%

 Qua các năm thì doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ nợ phải trả ở năm 2012
là cao nhất 41% là vốn tự có và 59% là vốn tài trợ bên ngoài. Vì thế rủi ro tài chính
của doanh nghiệp trong năm 2012 cao hơn so với năm 2010 và 2011, tuy nhiên việc
tài trợ nguồn vốn bên ngoài là tùy thuộc vào từng doanh nghiệp do đó doanh
nghiệp làm sao để sử dụng tốt nguồn tài trợ này là được nhưng bù lại tỷ suất sinh
lời trên vốn chủ sở hữu cao. Điều này thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu của doanh
nghiệp nhiều hơn.
4.3.2 Khả năng thanh toán lãi vay
 Khi người đọc nhìn vào chỉ số này có thể đánh giá được khả năng thanh toán
lãi vay của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này nhỏ hơn một, điều này cho biết lợi nhuận
trước lãi trước thuế (EBIT) của doanh nghiệp làm ra không đủ để thanh toán lãi
vay. Và ngược lại, nếu chỉ số này lớn hơn một doanh nghiệp đủ khả năng để thanh
toán lãi vay khi đến kì đáo hạn.
 Công thức:
Khả năng thanh toán
lãi vay

Chỉ tiêu
Tỷ lệ thanh toán lãi vay

EBIT
Lãi vay (I)

=


Năm 2012
1,52

Năm
2011
2,81

Năm 2010

Năm 2009

18,44

20,69


 Qua 4 năm thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp điều đảm bảo
nhưng khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp giảm rất nhanh chóng, cứ 100
đồng lãi vay thì lấy bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi trước thuế (EBIT). Năm
2012 doanh nghiệp đi vay nhiều, trả lãi cao hơn so với năm 2011, 2010 và năm
2009. Điều này kích thích đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nhưng bù lại rủi ro
cao hơn.
4.4 Nhóm chỉ số sinh lời
4.4.1 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở
để tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể là, nếu có 100 đồng vốn chủ sở
hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông. Chỉ số này là thước đo chính
xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này
thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên

thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
 Công thức:
ROE

=

Chỉ tiêu
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn tổng sở hữu

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
1%

1%

13%

Năm 2009
9%

 Thông qua bảng tính toán các năm tỷ lệ ROE càng giảm dần chứng tỏ công ty
chưa sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa doanh nghiệp đã không cân
đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh
tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE
thấp nên các cổ phiếu không hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
o ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản
vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận

tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.


o ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay
ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để
có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay
không.
4.4.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của
công ty, cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi sau thuế được tạo ra từ
tài sản.
 Công thức:
ROA

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

=

Chỉ tiêu
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản

Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
0%

1%

8%


Năm 2009
7%

 Thông qua bảng tính toán các năm tỷ lệ ROA càng giảm dần chứng tỏ công ty
chưa sử dụng hiệu quả đồng vốn tổng tài sản
 Để cải thiện chỉ số này, doanh nghiệp cần phải cắt giảm chi phí đến mức tối
thiểu và bán bớt tài sản cố định không cần thiết vừa giúp tăng lợi nhuận sau thuế và
giảm giá trị tổng tài sản.
4.4.3 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Doanh nghiệp nào có tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần cao hơn chứng tỏ
doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh
tranh của nó.

 Công thức:
ROS

=

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần


Chỉ tiêu
Doanh lợi ròng


Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

0,4328
0,0147
0,23

Năm 2009
26,91

Doanh lợi ròng hàng năm của doanh nghiệp giảm, chứng tỏ doanh nghiệp

chưa kiểm soát được chi phí. Ba năm liền giảm một cách nhanh chóng, chứng tỏ
doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp so với đối
thủ cạnh tranh. Vì chi phí cao, giá thành cao và giá bán cao nên khả năng cạnh
tranh thấp, thị trường tiêu thụ giảm, hoạt động kinh doanh giảm sút có nguy cơ phá
sản.
MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z

Z 1,2 X 1  1,4 X 2  3,3 X 3  0,64 X 4  0,999 X 5
Yếu tố
X1 

TSNH
TS

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2009


0,5249

0,4447

0,423

0,4475

X2 

LNGL
TS

0,0024

0,0072

0,0731

0,0582

X3 

EBIT
TS

0,0083

0,1204


0,0467

0,0324

0,5887

0,6463

0,6426

0,6984

0,0036

0,0410

0,2792

0,1664

1,0410

1,6312

1,4542

1,3716

X4 


X5 

VCSH
NPT

DT
TS

Z
Nhận xét

- Theo cách tính toán chỉ số Z trong 4 năm thì doanh nghiệp nằm trong vùng
cảnh báo có nguy cơ phá sản cao vì chỉ số qua các năm Z < 1,8
PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY
Đòn cân

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2009


EBIT+F
EBIT
EBIT
DFL

EBIT-I
DTL DOLxDFL

DOL

2,0253

1,5637

1,0974

1,1177

4,7777

2,1601

1,0562

1,5803

9,6763

3,3777

1,1591

1,7663

Trong năm 2012, doanh nghiệp sử dụng đòn cân định phí và đòn cân tài chính

rất lớn so với các năm còn lại vì thế rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính lớn hơn
trong các năm vừa qua. Đặc biệt năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn đã làm cho
công ty có nhiều rủi ro rất về doanh thu và lợi nhuận trước lãi trước và thu nhập của
cổ đông. Do đó, trong những năm tới doanh nghiệp cần kiểm soát đòn cân cho
thích hợp để giảm thiểu rủi ro ở mức an toàn nhất.
PHẦN V: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ
Thông tin giá cổ phiếu vào ngày 27/06/2013. Đơn vị tính: 1000 đồng.


Giá tham chiếu 6.7



Giá mở cửa 6.8



Giá cao nhất 7.0



Giá thấp nhất 6.8



Giá đóng cửa 7.0



Khối lượng 2,114,710




GD ròng NĐTNN 13,900



Room NN còn lại 62.7 (%)



EPS cơ bản (nghìn đồng): 0.03



EPS pha loãng (nghìn đồng): 0.03



P/E : 203.49



Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng): 12.54



Hệ số beta: 1.60




KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 5,123,953



KLCP đang niêm yết: 560,833,241




KLCP đang lưu hành: 562,252,867



Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):3,935.77



Tỷ lệ chi trả cổ tức 30%.



ROE = 0,03%

Lãi suất chiết khấu:

0,03
0,45%
7
1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng tiền


Kết Quả Kinh Doanh

r 0,03% x (1  30%) 

8,655

Q3
Q2
Q1
2012
2012
2012
207,382
35,160 34,712
232,952
158,416
30,509 17,294
287,974
48,966 55,022 4,651 17,417

27,166

36,229

23,815

26,855

35,877


24,580

323

74

122

50,777 14,431
49,72 14,28
7
9
990
210

14,239

8,691

6,298

22,646 18,611

-25,472

14,293

32,717


751

1,721

1,806

-24,755

16,014

34,447

N/A

N/A

N/A

N/A

601

33

-61

487

-411


49

33

-61

487

-411

650

2,046

1,313

10,929

1,011

4,709

Q1 2013

Doanh Thu Thuần

-6,764

Giá Vốn Hàng Bán


-15,420

Lợi Nhuận Gộp
Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí
lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN
Lợi ích của cổ đông
thiểu số
Tổng Chi phí lợi
nhuận
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

NPV
EPS
P

Q4
2012


19,718,340,889.41
35.07
7000 + 35,07 =
7.035

68,156
-1,091
17,638

3,828
1,496
5,358


THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ
 CHỌN DANH MỤC GỒM HAI CỔ PHIẾU: ITA VÀ PXL
Tỷ lệ vốn đầu tư vào CP
Cổ phiếu ITA
Giá
Tháng
CP
TSSL
03/06/2013
7.7 -

50.0%
Cổ phiếu PXL
Giá CP
TSSL

3.4 -

Rpt

02/05/2013

6.2 21.67% (0.218)

2.8

-19.42%

-20,54%

01/04/2013

7 12.14% 0.120

3.6

25.13%

18.63%

01/03/2013

7.9 12.10% 0.119

4.1


13.01%

12.55%

01/02/2013

8.7

3.9

-5.00%

2.32%

3.4

-13.72%

-35.56%

03/12/2012

9.65% 0.095
4.9 57.41% (0.576)
3.9 22.83% (0.230)

2.6

-26.83%


-24.83%

01/11/2012

4.1

5.00% 0.048

2.9

10.92%

7.96%

01/10/2012

4.3

4.76% 0.046

2.9

0.00%

2.38%

04/09/2012

5.9 31.63% 0.315


3.8

27.03%

29.33%

01/08/2012

6.7 12.72% 0.125

4.1

7.60%

10.16%

02/07/2012

6.7

0.00% (0.002)

4.4

7.06%

3.53%

01/06/2012


7.4

9.94% 0.098

5.1

14.76%

12.35%

02/05/2012

9.1 20.68% 0.205

6

16.25%

18.47%

03/04/2012

5.3

-12.41%

-8.45%

4.9


-7.85%

-11.34%

01/02/2012

8.7 -4.50% (0.047)
7.5 14.84% (0.150)
5.7 27.44% (0.276)

3.5

-33.65%

-30.55%

03/01/2012

5.2 -9.18% (0.093)

3.6

2.82%

-3.18%

01/12/2011

5.6


7.41% 0.072

4.1

13.01%

10.21%

01/11/2011
03/10/2011

7.3 26.51% 0.263
7.3 0.00%

5.4
6.4

27.54%
16.99%

27.03%
8.49%

02/01/2013

01/03/2012


(0.002)
01/09/2011

01/08/2011
02/07/2011

8.3 12.84% 0.127
7.4 11.48% (0.116)
8

Trung vị hàng
tháng
Phương sai hàng
tháng
Độ lệch chuẩn
hàng tháng
Trung vị hàng
năm
Phương sai hàng
năm
Độ lệch chuẩn hàng
năm

7.80% 0.076

0.17%

4.7

-30.87%

-9.02%


4.1

-13.66%

-12.57%

4.8

15.76%

11.78%

1.50% trung vị
Phương
3.74% 3.24% sai
Độ lệch
19.34% 18.01% chuẩn

0.83%
2.94%
Hệ số tương
17.15% quan

1.99% 17.99%
44.88
% 38.91%
66.99% 62.38%

Hiệp phương sai
Hệ số tương quan


0.02390
0.686371


VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn là động lực
kích thích doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để phát huy tối đa tiềm năng của mìn
nhằm đạt hiệu quả cao. Do đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
1.1.Tăng doanh thu:
* Chất lượng sản phẩm (cổ phiếu):
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám
sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra - giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ
phận phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác
quản lý điều hành và cải tiến liên tục.
* Đẩy mạnh công tác mở rộng thị phần:
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện
pháp giảm giá hàng bán và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước
phát triển và mở rộng thị phần đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới.
Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban
lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi – cải thiện công tác quản lý – công nghệ kịp
thời duy trì lợi thế cạnh tranh.


Đa dạng hóa sản phẩm (cổ phiếu) trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình về
khảo sát thị trường, kiểm soát các hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu phù hợp với
nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang lại hiệu quả cho công ty.
Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm những cơ hội thương thông qua mạng

internet, báo chí, trực tiếp khảo sát thị trường.
1.2. Giảm chi phí:
 Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận với mục
tiêu giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
 Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các biện pháp tiết giảm định mức.
Kiểm soát chi phí cho từng tổ , bộ phận, nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và loại bỏ
các lãng phí phát sinh trong quá trình kinh doanh.
 Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân và
bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình.
2. Quản lý các khoản phải thu:
Công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm được
điều đó, công ty phải thực hiện một số giải pháp sau:


Đánh giá các chính sách bán chịu trong công ty để tìm ra chính sách
bán chịu hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với rủi ro thấp
nhất.



Cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán
giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tài
chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán với khối lượng lớn,
khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu
kém thì không nên bán chịu.



Cần đôn đốc theo dõi công nợ và thu nợ.




Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa,
chiếm dụng vốn của công ty.

3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý:
Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể. Tạo điều kiện để đội
ngũ cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để phát huy khả năng
và hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả, công ty cần khuyến


khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi
bật trong quản lý cũng như trong kinh doanh bán hàng (cổ phiếu).

KẾT BÀI
Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệpđòi hỏi phải nhìn nhận
từ tổng thể đến chi tiết của vấn đề mới có thể tổng hợp được các thông tin và thấy
được thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, đồng thời có thể trả lời được
những câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp về mức độ sinh
lời, sự vướng mắc và tiềm lực của doanh nghiệp.
Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị quan tâm đúng mức đến công
tác phân tích tài chính thì họ sẽ cú quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội thành
đạt trong kinh doanh. Phân tích tài chính là yêu cầu không thể thiếu đối với nhà
quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra
quyết định kinh tế. Nó là cơ sở cho nhà quản lý lập kế hoạch tài chính trong tương
lai và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
PHỤ LỤC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY PXL
“PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ CÁC CÔNG TY CON”
“Mã chứng khoán: PXL’’

PHẦN I: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
4.5 Phân tích khả năng thanh toán
4.5.1 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời


Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản ngắn hạn có đủ trang

trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn hay không?


Công thức:

Tỷ số thanh
toán hiện hành

Chỉ tiêu
Tỷ số thanh toán
hiện hành

Năm 2010
2.38

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Năm 2011
2.50


Năm 2012
2.69


×