Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Sử dụng tư liệu lịch sử trong một số tác phẩm của hồ chí minh tăng hứng thú cho học sinh khi học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 58 trang )

1. Lí do chọn đề tài
Là một anh hùng dân tộc vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế tục xứng
đáng nhất sự nghiệp và công đức của những bậc tiền bối kiệt xuất, đã thu góp tinh
hoa tư tưởng mà dân tộc ta hun đúc nên từ máu lửa của những cuộc chiến đấu
sinh tồn và phát triển. Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn,
ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành”.
Người chưa bao giờ lấy sự nghiệp văn chương làm cứu cánh, cũng như Người
chưa bao giờ chủ định trở thành một nhà sử học. Nhưng qua những bài báo,
những lời phát biểu, qua những di sản tinh thần Người để lại, chúng ta thấy được
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm đặc biệt đến lịch sử nước nhà và việc
giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ sau.
Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với lịch sử dân tộc. Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, chính
thời điểm đó nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ phải đương đầu với rất
nhiều khó khăn, thử thách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những đối sách đúng
đắn nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu quả những nhiệm vụ vô cùng khó khăn,
phức tạp, bình tĩnh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh
hiểm nguy, từng bước tiến lên. Để rồi 9 năm sau đó, dân tộc Việt Nam đã làm nên
một Điện Biên lịch sử lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp
phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của dân tộc ta.
Dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn 1945-1954 không chỉ giúp học
sinh nắm được diễn biến lịch sử mà còn tái hiện lại sinh động những thắng lợi vẻ
vang của dân tộc, hiểu rõ vai trò và sự nghiệp của Người. Để làm được điều đó
cùng với đổi mới phương pháp dạy học, đưa các kỹ thuật, phương tiện hiện đại

-1-


vào giảng dạy, giáo viên phải biết khai thác những nguồn tài liệu lịch sử khác


nhau nhằm định hướng cho học sinh hoàn thiện vốn hiểu biết lịch sử của mình.
Thực trạng dạy và học sử hiện nay đang là một vấn đề lo ngại, đặt ra yêu
cầu đối với các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo, đó là phải làm sao nâng
cao chất lượng bộ môn Lịch sử, làm cho cho học sinh hứng thú, say mê với lịch
sử. Vì vậy trách nhiệm của người giáo viên càng khó khăn, nặng nề hơn, người
giáo viên cần phải làm cho học sinh yêu thích lịch sử, có hứng thú khi học tập
lịch sử, từ đó những kiến thức lịch sử mới khắc sâu trong tâm trí học sinh. Có
như vậy mới nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
Thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử, sáng kiến kinh
nghiệm của tôi hướng đến việc khai thác tư liệu lịch sử trong dạy học nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, tạo hứng thú cho học sinh. Vì vậy tôi chọn đề tài
“ Sử dụng tư liệu lịch sử trong một số tác phẩm của Hồ Chí Minh tăng
hứng thú cho học sinh khi học lịch sử Việt nam giai đoạn 1945-1954 ở trường
THPT ” làm nội dung nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình.

2. Giải quyết vấn đề.

-2-


2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Các tư liệu lịch sử trích trong các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
những tư liệu phản ánh những vấn đề quan trọng nhất của lịch sử về tình hình
kinh tế, xã hội lúc bấy giờ, các chính sách đối nội, đối ngoại, các phong trào cách
mạng trong lịch sử nước ta cũng như lịch sử thế giới. Các tác phẩm, những bài
viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có ý nghĩa to lớn trong dạy học
lịch sử, nó không chỉ cung cấp thêm những tư liệu lịch sử phong phú, bổ sung
thêm thiết hụt trong sách giáo khoa mà còn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ
bản của bài học.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học, việc sử dụng tài liệu

lịch sử được tiến hành để:
+ Cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học nhằm tạo cho học
sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, có tính hình ảnh, tăng thêm tính sinh động của
bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em. Tài liệu được sử dụng là
những đoạn trích ngắn, có nội dung súc tích, giàu hình ảnh, học sinh có thể tiếp
thu được dễ dàng, không cần giải thích gì thêm.
+ Sử dụng tư liệu lịch sử để giải thích một sự kiện lịch sử, học sinh hiểu
được bản chất của nó sẽ thêm hứng thú.
+ Tư liệu lịch sử dùng trong bài học làm cơ sở chứng minh cho một luận
điểm khoa học để hiểu đúng một sự kiện, một quá trình lịch sử.
Khi sử dụng tư liệu lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn học sinh không chỉ
biết cách sử dụng trên lớp mà còn biết tự học ở nhà. Cần giới thiệu tư liệu có liên
quan chặt chẽ với các sự kiện cơ bản trong bài học, vừa sức để học sinh có thể tự
học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần lựa chọn những tư liệu phù
hợp với nội dung bài học và khả năng nhận thức của học sinh. Có thể sử dụng
toàn bộ tác phẩm hay chỉ một đoạn nhất định và hướng dẫn học sinh thực hiện.
2.2. Thực trạng của vấn đề.

-3-


2.2.1. Những thuận lợi
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Thực tế giảng dạy Lịch sử ở trường THPT hiện nay cho thấy đa số giáo viên đã
rất tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, biết kết hợp một cách hài hòa
các phương pháp dạy học khác nhau để làm giờ học đạt hiệu quả. Giáo viên đã ý
thức được vai trò của việc sử dụng các nguồn tư liệu bên ngoài vào trong giảng
dạy để nâng cao hiệu quả giờ học cũng như gây hứng thú cho học sinh đối với bộ
môn.

Đối với học sinh, hầu hết các em đều rất thích thú và chăm chú, tích cực
xây dựng bài trong những giờ học mà giáo viên sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử
một cách hợp lí, qua kiểm tra nhận thức các em nhớ bài lâu hơn, hiểu kĩ vấn đề
hơn, đặc biệt các em hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử.
Như vậy giáo viên hầu hết đều nhận thức được vai trò của việc sử dụng tư
liệu lịch sử trong dạy học. Nhưng vấn đề đặt ra là phải có nhận thức đúng và có
phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử hợp lý để việc dạy học đạt kết quả cao hơn,
làm cho các em yêu thích, hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc, định hướng đúng đắn cho
hành động của mình đối với lịch sử dân tộc.
2.2.2. Khó khăn.
Tuy nhiên trong thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử, cũng còn tồn tại một số
tình trạng:
Thứ nhất: Thực tiễn phần lớn giáo viên đã có ý thức sưu tầm, sử dụng tư
liệu lịch sử vào dạy học nhưng không thường xuyên và chỉ mang tính chất minh
họa. Một số ít giáo viên chưa biết cách khai thác và sử dụng nguồn tư liệu này
trong dạy học lịch sử. Thậm chí còn nhiều giáo viên chỉ sử dụng sách giáo khoa
là nguồn tài liệu để truyền đạt làm cho bài học trở nên khô khan, nhàm chán.

-4-


Điều này một phần là do giáo viên chưa có khả năng, thiếu tích cực trong việc thu
thập, sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học.
Thứ hai: Thời lượng dành cho môn học còn ít (1,5 tiết/tuần), nội dung kiến
thức trong sách giáo khoa hiện nay còn tương đối dài (mặc dù đã có giảm tải).
Nên nếu giáo viên không biết cách khai thác, không biết minh họa bằng những tư
liệu thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh không hứng thú lắng nghe
Bên cạnh đó thì vẫn có những hạn chế về nhận thức của học sinh về sử
dụng tư liệu lịch sử trong dạy học. Khi được hỏi: “Các em có hay đọc những tác
phẩm có liên quan đến lịch sử không?”. Có tới hơn 90% học sinh trả lời là không

hoặc ít khi đọc. Nguyên nhân của điều này là do các em xác định là môn phụ,
môn thay thế nên có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử, các em không quan tâm,
không ham, không say mê, thiếu đầu tư cả thời gian và công sức học tập. Ngoài
sách giáo khoa ra, các em không có điều kiện đọc hoặc ít đến thư viện để tìm hiểu
những nguồn tài liệu này và thời gian học tập trên lớp và làm bài tập đã chiếm
quá nhiều thời gian của các em.
Từ những nhận thức trên và từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy
trong giảng dạy môn Lịch sử nếu giáo viên biết kết hợp nhiều phương pháp dạy
học, nhiều nguồn tư liệu lịch sử kết hợp với những câu hỏi mang tính liên hệ để
gây hứng thú cho học sinh, thì đây chính là một trong những giải pháp quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn.

-5-


2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục đích của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ
Chí Minh phục vào giảng dạy lịch sử.
* Củng cố và nâng cao kiến thức lịch sử
Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh đều có thể sử dụng trong trong
dạy- học các khoá trình lịch sử để làm sáng tỏ những sự kiện cơ bản của lịch sử
thế giới, lịch sử Việt Nam, cũng như vai trò của Người đối với lịch sử dân tộc.
Trong tác phẩm của mình, Hồ Chủ tịch luôn coi trọng việc sử dụng kiến
thức lịch sử để phục vụ cách mạng, giáo dục nhân dân, xác định con đường cứu
nước…Hồ Chí Minh không chỉ sử dụng kiến thức lịch sử để giáo dục, mà còn
đem bài học kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào hành động cách mạng, cụ thể
hoá từng bước đường lối cách mạng Việt Nam.
Khi tiếp xúc với tác phẩm của Hồ Chí Minh, học sinh không chỉ hiểu sâu
sắc những sự kiện lịch sử, mà còn có điều kiện đi sâu tìm hiểu những vấn đề
đường lối cách mạng cơ bản trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Trên cơ sở

vốn tri thức lý luận của học sinh từng bước được gia tăng mà nhận thức về niềm
tin cũng được vững chắc.
Chương trình lịch sử PTTH được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết
hợp với đường thẳng. Tính chất đồng tâm không phải thể hiện ở việc lặp lại các
vấn đề lịch sử với khối lượng kiến thức nhiều hơn, mà chủ yếu ở chỗ học sinh
ngày càng hiểu sâu sắc hơn nội dung, sự kiện, nâng cao dần trình độ lý thuyết của
bộ môn. Tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh là một trong những
phương tiện tốt để nâng cao trình độ nhận thức lịch sử của học sinh THPT. Tiếp
xúc với tư liệu lịch sử đó học sinh dần dần nắm vững hơn một số luận điểm cơ
bản như vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, ý nghĩa của cách mạng xã
hội, vị trí của các giai cấp trong từng chế độ xã hội, về nhiệm vụ cách mạng qua

-6-


các thời kỳ lịch sử…Nắm vững các luận điểm này học sinh - nhất là học sinh lớp
12 càng hiểu sâu sắc hơn các kiến thức đã học ở phổ thông cơ sở.
* Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh
Các tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh sẽ giáo dục cho
học sinh nhận thức sâu sắc, có cơ sở khoa học mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ
nghĩa mà Người muốn thực hiện ở nước ta. Nhận thức tư tưởng này các em thêm
quyết tâm đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, xây dựng một xã
hội mới mà Người đã từng ham muốn là làm sao cho dân ta hoàn toàn độc lập,
dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành. Đó là chủ nghĩa xã hội dân giàu nước mạnh mà Người đã đề ra cho nhân
dân ta.
Các tư liệu lịch sử đó được sử dụng trong dạy học lịch sử nhằm giáo dục
chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà mục tiêu đấu tranh là giải phóng con người và
xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục cho học sinh
những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hoá Việt Nam, những tinh hoa của

nhân loại, thể hiện ở lòng yêu thương những con người bị đau khổ, áp bức, kính
trọng người già, tôn trọng bạn bè, sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch …
Tác phẩm của Hồ Chí Minh không chỉ cung cấp nội dung giáo dục tư
tưởng cho học sinh, mà còn nêu những kinh nghiệm về phương pháp giáo dục
phù hợp với nội dung, chức năng và đặc trưng bộ môn. Hồ Chí Minh bao giờ
cũng dùng tri thức lịch sử để giáo dục cho cán bộ, nhân dân thực hiện mục đích,
nhiệm vụ chính trị lâu dài và trước mắt. Theo học lịch sử không phải chỉ để biết
mà để hiểu lịch sử, hơn nữa hiểu lịch sử là để hành động đúng trong hiện tại và
hướng tới tương lai. Câu thơ mở đầu cuốn lịch sử nước ta đã xác định mục đích
này
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

-7-


Việc sử dụng những tài liệu lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh vào
giảng dạy lịch sử còn góp phần không nhỏ trong việc giáo dục lòng kính yêu
Người. Đối với học sinh trung học, hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh đã không
còn xa lạ. Tuy nhiên, với yêu cầu của cấp học cùng với việc sử dụng những tư
liệu của Hồ Chí Minh, hình ảnh của Người sẽ trọn vẹn hơn: Hồ Chí Minh là lãnh
tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cách mạng thế
giới, anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá, là hiện thân của
những tính cách đạo đức của dân tộc, của người chiến sỹ cách mạng.
* Góp phần hình thành cho học sinh phương pháp khoa học khi học
tập lịch sử .
Khai thác nội dung lịch sử trong tác phẩm của Hồ Chí Minh vào giảng dạy
lịch sử không chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, mà
còn để hình thành cho học sinh phương pháp khoa học khi các em xem xét các
hiện tượng lịch sử.

Qua tác phẩm của Hồ Chí Minh, học sinh có thể học tập cách Người lựa
chọn những kiến thức cơ bản về một hay nhiều hiện tượng, quá trình lịch sử
phức tạp. Điều này không chỉ giúp cho việc nhận thức đúng bản chất sự kiện,
hiện tượng lịch sử mà còn góp phần định hướng cho học sinh phương pháp xử lý
thông tin, phân tích đánh giá sự kiện. Khi nắm vững các sự kiện cơ bản, bản chất
của nó mới diễn đạt ngắn gọn rõ ràng diễn biến lịch sử, phân tích sâu sắc nội
dung, bản chất sự kiện, rút ra bài học kinh nghiệm cho đời sống hiện tại. Ví như
khi trình bày về chính sách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân tại các nước
thuộc địa, chúng ta học tập phương pháp hình tượng hoá của Hồ Chí Minh, khi
minh hoạ chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi, quan hệ giữa phong trào cách
mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước chính quốc là “hai
cánh của một con chim”. Việc sử dụng số liệu, tài liệu thống kê, các loại niên

-8-


biểu, sử dụng các kiến thức Văn học, Địa lý để nghiên cứu lịch sử của Hồ Chí
Minh là những bài học cho học sinh về phương pháp học tập.
Tóm lại những tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh sử
dụng trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức lịch sử, cũng như
tư tưởng, tình cảm hành động của học sinh. Đây là việc làm thiết thực, nhằm thực
hiện mục tiêu của nhà trường nói chung, nhiệm vụ của bộ môn nói riêng trong
việc trang bị kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng và thói quen thực hành những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống.
2.3.2. Những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh sử dụng vào giảng dạy
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954
Tác phẩm của Hồ Chí Minh phản ánh về giai đoạn lịch sử này rất phong
phú như, được thể hiện dưới nhiều hình thức:
1. Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 3/9/1945

2. Thư gửi học sinh - 9/1945
3. Thư gửi các cụ phụ lão - 20/9/1945
4. Thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói - 28/9/1945
5. Ý nghĩa của tổng tuyển cử - 31/12/1945
6. Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu - 5/1/1946
7. Lời kêu gọi sau khi kí hiệp định sơ bộ - 11/3/1946
8. Thư gửi đồng bào Nam Bộ - 31/5/1946
9. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - 19/12/1946
10. Việt Bắc anh dũng - 1948
11. Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng lao động Việt
Nam - 11/2/1951
12. Bài nói chuyện về hội nghị chiến tranh du kích - 7/1952

-9-


13. Mẩu chuyện về Điện Biên Phủ - 26/5/1954
14. Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ - 5/1954
15. Trả lời một nhà báo Thuỵ Điển - 26/11/1953
Từ những tác phẩm tiêu biểu trên giáo viên có thể khai thác những tư liệu
lịch sử trong đó vận dụng vào giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954
để tăng hứng thú cho học sinh.
2.3.3 Sử dụng tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh vào giảng
dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 – 1954 sách giáo khoa lịch sử 12 ban cơ
bản gồm các bài:
Bài 17 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước
19-12-1946”. Trong bài học này giáo viên có thể sử dụng tư liệu lịch sử trong các
tác phẩm của Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở tất cả các mục của bài học.
Bài 18: “Những năm đầu về kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

(1946- 1950)”. Ở bài học này giáo viên có thể sử dụng tư liệu lịch sử trong tác
phẩm của Hồ Chí Minh khi giảng về mục 2 “Đường lối kháng chiến của Đảng
ta”, mục 1 “ Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947”, mục 2 “ Chiến dịch
Biên giới thu – đông 1950”
Bài 19: “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp (1951- 1953)”. Bài học này giáo viên có thể sử dụng tư liệu lịch sử trong
các tác phẩm của Hồ Chí Minh vào giảng dạy ở mục 1 “Mĩ can thiệp sâu vào
chiến tranh”.
Bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (19531954)”. Trong bài này ở mục I “Âm mưu mới của Pháp Mĩ ở Đông Dương: Kế
hoạch Nava”, mục II.2 “ Chiến dịch Điện Biên Phủ”, mục IV “ nguyên nhân
thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-

- 10 -


1954)”. Giáo viên có thể sử dụng tư liệu lịch sử trong các tác phẩm của Hồ Chí
Minh vào giảng dạy.
Trong tác phẩm của Hồ Chí Minh có rất nhiều tài liệu, sự kiện cụ thể,
những câu chuyện, những trang sử sinh động có thể sử dụng để thông báo, bổ
sung một số kiến thức lịch sử quan trọng trong sách giáo khoa, làm sinh động các
sự kiện cơ bản. Do đó trong quá trình giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 12 giáo
viên cần khai thác những nội dung lịch sử trong các tác phẩm của Người để làm
cho bài giảng thêm sinh động, tạo sự hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 là giai đoạn toàn Đảng toàn dân
tập trung xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và chống Pháp xâm lược.
Giáo viên cần khai thác nội dung lịch trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh để
làm cho học sinh hiểu sâu sắc về chủ trương đường lối của Đảng, sự lãnh đạo tài
tình của Đảng và Chính phủ đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh “ngàn cân treo sợi
tóc”, những chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta làm thất bại âm mưu xâm
lược của thực dân Pháp buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán ký hiệp định

Giơnevơ.
Bài 17 : “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến
trước 19-12-1946” những đoạn trích trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh sẽ
khắc sâu cho học sinh tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
* Mục I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Để
minh họa cho khó khăn về ngoại xâm nội phản, giáo viên sử dụng hình ảnh và
đoạn trích:

- 11 -


(Hình ảnh: quân các nước Đồng minh đang kéo vào nước ta.)

“Nước ta độc lập chưa đầy một tháng thì phía Nam quân đội đế quốc Anh
kéo đến Chúng mượn tiếng là lột vũ trang của quân Nhật, nhưng sự thật chúng là
đội viễn chinh giúp thực dân Pháp cướp lại nước ta. Phía Bắc thì quân đội Quốc
dân Đảng Trung Hoa kéo sang. Chúng mượn tiếng là lột vũ trang quân Nhật
nhưng thực chúng có ba mục đích hung ác :
Tiêu diệt Đảng ta
Phá tan Việt Minh
Giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một
chính phủ phản động làm tay sai cho chúng”
Đoạn trích trên cùng với kiến thức trong sách giáo khoa sẽ làm cho học
sinh có những hiểu biết đầy đủ về tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” của nước ta
sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ tư liệu, giáo viên đưa câu hỏi nhằm phát
huy khả năng đánh giá, giải thích vấn đề của học sinh.
(?) Nhận xét về các thế lực ngoại xâm và nội phản ở nước ta sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Kẻ thù nào nguy hiểm nhất? Tại sao?
- 12 -



- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh trả lời:
Chính quyền cách mạng vừa thành lập còn non trẻ, lực lượng vũ trang
còn yếu nhưng lại đứng giữa vòng vây của đế quốc:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc 20 vạn quân Trung hoa Dân quốc và tay sai
(núp dưới danh nghĩa quân Đồng minh) âm mưu phá hoại cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường
cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp chống
phá cách mạng.
=> Mối đe dọa giặc ngoài là nguy cơ lớn nhất vì nó đe dọa đến sự tồn vong
của cách mạng và nền độc lập ta mới giành được.
* Khi giảng về mục II.1 “Xây dựng chính quyền cách mạng” giáo viên
sử dụng đoạn trích trong bài “ Ý nghĩa của tổng tuyển cử” của chủ tịch Hồ Chí
Minh để làm cho học sinh thấy được ý nghĩa lớn lao cuộc tổng tuyển cử đầu tiên
trong lịch sử dân tộc ta:
“Tổng tuyển cử là một dịp cho quốc dân tự do lựa chọn những người có tài,
có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người
muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền
đi bầu cử. Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng
phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”.Vì lẽ đó, cho nên tổng tuyển
cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”
Tư liệu đã cho thấy rõ về ý nghĩa của tổng tuyển cử, đem lại cho nhân dân
quyền tự do bầu cử. Nhưng để thấy được cuộc bầu cử ở nước ta mang tính dân
chủ ở chỗ nào, giáo viên cần đưa câu hỏi giúp học sinh đánh giá, so sánh.
(?) Em đánh giá gì về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên năm 1946?
Nguyên tắc bầu cử của Đảng ta có khác gì so với các nước tư bản trước đó.
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời:

- 13 -



+ Tổng tuyển cử thể hiện triệt để nguyên tắc tự do bầu cử, là cơ sở pháp lý
rất quan trọng bảo đảm cho mọi công dân có quyền bầu cử, muốn ứng cử đều có
thể thực hiện được trực tiếp và dễ dàng quyền tự do ứng cử, tự do vận động tranh
cử của mình.
+ Tổng tuyển cử quy định nguyên tắc bầu cử bình đẳng, nhất là bình đẳng
nam nữ về quyền bầu cử, ứng cử ngay trong những ngày đầu tiên của nền Cộng
hoà dân chủ nhân dân ở nước ta có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
+ Nguyên tắc này đã đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động của
một cuộc Tổng tuyển cử thực sự tự do, thực sự dân chủ. Tổng tuyển cử đầu tiên
năm 1946 - một cuộc bầu cử thật sự tự do, thật sự dân chủ - đã được tổ chức
thành công, là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam.
+ So sánh: Chế độ bầu cử ở một số nước trước đây suốt một thời gian dài
cả hàng trăm năm sau những tuyên bố "bất hủ" này về quyền bình đẳng, đã phân
biệt về giới tính để tước đoạt quyền bầu cử, ứng cử của phụ nữ (Nước Mỹ, mãi
năm 1920, Hiến pháp mới quy định cho phụ nữ có quyền bầu cử; còn quyền bầu
cử của phụ nữ nước Anh là năm 1928, Italia năm 1945. Nước Pháp từng tự xưng
là đi "khai hoá văn minh" cho các nước khác, trong đó có Việt Nam, nhưng trước
năm 1946 phụ nữ Pháp cũng không được hưởng quyền bầu cử,...).
=> Vì vậy, nguyên tắc bầu cử bình đẳng không phân biệt nam nữ mà các
sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã quy định càng có ý nghĩa và
giá trị tiến bộ, nhân văn sâu sắc hơn, khi mà ở nước ta, hàng nghìn năm dưới chế
độ phong kiến với lễ giáo "tam tòng", người phụ nữ không có địa vị gì ngay cả
trong xã hội cũng như trong gia đình, nay được hưởng ngay quyền bầu cử, ứng
cử như nam giới. Chính nguyên tắc bầu cử bình đẳng không phân biệt nam nữ
này đã nâng địa vị người phụ nữ Việt Nam lên ngang hàng với nam giới và sánh
vai cùng phụ nữ các nước có nền pháp lý dân chủ, văn minh, tiến bộ đương thời.

- 14 -



* Mục II.2,3 Những biện pháp khắc phục nạn đói, nạn dốt của Đảng và
chính phủ ta ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Giáo viên
sử dụng những đoạn trích trong bài “Thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói”,
“Chống nạn thất học”, “ Thư gửi nông dân Việt Nam”.
“Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa đem gạo đó để cứu dân nghèo”, “Tăng gia
sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” ; “Những người biết
chữ dạy cho những người chưa biết chữ …vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa
biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì
chủ nhà bảo, các người giàu thì mở lớp tư gia dạy cho người không biết chữ ở
hàng xóm láng giềng. Các chủ ấp chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp
học cho những tá điền, những người làm công của mình”
Trên cơ sở tư liệu đã cung cấp, giáo viên giúp học sinh rút ra ý nghĩa của
những biện pháp trên, qua đó thấy được tư tưởng của Bác thể hiện như thế nào
thông qua câu hỏi:
(1) Em nhận xét gì về những biện pháp giải quyết nạn đói mà Đảng và Chính
phủ đưa ra. Qua đó em rút ra điều gì.
(2) Em có nhận xét gì về sự quan tâm của Bác đối với giáo dục Việt Nam?
Em phải làm gì để xứng đáng con cháu Hồ Chí Minh.
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời:
(1) + Xuất phát từ hoàn cảnh nào Đảng, Chính phủ đưa ra những biện pháp.
+ Đảng và Chính phủ phát động những phong trào gì.
+ Vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất được Bác đánh giá như thế nào
trong hoàn cảnh đất nước đang gặp nạn đói.
+ Kết quả từ những biện pháp trên.
+ Liên hệ: Ngày nay người dân ta còn nghèo, nhiều gia đình còn rất khó
khăn, rất cần những tấm lòng yêu thương, chia sẻ của những người có cuộc sống
đầy đủ. Dân tộc ta có câu “Miếng khi đói bằng gói khi no”, sự giúp đỡ, ủng hộ


- 15 -


dành cho người nghèo rất đáng trân trọng ghi nhận, nhưng phải thật lòng, không
mang tính bố thí. Đồng thời với thực hành tiết kiện, phải cùng chống lãng phí,
chống ở tất cả mọi nơi, mọi việc làm, mọi sinh hoạt. Làm như thế là góp phần
giúp dân bớt nghèo. Đó chính là hành động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(2) Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước đứng trước muôn
vàn khó khăn, thử thách. Người đặc biệt quan tâm đến giáo dục.
+ Người đã tuyên bố rằng, giặc dốt cũng nguy hại như giặc đói. Kêu gọi toàn
dân ra sức diệt giặc dốt, thực hiện cấp tốc việc nâng cao dân trí.
+ Người đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ...
+ Người gửi thư đến tất cả học sinh với lời nhắn nhủ: “Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các em”.
=> Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho giáo dục Việt Nam. Là học sinh,
phải không ngừng nỗ lực học tập để thực hiện tốt một trong 5 điều Bác Hồ dạy
“Học tập tốt, lao động tốt” để xứng đáng là học sinh thế hệ Hồ Chí Minh.
* Mục III.1 “ Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam
Bộ” giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong diễn văn "Ngày kháng chiến toàn
quốc” của Bác cùng với hình ảnh đoàn quân Nam tiến.

- 16 -


“Vậy toàn quốc đồng bào ta, Nam
Bộ thì ra sức kháng chiến, Trung
Bộ và Bắc Bộ thì ra sức giúp đỡ

đồng bào Nam bộ, bọn thực dân
Pháp phải biết rằng:Việt Nam
không muốn đổ máu, dân Việt
Nam yêu chuộng hoà bình. Nhưng
nếu cần phải hy sinh mấy triệu
chiến sỹ, nếu cần phải kháng
chiến bao nhiêu năm để giữ gìn
H46. Đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào
Nam chiến đấu

độc lập của Việt Nam…thì chúng
ta vẫn quyết hy sinh và kháng

chiến”
Đoạn trích trên cùng hình ảnh sẽ giúp cho học sinh có biểu tượng về tinh
thần đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta; qua đó thấy
được tư tưởng nhân đạo, yêu nước thương dân của Bác.
Giáo viên đưa câu hỏi giúp học sinh cảm nhận, đưa ra suy nghĩ của bản
thân.
(?) Đoạn trích và hình ảnh cho thấy điều gì? Nếu là người thanh niên sống
ở thời điểm đó, em có xung phong vào Nam chiến đấu không?Vì sao?
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời.
+ Cho thấy cả nước sẵn sàng chiến đấu, cả nước hướng về miền Nam thân
yêu. Đoàn quân Nam tiến – hình ảnh cảm động của tình ruột thịt kề vai chiến đấu
của tinh thần tất cả vì tiền tuyến miền Nam. Phong trào Nam tiến là một trang
lịch sử chói lọi của thời đại Hồ Chí Minh, là hình ảnh của cả nước ra quân, phản
ánh ý chí “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, “Nước còn giặc còn
đi đánh giặc” và “Đâu có giặc là ta cứ đi”

- 17 -



+ Phần liên hệ cá nhân: giáo viên để học sinh phát biểu ý kiến, suy nghĩ
của bản thân trước tình huống phải xử lí. Sau đó giáo viên định hướng tư tưởng
cho các em.
* Ở mục III.2 “Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản
cách mạng ở miền Bắc”, giáo viên sử dụng lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí
Minh “ Chính sách của Việt Nam đối với Trung Hoa lúc này tóm tắt lại là phải
thân thiện” lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ giúp học sinh thấy được
chủ trương của Đảng và chính phủ ta đối với quân Trung Hoa dân quốc trong tình
thế chúng ta vừa phải đấu tranh với Pháp ở Nam Bộ, vừa phải đối phó với quân
Tưởng ở miền Bắc.
Để hiểu lí do vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải thân thiện với
Trung Hoa, giáo viên đưa câu hỏi nhằm phát huy kỹ năng giải thích vấn đề của
học sinh.
(?) Vì sao Đảng chủ trương hòa với Trung Hoa Dân quốc khi chúng vào miền
Bắc nước ta?
- Giáo viên gợi ý trả lời:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở miền Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở ra, có
gần 20 vạn quân Trung hoa Dân quốc đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh để làm
nhiệm vụ giải giáp quân Nhật theo quy định của các nước Đồng minh. Quân
Trung hoa Dân quốc nuôi dã tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản, lật đổ chính quyền
cách mạng, thành lập chính quyền tay sai. Vì vậy, chúng đã đem theo bọn quân
Tưởng là quân đồng minh vào nước ta để tay sai từ các tổ chức phản động (Việt
quốc, Việt cách). Bọn này đã dựng lên chính quyền tay sai ở một số nơi: Móng
Cái, Vĩnh Yên, Yên Bái, gây ra nhiều vụ cướp bóc, giết người, chống phá chính
quyền. Trong hoàn cảnh đó, Đảng đã chủ trương hoà chứ không đánh. Việc làm
đó xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

- 18 -



+ Quân Tưởng là quân Đồng minh vào nước ta giải giáp quân đội Nhật,
chúng chưa dám công khai chống phá ta, vì vậy chúng ta không thể xung đột với
quân Đồng minh.
+ Lúc này ta đang phải chống Pháp ở Nam Bộ, đất nước lại đang đứng
trước tình thế hiểm nghèo. Vì vậy, cần phải tránh xung đột vũ trang cùng lúc với
nhiều kẻ thù.
* Về Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946 giáo viên sử dụng
đoạn trích trong bài “Trả lời phỏng vấn các nhà báo Việt Nam, Pháp và Trung
Hoa” và “ báo cáo tại đại hội II…” để làm cho học sinh hiểu rõ tại sao đảng và
chính phủ đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh lại quyết định ký hiệp định Sơ bộ và
bản tạm ước với thực dân Pháp.
“ Vì muốn tỏ lòng tin vào nước Pháp mới và sự thành thực vào những
người đại diện cho chính phủ Pháp, vì tin vào sự hoàn toàn độc lập tương lai
của nước nhà, tôi cũng như chính phủ ta ký vào hiệp định Sơ bộ với Chính phủ
Pháp”, “Một là hai bên đều muốn cho người Pháp và người Việt Nam được làm
ăn dễ dàng. Hai là người Pháp và người Việt Nam đều nghĩ rằng hai dân tộc đã
khó chịu với nhau đã lâu rồi, giờ là lúc đi đến chỗ bắt tay nhau. Ba là hội nghị
Phông–ten-nơ-bô-lơ chưa kết thúc, còn cần phải tiếp tục, bản tạm ước ấy chính
là để làm cho công việc hội nghị sau này dễ dàng”, “Chúng ta cần hoà bình để
xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hoà
bình. Dù thực dân Pháp đã bội ước, đã gây chiến tranh nhưng gần một năm tạm
hoà bình đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản”.

- 19 -


Ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh (Người đứng thứ 5 từ trái vào)chụp ảnh cùng
các thành viên Việt – Pháp tham gia kí Hiệp định Sơ bộ (ảnh tư liệu)


Qua đoạn trích, học sinh hiểu sâu sắc hoàn cảnh lúc đó, vì sao Người lại phải
quyết định kí hiệp định sơ bộ và bản tạm ước với thực dân Pháp. Nhưng để học
sinh đưa ra được nhận xét, đánh giá của cá nhân về quyết định của Bác và quyết
định đó quan trọng như thế nào, giáo viên có thể sử dụng câu hỏi.
(?) Em nhận xét gì về quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ký hiệp định sơ
bộ và bản tạm ước với thực dân Pháp? Hành động đó có ý nghĩa gì đối với cách
mạng nước ta?
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời:
+ Trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", trên nguyên tắc giữ vững chủ
quyền và độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã có những bước đi
sách lược khôn khéo, phân hoá cao độ kẻ thù, tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng
để giữ vững chính quyền, tạo điều kiện đối phó với quân Pháp ở miền Nam, từng
bước phá tan âm mưu “diệt cộng cầm Hồ”, “Hoa quân nhập Việt” của Tưởng
Giới Thạch; đồng thời, không ngừng củng cố khối đoàn kết toàn dân, làm thất bại
mọi mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, trừng trị bọn phản cách mạng và
động viên toàn thể nhân dân đoàn kết một lòng, dốc sức xây dựng thực lực đất
nước.
- 20 -


+ Thể hiện bản lĩnh vững vàng của bộ não lãnh đạo cách mạng Việt Nam nắm vững quy luật cách mạng, nắm vững thời và thế, biết cách tạo thời và thế, từ
đó phấn đấu giành thắng lợi từng bước, từ nhỏ đến lớn, từ thấp lên cao, biết tiến,
biết thoái, thoái một bước để tiến hai bước, giải quyết hài hòa giữa cương và nhu,
lấy nhu thắng cương.
+ Việc kí hiệp định sơ bộ và bản tạm ước có ý nghĩa rất quan trọng đối với
tình hình của nước ta lúc bấy giờ, khi mà ta cần có thời gian để xây dựng củng cố
lực lượng để chuẩn bị cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp mà Đảng và
chính phủ biết trước là không thể tránh khỏi.
Bài 18 “Những năm đầu về kháng chiến toàn quốc chống thực dân

Pháp (1946- 1950)”. Giáo viên sử dụng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Người: “Chúng ta muốn hoà bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta
một lần nữa. Không chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông,
đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.Hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc. Ai có súng
thì dùng súng, ai có gươm thì dừng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng,
gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Giờ cứu nước đã
đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian
lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về
dân tộc ta.”
Để giúp học sinh phân tích được lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cũng
như thấy ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của toàn Đảng toàn dân ta. Giáo viên
đưa câu hỏi giúp học sinh phát huy khả năng phân tích vấn đề.
(?) Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chì Minh.

- 21 -


- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời
(*) Nội dung lời kêu gọi.
+ Người vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách
xâm lược của thực dân Pháp: :“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân
nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì
chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”.
+ Người nêu lên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của dân tộc:“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.“Giờ cứu nước đã đến!

Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.
+ Người kêu gọi toàn dân đoàn kết vùng dậy đánh giặc: “Bất kỳ đàn ông,
đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ
là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
+ Bằng mọi phương tiện có trong tay: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm
dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức
chống thực dân Pháp cứu nước”.
+ Người khẳng định niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến: “Dù phải
gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định
về dân tộc ta”.
(*) Ý nghĩa lịch sử: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch
nói

lên
+ Chân lí thiêng liêng “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
+ Là biểu hiện tinh thần bất khuất, quyêt tâm sắt đá của dân tộc ta.
+ Là lời hịch cứu nước, có tác dụng động viên, thôi thúc, cổ vũ nhân dân ta

vùng dậy chống giặc cứu nước.

- 22 -


+ Lời kêu gọi đó đã phác họa ra những nét cơ bản về đường lối chiến tranh
nhân dân và được Đảng ta phát triển hoàn chỉnh thành đường lối kháng chiến
toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng
gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh của cách mạng tiến công, giục giã và soi
đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước.
* Về Đường lối kháng chiến, giáo viên sử dụng những đoạn trích “Địch

âm mưu đánh chớp nhoáng. Chúng muốn đánh mau thắng mau, giải quyết mau
thì Đảng và chính phủ ta nêu lên khẩu hiệu:Trường kỳ kháng chiến. Địch âm
mưu chia rẽ, thì ta nêu khẩu hiệu: đoàn kết toàn dân”.“Kháng chiến phải trường
kỳ vì: đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự
chuẩn bị về toàn diện của toàn dân…giặc Pháp so với ta là một kẻ địch khá
mạnh, chúng lại có Mỹ và Anh giúp”. “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng
thời lại phải tự lực cánh sinh trông vào sức mình …cố nhiên sự giúp đỡ của các
nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi chờ người
khác”.
Đoạn trích đã giải thích rõ tại sao ta phải kháng chiến trường kỳ, tự lực
cánh sinh trong điều kiện vô vàn khó khăn. Đường lối đó đưa ra đã tác động như
thế nào đến cách mạng. Giáo viên sử dụng câu hỏi giúp học sinh làm rõ.
(?) Em nhận xét gì về phương châm tiến hành kháng chiến mà Đảng đưa ra?
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời.
+ Phương châm tiến hành kháng chiến mà Đảng đưa ra rất phù hợp vì khi
bắt đầu vào cuộc kháng chiến, lực lượng ta còn yếu, địch thiện chiến, mong muốn
đánh nhanh thắng nhanh nên ta cần tránh đối đầu trực diện với chúng. Ta kéo dài
cuộc chiến có thể gây thiệt hại lớn cho địch về chi phí vật chất lẫn nhân lực, trong
khi đó ta có thêm thời gian thích ứng, chuẩn bị, đào tạo thêm quân đội, tranh thủ
sự ủng hộ của các dân tộc yêu chuộng hòa bình.

- 23 -


+ Đảng đã nhận định, đánh giá tình hình hợp lí, khích lệ tinh thần nhân dân
về một cuộc kháng chiến nhất định thành công.
* Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, giáo viên có thể sử dụng
đoạn trích trong tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Việt Bắc anh dũng” (ký
bút danh Tân Sinh) để cho học sinh hiểu âm mưu kế hoạch của địch và những
thất bại thảm hại của chúng:

“ Âm mưu địch tấn công Việt Bắc: chúng muốn khủng bố nhân dân ta, tiêu
diệt chủ lực ta, phá tan cơ quan ta.
Lực lượng của địch: chúng động viên 15.000 binh sỹ tinh nhuệ nhất trong hải,
lục, không quân của chúng vào cuộc tiến công này.
Kế hoạch của địch: chúng phóng một gọng kìm khổng lồ phía Nam, từ Hà Nội
chọc thẳng đến Phú Thọ lên Tuyên Quang đến Chiêm Hoá .
Một gọng kìm khổng lồ phía Bắc, từ Lạng Sơn vượt thẳng lên Cao Bằng đến Bắc
Cạn. Một mũi dùi khổng lồ từ Hà Nội, chọc thẳng vào vùng Thái Nguyên, Bắc
Cạn để chặt Việt Bắc ra làm hai miếng. Nhảy dù lung tung ở Chợ Mới, chợ Đồn,
chợ Chu, Đại Từ, Vũ Nhai và nhiều nơi khác.
Một đại đội quân từ Bắc Giang – Bắc Ninh đánh tạt lên. Thế là bốn mặt thắt
chặt, từ ngoài đánh vào từ trong quét ra.
Thời gian của địch: Bọn quân phiệt thực dân định dùng cách đánh ào ạt, chớp
nhoáng, bất thình lình, dùng cách sét đánh ngang tai làm cho ta hoang mang
hoảng hốt, làm cho trở tay không kịp”.
Qua đoạn trích, học sinh hiểu sự chuẩn bị kĩ lưỡng của thực dân Pháp cho
cuộc tấn công lên Việt Bắc. Nhưng đằng sau sự chuẩn bị đó là âm mưu gì?. Để
phát huy khả năng đánh giá, nhận định vấn đề, giáo viên sử dụng câu hỏi.
(?) Em đánh giá gì về kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp. Qua
đoạn trích, tác giả muốn nhắc nhở điều gì?
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời.

- 24 -


+ Đầu năm 1947, sau khi giải pháp chính trị lập chính phủ bù nhìn bế
tắc, thực dân Pháp đã quyết định dùng quân sự để giải quyết vấn đề Chiến tranh
Đông Dương.
+ "Kế hoạch tấn công Việt Bắc" là một cuộc hành quân đại quy mô vào
vùng Việt Bắc mục đích phá vỡ các tổ chức quân sự dân sự của Việt Minh, lùng

bắt chính phủ Hồ Chí Minh và đặt các căn cứ kiểm soát vùng biên giới ViệtTrung.
=> Kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp được chuẩn bị kỹ
lưỡng, quy mô lớn, nhưng cũng rất phiêu lưu, mạo hiểm.
+ Tác giả nhắc nhở mọi người chớ kiêu căng, chủ quan khinh địch, mà
phải luôn luôn chuẩn bị, cẩn thận đề phòng, phải ra sức sửa chữa những khuyết
điểm và phát huy các ưu điểm, làm trọn bổn phận công dân.
Sau đó giáo viên sử dụng bài viết “Sông Lô đầy xác” trong tác phẩm “Việt
Bắc anh dũng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hình thành cho học sinh biểu tượng
về sự thất bại của quân Pháp trên Sông Lô.
“Ngày 10-11-1947 bộ đội Pháp kéo xuống sông Gâm … Bộ đội Pháp đang
nghênh ngang kéo đi đến ngã ba sông Lô thì bất thình lình bị đại bác, súng máy,
súng trường, lựu đạn ta bắn vào. Kết quả trận phục kích này Pháp bị đắm hai
thuyền, ba tàu bị hỏng, hơn 350 quan và lính bị chết đạn, chết cháy và chết trôi.
Từ 2 giờ trưa đến 3 giờ sáng, lửa cháy vùn vụt, xác nổi lềnh bềnh hơn một cây số
trên sông Lô. Đến nỗi nước sông thối mấy ngày không dùng được”.
Sau khi có biểu tượng, giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá bằng câu hỏi:
(?) Thất bại của thực dân Pháp trên Sông Lô nói lên điều gì?
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời:
+ Sự thất bại thảm hại của thực dân Pháp cho thấy với sức mạnh quân sự và
tham vọng lớn, nhưng không thể chiến thắng được bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

- 25 -


×