Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu học tập Giáo dục Toán học 112

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.28 KB, 5 trang )

Người soạn: LÊ NGỌC DU

MSSV: 0811222

CHƯƠNG I : MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
BÀI 1: MỆNH ĐỀ
(2 tiết)
Tiết : 2
- Họ tên giáo sinh: LÊ NGỌC DU
- Lên lớp 12h30 ngày 29 tháng 5 năm 2013
- Môn dạy: Toán Đại số 10 Cơ bản
- Lớp dạy:10C3 Trường TH: XYZ
- Giáo viên hướng dẫn:?????
- Tên bài dạy: Mệnh đề
- Tiết dạy: 6
Chương I
I. Mục tiêu bài giảng
1/ Về kiến thức
• Biết thế nào là mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương
• Phân biệt được điều kiện cần, đk đủ. Hiểu và sử dụng các ký hiệu ∀ và ∃ .
2/ Về kỹ năng
• Biết lấy ví dụ về mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
• Xác định được điều kiện cần, điều kiện đủ.
• Phát biểu được 1 định lý dưới dạng điều kiện cần và điều kiện đủ.
3/ Về thái độ:
• Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận, chính xác. Biết quan sát và phán đoán.
• Tích cực hoạt động; rèn luyện tư duy khái quát, tương tự.
• Học sinh nắm được các khái niệm mđề kéo theo, mđề tương đương, biết cho ví dụ. Hiểu ý nghĩa
và sử dụng được các kí hiệu để thiết lập mệnh đề. (không phải Thái độ)
II. Chuẩn bị trước khi lên lớp
• Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, các câu hỏi, ví dụ, một số câu trắc nghiệm


nhanh kiểm tra cuối giờ …(phiếu học tập)
• Học sinh: chuẩn bị kiến thức đã học các lớp dưới, đọc và soạn bài trước khi vào lớp.
Dụng cụ học tập đầy đủ …
III. Phương pháp.
• Phương pháp gợi mở, vấn đáp.
• Hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động.
Giáo án Đại số 10 CB
Trang 1


Người soạn: LÊ NGỌC DU

MSSV: 0811222

1/ Tình hình lớp: (thời gian?)
• Ồn định lớp, kiểm tra sĩ số, vệ sinh phòng học …
2/ Kiểm tra kiến thức cũ (thời gian?)
• Yêu cầu học sinh nêu các ví dụ về mệnh đề, không phải mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
• Yêu cầu học sinh giải bài tập 1,2 ( hoặc các bài tập Giáo viên đã chuẩn bị).
3/ Vào bài mới:

HĐ 1: Từ những ví dụ cụ thể, học sinh hình thành khái niệm mệnh đề kéo theo, nhận biết được tính
đúng sai của mệnh đề kéo theo. (thời gian?)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn học sinh xem VD3/6.
P: “Trái Đất không có nước”

Q: “không có sự sống”
P ⇒ Q : “Nếu Trái Đất không có nước thì
không có sự sống”
- Dạng “Nếu P thì Q”  là mệnh đề kéo theo.
- Ký hiệu: P ⇒ Q đọc là “P kéo theo Q” hay
“Từ P suy ra Q”
- Cho 1 VD khác: “ Nếu trời trở lạnh thì tôi
mặc áo ấm”. Yêu cầu học sinh phân tích VD
trên.

- Đọc và tìm hiểu VD3/6.

- Hỏi: Vậy mệnh đề P ⇒ Q đúng khi nào? Sai
khi nào?
- Xét VD4/6:
P: “-3 < -2”  P đúng
Q: “(-3)2 < (-2)2  Q sai
Vậy P ⇒ Q sai
P: “ 3 < 2”  P đúng
Q: “3 < 4”  Q đúng
Vậy P ⇒ Q đúng
KL: Chỉ cần xét tính đúng sai của P ⇒ Q khi P
đúng.
- Mệnh đề P ⇒ Q chỉ sai khi P đúng và Q sai.

- Đọc và tìm hiểu VD 4/6.

- Cho 1 VD khác. Yêu cầu mỗi nhóm phân
tích tính đúng sai của từng mệnh đề và mệnh
đề kéo theo.

- Gọi một nhóm đại diện phát biểu.

- Mỗi nhóm tìm hiểu VD của
giáo viên và phân tích tính
đúng sai của mệnh đề.

Giáo án Đại số 10 CB
Trang 2

- Lắng nghe giải thích của giáo
viên, ghi bài giảng.
- Hiểu được VD3/6.
- Phát biểu khái niệm mệnh đề
kéo theo.
- Phát biểu và phân tích VD
của giáo viên, chỉ ra đâu là
mệnh đề P, đâu là mệnh đề Q.

- Lắng nghe giáo viên giảng
bài  trả lời câu hỏi của giáo
viên, ghi bài.
- Nắm vững cấu trúc mệnh đề
kéo theo.

Kiến thức cơ bản
III.MỆNH ĐỀ KÉO THEO
- Cho hai mệnh đề P và Q,
mệnh đề “Nếu P thì Q” đgl
mệnh đề kéo theo và ký hiệu P
⇒Q

P
Ñuùn
g
Ñuùn
g
Sai

Q
Sai
Ñuùn
g
Ñuùn
g
Sai

P⇒Q
Sai

Ñuùn
g
Ñuùn
g
Sai
Ñuùn
g
* Chú ý: thường hay gặp 2 TH
đầu.


Người soạn: LÊ NGỌC DU


- Xét VD mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu tam giác có 2
cạnh bằng nhau thì tam giác cân”
Phát biểu mệnh đề đảo Q ⇒ P: “Nếu tam giác
cân thì tam giác có 2 cạnh bằng nhau”
Nhận xét: mệnh đề đảo Q ⇒ P là một mệnh đề
đúng.
- Mệnh đề đảo của mệnh đề đúng không nhất
thiết là đúng.
- Yêu cầu học sinh cho VD về mệnh đề đảo là
mệnh đề sai.
- Cho học sinh nghiên cứu SGK và hãy cho
biết 2 mệnh đề P và Q tương đương với nhau
khi nào?
- Yêu cầu 1 học sinh đứng lên trả lời
- Xét VD:
Mđề P ⇒ Q: “Nếu tam giác có 3 góc bằng
nhau thì tam giác đều”  mđề đúng.
Mđề: Q ⇒ P: “Nếu tam giác đều thì tam giác
có 3 góc bằng nhau”  mđề đúng.
Ta nói P và Q là 2 mđề tương đương.
Ký hiệu là P ⇔ Q.
- Vậy khi nào 2 mệnh đề không tương
đương ?

- Cho học sinh xem VD6/7 và VD7/8
 Có thể dùng các ký hiệu ∀, ∃ để viết lại
các mệnh đề.
- Kí hiệu : ∀ đọc là “với mọi”
∃ đọc là “tồn tại một (có một)”

hay “tồn tại ít nhất một (có ít nhất một)”
- Diễn giải 2 kí hiệu ∀, ∃
- Xét VD1 : mđề : “Bình phương các số tự
nhiên đều lớn hơn hoặc bằng 0”
- VD2 : mđề : “Có một số tự nhiên bình
phương bằng 0”
Giáo án Đại số 10 CB
Trang 3

MSSV: 0811222

- Theo dõi VD của giáo viên.
- Biết cách hình thành một
mệnh đề đảo.

IV. MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI
MỆNH
ĐỀ
TƯƠNG
ĐƯƠNG.
1. Mệnh đề đảo
- Cho mệnh đề kéo theo P ⇒ Q.
Mệnh đề Q ⇒ P đgl mệnh đề
đảo của mệnh đề P ⇒ Q.

- Cho VD mệnh đề đảo là
mệnh đề sai.
- Học sinh đọc SGK và đưa ra
kết luận 2 mệnh đề tương
đương với nhau khi nào.

- Tìm hiểu VD của giáo viên,
lắng nghe bài giảng và ghi bài.
- Nắm được khái niệm mệnh
đề tương đương, ký hiệu và
các cách đọc ký kiệu.

- Thảo luận nhóm đưa ra câu
trả lời. Các nhóm còn lại nhận
xét.
- Học sinh tìm hiểu VD 6 & 7
và nghe giáo viên diễn giải các
ký hiệu.
- Hiểu được ý nghĩa và cách
dùng các ký hiệu đề viết lại các
mđề.
- Viết lại 2 VD mđề của giáo
viên bằng kí hiệu.
- Một học sinh lên bảng sửa

2. Mệnh đề tương đương
- Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh
đề có dạng “P khi và chỉ khi
Q” gọi là mệnh đề tương
đương và ký hiệu P ⇔ Q.
Đọc là :
 P tương đương Q hay
 P là đk cần và đủ để có
Q hay
 P khi và chỉ khi Q.
- Mệnh đề P ⇔ Q chỉ đúng khi

P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng và
sai trong các trường hợp còn
lại.

V. KÍ HIỆU ∀ VÀ ∃
- Kí hiệu ∀, ∃ dùng để viết lại
các mđề.
- Dùng ∀, ∃ để phủ định các
mđề.
- Cách đọc:
 ∀ đọc là “với mọi”
 ∃ đọc là “tồn tại một (có
một)” hay “tồn tại ít
nhất một (có ít nhất
một)”


Người soạn: LÊ NGỌC DU
 yêu cầu học sinh viết lại 2 mđề trên dùng
kí hiệu  gọi 1 em lên bảng  sửa bài.
- Cho học sinh xem VD8/8, phủ định của một
mđề dùng kí hiệu ∀, ∃ .
- Xét VD3 : mđề P : “∀x ∈ N : x2 ≥ 0”
 mđề P : “∃ x ∈ N : x2 < 0”  mđề sai.
- Xét VD4 : mđề Q : “∃ x ∈ N* : x2 – 1 < 0”

MSSV: 0811222
bài.
- Biết cách dùng kí hiệu ∀, ∃
để phủ định một mđề.

- Theo dõi VD3 của giáo viên
- Viết mđề Q bằng kí hiệu.
Nhận xét tính đúng sai của Q

HĐ 2: Học sinh tự lấy 1 vài ví dụ về mệnh đề kéo theo, mđề đảo, mđề tương đương. Xét tính đúng

sai của các mệnh đề. Sử dụng các kí hiệu ∀, ∃ để viết lại các mđề, phủ định của các mđề vừa tìm
được. (thời gian?)
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tự lấy 2VD về mệnh đề kéo theo (trong - Yêu cầu một vài học sinh tiêu biểu lên bảng ghi và nhận xét
Toán học và Đời sống.
cùng cả lớp.
- Phát biểu dưới dạng đk cần và đk đủ
- Xét tính đúng sai của từng mệnh đề và mệnh
đề kéo theo.
- Thảo luận nhóm đưa ra VD theo yêu cầu
giáo viên.
- Học sinh lên bảng trình bày VD về mệnh đề
tương đương.

- Hoạt động nhóm: mỗi nhóm cho VD về mệnh đề đảo (cả 2 TH
đúng và không đúng).
- Mỗi học sinh trong nhóm phải có 1 VD cho riêng mình về 2
mđề tương đương và 2 mđề không tương đương. Giáo viên gọi
ngẫu nhiên một học sinh lên bảng trình bày

- Viết lại các mđề tìm được bằng kí hiệu.
- Giáo viên sửa một vài câu tiêu biểu.
- Phủ định của các mđề đó và xét tính đúng

sai.

Hoạt động 3 : Củng cố (thời gian?)
- Khái quát lại những kiến thức cốt lõi của bài học.
- Hướng dẫn học sinh đúc kết nhận xét, nhìn lại phương pháp giải qua các ví dụ.
Làm phiếu trắc nghiệm giáo viên đã chuẩn bị trước. (thời gian?) (nhắm đủ giờ không?)

Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà (thời gian?)
-

Làm các bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK/9,10.
Các bài tập 5  17 Sách bài tập/8,9.
Đọc và soạn bài “Tập hợp”.

Giáo án Đại số 10 CB
Trang 4


Người soạn: LÊ NGỌC DU

MSSV: 0811222

NHẬN XÉT
Phần chưa được:
1. Viết tắt chưa thống nhất (cùng một từ, khi thì viết tắt, khi thì không viết tắt).
2. Hoạt động 2. Em nên cẩn thận cách bố trí, dựa trên giáo án cho thấy phần này có sự đan xen
rời rạc:
(có tất cả 3 phần: MĐ kéo theo, MĐ đảo, MĐ tương đương. HĐ 2.1: từng HS riêng lẻ, HĐ
2.2: Nhóm, HĐ 3: từng HS riêng lẻ), trong khí đó tính chất và hình thức 3 HĐ này giống
như nhau, vẫn là cho ví dụ. Nếu được, em có thể gọp 3 HĐ nhỏ này thành 1 HĐ nhóm thôi,

như vậy em sẽ dễ quản lý và HĐ nhóm của em sẽ không bị tẻ nhạt đi.
Phần cần bổ sung:
1. Họ tên của giáo viên hướng dẫn.
2. Thông thường 1 giáo án có 3 cột như trên, tuy nhiên em cần bổ sung thời gian cho từng hoạt
động (càng chi tiết càng tốt). Điều này có thể giúp em kiểm soát được nội dung bài soạn của
mình có khớp với thời gian 1 tiết hay không? Có nhiều quá không? Hay ít quá
không?....giãm tối thiểu trình trạng “cháy giáo án” hoặc “chạy nước rút cuối giờ”.
Nhận xét chung, góp ý:
Về nội dung: khá hoàn chỉnh, tuy nhiên trong 1 tiết dạy thì hơi nhiều, em nên chuẩn bị
thêm dụng cụ hổ trợ về mặt lí thuyết (như giấy cứng, nam châm chẳng hạn) thay vì phải tốn
thời gian ghi bảng. Vì thời gian dạy chỉ có 1 tiết, em nên hạn chế việc gọi học sinh lên bảng
trả bài, mà thay vào đó, em có thể khảo bài dưới dạng hỏi chung lớp, từ đó dẫn dắt vào bài
mới luôn. Việc trả bài nên để ở giờ bài tập.
Bài giáo án này em chỉ nên dung khi đi thực tập ở các trường chính, nếu thực tập ở các
trung tâm bồi dưỡng thì em phải rút lại khá nhiều, vì ở các trung tâm bồi dưỡng họ yêu cầu
dạy vừa đủ lý thuyết để học sinh làm bài tập thôi. (Thiên về bài tập nhiều hơn).
Nhìn chung, bài làm của em khá tương đối, chỉ cần chỉnh sửa 1 xíu nữa những phần cô
góp ý là được.

Giáo án Đại số 10 CB
Trang 5



×