Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.06 KB, 10 trang )

Bài 9.3. A (thương nhân VN, có trụ sở tại TP Đà Nẵng) cùng B (thương
nhân Campuchia) cùng nhau xác lập hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch từ
VN sang Campuchia. Tranh chấp xảy ra khi B không thực hiện đúng nghĩa vụ
theo hợp đồng. Biết rằng, trong hợp đồng không có điều khoản về luật áp
dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp
a)

A muốn kiện B ra Tòa án Việt Nam, TA VN có thẩm quyền giải quyết không?
Nếu có thẩm quyền thì đó là tòa án nào?

-

Trước hết, tranh chấp giữa A và B là tranh chấp thương mại quốc tế. Điều này được
thể hiện qua những điểm sau:
+ Đây là một tranh chấp thương mại: căn cứ theo K1 Đ30 BLTTDS 2015
tranh chấp trong trường hợp này là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh thương mại giữa hai thương nhân A và B.

Hợp đồng được ký kết giữa A

và B là hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch từ VN sang Campuchia và có mục đích
lợi nhuận.
+ Đây là tranh chấp quốc tế: căn cứ điểm a K2 Đ464 BLTTDS 2015 về vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài có quy định trường hợp “có ít nhất một trong các
bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài”. Theo đề bài A là thương
nhân VN và B là thương nhân Campuchia do đó tranh chấp này là tranh chấp quốc
tế.


Việc xác định được tranh chấp này là tranh chấp thương mại quốc tế nhằm mục
đích đưa ra được phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế một cách



-

hợp lý nhất
Trong hợp đồng các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng và cơ quan giải quyết
tranh chấp. Mà tranh chấp xảy ra giữa A và B thuộc thẩm quyền giải quyết chung


của TA VN trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Đ469 BLTTDS
2015).
+ Cụ thể là trường hợp “vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư
trú tại Việt Nam”
+ Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền chung của TAVN, các bên có thể
đệ đơn ra TAVN hoặc TA nước ngoài.


Trong TH này A đệ đơn lên TAVN và trước đó vụ việc chưa được thụ lý giải quyết

-

bởi tòa án nước ngoài. Nên TAVN có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
+ Vì Đ35 BLTTSD về thẩm quyền của TAND cấp huyện có K3 quy định như
sau “Những tranh chấp yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan
đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”

Trường hợp đề bài đưa ra thuộc vào khoản 1 Điều 35 BLTTDS và có đương
sự ở nước ngoài. Đồng thời cũng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 35 BLTTDS
+ Mà điểm c K1 Đ37 BLTTDS 2015 quy định về việc TAND cấp tỉnh có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với “tranh chấp, yêu cầu quy định
tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật này”




Do đó, tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh, cụ thể là
TAND thành phố Đà Nẵng

b)

Nếu B muốn giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, thì các bên cần phải
làm gì? Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa A và B là luật nào?
-

Tranh chấp trong trường hợp này là tranh chấp phát sinh từ hoạt động
thương mại ( theo ý a) nên thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 LTTTM

-> Vì vậy B có thể giải quyết tranh chấp này theo thủ tục trọng tài, song để
có thể áp dụng thì các bên cần phải làm :
+ Theo Khoản 1 Điều 5 LTTTM 2010 quy định:
“1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận
trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp”
=>Sau khi xảy ra tranh chấp, A và B cần phải lập thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận đó phải được tuân theo đúng hình thức thỏa thuận trọng tài quy định
tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010:
“1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình
thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax,
telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;


b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản
giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền
ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa
thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương
tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn
tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.”
-

Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa A và B

Theo Khoản 2 Điều 14 Luật trọng tài thương mại quy định về Luật áp
dụng giải quyết tranh chấp:
“2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng
pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp
dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài
cho là phù hợp nhất”



Khi đó luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa A và B sẽ là:

+ Nếu A và B thỏa thuận với nhau về luật áp dụng trong thỏa thuận trọng
tài thì Luật áp dụng sẽ là luật do các bên lựa chon.
+ Nếu A và B không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài sẽ
quyết định dựa vào pháp luật mà hội đồng trọng tài cho là đúng nhất.


c)

Nếu B muốn kiện A ra tòa án Campuchia, còn A muốn kiện B ra tòa án VN, thì
TA nào có thẩm quyền giải quyết?
Vì việc tranh chấp giữa A và B thuộc thẩm quyền chung của TAVN nên thẩm

-

quyền giải quyết tranh chấp có thể do TAVN hoặc TA Campuchia giải quyết.
TH1. Tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng của TA campuchia-> TA Campuchia có
thẩm quyền giải quyết
Theo điểm b Khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015 quy định:
“1. Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ
giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm
quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của
Tòa án nước ngoài có liên quan;”
=> Trong trường hợp này thì Tòa án Campuchia sẽ có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp trên, khi đó toàn án Việt Nam phải từ chối đơn kiện của A


-

TH2. Tranh chấp không thuộc thẩm quyền riêng của Tòa án Campuchia -> TA có
thẩm quyền là TA nước nhận được đơn và thụ lý tranh chấp trước.
+ Nếu tòa án Việt Nam thụ lý trước
Căn cứ theo điều 471 BLTTDS 2015:
“ Điều 471. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải
quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp
tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư
trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó
thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.”


 Như vậy, nếu Tòa án Việt Nam thụ lý vụ án trước tòa án Campuchia thì Tòa án Việt

Nam sẽ tiếp tục giải quyết. Tòa án Campuchia sẽ không có thẩm quyền giải quyết
vụ án
+ Nếu tòa án Campuchia thụ lý trước vụ án:
Căn cứ theo điểm c,d khoản 1 điều 472 BLTTDS 2015:
“Điều 472. Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài,
thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài hoặc đã có Tòa án nước ngoài, Trọng
tài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết hoặc đương
sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp
1. Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền
chung của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định

tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý
giải quyết;
d) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài
hoặc phán quyết của Trọng tài.”
=> Như vậy, trong trường hợp Tòa án Campuchia đã tiến hành thụ lý vụ án,
hoặc vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án Campuchia thì
Tòa án Việt Nam sẽ phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.


bài 9.4. A là thương nhân VN có trụ sở tại Quận Ba Đình, TP Hà Nội
cùng B là thương nhân có quốc tịch TQ xác lập hợp đồng mua bán nông sản
từ VN sang TQ. Tranh chấp xảy ra khi B không nhận hàng nông sản do A
chuyến sang. Sau nhiều lần thương lượng mà không đi đến phương án giải
quyết tranh chấp, hai bên thống nhất đưa tranh chấp ra trọng tài, do các bên
thành lập để giải quyết
a)

Phán quyết của trọng tài này là phán quyết của trọng tài nước ngoài hay trong

-

nước theo quy định của PLVN?
Hoạt động mua bán giữa A và B là hoạt động thương mại. Căn cứ vào:
+ Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “1. Hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời
khác”. Trường hợp này A và B đều là thương nhân và thực hiện hợp đồng mua bán
nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc và mục đích của hợp đồng này nhằm mục
đích sinh lời.

+ Khoản 1 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp của Trọng tài trong đó có trường hợp: “1. Tranh chấp
giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.” Như đã nói ở trên hoạt động
mua bán nông sản giữa A và B là hoạt động thương mại nên tranh chấp giữa A và B
là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Do đó Trọng tài có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp giữa A và B.
+ Mặt khác, khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về
điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau: “1. Tranh chấp được giải
quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có
thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”




Xét thấy trong tình huống trên, A và B đã thống nhất đưa tranh chấp ra trọng tài
sau khi tranh chấp xảy ra, kết hợp với việc Trọng tài có thẩm quyền giải quyết

-

tranh cấp giữa A và B .Vậy nên tranh chấp giữa A và B sẽ do Trọng tài giải quyết.
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “phán quyết của
trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ
Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
thuận lựa chọn”
Như vậy để xét phán quyết của trọng tài trong tình huống trên là phán quyết
của trọng tài nước ngoài hay trọng tài trong nước ta phải xác định được trọng tài
đưa ra phán quyết ở tình huống trên là trọng tài nước ngoài hay trọng tài trong
nước. Theo đề bài ra không nói rõ về việc hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp
tại trọng tài nước ngoài hay trọng tài Việt Nam vậy nên ta sẽ xét 2 trường hợp.
+ Trường hợp 1: Nếu hai bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải

quyết tranh chấp => Vậy phán quyết của trọng tài sẽ là phán quyết của trọng tài
Việt Nam
+ Trường hợp 2: Nếu hai bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải
quyết tranh chấp => Vậy phán quyết của trọng tài sẽ là phán quyết của trọng tài
nước ngoài.

b)

Để phán quyết của trọng tài được đảm bảo thi hành, bến có quyền lợi có phải

-

làm thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết tại Việt Nam không?
Trường hợp1, phán quyết của trọng tài Việt Nam: Nếu không bị hủy theo các
trường hợp quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết
của trọng tài Việt Nam có hiệu lực thi hành ngay đối với các bên. Các bên có nghĩa
vụ thi hành phán quyết trong thời gian nhất định.
Theo khoản 1 Điều 66 LTTTM quy định về quyền yêu cầu thi hành phán
quyết trọng tài như sau: “1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên
phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành


phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có


thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”
Trường hợp này chỉ phải làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi
hành phán quyết trọng tài chứ không cần làm thủ tục công nhận và cho thi hành


-

bản án tại VN
Trường hợp2, phán quyết của trọng tài nước ngoài : Đối với phán quyết của trọng
tài nước ngoài, để có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cưỡng chế
thi hành với bên có nghĩa vụ, thì cần có thủ tục công nhận và cho thi hành phán



quyết tại Việt Nam.
Do vậy, cần phải tiến hành thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại chương XXXV và chương XXXVII

c)

BLTTDS 2015
Nếu các bên không muốn đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết mà đưa ra TA
VN. TA VN có thẩm quyền giải quyết trong TH này không?

-

Trong trường hợp này hai bên thống nhất đưa tranh chấp ra trọng tài thương mại.
Theo khoản 1 điều 5 LTTTM " Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu
các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc
sau khi xảy ra tranh chấp." Trường hợp này thỏa thuận trọng tài được lập sau khi A

-

và B xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên sau đó, các bên lại không muốn đưa tranh chấp ra trọng tài mà ra TAVN.

Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 3 nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP về hướng
dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM có quy định như sau: “ 4.Trường hợp các
bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, vừa có thỏa thuận giải
quyết tranh chấp bằng tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận
mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau:
b) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết giải quyết tranh chấp,
thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người
khởi kiện đã yêu cầu trọng tài giải quyết thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người


khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải
quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung...”
=> Trường hợp này, A và B chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp nên
TAVN có thẩm quyền giải quyết



×