Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.33 KB, 57 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong bài
đều có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các
kết quả nghiên cứu trong bài do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn cô giáo..........đã hướng dẫn, các thầy cô
giáo trong Khoa..........đã tạo những điều kiện tốt nhất để em co
thể thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến
các cô, anh, chị trong phòng văn hóa huyện Quang Bình tỉnh Hà
Giang đã tạo điều kiện gặp gỡ, khảo sát thực tế và cung cấp
những thông tin vô cùng quý báu, những ý kiến xác đáng, để
em có thể hoàn thành nghiên cứu này.


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BVHTT

Bộ văn hóa thông tin



TDĐKXDĐSVH

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa

GĐVH

Gia đình văn hóa

BVHTTDL

Bộ văn hóa thể thao du lịch

VH- TT

Văn hóa- thông tin

TDTT

Thể dục thể thao

KHCN

Khoa học công nghệ

UBND

ủy ban nhân dân


BCĐ

Ban chỉ đạo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 01. Bảng quy ước thôn, bản trong toàn huyện Quang Bình
tỉnh Hà Giang
Bảng 02. Thống kê số hộ gia đình văn hoá ở huyện Quang Bình tỉnh Hà
Giang
Bảng 03. Số thôn, tổ dân phố văn hoá của huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như
hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì sự phát triển
của văn hóa cũng là một trong những yếu tố, động lực cơ bản
nhất để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy sự nghiệp văn hóa thông
tin có vị trí và vai trò rất quan trọng. Hoạt động văn hóa thông
tin ở xã phường, thị trấn phải đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ
quan trọng là: Góp phần nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh
cho nhân dân, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi
dân tộc, mỗi cộng đồng, phát huy sự sáng tạo văn hóa của
nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường văn hóa
lành mạnh. Tạo sự phát triển văn hóa gắn bó chặt chẽ với phát
triển kinh tế xã hội.
Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là
góp phần phát huy phát triển những giá trị văn hóa truyền

thống, hạn chế lối sống thực dụng đang làm ảnh hưởng đến các
nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân
tộc. Góp phần bài trừ tệ tham nhũng, các tệ nạn xã hội, bài trừ
các hủ tục lạc hậu.
Qua đó cho thấy vai trò của văn hóa cũng như sự phát triển kinh
tế đất nước là điều vô cùng quan trọng, văn hóa phải được gắn
kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động văn hóa ở nông thôn
phải có mục tiêu, nội dung, các biện pháp và bước đi thích hợp để


thực sự đóng vai trò là động lực và mục tiêu của sự phát triển
nông nghiệp - nông thôn. Đây là những vấn đề có tính chiến lược
mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan
trọng cho sự phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nước
ta nói chung và huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang nói riêng trong
giai đoạn sắp tới.
Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa của Đảng và Nhà nước ta
đã và đang được phát động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản:
làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng xã là thực thể xã hội
cơ bản, tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tụ cư của
cư dân nông thôn. Trong biến thiên lịch sử, làng - xã và văn hóa
làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó, nói đến nông thôn trước
hết là phải nói đến làng - xã, từ làng - xã ta có thể có một bức
tranh khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quá trình phát
triển.
Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống

vật chất và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong bối cảnh CNH, HĐH
đất nước hiện nay, phát huy những giá trị văn hóa làng, kết hợp
với những yếu tố hiện đại của cuộc vận động xây dựng làng văn
hóa thực chất là quá trình "tiếp biến văn hóa", là quy luật vận
động tất yếu của văn hóa đương đại trong việc kế thừa và phát
triển truyền thống văn hóa dân tộc.
Xây dựng làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển làng - xã Việt
Nam trong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa xã hội.


Làng là cái nôi văn hóa được ví như tấm gương phản chiếu sinh
động nhất truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: chủ nghĩa
yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, thuần phong mỹ tục,
mối quan hệ xóm giềng, mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình...tất cả kết thành tinh hoa văn hóa và bản lĩnh văn hóa
Việt Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh
hoa ấy cần được phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh
thần cho công cuộc xây dựng làng văn hóa, xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh ở nông thôn, làm nền tảng cho việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Làng văn hóa chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và phát
triển các giá trị đạo đức, tình cảm, lối sống của cộng đồng...Và
đây cũng chính là mảnh đất có khả năng tiềm tàng trong việc
ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng văn hóa tiêu cực đã và
đang tác động dữ dội đến mọi mặt của đời sống xã hội và gây ra
những thay đổi đáng kể trong thang giá trị xã hội ở thời điểm
hiện nay.
Mặt trái của kinh tế thị trường đang có nguy cơ phá vỡ những giá
trị văn hóa truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc,

những nơi bị xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ
nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng...Kinh tế thị trường phát triển,
lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Nhưng tính cục bộ, địa
phương chủ nghĩa, "phép vua thua lệ làng", tệ cường hào ở nông
thôn lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn
các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng
loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...


Cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất và
có nguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. "Cây đa,
bến nước, sân đình"- hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu
hiệu bị biến dạng. Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện
chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng
quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan...
Chính vì vậy, việc xây dựng làng văn hóa là nhằm bảo vệ và phát
huy các giá trị của văn hóa làng, phát huy tính tích cực của nó.
Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động của những con người ở
làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên
trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống
và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến. Và chỉ khi đó
làng văn hóa mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm động lực phát
triển nông thôn ở nước ta hiện nay.
Từ những lý do trên mà em quyết định chọn đề tài “Xây dựng
làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang” cho bài nghiên
cứu khoa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới

xét ở bình diện cả nước. Nhiều công trình đã được công bố với các
cách tiếp cận khác nhau về văn hóa làng và xây dựng làng văn
hóa như: "Văn hóa làng và làng văn hóa" của GS.TS Nguyễn Duy
Quý, PGS.TS Thành Duy và PGS Vũ Ngọc Khánh; "Văn hóa làng và
sự phát triển" của GS.TS Nguyễn Duy Quý; "Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - xã hội" của GS. Phan Đại Doãn; "Sự biến
đổi của làng xã Việt Nam ngày nay" của Tô Duy Hợp; "Cộng đồng


làng xã Việt Nam hiện nay" của tập thể tác giả Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh; "Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện
nay" của Thu Linh; "Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở
đồng bằng sông Hồng" của Tô Duy Hợp; "Tín ngưỡng làng xã" của
PGS Vũ Ngọc Khánh; "Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam" của Toan
ánh; "Hương ước hồn quê" của Toan ánh; "Bản sắc văn hóa làng
trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" của TS. Lê Quý
Đức...
Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần
và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập đến hội
làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa
nghệ thuật dân gian... Một số chuyên luận không những có ý kiến
nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn
hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực
của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên, đối với huyện Quang Bình Tỉnh Hà Giang đây là vấn đề
đã và đang được đưa vào thực hiện. Do vậy, đến nay chưa có
công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống dưới dạng một đề
tài nghiên cứu khoa học giải quyết một cách thỏa đáng các vấn
đề giữa lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa ở huyện
Quang Bình tỉnh Hà Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu.

Nhằm mục tiêu giúp cho mọi người hiểu rõ hơn cơ sở lý luận và
thực tiễn về xây dựng làng văn hóa. Đồng thời, cũng biết được
những lợi ích và giá trị của làng văn hóa đối với cả nước nói
chung và với huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang nói riêng. đề xuất
những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công


cuộc xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang
trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định rõ khái niệm làng và làng văn hóa làm cơ sở lý luận
chung cho đề tài nghiên cứu.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quá trình xây dựng làng văn hoá
ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang trong những năm qua.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình
tỉnh Hà Giang hiện nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài nghiên
cứu và khảo sát, phân tích thực trạng về việc xây dựng làng
văn hóa ở huyện Quang bình tỉnh Hà Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về các cơ sở lý luận để xây dựng
làng văn hóa. Nghiên cứu và tìm hiểu về quá trình xây dựng và
thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh Hà
Giang. Đồng thời, đề xuất những phương hướng, giải pháp
nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở huyện
Quang Bình tỉnh Hà Giang.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Cho chúng ta hiểu và biết rõ hơn về việc xây dựng làng văn hóa
cũng như lợi ích của việc xây dựng làng văn hóa đối với cả nước

nói chung và với huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang nói riêng trong
thời kỳ CNH- HĐH đất nước hiện nay. Đồng thời, đưa ra một số


phương hướng giải pháp góp phần nâng cao đẩy mạnh việc xây
dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang được hoàn
thành nhanh hơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiêng cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận, đường lối, chính sách phát triển CNH- HĐH của Đảng và
Nhà nước ta. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử
dụng là Phương pháp cụ thể sau.
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp điền dã
Phương pháp điều tra so sánh
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra xã hội học, cùng với các phương pháp
liên ngành khác. Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và
thực tiễn khách quan.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần nói đầu giới thiệu, nội dung, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia làm 3
chương như sau :
Chương I. Cơ sở lý luận
Chương II. Xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh Hà
Giang


Chương III. Nguyên nhân và phương hướng giải pháp đẩy mạnh
cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở huyện Quang Bình tỉnh

Hà Giang hiện nay.


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quan niệm về làng và làng văn hoá
1.1.1. Làng
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, "làng xã có vị trí
hết sức đặc biệt: làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân
tộc. Nước (quốc gia) chỉ là tổng số, là kết quả của sự liên kết
các làng, xã, là "liên làng", "siêu làng". Làng có vai trò gắn kết
cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Làng là nhân tố giữ vai
trò quyết định trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân
tộc "còn làng thì còn nước".
Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn thì: "Làng là một đơn vị
cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một
hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc,
mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với
sản xuất tiểu nông, với gia đình - tông tộc gia trưởng, đảm bảo
sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được
hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội
nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt; mặt
khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có bất
biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước
qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng"
1.1.2. Làng văn hóa
Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ
những giá trị vốn có của văn hóa làng theo định hướng XHCN,
đáp ứng được ước mơ, nguyện vọng chính đáng của mọi người
dân. Đây là cơ sở để hạn chế đẩy lùi những yếu kém đang tồn



tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trường văn hóa ở
làng quê nói riêng. Có thể nhất trí với quan niệm của nhà
nghiên cứu Hoàng Anh Nhân khi ông cho rằng:
"Làng văn hóa được hiểu như là một mô hình mang tính
chủ quan, gắn bó với tính chủ quan của con người mà nội dung
của nó bao hàm sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở những đặc
điểm tích cực nhất. Về mặt lý thuyết, nếu như văn hóa làng còn
có thể tồn tại những mặt hạn chế thì làng văn hóa phải được
hiểu hoàn toàn ngược lại".
1.2. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng làng văn hoá
Theo nghị quyết số 62/2006/QĐ-BVHTT của bộ trưởng bộ
văn hóa- thông tin về việc ban hành quy chế công nhận danh
hiệu "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa"
được ban hành ngày 23/06/2006.
1.3. Tiêu chuẩn Danh hiệu “làng văn hóa”
Theo điều 06 và điều 07 của quyết định số 62/2006/QĐBVHTT của bộ trưởng bộ văn hóa- thông tin vè việc ban hành
quy chế công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Làng văn
hóa", "Tổ dân phố văn hóa" thì cần có những tiêu chuẩn cụ thể
như sau:
Tiêu chuẩn, thủ tục công nhận danh hiệu "Làng văn hóa",
"Tổ dân phố văn hoá”
Điều 6. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu "Làng văn hóa" đối với
vùng đồng bằng (cận đô thị) thực hiện theo quy định tại Điều
30 Luật Thi đua, khen thưởng, với những nội dung cụ thể như
sau:


1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hộ

sản xuất, kinh doanh giỏi; dưới 5% hộ nghèo, không có hộ đói;
b) Có từ 80% hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, xoá
nhà tranh tre dột nát;
c) Trên 85% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông, lát gạch
hoặc làm bằng vật liệu cứng;
d) Trên 90% số hộ được sử dụng điện.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có các thiết chế văn hoá thông tin, thể dục thể thao, giáo
dục, y tế phù hợp, hoạt động thường xuyên;
b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang,
lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;
c) Không có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn
hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
d) Có từ 75% trở lên số hộ được công nhận danh hiệu "Gia đình
văn hóa"; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được công
nhận danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến" 3 năm liên tục trở lên;
đ) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học trở lên; không có người mù chữ;
e) Không có dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm
đông người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
dưới 5 tuổi; trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy
đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ.


3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ; rác thải phải
được thu gom xử lý;
b) Có từ 85% hộ trở lên được sử dụng nước sạch, có nhà tắm,
hố xí hợp vệ sinh;
c) Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh

quan thiên nhiên ở địa phương.
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước:
a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
nhân dân;
b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng
đồng;
c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện
tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể vượt
cấp kéo dài;
d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở
lên;
đ) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống
trung bình trở lên ở cộng đồng;
e) Không có trọng án hình sự.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng
đồng:


a) Hoạt động hoà giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hoà
được giải quyết tại cộng đồng;
b) Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo,
đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Điều 7. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu "Làng văn hóa" đối với
vùng miền núi (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, hải đảo) thực hiện theo quy định tại Điều 30
Luật Thi đua, khen thưởng, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Đã định canh, định cư; có từ 60% số hộ trở lên có đời sống

kinh tế ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên hàng năm,
không có hộ đói;
b) Có từ 60% số hộ trở lên có nhà ở được xây dựng hoặc làm
bền vững, giảm tỷ lệ nhà tạm từ 5% trở lên hàng năm;
c) Có từ 50% trở lên số hộ được sử dụng điện;
d) Đường làng, ngõ xóm được tu bổ, nâng cấp hàng năm.
2. Đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có tụ điểm sinh hoạt văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao,
vui chơi giải trí ở cộng đồng; duy trì các sinh hoạt văn hóa - thể
thao truyền thống của dân tộc;
b) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang,
lễ hội và sinh hoạt cộng đồng phủ hợp với thuần phong, mỹ tục
của dân tộc;


c) Không có tệ nạn xã hội phát sinh; không trồng, buôn bán và
sử dụng thuốc phiện; không tàng trữ và sử dụng văn hoá phẩm
thuộc loại cấm lưu hành;
d) Có từ 60% số hộ trở lên được công nhận danh hiệu "Gia đình
văn hóa"; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được công
nhận danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến" liên tục 2 năm trở lên;
đ) Có từ 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi đi học được đến
trường, không có người tái mù chữ;
e) Không có dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm
đông người; thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ
em dưới 1 tuổi; phụ nữ có thai được khám định kỳ.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Đường làng, ngõ xóm, nơi sinh hoạt cộng đồng sạch sẽ; bảo
vệ nguồn nước sạch;
b) Có từ 60% số hộ trở lên được sử dụng nước hợp vệ sinh, có

nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh, đưa chuồng trại chăn nuôi cách xa
nhà ở;
c) Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên
của địa phương.
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước:
a) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân
dân;


b) Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng
đồng;
c) Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện
tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể vượt
cấp;
d) Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở
lên;
đ) Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống
trung bình trở lên ở cộng đồng;
e) Không có trọng án hình sự.
1.4. Về quy trình bình xét các danh hiệu văn hoá
Nhằm

đánh

giá

kết


quả

thực

hiện

phong

trào

“TDĐKXDĐSVH" hàng năm và công nhận danh hiệu gia đình
văn hoá, thôn văn hoá, tổ dân phố văn hoá. Phòng Văn hoá và
Thông tin đã tham mưu cho Ban chỉ đạo phong trào
"TDĐKXDĐSVH"

huyện chỉ đạo, triển khai bình xét các danh

hiệu văn hoá theo đúng quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch, cụ thể:
* Quy trình bình xét gia đình văn hoá:
- Việc bình xét danh hiệu gia đình văn hoá được tiến hành
tuần tự theo các bước, đúng quy định gồm:
+ Hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa với Ban
công tác Mặt trận ở khu dân cư;


+ Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối
hợp với Trưởng thôn (Tổ dân phố) họp khu dân cư, bình bầu gia
đình văn hóa;
+ Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở khu dân cư, Trưởng

Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ra
quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm;
+ Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng
năm, Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận
“Gia đình văn hóa” 3 năm.
+ Danh sách các hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá được
ghi vào “Sổ vàng gia đình văn hoá” của thôn và tiến thành công
bố quyết định vào ngày Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư
hàng năm.
- Thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu gia đình văn
hoá gồm:
+ Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” của
các hộ gia đình;
+ Biên bản họp bình xét ở khu dân cư, kèm theo danh sách
những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa”.
* Quy trình bình xét danh hiệu thôn văn hóa, tổ dân
phố văn hóa
- Việc bình xét danh hiệu thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa
được tiến hành theo các bước như sau:


+ Thôn, Tổ dân phố đăng ký xây dựng thôn văn hoá, Tổ dân
phố văn hóa với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã,
thị trấn;
+ Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp
với Trưởng thôn (Tổ dân phố) họp thôn, tổ dân phố đề nghị công
nhận thôn văn hoá, tổ dân phố văn hóa;

+ Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận thôn văn hoá, tổ dân
phố văn hóa, Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Mặt trận
Tổ quốc huyện và các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
huyện tiến hành kiểm tra;
- Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận danh hiệu thôn văn hoá, tổ
dân phố văn hoá gồm:
+ Báo cáo thành tích xây dựng khu dân cư văn hóa của các
thôn, tổ dân phố có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
+ Biên bản kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn công
nhận thôn văn hóa, tổ dân phố văn hoá của Ban chỉ đạo xã, thị
trấn hàng năm, 3 năm;
+ Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
1.5. Việc xây dựng quy ước thôn, bản
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy
ước luôn được huyện quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện.
Phòng Văn hoá và Thông tin đã phối hợp với Phòng Tư pháp
tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện ban hành văn bản
hướng dẫn về việc xây dựng và thực hiện Quy ước của các thôn
trên địa bàn huyện; tham mư triển khai đưa chính sách dân số
kế hoạch hoá gia đình vào hương ước, quy ước của thôn, bản.


Chỉ đạo tăng cường kiểm tra công tác xây dựng, thực hiện Quy
ước thôn, bản trên địa bàn huyện.
Quy trình xây dựng quy ước từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến
thông qua, phê duyệt và sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung quy ước
được thực hiện một cách dân chủ, công khai đúng với quy định
của pháp luật và theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 03
về hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước,

thôn, bản, cụm dân cư.
Việc thực hiện quy ước tại các thôn, bản chưa được nghiêm
túc. Hầu hết Quy ước sau khi được phê duyệt chưa được niêm
yết công khai tại trụ sở các thôn, bản. quy ước chưa được tuyên
truyền, triển khai rộng rãi trong nhân dân.
Năm 2007, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành 11 quyết
định phê duyệt quy ước cho 11 xã với 93 bản quy ước thôn, bản
trong toàn huyện, cụ thể như sau:
Tổng

số Số quy ước đã xây

thôn, bản, tổ dựng

Stt Đơn vị

dân phố

và được phê duyệt

1
2

Xã Tân Bắc
Xã Bằng Lang

07
08

07

08

3
4

Xã Vĩ Thượng
Xã Nà Khương

08
09

08
09

5
6

Xã Bản Rịa
Xã Yên Thành

04
08

04
08

7
8

Xã Tiên Yên

Xã Xuân Minh

06
10

06
10

9
10

Xã Tân Trịnh
Xã Yên Hà

10
09

10
09

11



Tiên 14

14


Nguyên

Tổng số

93

93

Bảng 01. Bảng quy ước thôn, bản trong toàn huyện Quang Bình
tỉnh Hà Giang
Đến năm 2011 để quy ước thực sự được triển khai rộng rãi
trong nhân dân và đem lại hiệu quả thiết thực, huyện tiếp tục
đã chỉ đạo các xã, thị trấn chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của
Quy ước cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và
đã phê duyệt được 03 quy ước của 03 xã: Xuân Minh, Xuân
Giang, Tân Nam với 31 thôn, bản.


TIỂU KẾT
Thông qua chương 1 thì chúng ta có thể hiểu hơn về làng nói chung và
làng văn hóa ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời cũng biết được về các tiêu chuẩn
nhất định để xét duyệt làng văn hóa và gia đình văn hóa của huyện Quang Bình
tỉnh Hà Giang cũng như các hương ước quy ước về thôn, bản trong toàn huyện
hiện nay.


×