Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Trải nghiệm sáng tạo Ngữ Văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.89 KB, 21 trang )

Ngày soạn:

Ngày dạy:
Lớp
Ngày dạy

Tiết 43, 44 - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Giúp HS :
- Hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm thơ thơ lớp 12 học kì I viết về người lính
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc.
- Trải nghiệm về cuộc sống người lính trong chiến tranh.
- Sáng tạo: sân khấu hoá dựng lại cuộc sống ngươig lính trong chiến tranh.
- Cảm nhận vẻ đẹp của người lính trong thơ ca.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, cảm nhận về vẻ đẹp người lính - anh bộ đội trong tác phẩm thơ.
- Biết vận dụng làm: bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ, tư tưởng:
- Tự hào truyền thống anh bộ đội cụ Hồ. Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó
của người lính. Qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân.Từ đó, hình thành nhân cách: có tinh thần
cảm phục, ngưỡng mộ người lính; ý thức trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Học sinh tích cực học tập bộ môn, hăng say nghiên cứu khoa học.
4. Năng lực:
+ Năng lực thu thập thông tin.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.



II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
-

-

- Giáo án, máy chiếu, loa đài, đồ dùng học tập cho HS: giấy A4, A3,
A0, bút, bút màu, ghim giấy, băng dính hai mặt….
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Chân dung các nhà thơ , Hình ảnh ngưòi lính, thiên nhiên, con đường
hành quân…có liên quan tới các tác phẩm thơ 12 HKI viết về người lính.
- Clip phim về người lính trong chiến tranh vệ quốc chống Pháp và chống
Mĩ:
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, vở soạn.
- Đọc lại các tác phẩm để trả lời câu hỏi.
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết
trước)
- Đồ dùng học tập.

III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
*. Ổn định tổ chức lớp ( 5 phút):

1

1



- Kiểm tra sĩ số trật tự, sắp xếp đội hình thi, chỗ ngồi cho học sinh: Theo lớp, chia nhóm, theo
sơ đồ:
lớp
12B1
12B2
12B3

Sĩ số học sinh
35
40
40

Có mặt

Vắng mặt

Lí do

1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
2. Tiến trình bài mới
* Thành lập Ban giám khảo: 4 người
Bao gồm:
1. Giáo viên: Đặng Thị Hoài
2. HS …………………….., Lớp 12B1
3. HS …………………….., Lớp 12B2
4. HS …………………….., Lớp 12B3
* Người dẫn chương trình: HS …………………, Lớp 12B1

 1. TRẢI NGHIỆM QUA XEM CLIP PHIM VỀ NGƯỜI LÍNH TRONG KHÁNG

CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA DÂN TỘC ( 20 phút).
Chuẩn kiến thức
kĩ năng cần đạt,
Hoạt động của Thầy và trò
năng lực cần
phát triển
- GV giao nhiệm vụ: Tất cả HS chý ý quan sát, xem và cảm nhận về Nhận thức
những điều được thấy trong clip, đặc biệt là nhânvật trung tâm - những được nhiệm vụ
người lính trong chiến tranh.
cần giải quyết của
+ Xem một số hình ảnh về người lính, chiến tranh chống bài học.
Pháp, Mĩ.
+ Xem trích đoạn phim:
- Tập trung cao
1. Mùi cỏ cháy (XS 2012)
và hợp tác tốt để
Đạo diễn: Nguyễn Hữu Mười
giải quyết nhiệm
Kịch bản: Hoàng Nhuận Cầm
vụ.
Bộ phim “gặt hái” được nhiều thành công khi đoạt tới 4 giải Cánh diều
vàng năm 2012. Phim là một bản anh hùng ca về những người lính
trong trận chiến một mất một còn tại thành cổ Quảng Trị, một trong
những chiến trường ác liệt nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

- Có thái độ tích
cực, hứng thú.

Nội dung phim xoay quanh bốn chàng sinh viên Hoàng, Thành, Thăng,
Long, là sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tạm biệt cuộc

sống sinh viên và đeo ba lô ra chiến trường. Ba trong số bốn chàng trai
này đã mãi mãi ở lại thành cổ, góp phần vào chiến thắng chung của đất
nước.
2. Biệt động Sài Gòn ( (XS 1986, tái hiện kháng chiến chống Mĩ)
Đạo diễn: Long Vân

2

2


Kịch bản: Lê Phương, Nguyễn Thanh
Bộ phim gồm 4 tập: Điểm hẹn, Tình lặng, Cơn giông, Trả lại tên cho
em, là một bản anh hùng ca về những chiến sĩ Sài Gòn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ trước năm 1975. Nội dung phim nói về Tư
Chung (tư lệnh trưởng Biệt động Sài Gòn) cùng người đồng đội Ngọc
Mai, cùng giả danh thành người chủ hãng sơn giàu có. Không chỉ che
mắt chính quyền Việt Nam Cộng hòa, hai người còn phải thực hiện
nhiệm vụ tình báo, trực tiếp chỉ huy đồng đội tham gia chiến đấu.
Trong nhiều tình huống, họ phải đứng trước những quyết định khó
khăn, trước sự tranh đấu giữa lý trí và tình cảm.
- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi của GV: GV trình chiếu
các hình ảnh và bài hát, kết hợp đặtt các câu hỏi. Cụ thể:
+ GV : Bằng kiến thức lịch sử, hình ảnh, bài hát trên gợi nhắc em tới
giai đoạn văn học nào trong bài khái quát văn học sử từ CM tháng 8
năm 1945 đến hết XX?
+ HS: Gđ VH 1945 - 1975.
+ GV: Nhân vật trung tâm trong các bức hình, clip cũng là nhân vật
trung tâm trong giai đoạn văn học này là ai?
+ HS: Người lính anh dũng sẵn sàng xả thân vì đất nước.

+ GV: Kể tên những tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn học kì I
viết về người lính, kháng chiến chống Pháp, Mĩ của dân tộc?
+ HS: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc ( Tố Hữu), Đất nước
( Nguyễn đình Thi), Dọn về làng ( Nông quốc Chấn), Đất nước ( Trích
Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điểm), Tiếng hát con
tàu của Chế Lan Viên.
- GV: Hai đội trả lời câu hỏi vào phiếu học tập:
Câu hỏi
Điểm
Học sinh trả lời
Câu hỏi 1: Ghi lại cảm nhận 4 điểm
khái khái quát về hiện thực
chiến tranh được thể hiện
trong clip?
Câu hỏi 2: Cảm nhận khái 6 điểm
quát về vẻ đẹp ( lí tưởng
sống, phẩm chất, ý chí, nghị
lực, sức chiến đấu) của
ngưòi lính trong clip?
Tổng điểm
10
điểm

 2. TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA TRÒ CHƠI TẬP LÀM NGHỆ SĨ - SÂN KHẤU
HOÁ CÁC CẢNH KỊCH DỰNG LẠI ĐỜI SỐNG NGƯỜI LÍNH TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA DÂN TỘC ( 20 phút).
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến
thức kĩ năng
cần đạt, năng

lực cần phát

3

3


triển
GV: Trình chiếu phổ biến thể lệ cuộc thi :
- Mỗi đội thi sẽ tham dự phần thi, thể hiện phần kịch sáng tạo dựng lại
đời sống người lính trong chiến tranh ( 1 hoặc một vài cảnh kịch);
- Thời gian: tối đa 05 phút.
- Thành phần diễn viên: Không giới hạn nhưng bắt buộc phải có 01
thành viên trong đội chơi.
Lưu ý: Quá trình HS chuyển thể một sự việc, một phân đoạn trong tác
phẩm dưới dạng tiểu phẩm, 1 cảnh kịch (Hs được lựa chọn theo hứng
thú) – cho phép có sự sáng tạo, hư cấu nhưng phải đảm bảo được tinh
thần của văn bản, mang giá trị giáo dục tiến bộ, lành mạnh.
HS: 03 đội chơi bốc thăm & diễn kịch:
Đội 1: Lớp 12B với tiểu phẩm: "………."
Đội 2: Lớp 12B với tiểu phẩm: "………."
Đội 3: Lớp 12B với tiểu phẩm: "………."
GV+ 03 HS thuộc ban giám khảo chấm thi theo phiếu chấn
- Phiếu chấm:
Các
Nội
Thời Sáng Diễn Giám Giám Giám
ND
dung gian tạo
xuất khảo khảo khảo

số 01 số 02 số 03
10
5
10
15
điểm điểm điểm điểm
Lớp
12B1
12B2
12B3

Tổng
điểm

- Năng lực cảm
thụ thẩm mĩ và
năng lực nhận
thức.
- Năng lực giao
tiếp, năng lực
giải quyết tình
huống thực tiễn.
- Năng lực phát
hiện vấn đề
(nhận biết nhạy
bén)

HS dẫn chương trình: Đặt câu hỏi giao lưu khán giả:
? Bạn ấn tượng với tiết mục nào nhất? Vì sao?
? Tiết mục lớp 12B… đã giúp bạn nhận ra trách nhiệm của cá nhân với

đất nước là gì?
? Đất nước ta, hiện tại đang ở thời kỳ hội nhập, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước bạn đã, đang và sẽ làm gì để góp phần xây dựng và bảo
vệ đất nước?

 3. TRẢI NGHIỆM QUA TRÒ CHƠI NHẰM HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC
TÁC PHẨM THƠ HKI VIẾT VỀ NGƯỜI LÍNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA DÂN TỘC ( 10 phút).

4

4


Hoạt động của Thầy và trò
GV: Trình chiếu câu hỏi, thể lệ cuộc thi:
+ Tổng có 20 câu hỏi. Trong đó: 15 câu cho 3 đội chơi của 3 lớp( 5
câu hỏi/ lớp), 05 điểm/ câu, nếu học sinh đội chơi lớp đó không trả lời
được thì phần trả lời thuộc về 02 đội chơi còn lại, nếu 02 đội chơi
không trả lời được thì phần trả lời thuộc về khán giả ; 05 câu dành
cho khán giả là học sinh các lớp ( Khán giả néu trả lời đúng: nhận
được 01 phần quà.)

3.1: Phần 1- Hiểu biết: Tái hiện kiến thức chung
( Dành cho các đội chơi)
*. Lưu ý: Chia các câu hỏi theo gói. Cụ thể như sau:
- Gói Câu hỏi số 1: Câu 1, 4,5,6,13.
- Gói Câu hỏi số 2: Câu2, 7,8,9,14.
- Gói Câu hỏi số 3 : Câu3, 10,11,12,15.
Phiếu chấm: Tổng 25 điểm

Các ND
Lớp

Câu
1
5
điểm

Câu
2
5
điểm

Câu
3
5
điểm

Câu
4
5
điểm

Câu
5
5
điể
m

Chuẩn kiến thức

kĩ năng cần đạt,
năng lực cần
phát triển
- Năng lực cảm
thụ thẩm mĩ và
năng lực nhận
thức.
- Năng lực giao
tiếp, năng lực giải
quyết tình huống
thực tiễn.
- Năng lực phát
hiện vấn đề (nhận
biết nhạy bén)

Tổng điểm

12B1
12B2
12B3

Câu 1: Kể tên các tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn
HKI lớp 12 viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
ĐA: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc ( Tố Hữu), Đất nước ( Nguyễn
đình Thi), Dọn về làng ( Nông quốc Chấn),
Câu 2: Kể tên các tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn
HKI lớp 12 viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ?
ĐA: Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điểm), Tiếng
hát con tàu của Chế Lan Viên
Câu 3: Dòng nào sau đây thể hiện chính xác đặc điểm văn học Việt

Nam giai đoạn 1945 - 1975?
A. Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trên tinh thần dân chủ;
B. Mang lại sinh khí mới mẻ cho văn học: tinh thần dân chủ;
C. Tính quy phạm, ước lệ, tượng trưng
D. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn;
Đáp án: D
Câu 4: Bài thơ " Tây Tiến" của Quang Dũng được sáng tác trong
thời điểm nào?
A. Đầu năm 1947, khi đoàn quân Tây Tiến được thành lập;
B. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác;
C. Khi đoàn quân Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập Trung đoàn 52;
D. Năm 1986 đưa vào tập thơ Mây đầu ô
Đáp án: B

5

5


Câu 5: Thiên nhiên miền Tây trong bài thơ " Tây Tiến" của Quang
Dũng mang những vẻ đẹp nào?
A. Hùng vĩ, thơ mộng;
B. Thơ mộng, trữ tình,
C. Hùng vĩ, dữ dội;
D. Gần gũi, ấm áp.
Đáp án: A
Câu 6: Nỗi "nhớ chơi vơi " trong câu thơ " Nhớ về rừng núi nhớ
chơi vơi" được hiểu như thế nào?
A. Nỗi nhớ da diết, nồng nàn;
B. Nỗi nhớ khó định hình;

C. Nỗi nhớ có sức lan toả lớn.
D. Cả A, B và C
Đáp án: D
Câu7: Bài thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời điểm nào?
A. Tháng 7/ 1954
B. Tháng 8/ 1954
C. Tháng 10/ 1954
D. Tháng 9/ 1954
Đáp án: C
Câu 8: Nội dung đoạn trích trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là
gì?
A. Hồi tưởng quá khứ gian khổ mà đẹp đẽ, hào hùng;
B. Khẳng định tình nghĩa cách mạng sâu nặng, thuỷ chung;
C. Hẹn ước về một tương lai tươi sáng;
D. Cả A, B và C.
Đáp án: D
Câu 9. Đáp án nào sau đây không phản ánh đoạn trích, trích bài
thơ Việt Bắc của Tố Hữu mang tính sử thi đậm nét?
A. Đoạn trích đề cập đến một sự kiện trọng đại của cả cộng đồng;
B. Trong đoạn trích, Tố Hữu đã tạo dựng được những hình tượng nghệ
thuật mang tầm vóc lớn lao, đạị diện cho cả cộng đồng;
C. Đoạn trích đã tái hiện được những tình cảm lớn của cả cộng đồng;
D. Khắc hoạ vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc.
Đáp án: D
Câu 10: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ thời kì
nào?
A. Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp;
B. Thời kì sau kháng chiến chống Pháp;
C. Thời kì chống Mĩ;
D. Thời kì đổi mới.

Đáp án: C
Câu 11: Nội dung chính của đoạn trích "Đất nước" trích Trường
ca "Mặt đường khát vọng" là gì?
A. Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên đất nước;
B. Tư tưởng Đất nước của nhân dân;
C. Tái hiện bề dày văn hoá của Đất nước;
D. Tư tưởng trung quân ái quốc.
Đáp án: B
Câu 12: Hình tương đất nước trong đoạn trích "Đất Nước" trích
Trường ca Mặt đường khát vọng được nhìn từ những phương diện
nào?

6

6


A. Cội nguồn;
B. Không gian bé nhỏ, riêng tư, gần gũi đến lớn lao;
C. Địa lí, lịch sử, văn hoá;
D. Cả A,B, C
Đáp án: D
Câu 13: Biện pháp tu từ từ từ vựng nào xuất hiện trong hai câu thơ
sau?
" Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cưòi thiết tha"
A. Ẩn dụ;
B. Nhân hoá;
C. So sánh;
D. Hoán dụ.

Đáp án: B
Câu 14: Bài thơ "Dọn về làng" của nhà thơ Nông Quốc Chấn được
viết theo trình tự thời gian nào?
A. Hiện tại - Quá khứ;
B. Quá khứ - Hiện tại;
C. Hiện tại - Quá khứ - Hiện tại;
D. Quá khứ - Hiện tại - Quá khứ.
Đáp án: C
Câu 15: Hình tượng người mẹ được nhắc tới trong bài thơ "Dọn về
làng" của nhà thơ Nông Quốc Chấn có thể hiểu như thế nào?
A. Người mẹ trong tâm thức của tác giả.
B. Người mẹ quê hương;

C. Cả A và B.
Đáp án: C
3.2: Phần 2 - Dành cho khán giả:
Câu1: Hình ảnh sau gợi nhắc em nhớ tới những câu thơ nào trong
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

ĐA:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

7

7


Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Câu 2: Hình ảnh sau gợi nhắc em nhớ tới những câu thơ nào trong
bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

ĐA: Nhớ ôi! Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Câu 3 Hình ảnh sau gợi nhắc tới Tên bài thơ nào, do ai sáng tác mà
em được học trong chương trình ngữ văn HKI, lớp 12?

Mái đình Hồng Thái

Cây đa Tân Trào

ĐA: Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

8

8


ĐA: Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Câu 4: Câu thơ nào trong bài thơ Việt Bắc ứng với hình ảnh này?

ĐA: Trám bùi để rụng, măng mai để già
Câu 05: Tìm những câu thơ cùng phản ánh hiện thực căn bệnh sốt
rét trong chiến tranh mà người lính phải đối mặt như những câu
thơ sau?
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
ĐA:

"Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi"
( Đồng chí - Chính Hữu)
"Giọt mồ hôi rơi rơi
Trên má anh vàng nghệ."
( Cá nước - Tố Hữu)
Câu 6: Từ hai câu thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
" Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
Hãy tìm những câu thơ có cùng nội dung nói đến nguồn động lực

9

9


là sức mạnh tình yêu với ngưòi lính trên đưòng hành quân, chiến
đấu trong bài thơ " Đất nước" của Nguyễn Đình Thi?
ĐA:
"Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt ngưòi yêu"

 4. TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA TRÒ CHƠI VẼ TRANH VỀ NGƯỜI LÍNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA DÂN TỘC + KIỂM
TRA 15 PHÚT + THẢO LUẬN ( 25 phút).
Chuẩn kiến thức
kĩ năng cần đạt,
Hoạt động của Thầy và trò
năng lực cần
phát triển

GV: Trình chiếu câu hỏi, thể lệ cuộc thi:
- Có các lá thăm ghi tên vật dụng quen thuộc trong đời sống người
- Năng lực cảm
lính: phong thư, đôi dép cao su, cây súng, mũ,
thụ thẩm mĩ và
- Mỗi đội chơi chia 2 cặp để bốc thăm và đoán ý đồng đội: Cặp thứ
năng lực nhận
nhất, 01 học sinh bốc thăm tên vật dụng của người lính. Sau đó dùng
thức.
cử chỉ điễn đạt ->đồng đội đoán ý đọc cho ngưòi thứ 05 vẽ lại. Khi
- Năng lực giao
nào đồng đội đoán đúng thì dừng diễn đạt ( Không quá 01 phút). Nếu
tiếp, năng lực giải
không diễn đạt được thì cập thứ hai bốc thăm và làm tương tự. Người
quyết tình huống
chơi thứ 05 chọn 01 vật dụng thích vẽ, vẽ phác lại. Có thể nhờ đồng
thực tiễn.
đội ( từ đội chơi, thành viên của lớp hỗ trợ, trang trí)
- Năng lực phát
- Thời gian vẽ: Không quá 20 phút.
hiện vấn đề (nhận
HS: Thực hiện đồng thời
biết nhạy bén)
- Các đội chơi vẽ tranh
- Kiểm tra 15 phút: Học sinh còn lại của các lớp, GV chia các lớp

10

10



thành 03 nhóm và trả lời các câu hỏi. sau đó tìm đúng phòng tranh của
lớp có nội dung theo yêu cầu gán vào. Khuyếnn khích trang trí sáng
tạo trên bài kiểm tra
GV: Giao câu hỏi kiểm tra, trình chiếu trên phông chiếu.
Câu hỏi 01 ( Nhóm 1): Sưu tầm và ghi lại 3 dẫn chứng là những câu,
đoạn thơ viết về hình ảnh người lính (đã được học ở lớp 12 hoặc ngoài
SGK 12...). Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu hỏi 02 ( Nhóm 2): Ước mơ của em về đất nước ta trong công
cuộc hiện nay ?
Ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của em là gì để góp phần xây
dựng đất nước?

Câu hỏi 03 ( Nhóm 3): Trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
Ngưòi dẫn chương trình và GV :
- Cho Hs quan sát, tham dự triển lãm sản phẩn tranh và trả lời của các
lớp,
- Cho học sinh thảo luận và định hướng chốt phần thảo luận các câu
hỏi trên.
- Ban giám khảo : Chấm tranh vẽ các lớp.
Thang điểm : 25 điểm.
Các ND Nội
Trang trí Thời Tổng điểm
dung
nghệ
gian
Lớp
thuật

10
10 điểm
5
điểm
điểm
12B1
12B2
12B3
GV: Thu kết quả phần trả lời của học sinh về chấm.

 5. TRAO GIẢI & ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM:(7 phút)
5.1- Trao giải:
- Ban giám khảo cộng điểm:
- Công bố điểm.
- Trao giải:
+ Giải nhất: Lớp 12B………
+ Giải nhì: Lớp 12B………
+ Giải ba: Lớp 12B………
5.2- Đánh giá, rút kinh nghiệm:

11

11


Lớp
12B1

Sĩ số
tham

gia

Ý thức tham dự
HĐTNST

Chuẩn bị các ND, kiến
thức

Phần thi của các đội
chơi

/35

12B2

/40

12B3

/40

3. Củng cố, luyện tập, giao bài tập về nhà: ( 3')
- Học và nắm chắc nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ trong chủ đề HĐTNST
- GV giao bài tập về nhà:( sử dụng KT viết tích cực )
+ Viết một đoạn văn trình bày về ước muốn, lý tưởng sống của bản thân? Trách nhiệm của
bản thân với tổ quốc trong giai đoạn hiện nay?
+ Vẽ bản đồ tư duy kiến thức của các bài thơ trong chủ đề HĐTNST
- Soạn và chuẩn bị cho tiết Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận
Rút kinh nghiệm tiết dạy:


12

12


PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu hỏi
Điểm
Câu hỏi 1: Ghi lại cảm nhận 4 điểm
khái khái quát về hiện thực
chiến tranh được thể hiện
trong clip?

Học sinh trả lời

Câu hỏi 2: Cảm nhận khái 6 điểm
quát về vẻ đẹp ( lí tưởng
sống, phẩm chất, ý chí, nghị
lực, sức chiến đấu) của
ngưòi lính trong clip?

13

13


Tổng điểm

10
điểm


KIỂM TRA 15
Câu hỏi 01 ( Nhóm 1): Sưu tầm và ghi lại 3 dẫn chứng là những câu, đoạn thơ viết về hình
ảnh người lính (đã được học ở lớp 12 hoặc ngoài SGK 12...). Em thích hình ảnh nào nhất? Vì
sao?

KIỂM TRA 15
Câu hỏi 02 ( Nhóm 2): Ước mơ của em về đất nước ta trong công cuộc hiện nay ?
Ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của em là gì để góp phần xây dựng đất nước?

14

14


KIỂM TRA 15
Câu hỏi 03 ( Nhóm 3): Trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước hiện nay?

TRƯỜNG THPT ............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ NGỮ VĂN

Độc lập –Tự do- Hạnh phúc

Số: 02/KH-TCM

..............., ngày 20 tháng11 năm 2016


KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016 - 2017
CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH - ANH BỘ ĐỘI TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC

Căn cứ các văn bản chỉ đạo các cấp và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 -2017 và
hướng dẫn hoạt động TNST;
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường, tổ chuyên môn trong năm học 2016 -2017;
Tổ Ngữ Văn xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo năm học 2016-2017
với những nội dung, yêu cầu cơ bản sau:
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Tổ chức sân chơi mang tính giáo dục thực tiễn cao, hiện đại, an toàn.
- Tạo điều kiện tốt đẻ các em được học tập, mở rộng kiến thức, giao lưu, xây dựng tình
đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn,
phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân HS. Cụ thể Hoạt động
TNST nhằm giúp học sinh:
+ Phát triển các phẩm chất và các năng lực của học sinh.

15

15


+ Nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt
đẹp của nhân loại; bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức được học trên lớp; có trách nhiệm với
bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
+ Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản được rèn luyện từ lớp, trên cơ sở đó tiếp tục
hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng,

năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
+ Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt, đánh giá để
tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân mình và người khác, hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Theo nhóm lớp:
Nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3

Lớp
12B1, 12B2, 12B3
12B4, 12B5, 12B6
12B7, 12B8

GV phụ trách

III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN:
- Địa điểm: Phòng hội đồng
- Thời gian: Tuần học 16. Cụ thể:
+ Nhóm 1: 14 giờ 00 phút, ngày 08/12/2016;
+ Nhóm 2: 14 giờ 00 phút, ngày 09/12/2016;
+ Nhóm 2: 14 giờ 00 phút, ngày 10/12/2016.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HĐ TNST
1. Xem phim tư liệu về người lính và kháng chiến chống Pháp, Mĩ;
2. Sân khấu hoá - Kịch ngắn về cuộc sống người lính trong hai cuộc kháng chiếnchống
Pháp, Mĩ của dân tộc;
3. Trò chơi "Vòng tay đồng đội" để củng cố khắc sâu kiến thức. Cụ thể:
- Nhìn hình ảnh đoán tên tác giả, tên bài thơ, nội dung của các tác phẩm thơ lớp 12

viết về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ;
- Hoàn thành nhận định về người lính;
4. Thi vẽ tranh về cuộc sống người lính;
5. Triển lãm tranh, thơ và thảo luận về ước mơ, trách nhiệm bản thân với đất nước
hiện nay.
( Mục 5: GV thu sản phẩm chấm - lấy điểm 15 phút)

16

16


V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:
1. Giáo viên:
- Xây dựng kế hoach HĐTNST;
- Chuẩn bị giáo án, nội dung chương trình, máy chiếu, loa, micro;
- Chuẩn bị thiết bị đồ dùng phục vụ tiết học: giấy A4, giấy A0, giấy A3, bút viết, bút màu,
ghim giấy, băng dính, keo nến, móc treo bảng;
2. Học sinh:
- Mỗi học sinh:
+ Nắm chắc kiến thức về thơ kháng chiến chống Pháp, Mĩ ở lớp 12;
+ Sưu tầm và ghi lại 3 dẫn chứng là những câu, đoạn thơ viết về hình ảnh người lính (đã được
học ở lớp 12 hoặc ngoài SGK 12...). Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
+ Ước mơ của em về đất nước ta trong công cuộc hiện nay ?
+ Ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của em là gì để góp phần xây dựng đất nước?
+ Trách nhiệm của bản thân đối với đất nước hiện nay?
- Mỗi lớp:
+ Thành lập 1 đội chơi gồm 5 thành viên, bầu đội trưởng;
+ Dựng và diễn một ( một vài cảnh) kịch ngắn về cuộc sống người lính trong chiến tranh được
thể hiện qua tác phẩm thơ.

Yêu cầu: Có ít nhất 01 thành viên đôi chơi tham gia đóng kịch.
+ Tham gia thi vẽ tranh
VI.ĐIỀU KIỆN KHÁC
- Loa, micro, máy chiếu, bảng.
- Dự trù kinh phí tổ chức:
STT
Tên sản phẩm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TỔNG

Keo nến
Giấy A4
Bút màu
Giấy màu gói quà
Băng dính hai mặt
Móc treo bảng
Ghim giấy
Giấy khổ A3
Giấy khổ Ao
Hộp bút viết


Số lượng
16 cái
4 gam
8 hộp
20 tờ
8 cuộn
3 bià móc
8 cái
30 tờ
30 tờ
3 hộp

Số tiền
(Trên 1 sản phẩm)
10.000 VND
70.000 VND
20.000 VNĐ
1.000 VND
10.000 VND
20.0000 VNĐ
15.000 VND
500 VND
5.000 VND
60.000 VND

Thành tiền
160.000 VND
280.000 VND
160.000 VNĐ
20.000 VND

80.000 VND
60.0000 VNĐ
120.000 VND
15.000 VND
150.000 VND
180.000VND
1.225.000 VND

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

17

17


- Tổ Ngữ văn, Giáo viên khối 12 thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch, chương trình
HĐTNST.
- Giáo viên triển khai, phân công nhiệm vụ cho học sinh; giám sát, kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ của học sinh
- Học sinh thực hịên nhiệm vụ được phân công.
- Trình kế hoạch lên Ban giám hiệu phê duyệt.

Trên đây, tổ Ngữ văn xây dựng kế hoạch thực hiện và dự trù kinh phí, kính trình BGH
xem xét, quyết định phê duyệt và quan tâm giúp đỡ để Tổ thực hiện thành công chủ đề Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo này
Sốp Cộp, ngày 20 tháng 11 năm
2016
Nơi nhận:

BGH PHÊ DUYỆT


- BGH

XÁC NHẬN CỦA TỔ

NGƯỜI LẬP KẾ

CHUYÊN MÔN

HOẠCH

-Lưu hồ sơ tổ CM

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHUẨN BỊ CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO MÔN NGỮ VĂN 12, NĂM HỌC 2016 - 2017
CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH - ANH BỘ ĐỘI TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC

1. Cá nhân học sinh:
- Sách giáo khoa 12 tập 1.
- Giấy kiểm tra 15'
- Bút viết;
2. Tập thể lớp:
+ Thành lập 1 đội chơi gồm 03 thành viên, bầu đội trưởng;
+ Cử 01 học sinh làm làm động tác minh họa tranh.
18

18



3. Thời gian, địa điểm:
3.1 Thời gian: 13h 45 phút chiều thứ 5 ngày 15 tháng 12 năm 2016
3.2. Địa điểm: Phòng hội đồng nhà trường
GIÁO VIÊN

PHIẾU CHẤM
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016 - 2017
CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH - ANH BỘ ĐỘI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
 1. TRẢI NGHIỆM QUA XEM CLIP PHIM VỀ NGƯỜI LÍNH TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA DÂN TỘC. ( Tổng 10 điểm)
Điểm HS đạt được
Câu hỏi
Điểm
Lớp 12B1
Lớp 12B2
Lớp 12B3
Câu hỏi 1: Ghi lại cảm 4 điểm
nhận khái khái quát về
hiện thực chiến tranh
được thể hiện trong clip?
Câu hỏi 2: Cảm nhận 6 điểm
khái quát về vẻ đẹp ( lí
tưởng sống, phẩm chất, ý
chí, nghị lực, sức chiến
đấu) của ngưòi lính trong
clip?
Tổng điểm
10 điểm

 2. TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA TRÒ CHƠI TẬP LÀM NGHỆ SĨ - SÂN KHẤU
HOÁ CÁC CẢNH KỊCH DỰNG LẠI ĐỜI SỐNG NGƯỜI LÍNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA DÂN TỘC.( Tổng 40 điểm)
Các ND
Lớp

19

Nội
dung
10 điểm

Thời gian
5 điểm

Sáng
tạo
10 điểm

Diễn xuất

Tổng điểm

15 điểm

19


 3. TRẢI NGHIỆM QUA TRÒ CHƠI NHẰM HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC TÁC
PHẨM THƠ HKI VIẾT VỀ NGƯỜI LÍNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG

MĨ CỦA DÂN TỘC. ( Tổng 25 điểm)
Các ND

Câu 1
5 điểm

Câu 2
5 điểm

Câu 3
5 điểm

Câu 4
5 điểm

Câu 5
5 điểm

Tổng điểm

Lớp

 4. TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA TRÒ CHƠI VẼ TRANH VỀ NGƯỜI LÍNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA DÂN TỘC .( Tổng 25 điểm)
Các ND

Nội dung

Lớp
12B1

12B2
12B3

10 điểm

Trang trí
nghệ thuật
10 điểm

Thời gian

Tổng điểm

5 điểm

Sốp Cộp, ngày 20 tháng 11 năm
2016
NGƯỜI CHẤM
(Kí và ghi rõ họ tên)

PHIẾU TỔNG HỢP CHẤM ĐIỂM
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016 - 2017
CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH - ANH BỘ ĐỘI TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC

20

20



Lớp
Giám khảo
Các phần
thi
Phần thi thứ
nhất

Phần thi thứ 2

Phần thi thứ 3

Phần thi thứ 4

Lớp 12B1

Lớp 12B2

Lớp 12B3

GK số 1
GK số 2
GK số 3
GK số 4
GK số 1
GK số 2
GK số 3
GK số 4
GK số 1
GK số 2

GK số 3
GK số 4
GK số 1
GK số 2
GK số 3
GK số 4

Tổng điểm
Xếp giải
Sốp Cộp, ngày 20 tháng 11 năm
2016
NGƯỜI CHẤM SỐ 1

NGƯỜI CHẤM SỐ 2

NGƯỜI CHẤM SỐ 3

NGƯỜI CHẤM SỐ 4

(Kí và ghi rõ họ tên)

(Kí và ghi rõ họ tên)

(Kí và ghi rõ họ tên)

(Kí và ghi rõ họ tên)

21

21




×