Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp để dạy tốt phân môn lịch sử lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 25 trang )

Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Tiểu học hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu đúng đắn
cho sự phát triển lâu dài về trí tuệ, tình cảm, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản để các em học tiếp ở Trung học cơ sở và các bậc học cao hơn. Phát triển trí
tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm của hầu hết
của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Vì vậy Lịch sử là một trong
những kiến thức quan trọng cần trang bị cho học sinh Tiểu học. Việc học tập lịch
sử giúp hình thành niềm tin đạo đức, chuẩn mực về thái độ và hành vi đúng đắn.
Nhân vật lịch sử có vai trò rất quan trọng trong dạy học Lịch sử. Khắc sâu biểu
tượng nhân vật lịch sử không những giúp học sinh ghi nhớ đến các anh hùng,
danh nhân của dân tộc mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đức
tính tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc xây dựng và gìn giữ đất
nước. Hiện nay, vốn hiểu biết của người dân nói chung và giới trẻ nói riêng về
lịch sử dân tộc rất đáng lo ngại. Học sinh học Lịch sử một cách thụ động, đối
phó chứ không thực sự mong muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà. Xã hội ngày nay
do yêu cầu phát triển khoa học, kĩ thuật ngày càng nhanh, diễn ra từng ngày,
từng giờ, đòi hỏi con người phải chủ động, tích cực sáng tạo để thích ứng được
sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đất nước đã đặt mục tiêu cho ngành giáo dục là:
“Đào tạo ra những con người có kĩ thuật, văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề
nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu
CNXH, sống lành mạnh (có kiến thức toàn diện). Đáp ứng được nhu cầu phát
triển của đất nước và chuẩn bị cho tương lai”. Muốn vậy với giáo viên ngay từ
đầu phải có biện pháp giảng dạy hữu hiệu làm sao phải hết sức đơn giản, nhẹ
nhàng, cụ thể, dễ hiểu, song đảm bảo được mục tiêu, nội dung chương trình của
môn học. Với học sinh tiểu học, do đặc điểm nhận thức còn non yếu, chưa đầy
đủ sâu sắc và đạt đến trình độ tư duy khái quát bởi đây là môn học mới mẻ và nó
được tách ra từ môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1, 2, 3. Hệ thống kênh chữ nhiều
hơn kênh hình lại có nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật hay sự kiện



Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

1


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

lịch sử. Ở môn học này, có nhiều từ ngữ các em mới bắt đầu làm quen như:
trước Công Nguyên, sau Công Nguyên, niên hiệu....Hơn nữa mục tiêu của môn
này là cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu
có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam, đồng thời cho học sinh
hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ và
hiện tại của xã hội loài người trên đất nước Việt Nam. Vì vậy học sinh phải học
hỏi tìm hiểu môi trường xung quanh....Từ đó các em biết tự hào, tôn kính cội
nguồn dân tộc để hình thành nhân cách con người toàn diện.
Qua hai năm giảng dạy khối lớp 4, tôi nhận thấy do đặc điểm tâm lý lứa tuổi
học sinh, nên việc dạy và học môn Lịch sử còn khó với giáo viên và có phần tẻ
nhạt với học sinh. Vì đa số phụ huynh và học sinh đều quan niệm Lịch sử là
môn học thuộc lòng nên thường không thích đầu tư cho môn học. Trước đây,
phần lớn các em chỉ được cung cấp các khái niệm lịch sử, sự kiện, nhân vật lịch
sử thông qua giáo viên nên giờ học Lịch sử chưa thực sự thu hút các em. Giáo
viên cũng chưa thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ
trong cách dạy để lôi cuốn các em. Với những trăn trở làm thế nào chọn được
những phương pháp đặc trưng để dạy Lịch sử ở tiểu học, thu hút được học sinh
và dạy như thế nào cho có hiệu quả? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan
tâm mà hầu hết các giáo viên Tiểu học đều quan tâm. Làm sao bộ môn Lịch sử
không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết mà còn là bộ môn khoa học hấp
dẫn học sinh. Bởi lí do đó nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để dạy tốt
phân môn Lịch sử lớp 4”.

2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, bản thân tôi hi vọng tìm ra những biện pháp hữu hiệu
để giúp học sinh của mình ngày càng tiến bộ, giúp các em học sinh ngày càng
ngoan, chăm học, yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc,…. nhằm giúp các em
học tập đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, rèn luyện cho mình tinh thần năng động;
giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự
tiến bộ của thời đại. Từ đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

2


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

thái độ và thói quen ham học hỏi và tìm hiểu để biết môi trường xung quanh các
em thêm yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tập thể học sinh lớp 4A2 trường Tiểu học Phước Vĩnh B.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung chương trình Lịch sử lớp 4, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ
năng lớp 4 do Bộ Giáo dục ban hành.
5. Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp tìm kiếm tư liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực hành.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Đối với các em học sinh khi vừa được lên lớp 4, các em còn lạ lẫm và

ngạc nhiên khi nghe về hai từ “Lịch sử”. Vì các em không biết đó là gì? Học
môn đó giúp các em hiểu biết gì? Tại sao phải học môn học này? Các em sẽ đặt
ra trong đầu mình nhiều thắc mắc.Vì thế ngay từ tiết học đầu tiên (Bài 1: Môn
Lịch sử và Địa lí) giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu về môn học này.
1.1. Lịch sử là gì?
Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái diễn lại bởi những
bài viết chân thật nhằm cho người sau biết và lấy nó làm kinh nghiệm để rút ra
bài học cho riêng mình.
1.2. Mục tiêu của môn Lịch sử lớp 4:
Chương trình Lịch sử lớp 4 giúp cung cấp cho học sinh một số kiến thức
cơ bản và thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
Tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu
dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Bước
đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sau:

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

3


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Quan sát các sự vật hiện tượng: Thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các
nguồn thông tin khác nhau.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để
giải đáp.
Nhận biết đúng các sự việc, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Giúp các em trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết,
sơ đồ, hình vẽ.
Ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ

và thói quen ham học hỏi, tìm tòi để hiểu biết về môi trường xung quanh các
em; Yêu thiên nhiên con người, quê hương, đất nước Việt Nam; tôn trọng, bảo
vệ các di tích lịch sử của cha ông để lại.
1.3. Hệ thống, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 4:
Chương trình môn Lịch sử lớp 4 được phân phối như sau: Lịch sử 33 tiết
trong đó 27 tiết là cung cấp kiến thức mới, 1 tiết tổng kết, 5 tiết ôn tập và kiểm
tra.
Nội dung chương trình môn lịch sử lớp 4 được chia ra theo mốc thời gian
như sau:
+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước: có 2 bài (khoảng năm 700 TCN đến
179 TCN).
+ Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập: 4 bài gồm cả bài ôn tập (từ
năm 179 TCN đến thế kỉ X).
+ Buổi đầu độc lập: 2 bài (từ 938 đến 1009).
+ Nước Đại Việt thời Lý: 3 bài (Từ 1009 đến năm 1226).
+ Nước Đại Việt thời Trần: 3 bài (Từ năm 1226 đến năm 1400).
+ Nước Đại Việt bắt đầu thời Lê (Thế kỉ XV).
+ Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII: 6 bài.
+ Buổi đầu thời Nguyễn (1802 đến 1858): 3 bài gồm cả bài tổng kết. Nhà
Nguyễn thành lập Kinh thành Huế.
*Nội dung chương trình Lịch sử được phân định theo hai loại bài:

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

4


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

- Loại bài cung cấp kiến thức mới.

- Loại bài ôn tập, tổng kết (5 bài ôn tập, kiểm tra và 1 bài tổng kết).
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công dạy lớp 4A2 gồm 29/13 học
sinh nữ. Vào đầu năm học, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
- Nội dung chương trình đơn giản phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh lớp 4.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ.
- Đồ dùng và phương tiện dạy học rất phong phú, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
màu sắc rõ ràng, hấp dẫn, kích thích được sự hứng thú học tập của các em.
- Các tranh ảnh, tư liệu để cung cấp cho việc dạy và học Lịch sử cũng tương
đối đầy đủ.
2.2. Khó khăn:
- Học sinh chưa tập trung chú ý trong giờ học Lịch sử do hoạt động trong tiết
dạy không sôi nổi, thiếu sự chuẩn bị, chưa tạo được hứng thú và phát huy được
tính tích cực của học sinh, tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức các em
không thấy được cái hay, sự thú vị của môn học này.
- Các em thiếu sự quan tâm của gia đình về việc mở rộng nâng cao kiến thức
do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, một số gia đình đã quan tâm chăm lo
cho con em nhưng còn xem nhẹ môn học này.
- Chất lượng học sinh không đồng đều, một số em nhận thức chưa cao nên
tiếp thu bài còn chậm. Đa số các em chưa biết cách phân tích bảng số liệu, đọc
và chỉ bản đồ, lược đồ còn lúng túng, thậm chí có học sinh chưa hiểu đúng tác
dụng của bản đồ, lược đồ...
Một số giáo viên chưa thật sự mặn mà và yêu thích môn học và việc đổi
mới phương pháp còn hạn chế, còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh chỉ lược
đồ, kể một câu chuyện lịch sử hay tường thuật diễn biến của một trận đánh, chưa

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015


5


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

đầu tư các kiến thức liên quan đến bài giảng để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học
sinh một cách hấp dẫn vào bài mới.
Mặt khác, khi khai thác nội dung kiến thức giáo viên cũng chưa làm nổi
bật được thời điểm bắt đầu, thời điểm cao trào, thời điểm kết thúc.
II. BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
1. Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử lớp 4:
Để có một tiết dạy Lịch sử tốt, trước hết bước chuẩn bị luôn đóng vai trò
quan trọng, người giáo viên phải biết vận dụng phương pháp vào giảng dạy phù
hợp.
1.1. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử:
- Đổi mới PPDH trước hết được thể hiện ở sự đổi mới cách dạy của người
giáo viên và cách học của học sinh.
- Đổi mới PPDH là phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học.
.

- Học sinh phải được tiếp thu thường xuyên với nguồn sử liệu, thông qua quá

trình làm việc tích cực, chủ động, các em tự khám phá kiến thức, hình dung
được quá trình lịch sử.
- Đổi mới PPDH Lịch sử chú ý rèn luyện phương pháp học và tự học cho
học sinh, tạo điều kiện cho các em mạnh dạn trình bày ý kiến của cá nhân, tăng
cường học tập hợp tác.
- Học sinh tiểu học thường hay nhớ những gì gần gũi, xung quanh. Vì vậy
cần tích cực liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống học sinh.
- Việc đổi mới PPDH Lịch sử chỉ thành công khi chúng ta tổ chức dạy học

Lịch sử theo phương pháp mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức dạy học hiện đại kết hợp với việc cải biến các
PPDH truyền thống theo hướng đổi mới.
1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới:
a) Tạo cho học sinh có một vị thế mới và những điều kiện thuận lợi để học
sinh tích cực hoạt động nhận thức.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

6


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

- Học sinh phải trở thành chủ thể hành động tích cực tự giác chủ động và
sáng tạo trong hoạt động để tạo kiến thức (tức là học sinh phải biết cách học,
cách tự học).
- Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập đúng đắn để tham
gia tích cực vào quá trình dạy học, đó chính là động cơ hứng thú, niềm lạc quan
của học sinh trong quá trình học tập.
- Phát triển nuôi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm, khả năng tự đánh giá
kết quả học tập của mình, học sinh có thể điều chỉnh được các hoạt động của
mình theo các mục tiêu đã định mà không phụ thuộc vào người khác.
b) Vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học:
- Người giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt
động học tập tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Để làm điều đó người giáo
viên phải đảm nhiệm tốt các chức năng sau:
+ Lập kế hoạch cho các quá trình dạy học cả về mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học (người GV cần phải xuất phát
từ mục đích, nội dung của bài học).

+ Thông qua đặt vấn đề nhận thức tạo động cơ hứng thú, người giáo viên
biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của học sinh
và chuyển giao cho học sinh những tình huống để các em hoạt động và thích
nghi.
+ Điều khiển quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ
thống mệnh lệnh chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự khuyến khích, động
viên).
+ Xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có đồng
nhất hoá kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức KH - XH hướng dẫn vận
dụng và ghi nhớ.
+ Nắm vững kiến thức chuyên môn, tìm hiểu tình hình chất lượng học
sinh ở lớp mình dạy, biết được tâm tư tình cảm, những ham muốn của học sinh
qua từng bài dạy, tiết dạy để điều chỉnh phù hợp khi sử dụng phương pháp mới.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

7


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

2. Thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh:
a) Xác định mục tiêu: Mục tiêu của bài học phải đạt được 3 nội dung:
+ Về kiến thức: Đó là những kiến thức cơ bản của bài cần cung cấp cho
học sinh, những yêu cầu cụ thể về kiến thức cần đạt được trong một bài học và ở
trong từng nội dung của mục bài.
+ Về kỹ năng: Những kỹ năng cần cung cấp trong bài học cho học sinh:
Kỹ năng hiểu biết, phân tích biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ có nội dung bài
dạy. Thông qua hệ thống kênh hình, kênh chữ trong SGK, đồ dùng học tập, tài
liệu,...

+ Về thái độ: Bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói
quen: ham học hỏi, tìm hiểu, yêu thiên nhiên, ....
b) Thiết bị dạy học:
Là những phương tiện cần thiết cho bài dạy giúp cho học sinh trực quan
hơn trong tư duy nhận biết kiến thức. Thiết bị dạy học bao gồm: Biểu đồ, bản
đồ, lược đồ, tranh ảnh, băng đĩa,....
Phương tiện (thiết bị dạy học) được sử dụng trong một tiết học không quá
nhiều mà được chọn lọc kỹ, phương tiện dạy học phải mang tính khoa học, thẩm
mỹ và tính sư phạm đáp ứng được yêu cầu cho từng bài học cụ thể.
c) Phương pháp dạy học:
+ Lựa chọn PPDH cho từng bài học phải phù hợp với nội dung kiến thức,
đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH trong đó bao gồm hoạt động của giáo viên và
học sinh trên lớp.
+ Lựa chọn PPDH phải căn cứ vào từng đối tượng của từng lớp học tạo
được các điều kiện cần thiết đáp ứng được nhu cầu của cả hai đối tượng học sinh
hoàn thành, đồng thời động viên và phát huy được học sinh năng khiếu.
+ Trong một tiết dạy học Lịch sử người giáo viên ngoài việc nắm vững
chuyên môn nghiệp vụ, công việc chuẩn bị cho một tiết dạy phải công phu, kỹ
lưỡng, khi lên lớp giáo viên phải chủ động trong mọi tình huống.
d) Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh:

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

8


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

- Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh là công việc có vai trò quan
trọng giúp cho giáo viên chủ động trong quá trình dạy học, công việc thiết kế

càng kỹ lưỡng, càng khoa học bao nhiêu thì kết quả của việc tổ chức các hoạt
động học tập của học sinh ở trên lớp càng đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp giáo
viên tự tin, sáng tạo trong quá trình dạy học.
- Trong một bài dạy, thường tập trung ở hai hoạt động chủ yếu:
+ Hoạt động tập thể, cá nhân.
+ Hoạt động theo nhóm.
- Cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa các hoạt động trên tuỳ thuộc vào
từng bài học cụ thể, những kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho học sinh để
chọn hình thức nào cho phù hợp.
- Dù lựa chọn hình thức dạy học nào giáo viên cũng tự đặt cho mình một
số câu hỏi:
+ Hình thức dạy học đó có phù hợp với mục tiêu, phương tiện dạy học
không? có gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập không?
+ Hình thức dạy học đó có phù hợp với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo
cho học sinh hay không? có tạo điều kiện cho học sinh tích cực học tập không?
đ) Tổ chức các hoạt động lên lớp:
- Tổ chức các hoạt động học tập có hiệu quả người giáo viên cần:
+ Đề ra mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động như thế nào.
+ Những nội dung nào để học sinh làm việc tập thể, cá nhân, nhóm.
+ Với mỗi hoạt động giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể.
- Nội dung hoạt động:
+ Đối với hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể: Giáo viên cần sử dụng
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề sẽ có hiệu quả hơn. Đây là phương pháp
trong đó giáo viên đưa ra những câu hỏi đặt học sinh trước một (hay hệ thống)
vấn đề nhận thức đưa học sinh vào một tình huống có vấn đề sau đó giáo viên

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

9



Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề
đi đến kết luận cần thiết trong nội dung học tập.
Câu hỏi đặt vào tình huống phải tự tìm tòi đó là câu hỏi học sinh chưa biết
câu trả lời nhưng có thể bắt tay vào tìm kiếm lời giải đáp thông qua hệ thống
kiến thức trong SGK qua hệ thống kênh hình, đồ dùng dạy học,... Tuy nhiên đó
không phải là câu hỏi đàm thoại đơn thuần mà câu hỏi phải tạo ra mâu thuẫn
giữa kiến thức cũ và mới, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức
cần biết.
Nội dung câu hỏi phải vừa sức học sinh, các em có thể giải quyết được
trọn vẹn hay phần lớn nội dung mà câu hỏi yêu cầu. Câu hỏi cũng phải thật sự
gây hứng thú nhận thức của học sinh.
Chẳng hạn: Khi dạy bài Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
(năm 938).
Tôi cho cả lớp hoạt động tập thể, yêu cầu các em nêu được hiểu biết về
Ngô Quyền. Đề ra một số gợi ý để hướng dẫn học sinh:
Đầu tiên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 21. Sau đó tôi hỏi cả
lớp: Ngô Quyền quê ở đâu? Ông là người như thế nào? Ông là con rể của ai?
Đối với từng câu hỏi sẽ có học sinh trả lời và cả lớp nhận xét, bổ sung. Cuối
cùng giáo viên kết luận.
+ Đối với hoạt động nhóm: Đây là hình thức dạy học mới đòi hỏi giáo
viên đưa ra câu hỏi phù hợp, vừa sức hướng dẫn học sinh hoạt động để đi đến
nhận thức.
Chẳng hạn: Khi dạy bài “Nhà Trần và việc đắp đê”
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 39, thảo luận nhóm
nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?

Học sinh trình bày vào bảng nhóm, sau thời gian 2 phút đại diện một
nhóm nhanh nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét và kết luận.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

10


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Học sinh thảo luận nhóm trong giờ học lịch sử
3. Rèn cho học sinh kĩ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ:
Đây là kĩ năng quan trọng trong việc dạy – học Lịch sử vì trong mỗi tiết học
Lịch sử việc sử dụng bản đồ, lược đồ là rất cần thiết. Vì vậy để học tốt tiết Lịch
sử, học sinh phải biết đọc các kí hiệu ở bản đồ, lược đồ. Giáo viên cần rèn kĩ
năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu ngay từ tiết học đầu tiên (Bài 3:
Làm quen với bản đồ), sau đó lại tiếp tục rèn cho học sinh trong các tiết học tiếp
theo.
Chẳng hạn: Khi dạy bài: Môn Lịch sử và Địa lí
Giáo viên treo lược đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng, cho học sinh quan sát
và đọc phần chú giải xem kí hiệu sử dụng của lược đồ trận chiến trên sông Bạch
Đằng. Cần chú ý hướng dẫn học sinh chỉ vị trí, các đường tấn công của ta và
địch tiến quân. Từ đó tạo cho các em kĩ năng chỉ vị trí, hiểu được nội dung trên
lược đồ.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

11



Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

4. Rèn cho học sinh kĩ năng hình thành biểu tượng và khái niệm lịch sử:
Đối với học sinh tiểu học, các em chưa hình dung được thế nào là dẹp loạn,
thế nào là truất ngôi vua, trước công nguyên và sau công nguyên, thế nào là
phân tranh,….Vì vậy giáo viên không nên giới thiệu một cách máy móc bằng
những khái niệm đơn giản mà phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp để học
sinh có thể hình dung và khắc sâu về vấn đề các em đang tìm hiểu. Để khắc sâu
biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh, giáo viên tổ chức cho các em tìm hiểu
về các nhân vật lịch sử có trong tên đường, trường mà các em học sau đó yêu
cầu học sinh kể lại trước lớp.
Chẳng hạn: Khi dạy bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Giúp học sinh hình thành biểu tượng về người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh bằng
cách cho học sinh quan sát tranh về trò chơi đánh trận cờ lau, hoặc hình ảnh cờ
lau, hình ảnh người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh. Từ đó yêu cầu học sinh đưa ra
những hiểu biết về Đinh Bộ Lĩnh.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

12


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Khi dạy bài: Nước ta cuối thời Trần
Sau khi đã giới thiệu: Tình hình nước ta cuối thời Trần, giáo viên có thể đặt
câu hỏi Thế nào là truất ngôi vua? Học sinh lắng nghe và suy nghĩ theo ý hiểu
của mình rồi đưa ra kết luận:“truất ngôi vua” là phế truất vua, loại ra không
được làm vua nữa, mà phải nhường ngôi cho người khác.

Khi dạy bài: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
Sau khi đã giới thiệu: Văn học và khoa học thời Hậu Lê, giáo viên có thể đặt
câu hỏi Thế nào chữ nôm, chữ hán? Học sinh suy nghĩ kết hợp với sách giáo
khoa rồi đưa ra kết luận: chữ nôm là chữ do người Việt sáng tạo dựa trên hình
dạng chữ hán, còn chữ hán là chữ viết của người Trung Quốc.
5. Sử dụng sơ đồ giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức trong dạy
Lịch sử lớp 4:
Phương pháp dùng sơ đồ. Giáo viên có thể trình bày bằng nhiều cách:
- Cách 1: Sau khi trình bày xong nội dung kiến thức giáo viên đưa ra sơ đồ
nhằm hệ thống hóa kiến thức.
- Cách 2: Giáo viên bắt đầu bài học bằng cách đưa ra khung sơ đồ, vừa trình
bày nội dung vừa hoàn thiện sơ đồ.
Chẳng hạn: Khi dạy bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất
(năm 981)
Tôi củng cố bài học bằng sơ đồ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ
nhất (năm 981): (Cách 1)
Năm............................
giặc..............................
kéo quân sang xâm
lược nước ta.

Dưới sự lãnh đạo của
................................quân dân ta
đã giành chiến thắng vẻ vang ở
trận.................................
Và trận............................

Cuộc kháng chiến
chống Tống.................
.....................nền..........

của dân tộc được giữ
vững.

Hay khi dạy bài Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Tôi bắt đầu bài học bằng cách đưa ra khung sơ đồ, vừa trình bày nội dung
vừa hoàn thiện sơ đồ: (Cách 2)

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

13


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất

Triều đình lục đục,
tranh giành ngai
vàng.

Đất nước chia cắt thành
12 vùng, dân chúng đổ
máu vô ích.

Ruộng đồng
bị tàn phá.

+ Bài tập nhận thức dạng trắc nghiệm:

Quân thù lăm le

ngoài bờ cõi.

Quân thù lăm le
ngoài bờ cõi

Chẳng hạn: Khi dạy bài Chiến thắng Chi Lăng
Có thể cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau: (Từ kết quả yêu cầu học
sinh tìm ra nguyên nhân)
Câu 1: Ai lãnh đạo trận chiến thắng Chi Lăng?
A. Lê Hoàn
C. Lí Thường Kiệt
B. Lê Lợi
D. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 2: Thung lũng Chi Lăng thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Bắc Giang
C. Lạng Sơn
B. Thái Nguyên
D. Tuyên Quang
Câu 3: Vì sao chúng ta lại chiến thắng trong trận Chi Lăng?
A. Quân ta rất anh dũng, mưu trí trong đánh giặc.
B. Địa thế vị trí Chi Lăng có lợi cho ta.
C. Có Tướng chỉ huy tài giỏi, nhân đoàn kết
D. Tất cả các ý trên.
Tóm lại: Để học sinh nắm được bài học, ghi nhớ tốt kiến thức lịch sử, thì
người giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp. Cần rèn cho
học sinh kĩ năng phát hiện ra vấn đề mục tiêu bài học ngay từ những bài đầu.
Qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và ra các dạng bài tập, bản thân
tôi nhận thấy học sinh đã nắm được các mốc thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử
tương đối tốt. Từ đó các em nắm chắc được kiến thức và tiếp thu bài được tốt
hơn.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lịch sử lớp 4:

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

14


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử thực sự đem lại hiệu quả cao trong
quá trình dạy học. Các phương tiện hiện đại giúp cho giáo viên có thể vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học, khắc phục được một số khó khăn về đồ
dùng dạy học. Giáo viên có thể sử dụng được các tranh ảnh tư liệu, phim video,
các hình vẽ trong sách giáo khoa, tự vẽ được các bản đồ, biểu đồ thích hợp cho
từng bài dạy từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học. Qua thực tế thực hiện, tôi
nhận thấy việc sử dụng bài giảng điện tử, sử dụng các phương tiện hiện đại (máy
chiếu…) trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết. Các bài Lịch sử lớp 4 rất phong
phú về nhân vật, sự kiện,… mà vốn hiểu biết của các em vẫn còn ít, giáo viên có
thể thông qua tranh ảnh, phim tư liệu để giúp các em quan sát kĩ hơn mở rộng
tầm hiểu biết của các em.
Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin
mà cần phải sử dụng linh hoạt, kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại với
việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và các phương
pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học
sinh thì mới có một tiết dạy đạt hiệu quả.
7. Sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học Lịch sử, nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh, giúp tiết dạy trở nên sinh động, nhẹ nhàng:
Trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, phát huy được tính tích cực. Trò chơi
học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh. Do đó duy trì

tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Trò chơi làm thay đổi cách học tập.
Tính chất căng thẳng của giờ học được giảm nhẹ, quá trình học diễn ra một cách
tự nhiên nhất là những giờ học kiến thức lí thuyết mới hoặc sau một số bài học,
khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp hơn. Trò chơi có nhiều học sinh
tham gia sẽ tạo cơ hội rèn kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh. Xây dựng trò
chơi học tập với 5 trò chơi chính. Trò chơi giải ô chữ Lịch sử được tổ chức bằng
việc thiết kế các ô chữ hàng ngang và hàng dọc liên quan đến nhân vật lịch sử
trong bài hoặc trong các bài đã học ở những tiết trước.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

15


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Ví dụ: Sau khi đã dạy xong bài “Nhà Trần thành lập”. Giáo viên có thể thiết kế
một trò chơi, với hệ thống câu hỏi đã được thiết kế trước. Nhằm giúp củng cố
kiến thức cho học sinh, lại thu hút học sinh tham gia, kể từ đó các em thấy hứng
thú và ghi nhớ nội dung bài học sâu sắc hơn.
1/ Nhà Trần đã đặt chức quan này để tuyển mộ người đi khẩn hoang?
2/ Ai đã nhường ngôi cho Trần Cảnh?
3/ Nhà Trần đã đặt chức quan này để trông coi đê điều?
4/ Mẹ của vua được gọi là gì?
5/ Con rể của Trần Thủ Độ là ai?
6/ Ai là người đã tìm cách để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh?
7/ Nhà Trần đã đặt chức quan này để khuyến khích nông dân sản xuất?

Có thể tổ chức trò chơi “giải mật mã lịch sử”, giáo viên đưa ra các dữ kiện lịch
sử, yêu cầu học sinh đoán xem những dữ kiện đó nói về nhân vật lịch sử nào,

đáp án ẩn hiện qua bức tranh, lần lượt bức tranh sẽ hé mở khi học sinh trả lời
được nội dung của câu hỏi.
Ví dụ: Khi thiết kế trò chơi liên quan đến bài “Chiến thắng Bạch Đằng năm
938” giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi ẩn hiện dưới bức tranh là 8 câu hỏi như
sau:
1/ Hậu quả mà quân Nam Hán phải nhận khi sang xâm lược nước ta năm 938?
2/ Tướng giặc tử trận ở Bạch Đằng là ai?
3/ Vũ khí làm thủng thuyền của giặc?
Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

16


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

4/ Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên này để đánh giặc?
5/ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu?
6/ Ai lãnh đạo trận chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
7/ Quân Nam Hán đến từ phương này?
8/ Những sự kiện tiêu biểu trên là nói đến trận chiến nào?
Thi trả lời nhanh là một trò chơi chia lớp thành các đội chơi và yêu cầu trả
lời nhanh câu hỏi kiến thức đã học về nhân vật lịch sử.
Ví dụ : Khi dạy xong bài “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”. Giáo viên tổ
chức một trò chơi gồm 3 đội, mỗi đội 3 học sinh như sau:
+ Em hãy nêu đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh? trong thời gian 2 phút các đội sẽ ghi đáp
án ra giấy. Hết thời gian giáo viên sẽ thu kết quả của 3 đội chơi, sau đó từng đội
sẽ báo cáo theo nội dung của đội mình.
Bên cạnh đó, trò chơi ghi nhớ lịch sử yêu cầu học sinh viết các mốc lịch
sử, các nhân vật lịch sử theo yêu cầu của giáo viên trong một khoảng thời gian
nhất định.

Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập” tuần 17 giáo viên cho học sinh ôn tập trong khoảng
thời gian 10 phút sau đó sẽ gọi 3 học sinh đại diện cho ba nhóm lên thi ghi sự
kiện, nhân vật lịch sử qua hệ thống câu hỏi của giáo viên, đội nào ghi đúng và
nhanh nhất qua 4 đến 5 câu hỏi thì đội đó sẽ chiến thắng. Bằng cách ghi đáp án
vào bảng con, sau khi giáo viên ngắt lời câu hỏi, các đội mới được ghi đáp án,
đội nào viết trước sẽ vi phạm luật chơi. Ví dụ một số câu hỏi sau:
+ Năm 40 sự kiện gì xảy ra?
+ Chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo?
+ Năm 938 sự kiện gì xảy ra?
+ Năm 981 sự kiện gì xảy ra?
+ Ai chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất?
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai diễn ra từ năm nào đến năm
nào?

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

17


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Hay thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung lịch sử
như: Dạy học lịch sử qua tên đường phố, đường Hai Bà Trưng, đường 30 tháng
4, đường Hoàng Hoa Thám. Hay tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, gặp gỡ các
nhân chứng lịch sử; tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm; gắn
biển chú giải cho các đường phố mang tên danh nhân, địa danh lịch sử là cách
học lịch sử qua một cách tiếp cận khác, ngắn gọn dễ nhớ.
8. Gợi hứng thú trong học Lịch sử:
- Đưa những câu chuyện ngắn, câu thơ, hài hước có liên quan đến sự kiện,
nhân vật lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy bài: “Nước Âu Lạc” giáo viên có thể đọc câu thơ của nhà thơ
Tố Hữu. Để các em thấy bi kịch mất nước của An Dương Vương. Bởi lời nói,
câu thơ, câu chuyện mà giáo viên cung cấp cho học sinh dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi
vào long người.
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Hay khi dạy bài: “Nhà Trần và việc đắp đê” với câu chuyện “Sơn Tinh –
Thủy Tinh”...vv
9. Một số biệp pháp khác:
- Theo bản thân tôi thiết nghĩ, mỗi tiết lên lớp giáo viên không nhất thiết tiến
hành các bước đã định sẵn trong thiết kế.
Chẳng hạn: Tiết nào cũng kiểm tra bài cũ, như thế sẽ tạo tâm lý căng thẳng
cho học sinh, nên lồng ghép trong các mục, phần dạy, như thế sẽ tạo cho học
sinh phát huy tính tích cực của mình.
- Xây dựng lớp học thân thiện là điều cần thiết và trong đó chúng ta không
thể bỏ qua mảng lịch sử. Những bài văn, hình ảnh, câu chuyện nhân vật lịch sử
do chính các em sưu tầm, viết ra, sẽ góp phần làm cho tâm hồn các em phong

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

18


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

phú, có tác động đến tất cả bạn bè xung quanh... Tôi khuyến khích mỗi em học
sinh có một cuốn sổ tay lịch sử, mỗi tuần một nhân vật.
- Nên dùng những câu hỏi nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh,

không nên dùng những câu hỏi quá dễ, như thế tạo ra thái độ coi thường, không
chỉ đối với giáo viên mà còn đối với bộ môn.
- Nói đến Lịch sử là nói đến bản đồ, lược đồ, nhân vật, sự kiện. Vì vậy trong
dạy Lịch sử lược đồ rất quan trọng. Khi dạy Lịch sử giáo viên thường cung cấp
kiến thức theo mục tiêu bài dạy, chỉ cho học sinh quan sát bản đồ theo yêu cầu
bài để kịp thời gian giảng dạy mà thôi, chính vì thế đã dẫn đến rất nhiều học
sinh khi lên lớp 5, thậm chí lên trung học vẫn không xác định được nhà nước
đầu tiên của nước ta là gì? hay cách đứng chỉ lược đồ như thế nào?…. Do đó
giáo viên nên dành nhiều thời gian hướng dẫn học sinh xác định các yếu tố, cách
trình bày một lược đồ. Kế tiếp là cho học sinh đọc tên bản đồ, lược đồ. Trên
thực tế giáo viên thường ít cho học sinh đọc tên bản đồ, lược đồ mà chỉ tập
trung cho học sinh chú ý quan sát ngay đối tượng cần tìm hiểu. Thực sự việc cho
học sinh đọc tên bản đồ, lược đồ rất quan trọng, nó giúp học sinh xác định ngay
trọng tâm bản đồ, lược đồ và giúp các em tìm đúng bản đồ, lược đồ để tra cứu
khi cần thiết. Sau đó giáo viên giúp học sinh nắm được các kí hiệu lược đồ vì
càng lên lớp trên, các kí hiệu bản đồ càng nhiều.
- Khi tiến hành một bài dạy liên quan đến sự kiện lịch sử: Giáo viên nên cho
học sinh vừa chỉ lược đồ vừa tường thuật lại bằng lời của học sinh, lúc này học
sinh sẽ hiểu bài hơn, hứng thú hơn và khắc sâu kiến thức bài học tốt hơn.
III. KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả đạt được:
Việc dạy và học môn Lịch sử lớp 4 là không hề đơn giản, bởi đó là môn học
mới mẻ và các kiến thức đều hết sức lạ lẫm đối với học sinh. Nhưng môn học
này lại rất quan trọng. Vì nó là nền tảng để các em tiếp tục học tốt môn Lịch sử
lớp 5 và cả môn Lịch sử ở trường trung học.Vì vậy, bản thân tôi đã cố gắng vận
dụng các biện pháp và những kinh nghiệm của mình vào từng bài dạy. Qua đó,

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

19



Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

tôi nhận thấy học sinh đã có bước tiến rõ rệt, các em hứng thú với tiết học hơn,
các kiến thức cơ bản các em cũng nắm chắc hơn. Đồng thời các em còn biết vận
dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, biết yêu thiên nhiên, con người, quê
hương, đất nước, yêu cuộc sống xung quanh.
Sau mỗi tiết học, tôi tổ chức cho học sinh tổng hợp kiến thức chính của bài
bằng hệ thống các câu hỏi hoặc trò chơi Hỏi – Đáp hay tổ chức các trò chơi dễ
ghi nhớ nội dung bài như: giải ô chữ, ai nhanh ai đúng, đố vui, thử tài đoán
nhanh, đoán tên nhân vật, nối nhanh tay,....hay bằng sơ đồ hệ thống hóa kiến
thức đã học.
2. Muốn học sinh tiếp thu nhanh và có hiệu quả môn Lịch sử cần thực hiện
một số yêu cầu sau:
- Tạo sự hứng khởi và yêu thích từ đối tượng học sinh, khi các em có tâm lý
thoải mái, có nhu cầu được học hỏi thì việc truyền thụ của giáo viên sẽ dễ dàng.
khi đã có không khí sư phạm thì việc trao đổi thông tin thuận lợi hơn.
- Bên cạnh tất cả những gì sách giáo khoa đã viết, giáo viên cần mở rộng liên
hệ thực tế những gì liên quan gần gũi xung quanh, như thế mới kích thích sự tìm
tòi sáng tạo của học sinh, sẽ giúp học sinh tiếp thu nhanh, có hiệu quả và yêu
thích học hơn.
- Tạo ra cho mình một phong thái sư phạm tích cực, như thế học sinh sẽ có
một cái nhìn tích cực.
- Trong quá trình dạy nên lồng ghép các câu chuyện vui, dòng thơ có liên
quan đến bài dạy. Như thế sẽ tạo ra không khí vui tươi, thoải mái. Nhưng cũng
nên tránh sa đà vào kể chuyện mà không đảm bảo nội dung của bài dạy.
- Thực hiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tùy thuộc vào từng
nội dung bài dạy.
- Trong Lịch sử các yếu tố nhân vật, sự kiện luôn liên quan với nhau, vì vậy

giáo viên nên dạy cho các em biết cách khai thác kiến thức từ sách giáo khoa,
qua ti vi, sách báo, có yêu cầu chuẩn bị trước khi có tiết học diễn ra.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

20


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

- Để đưa các thông tin mới lạ vào bài giảng cần thiết phải áp dụng công nghệ
thông tin khi lên lớp, bởi các bức tranh, đoạn phim là kiến thức thuyết phục hơn
các lời giảng “nghe quên, nhìn nhớ, chỉ có trải nghiệm mới thấu hiểu”.
- Sau mỗi tiết dạy, giáo viên nên chốt lại các kiến thức trọng tâm bằng cách
đặt câu hỏi, chơi trò chơi,… nhằm tạo tính tích cực của học sinh.
C. KẾT LUẬN
Để thiết kế các hoạt động học tập môn Lịch sử cho học sinh một cách
có hiệu quả, giáo viên cần chú ý:
- Thứ nhất: Công tác chuẩn bị được xem là yếu tố quan trọng. Dù một giáo
viên có giỏi đến đâu nếu không chuẩn bị bài dạy tốt thì không đem lại hiệu quả,
đặc biệt trong bộ môn Lịch sử phương tiện trực quan là yếu tố cần thiết.
- Thứ hai: Muốn dạy tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một kiến thức vững
vàng về chuyên môn. Luôn luôn tìm tòi, trau dồi kinh nghiệm của bản than, học
hỏi đồng nghiệp. Thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin có liên quan
trên thông tin đại chúng như: ti vi, báo, internet,... để bài dạy phong phú, các em
hứng thú, ham thích hơn.
- Thứ ba: Khi lên lớp đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, có như
thế sẽ giúp chúng ta thực hiện các bước lên lớp, trình bày các ý đồ của mình
được tốt hơn.
- Thứ tư: Không nên mang trạng thái tâm lý nặng nề, bực nhọc ở nhà trường

hay gia đình lên bục giảng, bởi như thế sẽ làm giảm hưng phấn và lòng nhiệt
tình của người dạy mà còn lây lan tâm lý đến học sinh trong cả lớp.
- Thứ năm: Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Bởi
học sinh tiểu học hình ảnh trực quan bao giờ cũng giúp các em khắc sâu kiến
thức hơn là tư duy trừu tượng.
Bên cạnh việc tổ chức để tiết học sôi nổi, phát huy tính tích cực, thu hút
học sinh,… mỗi tháng tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra định kì để khảo
sát tình hình học tập và kiến thức của các em. Giúp các em học tốt hơn, chỉ ra
những khuyết điểm để các em rút kinh nghiệm và cố gắng hơn trong học tập.

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

21


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

2. Đề xuất, kiến nghị:
Môn Lịch sử là môn học còn khá mới mẻ với các em học sinh lớp 4 vì ở
lớp 3 các em chưa biết môn học này như thế nào, chỉ biết qua một phần trong
môn Tự nhiên và Xã hội. Vì vậy, để các em học môn Lịch sử tốt hơn nữa tôi xin
có những đề xuất sau:
- Nên tổ chức cho các em được đi tham quan các di tích lịch sử, hay tổ chức
triển lãm các thông tin do chính học sinh sưu tầm, sắp xếp diễn biến theo từng
chặng thời gian (có sự hỗ trợ của Đoàn – Đội) để các em hiểu và vận dụng tốt
vào trong thực tế.
- Trang bị thêm nhiều thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong trường
học, để những bài dạy cần đến phim tư liệu có thể sử dụng trình chiếu cho các
em xem.
- Trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa tổ chức các hội thi như: vui để học, vẽ

tranh, giúp các em hiểu biết, khắc sâu và tìm tòi thích thú với môn học này hơn.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử lớp 4 nói
riêng và chương trình lịch sử tiểu học nói chung. Trong suốt thời gian qua, bản
thân tôi đã nghiên cứu vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất lượng học sinh
được nâng lên rõ rệt. Các em đã tự tin, phấn khởi và ham thích hơn khi học Lịch
sử. Trong phạm vi đề tài này tôi đưa ra một số biện pháp dạy Lịch sử hiệu quả
đã áp dụng trên lớp. Tuy nhiên, không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
đồng nghiệp, cùng các cấp quản lý giáo dục góp ý để đề tài được hoàn thiện
hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Lịch sử hiện nay./.
Xin chân thành cảm ơn!
Phước Vĩnh, ngày 13 tháng 01 năm 2015
NGƯỜI THỰC HIỆN

Hoàng Thị Ly

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

22


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

MỤC LỤC
A. Mở đầu............................................................................................Trang 1
I. Lý do chọn đề tài..........................................................................Trang 1
II. Mục đích nghiên cứu................................................................Trang 2-3
B. Nội dung..........................................................................................Trang 3
I. Cơ sở khoa học của đề tài..............................................................Trang 3
1. Cơ sở lí luận..............................................................................Trang 3


Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

23


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

1.1. Lịch sử là gì?........................................................................Trang 3
1.2. Mục tiêu của môn Lịch sử...................................................Trang 4
1.3. Hệ thống, nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 4...........Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................Trang 5
2.1. Thuận lợi..........................................................................Trang 5
2.2. Khó khăn.......................................................................Trang 5-6
II. Một số Biện pháp để dạy tốt môn Lịch sử lớp 4.........................Trang 6
1. Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử lớp 4............................Trang 6
1.1. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử........Trang6
1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới...............................Trang 7
2. Thiết kế bài dạy Lịch sử lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh..................................................................................................Trang 8-10
3. Rèn cho học sinh kĩ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ..............Trang 11
4. Rèn cho học sinh kĩ năng hình thành biểu tượng và khái niệm Lịch sử
..................................................................................................Trang 12
5. Sử dụng sơ đồ giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức trong dạy
Lịch sử lớp 4.............................................................................................Trang 13
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lịch sử lớp 4
...............................................................................................................Trang 15
7. Sử dụng phương pháp trò chơi ......................nhẹ nhàng Trang 17-18
8. Gợi hứng thú trong học Lịch sử.............................................Trang 18
9. Một số biệp pháp khác............................................................Trang 19
C. Bài học kinh nghiệm..........................................................Trang 19-20

D. Kết luận....................................................................................Trang 21
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC : 2014 – 2015
Đề tài : “Một số biện pháp để dạy tốt môn Lịch sử lớp 4”

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015

24


Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Họ và tên : Hoàng Thị Ly
Đơn vị : Trường Tiểu học Phước Vĩnh B
I/ Nhận xét
1) Về nội dung:
a) Tính mới ( 20 điểm):................................................................................
b) Tính khoa học ( 25 điểm):.......................................................................
c) Tính ứng dụng thực tế ( 20 điểm):...........................................................
d) Tính hiệu quả (25điểm):.........................................................................
2) Về hình thức :
a) Hệ thống khoa học ( 5 điểm):.................................................................
b) Cỡ chữ, kiểu chữ, hình thức ( 5 điểm):...................................................
II/ Đánh giá chung:...............................................................................................
III/ Xếp loại:..........................................................................................................

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
Kí tên

Hoàng Thị Ly – GV lớp 4 Trường TH Phước Vĩnh B – Năm học 2014 - 2015


25


×