Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG LỊCH sử tư TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.32 KB, 13 trang )

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG
1. So sánh đường lối trị nước của Khổng Tử 19 và Mạnh Tử 27, Tuân Tử
(33) . Phân tích giá trị của tư tưởng đó đối với ngày này
- Đường lối trị nước của Khổng Tử:
Trên cơ sở quan điểm đạo đức của mình, Khổng Tử chủ trương muốn chấm
dứt loạn ly, khôi phục thái bình thì cách trị nước tốt nhất là phải dựa vào đạo đức
Sở dĩ như vậy là vì, theo Khổng Tử “cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân
vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng ko
biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ
thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”. (Vi chính)
Ông còn dùng hình tượng để nói rằng: “Làm chính trị phải dựa vào đức cũng
ví như sao bắc đẩu ở yên 1 chỗ mà các sao khác phải chầu xung quanh” (Vi
chính)
-

Đường lối trị nước của Mạnh Tử:

Kế thừa đường lối trị nước của Khổng Tử, Mạnh Tử cũng chủ trương thi hành
nhân chính, nhưng Mạnh Tử ko thi hành chủ trương khôi phục trật tự xã hội thời
Tây Chu như Khổng Tử mà chủ trương thống nhất
Về lí do vì sao phải thi hành đường lối nhân chính, Mạnh Tử cũng nói tương
tự như Khổng Tử, đó là “dùng sức mạnh để bắt người ta phục vụ thì không phải
là người ta phục từ trong lòng mà vì sức ko đủ. Lấy đức để làm cho người ta
phục thì trong lòng người ta vui và thực sự là phục vậy
Điểm nổi bật nhất trong đường lối nhân chính của Mạnh Tử là quý dân. Quý
dân trước hết là phải chăm lo đến đời sống của dân mà trong 1 nước nông
nghiệp như Trung Quốc, tuyệt đại đa số cư dân là nông dân thì đảm bảo ruộng
đất cày cấy cho dân là 1 việc có tầm quan trọng hàng đầu. Ngoài ra quý dân là
phải biết bảo vệ tính mạng của dân, tức là không gây chiến tranh



-

Đường lối trị nước của Tuân Tử:

Điểm nổi bật nhất trong tư tưởng của ông là nhận thức được con người là quý
nhất, đồng thời nhận thức được sức mạnh của quần chúng là rất lớn
Ông nói: “Nước lửa là vật chất mà ko có sự sống; cây cối có sự sống mà ko có
tri giác; chim muông có tri giác mà ko biết nghĩa; con người là vật chất, có sự
sống, lại có nghĩa, do đó là loại quý nhất trong trời đất”
Về sức mạnh của quần chúng, ông đã nói 1 câu bất hủ mà đời sau nhiều người
đã nhắc lại, đó là: “Vua là thuyền, dân là nước . Nước có thể chở thuyền, nước
cũng có thể lật thuyền
Vì vậy, ông chủ trương tốt nhất là thi hành vương đạo tức là đường lối trị
nước lấy nhân nghĩa làm gốc. Cụ thể là phải tạo điều kiện để dân tham gia sản
xuất để có đủ của cải để sinh sống, và làm giàu cho đất nước. Đồng thời ông chủ
trương phải giảm bớt thuế khóa, đối với ruộng đất chỉ đánh thuế 1/10, còn cửa ải
chợ búa thì giám sát chứ ko đánh thuế
Tuy chủ trương trong cách trị nước phải lấy nhân nghĩa làm chính nhưng ông
cho rằng đối với quần chúng nhân dân thì cũng phải dùng hình phạt để kiềm chế
họ. Ông chỉ phản đối hình phạt quá hà khắc, ví như cho rằng tội chu di tam tộc
là hết sức vô lí, vì “một người phạm tội mà chu di tam tộc thì người có đức hạnh
như Thuấn cũng ko được miễn hình phạt đồng loạt
2. Thuyết kiêm ái của Mặc Tử ( Phân tích và nhận xét) 71
Về tư tưởng chính trị, hạt nhân của tư tưởng Mặc Tử là thuyết Kiêm ái ( yêu
thương con người ), ông cho rằng: “ phàm trong thiên hạ sỡ dĩ có những điều
oán thù, lai vạ,tranh cướp nhau đều là do không yêu thương nhau mà sinh ra. Vì
vậy phải thương yêu ai cũng như nhau phải coi nước người khác như nước của
mình, coi gia đình người khác như gia đình của mình, coi người khác như bản
than mình.



Nếu mọi người trong thiên hạ yêu thương nhau, giữa các nước không tấn công
lẫn nhau,giữa nhà này nhà khác không có chuyện rắc rối, thì giặc già trộm cướp
không có, vua tôi cha con đều có thể trên dưới yêu thương lẫn nhau và như vậy
thì thiên hạ sẽ ổn định.
Biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mọi người là “ kẻ có sức phải giúp đỡ
người khác , kẻ có của thì phải chia sẻ cho người khác , kẻ hiểu biết thì phải dạy
dỗ người khác . hơn nữa phải tạo điều kiện cho những người già cả, không có vợ
con thì có nơi nuôi dưỡng cho hết tuổi già, những trẻ nhỏ mồ côi không có cha
mẹ thì có nơi nương tựa để khôn lớn.
Tư tưởng kiêm ái ấy không chỉ là đạo lí không chỉ là đạo lý của con người mà
là ý của trời . Mặc Tử nói : “ ý của trời là không muốn nước lớn tấn công nước
nhỏ , gdinh lớn làm loạn gdinh nhỏ, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, kẻ xảo trá lừa bịp
người thật thà, người sang hống hách với kẻ hèn”.
Xuất phát từ hạt nhân tư tưởng Kiêm ái ấy, Mặc Tử đề ra chủ trương tiết kiệm
( tiết dụng) vì nếu sống xa xỉ thì phải “ giật cái ăn cái mặc của dân”, càng vì tiết
kiệm Mặc Tử phản đối cả việc nghe âm nhạc và tổ chức đám tang lịnh đình.
Đặc biệt Mặc Tử phản đối chiến tranh xâm lược vì nó tàn hại muôn dân,làm
kiệt quệ của cải của tram họ trong thiên hạ . Ông lên án cái kẻ cố tình không
hiểu cái lẽ ấy rằng:
“ Giết một người gọi là bất nghĩa, tất phạm một tội chết. Nếu từ đó suy ra,
giết mười người thì mười người bất nghĩa, tất phạm mười tội chết,giết một tram
người thì một tram lần bất nghĩa , tất phạm 1 trăm lần chết.
Ngày nay các bậc trong thiên hạ đều biết và cho như thế là sai,nói đó là bất
nghĩa. Nhưng đối với việc đại bất nghĩa là tấn công nước khác thì không biết là
sai nên hết lời ca ngợi và cho đó là hợp lẽ.


Như vậy tư tưởng chủ yếu của Mặc Tử cũng là lòng thương người, nhưng
thuyết kiêm ái của Mặc Gia khác chữ Nhân của Nho gia đây ở chổ đây là tình

thương không có phân biệt thân sơ. Vì thế,Mạnh Tử đã công kích Mặc Gia là
không cha. Đồng thời Mặc Tử cũng hay nói đến “nghĩa” tức là phải làm tăng
thêm cái lợi cho thiên hạ,trừ cái hại cho thiên hạ
2. Nhận xét đạo trị nước của Hàn Phi Tử ( Pháp luật) 67
Về cách trị nước, Hàn Phi cho rằng cả ba yếu tố Pháp – Thế - Thuật đều cần
thiết và không thể tách rời nhau được.
Theo Hàn Phi, sở dĩ dùng pháp luật, mệnh lệnh để cai trị là phương pháp có
hiệu lực nhất là “ dân vốn nhờn với lòng thương mà chỉ vâng theo uy lực”. Ông
nếu ví dụ “ Nay có một đứa con hư hỏng, cha mẹ tức giận, nó không chừa, hàng
xóm chê trách, nó không chuyển, thầy giáo dạy dỗ, nó cũng không đổi. Như vậy
tình thương của cha mẹ, việc làm của làng xóm, kiến thức của thầy giáo, cả ba
cái tốt đẹp tác động vào nó mà cuối cũng vẫn không chuyển, một cái lông tơ của
nó cũng không thay đổi. Nhưng sau khi viên quan ở châu bộ cầm binh khí, thi
hành pháp luật nhà nước, lùng bắt kẻ xấu thì nó mới sợ hãi mà sửa đổi tính nết”
( Ngũ Đố). Pháp phải công khai, ghi thành sách. Pháp luật áp dụng cho mọi giai
tầng, không phân biệt sang hèn và phải dùng hình phạt nặng.
Nhưng muốn “pháp” có thể thi hành được thì phải có “thế” tức là phải có đầy
đủ uy quyền vừa là vị thế. Thế = Uy quyền : để thi hành được “Pháp” vua có hai
quyền là thưởng và phạt, vua gọi đó là hai cái cán mà ông không thể cho ai. Thế
= Địa vị: Địa vị cao thì có thể khuất phục được người.
Để chứng minh cho lập luận đó, Hàn Phi viết “ Trọng Nị là một ông thánh
trong thiên hạ, tu hành đạo sáng rồi đi chu du khắp các nơi trong nước. Trong cả
nước, kẻ thích lòng nhân của ông, trọng đạo nghĩa của ông mà đi theo hầu hạ chỉ
có 70 người. Đó là vì kẻ biết quý lòng nhân, khó có kẻ có thể thực hiện được
nghĩa. Bởi thế cả thiên hạ bao la mà theo hầu hạ ông chỉ có 70 người. Còn Lỗ Ai


Cõng là một ông vua vào loại kém, ngoảnh mặt về phía Nam làm vua cả nước
thì nhân dân cả nước không ai dám không thuần phục. Dân vốn chỉ khuất phục
dưới thế lực, thế lực quả là dễ khuất phục người khác cho nên Trọng Ni phải làm

bề tôi mà Ai Công thì làm vua. Trọng Ni không phải làm hâm mộ lòng nhân
nghĩa của Ai Công nhưng nhờ có thế mà Ai Công bắt Trọng Ni phải làm bề tôi” (
Ngũ Đố)
Tuy nhiên muốn cai trị được tốt thì ngoài “Pháp” và “Thế” còn phải chú ý đến
“Thuật” tức là phương pháp điều hành. Thuật bao gồm ba mặt: bổ nhiệm, khảo
hạch, thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ theo tài năng
chứ không cần đến đức hạnh, dòng dõi; đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu của
công việc để đặt chức quan, chức quan không cần thiết thì bãi bỏ. Thuật khảo
hạch và thưởng phạt là căn cứ theo trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công tác,
làm tốt thì thưởng, làm không tốt thì chém. Nếu đáng thưởng thì không gì bằng
nhiều và giữ đúng lời hứa để cho dân thích, nếu đáng phạt thì không còn gì bằng
nặng và nghiêm để cho dân sợ.
Ngoài ba thứ đó, ông vua chuyên chế không cần thứ gì khác, tức là không cần
nhân nghĩa ân huệ, không cần trí tuệ, không cần hâm mộ trung tín, thậm chí
“vua bất nhân, bề tôi bất trung thì có thể trở thành bá vương”.
4. So sánh tư tưởng của Bà la môn và Phật Giáo
* Những điểm tương đồng
Căn cứ trên cái nhìn của Phật giáo, Bà-la-môn giáo với tư tưởng Veda vẫn
xứng đáng là nguồn cảm hứng cho sự bộc phát những tư tưởng triết học của dân
tộc Ấn. Và Phật giáo cũng nhìn nhận rằng, trong một giới hạn nào đó, giữa Bàla-môn và Phật giáo đã tìm thấy nhau ở những điểm chung:
-

Công nhận cuộc đời là đau khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ

chúng nhân được giải thoát khỏi những đau khổ ấy.


Đây là điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý Phật
giáo so với học thuyết Bà-la-môn . Có thể nói đây là hai phạm trù không riêng
gì giáo phái nào mà hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đềuđặc biệt quan

tâm và luôn tìm cách lý giải. Và do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những
danh từ, những thuộc tính, những phương pháp thi thiết của cả hai giáo phái đều
có biểu hiện cho thấy nó rất gần gũi mà đã không ít người gần như
không còn phân biệt được đâu là của Phật giáo, đâu là của Bà-la-môn giáo. Thật
vậy,tư tưởng đời là bể khổ đã được diễn tả đây đó trong Upanisad (Áo nghĩa
thư):
“Ai biết ngã (atman) thì vượt qua bể khổ. Chúa ơi, con khổ lắm hãy đưa
con vượt qua bể khổ” (Chandogya-Upanisad ChU.VII, 1, 3)
-

Lấy con người làm trung tâm để khảo sát mặc dù Bà-la-môn giáo vẫn cho

rằng con người là một phần thuộc về cái Tuyệt đối.
- Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vô minh ái dục, là
những nguyên nhân đưa con người vàovòng sinh tử luân hồi.
-

Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân

duyên nghiệp báo chi phối cuộc sốngcon người.
- Sự chung đụng về ngôn ngữ đã dẫn đến những sự giao thoa không thể tránh
khỏi khi cả hai cùng phát triển trên một mảnh đất của triết lý này.
* Những điểm khác biệt
 Khác biệt về thực tại tối cao
Phật Giáo phủ nhận sự siêu nhiên phi thực tại là Phạm sinh ra vạn pháp,
vì Phạm Thiên chẳng ai thấy mà cũng chẳng ai biết, như lời Đức Phật trả lời Bà
Tất Tra trong kinh Trường A Hàm, quyển 16 như sau :
“ Nếu Bà La Môn thông Tam Minh kia không thấy Phạm thiên, tiên sư của Bà
La


Môn thông Tam

Minh cũng

không

thấy Phạm

thiên,

các Bà

La

Môn thông Tam Minh, những cựu tiên nhân như A Tra Ma… cũng không một ai


thấy Phạm thiên. Thế thì biết rằng nhũng điều Bà La Môn thông Tam Minh nói
không phải sự thật”
Với lý luận này, Đạo Phật phủ nhận sự có mặt của Phạm thiên. Phạm
thiên chẳng qua do con người tưởng tượng ra, chứ thực sự không hề có sự tồn
tại nào của một vị Phạm chi phối, hình thành nên vạn vật.
Nếu như triết lý Bà La Môn thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu
nhiên tối cao chi phối vạn vật và thừa nhận Bràhman thường còn bất biến, thì
theo Duyên Khởi: Sự vật luôn luôn biến hóa không cùng tận, đó không phải là
vật này (Bràhman) sinh ra vật kia (vạn vật) mà là vật này làm nhân duyên sinh
khởi vật kia. Hay nói cách khác:
“Cái này có thì cái kia có,
Cái này không thì cái kia không.
Cái này sanh thì cái kia sanh,

Cái này diệt thì cái kia diệt”.
Như vậy chỉ bằng vào sự phủ nhận tính thực hữu của bản thể Brahman và
thay vào đó là tự tính vô hữu ngã thôi, Phật giáo gần như đánh đổ cả hệ
thống giáo lý của Veda, ít nhất là trên bình diện triết học.
 Về nghiệp và luân hồi
Thuyết nghiệp và luân hồi đã xuất hiện vào cuối thời Bràhmana và tới thời
Upanishad nó mới được hình thành cùng một lúc với thuyết “thường ngã”.
Tuy Phật Giáo và Bà La Môn giáo cùng nói đến nghiệp và luân hồi nhưng một
bên thừa nhận “ngã thể thường còn”, một bên thì dựa vào “vô ngã luận”, nên tuy
thấy giống nhau, nhưng thật ra trái ngược nhau về bản thể.
 Về phương pháp tu tập đạt đến giải thoát
- Con đường tu tập
Học thuyết Bà la môn cũng cho rằng khổ hạnh và con đường thiền định là con
đường tu tập dẫn đến giải thoátnhưng Phật giáo lại đi theo con đường Trung đạo
- Các trạng thái tâm linh để đi đến giải thoát
Về trạng thái tâm linh thì học thuyết Bà la môn cho rằng với với sự hoàn
tất của bốn giai đoạn - Thức(Vishva) - Mộng(Taijasa) - Ngủ say không
mộng(Pràjna) - Ý thức tâm linh(Turiya) người Bà-la-môn có thể được đồng nhất
Atman với Brahman đồng thời tận hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng trong
khi Phật giáo cho rằng phải trải quamột quá trình tu luyện, hành giả phải chứng


được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền sắc giới và từ đệ ngũ thiền cho tới
đệ cửu thiền vô sắc giới trước khi đạt quả vị Phật.
Kết luận :
Phật giáo và học thuyết Bà-la-môn giáo vẫn là hai trào lưu tư tưởng với
haiphương tiện khác nhau, nhưng lại giống nhau ở mục đích. Đó là việc đem
đến sự giải thoát cho con người khỏi mọi khổ đau ràng buộc, nhưng để đạt
được mục đích đó thì mỗi trào lưu dựa trên tưởng và giải pháp luận của
riêng mình để đưa ra những phương cách rất khác nhau như đã phân tích ở trên.

Tư tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Bà La Môn thì phong phú và
đa dạng. Nhưng cách đặt vấn đềvà giải quyết vấn đề về thế giới và con người lại
không hiệu quả, bởi triết lý của họ mang nặng tính chất thần quyền, lễ nghi cúng
bái và xuyên suốt tư tưởng Bà La Môn là thuyết “ Phạm ngã đồng nhất”,
Phạm chuyển biếnsinh ra vạn vật. Bên cạnh đó cũng có những khuynh
hướng triết học có phần giống với Phật Giáo như phái Samkhya, Mimamsa,
Vedanta, Yoga…. nhưng những triết lý này vẫn chưa thoát khỏi tận gốc học
thuyết Phạm thiên.
Trong khi đó nền tảng triết lý của Đạo Phật lại trái ngược hẳn những gì Bà La
Môn từng tuyên bố. Đức Phật cho rằng vạn vật do duyên sinh nên tất cả là vô
thường, vô ngã. Lời tuyên bố ấy đã đánh dấu một bước ngoặc vô cùng trọng
đại, giải thoát nhân sinh ra khỏi các triết lý thần khải.
Đối với xã hội, Đạo Phật đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ tư tưởng giai
cấp đầy bất công, về phương diện tu tập thì đạo Phật chủ trương thực hành giáo
lý Trung Đạo đả phá con đường khổ hạnh Chính vì giá trị thiết thựcấy đã làm
cho Đạo Phật tồn tại mãi với thời gian như lịch sử đã ghi nhận : “Tại các nước Á
Đông, mọi nền đạo học, thần học hết sức phong phú, nhưng cho đến nay dần
dần tan biến đi để chỉ còn lại một Đạo Phật tồn tại vàđại diện cho Đông
Phương trong thực tại sinh hoạt thế giới hiện nay”. Tất cả những điều này
minh chứng ĐạoPhật có một bản sắc độc đáo riêng mà các triết phái khác không
có được.
5. Phân tích điểm tiến bộ trong tư tưởng của Phật Giáo




Gía trị giáo dục: PG khuyên con ng làm điều thiện, chấm dứt các việc ác,

khuyên con ng dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép
tâm tư mình lại. Hãy phát triển nhân đạo và từ bi, quên đi những cái ta ích kỉ,

nhỏ hẹp để được yêu vũ trụ rộng lớn. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với
nhau 1 cách hòa mực và sống vì ng khác, bao dung độ lượng. Đó là phương
pháp giúp con ng đạt đc đức hạnh. Đây là động lực sinh ra mọi điều tốt lành. PG
giúp ta tìm thấy sự thanh thản trong tâm linh, qua đó thoát khỏi những cám dỗ
nơi trần tục mà ngày càng hoàn thiện mình.
 Ảnh hưởn đến văn hóa và con ng VN: Trong kho tàng, ca dao tục ngữ của
VN mang đầy tính triết lý PG sâu xắc như ; “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”,
“gieo gió gặt bão”…Qua đạo lý tứ ân, ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia vfa
ân chúng sanh. Ng VN luôn có câu như “ Công cha như núi TS, nghĩa mẹ như
nc trog nguồn chảy ra”, “không thầy đố mày làm nên”, “lá lành đùm lá rách”,
“nhiễu điều phủ lấy giá gương, ng trong 1 nc phải thương nhau cùng”. Trong tác
phẩm văn học, Truyện Kiều của Ng Du đã nói rõ về tính lí thuyết khổ đế, tinh
thần về hiếu đạo và thuyết về nhân quả, nghiệp báo qua số phận của thúy kiều “
Đã mang lấy nghiệp vào thân, thì đừng trách lẫn trời gần trời xa”. Trong Bình
Ngô Đại Cáo của Ng Trãi ta thấy đc tinh thần từ bi qua “Việc nhân nghĩa cốt ở
yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Tinh thần từ bi còn thể hiện qua tục
ăn chay, thờ Phật, phóng sanh và bố thí. Ăn chay là chỉ ăn thực vật không ăn
động vật. nhằm thể hiện tình yêu muôn loài, thờ phật là thể hiện tinh thần trang
nghiêm, và thanh tịnh khi luôn hướng về phật, hướng về cái thiện. Phóng sanh là
tục thả cá , thả chim sẻ…không giết hại động vật để giảm bớt việc sát sinh và
tích đức sau này. Ng việt luôn có tinh thần tương thân tương ai, giúp đỡ những
ng có hoàn cảnh khó khăn. Những nét đẹp của PG đã ăn sâu vào tâm thức của ng
Việt.
6. Phân tích hạn chế trong tử tưởng của Phật giáo


Thuyết nhân quả của Phật giáo tạo cho mọi người tính nhẫn nhục, cam chịu
bằng lòng với số phận của mình ở cuộc sống trần gian. Như vậy, vô hình chung
đã tạo điều kiện thuận lợi để giai cấp thống trị lợi dụng ru ngủ nhân dân, loại bỏ
ý thức vươn lên đấu tranh của họ, dẫn đến sự cai trị của chúng dễ dàng hơn.

Quan niệm đời là bể khổ, cuộc sống ở trần gian là tạm bợ, là sự chuẩn bị bắt
đầu cho cuộc sống ở cõi Niết bàn. Điều này đã làm con người xa lánh cuộc đời,
an phận thủ thường, thu mình trước mọi bất công, nảy sinh tâm trạng bi quan,
yếm thế trước cuộc sống. Đó là điều không phù hợp và thậm chí là sự cản trở
đối với sự tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Con người
sống ở thế giới hiện tại, nhất là trong xã hội hiện đại càng phải có niềm tin, lí
tưởng, biết vươn lên mọi khó khăn, thử thách làm chủ cuộc sống của mình, cần
thiết phải có thái độ lạc quan yêu đời, tin vào bản thân mình.
Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ
thấy con người nói chung mà không thấy con người thuộc các giai cấp đối kháng
nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận sự đấu tranh giai cấp trong xã hội.
Do đó không thấy được nguyên nhân xã hội dẫn đến sự khổ ải của con người,
không thấy được sự cần thiết phải đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Vì thế quan
niệm từ bi, bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho sự đấu tranh giải phóng
giai cấp, chống áp bức.
Quan niệm duy tâm thần bí khiến người ta không hướng vào hiện thực mà
hướng vào nghiệp, vào quả báo, vào Phật để mong được phù hộ, độ trì. Và một
khi tư duy như vậy thì không cần tìm đến sự tìm tòi và khám phá, sáng tạo và
hành động. Mặt khác, trong thực tế chùa chiền trở thành nơi ẩn náu của một số
người tỏ ra bất mãn trước cuộc sống, gặp khó khăn hay thất bại trong cuộc sống
và chưa làm chủ được cuộc sống của chính mình, do vậy họ vào chùa nương nhờ
cửa Phật, lẩn trốn thực tại. Là một tôn giáo có những yếu tố thần bí, Phật giáo đã
làm con người dễ tin tưởng một cách mù quáng, mà không thấy cuộc sống của
mình do mình làm chủ, không dựa vào tri thức, không dựa vào khoa học để


chiến thắng khổ nạn, cố gắng tự vươn lên làm chủ mình trong mọi hoàn cảnh
giành lấy hạnh phúc của mình
7. Nhận xét Tứ diệt đế của phật giáo ( ưu, nhược) 102 ( 21 )
Tứ diệu đế: là 4 chân lí cao thượng, chắc chắn,hiển nhiên bàn về nỗi đau khổ

và sự giải thoát nỗi đau khổ ấy. gồm :
-

Khổ đế: là các chân lí về các nỗi khổ

Theo triết lí phật giáo tất cả các loài vật dù hữu tình hay vô tình đều ở trong
thế giới khổ não.Đức phật chỉ ra 8 điều khổ mà chúng sinh mắc phải là sinh lão
bệnh tử,oán tăng hội (gần kẻ mình không ưa), thụ biệt ly (xa người mình yêu),
sỡ càu bất đắc (cầu mà không được) , thụ ngũ uẩn ( giữ lấy 5 uẩn: sắc thụ tưởng
hành thức)
- Tập đế: là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ
+ Nguyên nhân chủ yếu là luân hồi, mà nnhan của luân hồi là nghiệp
+ long dục vọng ham muốn của con người co nguyên nhân sâu xa từ sự vô
minh.
Con người không hiểu đc do nhân duyên chi phối khiến cho “ chư hành đều
vô thường”, “ vạn pháp đều vô ngã”,nên người ta lầm tưởng rằng cái gì cũng
thường định,cái gì cũng của ta,có ta,vị kì,tham dục, hành động chiếm đoạt,tạo ra
nỗi khổ triền mien từ kiếp này qua kiếp khác.
- Diệt đế: là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ
+ Nguyên nhân của nỗi đau khổ là luân hồi,vì vậy muốn diệt khổ thì phải
chấm dứt luân hồi.muốn chấm dứt luân hồi thì phải chấm dứt nghiệp tức là phải
từ bỏ mọi ham muốn. Một khi chấm dứt đc luân hồi thì sẽ đc yên tĩnh,thanh
thản, sang suốt và như vậy đã đạt tới cảnh giới Niết bàn.
+ Niết bàn k phải là hư vô,Niết bàn có thế thấu triệt được bằng nhãn quan tinh
thần, như một trạng thái tinh thần, đạo đức do sự từ bỏ tất cả mọi luyến ái bên
trong đối với thế giới bên ngoài. Và như thế Niết bàn là một trạng thái k thể
dung ngôn từ và tư duy để định nghĩa mà phải bằng sự chứng ngộ trực giác. Để


diệt khổ đạt tới mức Niết bàn, Đức phật đã đưa ra con đg,cách thức và phương

pháp nhất định đólà đạo đế.
- Đạo đế: là chân lý về con đường diệt khổ ( phương pháp thực hiện diệt
khổ)
+ Con đường để diệt dục vọng, xóa vô minh,giác ngộ và giải thoát , theo Đức
phật là con đường tu luyên đạo đức theo giới luật và tu luyện trí thức,trí tuệ
“bằng thực nghiệm tâm linh”, “ trực giác”
+ Bát chính đạo gồm; chính kiến, chính tư duy,chính ngữ, chính nghiệp, chính
mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định.
 Chính kiến: hiểu biết đúng đắn ( không được để điều sai trái che lấp sự
sáng suốt của mình)
 Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn (để đạt tới chân lí và giác ngộ)
 Chính ngữ: nói năng đúng đắn (nói những điều phải, điều tốt, không nói
những điều gian dối, điều ác, điều xấu)
 Chính nghiệp: hành động đúng đắn (nghiệp có tà nghiệp và chính nghiệp.
Nếu là tà nghiệp thì phải tu sửa, cải tảo; nếu là chính nghiệp thì phải giữ cho
vững. Nghiệp có thân nghiệp do hành động gây ra, khẩu nghiệp do lời nói gây
ra, ý nghiệp mới trong ý nghĩ)
 Chính mệnh: sống đúng đắn ( Tiết chế dục vọng, giữ các điều răn)
 Chính tịnh tiến: mơ tưởng những cái đúng đắn, nỗ lực, sáng suốt, vươn
lên một cách đúng đắn (hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền bá chân
lí Phật giáo)
 Chính niệm: tưởng nhớ những cái đúng đắn, phải luôn tâm niệm và suy
nghĩ đến đạo lý chân chính (phải thường hằng nhớ Phật, niệm Phật), nghĩ đến
điều tốt, không nghĩ đến điều xấu xa, bạc ngược.
 Chính định: Kiên định, tập trung tư tưởng tâm trí vào con đường, đạo lí
chân chính, không để bất cứ điều gì làm lay chuyển tâm trí, đạt tới giác ngộ.


+ Cùng với bát chính đạo, đạo phật còn đưa ra phép tu tổng quát cho tất cả
các hàng phật tử để ngăn ngừa việc gây ra điều ác,thi hành những điều thiện,

điều tốt cho người và cho mình.Đó là Ngũ giới và Lục độ.



×