Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Trải nghiêm văn hóa ĐÔNG NAM á LỊCH sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 7 trang )

VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á

1.Thời gian thực hiện
Thực hiện trong 1 tiết, sau chương V: Đông Nam Á thời phong kiến.
2. Thiết bị và vật tư
- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, tài liệu tham khảo.
- Giấy A0, A4, bút chì, bút màu, thước kẻ.
- Máy tính có kết nối Internet.
3. Hình thức hoạt động
Làm việc theo nhóm:
- Nhóm 1,2: Sưu tầm và tìm hiểu về trang phục truyền thống của các nước ĐNÁ. Vẽ
trang phục truyền thống của một nước mà em yêu thích, thuyết trình về ý nghĩ của
trang phục đó.


- Nhóm 2,4: Sưu tầm và sắp xếp các công trình kiến trúc tiêu biểu gắn với từng
nước. Vẽ một công trình kiến trúc mà em yêu thích; giới thiệu về công trình đó.

Pha That Luang (Viên Chăng, Lào)

)

)


4. Mục tiêu
- Giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về văn hóa của các nước ĐNA.
- Giúp HS hứng thú với bộ môn Lịch sử.
- Hình thành các năng lực khai thác, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, trình bày...
thể hiện sự tự tin của HS.
5. Tiến trình thực hiện


HĐ1: Tìm kiếm thông tin
* Thông tin từ SGK.
Cá nhân đọc lại các thành tựu văn hóa của các nước ĐNA nói chung, cụ thể bài
Campuchia và Lào trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10. Sau khi đọc xong,cả nhóm
lựa chọn thành tựu tiêu biểu của nước ĐNA nào mà mình tâm đắc.
* Thông tin từ các nguồn khác.
- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin trên
Internet: tranh ảnh, tư liệu, video... hình ảnh các bộ trang phục truyền thống, các
công trình kiến trúc tiêu biểu của các quốc gia ĐNA.
- Mỗi thành viên lưu lại những thông tin cần thiết phục vụ cho vẽ tranh, thuyết trình
về nội dung văn hóa đó.
- Mở rộng nguồn tìm kiếm thông tin về những thành tựu văn hóa của ĐNA thông
qua sách, báo, tạp chí, truyện... ở nhà, thư viện.
HĐ2: Xử lí thông tin
B1: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả tìm kiếm được.


B2: Cả nhóm thống nhất lựa chọn thông tin, hình ảnh để sắp xếp các bộ trang phục
truyền thống, các công trình kiến trúc ứng với từng nước trong khu vực ĐNA.
B3: Nhóm thống nhất viết lời dẫn về trang phục, công trình kiến trúc mà nhóm
thống nhất chọn, chọn người đại diện giới thiệu, thuyết trình.
HĐ 3: Chuẩn bị sản phẩm trình bày.
B1: Các nhóm thống nhất nội dung (trang phục, công trình kiến trúc) gắn với từng
nước tương ứng. Chọn trang phục, công trình kiến trúc mà nhóm yêu thích nhất, cử
người viết lời thuyết trình và trình bày.
B2: Sắp xếp các thông tin thu thập theo nội dung yêu cầu.
HĐ4 : Thiết kế và trình bày.
B1: Chọn bố cục trình bày.
Nhóm trưởng thống nhất với các thành viên để chọn bố cục trình sản phẩm
trên giấy A3.

B2: Sắp xếp tranh trạng phục, công trình kiến trúc thứ tự, trang trí cho sản
phẩm.
Với từng nội dung, mỗi thành viên được phân công sẽ chọn, sắp xếp cho bố
cục hài hòa, đẹp, có trang trí thêm khung viền cho sản phẩm
B4: Viết lời thuyết minh
Viết riêng lời thuyết minh cho nội dung ra giấy A4.
HĐ5 : Báo cáo, trình bày sản phẩm
- Ghép lời thuyết minh cho các bức tranh để hoàn chỉnh.


- Trình bày kết hợp tranh vẽ và lời kể.
* Nhóm 1,3:

Thái Lan

Campuchia

Inđônêxia

Lào

Xingapo

Malaixia

Việt Nam

Myanmar

Brunei


Philippin

* Nhóm 2,4:

Angkor Wat (Siem Reap,

Wat Phra That Doi Suthep

Campuchia)

(Chiang Mai, Thái Lan)

Pha That Luang (Viên Chăng, Lào)


Chùa Thiên Hậu (Kuala

Chùa Shwedagon (Yangon,

Chùa Xá-lợi Răng Phật (Phố Tàu,

Lumpur, Malaysia)

Myanmar)

Singapore)

Thánh đường Hassanil Bolkiah-


Chùa Một cột- VN

Borobudur (Trung Java,

Brunay

Indonesia)

6. Đánh giá sản phẩm
* Tiêu chí đánh giá.
- Về sản phẩm:
+ Với sản phẩm trang phục truyền thống: Sắp xếp đầy đủ, đúng theo từng nước.
Giới thiệu được nét nổi bật của từng bộ trang phục, giới thiệu được nổi bật ý nghĩa
của bộ trang phục mà nhóm yêu thích và lựa chọn.
+ Với Công trình kiến trúc: Sắp xếp đầy đủ, đúng theo từng nước. Giới thiệu được
nổi bật ý nghĩa của công trình kiến trúc mà nhóm yêu thích và lựa chọn.- Về hoạt
động:
+ Tất cả các thành viên trong nhóm đều đóng góp vào sản phẩm.


+ Giữa các thành viên có sự thảo luận, tranh luận để xây dựng nội dung sản phẩm.
+ Các thành viên trong nhóm phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau trong khi thực
hiện các công việc được phân công.
* Phiếu đánh giá hoạt động
- Cá nhân tự đánh giá/đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các
mức độ 0, 1, 2, 3, 4.
Họ và tên thành viên
Mức độ đóng góp
- Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức
độ A, B, C, D.

Nội dung

Mức độ

Tinh thần làm việc

Hiệu quả làm việc của

Trao đổi thảo luận trong

nhóm

nhóm

nhóm

A

B

C

D

A

B

C


D

A

B

C

D



×