Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận triết học ẢNH HƯỞNG của PHẬT GIÁO đến đời SỐNG văn hóa VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.69 KB, 14 trang )

NỘI DUNG

Chương 1: Khái lược về Phật giáo ở Việt Nam

1. Quá trình du nhập Phật giáo ở Việt Nam

Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên đến nay đã 2.000
năm. Trong suốt chiều dài lịch sử, với nhiều biến động, Phật giáo đã bám dễ
sâu sắc trong đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hóa, tư tưởng, tình cảm và
phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các thế hệ người dân Việt Nam. . Từ
những năm đầu Công nguyên tại Luy Lâu – Thuận Thành – Bắc Ninh đã có
một trung tâm Phật giáo và là trung tâm Phật học phát triển nhất cả nước
Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo con đường biển cùng với các thương
nhân người Ấn đến Việt Nam để buôn bán đưa theo Phật để thuận tiện cho
việc sinh hoạt. Từ thế kỉ II đên thế kỉ V, Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên
tuổi của các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc.
Thế kỉ II, Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi của nhà sư: Ma - ha
- kì - vực; Khưu – đà – la ( Ấn Độ); Mâu – bác – cư – sĩ (Trung Quốc )
Thế kỉ III Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi các nhà sư :
Khương Tăng Hội và chi – lương – cương ( Ấn Độ )
Thế kỉ IV Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi các nhà sư : Du
Pháp Lan và Du Đạo Toái ( Trung Quốc )
Thế kỉ V Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi các nhà sư : Đàm
Hoang ( TRung Quốc )


Từ thể kỉ VI đến thế kỉ X, vai trò truyền giáo của các nhà sư Ấn Độ giảm,
vai trò của các nhà sư Trung Quốc tăng đặc biệt là trong giai đoạn này có hai
phái thiền từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam đó là thiền Tỳ - na – đa –
lưu – chi và thiền Vô ngôn thông.
Có thể nói đến thế kỉ X xem như qua trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam


kết thúc, về sau có những Phật giáo vào Việt Nam nhưng chỉ là những hiện
tượng đơn lẻ.

2. Quá trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam

Quá trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam được chia thành các giai
đoạn sau:
+ Giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XI
Thế kỉ X, Việt Nam giành độc lập tự chủ sau hàng ngàn năm Bắc
thuộc kéo theo sự biến đổi của các tôn giáo trong đó có Phật giáo. Phật giáo
bước vào giai đoạn phát triển mới. Dưới các triều Đinh và Tiền Lê có chính
sách nâng đỡ tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Thí dụ, Đinh Tiên
Hoàng sau khi lên ngôi đã triệu tập các tăng già để định rõ phẩm trật và mời
tham gia triều chính, phong cho sư Ngô Chân Lưu chức tăng thống. Lê Đại
Hành đã cử phái đoàn sang Trung Quốc thỉnh kinh, mời sư Đỗ Thuận phụ
trách việc đối nội, đối ngoại của triều đình.
Như vậy, nếu trong giai đoạn trước Phật giáo chỉ ảnh hưởng tới đời
sống tâm linh thì giai đoạn này Phật giáo còn khẳng định vai trò nhập thế
của nó tới đời sống chính trị - xã hội của đất nước lúc bấy giờ.


+Giai đoạn đầu thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV
Là giai đoạn phát triển cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam được ví là
giai đoạn vàng son của Phật giáo Việt Nam, thể hiện dưới hai triều đại Lí –
Trần. Ở cả hai triều đại Lí và Trần, phật giáo không chỉ ảnh hưởng tới đời
sống tâm linh của người dân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của
nhiều nhà vua.
Triều Lí: Lí Công Uẩn – người sáng lập ra nhà Lí, nguyên là một sadi;
Lí Thái Tông được suy tôn làm sư tổ đời thứ 12 của phái thiền vô ngôn
thông; Lí Thánh Tông được suy tôn là sư tổ đời thứ 2 của thiền thảo đường.

Triều Trần: Trần Nhân Tông; Pháp Loa; Huyền Quang đều là sư tổ của
thiền trúc lâm Yên Tử.
Các nhà sư thời Lý Trần không chỉ có công lao với đạo pháp, mà còn có
những đóng góp lớn với đất nước. Họ đã tham gia triều chính, góp phần xây
dựng nhà nước đương thời và cùng với nhân dân ta thành công trong việc
thắng Tống, bình Nguyên. Vạn Hạnh quốc sư đã có công lớn trong việc rời
Hoa Lư ra Thăng Long. Viên Chiếu, Thông Biện, Pháp Loa, Tuệ Trung
thương sĩ, Huyền Quan và nhiều nhà sư tiêu biểu khác không chỉ công lao
trong công cuộc giữ nước, họ còn là những nhà văn hóa góp công tạo dựng
nền văn hóa Việt Nam với các thành tựu về văn học nghệ thuật, kiến trúc,
điêu khắc có giá trị lớn, đồng thời học còn tham gia đào tạo nhân tài cho đất
nước.
Dưới hai triều đại Lí và Trần Phật giáo giữ vai trò là hệ tư tưởng chỉ đạo
năng động và sâu sắc. Hệ tư tưởng phát huy được vai trò dựng nước và giữ
nước.
+ Giai đoạn thế kỉ XV đến XVIII


Giai đoạn này các triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho giáo làm
chỗ dựa chính trị - tư tưởng – đạo đức vì thế vị trí, vai trò của Phật giáo giảm
dần tuy nhiên Phật giáo còn tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân.
+ Giai đoạn từ thế kỉ XVIII cho đến nay
Dưới triều Nguyễn, Phật giáo tiếp tục suy vi cho đến những năm 30 của
thế kỉ XX Phật giáo bắt đầu khởi sắc nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo.
Một số tổ chức Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức, các cơ sở đào tạo tăng
ni ra đời, phong trào này kéo dài đến 1954 thực dân Pháp cũng lôi kéo ảnh
hưởng của phật giáo tuy nhiên do số tăng ni, phật tử vẫn giữ nếp tu theo sơn
môn của mình ủng hộ cách mạng, ở miền Bắc nhiều chùa trở thành cơ sở
cách mạng, ở miền Nam phong trào yêu nước cũng thu hút được tăng ni,
phật tử tham gia.

Năm 1954, đất nước ta lúc bấy giờ bị chia cắt thành hai miền lịch sử có
nhiều biến động vì thế mà tôn giáo cũng có biến đổi, trong đó có Phật giáo.
Phật giáo hai miền cũng có sự khác nhau. Ỏ miền Bắc 1958 ra đời tổ chức “
Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam”, chính với mục đích thống nhất Việt
Nam nên hội đã quy tụ được giới tăng ni, phật tử ở cả miền Nam. Ở miền
Nam diễn biến Phật giáo diễn biến phức tạp nổi lên hai nét chính:
Một là ra đời nhiều tổ chức hệ phái trong dó dáng nói là sự ra đời của tổ
chức giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ( 1964 ) mang tính chất tập
hợp hệ phái Phật giáo trong cả nước đó là mục đích tôn giáo khác miền Bắc
ở đây chỉ mang tính chất mục đích tôn giáo. Tổ chức này quy tụ được hệ
phái tổ chức, tuy nhiên sau thời gian hoạt động lại có sự phân rẽ một bộ
phận nhỏ tách ra hoạt động và bị Đế quốc Mỹ lợi dụng đi ngược lại với tổ
chức tăng ni phật tử trong cả nước.


Hai là trong một thời gian dài Phật giáo miền Nam đã triển khai lực
lượng mới mở trường đào tạo, tri thức hóa tăng ni, mở rộng những đoàn thể
Phật tử, xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội, xây dựng đền chùa
tạo ra không khí phát triển rầm rộ đột xuất chưa từng thấy trong suốt mấy
thế kỉ phát triển của Phật giáo Việt Nam.
Trước xu hướng này Đế quốc mỹ can thiệp tới tôn giáo để lợi dụng tôn
giáo kéo các phật tử xa rời phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Như vây, từ năm 1954 đến năm 1975 một bộ phận nhỏ Phật giáo đã bị chi
phối bởi xu hướng tiêu cực, đại bộ phận các tăng ni phật tử thì vẫn tiếp tục
tham giai ủng hộ cách mạng, do đó mà tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong
lòng dân tộc luôn được duy trì.
Năm 1975, đất nước thống nhất, điều kiện lịch sử xã hội biến động là cơ
duyên cho các tổ chức hệ phái thống nhất trong cả tổ chức chung.
Tháng 11/1981, Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ nhất được long trọng
tổ chức tại thủ đô Hà Nội và gần 200 đại biểu cho các tổ chức hệ phái phật

giáo trong cả nước về dự. Đại hội lập ra tổ chức giáo hội Phật giáo Việt
Nam, bầu ra Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự là cơ quan lãnh đạo
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội mang ý nghĩa thống nhất tất cả các
hệ phái tổ chức Phật giáo trong cả nước vào một tổ chức chung đáp ứng
nguyện vọng tình cảm của các phật tử trong cả nước, tạo tiền đề cho Phật
giáo tiếp tục đồng hành cùng dân tộc.
Như vậy, cỏ thể nói rằng Phật giáo có mặt ở Việt Nam từ khá sớm, trên
cơ sở tiếp thu ảnh hưởng từ cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc. Phật giáo
Việt Nam quy tụ cả hai dòng Phật giáo là Đại thừa và Tiểu thừa và chịu ảnh
hưởng của ba tông phái lớn là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông trong đó


Thiền tông là sâu sắc hơn cả. Đồng thời Phật giáo Việt Nam còn chịu ảnh
hưởng của Nho giáo, Lão giáo, những phong tục tập quán và tín ngưỡng dân
gian, tạo ra những nét riêng biệt. Phật giáo Việt Nam có bề dầy lịch sử gần
hai chục thế kỉ, trong quá trình đó Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình
truyền thống yêu nước gắn bó dân tộc góp phần quan trọng trong việc xây
dựng văn hóa của dân tộc, những tư tưởng, đạo đức, tâm lí lối sống của nhân
dân ta. Ngày nay tín đồ, tăng ni phật tử trong cả nước được tụ hội trong Giáo
hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đường hướng tiến bộ “ Đạo pháp,
dân tộc, chủ nghĩa xã hội” đang có những đóng góp quan trọng trong quá
trình đổi mới của đất nước.
3. Đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam
Do đạo Phật đến Việt Nam bằng con đường hòa bình, do giáo lí của
Phật giáo về bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn..., gần gũi với tín
ngưỡng, văn hóa truyền thống của cư dân Việt Nam, nên Phật giáo dễ
dàng được người dân Việt Nam chấp nhận. Trải qua qua trình lịch sử của
dân tộc Việt Nam, Phật giáo cũng có những bước thăng trầm lúc thịnh,
lúc suy, và cũng đã có thời kì được coi là quốc đạo. Trong thời Lí và Trần
các nhà sư vừa là nhà tu hành vừa là nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn. Các

vua triều Lí, Trần rất sùng kính đạo Phật, thường trao quyền cho con để
đi tu. Qua gần 20 thế kỉ, tư tưởng, đạo đức, văn hóa Phật giáo đã bén dễ
sâu và trở thành một bộ phận quan trọng trong tư tưởng, văn hóa, đạo
đức, hành vi ứng xử của người Việt Nam. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam
từng bước được định hình trong quá trình du nhập và phát triển ở Việt
Nam.
Đặc điểm 1: Phật giáo vào Việt Nam mang đậm nét tính chất dân gian.


Từ khi mới du nhập vào Việt Nam, một mặt Phật giáo đồng nguyên
với Nho giáo và Đạo giáo, mặt khác nó còn kết hợp để hòa trộn với các tín
ngưỡng dân gian của người Việt. Phật giáo ở Việt Nam được đặt cạnh và
đồng nhất với các mẫu. Nghi lễ thờ cúng và rước sách các bà dâu- với tư
cách là Phật là nghi lễ có tính chất dân gian, vừa uy nghi vừa rộn ràng náo
nhiệt. Tín đồ thì có tín đồ thực thụ ( nhà tu hành) và tín đồ quần chúng ( các
Phật tử). Tư tưởng từ bi của Phật được diến đạt một cách dân gian là sự cứu
khổ cứu nạn.
Đặc điểm 2: Phật giáo Việt Nam mang tính thống nhất nhưng không
thuần nhất.
Ở Ấn Độ và Trung Quốc, các môn phái Phật giáo được xác định rất rõ
ràng vì ở đó nhà tu hành rất chú ý đến giáo lý. Trái lại ở Việt Nam, các nhà
tu hành lại chú ý chủ yếu đến hành động và mục đích cứu hộ chúng sinh của
phật giáo nên sự phân biệt giữa các môn phái là không rõ ràng. Nhiều nhà
nghiên cứu kể cả một số nhà sư cho rằng Phật giáo Việt Nam chỉ là một, học
còn đồng nhất một cách đơn giản giữa Phật giáo và phái thiền tông. Các phật
tử thì chỉ tuyên bố quy Phật chứ không quan tâm đến phái nào.
Tuy nhiên Phật giáo không thuần nhất. Mỗi giai đoạn lịch sử với những
khu vực miền, địa phương khác nhau Phật giáo mang những nết riêng, đặc
thù rất đa dạng.
Đặc điểm 3: Phật giáo Việt Nam là tôn giáo nhập thế.

Đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam là kết hợp giữa việc đời và việc
đạo. Tuy bản chất của tôn giáo là xuất thế, nhưng Phật giáo Việt Nam là Phật
nhập thế. Ngay ở thời đầu Phật giáo Việt Nam thì giới tăng sĩ là giới trí thức,
họ không chỉ hoạt động truyền bá Phật giáo mà còn đi dạy học và chữa bệnh.


Các cao tăng được Nhà nước tham chính hoặc cố vấn về các vấn đề đại sự
quốc gia. Mặt khác, thời Lí, Trần còn có các vua quan quý tộc đi tu. Từ
truyền thống gắn đạo với đời, nên Phật giáo luôn theo sát lịch sử dân tộc.
Khi đất nước có ngoại xâm Phật giáo Việt Nam luôn góp phần tham gia
chống giặc giữ nước. Trong thời kì chống Pháp và Mỹ, ở Việt Nam nhiều
tăng ni phật tử tham gia cầm súng chiến đấu. Thực tế này khẳng định thêm
rằng, trước klhi là tăng ni, phật tử họ là người Việt Nam yêu nước.


Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA VIỆT NAM
1. Giáo lí Phật giáo và triết lí sống Việt Nam
1.1 Giáo lí Phật giáo
Đạo đức là nền tảng quan trọng và thiết thực trongheej thống giáo lí
Phật giáo . Với tầm quan trọng của đạo đức như thế nên đương thời đức
Phật đã chỉ rõ: “ Mùi hương của các loài hoa, hoa chiên đàn, hoa da-giàla, hoa mạc-ly không thể bay ngược gió, chỉ có mùi hương của người đức
hạnh chân chính, tuy ngược gió vẫn bau khắp muôn phương”
Có thể khái quát đạo đức Phật dựa trên các phẩm hay ba môn học chủ
yếu và cụ thể trên con đường giải thoát. Đó là Giới (Sì la), Định
(Samadchi), Tuệ (Prajna) và trí tuệ cùng tột là Bát-nhã-ba-la-mật-da được
tượng trưng bằng cion thuyền không đáy.Chúng được soi sáng bởi tứ đế,
nhân quả, luân hồi, vô ngã...Trong ba môn học này thì Giới học được coi
là môn học đầu tiên và đạo đức chủ yếu nằm ở đây. Nội dung và tính chất
của Giới trong đạo đức có một số điểm sau đây cần quan tâm

Thứ nhất, Giới của Phật giáo trước hết là giới cấm, giới luật, tức là
những điều răn mà Phật tử tại gia, Phật tử xuất gia lấy đó làm khuôn phép
Theo nguyên tắc vị nào càng tiến bộ đường tu thì Giới luật dành cho càng
nhiều. Chữ giới thường có hai nghĩa: Giới điều đạo đức ( phương diện
đạo đức ) và Giới phong cách ứng xử ( vừa ở phương dienj đạo đức vùa ở
phương diện tu tập ). Xuất phát từ hai ý nghĩa ấy nên Phật cho rằng phải
lấy Giới luật làm thầy.
Thứ hai về vai trò và tính chất của giới . Ba phạm trù: Giới, Định, Tuệ
có quan hệ biện chứng với nhau rất khăng khít, chẳng hạn Giới phải liên


hệ với Định, Tuệ, cho nên nếu hành giả chỉ giữ một mình giới thì chưa
đủ. Phật cho rằng những người sống hiền lương mà không có trí tuệ thì
đó cũng chỉ là những người ngu tốt bụng, bởi còn vô minh. Ngài còn
khẳng định “ Đi chung với người ngu chẳng lúc nào khỏi lo buồn, ở
chung với người ngu chẳng khác nào ở chung với quân địch. Ở chung với
người trí vui như hội ngộ với người thân.”
Trong “Bát chánh đạo” thì chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc
về Giới; Chánh tinh tán, chánh niệm, chánh định thuộc về Định; Chánh
kiến, chánh tư duy thuộc về Tuệ. Theo đúng thứ tự của lọ trình tiến Bàn ,
chúng đóng vai trò là sự tối thượng chứ không phải là lí. Nếu hành giả tu
đến chỗ viên mãn, cũng có nghĩa là vô lượng của chúng thì đắc quả Phật.
Từ lí lẽ của sự tối thượng ấy, Phật tóm lược kết quả kiểm nghiệm của
việc tu hành là: “ Không có trí tuệ thì không có thiến định, không có thiền
định thì không có trí tuệ. Người nào gộp đủ thiền định và trí tuệ thì gần
đến Niết Bàn”
Như vậy, Giới là nền tảng đầu tiên cho người tu hành trên con đường
giải thoát, đóng vai trò là cái bè để hành giả vượt qua biển khổ. Bên cạnh
đó, Giới còn có vai trò giữ cho đạo Phật tồn tại lâu dài và theo đúng tôn
chỉ.

Giới là nền của Định và Tuệ. Từ quan niệm này, nên ngay người tu
hành cũng cần phải giữ giới để chánh định. Từ chánh định, hành giả phát
triển trí tuệ cũng phải giữ giới để có thiện tuệ, nếu không cái trí tuệ đó sẽ
là trí tuệ vô dụng, đập phá. Ngoài ra, việc thực hiện Giới của Phật là tự
giác, tự mình làm ngọn đèn cho chính mình và noi gương cho người
khác.


Thứ ba, nội dung của Giới luật cơ bản là Ngũ giới ( là những điều không
nên làm, hoặc đã làm thì làm cho kì hết )
Ngũ giới gồm 5 điều:
- Không sát sinh: Không giết hại sinh vật mà trước hết là không giết
người, cho nên được phước an vui, sống từ bi và sống lâu. Chúng sinh
trong quan niệm của phật giáo không kể đến các loài thực vật nhưng Phật
khuyên mọi người phải dùng chúng vừa đủ đi đôi với việc có ý thức bảo
vệ chúng. Đương thời, tư tưởng bất sát của Phật giáo là để chống lại
những lễ nghi giết người, giết vật tế tự thần linh của Balamon giáo cũng
như những cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Không nói dối: Không nói những lời không trung thực, những lời ác
khẩu, gây chia rẽ và những lời vô nghĩa hay nói cách khac là không được
lộng ngôn, xảo ngôn và vọng ngôn, nói dối là một điều vi phạm đạo đức
và người ấy sẽ không được mọi người tin, kể cả khi nói thật. Từ đó Phật
dạy rằng khi không cần nói thì tốt nhất là im lặng.
- Không trộm cắp, cướp giật: Không lấy cái vật sở hữu mà người khác
không cho, không trộm cắp, cướp giật của công, cho nên được phước là
không lo sợ, trực tâm trong sáng.
- Không tà dâm: Phật tử tại gia thì không được tà dâm, còn phật tử xuất
gia thì không được dâm dục. Nếu giữ được giới này thì được mọi người
kính trọng và gần đức thanh tịnh của chư phật.
- Không uống rươu: Giới này hiện nay được Phật giáo mở rộng ra là

không được ăn, uống, hút, hít các chất làm say xỉn náo loạn tâm trí, làm
được như vậy sẽ được phước bình tĩnh sáng suốt và đời sau không tái
sinh vào con đường dữ.


Như vậy, ta thấy rằng toàn bộ giáo lí của Phật giáo chủ yếu nhằm mục
đích hướng vào con người, giải thoát cho con người, chứ không phải giải
thoát cho linh hồn như một số tôn giáo khác. Từ giáo lí nhà Phật, Phật
giáo Việt Nam đã tạo dựng truyền thống gắn bó với dân tộc, từ đó góp
phần vòa việc xây dựng nền văn hóa dân tộc sâu đậm đến mức khắc hạo
vào tâm tưởng, đạo đức, tâm lí, lối sống của nhân dân.
Về mặt tư tưởng lí luận, Phật giáo Việt Nam đã tiếp thu và cải biến học
thuyết tôn giáo phù hợp và lợi ích thiết thực. Thực vậy, các thiền sư Việt
Nam, trên cơ sở nền Phật giáo Ấn – Trung đã tạo nên một hệ thống lí
luận mới đáng chú ý nhất xác định con đường đi đến giác ngộ bằng hành
đọng thực tiễn hàng ngày. Niết Bàn nằm trong thế giới trần tục, theo tư
tưởng này con người hướng thiện bằng việc phục vụ nhân sinh, xã hội.
Đó là con đường đi đến giác ngộ bằng cứu nhân, độ thế, thương dân.
chính con đường này đã dẫn Phật giáo Việt Nam đến chủ nghĩa yêu nước
chân chính.
Phật gióa là hệ tư tưởng chủ đạo của người Việt suốt từ thế kỉ II đến thế
kỉ XIV. Từ thế kỉ XV đến những năm đầu của thế kỉ XX tuy Nho giáo
chiếm vị trí độc tôn nhưng Phật giáo vẫn phát triển trong lòng nhân dân
và tồn tại như một lực lượng xã hội không nhỏ. Từ khi du nhập vào nước
ta Phật giáo đã trở thành một phần văn hóa Việt Nam. Phật giáo thấm vào
hệ tư tưởng Việt Nam một số quan niệm biện chứng, như các khái niệm
“vô thường”, “vô ngã”. Theo quan niệm của nhà Phật thì mọi sự vật, hiện
tượng là sự kết hợp động của những yếu tố động. Phật giáo cũng đã nhìn
ra mối quan hệ phổ biến, khách quan, cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng,
thong qua mối quan hệ nhân – duyên – quả; đã cung cấp cho người Việt



lối suy nghĩ nhân quả khi nhìn cuộc đời, con người, vạn vật, “ nhân nào
quả nấy”, “gieo gió gặt bão” đã trơ thành thành ngữ dân tộc.
Phật giáo dạy con người điều thiện, khuyến thiện trừ ác, dạy con người
sống từ bi hỷ xả. Phật giáo Việt Nam còn góp phần giúp nhân dân tránh
được sự đòng hóa của Trung Hoa, đặc biệt về mặt văn hóa. Những tư
tưởng nhập thế tích cực của Phật giáo thời Lí và Trần cũng góp phần tạo
nên sức mạnh của nhân dân thời đó.
Đặc điểm tâm lí truyền thống của người Việt Nam là coi trọng thực tế
hơn líu luận, thích bắt chước nhưng hay cải tiến, thích ngâm hoa vịnh
cảnh nhưng cũng hay rút gọn, rút tỉa, tổng hợp theo cách riêng của mình.
Dường như triết lí sống của người Việt Nam là nước. Ngoài việc nền văn
minh Việt Nam đi lên từ nước thì có lẽ ít quốc gia nào lại lấy từ “nước”
để thông tục hóa tên gọi của đất nước mình như nước Đại Việt, nước Việt
Nam. Đã là nước thì không có hình dạng nhất định, “ở bầu thì tròn, ở ống
thì dài”. Đồng thời đặc tính của nước còn có thể hòa tan nhiều thứ nhưng
cuối cùng nước vẫn trỏ về nước, vẫn trơ như nước. Lịch sử Việt Nam
cũng xác thực đây là bí quyết rất quan trọng choi sự bảo tồn và phát triển
của dân tộc.
Một đặc điểm nữa là cái huyền thoại và cái lịch sử đan quyện vào nhau
để trở thành “hồn thiêng sông núi”. Chẳng hạn , bố Lạc, mẹ Âu là huyền
thoại nhưng các dân tộc Âu Lạc kết hợp với nhau thành một quốc gia
rộng lớn hơn lại là caí Lịch sử. Sơn Tinh, Thủy Tinh là huyền thoại
nhưng Nhà nước Âu Lạc lại là hiện thực...., Như vậy, cái huyền thoại ở
Việt Nam có cơ sở từ cái hiện thực. Bên cạnh đó, tâm lí người Việt Nam
cũng rất hay để ý cái huyền bí, có khi còn lái cả sang Phật, Nho, Lão vào


đó. Đây cũng là một đặc điểm để người Việt Nam xây dựng đạo Phật

mang bản sắc dân tộc.
Phải nói rằng người Việt Nam tiếp thu hầu hết các tư tưởng, đặc biệt là
những tư tưởng lớn được du nhập chứ không riêng Phật giáo. Có lẽ người
Việt Nam nhìn thấy ở các học thuyết ấy đều có cái “tâm” là đạo đức, là
lòng người. Tuy vậy, người Việt Nam không tiếp thu trọn vẹn một hệ tư
tưởng nào, mà thường nhào nặn, những đặc điểm đặc sắc của chúng, cải
tiến thêm một chút để phù hợp với mình, ví như người Việt Nam tiếp thu
Nho giáo nhưng chỉ chú ý đến tư tưởng về lý, khí và Đức trị. Người Việt
Nam tiếp thu Lão giáo nhưng chỉ chủ yếu nhằm vào luyện đan, làm
thuốc, thuật phong thủy...Ngay trong Phật giáo, phép tu hành có từ nhân
thừa đến Phật thừa, nhưng người Việt Nam truyền thống chỉ chú ý đến
Thiên thừa và Bồ tát thừa. Đây là hai mô hình tu thực tế, phù hợp với tâm
lí của người Việt Nam truyền thống.
1.2 Triết lí sống Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo
Một là, tư tưởng về phúc và đức. Đây là triết lí về nhân sinh. Có một thực
tế là trong cuộc sống thường nhật của con người, cả phương Đông và
phương Tây người ta ít nhiều đều gặp những hiện tượng ngẫu nhiên như
may rủi, phúc họa, tai nạn...hoặc cái gọi là điềm báo trước như chim
khách kêu, nhện sa... Nói chung chúng thuộc phạm trù ngẫu nhiên. Về
mặt tâm lí, ngày nay dù con người đã tiến bộ, không chịu tin vào tất cả
những điều ấy, nhưng ít nhiều người ta vẫn băn khoăn trước các hiện
tượng như thế để chờ mong hoặc cố quên.



×