Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học luyện từ và câu cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.66 KB, 24 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIỜ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5
Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, luyện từ và câu được tách
thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như
Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn...Ngoài ra Luyện từ và câu còn được đặt trong
các phân môn khác thuộc môn Tiếng Việt và trong giờ học của các môn
khác...Như vậy nội dung dạy về luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng
Việt nói riêng, các môn học nói chung ở Tiểu học chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều
đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Nói đến
dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu là
giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn
từ. Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ nghĩa là
xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ
học sinh, để tạo điều kiện cho “từ” đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói viết) được thuận lợi. Chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ
một cách chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được
qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ
ngữ mới. Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong
nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực thành những
từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể nói năng sử dụng trong nói - viết) phát
triển kỹ năng, kỹ xảo phát triển từ ngữ cho học sinh.
Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ làm phong phú hoá vốn từ,
phát triển và mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm. Bởi vì, đối với học sinh tiểu
học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu giúp các em hiểu
được các phát ngôn khi nghe - đọc.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

1



Ngoài ra phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp
cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và
nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa ...). Những kiến thức có tính chất lý thuyết về từ này có tác
dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ cho học
sinh.
Từ thực tế, tôi nhận thấy để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm
cho giờ học Luyện từ và câu trên lớp “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng
hơn”. Nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thu thập kinh nghiệm từ các cựu
đồng nghiệp đi trước và mạnh dạn nghiên cứu , áp dụng: ''Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5'. Tôi nhận
thấy hiệu quả giờ học có chuyển biến tốt, học sinh hứng thú học Luyện từ và câu
hơn, giờ học thật vui, thật nhẹ nhàng, sôi nổi. Đặc biệt mỗi học sinh đều được
bộc lộ suy nghĩ về vốn sống, vốn từ của mình.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

2


Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Cả những lúc chúng ta nghĩ
thầm trong bụng và cũng nói thầm, tức là cũng sử dụng ngôn ngữ, một hình thức
ngôn ngữ mà các nhà chuyên môn gọi là ngôn ngữ bên trong. Còn thông thường
thì chúng ta thể hiện ra ngoài kết quả của hoạt động tư duy, những ý nghĩ tư
tuởng của chúng ta thành những lời nói, những thực thể ngôn ngữ nhất định.
Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn
ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt

sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì
sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Con em chúng ta, muốn lớn lên trở
thành những con người hiện đại phải được giáo dục đầy đủ trong gia đình, trong
trường học, ngoài xã hội. Nhưng giáo dục về bản chất có thể nói, đó là sự
chuyển giao các giá trị văn hoá đông tây, một sự giao tiếp cùng thời, mà phương
tiện chủ yếu là lời nói của cha mẹ, thầy cô và sách báo các loại; nói một cách
khác, giáo dục trong sự biểu hiện cụ thể của nó xét cho cùng chính là một sự
giao tiếp ngôn từ, giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (trước hết là tiếng mẹ đẻ) có ý
nghĩa quyết định. Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ mơ,
nói viết không chính xác, không thể hiện được ý mình cho suôn sẻ, thì không thể
nào khai thác đầy đủ các thông tin tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được. Bởi
vậy, trong nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo về
mặt ngôn ngữ, xem đó là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công trong
thực hiện sứ mệnh trọng đại của mình.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

3


II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1. Thuận lợi:
a. Giáo viên:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác, đầy đủ SGK, sách hướng dẫn
và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Học sinh được trang
bị đầy đủ sách vở, ĐDDH.
Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh; luôn tích cực tự
học và sáng tạo trong công tác. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
b. Học sinh:

Hầu hết các em học sinh lớp 5 đã có những kiến thức sơ giản về ngữ âm và
ngữ pháp đã được làm quen ở các lớp dưới.
Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng
môn học nói riêng và môn tiếng việt nói chung.
Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Từ đó giúp các em có thời
gian thực hành bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác.
2. Khó khăn:
- Giáo viên:
Giáo viên dạy học còn ảnh hưởng phương pháp truyền thống, chưa phát
huy tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở phân môn Luyện từ và câu. Hoạt
động dạy và học cung cấp kiến thức cho học sinh nhớ máy móc là chủ yếu. Tổ
chức dạy học sinh ở phân môn này còn khô khan, đơn điệu, lúng túng chưa
mang lại hiệu quả cao.
Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, lệ
thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh
động, chưa cuốn hút được học sinh.
Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo
phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và cầu cũng như tranh ảnh, vật chất và các đồ
dùng dạy học khác chưa phong phú.Người giáo viên chưa định hướng cách học

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

4


cho học sinh nên khi tìm hiểu về nghĩa, cách dùng từ, sử dụng từ ngữ và nắm
chắc ngữ pháp học sinh chưa có cách học chủ động, tích cực và sáng tạo.
- Học sinh:
Các em còn nghèo vốn từ, yếu về tư duy, có thói quen chờ thầy cô hướng
dẫn rồi chép bài, khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học

tập còn yếu. Học sinh còn học vẹt, nhớ máy móc khi học phân môn này.
Theo dõi kết quả kiểm tra nhiều năm ở khối lớp 5 phân môn Luyện từ và
câu cho thấy còn thấp. Khả năng tập trung của học sinh không cao, chưa chủ
động, chưa kiên nhẫn và hứng thú trong học phân môn Luyện từ và câu. Trình
độ tiếp thu kiến thức của học sinh chưa được đồng đều, giáo viên còn chưa quan
tâm nhiều dạy học phân môn Luyện từ và câu mà chỉ cung cấp vốn kiến thức sơ
giản thường gặp, còn ít sáng tạo trong phát huy tính tích cực cho học sinh, mở
rộng và khai thác thêm vốn từ cho học sinh.
Trước những tồn tại và thực trạng nêu trên, bản thân tôi xây dựng : “Một
số biện pháp giúp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu cho học
sinh lớp 5”.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trong chương trình lớp 5 mạch kiến thức của phân môn Luyện từ và câu
gồm:
* Nghĩa của từ: (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,từ đồng âm, từ nhiều nghĩa);
* Mở rộng vốn từ : (Tổ quốc, nhân dân, hòa bình, hữu nghị - hợp tác,
thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hạnh phúc, công dân, Trật tự - An ninh, truyền
thống, nam và nữ, trẻ em, quyền và bổn phận);
* Đại từ; Quan hệ từ; Từ loại, (tổng kết vốn từ, cấu tạo từ );
* Câu ghép ; Nối câu ghép bằng QHT; Các phép liên kết câu;
* Ôn tập về dấu câu “dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu
hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang”.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

5


Từ những mạch kiến thức trên của chương trình, Bản thân tôi cô đọng một
số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu như sau:

1.Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa từ và câu qua ngữ cảnh:
Có thể nói phân môn Luyện từ và câu là công cụ hỗ trợ đắc lực và không
thể thiếu khi học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Vậy học sinh cần phải có
vồn từ ngữ, hiểu về nghĩa của từ và câu một cách hiệu quả thông qua ngữ cảnh.
Xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt con người hàng ngày thì hoạt động
ngôn ngữ tái hiện lại những sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh ta. Nên khi
dạy phân môn này giáo viên cần phải gắn với ngữ cảnh, những cái gần gũi với
học sinh nhìn thấy và tiếp cận.
Vì thế khi dạy giáo viên cần hướng học sinh vào mối quan hệ giữa ngữ cảnh
để học sinh tự khám phá nắm bắt kiến thức một cách chủ động và chắc chắn.
*Ví dụ:
Trong bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống thì giáo viên cần giải nghĩa một
số từ như: Truyền bá, truyền thống…Giúp các em phân biệt được đâu là từ chỉ:
Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác hoặc theo nghĩa lan rộng...
Kết quả có nhiều học sinh tìm đúng từ và có vốn từ do mình tìm được, học sinh
có hứng thú tích cực hơn và nhớ lâu hơn.
Hoặc khi dạy bài : Từ đồng âm (Là những từ có âm giống nhau nhưng
nghĩa khác nhau ). Để giúp học sinh khắc sâu được kiến thức đã học và phân
biệt rỏ từ đồng âm trong các bài, thì giáo viên có thể vừa giải nghĩa từ vừa đưa
hình ảnh minh họa lên để học sinh nhìn thấy được sự khác nhau về nghĩa của
các từ .
Ví dụ: để giúp học sinh phân biệt các từ đồng âm sau, giáo viên có thể vừa
giải nghĩa từ và vừa cho học sinh xem các hình minh họa các sự vât :
Cánh đồng - Tượng đồng – một nghìn đồng ,

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

6



Cánh đồng

Tượng đồng

cánh đồng

Một nghìn đồng

Cũng qua hình ảnh minh họa đó giúp giờ học thêm sinh động và học sinh
hứng thú học tập hơn, từ đó học sinh có vốn từ hiểu biết cơ bản để vận dụng học
tập các môn khác tốt hơn.
2. Phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ gắn với phân nhóm
đối tượng học sinh:
Song song với dạy học phù hợp đối tượng học sinh thì việc chia nhóm
và phân loại hệ thống từ, phát triển từ cũng rất quan trọng. Giúp các em phát
triển từ theo chủ đề, chủ điểm dẫn đến học sinh không lẫn lộn và nhầm lẫn về từ,
về nghĩa của nó vừa phù hợp đối tượng học sinh. Từ đó giáo viên giúp học sinh
lựa chọn nội dung phù hợp vận dụng khi thực hành luyện tập.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

7


*Ví dụ: bài tập 3 ( SGK TV5 tập 2 trang 82).
Tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người hoặc sự vật gợi nhớ lịch
sử và truyền thống cho phù hợp vào bảng sau:

Từ ngữ chỉ người


Từ ngữ chỉ sự vật

Vua Hùng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Nắm tro bếp, mũi tên đồng Cổ Loa,
Giản,…



Thanh gươm,….

Kết quả cho thấy học sinh không bỡ ngỡ khi thực hành luyện tập và

phù hợp trình độ học tập từng đối tượng học sinh.
3. Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập và tổ chức các hoạt động
vui chơi lồng ghép cho học sinh:
Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là
một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng. Hình thức
phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức phù hợp
thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính cực tự học,
chủ động và tự sáng tạo của học sinh.
Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em biết chia sẻ với nhau kinh
nghiệm học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp
nhau cùng tiến bộ. Các em không những ham thích đến trường mà còn dần yêu
thích môn học này.
Ví dụ khi dạy bài : “Luyện tập về từ trái nghĩa ”, giáo viên có thể tổ chức
cho học trò chơi “Ai nhanh hơn’’. Chia lớp thành 2 đội, đội A và đội B .
Luật chơi như sau : Giáo viên đưa ra từ và yêu cầu tìm từ trái nghĩa với từ
đã cho, khi giáo viên nêu yêu cầu và kết thúc bằng từ “hết ”, đội nào nhanh tay
đưa cờ ưu tiên trước thì đội đó sẽ được trả lời, nếu trả lời đúng được thưởng một
lá cờ đỏ, nếu trả lời sai thì bị một lá cờ vàng và đội bạn sẽ được trả lời, nếu đội
bạn trả lời đúng thì được một lá cờ đỏ. Cứ vậy sau mười phút kết thúc trò chơi


Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

8


giáo viên tổng kết, đội nào dành được nhiều cờ đỏ thì đội đó thắng cuộc và
tuyên dương trước lớp.
Qua phần trò chơi nhằm rèn tính nhanh nhẹn và giúp học sinh củng cố,
khắc sâu được kiến thức đã học, tiết học sinh động, học sinh học tập hứng thú
hơn, phát huy được tính tích cực tư duy của học sinh. Từ đó giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức một cách nhẹ nhàng và tự nhiên hơn.
Có thể nói đây là một giải pháp rất quan trọng giúp cho người giáo viên
nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học.
4. Giúp học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ pháp:
Giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở ngắn gọn và rõ ràng để giúp
học sinh phát hiện ra các yếu tố ngữ pháp cấu thành câu dựa vào kiến thức đã
học ở lớp dưới.
Thiết kế một hệ thống câu bài tập còn khuyết bộ phận, hướng học sinh
phát triển trí tuệ kết hợp đưa vào tình huống ngữ cảnh để tìm ra, hoàn thiện và
thông hiểu ngữ pháp. Bằng các hình thức tổ chức học tập khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ , giáo viên có thể
cho học sinh làm bài tập sau :
Viết thêm một vế câu nữa vào các câu sau để tạo thành câu ghép chỉ quan
hệ nguyên nhân- kết quả :
a. Vì Nam không chịu khó học bài …………………………………
b. Do trời mưa to …………………………………………………..
c. ………………………...........mà Lan đã có thành tích cao trong học tập.
Qua bài tập này đòi hỏi học sinh phải tư duy, suy nghĩ dựa vào ngữ cảnh và
tình huống trong câu để viết thêm vế câu chỉ nguyên nhân- kết quả thích hợp với

vế câu cho sẵn. Từ đó cũng giúp học sinh củng cố lại ngữ pháp dùng từ và cách
đặt câu ghép.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

9


5. Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp:
Đây là một hoạt động vừa học vừa chơi, kích thích được sự năng động và
ham tìm tòi ở từng học sinh trong một tập thể để xây dựng một kết quả học tập.
Trong giải pháp này tôi thường tạo các tình huống giao tiếp, tạo điều
hiện và cơ hội cho học sinh giao tiếp, tổ chức cho học sinh cùng tìm ra nội dung
kiến thức theo chủ điểm, theo chủ đề nội dung kiến thức nào đó.
Kết quả cho thấy học sinh rất tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài và
có được kĩ năng trình bày, phát huy được vốn từ ngữ và biết vận dụng nó vào
trong thực hành giao tiếp một cách hiệu quả.
6. Hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát
huy được tính tích cực của học sinh:
Khi giải nghĩa của từ, chúng ta cần: Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc
với sự vật, hoạt động, tính chất mà nó biểu thị.
*Ví dụ:
Giải thích từ “Chôm chôm”, chúng tôi cho học sinh nhìn thấy quả chôm
chôm (quả có gai mềm ở vỏ, khi chín vỏ có màu đỏ, cùi trắng, ngọt như quả
vải).

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

10



Hoặc giải nghĩa từ “bế”, ôm” tôi cho các em làm động tác để quan sát.
Ngoài ra, có thể dùng tranh ảnh hay hành động minh họa cho học sinh quan sát,
từ đó nêu nghĩa của từ (bằng cách này học sinh có thể hiểu nghĩa của từ chỉ các
sự vật, hiện tượng một cách sâu sắc ).

bế

ôm

Mặt khác, tôi còn tìm cách giải thích nghĩa của từ sát hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi học sinh tiểu học. Cụ thể lối miêu tả, trực quan khi giải nghĩa từ. Bên
cạnh đó, tôi còn chấp nhận và khuyến khích cách giải nghĩa từ theo lối “khôi
phục các biểu tượng”, hoặc giải nghĩa từ một cách “mộc mạc, gần gũi”...của học
sinh.
* Ví dụ:
+ Tổ quốc: Đất nước mình.
+ Bão biển: Bão ở vùng biển.
+ Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.
*Ví dụ: dạy bài Từ trái nghĩa (tiết 1- tuần 4).
Khi dạy loại bài này, tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ
trái nghĩa:
Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Khôn nhà dại chợ long đong
Việc này hẳn có tay trong tay ngoài
Lươn ngắn lại chê trạch dài
Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng
Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”


11


Vào sinh ra tử gian nan
Ăn không nói có làm càn chớ nên
Xấu người đẹp nết là hơn
Đầu đuôi kể rõ dưới trên ngọn ngành
Trống xuôi kèn ngược sao đành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
Cuối tiết 2, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái
nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau:
*Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau”
*Ví dụ:
Tuổi nhỏ mà chí ……...(lớn)
Việc ……….nghĩa lớn( nhỏ)
………….trên đoàn kết một lòng. (Dưới)
Áo rách khéo vá, hơn lành …………may.(vụng)
Thức ……….. dậy sớm.(khuya)
( Vở bài tập TV tập 1)
*Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
*Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo - gầy.
Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm
trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên
một cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn
cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích
hợp.
Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp
học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú
và niềm tin trong học tập. Cứ mỗi khi tôi cho các em tiếp xúc với đoạn thơ, câu
đố, các em chăm chú theo dõi. Những đôi mắt ánh lên niềm vui thích rồi ào ạt

xung phong. Em được chỉ định thì phấn khởi, hồ hởi, em không được gọi thì
xuýt xoa rồi những tràng vỗ tay cổ vũ...
Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

12


7. Luôn Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh:
Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ
phong phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy.
Ở lớp 5, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá
nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho
trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo.
Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách:
+ Cách ghép từ.
Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra các từ mới.
 Ví dụ: Bài tập 3 - Tiết 3 (Sgk 5)
Yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng “đồng” (theo nghĩa là cùng).
Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi tìm từ
điền vào bài thơ sau:
...................tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành)
...................tay nắm chặt tay (đồng chí)
...................sum họp bốn phương một nhà (đồng bào)
..................quần áo quả là đẹp thay (đồng phục)
...................hội tụ một nơi (đồng qui)
..................cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam)
..................cộng tác cùng nghề (đồng nghiệp)
..................thống nhất xin mời giờ tay (đồng ý)
*Ví dụ: tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ).
Giáo viên nói: Người ta coi đồ cổ là vật quí, nhưng nhiều thứ cổ khác lại

quí hơn nhiều. Em đọc bài thơ sau và hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để
thấm thía hơn về giá trị của những thứ “cổ” ấy.
Đầu xuân vui tết ____(cổ truyền).
Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà.
Ngôi chùa___làng ta (cổ kính).
Mùa hè gió mát là đà bóng cây
Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

13


Quê mình đẹp nhất nơi đây
Cây đa ____hồ đầy nước trong (cổ thụ)
Câu chuyện ____ đêm đông (cổ tích).
Bà em đã kể đầy tình yêu thương
_____răn dạy bao lời (cổ nhân)
Chơi nhạc ____ hai ba chục người (cổ điển)
Lâu đài ____ vắng người (cổ kính)
Có cây ____ giữa trời mà reo (cổ thụ).
* Hoặc bằng phương pháp liên tưởng: Từ 1 từ cho trước sẽ cho ra 1 từ
mới cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn.
Loại bài tập này bao gồm một số dạng sau:
Ví dụ 1: Điền từ trái nghĩa vào chổ trống.
Sạch sẽ là không ..................
............là không lộn xộn
.............là không luộm thuộm.
*Ví dụ 2: Từ từ gốc “vàng” láy từ sẽ cho ra các từ:
Vàng vọt, vàng vàng.
Từ từ gốc “xinh” láy từ sẽ cho ra các từ:
Xinh xinh , xinh xắn.

8. Giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ một cách nhạy bén:
Ví dụ dạy bài : Từ nhiều nghĩa
Để chuyển tải được khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ khi dạy
bài: Từ nhiều nghĩa, tôi đã tìm cách đặt từ vào trong câu, nói rộng hơn là đặt từ
trong ngữ cảnh. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá nghĩa của từ và
để học sinh hiểu vấn đề chúng tôi cung cấp: trong các nghĩa khác nhau của từ
nhiều nghĩa, nghĩa nào là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc “dễ hiểu” thì đó là
nghĩa gốc; còn nghĩa nào là nghĩa gián tiếp, phải suy ra, hiểu rộng ra từ nghĩa
gốc, không thật gần gũi quen thuộc lắm, có phần “khó hiểu” thì đó là nghĩa
Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

14


chuyển.Với cách dẫn dắt cụ thể như vậy, học sinh đã nhận biết được nghĩa gốc,
nghĩa chuyển của từ rất nhạy bén.
Đây là loại bài dễ sa vào lối giảng giải lý thuyết khô khan, nặng nề, máy
móc, đơn điệu mà tôi cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
trong việc tự tìm ra tri thức bằng cách gợi dẫn thích hợp bằng những ví dụ hết
sức cụ thể, rõ ràng. Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng và
dễ hiểu tôi tiến hành các bước sau :
a. Giúp học sinh nhận biết từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa.
*Ví dụ 1: (?) Em hãy giải thích nghĩa của từ “xe xích lô” ?
Học sinh nêu: Xe xích là một phương tiện giao thông sử dụng
sức người, có 3 bánh dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa, thường có một
hoặc hai ghế cho khách và một chỗ cho người lái xe.
Như vậy, nghĩa trên là nghĩa duy nhất của từ “xe xích lô”. Hay nói cách
khác: Từ “xe xích lô” chỉ có khả năng gọi tên một sự vật duy nhất. Vậy, có thể
nói từ “ xe xích lô” là từ chỉ có một nghĩa.
Ví dụ 2: (?) Em hãy nêu ý nghĩa từ “chạy” trong các câu sau:

- Nam đang chạy(1) bộ.
- Cái đồng hồ này chạy(2) nhanh 5 phút.
- Bà con khẩn trương chạy(3) lũ.
- Mặt hàng này bán rất chạy(4).
Học sinh nêu:
từ Chạy(1): Di chuyển cơ thể bằng những bước chân nhanh.
từ Chạy(2): Hoạt động của máy móc.
từ Chạy(3): Đi nơi khác để tránh nguy hiểm.
từ Chạy(4): Nhanh, nhiều người mua.
Từ “chạy” có khả năng gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, nhiều
hoạt động khác nhau. Ta nói từ “chạy” là từ có nhiều nghĩa.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

15


Với cách hướng dẫn nhận diện này, các em sẽ phân biệt từ một nghĩa và
từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng hơn, trước khi dẫn đến hình thành khái niệm
nghĩa gốc - nghĩa chuyển như sách giáo khoa đã trình bày.
b. Giúp học sinh phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển:
Khi gặp hai hoặc nhiều nghĩa của từ trong văn cảnh, muốn biết từ đó
dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, tôi đã hướng dẫn học sinh thông qua
cách nhận biết trực quan như sau:
Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng
hoặc tính chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giác
quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.
Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện
tượng hoặc hành động, tính chất mà các em không thể cảm nhận bằng giác quan
thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển.

Ví dụ 1:
a. Bữa tối, nhà em thường ăn cơm muộn.
b. Tàu thường vào cảng ăn than.
c. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.
Ăn: chỉ hoạt động từ đưa thức ăn vào miệng. Hành động “ăn” trong câu a,
là hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) nên Từ “ăn” trong câu a, được dùng
theo nghĩa gốc.
Ăn: Hành động “ăn” trong câu b, là hành động trừu tượng (không dùng
miệng), chỉ hoạt động tiêu thụ năng lượng để máy móc hoạt động. Nên từ “ăn”
trong câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
Ăn: Hành động ăn trong câu c, là hành động trừu tượng (không dùng
miệng). Từ “ăn” trong câu c, được dùng theo nghĩa chuyển.
Như vậy, từ “ăn” nào chỉ hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) thì từ đó
được dùng theo nghĩa gốc. Từ “ăn” chỉ hành động (không dùng miệng) là những
từ dùng theo nghĩa chuyển.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

16


Nếu cả hai nghĩa đều cụ thể, khó phân biệt được nghĩa nào cụ thể hơn, nghĩa
nào trừu tượng hơn, thì có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các dấu hiệu sau:
- Nếu nghĩa của từ nào nói đến bản thân con người (hoặc động vật), hoặc
tính chất, hành động của con người thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.
- Nếu nghĩa của từ nói đến các đồ vật, vật có hình dáng, tính chất, hành
động gần giống con người thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển.
Ví dụ 2: Từ “tai”
a. Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
b. Chiếc ấm này có tai rất xinh .

Tai: là cơ quan hai bên đầu người, động vật. Từ “tai” dùng chỉ bộ phận cơ
thể người dùng để nghe. Từ “tai” ở câu a, được dùng theo nghĩa gốc.
Tai: là bộ phận của vật có hình dáng giống cái tai. Từ “tai” chỉ bộ phận
của vật dùng để cầm ,xách. Từ “tai” ở câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.
Ngoài ra cũng có thể dùng hình ảnh minh họa để giải thích thêm cho học
sinh:

Tai người

Tai ấm

*Ví dụ 3: Từ “reo”
a. Bé reo lên: “Mẹ về!”.
b. Hàng thông reo trước gió.
Reo: Là kêu lên tỏ ý vui mừng, phấn khởi. Từ “reo” ở câu a, chỉ tiếng kêu
của người. Từ “reo” được dùng theo nghĩa gốc.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

17


Reo: Là phát ra tiếng kêu đều, nghe vui tai. Từ “reo” ở câu b, chỉ tiếng
kêu của vật. Từ “reo” ở câu b, được dùng theo nghĩa chuyển.Với cách làm này,
các em dễ dàng phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển một cách nhẹ nhàng.
c. Giúp học sinh phát hiện ra mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa chuyển với
nghĩa gốc của từ:
Để nhận diện được một từ nào đó có phải là nghĩa chuyển được hiểu rộng
từ nghĩa gốc của từ đó hay không. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra những
nét giống nhau trong ý nghĩa của các từ. Nếu từ đó có nét giống so với nghĩa

ban đầu thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Nếu từ đó có nghĩa hoàn toàn
khác xa với nghĩa ban đầu thì từ đó là từ đồng âm.
Ví dụ 1:
a. Nó có bàn chân xinh xắn; (chân: bộ phận cuối cùng của cơ thể người
hoặc động vật, để đi, đứng)
b. Cái bàn này có bốn chân ; (Chân: bộ phận cuối cùng của đồ dùng, có
tác dụng đỡ bộ phận khác).
c. Ở chân núi phía xa, bầu trời như thấp dần;( Chân: Phần cuối cùng của
một vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền).
Chúng ta cho học sinh xem hình ảnh minh họa để thấy rõ hơn :

Bàn chân

Chân bàn

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

18


Từ “chân” trong 3 câu trên cùng có nét nghĩa giống nhau: cùng chỉ bộ
phận dưới cùng.Vậy, “chân” trong chân bàn, “chân” trong chân núi là nghĩa
chuyển của từ “chân” trong chân người. Nên từ “chân” ở đây là từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 2:
a.Tiếng người hú; (hú: cất lên tiếng to, vang, kéo dài để gọi nhau).
b.Tiếng còi tàu hú vang trong đêm.
c. Ngoài trời, gió hú từng cơn; (hú: phát ra tiếng kêu như tiếng hú)
Từ “hú” trong 3 câu trên có nét nghĩa giống nhau: cùng phát ra âm
thanh.Vậy “hú” trong còi hú, “hú” trong gió hú là nghĩa chuyển của “hú” trong
người hú. Nên từ “hú” ở đây là từ nhiều nghĩa .

d.Hướng dẫn phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Để giúp học sinh không nhầm lẫn giữa từ nhiều nghĩa và từ cùng âm khác
nghĩa, có thể cho học sinh dựa vào một số dấu hiệu phân biệt sau đây:

Dấu
hiệu

Từ nhiều nghĩa

phân

(Nghĩa gốc – nghĩa chuyển)

Từ đồng âm

biệt
Giống
nhau

Khác
nhau

- Đọc giống nhau, viết giống nhau
- Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa
của từ.

- Đọc giống nhau, viết giống
nhau.
- Dựa vào văn cảnh để xác định
nghĩa của từ.


- Luôn luôn cùng từ loại
- Có nghĩa giống nhau hoặc gần
giống nhau .
Ví dụ:
Lan đang ăn cơm.
ĐT

- Thường khác từ loại
- Nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
Chúng nó tranh nhau quả bong.
ĐT

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

19


Mọi người đang xem tranh.
DT
Xe đang ăn hàng ở cảng.
ĐT

* Nếu cùng từ loại thì phần lớn là
danh từ.
Ví dụ:
-Tấm vải này dày quá.
DT
-Năm nay quê em được mùa vải.

DT
- Các từ đồng âm có nghĩa khác
xa nhau.

- Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của
từ luôn có mối quan hệ về nghĩa.
- Tất cả nghĩa chuyển đều xuất phát
từ quy luật chuyển nghĩa của từ.
Ví dụ:
Ngôi nhà (1) vừa mới xây xong.
Cà nhà (2) vui vẻ trò chuyện .
Nhà (1): chỉ nơi ở.
Nhà(2): Chỉ những người sống trong
một nơi ở đó.

- Một số từ đồng âm xuất hiện từ
quy luật chuyển từ loại.
Ví dụ:
Mẹ tôi ăn thịt bò(1).
Bé đang tập bò (2).
Bò (1): Danh từ chỉ 1 loại thịt của
động vật.
Bò (2): Động từ dùng chỉ hoạt
động, dùng hai tay và hai đầu gối
chân đặt xuống đất để di
chuyển(chuyển loại từ danh từ
sang động từ)

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”


20


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Với những biện pháp trên, qua gần 1 năm thực hiện trên lớp 5a1, tôi nhận
thấy:
- Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
- Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh hiểu bài, phát biểu bài
nhiều hơn, chính xác hơn.
- Học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ học, ham thích khi được học
Luyện từ và câu. Vốn từ ngữ của học sinh được phong phú hơn.
- Học sinh được bộc lộ khả năng của mình trước lớp qua các bài tập, trò chơi,
câu đố. Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, nói năng dùng từ chuẩn hơn,
đặc biệt các em nhạy bén trong việc tìm từ mới qua từ cho sẵn.
- Học sinh phân biệt được từ một nghĩa với từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng.
- Nhờ dựa vào dấu hiệu cụ thể và trừu tượng của các từ mà học sinh phân biệt
chính xác được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Từ đó, học sinh đặt câu hỏi
đúng, phù hợp với ý nghĩa của mỗi từ theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Nhờ nắm bắt được mối quan hệ về nghĩa của từ nhiều nghĩa và các dấu
hiệu phân biệt giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm mà học sinh đã có kỹ năng
nhận diện tốt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Điều này giúp cho các em không
những học tốt kiến thức về “Từ nhiều nghĩa” mà còn có tác dụng giúp các em
tiếp thu nhanh bài “Từ đồng âm” trong chương trình.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

21


Phần thứ ba : BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua quá trình áp dụng các biện pháp để nâng chất lượng giờ dạy - học
Luyện Từ và Câu lớp 5, tôi rút ra bài học quí báu:
Giáo viên cần phải nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy, cần nắm vững
nội dung cần dạy cho học sinh, xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy.
Tham khảo thêm những tài liệu có liên quan đến việc dạy Luyện từ và câu.
Giáo viên cần lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp
dạy học cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó để
hấp dẫn học sinh nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh không nhàm
chán hoặc các hình thức củng cố luyện tập tạo sự hứng thú say mê học Luyện từ
và câu của học sinh.
Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị đa dạng phong phú càng nhiều vật thật
càng tốt.
Giáo viên chịu khó sưu tầm hoặc sáng tác các bài thơ, câu đố vui liên quan
đến bài học để làm phong phú và sinh động thêm bài học, cần có những hình
thức động viên kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ.
Cần phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập,
cần nghiên cứu xây dựng nội dung dạy học một cách hợp lý, khoa học với mục
đích giúp học sinh giải nghĩa từ, mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ và sử dụng có
hiệu quả vốn từ. Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để vốn từ của bản thân thật
phong phú và phải có khả năng sử dụng từ ngữ...
Mạnh dạn đề xuất ý kiến điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý và bổ
sung những kiến thức làm nội dung phong phú hơn, chất lượng hơn.
Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của học sinh trong
giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời, nhắm khuyến
khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham
học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh.

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

22



Trên đây là một số biện pháp tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong
quá trình giảng dạy trong ph©n m«n LuyÖn tõ vµ c©u. Rất mong được
sự nhận xét, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp trong hội đồng khoa học để
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo viên trong “ Sự
nghiệp trồng người”.
Xin chân thành cảm ơn !

Phước Vĩnh, ngày…. tháng 02 năm 2015
Người viết

Hồ Thị Phương

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”

23


MỤC LỤC
Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ………………………….Trang 1
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………….……Trang 3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………….………Trang 3
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. ……………………………Trang 4
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. …………Trang 5
IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN………………………Trang 21
Phần thứ ba : BÀI HỌC KINH NGHIỆM…….…….…Trang 22

Đề tài SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5”


24



×