A. MỞ ĐẦU
1. Lí do viết sáng kiến
Trong những năm qua, cả thế giới và Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển
không ngừng của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế xã hộị. Với sự
phát triển vượt bậc đó làm cho đời sống kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục không
ngừng được nâng cao, đời sống tinh thần của con người cũng được cải thiện đáng
kể. Tuy nhiên sự phát triển đó ở nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) lại chưa
đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường khiến cho tình trạng
thiên nhiên, môi trường của thế giới cũng bị biến đổi ngày càng nghiêm trọng.
Chính sự biến đổi, suy thoái môi trường ấy đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
cả loài người trên trái đất.
Nói như vậy, bảo vệ thiên hiên, môi trường là vấn về quan trọng của cả thế
giới. Đối với nước ta cải tạo thiên nhiên, bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước,
Chính phủ đặc biệt quan tâm. Mặc dù vậy hiện tượng thiên nhiên bị tàn phá vẫn
còn diễn ra, môi trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống, sức khỏe của nhân dân và sự phát triển của xã hội.
Tại huyện …., tỉnh Sơn La - một huyện biên giới vùng sâu vùng sa, nơi có diện
tích chủ yếu là rừng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, không khí ở đây vốn rất
trong lành. Thế nhưng, trong mấy năm trở lại đây cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, …… cũng phát triến không ngừng, kinh tế xã hội có nhiều đổi
thay, cơ sở vật chất hạ tầng được cải thiện. Nhiều công trình khiến trúc mới khang
trang đồ sộ mọc lên ngay ở những chỗ vốn trước đây là rừng cây, ao hồ… Với sự
phát triển như vậy con người đã vô tình làm biến đổi, biến dang tự nhiên, hiện
tượng này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự biến đổi khí hậu. Đặc biệt khi
kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, dân số tăng thêm vào
đó là là việc nhân dân từ các địa phương khác đến …….. làm ăn, sinh sống cũng
đông hơn. Đây là một tín hiệu tích cực góp phần phát triển kinh tế xã hội địa
phương nhưng kéo theo đó là rác thải sinh hoạt cũng tăng lên theo mức tăng dân số
gây sức ép đối với môi trường. Hơn thế do tập quán canh tác, sản xuất của nhân địa
phương là đốt nương làm rẫy đã vô tình gây hậu quả xấu đến diện tích rừng phòng
hộ (cháy rừng), chưa kể tới một bộ phận nhân dân trình độ nhận thức còn hạn chế ,
chạy theo lợi ích kinh tế của bản thân nên đã khai thác tái phép các tài nguyên từ
rừng v.v…khiến cho thiên nhiên môi trường vốn đã bị tàn phá hủy hoại nay càng
trở nên nghiêm trọng hơn.
Riêng đối với học sinh tại trường THPT ……, ý thức bảo vệ thiên nhiên , môi
trường của một bộ phận không nhỏ học sinh còn thấp. Các em chưa có ý thức giữ
gìn vệ sinh chung trong trường, lớp học (vứt rác bừa bãi), chưa có ý thức tự giác
trong việc chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường… Những hành
động dù là nhỏ ấy nhưng cũng khiến thiên nhiên chưa được cải thiện, môi trường
bị ô nhiễm.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến “Giáo dục tình
yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 Trường Trung
1
học phổ thông qua hai văn Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh
Khiêm) trong chương trình Ngữ Văn 10”. Có thể nói đây là một nội dung không
mới nhưng trong hoàn cảnh hiện tại của địa phương, tôi thấy đây là vấn đề cấp
thiết cần giải quyết nhằm bồi dưỡng thêm tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh trường THPT …... Không những thế khi thực hiện sáng kiến
này tôi còn mong muốn qua các em sẽ tuyên truyền vận động người thân, hàng
xóm … yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường ngay chính nơi mình sinh sống, lao
động và sản xuất.
2. Mục tiêu của sáng kiến
- Giúp giáo viên nhận thấy phương pháp dạy học tích hợp là phù hợp và cần
thiết trong giảng dạy môn Ngữ Văn, đặc biệt là các tác phẩm văn chương trong nhà
trường.
- Giúp học sinh đạt hiệu quả trong học Ngữ Văn: Nắm bắt kiến thức đồng thời
tác động tích cực trong hình thành tư tưởng, lối sống tích cực, có trách nhiệm;
phát triển năng lực học sinh. Qua học tập môn Ngữ Văn giúp các em phát triển
toàn diện, trở thành người công dân tốt cho xã hội.
3. Giới hạn của sáng kiến.
3.1Về đối tượng nghiên cứu:
- Vấn đề nghiên cứu: Phương pháp dạy học tích hợp “Giáo dục tình yêu thiên
nhiên, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông
Sốp Cộp qua hai văn Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
trong chương trình Ngữ Văn 10”.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi văn bản: Hai văn bản Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Nhàn (Nguyễn
Bỉnh Khiêm) trong chương trình Ngữ văn 10.
+ Phạm vi con người: Học sinh ba lớp 10: 10B2, 10B4, 10B6.
3.2. Về không gian nghiên cứu:
- Không gian rộng: Thực trạng thiên nhiên, môi trường thế giới, trong nước đặc
biệt là tại huyện …….., tỉnh Sơn La.
- Không gian hẹp: Thực trạng thiên nhiên, môi trường tại Trường THPT Sốp
Cộp
3.3. Về thời gian nghiên cứu:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 01 năm 2016 đến 01 năm 2017.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.
2
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở viết sáng kiến kinh nghiệm
1.1 Cơ sở khoa học
Lời dẫn đầu của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993
đã khẳng định “môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con
người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và
nhân loại". Thiên nhiên, môi trường là điều kiện sống cần thiết của con người cũng
như các sinh vật khác trên trái đất. Con người không thể sống mà thiếu thiên
nhiên, môi trường, bởi môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những điều
kiện cần thiết để có thể sống như: khí thở, thức ăn, nước uống, nơi ở... Môi trường
bảo đảm những điều kiện để con người thực hiện chu trình sống của mình. Nói như
vậy nghĩa là thiên nhiên, môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của con người. Vậy môi trường là gì?
Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý. Môi trường được định nghĩa trong Luật
Bảo vệ môi trường Việt Nam (thông qua 27/12/1993): “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên” (Đ1. LBVMT).
Và môi trường được tạo thành từ các yếu tố cụ thể qui định tại Điều 2, Khoản 1
(gọi là thành phần môi trường) bao gồm: “không khí, nước, đất, âm thanh, ánh
sáng, lòng đất, núi rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái vật chất khác.”
Xuất phát từ tầm quan trọng của môi trường với con người, nên yêu quý và bảo
về thiên nhiên, môi trường là điều rất cần thiết mà con người phải làm.
Ý thức được điều đó, Đảng nhà nước ta cũng đã ban hành một số quy định về
trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên môi trường, như tại
Điều 4- Khoản 1 (Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua ngày
23/6/2014) có viết “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.”. Hay tại Hội nghị Môi trường toàn
quốc lần thứ IV- cùng cam kết và thống nhất hành động bảo vệ
môi trường diễn ra tại Hà Nội, ngày 30/9/2015, thủ tướng chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng cũng đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường phải trở thành một nội
dung quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát
triển bền vững”. Và tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường
diễn ra sáng ngày 24/8/2016, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc, Hội nghị đã đánh giá “Môi trường nước ta đang chịu nhiều áp
lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong nước”, “môi
trường nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn và vấn đề cấp
bách cần được tập trung giải quyết, xử lý”, vì vậy mà “vấn đề bảo vệ môi
trường là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu”. Nói vậy ta lại cần phải hiểu “bảo
vệ môi trường” là gì?
Tại Điều 3, Khoản 3 Luật bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua ngày
23/6/2014 viết : “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa,
3
hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.
Bảo vệ thiên nhiên, môi trường là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và
các cấp, bộ ngành ở nước ta đặc biệt quan tâm. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, ý
thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên môi trường, Bộ giáo dục đào
tạo đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh. Một trong những biện pháp trọng tâm đó là “đưa nội
dung giáo dục môt trường vào mọi cấp học, bậc học” từ năm 1998. Nội dung này
ngày càng được Bộ và các sở giáo dục chú trọng tại các nhà trường thông qua các
hoạt động ngoại khóa, lồng ghép...Với mục tiêu bảo vệ, giữ gìn và cải thiện thiên
nhiên, môi trường sống cho con người. Trên tinh thần đó, bản thân tôi muốn góp
thêm một tiếng nói bảo vệ thiên nhiên, môi trường thông qua một nội dung trong
quá trình dạy học của mình với mong muốn nâng cao tình yêu thiên nhiên, ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 10 tại trường THPT ...
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lí
Yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, môi trường là vấn đề quan trọng, cần thiết không
chỉ ở nước ta mà là vấn đề toàn cầu, được cả thế giới quan tâm. Ngay từ thế kỷ
XIX một số nước trên thế giới đã đưa ra những đạo luật về môi trường như:
Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm
1896; Luật khoáng nghiệp, Luật sông ở Nhật năm 1896,… Cho đến những năm
gần đây trước sự ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của môi trường, sự biến đổi
không ngừng của khí hậu thì vấn đề yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, môi trường trên
thế giới càng trở nên cấp thiết. Hàng năm thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị bàn
về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ thiên nhiên, môi trường như: Hội thảo quốc tế về
Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (ICENR2012), chủ đề: “Sức khỏe môi
trường và phát triển kinh tế xã hội” có hơn 150 đại biểu đến từ các trường đại học,
viện nghiên cứu từ Bắc vào Nam, và các nhà khoa học nước ngoài như Đức, Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan; Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu
2015, COP 21 với sự tham gia của 195 nước ( trong đó có Việt Nam)...Với mục
đích tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường và cam kết của các nước tham gia góp
phần bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.Trong xu thế chung đó, từ nhiều
năm nay Việt Nam đã rất tích cực hành động để góp phần bảo vệ môi trường chung
của nhân loại.
Cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, Đảng, Nhà nước ta
đã ban hành các Luật, Chỉ thi, Nghị quyết, Hướng dẫn...để toàn thể nhân dân trong
và ngoài nước có ý thức, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường như:
- Ban hành Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993; năm 2005 và gần đây
nhất là Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 (Quốc Hội thông qua ngày
23/06/2014- bao gồm 20 chương, 170 điều), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2015.
4
- Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày ngày 14 tháng 02 năm
2015 về “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”.
- Nghị quyết số 41- NQ/ TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về “ Bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban bí thư ngày 21 tháng 1 năm 2009 về “Tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/ TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) của Ban Chấp
hành trung ương ngày 03 tháng 06 năm 2013 về “chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
Để Luật môi trường và các Chỉ thị , Nghị quyết về bảo vệ môi trường của Đảng,
Nhà nước thực hiện có hiệu quả và đi sâu vào mọi tầng lớp nhân dân thì Ngành
Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa nội dung giáo dục môi trường vào giảng
dạy trong nhà trường ở mọi cấp học, bậc học thông qua các văn bản chỉ đạo:
- Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”
đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như:
“Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong
trào quần chúng bảo vệ môi trường”; đặc biệt là “Đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục
quốc dân”.
- Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số
3288/QĐ- BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính
sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và
một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ
thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v
phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân”
- Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị đã chỉ rõ các
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục bảo vệ môi trường là:
+ Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng
hình thức phù hợp trong các môn học thồn qua các hoạt động giáo dục chính khóa,
ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
+ Xây dựng mô hình nhà trường xanh- sạch- đẹp phù hợp với các vùng miền.
5
Để chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVTNMT thực hiện có hiệu
quả, hàng năm ngành Giáo dục đào tạo trong chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học
đều giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi sở và coi nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường
là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các chức năng giáo dục.
Đối với tỉnh ….., để Luật bảo vệ môi trường và các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện có hiệu quả Ủy ban nhân dân tỉnh
Sơn La cũng đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tỉnh và toàn thể nhân
nhân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như :
- Nghị quyết 324/2010/NQ-HĐND ngày 08 tháng 07 năm 2010 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Sơn La “về một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện Luật Bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Trong Nghị quyết có ghi rõ “Các cấp, các
ngành tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn
dân trong việc bảo vệ môi trường; phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường;
nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng về bảo vệ môi trường đối với các dự án
đầu tư”. Trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo của tỉnh, Nghị quyết cũng đã nêu
rõ:“Tất cả các trường học trong toàn tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện nội dung bảo vệ môi trường trong trường học, trong đó chú trọng giáo dục
truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó và bảo vệ môi trường.”
- Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 thông qua Quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh về
việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Sơn La
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2013 về việc triển khai
thực hiện Nghị quyết số 35/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về
một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Công văn số 3028/UBND-KTN ngày 24 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh
về việc thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường; v.v...
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Ủy ban nhân
nhân tỉnh, Sở Giáo dục Đào tạo ..... đã chỉ đạo các Phòng Giáo dục, các Trường
Trung học Phổ thông, Dân tộc nội trú đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ thiên
nhiên- môi trường vào trong các trường học, ở mọi cấp học, bậc học từ mầm non
đến THPT, CĐ và ĐH. Cụ thể từ năm 2007 đến nay giáo dục môi trường được đưa
vào chương trình học theo kiểu lồng ghép, như ở bậc THCS nội dung lồng ghép
thuộc các môn sinh học, giáo dục công dân, địa lý, công nghệ ở các lớp: lớp 6
(giáo dục công dân, sinh học), lớp 7 (địa lý, công nghệ, giáo dục công dân), lớp 9
(sinh học). Ở bậc THPT, GDMT cũng được lồng ghép vào một số môn học chính
như là những ví dụ minh hoạ hay những bài tập thực hành hoặc tích hợp vào những
bài học nội dung có liên quan. Ngoài ra, nội dung này còn được thực hiện thông
qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhiều chủ đề môi
6
trường đã được giáo viên chủ nhiệm hoặc tổng phụ trách hoặc bí thư đoàn trường
triển khai thực hiện bằng các hoạt động như: sinh hoạt câu lạc bộ, biểu diễn văn
nghệ, thi vẽ tranh, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường ...
Với các cơ sở khoa học, chính trị pháp lí như trên có thể khẳng định yêu quý,
giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên- môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng. Tôi xin trích
dẫn quan điểm chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại Quyết định số 1216 về Phê
duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” ngày 05 tháng 9 năm 2012 để khép lại phần trình bày cơ sở viết sáng kiến
của mình như sau: Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến
lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại
nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo
vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế- khoa học kĩ thuật của thế giới phát triển
không ngừng, nhiều thành tựu khoa học được ghi nhận, kinh tế các các nước nhìn
chung được cải thiện, nhiều nước trước đây thuộc nhóm nước không phát triển đã
vươn lên thành những quốc gia đang phát triển...Cùng với sự phát triển đó thì cả
thế giới đã chứng kiến sự biến đổi khôn lường của thời tiết, khí hậu, sự nóng lên
của trái đất. Đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới đã phải trải qua và gánh chịu
những hậu quả nặng nề từ các hiện tượng bất thường tự nhiên. Ngay trong năm
2016 vừa qua, phía đông bắc nước Mỹ đã phải hứng chịu hậu quả của trận bão
tuyết khổng lồ khiến 49 người thiệt mạng (ngày 23-24/01/2016); hay trận động đất
tại Đài Loan- Trung Quốc gây thiệt hại trên diện rộng, làm đổ nát nhiều tòa nhà ở
thành phố Đài Nam đặc biệt làm 117 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị
thương (06/02/ 2016); rồi đến cơn bão Mat thew cơn bão lớn nhất trong vòng mười
năm tại Calibbea, ảnh hưởng tới các quốc gia trung Mĩ như Cu Ba, Haiti gây thiệt
hại lớn về người và kinh tế, gần 900 người chết, thiệt hại về kinh tế ước tính
khoảng 10,5 tỉ USD.v.v...
Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, kinh tế- xã hội, khoa học, công
nghệ ở nước ta cũng rất phát triển. Chỉ số tăng trưởng kinh tế - xã hội tăng lên
đáng kể, đời sống vật chất tinh thần của nhân được cải thiện nhưng sự phát triển đó
lại chưa đi đôi với việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Mặc dù Đảng, Nhà nước ta
đã đề ra và tiến hành rất nhiều biện pháp để bảo vệ phát triển thiên nhiên, gìn giữ
môi trường nhưng thực tế thiên nhiên, môi trường ở nước ta vẫn còn bị tàn phá hủy
hoại. Nhìn vào thực tế chúng ta thấy ngày càng có nhiều các khu công nghiệp các
nhà máy xí nghiệp mọc lên không chỉ ở các thành phố mà ngay tại các vùng nông
thôn, đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước bởi
nước ta vẫn đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phấn đấu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020. Nhưng sự phát triển nào cũng có tính hai mặt của
nó, việc phát triển các dự án công nghiệp cũng vậy, các nhà máy xí nghiệp ra đời
bên cạnh làm cho nền kinh tế phát triển, sẽ kéo theo các hệ lụy cần giải quyết như
7
khí thải, rác thải, nước thải công nghiệp gây sức ép với môi trường cần xử lí. Đây
là trách nhiệm của các cơ quan quản lí và các doanh nghiệp, tuy nhiên để hiện
tượng tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường không diễn ra thì cần sự phối hợp
của cả nhà nước và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào
cũng làm đúng pháp luật, thực hiện trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, có không
ít những doanh nghiệp thiếu trách nhiệm hoặc là lợi dụng những khe hở của pháp
luật cố ý xả khí tải, nước thải...chưa qua xử lí ra môi trường khiến cho môi trường
không khí, môi trường nước, môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng đe dọa tới
sức khỏe tính mệnh của con người, tàn phá các loài sinh vật (Ví dụ: Nhà máy
Formosa Hà Tĩnh).
Cùng với khí thải công nghiệp thì vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng cũng là vấn đề
đáng nói. Bên cạnh những dự án trồng rừng bổ sung, thay thế để cải tạo màu xanh
cho đất, cải thiện môi trường được Đảng, Nhà nước đầu tư, triển khai thực hiện thì
ở một vài địa phương do sự yếu kém trong công tác quản lí hay cố ý của người dân
đã để cho hàng ngàn héc ta rừng bị khai thác, chặt phá gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê của phóng viên chương trình VTV 1 lúc 19 giờ ngày 17
tháng 03 năm 2017 thì trong chín tháng đầu năm 2016 cả nước có hơn 15.000 vụ
vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, gần 1000 héc ta rừng bị chặt phá trái phép. Và
như vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái, động thực vật tự nhiên.Với
những hành động đó của con người làm cho khí hậu biến đổi, nóng lên của trái đất
nóng lên. Hiện tượng thời tiết bất thường ở nước ta mà khó ai có thể quên như hiện
tượng bão lũ ở miền trung hay khô hạn ở Ninh Thuận trong năm 2016 khiến cho
đời sống nhân dân ở đây vô cùng điêu đứng, nhiều người, nhiều gia đình phải bỏ
quê hương- nơi “trôn nhau cắt rốn” đi nơi khác tìm kế sinh nhai, gia súc gia cầm
khi thì thì chất vì ngập nước lúc lại chết vì không có nước uống gây thiệt hại không
chỉ nhân dân mà cho cả đất nước.
Với tỉnh Sơn La, một tỉnh miền núi phía tây bắc của tổ quốc với diện tích đất
lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với
nhiều loại cây. Diện tích rừng của tỉnh có 357.000 ha, rừng Sơn La có nhiều
loại động, thực vật quý hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu
khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Có thể nói nguồn thu
nhập chính của đại đa số nhân dân tỉnh Sơn La là nhờ vào điều kiện tự nhiên từ
rừng như làm nương rẫy, thông qua các hoạt trồng ngô (Sơn La được coi là vựa
ngô), sắn, cà phê...Rừng có vị trí rất quan trọng với nhân dân Sơn La. Tuy vậy
cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh thì diện tích rừng
của ..........a cũng đã bị giảm đi. Theo thông tin từ Báo điện tử của Bộ Tài
nguyên và môi trường ngày 30/08/2016 thì diện tích đất có rừng trên địa bàn
tỉnh Sơn La năm 2015 giảm khoảng 32.860 héc ta do chuyển đổi mục đích
sử dụng sang xây dựng các công trình thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái
định cư, thủy lợi, khai thác khoáng sản... Đáng lưu ý, trong giai đoạn 20052015, toàn tỉnh có 352 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.222 héc ta rừng, chiếm
3,72% tổng diện tích giảm. Phá rừng làm nương trái phép giai đoạn 20062015 gây thiệt hại 1.181 héc ta rừng, chiếm 3,6% tổng diện tích giảm. Do
chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên rừng của tỉnh đã phần nào làm cho tài
8
nguyên thiên nhiên cả nước giảm, gâytác động xấu đến môi trường và sự biến
đổi khí hậu, ảnh hưởng đến cuộc sống con người không chỉ hiện tại mà cả
tương lai.Như vậy có thể thấy vấn cấp bách đề cần giải quyết tại tỉnh Sơn La
làm làm sao để phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường.
Riêng tại huyện ........, là một huyện thuộc vùng sâu vùng sa của tỉnh Sơn La.
Huyện có diện tích tự nhiên là 148.088 héc ta, trong đó chủ yếu là rừng (27.700 ha
rừng đặc dụng trong tổng số 357.000 ha rừng của tỉnh Sơn La). Dân số ..... là
43.044 người (theo thống kê của trung tâm dân số .... năm 2013), nhân dân ...... chủ
yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Lào, Khơ mú…
Cuộc sống của đồng bào trong huyện đa số là dựa vào nương dẫy, trình độ nhận
thức còn thấp, nhiều người dân còn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong
việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Cũng có thể vì cuộc sống mưu sinh trước mắt
mà họ đã có những hành động vô tình hay cố ý hủy hoại thiên nhiên.Chẳng hạn
như vì bắt một tổ ong lấy mật hoặc lấy con non mà họ có thể hủy hoại cả một cây
cổ thụ (thậm chí là cả một khu rừng), họ tìm và săn bắt, giết hại những con lợn
rừng, hoẵng, khỉ... chỉ vì những con vật đó mang lại cho họ một khoản thu nhập
nhất định. Hay là một hành động tưởng chừng rất bình thường mà người lao động
thường làm như đốt nương chuẩn bị đất canh tác, nhưng do không giám sát mà vô
tình đã làm lửa cháy lan sang các khu rừng phòng hộ và hậu quả là cả khu rừng
phòng hộ đã bị cháy rụi, ví dụ như vụ cháy rừng ở xã Mường Và- ........ sảy ra vào
tháng 3 năm 2016 vừa qua. Tôi xin phép được trích dẫn một đoạn và hình ảnh trên
báo Quân đội nhân dân Online đưa tin ngày 09/ 03/2016 làm minh chứng:
9
Từ ngày 8 đến ngày 10-3, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra cháy rừng ở một
số điểm thuộc các huyện ........., Bắc Yên, Mộc Châu, Phù Yên.... Nguyên nhân
ban đầu được xác định do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết băng giá những
tháng giáp Tết vừa qua đã khiến nhiều cây rừng bị chết khô hàng loạt, trong
đó có nhiều điểm là rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, thời tiết khô hanh cộng với
sự bất cẩn của người dân đi làm nương rẫy cũng khiến đám cháy lan
nhanh, rộng.
Cận cảnh một góc cháy rừng ở bản Pá Khoang, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp ngày 8-3.
Đó là ở trong rừng, trong bản, còn ở đường, ở chợ, ở khu dân cư chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp những chiếc túi ni lon bay lung tung trên đường (bà con ở Sốp
Cộp sử dụng rất nhiều túi nilon, nhiều khi có thể nói là không cần thiết trong sinh
hoạt hàng ngày, trao đổi hàng hóa), những những vỏ bánh vỏ kẹo, vỏ chai nước
ngọt... được người dùng vứt ra bừa bãi ngay sau khi dùng xong, rồi những rãnh
nước sinh hoạt, chăn nuôi gia súc gia cầm được người dân xả trực tiếp ra suối
(những con suối ở ………. vốn trước đây rất trong, sạch nhưng ngày nay màu
nước đó là mà đen, đỏ ngàu do ô nhiễm). Như vậy có nghĩa là thiên nhiên, môi
trường tại …….. ở một chừng mực nào đó đã, đang bị hủy hoại và cần được bảo
vệ.
Còn tại Trường THPT …….., mặc dù đã được sự quan tâm của Ban giám hiệu
trong việc lãnh chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường cho học sinh
thông qua công tác chuyên môn (dạy học tích hợp), lãnh đạo các đoàn thể tổ chức
các hoạt động giáo dục tuyên truyền giúp HS ý thức rõ hơn về trách nhiệm của
mình trong việc bảo vệ thiên nhiên môi trường như Ban lao động tổ chức các buổi
lao động, dọn dẹp vệ sinh trường lớp học, công đoàn phối hợp với đoàn thanh niên
tổ chức hoạt động thi đua trồng- chăm sóc bồn hoa cây cảnh, rồi tổ chức “Ngày
chủ nhật xanh”… tuy nhiên việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường của một bộ
phận HS vẫn chưa thực sự tốt. Xung quanh các khu phòng học (thậm chí cả trong
10
lớp học), giấy rác vẫn bị các em vứt bừa bãi làm mất mỹ quan của trường, lớp. Các
khu bồn hoa cây cảnh chưa được chăm sóc thường xuyên hoặc chăm sóc chỉ mang
tính hình thức, chống đối...Và như vậy với những hành động tưởng chừng như nhỏ
bé ấy các em đã làm cho thiên nhiên môi trường không được bảo vệ giữ gìn.
Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? Xét từ tình hình thực tế có thể
thấy có nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan. Tôi xin dẫn ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Về phía các cơ quan nhà nước, đôi khi chưa quyết liệt, chưa triệt để trong việc
xử lí các đối tượng, cơ quan tổ chức đã có những hành động không đúng chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thiên nhiên, môi
trường.
- Về phía các địa phương nói chung, tỉnh Sơn La và huyện ……..p nói riêng có
thể do việc giám sát công tác bảo vệ thiên nhiên môi trường đôi khi còn lỏng lẻo.
Việc phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa tính toán kĩ nên chưa lường trước được
những tác động xấu tới thiên nhiên môi trường.
- Riêng tại Trường THPT …….., theo tôi thì do những nguyên nhân sau:
+ Ban giám hiệu, các đoàn thể chưa thực sự sát sao trong công tác lãnh chỉ đạo
giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường cho HS, chưa có những biện pháp
mạnh mẽ quyết liệt xử lí những trường hợp HS vi phạm.
+ Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm trong công
tác giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường cho HS.
+ Phương tiện thông tin tuyên truyền tác hại của việc tàn phá thiên nhiên môi
trường đối với cuộc sống con người còn hạn chế.
- Đặc biệt nguyên nhân sâu sa quan trọng nhất có lẽ phải nói đến đó là do ý
thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân (trong đó có HS) trong việc bảo vệ
thiên nhiên môi trường còn thấp, kém.
Qua việc nhận thức thực trạng như trên, trước hết là một con người, một công
dân, đặc biệt là một giáo viên đứng lớp khiến tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở.
Thực tế thôi thúc, tôi nảy sinh ý tưởng giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên (bảo vệ rừng, bảo vệ những con suối tự nhiên), bảo vệ môi
trường sinh sống của chính mình và mọi người ngay tại địa phương và ngay trong
chính những bài học có trong chương trình sách giáo khoa ở môn học mà mình
đứng lớp.
3. Các giải pháp thực hiện
Nói đến giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường có lẽ nhiều người sẽ
nghĩ rằng nội dung này chỉ có thể thực hiện qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt
động ngoài giờ lên lớp, hay khi dạy các môn học như Giáo dục công dân, sinh học,
địa lí nhưng thực tế đây là nội dung có thể dạy tích hợp trong nhiều môn học trong
đó có môn Ngữ văn, cũng vì vậy mà Bộ Giáo dục đào tạo xác định “Đưa nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Đây được coi là
một nhiệm vụ mà giáo dục phải làm để góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường, để
11
thực hiện nhiệm vụ này thì Bộ giáo dục đã xác định đối với bậc Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông không tăng thêm môn học mà sẽ giáo dục thông qua ngoại
khóa, dạy học tích hợp... Để góp phần hiện thực hóa tư tưởng chỉ đạo trên, tôi xin
phép được nêu ra một số biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ
môi trường qua việc dạy học hai văn bản Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn
(Nguyễn Bỉnh Khiêm).
3.1. Giáo dục qua việc xác định mục tiêu bài học
Muốn bài dạy hiệu quả đúng theo yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, đồng
thời có thể tích hợp giáo dục cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất
ngăng lực khác có liên quan thì trước tiên đòi hỏi người GV phải xác định rõ,
chính xác mục tiêu của bài học, tiết học.Thông thường trong một bài học, tiết học,
người GV cần xác định mục tiêu cụ thể ở các phương diện như: kiến thức, kỹ năng,
thái độ, năng lực. Trong các mục trên, người dạy không được xem nhẹ bất kì một
mục tiêu nào, bởi các mục tiêu trên trong từng tiết học, bài học có mối quan hệ hữu
cơ, thống nhất tác động tích cực, hữu ích đến sản phẩm giáo dục - con người. Để
bài dạy của mình đạt hiệu quả cao thì bản thân tôi thường xác định các mục tiêu cụ
thể như sau:
Một là, xác định trọng tâm kiến thức cụ thể cần đạt trong bài học: nội dung,
nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm. Đối với các văn bản thơ thường thông
qua kết cấu, tứ thơ, hình ảnh, nhịp điệu, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình...
Ngày nay, một tài liệu có thể tin cậy cao là tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng. Việc
xác định đúng mục tiêu kiến thức cần đạt sẽ làm bài giảng đi đúng hướng, tránh
những lệch lạc, hệ luỵ đáng tiếc trong giảng dạy. Cụ thể, khi dạy bài Cảnh ngày hè
(Nguyễn Trãi), tôi xác định trọng tâm kiến thức cần đạt như sau:
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè và tình yêu thiên
nhiên, yêu đất nước, yêu đời, yêu nhân dân của Nguyễn Trãi
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên,
đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.
Với bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), trọng tâm kiến thức cần đạt là:
- Cảm nhận được niềm vui và quan niệm sống, triết lí sống của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
- Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, cách nói ẩn ý... trong bài thơ.
Hai là, sau khi đã xác định được chuẩn kiến thức tôi xác định mục tiêu về kỹ
năng cần đạt cho tiết học đối với chủ thể của hoạt động dạy và học.
Nếu như ngày trước chủ thể được hiểu là người thầy thì những năm gần đây,
hiện nay đối tượng, chủ thể là cả thầy và trò. Đồng nghĩa, GV phải xác định kỹ
năng của người dạy, định hướng kỹ năng của người học. Nhưng ở đây ta hiểu là
những kỹ năng tương tác nhiều chiều, phải có sự phối hợp ăn khớp, linh hoạt và
nhịp nhàng trong quá trình dạy và học. Cụ thể GV dùng kỹ năng của mình tác động
đến học sinh thông qua phương pháp, kỹ thuật dạy học để triển khai mục tiêu kiến
thức. Chính lúc này GV định hướng kỹ năng cho HS. Còn về phía HS, thông qua
12
tác động của kỹ năng GV hoặc tự bản thân phải hình thành, quyết định những kỹ
năng của mình để lĩnh hội kiến thức từ đó hình thành nhân cách, kỹ năng sống,
năng lực của bản thân để giải quyết những vấn đề thực tiễn sau này khi đã đi từ thế
giới văn học sang thế giới hiện thực của đời sống thường nhật. Vậy, có thể khẳng
định việc xác định đúng mục tiêu kỹ năng rõ ràng có tác dụng lớn đối với giảng
dạy tác phẩm văn chương. Con đường đi của xác định kỹ năng, tôi thường bắt đầu
bám vào đặc trưng thể loại của tác phẩm văn chương. Bởi mỗi thể loại nó vốn đã
có những đặc điểm riêng, dẫn đến ngưòi dạy, người học cũng phải có kỹ năng
riêng. Tuỳ thể loại của tác phẩm cũng dẫn tới GV chọn PPDH, kỹ thuật dạy học
cho phù hợp.
Như ở tác phẩm Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), đây là một bài thơ thể hiện sự
sáng tạo (phá vỡ tính quy phạm) của nhà thơ với thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
Có thể nói đây là một đặc điểm mà học sinh ít gặp trong chương trình văn học
trung đại Việt Nam, vì thế đã đã xác định mục tiêu kĩ năng như sau :
Xuất phát từ cơ sở mục tiêu kiên thức đã được xác định trên ta xác định kỹ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (chú ý những câu thơ sáu chữ dồn
nén cảm xúc, cách ngắt nhịp 3/4 trong câu thơ bảy chữ...)
- Rèn kỹ năng phân tích, cảm nhận ý thơ qua từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp
điệu...
Tương tự như ở tác phẩm Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), học sinh có thể dễ dàng
nhận thấy đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, với văn bản này có thể
xác định mục tiêu kĩ năng :
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng phân tích, cảm nhận ý thơ qua từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ
thuật...
Ba là, xác định mục tiêu về thái độ, cùng với một số môn khoa học xã hội khác
thì đây là mục tiêu mà có thể nói môn Ngữ văn là một trong những môn có thế
mạnh. Như tôi đã nói ở trên, dạy và học văn học không chỉ là dạy, học kiến thức về
văn chương mà còn là dạy, học cách làm người “văn học là nhân học”, dạy- học
văn còn bồi dưỡng tâm hồn con người thêm phong phú, làm cho đời sống tinh
thần, tình cảm người dạy, người học thêm cao đẹp. Với suy nghĩ như trên, tôi xác
định mục tiêu thái độ ở hai văn bản Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn
Bỉnh Khiêm) như sau:
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người.
- Có quan niệm sống đúng đắn, có lối sống hòa hợp với thiên nhiên (với văn
bản Nhàn); có tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhân dân (với văn bản Cảnh
ngày hè), có ý thức bảo vệ môi trường.
Bốn là, cần xác định mục tiêu hướng tới trong tiết học là năng lực người học:
Việc xác định mục tiêu năng lực cần bám vào kiến thức, phương pháp để hình
thành, rèn luyện kỹ năng, năng lực cho HS nhằm nâng cao khả năng tiếp thu kiến
13
thức môn học và năng lực phát hiện, phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn của
cuộc sống. Cụ thể ở cả hai văn bản Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn
Bỉnh Khiêm), ta cần hướng tới mục tiêu năng lực cụ thể sau:
- Đọc diễn cảm
- Hợp tác
- Cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề (tình huống)
3.2. Giáo dục qua các hoạt động khởi động:
Trong công văn 1037/ SGD ĐT- GDPT của Sở GD và ĐT Sơn La và qua nội
dung tập huấn hè năm học 2016-2017 do Sở GD và ĐT Sơn La tổ chức đã chỉ rõ
mục đích của hoạt động khởi động là tạo tâm thế, ý thức, hứng thú học tập cho HS.
Và để đạt được mục đích trên, GV có thể tạo ra các tình huống học tập dựa trên
việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến nội dung
bài học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu,
giúp HS nhận ra "cái” chưa biết và muốn biết. Từ đó GV khơi gợi, dẫn dắt HS
chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới,
qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
Với phương trâm như trên, để có thể tạo hứng thú cho học sinh trước khi tìm
hiểu nội dung bài thơ đồng thời để giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh khi tìm hiểu văn bản, tôi bắt đầu ngay từ hoạt động khởi động
như sau:
* Văn bản Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi):
- GV chiếu hình ảnh Nguyễn Trãi và yêu cầu học sinh phát hiện: Đây là ai?
- HS: Nhà thơ Nguyễn Trãi
- GV chiếu hình ảnh có liên quan đến bài thơ Bài ca Côn Sơn mà học sinh đã được
học ở THCS như: Suối chảy rì rầm, Đá rêu phơi, rừng cây thông, rừng trúc...
14
Suối chảy rì rầm
Đá rêu phơi
Rừng cây thông
Rừng trúc
- GV: Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào của Nguyễn
Trãi mà các em đã được học?
- HS: Bài thơ Bài ca Côn Sơn
- GV: Em có thể đọc một vài câu trong bài thơ cho cô và các bạn trong lớp
cùng nghe được không?
- HS : Đọc.
- GV: Bài thơ cho ta thấy tình cảm của nhà thơ Nguyễn Trãi như thế nào với
thiên nhiên?
- HS: Nguyễn Trãi,một con người có tình yêu tha thiết với nhiên nhiên, tâm hồn
rộng mở, quý trọng những giá trị của thiên nhiên, sống giao hòa với thiên nhiên.
- Trên cơ sở củng cố kiến thức đã học GV vào bài: Bài ca Côn Sơn chỉ là một
trong số rất nhiều bài thơ viết về thiên nhiên, thể hiện tình yêu tha thiết, một tâm
hồn luôn gắn bó và sống chan hòa với thiên nhiên. Để giúp các em hiểu sâu sắc
15
hơn về tâm hồn, con người Nguyễn Trãi cũng là để bồi dưỡng cho các em tình yêu
thiên nhiên, yêu quê hương đất nước mình, cô trò chúng ta cùng đến với bài thơ
Cảnh ngày hè.
* Văn bản Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- GV chiếu cho học sinh xem một tình huống do chính HS trong lớp đóng (đã
được quay tạo thành clip), tình huống như sau:
- Kì nghỉ hè, cô cháu gái (Thanh) sống ở thành phố lâu ngày có về thăm ông bà
ngoại đang sống ở quê.
Vào một buổi sáng thức dậy, trước mắt Thanh là một khung cảnh thật yên bình
nơi thôn quê với những thửa lúa xanh ngắt đang thì con gái, những cơn gió nhè
nhẹ, ánh nắng sắp tới, đặc biệt là hương thơm từ hồ sen đang mùa nở rộ, cạnh
ruộng lúa ngay trước nhà đưa lại. Nhìn ra vườn Thanh thấy ông đang lúi húi tưới
cho mấy luống rau mới trồng. Thanh ra vườn và nói:
- Thanh: Ông ơi, không khí ở quê thật lạ ông nhỉ?
- Ông: Sao vậy cháu? Đang ở thành phố ồn ào, tấp nập về quê cháu thấy im
ắng, buồn tẻ lắm phải không?
- Thanh: Không đâu ông ạ, ở đây cháu thấy thật tuyệt, mỗi ngày cháu đều như
cảm nhận được sức sống của cỏ cây, hoa lá. Cháu đặc biệt ấn tượng với hương
thơm của những bông hoa sen trong hồ kia ông ạ. Ở quê cháu thấy cuộc sống thật
thanh bình, nó khác hẳn với cuộc sống hàng này trên thành phố.
- Ông: Ừ, có lẽ vậy. Ngày xưa các nhà nho khi không còn làm quan nữa thường
về quê sống với cỏ cây, vườn tược đấy cháu ạ. À mà năm nay cháu học lớp 11 rồi
nhỉ, cháu có biết danh nho nào đã từng về quê ở ẩn không?
- Thanh (Tần ngần): Danh nho về ở ẩn? - Có Nguyễn Trãi rồi cả Nguyễn Bỉnh
Khiêm nữa đúng không ông?
- Ông: Ừ! Đúng rồi đấy cháu. Nguyễn Trãi ở ẩn ở Côn Sơn, còn Nguyễn Bỉnh
Khiêm thì sau khi dâng sớ xin chém đầu mười tám tên lộng thần nhưng không
được vua chấp thuận, ông đã xin cáo quan về quê, sống cuộc sống gắn bó, hòa
hợp với thiên nhiên, xa lánh vòng danh lợi.
- Thanh: Vâng, năm ngoái cháu học lớp 10 cháu cũng được một bài thơ của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ Nhàn”, bài thơ ấy không chỉ cho chúng cháu hiểu về
vẻ đẹp tâm hồn, con người và triết lí sống của nhà thơ mà còn giúp chúng cháu
biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên nữa. Cô giáo cháu đã dạy bài này rất hay ông ạ!
- HS xem xong tình huống, GV mượn lời nhân vật có trong tình huống trên để
dẫn vào bài: Trong tình huống các em vừa xem, Thanh có nói: Bài thơ Nhàn”, bài
thơ ấy không chỉ cho chúng cháu hiểu về vẻ đẹp tâm hồn, con người và triết lí
sống của nhà thơ mà còn giúp chúng cháu biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên nữa.
Vậy để giúp các em hiểu sâu sắc hơn nhận xét trên của nhân vật Thanh, cô trò
chúng ta cùng đi vào bài hôm nay.
16
Có thể nói với phần khởi động như trên không chỉ tạo được hứng thú ban đầu
cho học sinh đến với bài học mà còn giúp các em phần nào thấy được mục đích
giáo dục mà văn bản hướng tới.
- Kết quả cụ thể: (qua khảo sát)
Để khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với phần khởi động đã sử dụng trong
tiết dạy ở những lớp áp dụng sáng kiến (10B4,10B6), sau tiết học tôi phát phiếu
điều tra ý kiến của học sinh (Phiếu điều tra có trong phần phụ lục); Kết quả cụ thể
thu được như sau:
+ Đối với lớp chưa áp dụng sáng kiến: Lớp 10B2
Lớp
Sĩ số
Hứng thú
Nhận diện mục đích giáo
dục tình yêu thiên nhiên,
môi trường
muốn khám phá
Chưa có
hứng thú
10B2
Bình thường
Có hứng thú
Không
Có
nhận ra
nhận ra
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
02
5,26
20
52,63
16
42,2
28
73,7
10
26,3
38
+ Đối với lớp đã áp dụng sáng kiến: Lớp 10B4,10B6:
Lớp
Sĩ số
Hứng thú
Nhận diện mục đích giáo dục
tình yêu thiên nhiên, môi
trường
muốn khám phá
Chưa có
hứng thú
Bình
thường
Có hứng
thú
Không
Có
nhận ra
nhận ra
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
10B4
35
0
0
01
2,85
34
97,15
01
2,85
34
97,15
10B6
38
0
0
02
5,27
36
94,73
04
10,53
34
89,47
3. 3 Giáo dục qua hoạt động hình thành kiến thức.
Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp, cái đẹp của văn chương không chỉ thể
hiện ở mặt ngôn từ mà nó còn chìm sâu vào những tầng lớp khác của văn bản, của
thế giới hình tượng. Chính vì vậy người giáo viên dạy văn phải biết gợi mở ra
những điều bí ẩn đằng sau những câu chữ lặng yên trên trang giấy để chúng lên
tiếng đối thoại với từng học sinh. Người giáo viên phải làm sao cho học sinh cảm
thụ cái đẹp văn chương và cái chất văn ấy thấm dần, thấm sâu vào cuộc đời học
sinh để các em cùng phô diễn cái đẹp ấy trên những bài văn viết và trong lời nói,
hành động trong đời sống thường ngày.
Muốn làm được điều này người giáo viên phải có kiến thức, phương pháp, kĩ
năng sư phạm… và phải biết thể hiện tất cả những yếu tố đó khi lên lớp.Trước khi
17
lờn lp ngi giỏo viờn phi thit k c cho mỡnh nhng trang giỏo ỏn, qua
nhng trang giỏo ỏn y giỏo viờn khụng ch trang b cho hc sinh nhng kin thc
v vn hc m cũn phi lm cho tõm hn cỏc em thờm phong phỳ, giỳp cỏc em cú
thờm c cỏc k nng c bn theo c trng bi hc. Cng chớnh t nhng trang
giỏo ỏn y, ngi giỏo viờn khi lờn lp cũn cú th hỡnh thnh cho cỏc em thỏi
sng, cỏc nng lc sng phự hp. ú cng chớnh l mc tiờu m mt gi lờn lp
cn t ti. Vy ngi giỏo vờn s l th no t c mc tiờu trờn trong
nhng trang giỏo ỏn ca mỡnh?
Trc ht trong giỏo ỏn ngi giỏo viờn phi bit thit k mt h thng cõu hi
phự hp. Qua h thng cõu hi y, ngi GV khụng ch giỳp HS lnh hụi kin thc
m cũn giỳp hỡnh thnh cỏc em nhng phm cht nng lc khỏc. H thng cõu
hi trong mt bi hc vn rt a dng v phong phỳ, cú th chia thnh 3 loi nh
sau:
a. Cỏc cõu hi cú tớnh cht tỡm tũi, phỏt hin, nghiờn cu vn hc.
õy l kiu cõu hi cú th giỳp hc sinh tỡm tũi, nghiờn cu, chim lnh ni
dung kin thc ca vn bn vn hc.C th khi dy bi Cnh ngy hố (NT), Nhn
(NBK); tụi ó t ra nhng cõu hi mang tớnh cht phỏt hin nh sau:
Tờn vn
bn
H thng cõu hi
Ni dung cn chim lnh
Cnh
ngy hố
1. Cõu th th nht cú c 1. Cõu th th nht cú c im :
im gỡ v hỡnh thc, v cỏch - Hỡnh thc: Cõu th lc ngụn
(Nguyn ngt nhp?
- Ngt nhp: 1/2/3
Trói )
2. V p thiờn nhiờn cõu 2. V p thiờn nhiờn cõu 2,3,4 hin
2,3,4 hin lờn qua nhng hỡnh lờn qua:
nh no? Hỡnh nh ú cú c
- Hình ảnh : Cây hòe, Hoa
im gỡ?
lựu, Hoa sen
- Mu sc: Lc(Xanh ca cõy hũe),
( hoa thch lu), hng (hoa sen)
3. Khi din t v p thiờn
nhiờn ú, tỏc gi ó s dng
nhiu ng t, ú l nhng
ng t no, trng thỏi ca
cnh vt c din t ra
sao?
3. Khi din t v p thiờn nhiờn ú,
tỏc gi ó s dng nhiu ng t, ú l:
+ đùn đùn (dn dp tuụn ra) +
hình ảnhtán rợp ging (ging
rng ra, che rp)
+ phun thiên về tả sức sống
(phun ra, tuụn ra).
+Tớnh t tiễn mùi hng, gợi sự
bừng nở, khoe sắc, toả hơng
18
ngào ngạt của hoa sen mùa hạ.
- Trng thỏi ca s vt: thiên nhiên
4. V p ngy hố cõu th mùa hè tràn đầy sức sống.
5,6 c tỏc gi cm nhn 4. V p ngy hố cõu th 5,6 c
qua nhng hỡnh nh, õm tỏc gi cm nhn qua nhng hỡnh nh,
thanh no? Hỡnh nh, õm õm thanh:
thanh ú cú c im ra
- Hỡnh nh: ch cỏ lng ng ph; lu
sao?
tch dng.
- m thanh:
+ Lao xao chợ cá: Âm thanh từ
xa vọng lạ.
+ Dắng dỏi cầm ve: ting ve
kêu inh ỏi tr thnh ting n vang
5. Tỏc gi ó cm nhn v di, rõm ran khin khụng khớ tr nờn
p ca bc tranh ngy hố rn ró hn lờn. 5. Tỏc gi ó cm nhn
bng nhng giỏc quan no?
bc tranh ngy hố bng nhiu giỏc
quan:
+ Th giỏc: cm nhn mu sc ca lỏ
hũe xanh, hoa thch lu ngi.
+ Khu giỏc: cm nhn hng sen
thm ngỏt.
+ Thớnh giỏc: thu nhn õm thanh lao
xao ca ch cỏ lng chi t xa.
+ Thớnh giỏc v s liờn tng: thy
ting ve kờu inh i ta nh ting n
Nhn
(Nguyn
Bnh
Khiờm)
1. Cuc sng ca Nguyn
Bnh Khiờm khi cỏo quan v
n, trong cõu th 1,2 c
din t qua nhng t loi
no?
1. Cuc sng ca Nguyn Bnh Khiờm
khi cỏo quan v n, trong cõu th 1,2
c din t qua nhng t loi:
+ Danh t: Mai, cuc, cn cõu ch
nhng cụng c lao ng: Mai o
t; cuc xi t, cn cõu
cõu cỏ
+ S t: Mt, mt, mt ->
Cỏch m rnh rt, tt c ó sn sng,
chu ỏo.
+ T lỏy: Th thn ->Tỏc phong ung
dung, nhn nhó, t do, t ti.
+ i t phim ch ai -> ch chung
19
mọi người.
3. Trong hai câu thơ 3,4, tác 2. Trong hai câu thơ 3,4, tác giả đã sử
giả đã sử dụng những phép tu dụng những phép tu từ:
từ
- Đối lập:
“ta” >< “người”; “dại” ><“khôn”;
“nơi vắng vẻ” ><“chốn lao xao”.
- Ẩn dụ:
+ nơi vắng vẻ: nơi ít người, không
người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu
cạnh người.
+ chốn lao xao: ồn ào, sang trọng, chốn
3. Cuộc sống sinh hoạt của cửa quyền.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (câu 3. Cuộc sống sinh hoạt của Nguyễn
5,6) được thể hiện qua những Bỉnh Khiêm (câu 5,6) được thể hiện
hình ảnh nào?
qua:
- Hình ảnh:
+ Măng trúc, giá đỗ: Thức ăn dân dã,
đạm bạc. Là sản phẩm cây nhà lá vườn,
kq công sức lao động gieo trồng chăm
bón của bậc ẩn sĩ, mùa nào thức nấy.
+ Xuân – tắm hồ sen / Hạ - tắm ao:
cách sinh hoạt dân dã.
4. Nhịp thơ ở hai câu 5,6 có
đặc điểm gì? Ngoài ra còn có
thủ pháp nghệ thuật nào được
sử dụng trong hai câu thơ
này?
4. Nhịp thơ ở hai câu 5,6:1/3/1/2+ thủ
pháp liệt kê để nhấn mạnh vào 4 mùa ,
gợi bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt
với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông,có hương
sắc, mùi vị, giản dị mà thanh cao.
Với những câu hỏi như trên không chỉ giúp các em lĩnh hội được nội dung kiến
thức của tác phẩm mà còn làm cơ sở nền tảng để các em có điều kiện phát triển các
phẩm chất, năng lực khác.
b. Các câu hỏi nhằm khơi gợi tình cảm, cảm xúc
Đây là kiểu câu hỏi nhằm giúp học sinh có thể bộc lộ suy nghĩ, sự cảm nhận của
mình về một vấn đề, khía cạnh nghệ thuật nào đó có trong văn bản như một từ
ngữ,hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật ...mà các em thấy hay, thấy tâm đắc trong tác
phẩm. Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống câu hỏi này cần phù hợp với đặc trưng,
phương pháp bộ môn và đặc điểm của bài học khiến cho người học cảm thấy thật
tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái, từ đó làm lay động tâm hồn các em. Khi dạy bài
Cảnh ngày hè (NT), Nhàn (NBK); tôi đã đặt ra những câu hỏi như sau:
20
Văn bản
Hệ thống câu hỏi
Cảnh ngày Trong bài thơ, khi miêu tả
hè (Nguyễn bức tranh thiên nhiên ngày
Trãi)
hè,Nguyễn Trãi đã sử dụng
rất thành công các động từ,
tính từ để diễn tả trạng thái
của cảnh vật. Vậy khi đọc
những dòng thơ này em có
cảm nhận thế nào về bức
tranh thiên nhiên ngày hè?
Nếu phải bày tỏ cảm xúc
của mình về bức tranh
thiên nhiên ấy, em sẽ nói
gì?
Nội dung cần đạt
- Học sinh có thể tự do bày tỏ suy
nghĩ, cảm nhận của mình về bức
tranh thiên nhiên ngày hè mà các em
cảm nhận được qua cách dùng động
từ, tính từ của nhà thơ như đó là bức
tranh thiên nhiên:
+ đẹp đẽ, sinh động;
+ có màu sắc, âm thanh, hương
thơm;
+ căng tràn sức sống;
+...
- Học sinh cũng có thể thể hiện
những cung bậc cảm xúc của mình
về bức tranh thiên nhiên:
+ Thích
+ Rất yêu thích, quý trọng
+...
Nhàn
(Nguyễn
Bỉnh
Khiêm)
Khi phân tích hai câu thơ:
- Học sinh có thể nêu ra nhận xét,
Thu ăn măng trúc, đông ăn quan điểm của mình tùy theo cách
giá,/ Xuân tắm hồ sen, hạ hiểu, cách cảm nhận của các em
tắm ao.Giáo viên có thể đặt như:
câu hỏi:
+ Cách ngắt nhịp 1/3/1/2, nhà thơ
Qua hai câu thơ trên, em có muốn nhấn mạnh vào đặc điểm hời
cảm nhận như thế nào về tiết nước ta có bốn mùa: Xuân - Hạ thời tiết, thiên nhiên ở nước Thu - Đông.
ta?
+ Tương ứng với 4 mùa thiên nhiên
cũng có sự khác nhau phù hợp với
đặc điểm thời tiết -> Thiên nhiên
phong phú.
+ Với đặc điểm thời tiết, thiên nhiên
như vậy làm cho đời sống, tinh thần
của con người cũng phong phú hơn.
c. Các câu hỏi nhằm phát triển năng lực sống, kĩ năng sống
Phát triển năng lực cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
ngành giáo dục nước ta trong thời kì đổi mới, nhiệm vụ này đã được thể hiện rất rõ
trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục”.
21
Mấy năm nay, để thực hiện được mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục,
nghành giáo dục đã tiến hành rất nhiều biện pháp từ trung ương đến địa phương, từ
việc đổi mới phương pháp dạy học đến phương pháp ra đề kiểm tra, phương pháp
tổ chức thi... Mục đích cuối cùng là làm sao để đào tạo được những con người phát triển toàn
diện vừa có kiến thức vừa có các kĩ năng sống khác. Cơ quan chịu trách nhiệm chính thực hiện
nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chính là các cơ sở giáo dục, các trường học mà
người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này chính là các giáo viên đứng lớp thông qua các môn học.
Mỗi cấp học, mỗi môn học có một đặc thù riêng, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh. Môn
Ngữ văn cũng vậy, đây là bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, ở đó người thầy không chỉ là
người truyền thụ kiến thức, kỹ năng văn học đúng hướng, đúng cách trong suy diễn, phỏng đoán
qua các văn bản văn học, mà dạy học văn còn cần đạt đến mục đích cao cả hơn là dạy cách làm
người. Người học văn cũng không phải chỉ để biết về nội dung, hình thức của tác phẩm văn
chương, lĩnh hội những kiến thức văn học mà cao cả hơn học văn còn là học làm người “văn học
là nhân học”. Với quan điểm như trên tôi đã vận dụng kiểu câu hỏi này trong quá trình giảng dạy
của mình để giáo dục cho học sinh những giá trị sống phù hợp, trong đó có giáo dục tình yêu
thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể:
Tên văn
bản
Nội dung tích
hợp
Câu hỏi tích hợp
Năng lực cần đạt
Cảnh
ngày hè
(Nguyễn
Trãi)
Sáu câu thơ đầu:
Trong sáu dòng thơ
đầu nhà thơ đã thể hiện
rất sinh động bức tranh
thiên nhiên, cuộc sống.
Có thể nói đó là một bức
tranh có sự kết hợp hài
hòa giữa đường nét,
màu sắc, âm thanh, con
người,cảnh vật. Đặc
biệt cảnh vật thiên nhiên
ở đây mang vẻ dân dã,
giản dị đời thường
nhưng cũng hết sức tinh
tế, gợi cảm. Qua đó
chúng ta cũng có thể
thấy tình yêu thiên
nhiên, con người tha
thiết, sâu sắc của nhà
thơ. Vậy :
- Năng lực suy nghĩ,
thu thập thông tin, giải
quyết tình huống được
đặt ra thực tế; năng lực
giao tiếp, trình bày
trước đám đông.
Rồi hóng mát
thưở
ngày
trường,/ Hòe lục
đùn đùn tán rợp
giương./ Thạch
lựu hiên còn
phun thức đỏ,/
Hồng liên trì đã
tiễn mùi hương./
lao xao chợ cá
làng ngư phủ,/
Dắng dỏi cầm ve
lần tich dương.
- Em có nhận xét gì về
thực trạng tài nguyên
thiên nhiên ở nước ta
hiện nay?
- Theo em tại sao con
người lại cần có tình
22
- Với tình huống này
học sinh cần phải giải
quyết ba vấn đề:
+ Nhận xét về tình hình
TNTN của nước ta
hiện nay: bên cạnh
những việc làm tích
cực để BVTNTN thì có
một thực trạng là
TNTN hiện nay đang
dần bị cạn kiệt do…
+ Con người cần có
tình yêu đối với thiên
nhiên vì thiên nhiên có
vai trò vô cùng quan
trọng trong đời sống
của con người. Thiên
nhiên chính là môi
trường sống của con
người, thiên nhiên
yêu đối với thiên nhiên?
cung cấp cho con
người những điều kiện
thiết yếu để con người
có thể tồn tại và phát
triển như không khí,
đất, nước…để nuôi
sống con người. Con
người không thể sống
nếu thiếu thiên nhiên.
- Qua tìm hiểu bức tranh
thiên nhiên, cuộc sống
và tình cảm của nhà thơ
với TN, Em có suy nghĩ
như thế nào về thái độ,
trách nhiệm của mình
với thiên nhiên. Em sẽ
làm gì để bảo vệ thiên + Thái độ, trách nhiệm
của bản thân: Yêu quý,
nhiên- môi trường ?
trân trọng, bảo vệ, giữ
gìn…thiên nhiên.
Nhàn
(Nguyễn
Bỉnh
Khiêm)
Câu thơ 5,6:
Thu ăn măng
trúc, đông ăn
giá,/ Xuân tắm
hồ sen, hạ tắm
ao.
1. Sau khi phân tích để
học sinh hiểu được nội
dung của hai câu thơ,
giáo viên có thể đặt câu
hỏi:
Học sinh có thế trình
bày suy nghĩ của bản
thân về các khía cạnh
mà câu hỏi đặt ra, qua
đó phát triển cho học
- Hai câu thơ cho ta thấy sinh các năng lực: Giao
tình cảm, thái độ gì của tiếp, xử lí tình huống.
nhà thơ với thiên nhiên?
- Quan điểm sống của
nhà thơ được thể hiện
như thế nào trong hai
câu thơ trên?
- Em có suy nghĩ như
thế nào về quan điểm
sống ấy?
2. Sau khi dạy xong
văn bản, giáo viên có
thể đặt ra cho học sinh
câu hỏi tình huống như
sau: Nếu được chọn cho
mình một lối sống, em
sẽ chọn lối sống như thế
nào?
- Học sinh có thể tự do
thể hiện quan điểm của
mình qua đó phát triển
năng lực giải quyết tình
huống, trình bày trước
đám đông…
3. Giáo viên cũng có
thể xuất phát từ thực 3. Học sinh đưa ra cách
trạng thiên nhiên, môi giải quyết tình huống
trường hiện nay đang bị của mình.
khai thác, hủy hoại, ô
23
nhiễm nghiêm trọng.
Hiện tượng biến đổi khí
hậu ngày càng diễn biến
phức tạp gây ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống
con người . Là học sinh,
em sẽ làm gì để hạn chế,
đầy lùi tình trạng trên
Những kiểu câu hỏi như trên, sẽ giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh.
Về phía giáo viên, thông qua các câu hỏi khơi gợi để học sinh có thể bộc lộ suy
nghĩ của mình về vấn đề được hỏi, hay qua các câu hỏi phát triển năng lực có thể
nắm bắt được những suy nghĩ, những tư tưởng, tình cảm, hành đông của học sinh.
Từ đó, giáo viên có thể động viên khích lệ các em có suy nghĩ, tư tưởng, hành
động đúng đắn, đồng thời có thể kịp thời uốn nắn những suy nghĩ, tư tưởng, hành
động còn lệch lạc.
Về phía học sinh, với các loại câu hỏi như trên không chỉ giúp các em chiếm
lĩnh được những nội dung, kiến thức về tác phẩm văn học, mà còn giúp các em biết
yêu quý trân trọng những giá trị đời sống, biết tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của
mình cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
3.4. Giáo dục thông qua hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Hoạt động này là điều kiện thuận lợi để GV giúp HS củng cố, nắm chắc kiến
thức đồng thời còn có thể gúp các em rèn luyện kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết; năng
lực học sinh, kỹ năng sống, nhân cách, lối sống học sinh. Khi kết thúc bài học
Cảnh ngày hè (NT), tôi chiếu cho HS xem một số hình ảnh thiên nhiên: núi rừng
thiên nhiênTây Bắc, hình ảnh một số loài động vật rừng ( khỉ, cầy), rừng bị chặt
phá, khô hạn, lũ lụt … và tôi sẽ đặt ra câu hỏi, bài tập về nhà với HS như sau:
- Em có nhận xét gì về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ở nước ta trong những
năm gần đây?
- Liên hệ thực tế địa phương em sinh sống, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy
nghĩ của em về trách nhiệm, hành động của bản thân trong việc bảo vệ rừng, môi
trường sống tại quê hương mình?
3.5. Giáo dục thông qua các phương tiện dạy học (bảng phụ, tranh ảnh, thiết
bị công nghệ thông tin).
Khi dạy một văn bản đọc hiểu, GV có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp
các em cảm thụ văn học tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức này
đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức. Mặt
khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
24
Khi dạy hai văn bản Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh
Khiêm), tôi đã sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh xem các hình ảnh, clip có
liên quan tới nội dung bài học như sau:
- Hình ảnh về nhà thơ Nguyễn Trãi và các tác phẩm của ông.
- Hình ảnh thiên nhiên minh họa cho bài thơ Bài ca Côn Sơn, hình ảnh thiên
nhiên minh họa cho bức tranh ngày hè được nhắc tới trong bài Cảnh ngày hè (Cây
hoa hòe, Cây hoa thạch lựu, Hoa sen…)
- Các hình ảnh về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Các hình ảnh minh họa cho cho nội dung bài thơ (cái mai, cuốc,cần câu, …)
- Một số hình ảnh về tình trạng tàn phá thiên nhiên (chặt phá rừng, săn bắt động
vật cấm...)
- Một số hình hình ảnh về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (Rác thải bừa
bãi, hạn hạn , lũ lụt...)
Biện pháp này đã mang lại cho học sinh những hình ảnh trực quan sinh động, có
tác động trực tiếp tới suy nghĩ hành động của học sinh. Theo tôi đây là một trong
những biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh.
3.6. Giáo án dạy thực nghiệm của sáng kiến:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tiết 40, Đọc văn:
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới- bài 43)
Nguyễn Trãi
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Giúp HọC SINH
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè và tâm hồn
Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan
xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.
2.Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (chú ý những câu thơ sáu chữ dồn nén
cảm xúc, cách ngắt nhịp 3/4 trong câu thơ bảy chữ...)
- Rèn kỹ năng phân tích, cảm nhận ý thơ qua từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp
điệu...
3. Thái độ
25