Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Báo cáo tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2017 của ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2015
VÀ KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM 2016


Hà Nội, 1-2016

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG............................................................................VI
PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ
NĂM 2015................................................................................................................ 1
I. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ VÀ BỐI CẢNH THỰC HIỆN.......................................1
1.1. Căn cứ đánh giá

1

1.2. Bối cảnh thực hiện 1
II. MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU................................................................2
2.1. Tiên phong đổi mới tuyển sinh bằng phương pháp ĐGNL và nâng cao
chất lượng đào tạo2
2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trong và ngoài ĐHQGHN 2
2.3. Xuất bản quốc tế gắn với đào tạo chất lượng cao

3

2.4. Nghiên cứu khoa học cơ bản gắn với chuyển giao ứng dụng; đạt nhiều


giải thưởng KHCN
3
2.5. Các chỉ số xếp hạng quốc tế tăng 4
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ...................................4
3.1. Công tác tổ chức

4

3.2. Đào tạo - Công tác học sinh/sinh viên............................................................6
3.2.1. Đào tạo

6

3.2.2. Công tác học sinh/sinh viên
3.3. Khoa học và Công nghệ

9

11

3.3.1. Quy hoạch hệ thống PTN, các tổ chức nghiên cứu KH&CN 11
3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư trang thiết bị KH&CN
12
3.3.3. Phát triển các sản phẩm KH&CN

12

3.3.4. Hỗ trợ hoạt động chuyển giao sản phẩm KH&CN
3.3.5. Chương trình Tây Bắc


13

13
i


3.4. Các điều kiện đảm bảo chất lượng
3.4.1. Nhân lực

14

3.4.2. Cơ sở vật chất
3.4.3. Tài chính

14

17

18

3.5. Hợp tác phát triển

19

3.6. Đảm bảo chất lượng 23
3.6.1. Kiểm định chất lượng trong ĐHQGHN 23
3.6.2. Kiểm định chất lượng ngoài ĐHQGHN 25
3.6.3. Phân tầng chất lượng CTĐT

25


3.6.4. Hoạt động đánh giá phản hồi từ các đối tượng liên quan
3.7. Quản trị đại học

26

26

3.7.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, điều hành

26

3.7.2. Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin

27

3.7.3. Thanh tra, pháp chế27
IV. CÁC TỒN TẠI/ HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN.......................................28
4.1. Các tồn tại/hạn chế 28
4.2. Nguyên nhân 30
4.2.1. Về khách quan

30

4.2.2. Về chủ quan 30
PHẦN 2. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM 2016...............31
I. CĂN CỨ VÀ BỐI CẢNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ 2016.....31
1.1. Các căn cứ chủ yếu 31
1.2. Bối cảnh thực hiện 31
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2016.....................32

2.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản
2.1.1. Mục tiêu chung

32

32

2.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản

32

2.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016

33
ii


2.2.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo

33

2.2.2. Phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ 34
2.2.3. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế

34

2.3. Các nhiệm vụ cụ thể 34
2.3.1. Công tác tổ chức

34


2.3.2. Đào tạo - Kiểm định - Công tác học sinh/sinh viên
2.3.3. Khoa học và Công nghệ

35

36

2.3.4. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

37

2.3.5. Hợp tác phát triển 39
2.3.6. Quản trị đại học

39

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................................................40
3.1. Văn phòng, các Ban chức năng.....................................................................40
3.2. Các đơn vị thành viên và trực thuộc
3.3. Các tổ chức Đảng - đoàn thể

40

40

PHỤ LỤC I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KHNV NĂM 2015......................41
PHỤ LỤC II. KHUNG CHỈ TIÊU KHNV NĂM 2016 CỦA ĐHQGHN..................46
PHỤ LỤC III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI..........51
PHỤ LỤC IV. CƠ CẤU SỐ LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC CỦA

ĐHQGHN................................................................................................................ 52
PHỤ LỤC V. ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC ĐHQGHN PHÂN THEO CHỨC DANH
KHOA HỌC VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO...............................................................53
PhỤ lỤc Vi. QUY HOẠCH HỆ THỐNG PHÒNG THÍ NGHIỆM Ở ĐHQGHN
56

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBKH

Cán bộ khoa học

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSVC

Cơ sở vật chất

CCVC

Công chức viên chức


CTĐT

Chương trình đào tạo

CLC

Chất lượng cao

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐH

Đại học

ĐHQG

Đại học Quốc gia

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐT-BD


Đào tạo - bồi dưỡng

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDQP-AN

Giáo dục quốc phòng - An ninh

HSSV

Học sinh sinh viên

HTPT

Hợp tác phát triển

KĐCL

Kiểm định chất lượng

KHCN

Khoa học Công nghệ

KHNV

Kế hoạch nhiệm vụ


KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHNV

Kế hoạch nhiệm vụ

KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn
KHTN

Khoa học tự nhiên

KHTC

Kế hoạch tài chính

KTX

Ký túc xá

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KTT

Kế toán trưởng

LKQT


Liên kết quốc tế

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCS

Nghiên cứu sinh
iv


NSNN

Ngân sách nhà nước

NVCL

Nhiệm vụ chiến lược

PTN

Phòng thí nghiệm

TCCB

Tổ chức cán bộ

THPT


Trung học phổ thông

TTPC

Thanh tra Pháp chế

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHH

Xã hội hóa

v


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 1. Cơ cấu ngành đào tạo của ĐHQGHN năm 2015

8

Hình 2. Số CTĐT LKQT của các đơn vị trong ĐHQGHN 8
Hình 3. Đội ngũ CBKH của ĐHQGHN14
Hình 4. Số lượt cán bộ được đào tạo bồi dưỡng

16


Hình 5. Hoạt động đoàn ra - đoàn vào 22
Hình 6. Tỷ lệ sinh viên quốc tế đến qua các năm và tỷ lệ phân bố ở các đơn vị 22
Hình 7. Tỷ lệ cán bộ nước ngoài đến qua các năm và tỷ lệ phân bố ở các đơn vị23
Hình 8. Số lượng các CTĐT được kiểm định AUN và đánh giá chất lượng đồng
cấp theo đơn vị
24

Bảng 1. Quy hoạch hệ thống PTN trong ĐHQGHN 11
Bảng 2. Số lượng cán bộ tuyển dụng theo nhóm đối tượng, vị trí việc làm
15

vi


PHẦN 1
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM 2015

I. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ VÀ BỐI CẢNH THỰC HIỆN
1.1. Căn cứ đánh giá
Chiến lược phát triển của ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ban hành
kèm theo Quyết định số 4488/QĐ-ĐHQGHN ngày 28/11/2014 của Giám đốc
ĐHQGHN;
Chiến lược phát triển KH&CN của ĐHQGHN đến năm 2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 155/QĐ-ĐHQGHN ngày 09/01/2015 của Giám đốc ĐHQGHN;
Chỉ tiêu KHNV năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 310/QĐĐHQGHN và số 311/QĐ-ĐHQGHN ngày 22/01/2015; Điều chỉnh chỉ tiêu KHNV
năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 3549/QĐ-ĐHQGHN ngày 28/9/2015
của Giám đốc ĐHQGHN;
Kế hoạch các nhiệm vụ ưu tiên triển khai năm 2015 của ĐHQGHN ban hành
kèm theo Quyết định số 1397/QĐ-ĐHQGHN ngày 17/4/2015 của Giám đốc
ĐHQGHN.

1.2. Bối cảnh thực hiện
Cả nước nói chung và ĐHQGHN nói riêng đang tích cực triển khai đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, KH&CN theo tinh thần các Nghị quyết
Trung ương số 20/NQ-TW và số 29/NQ-TW. ĐHQGHN đang tập trung các giải
pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong Chiến lược phát triển của ĐHQGHN đến
năm 2020, tầm nhìn năm 2030.

1


Nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới về giáo dục đại học, về cơ chế tài
chính cho giáo dục đại học, về ĐHQGHN được ban hành, đã có tác động sâu rộng
tới hoạt động của ĐHQGHN: Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc
hội thông qua ngày 18/6/2012; Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học số
08/2012/QH13; Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 về ĐHQG; Quyết
định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 về Quy chế tổ chức hoạt động của
ĐHQG; Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập; Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm tự
chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; Nghị định 86/2015/NĐ-CP
ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu quản lý học phí cơ sở giáo dục quốc
dân từ năm học 2015 2016 đến năm học 2020-2021,…
II. MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
2.1. Tiên phong đổi mới tuyển sinh bằng phương pháp ĐGNL và nâng cao chất
lượng đào tạo
Năm 2015, ĐHQGHN tổ chức thành công hai đợt thi đánh giá năng lực phục
vụ tuyển sinh đại học chính quy. Kỳ tuyển sinh năm 2015 đã đạt được các mục tiêu
cơ bản đề ra: an toàn, chất lượng, nghiêm túc, đúng kế hoạch, đúng quy chế, tạo
được sự đồng thuận và hưởng ứng của toàn xã hội; đánh giá toàn diện năng lực

người học; khách quan, chính xác, công bằng, minh bạch, thuận tiện; công bố kết
quả nhanh; giảm chi phí, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội. Kết
quả của kỳ tuyển sinh đã khẳng định hướng đi đúng của ĐHQGHN, được xã hội
thừa nhận và đánh giá cao. Đây là mô hình mới, tiên tiến, hội nhập với thế giới và
thể hiện sự tiên phong trong đổi mới tuyển sinh của ĐHQGHN, một bước tiến
trong kiểm tra đánh giá giúp ĐHQGHN kiểm soát, nâng cao chất lượng đầu vào.
Công tác tổ chức đào tạo được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, quy
định, đảm bảo chất lượng đầu ra tốt. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay
cao, trong đó có những ngành đạt 100%.

2


Năm 2015 cũng là năm học sinh THPT Chuyên ĐHQGHN ghi dấu ấn trên
đấu trường Quốc tế với tổng số 8 huy chương vàng (1 HCV Toán, 1 HCV Tin học,
6 HCV cuộc thi triển lãm sáng chế quốc tế), 10 huy chương bạc (1 HCB Tin học, 3
HCB Sinh học, 6 HCB cuộc thi triển lãm sáng chế quốc tế), 1 huy chương đồng
Sinh học. 54 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (5 giải nhất, 24 giải nhì
và 25 giải ba). Đặc biệt, đội tuyển Olympic Tin học quốc tế mang lại thành tích cao
nhất trong vòng 15 năm trở lại đây cho Việt Nam, tiếp tục khẳng định truyền thống
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu khoa học cơ bản của ĐHQGHN.
2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trong và ngoài ĐHQGHN
Năm 2015, ĐHQGHN tiếp tục tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo
tiêu chuẩn AUN cho 4 CTĐT của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (03) và Trường
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (01) nâng tổng số các chương trình đã được
kiểm định AUN lên 15 trong đó có 3 chương trình đạt điểm cao nhất (5/7) trong số
các CTĐT được kiểm định ở VN, khẳng định chất lượng đào tạo cao, hướng tới
chuẩn quốc tế của ĐHQGHN.
Trong năm 2015, Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục, ĐHQGHN đã
tổ chức 3 khóa đào tạo kiểm định viên KĐCL giáo dục đại học và trung cấp chuyên

nghiệp cho 118 người, cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho 108 người, trong đó
có 19 người được Bộ GD&ĐT cấp chứng chỉ hành nghề Kiểm định viên KĐCL
giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt, Trung tâm là tổ chức KĐCL
độc lập đầu tiên của Viện Nam thực hiện KĐCL trường đại học và đã hoàn thành
đợt khảo sát chính thức phục vụ KĐCL giáo dục cho trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà
Nẵng. Tính đến hết tháng 12/2015, Trung tâm triển khai đánh giá cho 03 trường
ĐH trong cả nước, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở giáo dục tại
Việt Nam.
2.3. Xuất bản quốc tế gắn với đào tạo chất lượng cao
Năm 2015, ĐHQGHN công bố 564 bài báo quốc tế và xuất bản 53 sách
chuyên khảo chất lượng cao với các thứ tiếng khác nhau, trong đó có 250 bài thuộc
hệ thống tạp chí Scopus và 255 bài thuộc hệ thống tạp chí ISI với chỉ số trích dẫn
trung bình của các bài báo ISI đạt 3,9 và có nhiều công trình có ứng dụng trong đào
tạo đại học và sau đại học gắn với bối ảnh hội nhập quốc tế góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo và vị thế của ĐHQGHN trong khu vực và thế giới.
2.4. Nghiên cứu khoa học cơ bản gắn với chuyển giao ứng dụng; đạt nhiều giải
thưởng KHCN
3


Năm 2015, các sản phẩm nghiên cứu của đội ngũ các nhà khoa học thuộc
ĐHQGHN đã đóng góp nhiều ý kiến khoa học sâu sắc, thiết thực cho các văn kiện
Đại hội Đảng của 14 tỉnh thuộc Vùng Tây Bắc và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XII. Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã nghiên cứu và chuyển giao bộ cơ sở dữ liệu 14
tỉnh Tây Bắc làm nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác điều hành, quản
lý của lãnh đạo các địa phương; bàn giao các sản phẩm về phát triển nhân lực lãnh
đạo, quản lý khu vực hành chính công cho các tỉnh vùng Tây Bắc và Báo cáo kinh
tế thường niên cho Ban Kinh tế Trung ương.
ĐHQGHN là một trong số ít đơn vị KH&CN nòng cột được Hội đồng Lý
luận Trung ương phối hợp tổ chức hội thảo khoa học, lấy ý kiến của các chuyên gia

đóng góp cho chương trình hoạt động toàn khóa giai đoạn 2016-2020 và mô hình
cơ cấu tổ chức của Hội đồng.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đi vào chiều sâu công nghệ và được ứng
dụng, triển khai trong thực tiễn, bao gồm các nhóm sản phẩm tiêu biểu như: Hệ gen
của 3 cá thể thuộc một gia đình người Việt; Phát triển công nghệ Plasma lạnh hoạt
động ở điều kiện khí quyển thông thường (AP Plasma) để diệt khuẩn, cũng như hạn
chế quá trình nhanh chín của hoa quả; Vi mạch chuyên dụng mã hóa video VNUUET VENGME H.264/AVC@2014.
Kết quả của hoạt động KH&CN trong năm qua đã mang lại các giải thưởng
cao quý như giải thưởng Tạ Quang Bửu (GS Đinh Dũng- Viện Công nghệ Thông
tin), giải thưởng L'Oréal – For Women in Science, National Award 2015 (TS Phạm
Thị Kim Trang- Trường ĐH KHTN), giải thưởng Nhân tài đất Việt (Nhóm NC của
PGS.TS Trần Xuân Tú- Trường ĐH Công nghệ).
2.5. Các chỉ số xếp hạng quốc tế tăng
Năm 2015, ĐHQGHN tiếp tục được Tổ chức xếp hạng đại học QS
(Quacquarelli Symonds) Asia xếp vào top 200 (thuộc nhóm 191-200) các đại học
hàng đầu Châu Á, đứng đầu trong số các trường ĐH của Việt Nam tiếp theo là
ĐHQG Tp.HCM (thuộc nhóm 201-250).
ĐHQGHN tiếp tục giữ vị trí số 1 của Việt Nam trong xếp hạng Scimago Lab
về tổng số bài báo khoa học (công bố trong giai đoạn 2010 – 2014), thứ 1895 thế
giới (tăng 88 bậc trong bảng xếp hạng thế giới, từ 1983 lên 1895).

4


Trong bảng xếp hạng URAP 2015, ĐHQGHN vươn lên ngôi vị số 1 của Việt
Nam và đứng thứ 1196 trong hệ thống các trường ĐH trên thế giới, tiếp theo là
ĐHQG Tp.HCM, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Cần Thơ và Trường
ĐH Y Hà Nội.
Trong bảng xếp hạng Webometrics năm 2015, cả 2 lần công bố (tháng 01 và
tháng 8/2015) ĐHQGHN tiếp tục vị trí số 1 trong số 122 trường ĐH Việt Nam với

thứ hạng 894 thế giới (lần 1) và 1133 (lần 2); thứ 20 Đông Nam Á (lần 1) và thứ 27
(lần 2). Đặc biệt thứ hạng của chỉ số đánh giá chất lượng học thuật Excellence tăng
từ 1822 (lần 1) lên vị trí 1698 (lần 2).
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
3.1. Công tác tổ chức
Nhiệm vụ thành lập mới, nâng cấp đơn vị được triển khai có hiệu quả.
ĐHQGHN đã hoàn thiện hồ sơ thành lập Viện Trần Nhân Tông trình Thủ tướng
Chính phủ; Đề án thành lập Viện Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Nội vụ và
Bộ KH&CN thẩm định; hoàn thành dự thảo Đề án thành lập trường ĐH Luật; kiện
toàn cơ cấu tổ chức và phê duyệt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho
Khoa Quốc tế, tạo tiền đề cho việc nâng cấp thành Trường ĐH thành viên; hoàn
thành dự thảo Quy chế về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức, khung nhân sự giai
đoạn 2016-2020 và đội ngũ giảng viên cho Trường ĐH Việt Nhật. Nhằm tăng
cường tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ, năm 2015 ĐHQGHN đã thành
lập Nhà khách ĐHQGHN trực thuộc Văn phòng ĐHQGHN để quản lý và khai
thác. Đến nay, ngoài Văn phòng và các Ban chức năng, cơ cấu tổ chức của
ĐHQGHN gồm 31 đơn vị thành viên và trực thuộc. Cơ cấu hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, phục vụ và dịch vụ của ĐHQGHN chuyển dịch đáng kể, đạt
xấp xỉ 6/3/1, tiệm cận tiêu chí của ĐH nghiên cứu.

5


Công tác điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển cơ cấu tổ chức của các đơn vị
được triển khai tích cực, theo hướng có quy mô hợp lý, bảo đảm liên thông, liên kết
hữu cơ, phát huy tính chuyên môn hóa theo thế mạnh của từng đơn vị . Các bộ phận
chức năng, tham mưu giúp việc của các đơn vị được cấu trúc theo hướng tinh gọn,
hoạt động hiệu quả, đồng nhất về tên gọi, chức năng và nhiệm vụ. Các trường ĐH
thành viên được cấu trúc lại theo định hướng ĐH nghiên cứu, chuyển đổi và phát
huy mô hình khoa thành viện, thành lập thêm các trung tâm nghiên cứu, phòng thí

nghiệm trực thuộc. Đặc biệt, để tận dụng thế mạnh về đội ngũ nhân lực, cơ sở vật
chất, đồng thời tạo nguồn đầu vào có chất lượng cao, bên cạnh việc tăng cường
năng lực tổ chức và hoạt động của 02 Trường THPT hiện có (Trường THPT chuyên
KHTN và THPT chuyên Ngoại ngữ), ĐHQGHN đã chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ thành
lập Trường THPT Khoa học Giáo dục trực thuộc Trường ĐH Giáo dục, Trường
THPT chuyên KHXH&NV trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV. Trong năm 2015,
ĐHQGHN đã công nhận thêm 5 nhóm nghiên cứu mạnh, nâng tổng số nhóm nhiên
cứu mạnh của ĐHQGHN lên 21 trong số 80 nhóm nghiên cứu.
Quy định về tổ chức và hoạt động của các đơn vị, tạo hành lang pháp lý quan
trọng để triển khai tổ chức và hoạt động cũng được rà soát đến đến nay, đã ban
hành lại Quy định cho 03 viện nghiên cứu thành viên và 15 đơn vị trực thuộc; 04
trường ĐH thành viên ban hành lại Quy chế tổ chức và hoạt động, các trường ĐH
còn lại đã hoàn thiện dự thảo và đang báo cáo ĐHQGHN trước khi ban hành.

6


3.2. Đào tạo - Công tác học sinh/sinh viên
3.2.1. Đào tạo
Đào tạo Trung học phổ thông chuyên: Năm 2015 là năm học sinh THPT
Chuyên ĐHQGHN ghi dấu ấn trên đấu trường Quốc tế với tổng số 8 huy chương
vàng (1 HCV Toán, 1 HCV Tin học, 6 HCV cuộc thi triển lãm sáng chế quốc tế), 10
huy chương bạc (1 HCB Tin học, 3 HCB Sinh học, 6 HCB cuộc thi triển lãm sáng
chế quốc tế), 1 huy chương đồng Sinh học. 54 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia (5 giải nhất, 24 giải nhì và 25 giải ba). Đặc biệt, đội tuyển Olympic Tin
học quốc tế mang lại thành tích cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây cho Việt
Nam, tiếp tục khẳng định truyền thống phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu khoa học
cơ bản của ĐHQGHN. Công tác đào tạo năm học của các Trường THPT chuyên
diễn ra đúng kế hoạch. Chất lượng đào tạo đảm bảo, 100% học sinh tốt nghiệp và
tiếp tục học tập ở các bậc đào tạo cao hơn trong và ngoài nước.

Đào tạo đại học: Năm 2015, ĐHQGHN đang triển khai 124 CTĐT của 87
ngành học bậc đại học: tài năng (chiếm 3,22%), tiên tiến (1,61%), chuẩn quốc tế
(4,84%), chất lượng cao (17,74%) và chương trình chuẩn (72,58%) bên cạnh một
vài CTĐT bằng kép. Quy mô đào tạo chính quy là 24.716 sinh viên trong đó số
sinh viên thuộc 34 CTĐT đặc biệt (tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng
cao) là 3.229 sinh viên, chiếm 13,1% tổng quy mô sinh viên đào tạo bậc đại học
chính quy. Nhìn chung, công tác đào tạo trong toàn ĐHQGHN vẫn duy trì ổn định,
đảm bảo mục tiêu đào tạo nhân tài, nhân lực và nhân công của ĐHQGHN.
Đào tạo sau đại học: Năm học 2015, ĐHQGHN triển khai đào tạo 132 CTĐT
bậc thạc sỹ và 108 CTĐT tiến sỹ. Trong tổng số 240 CTĐT sau đại học (thạc sỹ và tiến
sỹ), 04 CTĐT chuẩn quốc tế đang triển khai tại Trường ĐH KHTN và Trường ĐH
Công nghệ. Tính đến thời điểm hiện tại, quy mô đào tạo ở ĐHQGHN bậc thạc sỹ là
7.399 học viên, bậc tiến sỹ là 1.158 nghiên cứu sinh. Nhìn chung, các đơn vị thực hiện
tốt công tác đào tạo sau đại học năm 2015.

7


Công tác đổi mới tuyển sinh: ĐHQGHN trong năm 2015 đã tổ chức 2 kỳ thi
tuyển sinh đại học chính thức: Đợt 1 (tháng 5/2015) và đợt 2 (tháng 8/2015). Công tác
tuyển sinh được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế đảm bảo đáp ứng được
mục tiêu đề ra. Kỳ thi được tổ chức thi tại 196 phòng thi đánh giá năng lực và 436
phòng thi ngoại ngữ tại 7 tỉnh/thành phố, bao gồm Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội,
Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng. Thống kê kết quả thi tuyển sinh năm
2015 có 62.263 thí sinh đăng ký dự thi và tổng tỉ lệ thí sinh dự thi đạt 87,05 %. Căn
cứ kết quả kỳ thi ĐGNL và chỉ tiêu tuyển sinh, các đơn vị xây dựng điểm trúng
tuyển cao hơn ngưỡng ĐBCL đầu vào do ĐHQGHN quy định. Điểm ngưỡng tuyển
theo kết quả thi ĐGNL thấp nhất là 75 (ngành Triết học, Khí tượng, Thủy văn, Hải
dương học, Kỹ thuật địa chất, Khoa học đất); điểm ngưỡng tuyển cao nhất là 111,5
(ngành Y đa khoa); nhiều ngành có điểm ngưỡng tuyển trên 100,0. Đối với các

ngành ngoại ngữ, điểm ngưỡng tuyển theo kết quả thi ngoại ngữ thấp nhất là
7,0/10,0 và cao nhất là 8,375/10,0.
Các đơn vị đào tạo triển khai công tác nhập học từ 10/8 đến hết 5/9/2015.
Năm 2015, ĐHQGHN tuyển được 4.988 sinh viên, đạt 80,71% so với chỉ tiêu. Một
số đơn vị có tỷ lệ nhập học cao Khoa Y Dược (116%) và Trường ĐH Giáo dục
(93,33%), Trường ĐH KHXH&NV đạt 92,3%, Trường ĐH Công nghệ (88,0%).
Một số ngành nhập học chưa đủ chỉ tiêu, trong đó các ngành có tỷ lệ thí sinh nhập
học thấp như Thủy văn (đạt 20%); Địa chất học (đạt 32,5%); Địa lý tự nhiên (đạt
46%). Kết quả nhập học phản ánh trung thực về nhu cầu thực tiễn và quy mô đào
tạo của từng ngành học tương ứng, là thông tin quan trọng để ĐHQGHN định
hướng ưu tiên phát triển các ngành đào tạo trong thời gian tới.
Về tuyển sinh SĐH: 60 chuyên ngành tuyển sinh theo phương thức ĐGNL
được thực hiện thành công (từ khâu ra đề thi đến khâu tổ chức thi, chấm thi), là tiền
đề quan trọng cho việc mở rộng thí điểm trong các năm sau. Toàn ĐHQGHN đã
tuyển được 2.539 thạc sĩ (đạt 89%) và 330 tiến sĩ (đạt 86.8%) chỉ tiêu. Quy mô
tuyển sinh có giảm so với các năm liền trước, song chất lượng tuyển sinh vẫn được
giữ vững, cơ cấu tuyển sinh giữa các chuyên ngành ổn định.

8


Chương trình đào tạo: Năm 2015, toàn ĐHQGHN đã thực hiện chuyển đổi
252 CTĐT và ban hành mới 15 chương trình ĐH, SĐH (trong đó có 6 CTĐT của
Trường ĐH Việt Nhật). Bên cạnh các ngành đào tạo truyền thống là thế mạnh của
ĐHQGHN, một số ngành/chuyên ngành đào tạo mới được xây dựng và thẩm định
để ban hành theo yêu cầu thực tiễn cũng như xu hướng xã hội hóa, toàn cầu hóa
giáo dục hiện đại, cụ thể: 03 CTĐT bậc đại học ngành Khoa học thư viện, Quản trị
khách sạn, Tôn giáo học; 03 CTĐT bậc thạc sỹ chuyên ngành Quản trị văn phòng,
Luật biển và quản lý biển, Tâm lý học lâm sàng; 03 CTĐT bậc tiến sỹ chuyên
ngành Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Quản lý hệ thống thông tin,

Công nghệ sinh học.

9


Hình 1. Cơ cấu ngành đào tạo của ĐHQGHN năm 2015

Nguồn: Ban Đào tạo, Tháng 12/2015
Đào tạo liên kết quốc tế: Sau một số năm trầm lắng, hoạt động liên kết quốc
tế có những khởi sắc mới. Hiện tại ĐHQGHN đang triển khai 25 chương trình liên
kết đào tạo quốc tế (23 CTĐT LKQT và 2 CTĐT có yếu tố nước ngoài.
Hình 2. Số CTĐT LKQT của các đơn vị trong ĐHQGHN

Nguồn: Ban Đào tạo, Tháng 12/2015
Ban hành văn bản quản lý mới: ĐHQGHN đã ban hành một số văn bản quan
trọng: Quy định về văn bằng, chứng chỉ; Quy định về quản lý và tổ chức liên kết
đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài ở ĐHQGHN; Quy định về về việc xét tuyển
người nước ngoài vào học ở ĐHQGHN. Đây là các văn bản quan trọng trong công
tác điều hành những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.
10


Đảm bảo chuẩn đầu ra tăng cường khả năng có việc làm cho sinh viên sau
tốt nghiệp: Năm 2015, 5.029 sinh viên đạt học chính quy đã tốt nghiệp và nhận học
vị cử nhân khoa học/kỹ sư của ĐHQGHN, 4.334 học viên cao học tốt nghiệp nhận
học vị thạc sỹ và 155 nghiên cứu sinh nhận học vị tiến sỹ. ĐHQGHN đã tích cực
tiến hành các hoạt động xác định chuẩn đầu ra cho sinh viên đại học. Tỷ lệ sinh
viên có việc làm đúng nghề sau khi tốt nghiệp 1 năm đạt 77%.
3.2.2. Công tác học sinh/sinh viên
- Chính trị tư tưởng:

Công tác chính trị tư tưởng đã mang lại những kết quả tích cực nhờ có những
giải pháp đổi mới và ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, đảm bảo tính thống nhất,
liên thông, liên kết trong toàn ĐHQGHN. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chuyên đề năm 2015 về “trung thực, trách nhiệm;
gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” đã được các
đơn vị thành viên, trực thuộc, các tổ chức đoàn thể và cá nhân tích cực hưởng ứng
thông qua các hoạt động cụ thể.
Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại
hội XII của Đảng; Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI; Đại hội Đảng bộ
ĐHQGHN lần thứ V; Đại hội Thi đua yêu nước ĐHQGHN lần thứ IV; Đại hội thi
đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX; chào mừng các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm của
đất nước, Thủ đô Hà Nội; kỷ niệm năm chẵn của các đơn vị trong ĐHQGHN cũng
được triển khai kịp thời, thống nhất. Nhiệm vụ theo sát thời sự trong và ngoài nước
để nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận trong cán bộ, HSSV được thực hiện
thường xuyên, đạt kết quả tốt. Hiệu quả công tác thông tin, truyền thông được nâng
cao trên cơ sở đẩy mạnh chất lượng hoạt động của các phương tiện thông tin truyền thông góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín của ĐHQGHN, tạo đồng thuận
cao trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, ngành giáo
dục và ĐHQGHN.
Đặc biệt trong năm 2015 nhiều đơn vị, cá nhân đã được trao tặng danh hiệu
cao quý: 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì; 01 Huân chương Lao động hạng
Nhất; 05 Huân chương Lao động hạng Nhì; 06 Huân chương Lao động hạng Ba; 14
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 cá nhân được phong tặng Chiến sĩ thi đua
toàn quốc; 26 Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 21 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ
Giáo dục và Đào tạo.

11


- Công tác sinh viên:
100% đơn vị đào tạo, hỗ trợ đào tạo trong ĐHQGHN đã xây dựng cơ chế

phối hợp, phân định rõ trách nhiệm của nhà trường, các đơn vị, cơ quan, chính
quyền địa phương, gia đình, HSSV trong việc giáo dục ý thức, đạo đức, bảo đảm an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và xung quanh học đường, trong công
tác HSSV ngoại trú, tuyên truyền giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội cho HSSV.
Năm 2015, ngoài nguồn học bổng theo ngân sách nhà nước, việc khai thác,
quản lý, sử dụng nguồn học bổng ngoài ngân sách để khuyến khích, động viên, hỗ
trợ HSSV cũng đã được triển khai tốt cả ở cấp ĐHQGHN cũng như cấp các đơn vị.
Chỉ tính riêng ở cấp ĐHQGHN, năm qua đã quản lý, tổ chức xét chọn và trao
4.882.450.000 đồng cho hàng nghìn lượt HSSV; hàng trăm lượt sinh viên được
nhận học bổng trao đổi, du học trị giá 8.400.000.000 đồng. Các học bổng có giá trị
lớn dành cho HSSV phải kể đến: Toshiba, Sasakawa, ShinnyoEn, Mitsubishi...
(Nhật Bản); Posco, Lotte, PonyChung... (Hàn Quốc); Dầu khí, BIDV, Viettel...
Hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế để triển khai công
tác tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ nâng cao khả năng kiếm việc làm cho sinh viên
trong năm qua cũng đã được triển khai với nhiều đổi mới về hình thức, nội dung, đa
dạng, linh hoạt theo đặc thù của từng đơn vị, ngành nghề, mang lại hiệu quả nhất
định. Ở cấp ĐHQGHN cũng như các đơn vị đã hợp tác tổ chức nhiều hoạt động
hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên và phối hợp với các doanh nghiệp như
Samsung, Toshiba, Lotte... để triển khai các chương trình hội nghị, hội thảo tuyển
dụng cho sinh viên.
Năm qua, 100 lượt HSSV của ĐHQGHN đã tham gia các chương trình giao
lưu, trao đổi sinh viên quốc tế, nổi bật như các chương trình: Chương trình ASEAN
trong thế giới ngày nay (AsTW 2015); Khóa đào tạo và giao lưu sinh viên tại Nhật
Bản; Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN lần 13 và ASEAN+3 lần thứ 3; Diễn đàn
sinh viên châu Á với Môi trường năm 2015; Diễn đàn Thủ lĩnh sinh viên ASEAN
(ASLF) lần thứ 4 năm 2015 và Hội nghị sinh viên lần thứ nhất (SAM)... Ngoài ra,
các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cũng đã thu hút được hàng trăm lượt sinh viên
quốc tế tới giao lưu, học tập ở các bậc đào tạo.


12


3.3. Khoa học và Công nghệ
3.3.1. Quy hoạch hệ thống PTN, các tổ chức nghiên cứu KH&CN
Hệ thống hóa và phân loại được các PTN theo các ngành và chuyên ngành
đào tạo trong ĐHQGHN. Đánh giá đúng thực trạng đầu tư cho các PTN cho đến
năm 2015 để đề xuất định hướng đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó,
tập trung đầu tư nâp cấp các PTN thực hành cơ sở, PTN chuyên đề, đầu tư hoàn
thiện một số PTN mục tiêu đạt chuẩn PTN trọng điểm ở ĐHQGHN; sắp xếp và sơ
đồ hóa hệ thống PTN và ngành, chuyên ngành đào tạo ở ĐHQGHN nhằm định
hướng công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới KHCN ở ĐHQGHN chính thức
trong năm 2016, trong đó có 216 PTN bao gồm 22 PTN thực hành cơ sở, 143 PTN
chuyên đề và 41 PTN mục tiêu.
Bảng 1. Quy hoạch hệ thống PTN trong ĐHQGHN
Đơn vị

PTN Thực
hành cơ sở
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
09
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
02
Trường ĐH Công nghệ
02
Trường ĐH Ngoại ngữ
01
Trường ĐH Kinh tế
01
Trường ĐH Giáo dục

01
Khoa Y Dược
02
Khoa Luật
02
Khoa Quốc tế
02
Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học
0
Viện Công nghệ thông tin
0
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
0
Viện Quốc tế Pháp ngữ
0
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
0
trường
Tổng cộng
22

PTN
Chuyên đề
52 (35 bộ môn)
09
41 (17 bộ môn)
03
02
04
07

03
02
07
0
02
02
09

PTN
Mục tiêu
22
04
04
01
01
01
03
0
01
01
02
01
0
0

143 (52 bộ
môn)

41


Nguồn: Ban KHCN, tháng 12/2015

13


3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư trang thiết bị KH&CN
Năm 2015, Ban KHCN triển khai và phối hợp với các đơn vị liên quan để
tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị thụ hưởng cho 21 dự
án đầu tư trang thiết bị KH&CN trong giai đoạn 2007-2014. ĐHQGHN đã đầu tư
873,5 tỷ đồng cho 6 đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN trong 21 dự án. Với
nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án đã góp phần thành lập mới được 13
TTNC/PTN có tiềm lực mạnh về nghiên cứu ở ĐHQGHN; Nhiều PTN và TTNC
được đầu tư chiều sâu để tăng cường năng lực nghiên cứu và phục vụ đào tạo chất
lượng cao. Ngoài ra các dự án đầu tư chiều sâu cũng dành kinh phí để xây dựng hệ
thống phòng ốc phục vụ đào tạo và nghiên cứu; một số dự án đầu tư chiều sâu đặc
thù cũng tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu chung của
toàn ĐHQGHN; đã có 337 lượt cán bộ được đào tạo chuyển giao công nghệ nhằm
khai thác tối đa hiệu quả đầu tư trang thiết bị, hệ thống phần mềm phục vụ nghiên
cứu, đào tạo và triển khai dịch vụ ở ĐHQGHN.
3.3.3. Phát triển các sản phẩm KH&CN
Việc phát triển các sản phẩm KH&CN được định hướng theo 03 nhóm sản
phẩm: nghiên cứu cơ bản, sản phẩm gắn với chuyển giao và sản phẩm đỉnh cao.
+ Nhóm sản phẩm nghiên cứu cơ bản: Trong năm 2015, toàn ĐHQGHN đã
công bố được 564 bài báo quốc tế, trong đó có 250 bài báo trên các tạp chí trong hệ
thống Scopus và 255 bài thuộc tạp chí ISI (trong đó có 34 bài báo là sản phẩm của
các nhiệm vụ KH&CN cấp ĐHQGHN), xuất bản được 53 sách chuyên khảo (trong
đó có 8 sách là sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN cấp ĐHQGHN). Ngoài ra, với
mục tiêu nghiên cứu phục vụ đào tạo, các đề tài nghiệm thu trong năm 2015 đã hỗ
trợ được 37 Tiến sĩ và 79 Thạc sĩ bảo vệ thành công luận văn, luận án.
+ Nhóm sản phẩm chuyển giao, hợp tác địa phương: ĐHQGHN cũng thúc

đẩy hợp tác KH&CN với nhiều đối tác trong nước nhằm gia tăng nguồn tài chính
phục vụ công tác KH&CN, trong đó: hợp tác với BIDV (1 chương trình và 4 nhiệm
vụ); hợp tác với Thành phố Hà Nội (06 đề tài, dự án); hợp tác với Tập đoàn dầu khí
(PVN - 01 nhiệm vụ); nhiều sản phẩm do ĐHQGHN đầu tư triển khai đã được
chuyển giao cho các Bộ, Ngành, địa phương.

14


+ Nhóm sản phẩm đỉnh cao: ĐHQGHN chú trọng phát triển, nâng cấp phát
riển các sản phẩm của ĐHQGHN trở thành các sản phẩm có hàm lượng KHCN
cao, thể hiện thế mạnh và thương hiệu ĐHQGHN. Một số sản phẩm nổi bật trong
năm 2015: (i) Công trình “Xấp xỉ và khôi phục tín hiệu có số chiều rất lớn trên lưới
thưa” của GS. Đinh Dũng thuộc Viện công nghệ thông tin được nhận giải thưởng
Tạ Quang Bửu; (ii) Sản phẩm “Vi mạch chuyên dụng mã hoá video VNU-UET
VENGME H.264/AVC @2014” đã được trao tặng giải Nhì trong Nhóm các sản
phẩm triển vọng của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2015; (iii) Quy trình phân
tích và bộ cơ sở dữ liệu về hệ gen của 3 cá thể thuộc một gia đình người Việt do
PGS.TS. Lê Sỹ Vinh, Trường ĐH Công nghệ thực hiện; (iv) Sản phẩm “Men vi
sinh bổ sung thức ăn cho tôm Green Bio S1” do PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh,
PTN trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường ĐH KHTN thực hiện được
tặng Giải thưởng tại Techmart 2015; (v) Cụm công trình nghiên cứu ô nhiễm thạch
tín trong nước ngầm tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam của Nhóm nghiên cứu
kim loại nặng, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền
vững, Trường ĐH KHTN, đại diện là TS. Phạm Thị Kim Trang đã được Quỹ
L'Oreal Woman in Science trao tặng giải thưởng năm 2015.
3.3.4. Hỗ trợ hoạt động chuyển giao sản phẩm KH&CN
ĐHQGHN phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN
và Hội truyền thông số tổ chức Ngày Hội khởi nghiệp và công nghệ Việt Nam 2015
(Techfest) lần đầu tiên tại Việt Nam, làm tiền đề cho việc hình thành hệ sinh thái

khởi nghiệp ở nước ta. Techfest đã được đề cử là sự kiện tiêu biểu KH&CN Việt
Nam năm 2015. ĐHQGHN cũng đã tổ chức 51 hội thảo, hội nghị cấp ĐHQGHN và
57 hội thảo quốc tế. Các hội nghị, hội thảo này đã hỗ trợ cho hoạt động chuyển giao
sản phẩm KH&CN rất tốt. ĐHQGHN cũng đã thực hiện đăng ký chứng nhận hoạt
động KH&CN với Bộ KH&CN và hướng dẫn các đơn vị thành viên và trực thuộc
thực hiện công tác này. Thông qua ký kết hợp tác với các địa phương (Ninh Bình,
Nghệ An, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Nội,...), công tác chuyển giao sản phẩm KH&CN
của ĐHQGHN được thúc đẩy thêm một bước.
3.3.5. Chương trình Tây Bắc

15


Trong năm 2015, ĐHQGHN đã phê duyệt 20 nhiệm vụ thuộc Chương trình
Tây Bắc để đưa ra tuyển chọn, giao trực tiếp năm 2015; đồng thời đã xác định tổng
số 29 nhiệm vụ xem xét dự kiến triển khai năm 2016. ĐHQGHN đã tổ chức góp ý
dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng 14 tỉnh Tây Bắc; phối hợp với tỉnh Hà
Giang tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết
vùng Đông Bắc và Tây Bắc”; phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và ĐHQGHN
tổ chức Tọa đàm “Cơ chế, chính sách, thúc đẩy liên kết vùng Tây Bắc giai đoạn
2016-2020”. Một số sản phẩm từ những nghiên cứu thuộc Chương trình Tây Bắc đã
được chuyển giao đưa vào áp dụng thực tế.
3.4. Các điều kiện đảm bảo chất lượng
3.4.1. Nhân lực
ĐHQGHN đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ về phát triển nhân lực và
đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ trong năm 2015. Cụ thể, 23 nhà khoa học được
công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (gồm 03 GS và 20 PGS). Đến
nay, đội ngũ CBKH của ĐHQGHN có 2.186 người, với 1.887 giảng viên, trong đó
có 1.041 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, chiếm 47,6%. Về đội ngũ GS và PGS, hiện
ĐHQGHN có 56 GS và 349 PGS, chiếm 18,53%, gấp 3 lần so với tỷ lệ trung bình

của cả nước. Tỷ lệ giảng viên giảng dạy chuyên môn bằng Tiếng Anh có trình độ
B2 đạt 31,02% (vượt 3,39% chỉ tiêu KH 2015); tỷ lệ CBKH có bài báo, công trình
khoa học được đăng hoặc công bố trong các tạp chí khoa học, kỷ yếu và hội thảo
quốc tế đạt 27,04% (vượt 1,04 % chỉ tiêu KH 2015).
Hình 3. Đội ngũ CBKH của ĐHQGHN

16


Nguồn: Ban TCCB, tháng 12/2015
Đề án vị trí việc làm của các đơn vị tiếp tục được triển khai đồng bộ, theo 03
nhóm đối tượng (nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý là thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn
vị; nhóm cán bộ quản lý cấp phòng, các chức danh tương đương và các chuyên
viên; nhóm cán bộ là giảng viên, nghiên cứu viên) đảm bảo vừa tinh gọn vừa thực
hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Năm 2015, ĐHQGHN đã phê duyệt phương án
vị trí việc làm của 22/29 đơn vị trong ĐHQGHN; hiện đang thẩm định cho 07/29
đơn vị.
Công tác thu hút, tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân lực được triển khai
thực hiện tốt. Tháng 08/2015, ĐHQGHN đã chính thức ra mắt trang thông tin thu
hút, tuyển dụng nhà khoa học, quản lý trình độ cao (địa chỉ:
) theo hướng tinh giản các thủ tục hành chính, hỗ trợ tối
đa các nhà khoa học, quản lý có nhu cầu về làm việc/hợp tác với ĐHQGHN. Đến
nay, ĐHQGHN đã tuyển dụng được 107 viên chức, trong đó có xét tuyển đặc cách
01 PGS, 43 TS có chức danh giảng viên và nghiên cứu viên. Thực hiện tốt công tác
tuyển dụng có Trường ĐH KHTN, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Kinh tế và
Khoa Luật.
Bảng 2. Số lượng cán bộ tuyển dụng theo nhóm đối tượng, vị trí việc làm

17



×