Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thảo luận hình sự lần 9 CỤM 4: CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.67 KB, 14 trang )

THẢO LUẬN LẦN 9
CỤM 4: CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ
_________________
I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN:
1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi công gây tai nạn
chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo Khoản 1, Điều 3, TTLT 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định thì hành
vi khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260, BLHS) phải là
hành vi tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định; trường hợp điều khiển phương tiện trong
công trường thi công thì không được xem là đang tham gia giao thông đường bộ, hậu quả làm chết người
thì sẽ không cấu thành tội này, nhưng ở đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng khác nếu
thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm đó. Ví dụ các tội có liên quan như: Tội vô ý làm chết người (Điều
128); Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129) hoặc
Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295).
2. Không cấu thành Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) khi
hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe, tài sản của người khác.
Nhận định này là sai.
Vẫn có thể cấu thành Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) khi
hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài
sản của người khác. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 260, BLHS, hành vi vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác nếu không ngăn chặn kịp thời, thì vẫn cấu
thành tội phạm này.
Ví dụ: xe ô tô đổ đèo mà bị đứt thắng, tài xế đã lựa chọn phương án đâm vào vách núi để tránh xe bị
lao xuống vực.
3. Mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng người
khác thì chỉ cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định này là sai.
1




Không phải mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng
người khác thì chỉ cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) có mặt chủ quan người
phạm tội vô ý với hành vi, tức có hành vi điều khiểm phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các
quy định về tham gia giao thông nhưng vô ý với hậu quả chết người. Do vậy, trong trường hợp người
phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm (chạy nhanh, vượt ẩu,...) gây thiệt hại tính mạng cho người khác
thì sẽ cấu thành Tội giết người (Điều 123, BLHS).
4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chỉ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
Nhận định này là sai.
Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì không chỉ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS. Theo quy định tại Điều 266,
BLHS thì hành vi gây thiệt hại của Tội đua xe trái phép (Điều 266) được thực hiện với lỗi vô ý.
Do đó, trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý sẽ cấu thành các tội tương ứng: nếu gây thiệt hại
về tính mạng thì sẽ cấu thành thêm Tội giết người (Điều 123), nếu gây thương tích từ 61% trở lên thì cấu
thành thêm Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), còn nếu
gây thiệt hại về tài sản cho chủ tài sản thì cấu thành thêm Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
(Điều 178).
Vậy người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì không chỉ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) mà còn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích, Tội giết người,… tùy theo lỗi của người vi phạm.
5. Mọi hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành Tội đua xe trái
phép (Điều 266 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành Tội đua xe
trái phép (Điều 266 BLHS). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 266, BLHS, hành vi đua trái phép xe ô tô,
xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường
hợp Điểm a và Điểm b, Khoản 1 thì mới cấu thành Tội đua xe trái phép. Do vậy, trong trường hợp có

hành vi đua trái phép phương tiện giao thông đường bộ nhưng phương tiện đua là các phương tiện thô sơ
(như xe đạp, xích lô,…) hoặc không gây hậu quả quy định tại Điểm a hoặc b, Khoản 1, Điều 266 thì sẽ
không thành Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
2


6. Hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người thì cấu thành Tội đua xe trái phép
(Điều 266 BLHS) và Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định này là sai.
Hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người không đồng thời cấu thành Tội đua xe trái phép
(Điều 266 BLHS) và Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS). Hành vi
đua xe trái phép gây hậu quả chết người có thể xảy ra 2 trường hợp:
- Nếu hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người với mặt chủ quan của người phạm tội thực hiện
hành vi với lỗi vô ý với hậu quả thì chỉ cấu thành Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
- Nếu hành vi đua xe trái phép gây hậu quả chết người với mặt chủ quan của người phạm tội thực hiện
hành vi với lỗi cố ý với hậu quả thì cấu thành Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) và Tội giết người
(Điều 123, BLHS).
7. Đối tượng tác động của Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc
gia (Điều 303 BLHS) có thể là công trình tuy chưa được quy định trong danh mục công trình quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia nhưng đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tính chất
quan trọng của công trình liên quan đến an ninh quốc gia.
Nhận định này là đúng.
8. Vũ khí thể thao là đối tượng tác động của các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 BLHS).
Nhận định này là sai.
Vũ khí thể thao không là đối tượng tác động của các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 BLHS). Vũ
khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng,
tác dụng tương tự theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 Quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Vũ khí thể thao không nằm trong danh mục nêu trên nên không là

đối tượng Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. (Điều 304 BLHS)
9. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái
phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304
BLHS).
3


Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội:
Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng
(Điều 304 BLHS).
Nếu người phạm tội này mà thực hiện 2 hành vi (tàng trữ vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó) riêng lẽ,
độc lập (thực hiện hành vi phạm tội này kết thúc rồi mới thực hiện hành vi phạm tội kia) thì sẽ cấu thành
2 tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng.
Còn nếu trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi phạm tội
này liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất yếu của
hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều đối tượng hay một đối tượng, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về một tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực hiện, đó là Tội tàng trữ, mua bán trái
phép vũ khí quân dụng (Điều 304, BLHS).
10. Hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng là hành vi cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS).
Nhận định này là đúng.
11. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là
hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
(Điều 303 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia (Điều 303 BLHS).
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chỉ cấu

thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS
khi hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân. Nếu
thực hiện hành vi nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ cấu thành Tội phá hoại cơ sở vật
chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 114 BLHS.
12. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu thành Tội gây
rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS).
Nhận định này là sai.
4


Không phải mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu thành Tội
gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS).
Trong trường hợp tuy có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng hành
vi này đã cấu thành một tội khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội đó.
Ví dụ như trong trường hợp A và đồng tụ tập thành nhóm đông người và đuổi bắt B tại công viên gây
náo động, mất trật tự nơi công cộng, và khi bắt được B thì A dùng dao đâm vào bụng B làm B bị thương
61%. Hành vi này của A và đồng bọn tuy cũng là hành vi gây rối trật tự nơi công cộng và làm cho người
khác bị thương - hậu quả nghiêm trọng, nhưng trong trường hợp này A sẽ chịu TNHS với tội cố ý gây
thương tích theo Điều 134 chứ không phải Tội gây rối trật tự nơi công công. Do đó không phải mọi hành
vi gây rối trật tự nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng thì đều cấu thành Tội gây rối trật tự nơi công
cộng.
13. Tiền thu giữ được trên người con bạc là tiền dùng để đánh bạc.
Nhận định này là sai.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định về tiền dùng để đánh bạc:
“3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ
được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng
đánh bạc”.

Theo đó, tại Điểm b, Khoản 3, tiền thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã
được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì mới là tiền dùng để đánh bạc. Do vậy, nếu tiền thu giữ được trong
người các con bạc mà chưa có hoặc không căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì
không là tiền dùng để đánh bạc
14. Hành vi tổ chức đánh bạc có thể cấu thành tội đánh bạc.
Nhận định này là đúng.
Trong trường hợp người nào có hành vi tổ chức đánh bạc nhưng không đủ điều kiện tại Khoản 1, Điều
322, BLHS về Tội tổ chức đánh bạc mà các con bạc đã đủ điều kiện cấu thành Tội đánh bạc theo Điều
321, BLHS thì người tổ chức đánh bạc đó sẽ là đồng phạm với những người đánh bạc trong Tội đánh bạc
(Điều 321, BLHS). Do vậy, hành vi tổ chức đánh bạc cũng có thể cấu thành tội đánh bạc.
5


Ví dụ: A tổ chức cho B, C, D, E (4 người) đánh bạc với 1 chiếu bạc, tổng số tiền dùng để đánh bạc là
14 triệu đồng. Như vậy, A chưa đủ điều kiện để cấu thành Tội tổ chức đánh bạc tại Khoản 1, Điều 322,
BLHS (10 người hoặc 2 chiếu bạc trở lên) nhưng số tiền dùng để đánh bạc là 14 triệu đồng đã đủ yếu tố
cấu thành Tội đánh bạc (Điều 321, BLHS – trên 5 triệu đồng) đối với B, C, D, E nên A sẽ là đồng phạm
trong Tội đánh bạc.
15. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
Nhận định này là sai.
Vì tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc. Theo quy định tại
Khoản 3, Điều 1, Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì tiền dùng để đánh bạc còn có thể là tiền thu giữ
được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc, hay tiền
được thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
16. Đối tượng tác động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) chỉ
là tài sản do người khác phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội.
Nhận định này là sai.
Đối tượng tác động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) không chỉ
là tài sản do người khác phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội. Đối tượng tác
động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) ngoài tài sản do người

khác phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội mà còn là tài sản do người phạm tội
mua bán, trao đổi từ những tài sản có được trực tiếp từ hành vi phạm tội.
Ví dụ: A trộm cắp được 10 triệu đồng và dùng số tiền đó để mua 01 chiếc điện thoại di động thì chiếc
điện thoại di động đó mặc dù không có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội cũng đối tượng
tác động của Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS)
17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều
cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo điểm b, khoản 10, Điều 2, TTLT 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTCTANDTC về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định thì đối với tài
sản do phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương
tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc , hàng cấm, hàng giả, nếu đủ yếu tố
cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng
6


chứ không xử lý về Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 323 BLHS. Như vậy,
nếu một người thực hiện hành vi chứa chấp mà các tài sản không thuộc trường hợp nêu tại điểm b, khoản
10, Điều 2, TTLT 09/2011 thì mới cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có tại
Điều 323 BLHS.
18. Mục đích phổ biến các văn hóa phẩm đồi trụy là dấu hiệu định tội của Tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS).
Nhận định này là đúng.
19. Hành vi của người quản lý khách sạn gọi gái mại dâm cho khách để họ mua bán dâm tại nơi
mình đang quản lý sẽ cấu thành Tội chứa mại dâm và Tội môi giới mại dâm (Điều 327 và
Điều 328 BLHS).
Nhận định này là sai.
Hành vi của người quản lý khách sạn gọi gái mại dâm cho khách để họ mua bán dâm tại nơi mình đang
quản lý không đồng thời cấu thành Tội chứa mại dâm và Tội môi giới mại dâm (Điều 327 và
Điều 328 BLHS). Theo điểm a, Mục 1, Phần II, Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP, trong trường hợp người
quản lý khách sạn gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn thuộc quyền

quản lý của người gọi gái mại dâm thì người đó chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội chứa mại dâm
(Điều 327, BLHS).
20. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
(Điều 329 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải trong mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới
18 tuổi (Điều 329 BLHS).
Chủ thể của Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS) là chủ thể đặc biệt – người đủ 18 tuổi
trở lên. Do đó, trong trường hợp người mua dâm là người chưa đủ 18 tuổi thì sẽ không phạm vào Tội
mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
21. Hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS) chỉ là hành vi cản
trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ.
Nhận định này là sai.
7


Hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS) không chỉ là hành vi cản
trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ. Theo quy định tại Điều 330, BLHS, bên cạnh hành
vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hành vi khách quan của Tội chống người thi
hành công vụ còn là hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật.
II. BÀI TẬP:
Bài tập 1: Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận trong một trận bóng quốc tế, A đã tụ tập một
số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng một xe Dream “đập thùng” cho
người thắng trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải dùng xe không thắng. Nhiều
thanh niên đã hưởng ứng và tham gia vào cuộc đua ngay trên đường phố. Hãy xác định tội danh đối với
các hành vi được nêu trong các tình huống sau:
a. Đám đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ không gây tai nạn gì.
- Tội danh mà A đã phạm là Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội tổ chức đua xe trái phép:


Khách thể

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ quan

Dấu hiệu
- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.
- Đối tượng tác động: Những người tham gia đua xe.
- Hành vi: A tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy tham gia vào cuộc đua xe
ngay trên đường phố. Đồng thời, A là người đứng ra điều hành cuộc đua xe:
tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng một xe Dream “đập thùng” cho người
thắng trong cuộc đua, thông qua điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải
dùng xe không thắng.
A thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (Nếu có đủ
độ tuổi luật định).
A thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý.

- Trong trường hợp này, những người tham gia đua xe trái phép không gây tai nạn gì nên họ không
phạm vào Tội đua xe trái phép (Điều 266, BLHS). Tuy nhiên những người này đã phạm Tội gây rối trật
tự công cộng (Điều 318, BLHS).
Hành vi của những người đua xe đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội gây rối trật tự công cộng:

Khách thể
Mặt khách
quan

Dấu hiệu

- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại,
làm việc, vui chơi…ở nơi công cộng.
- Hành vi: Những người tham gia đua xe đã có hành vi tụ tập và đua xe ngay trên
đường phố, hành vi này ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của khu phố đó,
8


làm cho người dân hoang mang lo sợ, làm giảm trật tự trị an nơi công cộng. Như
vậy, những người này gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,

Chủ thể

trật tự, an toàn xã hội.
Những người đua xe thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể

thường (Nếu có đủ độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan Những người đua xe thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý.
b. Trong quá trình đua xe do không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải một chị phụ nữ đang đi xe
đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương sọ não.
Tội danh mà B và C đã phạm là Tội đua xe trái phép (Điều 266, BLHS).
Hành vi của B và C đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội đua xe trái phép:
Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.
- Hành vi: B và C tham gia cuộc đua xe trái phép do A tổ chức. Trong quá trình đua
xe do không làm chủ tốc độ nên B và C đã tông phải một phụ nữ đang đi xe đạp

Mặt khách
quan


cùng chiều.
- Hậu quả: người phụ nữ đi xe đạp cùng chiều tử vong – có hậu quả làm chết người.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của B và C là nguyên

Chủ thể
Mặt chủ
quan

nhân trực tiếp khiến cho người phụ nữ đi xe đạp tử vong.
B và C thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường (Nếu đạt độ tuổi
luật định).
B và C thực hiện với lỗi vô ý.

c. Đám đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy thoát một số theo nhiều ngã ngách
khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe không thắng nên đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một
người bị thương với tỷ lệ thương tật 35%.
Tội danh mà những người này đã phạm là Tội vô ý gây thương tích (Điều 138, BLHS). Lúc này, những
người tham gia đua xe trái phép đã bỏ chạy theo nhiều ngã ngách khác nhau nên không còn đang trong
cuộc đua xe nữa, do đó họ không phạm vào Tội đua xe trái phép (Điều 266, BLHS). Họ cũng không
phạm vào Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) vì tỷ lệ thương tật là
35% không đủ yếu tố cấu thành tội này (yêu cầu tỉ lệ thương tật phải trên 61%).
Hành vi trên đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội này:
Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: sức khoẻ của người khác.
9



- Đối tượng tác động: người đi đường.
- Hành vi: Trong quá trình bỏ chạy do xe không thắng nên đã gây tai nạn ở một
đường phố khác.
Mặt khách
quan

- Hậu quả: Làm cho một người bị thương với tỷ lệ thương tật là 35% (đáp ứng tỷ lệ
thương tật của tội này là 31% - 60%).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của những người này là

Chủ thể
Mặt chủ
quan

nguyên nhân gây thiệt hại về thể chất cho người đi đường.
Những người này thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường
(nếu đạt độ tuổi luật định).
Những người này phạm tội với lỗi vô ý.

Bài tập 2: H trực tiếp điều khiển xe ô tô bị mắc lầy tại lề đường quốc lộ 19 (Gia Lai). Để kéo xe lên, H
đã kéo sợi dây cáp ngang qua đường quốc lộ và móc vào cây mít bên kia đường, đồng thời bảo hai
người làm công đi theo xe là T và N đứng cách sợi dây cáp khoảng 3 mét để báo hiệu xin đường ở hai
hướng. Sợi dây cáp căng ngang qua đường cách mặt đường 1,2 mét. Lúc này, A điều khiển xe mô tô chở
B đi đến với tốc độ 50-60 km/h. T liền đưa tay báo hiệu nhưng A không biết để dừng xe mà vẫn lái xe lao
thẳng vào sợi dây cáp (biện pháp này chưa đủ khả quan). A và B bị dây cáp cản văng ra khỏi xe, bị
thương nặng, chiếc xe mô tô ngã, lao đi 29 mét mới dừng lại. H đưa hai nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu
nhưng do vết thương quá nặng A đã chết. Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Tội danh mà H, T, N đã phạm là Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261, BLHS).
Hành vi của H, T, N đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cản trở giao thông đường bộ:
Khách thể


Dấu hiệu
- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.
- Hành vi: H đã kéo sợi dây cáp ngang qua đường quốc lộ và móc vào cây mít bên
kia đường, đồng thời bảo hai người làm công đi theo xe là T và N đứng cách sợi dây
cáp khoảng 3 mét để báo hiệu xin đường ở hai hướng. Sợi dây cáp căng ngang qua
đường cách mặt đường 1,2 mét. Lúc này, A điều khiển xe mô tô chở B đi đến với tốc

Mặt khách
quan

độ 50-60 km/h. T liền đưa tay báo hiệu nhưng A không biết để dừng xe mà vẫn lái
xe lao thẳng vào sợi dây cáp (biện pháp này chưa đủ khả quan). Như vậy, H, T, N đã
có hành vi đặt chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ.
- Hậu quả: A tử vong – có hậu quả làm chết người (theo Điểm a, Khoản 1, Điều 261,
BLHS).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của H, T, N là nguyên
nhân trực tiếp khiến cho A tử vong.
10


Chủ thể
Mặt chủ
quan

H, T, B thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường (Nếu đạt độ tuổi
luật định).
H, T, N thực hiện với lỗi vô ý.

Bài tập 3: Vào lúc 2h sáng, A điều khiển xe ô tô trên đường thì xe bị hỏng. A dừng xe sát lề phải đường

và đi gọi thợ đến sửa xe. Do trời tối, B điều khiển xe mô tô đi cùng chiều và đã tông vào xe của A dẫn
đến hậu quả là B chết.
A có phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì trong các trường hợp sau:
1. A để xe bên lề đường không có biển báo hiệu, đoạn đường này không có đèn chiếu sáng công cộng;
Tội danh mà A đã phạm là Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cản trở giao thông đường bộ:
Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.
- Hành vi: A dừng xe sát lề phải đường và đi gọi thợ đến sửa xe. Bên cạnh đó, A để
xe bên lề đường không có biển báo hiệu, đoạn đường này không có đèn chiếu sáng
công cộng. Như vậy, A đã có hành vi sử dụng trái phép lề đường gây cản trở giao

Mặt khách
quan

thông.
- Hậu quả: B tử vong – có hậu quả làm chết người (Điểm a, Khoản 1, Điều 261,
BLHS).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân trực

Chủ thể
Mặt chủ
quan

tiếp khiến cho B tử vong.
A thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường (Nếu đạt độ tuổi luật
định).
A thực hiện với lỗi vô ý.


2. A đã thực hiện các biện pháp cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật trước khi rời khỏi xe.
Không có tội phạm.
Bài tập 4: Tối 9-1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất tháo trộm
các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại công an, A và B khai đã ba lần lẻn vào
đường băng tháo trộm các bộ đèn tim đường để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 3 lần lấy các bộ
đèn tim đường băng của A và B là 506 triệu đồng. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B
trong vụ án này và giải thích tại sao?
11


bộ đèn tim đường băng – công trình điện – quan trọng an ninh quốc gia
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội phá huỷ công trình quan trọng an ninh quốc gia (Điều 303, BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội phá huỷ công trình quan trọng an ninh
quốc gia:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng trong các lĩnh vực nêu trên
đồng thời xâm phạm đến tài sản của Nhà nước là các công trình phương tiện quan
Khách thể

trọng về an ninh quốc gia.
- Đối tượng tác động: Các bộ đèn tim đường băng – thuộc công trình giao thông
quốc gia.
- Hành vi: A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ

quan

tháo trộm các bộ đèn tim đường băng, để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 3
lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B là 506 triệu đồng. Các bộ đèn tim
đường băng là công trình giao thông quốc gia, do vậy, A và B đã có hành vi phá huỷ
công trình giao thông quốc gia.
A và B thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể thường (Nếu đạt độ tuổi
luật định).
A và B thực hiện với lỗi vô ý.

Bài tập 5: A là bảo vệ của một công ty khai thác đá. Biết trong công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng
để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15 kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là một ngư dân để B đánh bắt cá.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội chiếm đoạt và mua bán trái phép vật liệu nổ (Điều 305, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chiếm đoạt và mua bán trái phép vật liệu
nổ:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với vật liệu nổ.
Khách thể

Mặt khách
quan
Chủ thể
Mặt chủ

- Đối tượng tác động: 15 kg thuốc nổ dùng để khai thác đá – vật liệu nổ công
nghiệp.
- Hành vi: A đã có hành vi lấy trộm 15 kg thuốc nổ rồi đem bán cho B là ngư dân để
B đánh bắt cá. Như vậy, A đã có hành vi chiếm đoạt và mua bán trái phép vật liệu
nổ.

A thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (Nếu đạt độ tuổi
luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
12


quan
Bài tập 6: A qua biên giới Trung Quốc mua trái phép một lượng pháo nổ khoảng 200 kg rồi vận chuyển
bằng đường bộ sang biên giới Việt Nam. A bán số pháo nổ này cho B thì bị bắt. Hãy xác định tội danh
đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội buôn bán hàng cấm (Điều 190, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội buôn bán hàng cấm:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hoá mà Nhà nước
Khách thể

cấm lưu thông (kinh doanh).
- Đối tượng tác động: 200 kg pháo nổ - hàng hoá cấm kinh doanh theo Điểm i,
Khoản 1, Điều 3, Nghị định 03/2000/NĐ-CP.
- Hành vi: A qua biên giới Trung Quốc mua trái phép một lượng pháo nổ khoảng

Mặt khách

200 kg rồi vận chuyển bằng đường bộ sang biên giới Việt Nam rồi A bán số pháo nổ

quan

trên. Số pháo trên nằm trong danh mục hàng hoá cấm kinh doanh. Như vậy, A đã có

Chủ thể

Mặt chủ
quan

hành vi buôn bán hàng cấm.
A thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (Nếu đạt độ tuổi
luật định).
A thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

Bài tập 7: Khương, Duy (em của Khương), Hào, Quý rủ nhau ra khu du lịch Xuân Thiều uống rượu. Khi
Quý, Hào chuẩn bị ra về thì Khương vô cớ gây sự với Quý và Hào, hai bên cãi nhau qua lại. Khương
dùng thắt lưng đánh Quý, còn Duy đập vỡ 2 chai bia lấy phần còn lại dí sát vào cổ của Hào. Quý và
Hào bỏ chạy, Khương và Duy đuổi theo làm mọi người đến khu du lịch bỏ chạy tán loạn, gây náo động ở
khu du lịch. Ngay lúc đó, anh Nhơn là tổ trưởng bảo vệ khu du lịch ra tìm cách khuyên răn để Khương
và Duy ra về nhằm ổn định trật tự. Khương và Duy chẳng những không nghe mà còn cho rằng anh Nhơn
“lên lớp”, “dạy đời” bọn chúng. Duy nắm cổ áo và giật bảng tên của anh Nhơn đeo trước ngực,
Khương xông vào dùng thắt lưng đánh anh Nhơn khiến anh bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 8%.
Sau đó, Khương và Duy bị lực lượng công an bắt giữ. Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Tội danh mà Khương và Duy đã phạm là Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, BLHS). Còn đối với Tội
gây rối trật tự công cộng (Điều 318, BLHS) không cấu thành trong trường hợp này, bởi lẽ Khương và
Duy không có hành vi nhằm mục đích gây rối, xâm phạm trật tự công cộng mà chỉ có hành vi đuổi đánh
Quý và Hào từ đó mọi người mới bỏ chạy.
Hành vi của Khương và Duy đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý gây thương tích:
13


Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của anh Nhơn.
- Đối tượng tác động: anh Nhơn.

- Hành vi: Lúc anh Nhơn ra tìm cách khuyên răn để Khương và Duy ra về nhằm
ổn định trật tự thì Khương và Duy chẳng những không nghe mà còn cho rằng anh
Nhơn “lên lớp”, “dạy đời” bọn chúng. Duy nắm cổ áo và giật bảng tên của anh
Nhơn đeo trước ngực, Khương xông vào dùng thắt lưng đánh anh Nhơn. Như

Mặt khách
quan

vậy, Khương và Duy đã có hành vi cố ý gây thương tích cho anh Nhơn.
- Hậu quả: anh Nhơn bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 8% (ít hơn 11%)
nhưng anh Nhơn là người đang thi hành công vụ (tổ trưởng bảo vệ ở khu du lịch)
nên theo Điểm k, Khoản 1, Điều 134, BLHS vẫn đủ yếu tố cấu thành tội này.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của Khương và Duy là

Chủ thể
Mặt chủ quan

nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thể chất cho anh Nhơn.
Khương và Duy thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường
(có năng lực trách nhiệm hình sự).
Khương và Duy thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

14



×