Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tìm hiểu về di tích Chùa Võng Thị - Tây Hồ - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.45 KB, 48 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ts. Lê Thị Hiền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. Trường đại học Nội Vụ không liên
quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn quý thầy cô
trường đại học Nội Vụ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em trong
thời gian vừa qua, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô, TS. Lê Thị Hiền, người
trực tiếp giảng dạy, chỉ cho em cách viết bài cũng như các bước nghiên cứu, sửa
lỗi cho em để em hoàn thành bài hiệu quả.
Em xin cảm ơn thầy Thích Đàm Đạo, trụ trì chùa Võng Thị cung cấp tài
liệu, tạo điều kiện cho em chụp hình, nghiên cứu về chùa trong suốt thời gian
dài.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................1
Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................................................2


Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
Mục đích và nhiệm vụ........................................................................................................................4
Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................4
Giả thuyết khoa học............................................................................................................................4
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...............................................................................................5
Cấu trúc đề tài....................................................................................................................................5
Chương 1.....................................................................................................................................................6
TỔNG QUAN DI TÍCH CHÙA VÕNG THỊ.......................................................................................................6
Vị trí địa lí, tổng quan..........................................................................................................................6
Lược sử................................................................................................................................................7
Truyền thuyết.....................................................................................................................................8
Kiến trúc...........................................................................................................................................10
Các ban thờ.......................................................................................................................................10
Tiểu kết chương 1.............................................................................................................................13
Chương 2...................................................................................................................................................14
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC VÀ PHẬT GIÁO.......................................................................................................14
Phật giáo............................................................................................................................................14
1.1. Phật giáo ở Việt Nam.................................................................................................................14
1.1.1Phật giáo Việt Nam ..................................................................................................................14
1.1.2 Phật giáo với Chùa Việt Nam...................................................................................................14
1.1.3Thờ Phật....................................................................................................................................15
1.1.3.1 Phật là bậc đáng tôn thờ......................................................................................................15
1.1.3.2 Thờ Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa.............................................................................16
1.1.3.3 Phải thờ Ðức Phật nào..........................................................................................................16


1.1.3.4 Cách thức thờ Phật ..............................................................................................................17
1.1.4Chùa Võng Thị thờ Phật............................................................................................................18
Đặc điểm kiến trúc Chùa Võng Thị....................................................................................................19
1.2 Chùa Võng Thị có cấu trúc Chùa chữ Tam (三).............................................................................19

1.3 Bố cục Chùa Võng Thị..................................................................................................................20
1.3.1 Cổng tam quan.........................................................................................................................20
1.3.2 Sân chùa...................................................................................................................................20
1.3.3 Bái đường.................................................................................................................................21
1.3.4Chính điện.................................................................................................................................21
1.3.5 Hành lang.................................................................................................................................23
1.3.6 Hậu đường...............................................................................................................................24
1.4 Kết cấu chùa Võng Thị.................................................................................................................24
1.4.1Nền............................................................................................................................................24
1.4.2 Kết cấu tường – cột..................................................................................................................25
1.4.3Mái.............................................................................................................................................26
1.5 Kết cấu không gian......................................................................................................................27
1.5.1Hướng và thế đất......................................................................................................................27
1.5.1.1Hướng....................................................................................................................................27
1.5.1.2 Không gian chùa....................................................................................................................27
1.5.2 Nghệ thuật trang trí, điêu khắc và màu sắc............................................................................28
1.5.2.1Trang trí và điêu khắc.............................................................................................................28
1.5.2.2Màu sắc..................................................................................................................................29
1.6 Chùa Võng Thị với một số ngôi chùa khác thời Lý......................................................................29
1.6.1 Chùa Một Cột...........................................................................................................................30
1.6.2 Chùa Phật Tích.........................................................................................................................30
1.6.3 Chùa Dạm.................................................................................................................................31
Các giá trị của Di tích Chùa Võng thị.................................................................................................31
1.7Giá trị lịch sử................................................................................................................................31
1.8Gía trị văn hóa..............................................................................................................................32
Chương 3...................................................................................................................................................34
BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH........................................................................34
Hiện trạng khu di tích Chùa Võng Thị hiện nay đang bị xâm hại.....................................................34
Biện pháp bảo tồn và phát huy khu di tíc.........................................................................................35
2.1 Hiện trạng bảo tồn......................................................................................................................35

2.2 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích chùa Võng Thị..................................38


KẾT LUẬN...................................................................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................41



MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều có một nền tín ngưỡng tôn giáo riêng
biệt, trên khắp thế giới có không biết bao đạo giáo, giáo phái tồn tại. Xong lớn
mạnh nhất, có lẽ phải kể đến Phật giáo. Phật giáo chứa đựng trong đó là một kho
tàng nhân sinh những thứ tốt đẹp, hướng con người đến những giá trị đỉnh cao
của lòng bao dung, độ lượng, của đức yêu thương, cuả cái thiện. Phật giáo
truyền vào Việt Nam từ rất lâu và ngày càng chiếm một lượng lớn cá nhân theo
đạo, ở Việt Nam, Phật giáo đang ngày càng lớn mạnh và phát triển rực rỡ.
Đi đến bất cứ nơi đâu, nhất là vào những làng xã, đều bắt gặp hình ảnh
của những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính với khói hương nghi ngút, đầy sự huyền
bí và linh thiêng, và Hà Nội cũng vậy, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến,
mảnh đất thủ đô thiêng liêng oai hung là một trong những nơi có nhiều danh
thắng chùa chiền bậc nhất Việt Nam, mang những nét riêng nhất về tập tụng thờ
cúng, tín ngưỡng của vùng miền Bắc Bộ. Chắc hẳn không ai là không biết đến
ngôi chùa Võng Thị, ngự ngay bên Hồ Tây nước xanh biếc, ngôi chùa tuy mới
được xây dựng lại, nhưng trong nó còn lưu dấu của những dấu tích lịch sử,
những giá trị tâm linh và những câu chuyện thần bí xoay quanh ngôi chùa. Ngôi
chùa được tôn tạo rất nhiều lần, được sự đầu tư trùng tu của chính quyền địa
phương và người dân trong làng ngày nay ngoài phục vụ nhu cầu thờ cúng, tập
tụng tín ngưỡng còn mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa,kiến trúc, thăm quan,
du lịch.

Hiểu được vị trí và chỗ đứng của ngôi chùa trong tín ngưỡng Phật giáo
cũng như những giá trị to lớn đối với nền văn hóa dân tộc, cần được giới thiệu
cho mọi người biết đến, qua đó nâng cao giá trị của chùa, tích cực xây dựng và
bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc là thực sự cần thiết. Để tìm hiểu và có cái nhìn

1


sâu sắc, cá nhân tôi là người yêu thích loại hình tín ngưỡng Phật giáo, nên tôi
cảm thấy thích thú, muốn nghiên cứu về ngôi chùa này, vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Tìm hiểu về di tích Chùa Võng Thị - Tây Hồ - Hà Nội” để nghiên cứu.
Hy vọng qua bài nghiên cứu này, tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích, cũng
như giúp mọi người hiểu rõ hơn về ngôi chùa.
Lịch sử nghiên cứu
Nhắc đến Phật giáo, hẳn không ít những công trình đã nghiên cứu trước
đó, thường những công trình này thường đi sâu nghiên cứu những giá trị nổi
tiếng, đồ sộ mà ít khi quan tâm đến những ngôi chùa thuộc những làng nhỏ. Hơn
nữa, Chùa Võng Thị lại có khá nhiều lần tu sửa, tôn tạo, do ảnh hưởng khốc liệt
của chiến tranh, mà ngày nay cũng không còn nhiều vẻ ban sơ ngày đầu, chính
bởi những lý do này mà ít người biết đến ngôi chùa nên cũng có khá ít công
trình nghiên cứu. Ngoài văn bia dựng trong chùa, ghi lại tiến trình hình thành và
phát triển của chùa qua qua từng thời kì thì chùa còn được nhắc đến qua sách
báo, qua một số sưu tầm của những nhà nghiên cứu về Phật giáo như “ Lê Mạnh
Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB Thuận hóa 1999, tập I. 8.TS Phạm Thái
Việt – TS Đào Ngọc

Tuấn, Đại cương Văn Hóa Việt Nam, NXB Thông Tin.”

có nhắc đến chùa Võng Thị từng bị đốt do chiến danh, mang những dấu ấn trong
lịch sử. Hay cuốn Chùa cổ Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh, NXB Thanh Niên.

Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa thật sự đầy đủ nhưng nhìn chung
đều có cái nhìn bao quát tổng thể về chùa. Theo cuốn Lịch sử truyền bá Phật
giáo Nguyên thủy của Nguyễn Tối Thiện (1990 ) có nhắc đến chùa Võng Thị
nằm ở vị trí đắc đạo bên Hồ Tây, sơn cảnh hữu tình, bên trong chùa vẫn còn xót
lại những di tích của thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, là niệu đạo của
quân đôi nhân dân Việt Nam. Trong cuốn Tập tụng thờ cúng của làng cổ Hà Nội
( 1996) của Nguyễn Bích Lan có nhắc đến làng cổ Võng Thị cùng hình ảnh sinh

2


hoạt của người dân vào những ngày lễ tại chùa Võng Thị cùng câu chuyện của vị
Mục Thận như sau : “Người xưa kể rằng Mục Thận khi chèo thuyền đánh cá trên
hồ Tây đã quăng lưới bắt được hổ là thái sư Lê Văn Thịnh đang áp lại gần vua
Lý Nhân Tông trong sương mù. Theo chính sử, các quan đại thần kết tội Lê Văn
Thịnh mưu sát vua; nhưng rất lạ là thái sư không phải chịu án tử hình mà chỉ bị
đày đi Thao Giang (Phú Thọ). Mục Thận được phong hàm Đô úy và ban đất ở
vùng Dâm Đàm làm thực ấp..v.v..”
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đi trước mới đề cập và đề cao danh thắng,
di tích cũng như bề dày lịch sử của chùa Võng Thị. Như vậy, nó mới chỉ là một
mặt của giá trị văn hoá tổng thể nơi đây. Do vậy trong khuôn khổ của khoá luận
này mục đích của tôi là đi sâu vào tìm hiểu di tích chùa Võng Thị để thấy được
sự phong phú và đa dạng trong đời sống văn hoá và tín ngưỡng của người dân
nơi đây. Đồng thời qua đó ta thấy được quá trình biến đổi, xu hướng biến đổi
chùa Võng Thị trong truyền thống và hiện đại. Chúng tôi cố gắng để có cái nhìn
toàn vẹn và đầy đủ nhất về tổng thể văn hoá xưa.
Có thể nói cái tên Chùa Võng Thị, tuy ít công trình nghiên cứu nhưng
cũng đã để lại rất nhiều những câu chuyện mà được lưu truyền đến tận bây giờ.
Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Trong bài nghiên cứu này, đối tượng mà tôi muốn nghiên cứu chính là di
tích lịch sử chùa Võng Thị- Tây Hồ- Hà Nội.
- Ngoài ra còn đi sâu những nét kiến trúc tiêu biểu, tìm hiểu cung cách bài
trí trong chùa.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Vãn cảnh thăm quan tìm hiểu khu di tích chùa Võng Thị tại Phố Võng
Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

3


Mục đích và nhiệm vụ
- Nắm được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn di tích Chùa Võng Thị.
-Tập trung khai thác các thế mạnh về kiến trúc, các giá trị mà di tích Chùa
Võng Thị đem lại, ý nghĩa của ngôi chùa đối với cuộc sống người dân.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di tích lịch sử Chùa
Võng Thị .
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khoá luận này chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau trong phương pháp nghiên cứu chung của ngành khoa học xã hội
và những phương pháp nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành. Đó bao gồm
những phương pháp như: khảo sát thực địa, điều tra hồi cố, quan sát trực tiếp,
phỏng vấn sâu, xử lí tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài việc tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học về chùa
Võng Thị như đã nêu trên, trong khoá luận này tôi đặc biệt sử dụng nguồn tài
liệu thu thập được trong quá trình đi điền dã thực địa hơn một tháng tại Chùa
Võng Thị như nguồn tài liệu quan trọng chủ yếu. Đó chính là những văn bia,
hoành phi, câu đối, truyền thuyết và những lời kể của các cụ già cao tuổi ở địa
phương… Do vậy chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tái hiện lại một cách sinh
động và đầy đủ nhất về lễ hội chùa Võng Thị đồng thời nêu bật văn hoá truyền

thống cũng như sự biến đổi của lễ hội chùa Võng Thị trong đời sống xã hội hiện
đại.
Giả thuyết khoa học
Chùa Võng Thị ngày nay dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn mang
những nét kiến trúc điển hình, mang nhiều giá trị ý nghĩa to lớn cho kho tàng
văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam. Khu di tích Chùa Võng Thị cần được bảo
tồn và phát huy hiệu quả.

4


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
a./ Ý nghĩa lý luận
Những đóng góp của bài nghiên cứu này giúp di tích Chùa Võng Thị được
nhiều người biết đến hơn, bổ sung thông tin cần thiết cũng như những giá trị về
lịch sử, kiến trúc, về văn hóa tập tục thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân Hà Nội
nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
b./ Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu tuy không đồ sộ nhưng đã có ý nghĩa lớn đối với các công
trình nghiên cứu sau này, nó góp phần tích cực vào việc tìm hiểu sâu hơn về
những công trình chùa chiền và những dấu ấn để lại trong nền nghệ thuật kiến
trúc Phật giáo Việt Nam, qua đó học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và
bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.Mặt khác, đề tài sẽ là bản cung cấp
đầy đủ và chính xác tư liệu cho học sinh, sinh viên và những độc giả muốn tìm
hiểu về chùa chiền, ở đây là di tích Chùa Võng Thị. Trong suốt quá trình thực hiện
đề tài, sinh viên tham gia nghiên cứu cũng đã tích lũy được không ít kiến thức
về lĩnh vực Phật giáo, kiến trúc Phật giáo…góp phần nhỏ công sức của mình vào
việc phát huy và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
Cấu trúc đề tài
Cấu trúc chính của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: TỔNG QUAN DI TÍCH CHÙA VÕNG THỊ
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC VÀ PHẬT GIÁO
Chương 3: BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU
DI TÍCH

5


Chương 1
TỔNG QUAN DI TÍCH CHÙA VÕNG THỊ
Vị trí địa lí, tổng quan.
Từ ngàn xưa, trong đời sống làng xóm không thể thiếu được hình ảnh
ngôi chùa làng thân quen đồng hành trong đời sống người Việt. Cho nên ông cha
ta đã có câu “Đất Vua, Chùa dân, phong cảnh Phật”.
Thật vậy, mỗi làng quê hoặc một xã đều phải có một ngôi chùa dù lớn hay
nhỏ, chùa do dân làng xây dựng lên và chùa lại mang tên làng, chùa đã trở thành
điểm tựa tâm linh của dân làng. Nơi đây, dân làng cùng nhau hội họp sinh hoạt
vào các ngày lễ hội cũng như cầu cho gia đạo được bình an, cầu siêu cho thân
nhân quá vãng. Nói cách khác, ngôi chùa là nơi giữ gìn và phát huy truyền thống
đạo đức tốt đẹp muôn đời của dân tộc Việt, cho nên có nhà thơ viết rằng:
“ Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tiên”.
Chùa Võng Thị tên chữ là Vĩnh Khánh tự. Địa chỉ: phố Võng Thị,
phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Toạ độ: 21°3’10"N 105°48’42"E, cách
Hồ Gươm hơn 6km về hướng Tây- Bắc. Chùa ra đời vào cuối thời Lý; gần đây
đã được xây lại hoàn toàn và công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Võng Thị vốn là một phần của Làng Võng Thị. Làng Võng Thị xưa
kia có một số ít ruộng nằm ven Hồ Tây, nên chỉ có một bộ phận rất nhỏ làm
ruộng kết hợp thả sen, còn đa phần dân làng sống bằng nghề đánh cá trong hồ.
Tên gọi Võng Thị xuất phát từ đặc điểm này (Võng là lưới cá). Có thuyết cho

rằng, xưa kia nơi đây là chợ bán lưới đánh bắt cá cho người dân làm nghề ngư
phủ quanh vùng hồ Tây rộng mênh mông và những tỉnh lân cận, bởi vậy mới có
tên là Võng Thị. Cạnh đình làng hiện nay có bến Cổ Đô, xưa kia là một bến lớn,

6


trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất. Bến này là “vệ tinh” của chợ Bưởi cách
làng không xa - một chợ lớn ở ngoại ô Kinh đô Thăng Long xưa. Trải qua thời
gian, Võng Thị vẫn là ngôi làng đẹp hiền hòa nằm sát mép nước Hồ Tây với
đường nhỏ, ngõ nhỏ lát gạch cổ kính đan xen những mảng tường gạch đất rêu
phủ xanh mướt cùng những bụi cây xạc xào bên những ngôi nhà xây từ đầu thế
kỷ trước, những ngôi nhà gạch mang dáng dấp Hà Nội xưa.
Lược sử
Khuôn viên chùa rộng chừng 5.000m2, nằm ở góc Tây- Nam ven bờ Hồ
Tây. Đất này thuộc về một ngôi làng cổ của Hà Nội. Trước kia, dân làng chủ yếu
sinh sống bằng nghề đánh cá và "seo" giấy. Nơi đây từng có một chợ bán lưới
cho những ngư phủ quanh hồ Tây nên làng có tên là Võng Thị (chợ lưới).
Tấm bia lược sử chùa có ghi: “...Vĩnh Khánh Tự là một trong những ngôi
chùa cổ xưa nhất của Thủ đô. Tương truyền, khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng
Long đầu thế kỉ XI (1010), Vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng chùa Vĩnh Khánh
dành riêng cho hoàng thân quốc thích trong hoàng tộc đến lễ bái hương khói cầu
may cầu phúc. Chùa được coi là một trong ba “Tam sơn tự’” của cố đô Thăng
Long...”. Chùa được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và
Du lịch) quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia (Quyết định số 177/ VH ngày
13 – 3 - 1997)
Những năm kháng chiến chống Pháp, chùa từng bị san phẳng, toàn bộ
tượng Phật bị đốt. Dưới sân chùa này, một hầm trú ẩn của Thành ủy Hà Nội đã
được xây dựng và là nơi chỉ huy quân dân thủ đô trong cuộc chiến tranh chống
Mỹ. Hầm được xây bằng đá hộc, mỗi bề rộng 12m, nửa chìm nửa nổi, phần

chìm thông với hệ thống địa đạo.
Trong quá trình đô thị hoá, dọc con đường làng được gắn biển “phố
Võng Thị” vào năm 2001 nay đã mọc lên san sát các biệt thự. Phố này chạy từ

7


phố Thuỵ Khuê đến bờ Hồ Tây, nơi có chùa và đình Võng Thị với ngôi đền cổ
được dựng vào cuối thế kỷ 11.
Đình Võng Thị có điện thờ Mục Thận, theo văn bia còn lưu, ông là người
đánh cá nổi tiếng trong “Vụ án hồ Dâm Đàm” vào tháng Ba năm Bính Tý
(1096).
Truyền thuyết
Theo Sử Ký và truyền thuyết thì ông họ Mục tên Thận, người Cương
Thuỵ, Quảng Đức. Bố mẹ sống về nghề chài lưới. Ông tướng mạo khôi ngô,
thiên tính tháo vát, vốn thích cái học bùa chú của Đạo gia, năm 18 tuổi tìm thầy
học pháp thuật. Trước ở núi Thanh Tỉnh, sau tới núi An Hoạch, ngao du các núi
non ở Nghệ An, các thần phù bảo ấn đều tinh thông cả, mọi bí quyết đều ngầm
thuộc, sau dựng mấy gian nhà lá ở bản ấp để ở, ra công tinh luyện, rộng cứu
người đời. Do giỏi bùa chú mà nổi danh, song nghề chài lưới vẫn không sao
nhãng.
Dưới triều Lý Nhân Tông, thái sư Lê Văn Thịnh có kẻ nô tỳ người Man ở
đất Đại Lý giỏi thuật bùa chú, có thể tạo ra sương mù và biến thân thành hổ báo.
Văn Thịnh dụ nó dạy mà học được phép ấy. Bèn âm mưu hại chúa, nuôi lòng
phản nghịch. Một hôm vua thăm chơi Dâm Đàm (nay là Hồ Tây) cưỡi thuyền
nhỏ tìm cá, thốt nhiên sương mù đầy mặt nước, bốn bể mù mịt. Nghe có tiếng
thuyền vỗ chèo xuống nước oàm oạp. Vua lấy gươm ném, phút chốc sương mù
tan. Thấy trên thuyền có một con hổ lớn, nhảy chồm chồm mà rống. Mọi người
đều sợ xanh mắt. Tình thế nguy ngập, vua sai viên xá nhân truyền cho các
thuyền chài lại cứu. Mục Thận nghe tin, vung tay áo mà bói. Vội chèo thuyền

đến tung lưới đọc câu thần chú rằng: “Thiên la địa võng, mật bố tứ chi, thần
quang thần quang, chiếu triệt vạn chi” (lưới trời lưới đất, lặng bủa bốn bề, thần
quang thần quang, chiếu rõ chân tướng) đọc xong bủa lưới lên mình hổ. Lưới

8


biến thành lưới sắt, hổ hiện nguyên hình là Văn Thịnh. Vua thấy Thịnh là bậc đại
thần có công, không nỡ giết, đầy lên thượng lưu sông Thao, phong Mục Thận
làm Thái Uý Khang định công, ban cho vùng Tây Hồ làm thực ấp, sau khi chết
lại được phong làm thượng đẳng phúc thần, sai lập miếu ở trong ấp để thờ cúng.
Mộ ông hiện còn ở chỗ cây táo phường Hồ Khẩu, nhà nước và dân chúng
đều thờ cúng, rất cảm ứng. Trứơc được phong, sau được tặng, ngày càng vinh
hiển. Đến năm Quang Thuận đời Thánh Tông, sai Thoát Hiên Đặng tiên sinh
làm bài thơ tán tụng như sau:
Tế nạn hoằng thi biến ứng tài,
Yêu nhân tích lộ đảm tâm thôi,
Thuỳ tri nhất đĩnh yên ba khách,
Võng đắc Tây Hồ thái ấp lai
(Nghĩa là: Cứu nạn trổ tài ứng biến giỏi, đứa yêu ma lộ vết, nhụt chí khí.
Ai biết rằng khách thuyền trong sương mù, lại có thể bủa lưới được cả
vùng thái ấp ở Hồ Tây).
Sự nghiệp của ông so với người xưa bên dòng sông Vị cũng chẳng kém
gì. Bên cạnh đền ông có một cây lớn sống khoảng trăm năm, hình ngoằn ngoèo
như con rắn, cành lá thưa thớt. Bên trong có một lỗ huyệt thông suốt, có một con
rắn lớn sống ở trong huyệt, hàng tháng đến ngày mồng một và ngày rằm lại cuốn
khúc nằm dưới bàn thờ trong đền, đến đêm lại chui vào huyệt. Dân làng góp tiền
xây đền thờ sống ông, gọi là Mục Thận từ. Ngày giỗ ông (14/2 âm lịch) đã trở
thành dịp hội hàng năm của các làng Võng Thị, Trích Sài, Hồ Khẩu, trong đó có
lễ rước kiệu về đình Võng Thị từ đền Dục Khánh và đền Vệ Quốc - nơi thờ hai

con trai của Mục Thận có công dẹp giặc, được phong tướng công về đền Võng
Thị. Ngày này cũng trở thành một ngày hội văn hoá duy trì từ thời Lý đến nay
với nhiều hình thức vui chơi, đặc biệt là đua thuyền.

9


Kiến trúc
Trải qua hơn 9 thế kỷ, chùa từng được trùng tu và tôn tạo nhiều lần, diện
mạo bị thay đổi gần hết. Nghe nói từ trước những năm 1990, cửa chùa đã được
đặt hướng theo các kiểu khác nhau. Lúc đầu mở về hướng Đông-Bắc, sau lại
xoay sang hướng Tây. Ni sư Đàm Đạo trụ trì hơn 20 năm gần đây đã tổ chức
quyên góp để dựng lại nhiều hạng mục kiến trúc của chùa Võng Thị từ những
phế tích đổ nát.
Năm 2001, Bản Tự chùa cùng nhân dân địa phương đã quyết tâm tái thiết
lại ngôi Tam bảo và tôn tạo cảnh quan, chùa đã hoàn thành nguy nga tráng lệ.
Chùa được Ni Sư trụ trì xây dựng hoành tráng không những tạo thêm mỹ
quan nơi đất Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn thể hiện được tấm lòng tri
ân, báo ân của Ni Sư và Phật tử địa phương đối với tổ tiên, trở thành di sản quý
báu, là điểm tựa tâm linh cho chúng ta hôm nay và cho các thế hệ con cháu ngàn
đời sau.
Năm 2008, Ni Sư trụ trì tiếp tực khởi công xây mới cổng Tam quan bề thế
trang nghiêm.
Hiện nay chùa mở cửa đón gió Đông-Nam. Sau dãy tường dài, ở phía trái
toà Tam bảo có hồ nước và xung quanh chùa là vườn cây mát mẻ. Tam quan to
rộng với gác chuông rất cao được xây sát mặt phố. Qua khoảng sân lát đá là các
bậc thềm cao dẫn lên hiên toà Tam bảo. Tiền đường và hậu cung có hình khối đồ
sộ kết cấu theo kiểu truyền thống Bắc tông. Bên trái Chính điện là phủ thờ Tam
tòa Thánh Mẫu, còn ở phía sau là lầu Địa Tạng vương.
Các ban thờ

Chính điện được bài trí tôn nghiêm, bộ tượng Phật Tam Thế ngự ở tầng
trên cùng. Mỗi tượng cao 0,9m, kể cả tòa sen là 1,2m, ngang gối 0,54m, tạc
bằng gỗ vào thời Mạc. Bộ cổ vật quý này vốn bị kẻ gian lấy từ đâu không rõ, sau

10


được công an thu giữ lại và nhà chùa cung kính thỉnh rước về.
Phía dưới bộ Tam Thế đặt tượng Thích Ca, tượng tôn giả A Nan và Ca
Diếp, tượng Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bộ Thất Phật Thế Tôn và tòa
Cửu Long. Trong chùa treo một quả chuông đúc từ thời Tây Sơn. Các ban thờ
được trang hoàng lộng lẫy, có nhiều hoành phi, câu đối và những cửa võng chạm
khắc tinh tế.
Ở nhà Bái đường
Thông thường nhà Bái đường được xây dựng trước cửa Chính điện (còn
gọi là tiền đường). Các tượng bày ở nhà Bái đường gồm:
+ Tượng Hộ pháp. Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị
Hộ pháp là ý nghĩa khuyến Thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp. Tượng Hộ
pháp thường được tạc rất to, theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ,
một vị tay cầm viên ngọc, một vị tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi
trên lưng một con sân (một loại giống sư tử).
+ Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng. Một bên tượng thổ địa và một bên
tượng Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi
Đức Thích-ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân vật thời Thíchca tại thế, đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên
trên thế giới, thỉnh Phật Thích-ca về thuyết pháp. Sau này ông được coi là người
bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông hay Đức chúa Già
Lam Chầu Tể (thờ gian bên).
Nhà Hành lang:
Nhà hành lang được xây rất linh hoạt: có thể là hai dãy nhà riêng để đi lại
chạy song song ở hai bên nhà Chính diện, mà theo đó, đi vào nhà tăng (hậu

đường). Tượng bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán (gọi là thập bát Hán).
Tượng tạc kích thước bằng người bình thường với các tư thế khác nhau. Vị ngồi

11


trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, lưng ngựa, lưng tê giác vẻ mặt suy nghĩ trầm
mặc. La Hán là vị quả thánh cao nhất của Tiểu thừa nhưng còn phiền não luân
hồi sinh tử. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng có 16 vị La Hán vâng lệnh của Phật ở
mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh, không nhập diệt. Theo sách Phật, chỉ có
16 vị La Hán nhưng trên thực tế người ta tạo thêm hai vị nữa thành Thập bát La
Hán.
Nhà Tăng:
Nếu thờ Tổ gọi là Nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là Nhà Trai. Nhà Tăng
thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường. Trên cao của
gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng A-nan-đa (có người nói rằng Văn Thù Bồ
tát) và sư tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bohhidharma). Thờ ngài A-nan-đa thuộc Tiểu thừa;
Ngài Văn Thù Bồ tát thuộc Đại thừa; Ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư truyền đạo
thiền sang Đông Hoa. Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc
tượng hoặc không. Ở chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này.
Ngoài ra, ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan
Âm toạ sơn…
Với bề dày thời gian đáng kính và địa thế đẹp đẽ của mình, chùa Võng
Thị đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm
1997 và trở thành một điểm đến trong quần thể du lịch Tây Hồ đang hấp dẫn
nhiều viễn khách từ thập phương.

12



Tiểu kết chương 1
Trên đây là những nét tổng quan di tích chùa Võng Thị . Làng Võng thị
chính là môi trường hình thành nên chùa Võng Thị ngày nay.Trong môi trường
ấy con người nơi đây đã xây dựng cho mình một nơi thờ cúng tôn nghiêm. Thiên
nhiên ưu đãi nơi đây nhiều cảnh đẹp, ngự trên mảnh đất Thăng Long thần bí,
Chùa Võng Thị nằm ngay sát Hồ Tây nước xanh ngắt, sơn cảnh hữu tình đã thu
hút đông đảo người dân cũng như thực khách ở khắp mọi miền kéo về đây để
thăm qua thờ cúng. Thế ứng sử của con người với tự nhiên và con người với con
người đã tạo nên một phong cách riêng biệt của người dân nơi đây. Tìm hiểu về
chùa Chùa Võng Thị ta hiểu được văn hoá và đời sống tâm linh của người dân
vùng này. Mặt khác, chùa Võng Thị không chỉ là một trung tâm sinh hoạt tôn
giáo tâm linh của nhân dân vùng này mà còn là một ngôi chùa lưu giữ rất nhiều
di vật cổ quý giá lại toạ lạc trong một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đến với
chùa Võng Thị, chúng ta không chỉ để lễ Phật cầu may mà còn được chiêm
ngưỡng những di vật của ông cha để lại, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên
nơi cửa Phật tìm lại giây phút thanh thản trong cuộc sống. Điều đó làm cho chùa
Võng Thị mang một giá trị nhân văn sâu sắc.

13


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC VÀ PHẬT GIÁO
Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo vô thần bao gồm một loạt các truyền thống, tín
ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tấtđạt-đa Cồ-đàm .Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật-đà,Bụt-đà Phật, hay
Bụt, có nghĩa là "người tỉnh thức", "người giác ngộ". Theo truyền thống Phật
giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Phật đã sống và giảng đạo ở
vùng đông Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỉ thứ 4
trước Công nguyên.

1.1

. Phật giáo ở Việt Nam

1.1.1 Phật giáo Việt Nam
Là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Việt
Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo của các
nước khác trên thế giới, đất nước ta bị Trung Quốc đô hộ nàng năm nên mang
nhiều văn hóa Trung, đặc biệt tôn giáo. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu
rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt
Nam năm 2009, hiện có gần 6.802.318 tín đồ Phật giáo , còn theo số liệu thống
kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam
bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự,
viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường.
1.1.2 Phật giáo với Chùa Việt Nam
Ở Việt Nam hầu như làng nào cũng có chùa, không tòa ngang dãy dọc
hàng trăm gian với gác chuông, tam quan đồ sộ thì cũng nhỏ nhắn mái ngói rêu
phong nép bên những hàng cổ thụ. Ngày rằm, mồng Một dân chúng tới chùa, lễ
Tết già cả gái trai nô nức, chen nhau lên chùa trong khói hương nghi ngút. Qua


những câu ca dao, như: “Cho dù cha đánh mẹ treo. Em cũng không bỏ hội Keo
hôm rằm”, “Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ, trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”
cho thấy nhiều lễ hội chùa lớn như chùa Keo, chùa Thầy, chùa Hương, Yên Tử
đã trở thành lễ hội cả vùng, lễ hội tầm quốc gia, kéo dài hàng tháng, thu hút
hàng vạn khách thập phương tham gia. Ấy vậy mà hiện nay, những ngôi chùa
tưởng như gần gũi ấy nhiều khi lại xa xôi diệu vợi…
Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt
Nam. Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa
Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ Đạo

Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo
(Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ. Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng
Việt còn có từ "chiền" (chữ Nôm: 廛 hoặc 廛)... Một số người cho rằng từ "chiền"
có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để
chỉ điện thờ Phật.
1.1.3 Thờ Phật
1.1.3.1

Phật là bậc đáng tôn thờ.

Phật là những bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên đã
được hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Các Ngài đã dùng đức
và trí ấy để dẫn dắt chúng sanh ra ngoài biển khổ luân hồi, và đua đến địa vị
sáng suốt an vui. Trong công việc độ sanh ấy, các Ngài lại không bao giờ thối
chuyển ngã lòng mặc dù gặp trở lực khó khăn. Các Ngái đã nguyện độ cho toàn
thể chúng sanh, cho đến khi nào không còn một chúng sanh nào để độ nữa mới
thôi. thật là đúng với câu: “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”. Một bậc có
đủ ba đức tính quý báu là Bi, Trí, Dũng, ba đức tính căn bản mà một con người
muốn được toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân, không thể thiếu được. Một bậc siêu
phàm xuất chúng, có những lời dạy quý báu, những cử chỉ cao thượng, những


hành động sáng suốt, một đời sống gương mẫu như Phật, mà chúng ta không tôn
thờ, thì còn tôn thờ ai nữa?
1.1.3.2

Thờ Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa.

Như trên đã nói, chúng ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của chúng ta đối
với một Vị đã có ân đức lớn với nhân loại. Chúng ta thờ Phật là để có luôn luôn

ở trước mặt một gương mẫu sáng suốt trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói
và hành động của chúng ta được chân, thiện, mỹ như Phật vậy. Người ta thường
nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn
được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được
sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài
ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất
lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất
chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không
những chúng ta đã phỉ bán Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt
cho chúng ta nữa.
1.1.3.3

Phải thờ Ðức Phật nào

Ðức Phật nào cũng có nghĩa vô lượng quang, vô lượng thọ bao la cùng
khắp và công đức tu hành phước trí vô lượng vô biên cả; nên hễ thờ một Ðức
Phật là thờ tất cả các Ðức Phật. Nhưng chúng ta cũng nên tuỳ theo thời kỳ giáo
hóa của mỗi Ðức Phật và pháp môn tu hành mà thờ cho xứng lý, hợp cơ. Thí dụ
như hiện nay, chúng ta ở vào thời kỳ giáo hóa của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni,
thì lẽ cố nhiên, chúng ta phải thờ Ngài trước hết. Nếu tín đồ nào tu về “Tịnh Ðộ
Tông”, chuyên về pháp môn “Trì danh niệm Phật” để cầu vãng sanh, thì tín đồ
ấy phải thờ Ðức Phật A-Di-Ðà. Hoặc giả, nếu Phật tử muốn thờ tất cả Phật trong
ba đời, thì nên thờ Ðức Phật Thích Ca, Ðức A-Di-Ðà, và Ðức Di-Lặc, gọi là thờ
“Tam Thế Phật”.


1.1.3.4

Cách thức thờ Phật


Như vậy trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba
Vị. Và nên nhớ rằng, trong khi thờ Tam Thế Phật, phải sắp đặc chung một bàn.
Nếu tượng lồng kiếng thì nên treo ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp,
cũng không được cái to, cái bé; còn như tượng gỗ, tượng đồng tượng sành, thì
để ngang hàng đồng bực, không nên để tùng trên, cấp dưới. Bàn thờ Phật phải
đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật
hậu Linh, hay Thượng Phật hạ Linh”. Nếu nhà lầu thì thờ Phật ở tầng trên. Tại
bàn thờ Phật không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương,, chân
đèn và dĩa quả. Những vật này mỗi ngày đều chăm sóc lau quét sạch sẽ luôn.
Lần đầu tiên thỉnh Tượng Phật, tín đồ phải làm lễ thượng tượng, cũng gọi là lễ
an vị Phật. Lễ này không bắt buộc phải tổ chức linh đình, chỉ nên làm một cách
đơn giản, nhưng không kém vẻ trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được hai đặc
diểm ấy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ: ăn chay, giữ giới và mời thêm thiện
hữu trí thức đến hộ niệm một thời kinh. Và bắt đầu từ ngày làm lễ an vị Phật trở
đi, tất cả mọi người trong nhà, mỗi ngày ra vô trông thấy tượng Phật, nên nghĩ
nhớ đến đức hạnh cao cả của Ngài mà chỉnh đốn lại thân tâm mình. Mỗi ngày
đều lo cải thiện lại sự cư xử với nhau, đối nội cũng như đối ngoại, phải luôn
luôn thấm nhuần tinh thần từ bi, bác ái và bình đẳng. Như thế mới xứng đánh
với danh nghĩa của một gia đình có thờ Phật. Thờ phụng lâu năm, tượng Phật bi
hư rách, không thể sơn phết hay sửa chữa lại được, thì nên thay đổi tượng mới.
Khi có tượng mới rồi thì tượng cũ phải dâng vào chùa chờ dịp nhập tháp, chớ
không nên bạ đâu bỏ đó, mà mang tội.Có lẽ vì chùa Võng Thị thờ Phật nên từ
lâu người ta gọi nó là Chùa Phật. Chùa Phật là nơi dành để thờ cúng tượng Phật,
học kinh tự, tổ chức các hội nghị Phật pháp, ngồi thiền, là nơi diễn ra các hoạt
động của Phật giáo.Tượng Phật là một bộ phận kiến trúc trong hệ thống kiến


trúc chùa Phật, Chùa Phật hoạt đông dựa trên sự tín ngưỡng Phật giáo, dưới sự
giám sát của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên cả hai đều có một mối quan hệ
nương tựa lẫn nhau. Nếu như nói ở nơi đó không có chùa Phật, đương nhiên

cũng sẽ không có sự truyền tải của Phật pháp, còn nếu như nơi đó có chùa Phật
nhưng trong chùa không có người truyền pháp, đơn giản chỉ là một lối kiến trúc
với các pho tượng,thì ngôi chùa đó cũng chỉ được xem là một ngôi chùa nhỏ.
Chùa Phật được xây dựng ở đâu, ở vị trí nào là thích hợp? Đầu tiên chúng ta cần
phải hiểu rõ vì sao lại xây Chùa Phật. Thứ nhất là vì mục đích lễ Phật, thứ hai
người ta xem Chùa Phật là một công trình kiến trúc mang tính tưởng niệm.
Trong Phật giáo, Chùa Phật là hình ảnh tượng trưng cho đức Phật, là hóa thân
của đức Phật, Chùa Phật có Phật. Ngoài ra, Chùa Phật còn trở thành một dạng
kí hiệu chung, Chùa Phật ở Việt Nam thường được xây dựng ở nơi yên tĩnh,
thoáng đãng, nhìn từ bên ngoài vào sẽ không thấy hết được cảnh chùa, nhưng
khi vào trong chùa, người nhìn từ xa có thể thấy được Chùa Phật, từ đó Chùa
Phật trở thành một dạng kí hiệu của Phật giáo.
Vị trí của Chùa Phật thể hiện được sự thay đổi và phát triển của Chùa
Phật. Điển hình như ở Trung Quốc, trước thời kỳ nhà Đường, Chùa Phật đã trở
thành đối tượng được sùng bái, nên đã xây Chùa Phật ở vị trí phía trước Đại
Hùng Bảo điện, đồng thời xây dựng thêm chùa tháp, lấy tháp làm đối tượng
chính để thờ cúng. Sau thời kỳ nhà Đường, bố cục của tháp Phật bị phân tán,
tháp Phật không còn là đối tượng sùng bái chính, nên từ đó đã dời vị trí xây tháp
ra phía sau Đại Hùng Bảo điện. Từ thời nhà Tống trở về sau, khi xây dựng chùa
Phật, tháp Phật sẽ được xây ở phía sau Đại Hùng Bảo điện. Nếu như tháp Phật
được xây ở bên ngoài chùa, thì phải xây tháp Phật ở góc Đông Nam theo hướng
của Đại Hùng Bảo điện, tháp Phật mang ý nghĩa như là đức Phật.
1.1.4 Chùa Võng Thị thờ Phật


Chùa Võng Thị là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng của Hà Nội, chùa
phục vụ mục đích tín ngưỡng của đạo Phật, đây là thờ Phật đồng thời là nơi ở
sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng ni. Đây là nơi
những tín đồ đạo Phật lui tới để nghe thuyết giảng và thực hiện các nghi lễ tôn
giáo.

Trong đại điện thờ Phật Tổ Như Lai, Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, Quan
Thế Âm Bồ Tát, Phật Di Lạc,…. Các pho tượng đều được sơn son thếp vàng,
trang trí bởi nghệ nhân, toát lên vẻ uy nghi, thần bí.
Đặc điểm kiến trúc Chùa Võng Thị
Theo văn bia in trên đá, Chùa Võng Thị được khởi công xây dựng từ thời
vua Lý Thái Tổ, thời này Phật giáo phát triển mạnh mẽ và Phật pháp trở thành
quốc giáo. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, nét kiến trúc cổ xưa hầu như bị
hủy hoàn toàn, còn lưu lại rất ít, ngày nay Chùa đã được trùng tu lại, xây dựng
theo lối kiến trúc cũ, vẫn mang âm hưởng của kiến trúc thời nhà lý.
1.2

Chùa Võng Thị có cấu trúc Chùa chữ Tam (三)

Chùa chữ Tam (廛) mang cấu trúc đặc trưng với ba nếp nhà song song với
nhau, được gọi theo thứ tự là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Với bố cục mặt bằng thật đơn giản, hình chữ Tam, ba tòa nhà của chùa
được dựng kiểu trùng thiềm điệp ốc. Chùa có lẽ có một niên đại rất cổ xưa,
nhưng đã được trùng tu và làm lại toàn bộ tượng. Dường như ở chùa Võng Thị,
các kiến trúc phụ không được quan tâm nhiều mà chỉ tập trung vào ba nếp chùa
Hạ Trung Thượng. Nó làm nên nét đặc trưng, độc đáo của kiến trúc, kế tục
những nét căn bản của lối kiến trúc truyền thống. Tôi đã quan sát kĩ và thấy rằng
đó là ba tòa tách biệt được bố trí song hành gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa
Thượng. Nhưng điều đặc biệt ở đây là ba tòa được liên kết với nhau bởi tường
bao đóng thành một khối kín, có cửa nghách thông sang hai bên, rất dễ khiến


×