Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thuyết trình lần 1 tiền tệ ngân hàng BITCOIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.74 KB, 7 trang )

I.

Cơ chế hoạt động của bitcoin.

Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, BitcoinSign.svg) là một loại tiền mã hóa, được
phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm
2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà
không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có
một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một
giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn
chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin
được cấp tới các máy tính "đào" Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao
dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang
hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế
toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là
satoshi.
Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào nguồn tài nguyên
của mạng. Ngoài phí giao dịch, các thợ đào còn được trả công cho việc mã hoá
các khối (block) nhật ký giao dịch. Cứ mỗi 10 phút, một khối mới được tạo ra
kèm theo một lượng Bitcoin được cấp phát. Số bitcoin được cấp cho mỗi khối
phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Vào tháng 7 năm 2016, 12,5
bitcoin được cấp phát cho mỗi khối mới. Tốc độ lạm phát sẽ giảm một nửa còn
6,25 bitcoin vào tháng 7 năm 2020 và tiếp tục giảm một nửa sau mỗi chu kỳ 4
năm cho tới khi có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được phát hành vào năm 2140.
Ngoài việc đào Bitcoin, người dùng có thể có Bitcoin bằng cách trao đổi lấy
Bitcoin khi bán tiền tệ, hàng hoá, hoặc dịch vụ khác.
Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng
rãi nhất trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh
toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 10 năm 2017, lượng tiền cơ
sở của Bitcoin được định giá hơn 252 tỷ đô la Mỹ - là loại tiền mã hóa có giá trị


thị trường lớn nhất. Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo
nên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là một loại tiền
tệ.


Lưu ý rằng, thuật ngữ Bitcoin được viết hoa khi nhắc tới như một giao thức, phần
mềm, hoặc cộng đồng và được viết thường khi được nhắc tới như một đơn vị tiền
tệ.

II.
Ưu điểm
 Thuận tiện trong giao dịch: Nếu bạn để ý thì với bất cứ trung gian giao dịch
nào, họ đều có 1 giới hạn về chuyển và nhận tiền trong ngày. Nhưng với
bitcoin thì không, bạn có thể gửi 1 số lượng không giới hạn bitcoin cho bạn
bè, người thân của bạn. Cho dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Và bạn
cũng có thể gửi vào bất cứ thời gian nào, không ai có thể quản lý được số
tiền bạn gửi.
 An toàn và bảo mật : Mỗi giao dịch bitcoin đều có thể được thực hiện và
hoàn thành mà không cần bất cứ thông tin cá nhân nào. Thông tin giao dịch
được hiển thị nhưng danh tính của bạn được bảo mật hoàn toàn.
 Không thể bị làm giả : Chi phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc
kiểm định Bitcoin không hề tốn chi phí nào, và có 1 sự thật là bitcoin không
thể làm giả được vì nó không hiện hữu dưới dạng vật chất
 Chi phí giao dịch cực thấp : Không có bất cứ trung gian giao dịch nào, chỉ có
phí xử lý giao dịch, tuy nhiên nó cũng không đáng bao nhiêu.
 Bảo vệ môi trường : Không phải dùng hoá chất in giấy hay khai thác. Hệ
thống máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống
tài chính hiện tại.
 Tiềm năng thương mại điện tử : Mọi giao dịch của bitcoin hoàn toàn ẩn danh
và không thể bị hoàn trả, đảo ngược lại, vì vậy đối với những người bán

hàng, họ có thể yên tâm hơn với tình trạng gian lận.
 Không gây lạm phát: Bitcoin không thuộc một tổ chức hay quốc gia riêng
biệt nào.
Hiện tại Bitcoin đang được xem như Vàng 2.0 vì có những tính chất sau của tiền
tệ: Đáng giá, lưu thông, dự trữ, thanh toán.
Ngoài ra, khác với những đồng tiền được ban hành bởi chính phủ (tiền pháp định),
Bitcoin có thêm những ưu điểm sau:


 Không có ngân hàng trung ương: Tránh được tình trạng lạm phát khi ngân
hàng trung ương in tiền cho các tổ chức tài chính và các tập đoàn vay khi
làm ăn thua lỗ. Năm 1986, lượng tiền cơ sở của Việt Nam là 55 tỷ VNĐ thì
năm 2016, lượng tiền này đã là 726.559 tỷ VNĐ.
 Không cần giao dịch qua kênh trung gian: Giảm thiểu chi phí ngân hàng và
các kênh tài chính trung gian. Giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào kể cả ngày
nghỉ. Không ai có quyền đóng băng tài khoản hay ngừng giao dịch.
 Gần như không thể tự tạo ra Bitcoin, nhưng có thể khai thác được Bitcoin đặc tính quan trọng của vàng.
 Không thể bị làm giả. Chi phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc
kiểm định Bitcoin không hề tốn chi phí nào.
 Đơn vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc
thanh toán chính xác rất dễ dàng.
 Ít nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận giao dịch Bitcoin hơn vì giao dịch
không thể bị bồi hoàn.
 Bảo vệ môi trường khi không phải sản xuất tiền mặt. Hệ thống máy tính xử
lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại.
 Là đồng tiền thông minh: Có khả năng lập trình vào từng satoshi mục đích
tiêu tiền hoặc tự kích hoạt với hợp đồng thông minh để tránh tham nhũng
hoặc lừa đảo.
Theo giám đốc của Viện Nghiên cứu Tiền Tệ, Công nghệ và Tài chính thuộc Đại
học California - Irvine, hiện tại người ta vẫn đang tranh luận xem Bitcoin có phải

là tiền tệ hay không. Bitcoin thường được nhắc tới bằng các thuật ngữ: Tiền số, tiền
ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa. Các nhà báo và học giả cũng đang tranh cãi về việc
nên gọi Bitcoin thế nào. Một số tờ báo tìm cách phân biệt tiền "thật" và Bitcoin,
trong khi một số báo chí khác gọi Bitcoin mới là đồng tiền thực thụ.
Thực tế, để được xem là một loại tiền tệ thường phải được xác định Bitcoin phải có
các chức năng như là một phương thức thanh toán, lưu trữ giá trị. Thế nhưng,
Bitcoin vẫn chưa hẳn mang đầy đủ các đặc trưng đó bởi hiện rất nhiều quốc gia
chưa thừa nhận nó như là một phương tiện thanh toán thay thế cho đồng tiền truyền
thống. Hơn nữa, về mặt biểu thị giá trị, nó không thể hiện đúng bản chất quy đổi
cho sự biểu thị cho giá trị vật chất hay có giá trị quy đổi với các đồng tiền của các
quốc gia khác nhau. Giá trị của Bitcoin phụ thuộc vào mức giá của nó, phụ thuộc
vào sự hửu dụng, phụ thuộc vào thị trường, quốc gia chấp nhận nó… Do đó bitcoin


không thể dùng để thanh toán, mua bán hàng hóa, tài sản khác. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy giá trị Bitcoin đã liên tiếp phá mốc kỷ lục kể từ đầu năm 2017 đến nay,
hiện nay đã lên đến 14,000 USD/bitcoin. Trên thế giới, Bitcoin cùng những đồng
tiền kỹ thuật số khác đang dần hình thành nền công nghiệp mới, ghi mốc quan
trọng trong dấu ấn lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Không nên cấm kinh doanh,
cấm đầu tư, cấm giao dịch dù nó rất rủi ro, nhưng càng rủi ro thì càng nhiều cơ hội.
Bitcoin nên được chấp nhận như một loại hàng hóa. Tức là không cho phép dùng
bitcoin để thanh toán, mua hàng hóa, tài sản khác, nhưng có thể chấp nhận việc
người chơi giao dịch, trao đổi với nhau. Chính phủ cần sớm có khung pháp lý thừa
nhận bitcoin là một loại hàng hóa và bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch tập trung
để nhà nước giám sát và thu thuế, cũng như có thể kiểm soát các nhóm đối tượng
tội phạm lừa đảo lợi dụng sự hiếu kì cũng như nhu cầu đầu tư của người dân.

III. Nhược điểm
 Chưa có nhiều người sử dụng: Thực tế là lĩnh vực đào tiền ảo vẫn còn là lĩnh
vực khá mới mẻ và chưa có nhiều người biết đến. Người dân Việt Nam từ

xưa đến nay đã quen với việc sử dụng tiền tệ và vàng bạc. Người dân còn rất
e dè và lo ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này.
 Hơi khó sử dụng: Để có thể đầu tư vào lĩnh vực bitcoin bạn cần phải có
những am hiểu nhất định để tham gia vào lĩnh vực này. Đối với những người
mù tịt về công nghệ thì không thể tham gia vào bitcoin. Nếu không am hiểu
thì nguy cơ bị lừa đảo là rất cao.
 Tội phạm, tin tặc lộng hành : Vì tính ẩn danh của bitcoin và không bị ai kiểm
soát, tội phạm có thể sử dụng đồng tiền này như 1 phương thức giao dịch.
Hacker có thể đang tìm cách tấn công nhiều sàn bitcoin để đánh cắp bitcoin
số lượng lớn và nạn rửa tiền có thể xảy ra 1 cách dễ dàng.
 Giá bitcoin thường biến động: Cũng giống như dollar, euro, vàng hay thị
trường chứng khoán bitcoin cũng biến động theo thời gian thực, lúc tăng
mạnh, lúc thì giảm mạnh, hầu hết các biến động trên thế giới có ảnh hưởng
đến đồng tiền điện tử đều có thể làm cho giá bitcoin biến động. Ví dụ thời
điểm mới phát hành bitcoin giá của nó chỉ ở khoảng vài dollar nhưng ở thời
điểm hiện tại giá 1 bitcoin đã lên tới khoảng $14,000.


IV.

Nhận định

Không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp với các lý do
sau đây:
Thứ nhất, nếu chấp nhận nó là tiền tệ, là phương tiện thanh toán hợp pháp thì chủ
quyền quốc gia về phát hành tiền tệ bị xâm phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều
hành chính sách tiền tệ (tiền ảo nằm ngoài phạm vi quản lý, điều tiết của ngân hàng
trung ương), tiền ảo được chấp nhận sẽ tạo điều kiện để trốn thuế. Do đó, lưu hành
tiền ảo Bitcoin sẽ làm gián đoạn dòng tiền và thu nhập của người dân. Nó cũng có
thể gây ảnh hưởng đến các khoản thu thuế của nhà nước.


Thứ hai, vì các giao dịch thanh toán bằng tiền ảo là ẩn danh, không có dấu vết nên
sẽ tạo điều kiện cho hoạt động chuyển tiền, thanh toán, tài trợ cho các giao dịch bất
hợp pháp.
Ví dụ: Tài sản nằm trong một ví điện tử thuộc sở hữu của công ty tiền ảo
NiceHash, vốn chứa khoản 4.700 bitcoin trị giá lên đến 63 triệu USD của khách
hàng, đã bị đánh cắp trong một vụ tấn công vào hôm thứ Tư (7/12) vừa qua.
Tiền điện tử Bitcoin trở thành mục tiêu nhiều tin tặc nhòm ngó từ 2011 với hàng
hoạt vụ hack gây thiệt hại hàng chục triệu USD (theo VN express. 9/12/2017)
/>Do đó, không nên chấp nhận Bitcoin như là tiền tệ, phương tiện thanh toán ở Việt
Nam.
Ngày 27 tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo về việc sử dụng
Bitcoin trong "Thông cáo báo chí về Bitcoin và các loại tiền ảo khác", có đoạn như
sau: "Về việc sử dụng bitcoin như là một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau: Theo các quy định của pháp luật
hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không
phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do
vậy, việc sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh
toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ".


Tháng 12 năm 2016, tại Việt Nam, Chính phủ quyết định giao cho Bộ Tư pháp
phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công
Thương và các bộ ngành khác rà soát thực trạng pháp luật, thực tiễn về tiền ảo, tài
sản ảo, tiền điện tử trước tháng 12/2017, nghiên cứu lập 3 nghị định về tài sản ảo,
tiền điện tử, tiền ảo trình Chính phủ trong năm 2018. Đồng thời, đề xuất các biện
pháp thu thuế, xử phạt hình sự với các vi phạm liên quan đến các giao dịch này
thông qua việc học tập kinh nghiệm quản lý ở Mỹ, EU, Nhật Bản. Đây là bước đi
đầu tiên của Chính phủ trong việc công nhận Bitcoin và dần đưa Bitcoin vào hệ
thống pháp luật.

Tính hợp pháp:
Vì tính chất ẩn danh trong giao dịch, Bitcoin được tội phạm mạng quan tâm. Tuy
nhiên, cũng giống như các loại tiền tệ khác, Bitcoin cũng như vàng hay tiền mặt,
đều được dùng như vật trung gian để rửa tiền. Trong phiên điều trần trước Thượng
viện Mỹ về Bitcoin ngày 18 tháng 11 năm 2013, Cục Phòng Chống Tội Phạm Tài
chính Hoa Kỳ (FinCen) đã nói rằng: Tiền mặt vẫn là công cụ rửa tiền chính.
Bitcoin không phải là kênh rửa tiền lý tưởng vì tất cả giao dịch đều được công
khai. Cũng trong cùng ngày, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Ben Bernanke
đã nêu ra quan điểm rằng giữ Bitcoin về lâu dài mang lại nhiều hứa hẹn.
Tháng 9 năm 2015, Ủy ban giao dịch hàng hoá tương lai Mỹ (CFTC) công bố,
Bitcoin đã chính thức được đưa vào danh sách hàng hóa được phép giao dịch tại
Mỹ. Phần lớn các cơ quan trong chính phủ Mỹ đều đã tán thành việc sử dụng
Bitcoin. Đơn cử, Ủy ban bầu cử liên bang Mỹ (FEC) muốn chấp nhận quyên góp
qua Bitcoin.
Theo phán quyết của Tòa án tối cao châu Âu vào tháng 10 năm 2015, Bitcoin sẽ
được phép giao dịch như các đơn vị tiền tệ thông thường mà không bị đánh thuế tại
châu Âu.

Tháng 11 năm 2015, truyền thông tại Việt Nam rộ lên tin tổ chức khủng bố ISIS có
thể nhận viện trợ bằng Bitcoin. Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 1 năm 2016, Cơ quan
Cảnh sát châu Âu (Europol) đã ra báo cáo chính thức rằng họ không tìm thấy bất
cứ một sự liên hệ nào giữa Bitcoin và tổ chức khủng bố này.


Tại thời điểm đầu năm 2017, Malta đã đưa Bitcoin và công nghệ blockchain vào
chiến lược quốc gia. Thụy Điển và Nhật cũng đã chấp nhận Bitcoin như một
phương thức thanh toán chính thức. Chỉ có duy nhất 3 quốc gia đã ra lệnh cấm giao
dịch Bitcoin, bao gồm: Bangladesh, Bolivia, Ecuador. Một số quốc gia như Mỹ,
Nhật, Thụy Điển cho phép giao dịch Bitcoin nhưng bắt buộc các sàn giao dịch phải
tuân thủ một số quy định trong ngân hàng như KYC/AML và kiểm toán nội bộ.

Phần lớn các quốc gia còn lại (bao gồm Việt Nam) đều để Bitcoin ở trạng thái
không quản lý hoặc không rõ ràng. Việc thiếu quản lý và không rõ ràng trong luật
pháp đã làm cho thông tin về tiền ảo nói chung trở nên mơ hồ, để xảy ra tình trạng
tồn tại những quan điểm ngờ vực về Bitcoin và tạo ra các lỗ hổng cho những mô
hình lừa đảo Ponzi khai thác.



×