Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

công tác xã hội gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.01 KB, 36 trang )

BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

DANH MỤC VIẾT TẮT

NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
GĐTC: Gia đình thân chủ
UBND: Ủy ban nhân dân
CSXH: Chính sác xã hội

1

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

MỤC LỤC
2. Thu thập thông tin.....................................................................................................................10
2.1. Nguồn thông tin thu thập...................................................................................................10
2.2. Nội dung thông tin thu thập...............................................................................................11
2.3. Các kĩ năng, kỹ thuật sử dụng trong quá trình thu thập thông tin...................................13
3. Đánh giá, xác định vấn đề, xác định cấp độ nhu cầu của gia đình...........................................14
3.1. Đánh giá phân tích vấn đề của gia đình và vẽ cây vấn đề của gia đình............................14
3.2. Cây vấn đề...........................................................................................................................15
3.3. Sơ đồ phả hệ.......................................................................................................................16


3.4. Các nguồn lực.....................................................................................................................20
3.5. Xác định cấp độ nhu cầu của gia đình, chiến lược can thiệp............................................21
CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP.....................................................................................................................22
4.Lập kế hoạch hỗ trợ....................................................................................................................23
BẢNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP.............................................................................................................23
Buổi phúc trình lần 6.........................................................................................................................26
NỘI DUNG PHÚC TRÌNH.....................................................................................................................27

LỜI NÓI ĐẦU
Trừ những trường hợp đặc biệt thì mỗi con người chúng ta ai cũng đều
sinh ra và lớn lên trong một gia đình, mỗi gia đình ấy lại hợp nhau thành một
cộng đồng, một xóm làng, Tổ quốc trong cấu trúc của xã hội: cá nhân – gia
đình – xã hội. Gia đình có vị trí và vai trò thật đặc biệt. Nó nằm ở quãng giữa
của cấu trúc này, vừa là hành trang cho mỗi cá nhân bước vào xã hội vừa đón
nhận từ xã hội những trọng trách to lớn trong việc duy trì sự phát triển và ổn
định chung ngọn lửa ấm trong hạnh phúc gia đình. Gia đình là chỗ dựa cho
mỗi cá nhân là nền tảng của sự bình ổn xã hội.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì vậy mà tình trạng đói
nghèo vẫn đang theo chúng ta trên con đường tiến tới một nước công nghiệp
hóa- hiện đại hóa, đó là những cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước.
2

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương


Tuy Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rât nhiều những chính sách, chương
trình nhằm “xóa đói giảm nghèo” như các chương trình: 134, 135- II, 30a…
và một số chính sách như: cho người nghèo vay vốn với lãi xuất thấp, cấp
vốn cho gia dình nghèo… Hướng tới hỗ trợ “giảm nghèo nhanh và bền
vững” nhưng thực sự chưa đạt được hiệu qua cao. Vì vậy, bên cạnh việc thể
chế hóa các chính sách pháp luật thì Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh sự
phát triển ngành Công tác xã hội nhằm trợ giúp những đối tượng yếu thế.
Việc trợ giúp cho những đối tượng nghèo đói là vấn đề cần thiết hiện nay của
xã hội, nó mang tính xã hội, có ý nghĩa nhân văn và nhân quyền sâu sắc.

Công tác xã hội với gia đình là một trong những phương pháp rất hữu
hiệu của công tác xã hội, nhằm hướng tới hỗ trợ các gia đình giải quyết vấn
đề khó khăn đang gặp phải, tăng cường năng lực và khôi phục chức năng của
gia đình đối với xã hội.
Bài viết dưới đây, tôi xin được đề cập tới một số vấn đề cơ bản của gia
đình nghèo cần được hỗ trợ và phương pháp hỗ trợ mà Nhân viên công tác
xã hội sử dụng nhằm giải quyết vấn đề có trong gia đình nghèo.
Do lượng kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh
khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn
bộ môn – TS.cô Nguyễn Thị Thanh Hương để bài làm được hoàn thiện
hơn.
Người thực hiện
Sinh viên: Lê Hải Thương

3

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1



BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

I. Cơ sở lý luận.
1. Khái niêm gia đình.
Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người là nơi ta cất
bước đi đầu tiên, những tiếng nói đầu tiên là nơi mà ta lớn lên. Vì vậy mà nó
có vị trí đặc biệt quan trọng trong mỗi người. Gia đình là môi trường đầu tiên
ma ta được tiếp xúc là nơi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách của con người.
Vậy gia đình là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình. Nhưng, ta có thể hiểu gia
theo định nghĩa chung nhất đó là “Gia đình là một nhóm xã hội đặc thù ở đó
có sự liên kết của nhiều người có quan hệ họ hàng với nhau do quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng, cùng gắn bó với nhau về trách
nhiệm, quyền lợi, vật chất, tình thần giáo dục con cái, có nghĩa vụ với thân
nhân về tài sản và thực hiện các chức năng gia đình”.
4

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương


2. Công tác xã hội với gia đình.
Công tác xã hội với gia đình là một phương pháp công tác xã hội, là
cách tiếp cận giúp đỡ gia đình có khó khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh
hoạt bình thường hoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng khó có thể duy trì trạng
thái cân bằng trong gia đình.
3. những yêu cầu đối với NVCTXH.
 Về kiến thức.
NVCTXH phải là người có nguồn kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực
trong đời sống đề có thể đáp ứng được những đòi hỏi trong tiến trình giải
quyết vấn đề của gia đình.
- NVXH cần có những kiến thức về hệ thống các nguồn lực bên
ngoài như các dịc vụ xã hội, các tổ chức trợ giúp của xã hội để có thể cung
cấp và kết nối cho gia đình được tiếp cận với những nguồn lực đó một các dễ
dàng có hiệu quả.
- NVCTXH cần có kiến thức, hiểu biết về pháp luật, về các quyền
của con người, kiến thức về các hệ thống chính sách.... để có thể biện hộ cho
gia đình. Hỗ trợ gia đình đưa ra ý kiến của mình đến với những cá nhân, đơn
vị phù hợp để có được quyền lợi mà họ được hưởng. Trong một số trường
hợp NVCTXH có thể thay mặt gia đình đưa ra tiếng nói của gia đình đến
các cấp có thẩm quyền hoặc trình bày nguyện vọng về dịch vụ hỗ trợ mà gia
đình cần đến với các cơ quan ban hành chính sách, xây dựng chương trình
trợ giúp.
Trong những gia đình có vấn đề thì các thành viên trong gia đình
cũng có những vấn đề về tâm lý. Vì vậy,NVCTXH cần có kiến thức về mặt
tâm lí, kiến thức về đời sống xã hội, phong tục, tập quán, kiến thức về các
vấn đề gia đình có thể gặp phải... để có thể hòa giải các xung đột có thể có
trong gia đình. Vai trò hòa giải luôn gắn liền với vai trò giáo dục và tham
vấn. Vì vậy càng đòi hỏi NVXH cần phải có kiến thức về tất cả các lĩnh vực
liên quan đến vấn đề của gia đình.
 Về thái độ

NVCTXH cần có thái độ niềm nở, cởi mở, chấp nhận, tôn trọng thân
chủ và gia đình thân chủ, khiêm tốn, kiên trì, nhẫn nại… tuyệt đối không gán
5

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

nhãn, có thành kiến hay quy chụp mọi vấn đề lên thân chủ, gia đình thân
chủ. Đặc biệt, người NVCTXH cần có thể hiện thái độ công tâm, khách quan
trong quá trình làm việc, hỗ trợ … Khi làm việc, NVCTXH cần có những
thái độ phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình.
 Về kĩ năng.
NVCTXH cần vận dụng linh hoạt các kĩ năng, kĩ thuật như: kĩ
năng quan sát; kĩ năng thu thập thông tin; kĩ năng đặt câu hỏi; kĩ năng vẽ sơ
đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái; kĩ năng thấu cảm; kĩ năng sử dụng mệnh đề tôi; kĩ
năng điều phối; kĩ năng tổ chức cuộc họp gia đình; kĩ năng giao nhiệm vụ; kĩ
thuật (cấu trúc lại vấn đề, câu hỏi vòng tròn, chiếc ghế trống…) để hỗ trợ
trong tiến trình can thiệp ca gia đình.
Ngoài ra NVCTXH cần sử dụng tốt các vai trò (kết nối, biện hộ, hòa
giải, giáo dục và tham vấn) để giúp gia đình thân chủ đảm bảo về quyền lợi
và nghĩa vụ thực hiện tốt các chức năng gia đình.
II. Mô tả ca:
Gia đình ông Trương Văn Cảnh là gia đình hộ nghèo của xã Yên
Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông Cảnh Năm nay 50 tuổi, là người

nóng tính, gia trưởng, đa nghi, có tính ghen tuông nhưng ông rất chiều và
yêu thương các con. Ông Cảnh là người nắm giữ kinh tế trong gia đình. Vợ
ông là bà Phạm Thị Huệ 45 tuổi, bà là người chịu khó, vất vả và yêu thương
các con nhưng bà cũng là người không chịu thua chồng, có lúc tỏ ra coi
thường chồng. Gia đình ông Cảnh có 3 người con, hai con gái đầu, con trai
út. Con gái lớn tên là Trương Thiện Linh đang học lớp 8 tại Trường THCS
Yên Nhân, cháu Linh là người hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ và rất
thương bố mẹ, ngoài việc học hành khi có thời gian rảnh rồi em thường phụ
giúp bố mẹ việc nhà. Con gái thứ 2 là Trương Thúy Hiền đang học lớp 6
trường THCS Yên Nhân. Hiền học rất giỏi, năm nào cũng đạt học sinh giỏi
và đi thi học sinh giỏi, là một đứa trẻ lanh lợi, thông minh nhưng ít phụ giúp
việc gia đình. Con trai út của gia đình ông là cháu Trương Đức Định, năm
nay 5 tuổi đang học mẫu giáo lớn trên quê ngoại.
6

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

Trước đây, ông Cảnh đi làm thợ xây, sau vài năm lấy vợ có con ông ở
nhà chăn nuôi lợn còn bà Huệ ở nhà làm ruộng không có việc làm ôn định.
Mấy năm gần đây việc chăn nuôi thua lỗ, các con đều phải đi học. Vì vậy mà
kinh tế ngày càng khó khăn lại thêm người ngoài khích bác. Vốn sẵn tính đa
nghi, ghen tuông ông lại càng không tin tưởng vợ. Bà Huệ đi làm thêm có
tiền lại tỏ vẻ coi thường chồng. Gia đình ông đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn

nhưng rồi lại bỏ qua vì bà Huệ thương các con nên không nỡ bỏ đi.
Cách đây gần gần 5 tháng vợ chồng ông Cảnh xảy ra mâu thuẫn lớn,
và dẫn đến li thân. Ông Cảnh đổ cho bà Huệ bán trộm lúa để cho trai và đánh
bà Huệ, không chịu được ông Cảnh cứ lâu lâu lại một trận đòn bà Huệ đã bỏ
về nhà ngoại và dẫn theo cháu Định đi, còn cháu Hiền và cháu Linh ở lại với
bố. Cháu Định thì rất sợ bố và không cho mẹ về nhà vì sợ bố đánh mẹ, hai
cháu Linh và Hiền thì chỉ mong gia đình được như trước, bố mẹ sống hòa
thuận.
Thương các cháu, bác Văn (chị gái ông Cảnh) đem chuyên kể cho con
gái (Thương) đang học trường Đai học Lao Động Xã Hội để khuyên nhủ
cậu. Do quen biết với một số nhân viên công tác xã hội Thương đã nhờ giúp
đỡ giải quyết.
III. Tiến trình hỗ trợ can thiệp gia đình.
1. Tiếp nhận ca/mở hồ sơ ca.
1.1. Tiếp nhận ca.
Do gia đình ông Cảnh xảy ra nhiều vấn đề mà không tự giải quyết
được. Theo mong muốn của cháu Linh và cháu Hiền về giải quyết vấn đề
của gia đình và đã tìm đến NVXH nhờ giúp đỡ. Sau khi trao đổi với thân
chủ, NVXH tiếp nhận và quản lý ca gia đình cháu Linh và cháu Hiền.
NVXH tiếp nhận ca.


Thiết lập mối quan hệ.
7

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1



BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

Theo như những thông tin bạn Thương cung cấp tôi đã hẹn gặp hai
em Linh và Hiền để làm các thủ tục mở hồ sơ ca. Trong buổi làm việc đầu
tiên thì tôi và em Linh, en Hiền đã tạo lập được mới quan hệ ban đầu, tạo
lòng tin của các em đối với NVXH và để có sự hợp tác tích cực trong tiến
trình làm việc. Bằng cách đưa ra các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, giữ
kín những thông tin mà các em cung cấp và thái độ cởi mở, niềm nở và tôn
trọng thân chủ
Những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo lập mới quan hệ với thân
chủ:
Thuận lợi: do thân chủ có mong muốn nhận được sự giúp đỡ nên việc
tiếp cận ca có phần đơn giản và thuận lợi.
Khó khăn: do buổi đầu làm việc nên các em có phần còn e ngại và
căng thẳng. Nhưng bằng các những kinh nghiệm nghề nghiệp NVXH đã tạo
lập được lòng tin ở thân chủ và có mối quan hệ tốt đẹp đã thu thập được một
số thông tin ban đầu.
1.2. Một số thông tin thu thập ban đầu
 Các thành viên trong gia đình.
Gia đình em Linh có 5 thành viên gồm bố là chú Trương Văn Cảnh 50
tuổi, mẹ là cô Phạm Thị Huệ 45 tuổi, em Trương Thúy Hiền Hiền 13 tuổi,
em Trương Đức Định 5 tuổi và em Linh (Trương Thiện Linh) 13 tuổi.
 Hoàn cảnh gia đình.
- Gia đình em Linh là gia đình thuộc hộ nghèo của xã sống bằng
nghề làm ruộng và chăn nuôi lợn. Ông bà nội đã qua đời. Gia đình có hai thế
hệ cùng chung sống.
- Con gái cả (em Linh) đang học lớp 8 trường THCS Yên Nhân là
người ngoan ngoãn chịu khó, chăn chỉ, thương bố mẹ.

8

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Con gái thứ hai (em Hiền) đang học lớp 6 trường THCS Yên Nhân,
là đứa trẻ lanh lợi, thông minh nhưng ít phụ giúp bố mẹ việc gia đình.
- Con trai út (em Định) đang học mẫu giáo lớn, con nhỏ nhưng em
rất sợ bố.
- Chú Cảnh (bố em Linh) là người nóng tính, gia trưởng, đa nghi có
tính ghen tuông, là người quản lý kinh tế trong gia đình.
- Cô Huệ (mẹ em Linh) là người lam lũ, vất vả vì gia đình nhưng cũng
không giả quyết được những khó khăn về kinh tế.
Cả ba em đều phải đi học, gia đình chỉ sống bằng 7 sào ruộng và chăn
nuôi lợn. Nhưng việc chăn nuôi ngày càng thua lỗ, lúa thóc thu về để phục
vụ cuộc sống và chăn nuôi. Vì vậy mà kinh tế gia đình ngày càng khó khăn
và xảy ra nhiều chuyện trong gia đình và dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình.
1.3.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Vợ - chồng: vợ chồng chú Cảnh ít có sự chia sẻ về những lo toan, vất
vả trong cuộc sống. Vì chú Cảnh là người nắm kinh tế trong gia đình, đa
nghi và không tin tưởng vợ cho nên việc chia sẻ những gánh vác trong gia

đình là không có. Tình cảm và mối quan hệ giữa cô Huệ và chú Cảnh ngày
càng trở nên xa cách. Và có mối quan hệ mâu thuẫn, đánh đập, không quan
tâm chăn sóc nhau.
- Bố - các con: chú Cảnh và các con có mối quan hệ vô cùng gắn bó.
Vì chú Cảnh rất thương, chiều và chăm lo các con.
- Mẹ - các con: cô Huệ rất yêu thương,lo lắng, chăm sóc cho các
con.
- Các con – bố mẹ: yêu thương bố mẹ nhưng các em ai cũng đều sợ
bố.
- Anh - em: các anh chị em yêu thương và đùm bọc nhau.

9

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

Từ đó ta thấy mới quan hệ của các thành viên trong gia đình là mối
quan hệ lỏng lẻo không có sự gắn kết san sẻ trách nhiệm cho nhau, tình cảm
gia đình bị chi phối và không thấy sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau đặc biệt
là chú Cảnh và cô Huệ.
 Đánh giá ban đầu về vấn đề gia đình em Linh đang gặp phải.
Theo những thu tin thu thập ban đầu về gia đình em Linh thì gia đình
em Linh đang gặp một số vấn đề sau:
- Gia đình có vấn đề về tình cảm, mối quan hệ giữa vợ và chồng rạn

nứt.
- Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu nguồn lực.
- Vấn đề về việc làm.
Từ những đánh giá ban đầu sẽ định hướng chính cho việc thu thập
được đầy đủ những thông tin về ca gia đình và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đưa ra những đánh giá về mức độ nhu cầu của gia đình sau này.
2. Thu thập thông tin.
2.1. Nguồn thông tin thu thập.
Để kiểm chính lại những thông tin ban đầu NVXH sử dụng những kỹ
năng, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và những kinh nghiệm của mình để
thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Ban chính sách: NVXH thu thập thông tin của gia đình em Linh từ
ban chính sách thông qua danh sách hộ nghèo (có sổ hộ nghèo). Về diện
nghèo, mức độ được hưởng.
- Từ phía hàng xóm: Thu thập thông tin từ những người xung quanh
gia đình em Linh để NVCTXH nắm bắt được mối quan hệ trong gia đình em
Linh, công việc của các thành viên, tính cách của các thành viên trong gia
đình chị.
10

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Từ phía gia đình: NVXH trao đổi trực tiếp với em Linh, em Hiền

để thu thập những thông tin liên quan tới các vấn đề mà gia đình em đang
gặp phải. Được sự đồng ý của em Linh và em Hiền NVXH vãng gia để gặp
gỡ và thu thập thông tin từ phía chú Cảnh (bố em Linh, em Hiền)
- Từ phía chị gái chú Cảnh (bác Văn) gặp và trao đổi rực tiếp để với
chị gái chú Cảnh để thu thập thêm thông tin về vấn đề mà gia đình chú Cảnh
đang gặp phải. Vì gia đình bác Văn sống gàn nhà em Linh, em Hiền. Bác
Văn rất quan tâm đến các cháu và gia đình chú Cảnh.
- Từ phía chính quyền địa phương gặp và làm việc với các công an
viên để tình hiểu về tình hình những làn xảy ra mâu thuẫn và mức độ nghiêm
trọng của những lần vợ chồng chú Cảnh xảy ra bao lực.
2.2. Nội dung thông tin thu thập.
Theo như những đánh giá vấn đề ban đầu NVXH thu thập những
thông tin xoay quanh những vấn đề đó nhằm xác định lại những thông tim
ban đầu và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những vấn đề của gia đình.
Thông tin về các thành viên trong gia đình em Linh và gia đình mở
rộng.
- Chú Cảnh con trai một trong gia đình, trên chú Cảnh còn có một
chị gái bác Văn. Gia đình cũng làm nông nghiệp và không có điều kiện. Năm
40 tuổi chú Cảnh mới kết hôn với cô Huệ. Vì là con một nên chú cũng được
chiều chuộng từ nhỏ bởi vậy mà chú có tính gia trưởng, hay đa nghi.
- Cô Huệ là vợ của chú Cảnh, có hôn thú và có 3 con với chú Cảnh.
Trước đây khi chưa lấy chồng thì cô là con nhà có điều kiện nên không phải
vất vả nhưng sau khi lấy chồng có con, gia đình chồng không có điều kiện,
tiền cưới ăn tiêu hết cô Huệ bắt đầu lam lũ, vất vả nhưng kinh tế cũng không
thay đổi là bao.
- Em Linh đang học lớp 8 là người ngoan ngoãn, hiền lành, chăm chỉ
hay phụ giúp bố mẹ việc nhà. Em rất thương bố mẹ.
11

SV: Lê Hải Thương


Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Em Hiền đang học lớp 6 là người thông minh, lanh lợi và học rất
giỏi nhưng ít giúp bố mẹ việc nhà.
- Em Định đang học lớp mẫu giáo lớn. là đưa trẻ thông minh rất sợ
bố.
- Gia đình mở rộng:
+ Ông bà nội em Linh đã mất và có hai người con đó là chú Cảnh và
chị gái chú Cảnh (bác Văn). Mối quan hệ của gia đình em Linh và bác Văn
cũng khá thân thiết gần gũi.
+ Bà ngoại của em Linh đã mất chỉ còn ông ngoại nhưng ông ngoại
và con trai ( bác Hoàn anh trai cô Huệ) không muốn cho mẹ bỏ về nhà bắt
trở về với chú Cảnh.

-

Hoàn cảnh gia đình
Gia đình thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Gia đình đông con, vợ chồng ít san sẻ việc gia đình.
Các con còn nhỏ, đều phải ăn học nên không phụ giúp gia đình

trong việc làm kinh tế.
- Vợ chồng ly thân nên việc chăm lo làm kinh tế ngày càng gặp
nhiều khó khăn

 Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề của gia đình.
- Vấn đề về tình cảm, mối quan hệ giữa vợ và chồng rạn nứt dẫn đến
li thân.
- Về phía chú Cảnh: Do chú Cảnh là người gia trưởng, đa nghi
không tin tưởng vợ con, nghi ngờ vợ ngoại tình, ghen tuông và nghe người
ngoài khích bác nên đã đánh vợ nhiều lần.
- Về phía cô Huệ: không chịu được tính gia trưởng đa nghi cô đã to
tiếng với chồng có lúc đã động chạm tới tổ tiên nhà chú Cảnh. và hơn nữa
việc quản lý kinh tế của chú Cảnh với cô Huệ làm cho cô khó chịu cô đã đi
làm thêm, có tiền tỏ thái độ coi thường chồng. Vì vậy mà vợ chồng chú Cảnh
đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn rồi đánh đập.
12

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Không chịu được được sự đánh đập nhiều lần như vậy cô Huệ
quyết định bỏ về nhà ngoại và dẫn theo con trai đi, còn hai con gái ở lại với
bố.
 Điều kiện kinh tế khó khăn:
- Do gia đình chú Cảnh đông con và các em đều phải đi học.
- Việc chăn nuôi ngày càng thua lỗ, việc ruộng nương thiếu vắng bàn
tay phụ nữ nên năng suất lúa giám sút.
- Các con còn nhỏ nên chưa phụ giúp bố mẹ làm kinh tế được.

- Chi phí học hành cho các con ngày càng nhiều.
- Do chú chưa có kỹ thuật, nguồn vốn để đầu tư làm ăn.
- Chưa được biết tới các chính sách, các nguồn lực để hỗ trợ phát
triển kinh tế.
 Tình cảm và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng
lẻo.
- Do chú Cảnh có tính gia trưởng hay nghi ngờ không tin tưởng vợ
và gia đình hay xảy ra mâu thuẫn vì vậy mà tình cảm vợ chồng dạn nứt dẫn
đến ly thân.
- Do tình cảm giữa chú Cảnh và cô Huệ rạn nút và ly thân vì vậy mà
các con không cùng với bố mẹ nên việc quan tâm, chăm sóc các con là rất
khó.

-

Các nguồn lực
Gia đình em Linh có chú Cảnh là người còn có sức khỏe.
Cô Huệ là người lam lũ, chịu khó, có sức khỏe.
Các con ngoan ngoãn, thương bố mẹ và mong muốn có được gia

đình hạnh phúc.
- Các hệ thống chính sách: chính sách cho người nghèo vay vốn, cấp
vốn cho gia đình nghèo tăng gia sản xuất và chính sách hỗ trợ việc làm….
- Các hệ thống dịch vụ xã hội: các dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
2.3. Các kĩ năng, kỹ thuật sử dụng trong quá trình thu thập thông tin.
- Kỹ năng vãng gia: NVXH sử dụng kỹ năng này để thu thập thông
tin từ các thành viên trong gia đình và gia đình mở rộng.
13


SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi: NVXH sử dụng kỹ năng
lắng nghe để thân chủ được thấy họ là người được tôn trọng và để thu thập
thông tin một cách chính xác.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: để thu thập thông tin có hiệu quả thì NVXH
cần phải có kỹ năng đặt câu hỏi để lượng thông tin thu thập được phong phú.
- Kỹ năng ghi chép: kỹ năng này rất quan trọng. Vì trong quá trình
thu thập thông tin những thông tin mà thân chủ cung cấp thì NVXH không
thể nhớ hết. vì vậy, NVXH cần có kỹ năng ghi chép thông tin để tránh làm
rơi và sót thông tin.
-

Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: tạo lòng tin cho đối tượng thì thân

chủ mới có thể yên tâm cung cấp những thông tin mà mình cần thu thập.
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi vòng tròn.
3. Đánh giá, xác định vấn đề, xác định cấp độ nhu cầu của gia đình.
3.1. Đánh giá phân tích vấn đề của gia đình và vẽ cây vấn đề của gia đình.
Theo những thông tin thu thập được thì NVXH đánh giá gia đình em
Linh là gia đình bất ổn có sự suy thoái về chức năng gia đình với 3 vần đề
chính. Tữ những thông tin thu thập được NVXH đã xác định được vấn đề
của gia đình em Linh đang gặp phải và vẽ được sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh

thái gia đình như sau.
Vấn đề gia đình TC đang gặp phải.
- Gia đình có bạo lực và vấn đề về tình cảm giữa bố và mẹ do chú
Cảnh và cô Huệ li thân, sự quan tâm giữa bố ,mẹ và các con bị hạn chế do cô
Huệ đưa con trai lên nhà ngoại ở còn hai con gái ở với bố (chú Cảnh).
+ Chú Cảnh không cho cô Huệ về nhà và cấm đoán các con lên với
mẹ. Vì vậy mà việc mẹ quan tâm đến các con hạn chế.
14

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

+ Con trai (em Định) ở với mẹ trên quê ngoại mặc dù chú Cảnh rất
thương con nhưng việc quan tâm chăm sóc con cũng rất hạn chế vì không
muốn lên quê vợ
- Kinh tế khó khăn do gia đình đông con, các con còn nhỏ đều trong
độ tuổi đi học nên chưa phụ giúp được việc kinh tế. Bố mẹ li thân do vậy mà
không có ai để san sẻ trách nhiệm cùng. Việc chăn nuôi thua lỗ lại thêm mất
mùa. Vì vậy mà kinh tế ngày càng khó khăn.
3.2. Cây vấn đề

Gia đình bất ổn

vợ chồng ly

thân
SV: Lê Hải Thương

15

Kinh tế khó
khăn
Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

Mâu
thuẫn
giữa vợ

chồng

Gia
trưởng
hay
nghi
ngờ
ghe
tuông

3.3.

Có bạo
lực gia

đình

quản lý
kinh tế
vợ

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

Thiếu
vốn
và kỹ
năng,
kỹ
thuật

vợ đi
làm
thêm có
tiền coi
thường
chồng

Các
con
học
hành
tốn
kém

Không

có việc
làm ổn
định

Chăn
nuôi
thưa lỗ

Không
biết tới
các
chương
chình,
chính
sách của
Nhà nước.

Buồn
chán
chuyện
gia đình,
không
muốn làm
ăn

Thiếu
kỹ
năng,
kỹ thuật
chăn

nuôi

Sơ đồ phả hệ.

Ông
ngoại

Bác
Văn

SV: Lê Hải Thương

16

Bác
Hoàn

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

C.Huệ

C.Cảnh

45T


50 T

KH: 2000

Linh
13T
Hiền
11T
Định
5T

Quy ước:

Đàn ông :

Đàn bà:

Đàn ông chết:

Đàn bà chết:

Li thân

Mâu thuẫn:

Quan tâm gần gũi 2 chiều:

Quan tâm nhưng xa cách:

Xa cách ít quan tâm


Không quan tâm

Những người sống trong gia đình:
Giải thích sơ đồ:
17

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

Nhìn và sơ đồ phả hệ có thể thấy được các mối quan hệ của gia đình
em Linh và các mối quan hệ ở gia đình mở rộng.
Mối quan hệ trong gia đình TC
- Mối quan hệ giữa chú Cảnh – cô Huệ: hai vợ chồng có mối quan hệ
mâu thuẫn, đã ly thân, cô Huệ đã bỏ về nhà ngoại cô Huệ cũng khôn quan
tâm đến chú Cảnh và chú Cảnh cũng không quan tâm đến cô Huệ. từ khi cô
Huệ bỏ về nhà ngoại chú Cảnh cũng không hỏi thăm tới cô Huệ.
- Mối quan hệ của cô Huệ và con trai (Định): là mối quan hệ thân
thiết, quan tâm gần gũi 2 chiều. Vì cô Huệ về nhà ngoại đưa theo em Đức lên
nhà ngoài vì vậy việc chăm lo cho em Định là thường xuyên gần gũi
- Mối quan hệ giữa cô Huệ và 2 con gái (em Linh, em Hiền): đây là
mối quan hệ quan tâm nhưng có sự xa cách. Vì cô Huệ về nhà ngoại còn 2 e
thì vẫn ở với chú Cảnh hơn nữa gia đình nhà ngoại ở xa nên việc về chăm
sóc, quan tâm các con là rất ít chỉ khi nào các em nghỉ học lên chơi thì cô

Huệ mối có cơ hội đề quan tâm tới các em.
- Mối quan hệ giữa chú Cảnh và các con trai (Định): đây là mỗi quan
hệ quan tâm xa cách. Do cô Huệ đưa em Định về ngoại nên việc quan tâm
chăm sóc em Địnhlà ít mặc dù rất yêu thương con, chỉ thỉnh thoảng lên thăm
con và gọi con ra ngoài chứ không vào nhà bố vợ rồi đưa em Định di mua
quần áo không thì mua rồi bảo em Linh, em Hiền lên chơi thì mang cho em
Định.
- Mối quan hệ giữa chú Cảnh và 2 con gái (em Linh, em Hiền): đây
là mối quan hệ thân thiết, quan tâm gần gũi vì 2 em ở với bố nên chú Cảnh
có điều kiện chăm sóc và gần gũi các con.
- Mối quan hệ giữa các con và bố mẹ: rất yêu thương bố bố mẹ
nhưng em Đức ở trên quê ngoại nên ít được gần gũi với bố hơn nữa lại rất sợ
bố nhất mặc dù bố chiều em Đức nhất nhà. Em không dám cho mẹ về nhà
với bố vì em sợ bố lại đánh mẹ, còn em Linh và em Hiền cũng rất mẹ nhưng
vì ở xa nên cũng ít được gần gũi với mẹ, rất mong mẹ trở về với bố nhưng
cũng sợ không dám nói cho bố biết nguyện vọng của mình.
18

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Mối quan hệ giữa chị em: là mối quan hệ thân thiết và rất yêu
thương nhau. Nhưng do em Dịnh ở trên ngoại nên ít có thời gian gần gũi
nhau.

Mối quan hệ giữa gia đình TC và gia đình mở rộng
- Mối quan hệ giữa chú Cảnh và chị gái ( bác Văn): là mối quan hệ
thân thiết gần gũi. Vì hai gia đình gần nhau, bác Văn lại rất thương em và
các cháu nên luôn quan tâm tới gia đình chú Cảnh. Nhiều lần cãi vợ chồng
chú Cảnh cãi nhau và cô Huệ bỏ về nhà ngoại bác Văn là người lên đưa cô
Huệ về, nhưng lần này thì không. Từ khi cô Huệ bỏ về ngoại bác Văn càng
quan tâm chăm sóc các cháu hơn vì chú Cảnh bận đi làm. Còn ông Cảnh
cũng thường xuyên qua lại với nhà chị gái.
- Mối quan hệ giữa bác Văn và các cháu: là mối quan hệ quan tâm
gần gũi, bác Văn rất yêu thương quý mến các và các cháu cũng vây thường
xuyên sang nhà bác.
- Mối quan hệ giữa chú Cảnh và bố Vợ: là mối quan hệ xa cách ít
quan tâm, mà có chỉ hỏi thăm các cháu, nhưng hàu như không nói chuyện.
Vốn dĩ từ trước chú Cảnh đã không ưa gì bố vợ và bố vợ cũng không ưa gì
chú Cảnh.
- Mối quan hệ giữa chú Cảnh và anh vợ (bác Hoàn): là mối quan hệ
xa cách không quan tâm. Vì gia đình bác Hoàn cũng không muốn can thiệp
vào việc riêng của gia đình cô Huệ, chỉ không đồng ý cho co Huệ bỏ về nhà
ngoại, còn chú Cảnh cũng không ưa gì gia đình nhà vợ nên cũng không hay
hỏi thăm trò chuyện.
BẢNG PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

STT

Thành viên
Gia đình

1.

2.


Chú Cảnh

Điểm mạnh
Điểm yếu
- Các thành viên trong - Kinh tế khó khăn
- Gia đình có mâu
gia đình đều khỏe mạnh
- Các con đều được thuẫn, bạo lực.
- Vợ chồng li thân.
học hành đầy đủ
- Thiếu vốn làm ăn
- Khỏe mạnh
- Hay gây bạo lực với
- Yêu thương con cái
19

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương
- Là trụ cột gia đình

Cô Huệ
3.
Em Linh

4.

-

vợ
- Không có việc làm
ổn định
- Coi thường chồng
- Hay chỉ chích chồng

Khỏe mạnh
Yêu thương con cái
Chịu khó.
Có nghề phụ
Ngoan hiền, chăm chỉ, - Đang đi học chưa đến

chịu khó.
tuổi lao động.
- Thương bố mẹ
- Nhút nhát
- Thông minh, lanh lợi, - Không hay giúp đỡ

Em Định

học giỏi.
- Thương bố mẹ

việc nhà.
- Đang đi học, chưa


- Ngoan ngoãn

đến tuổi lao động
- Nhỏ tuổi, đang học
mẫu giáo
- Sợ bố, không cho mẹ

5.

về với bố
 Dựa vào điểm mạnh điể yếu của các thành viên trong gia đình mà
NVCTXH có thể sử dụng những điểm mạnh điểm yếu để hỗ trợ quá trình trợ
giúp cho GĐTC.
Từ cây vấn đề, sơ đố phả hệ và bảng phân tích điểm mạnh điếm
yếu NCTXH có thể biết được các nguồn lực bên trong gia đình, nguồn lực
bên ngoài cộng đồng và các nguồn lực cần huy động để có kế hoạch can
thiệp phù hợp và có hiệu quả.
3.4. Các nguồn lực
 Nguồn lực bên trong
- Gia đình có chú Cảnh, cô Huệ còn sức khỏe và đều yêu thương các
con.

20

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình


GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

- Các con ngoan ngoãn, đều có mong muốn được sống chung cùng
bố mẹ.
- Có sẵn nghề chăn nuôi lợn.
 Nguồn lực bên ngoài.
- Sự động viên giúp đỡ của (bác Văn) tác động đến chú Cảnh để chú
Cảnh thay đổi suy nghĩ và cho cô Huệ về nhà.
- Sự tác động của bên ngoại nhà cô Huệ để cô Huệ có thể trở về với
chú Cảnh.
- Sự cảm thông chia sẻ, vun vào cho gia đình chú Cảnh bằng những
lần nói chuyện của bà con hàng xóm.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía UBND, và Hội liên hiệp Phụ nữ,
Hội nông dân, ban chính sách.
 Nguồn lực cần huy động
- Ban văn hóa gia đình: giúp đỡ và giải quyết vấn đề bạo lực gia
đình.
- Ban chính sách: làm các thủ tục để được hưởng các chính và chế độ
của hộ nghèo như: cho người nghèo vay vốn, cấp vốn cho hộ gia đình nghèo
tăng gia sản xuất, chính sách hỗ trợ việc làm….
- Ngân hàng CSXH: cho vay vốn để thoát nghèo.
- Các dịch vụ xã hội: chăm sức khỏe y tế, trung tâm giới thiệu việc
làm và các dịch vụ xã hội khác.
- Các cơ quan, các tổ chức, quỹ vì người nghèo và các quỹ cộng
đồng.
3.5. Xác định cấp độ nhu cầu của gia đình, chiến lược can thiệp.
 Xác định cấp độ nhu cầu

21


SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

Gia đình có nhu cầu ở cấp độ II vì gia đình có người ma túy, khó khăn
về kinh tế và xảy ra mâu thuẫn giữa cô Huệ và chú Cảnh đã dẫn đến ly thân
Gia đình có nhu cầu giúp thoát nghèo, cải thiện mối quan hệ giữa vợ và
chồng (chú Cảnh và cô Huệ)
 Chiến lược can thiệp
CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP
Cấp

Vấn đề cần

Chiến lược can thiệp

Kỹ thuật can thiệp

độ nhu quan tâm
cầu
II

Nhu
giải


cầu

-

Là nhu cầu cần quan -

đình và cải

các

-

ngoài và sử dụng các

Sử dụng nguồn lực sẵn nguồn lực từ bên

mối có về tình yêu thương con trong.

quan
giữa

động

quyết tâm chú trọng và để giải nguồn lực từ bên

bạo lực gia quyết cấp bách.
thiện

Huy


hệ cái của chú Cảnh và cô Huệ chua đối với các con.

bản luật về phòng

Cảnh và cô

-

Huệ

em Linh và em Hiền về gia hôn

Những mong muốn của chống bạo lực, luật

đình.
-

Sử dụng các văn

nhân



gia

động

các


đình…

Huy động sự giúp đỡ từ

ban văn hóa gia đình để giải
Nhu
giải

quyết .
cầu - Là nhu cầu cấp bách -

Huy

quyết cần thực hiện đồng thời với nguồn lực từ bên

khó khăn về nhu cầu thứ nhất
kinh tế

-

ngoài.

Sử dụng nguồn lực sẵn -

Sử

dụng

các


có về nhân lực, sức khỏe và chương trình, chính
22

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

nghề nghiệp của gia đình để sách để hỗ trợ phát
phát triển kinh tế.
-

triển.

Huy động sự giúp đỡ từ

các cơ quan tổ chức, quỹ vì
người nghèo và hội trong
cộng đồng.

4. Lập kế hoạch hỗ trợ
Qua các thông tin thu thập được, việc xác định mức độ nhu cầu của
gia đình và chiến lược can thiệp NVCTXH lập kế hoạch can thiệp, giải quyết
vấn đề của gia đình chị Hồng.

BẢNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP

Các

Mục

vấn đề

tiêu

Bạo

Giải

Hoạt động

Nguồn lực

- Cung cấp các

văn bản luật về mong

đình

bạo

phòng

dẫn

lực gia bạo lực gia đình Linh,


đến ly đình
thân



luật

chóng của

muốn
hai

hôn được

và cải nhân gia đình chung

em

Kết quả

gian

thực

dự kiến

Thời

hiện
- Gia


ban văn đình hiểu
hóa

gia về

Hiền

đình

xã phòng

sống

Yên

chống

cùng

Nhân,

bạo

các

gia đình,

thành


luật hôn

viên

nhân và

thiện

và các quyền cá với

mối

nhân.
dưới một mái
- BácVăn (chị
nhà.
gái chú Cảnh).

quan

bố

Người

gian
6 tháng NTV,

- Những

lực gia quyết


Thời

mẹ

23

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1

luật

lực


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương

hệ

Nói chuyện và

giữa

khuyên

vợ


cách giải quyết

quan

giải hệ của thân

chồng

thiết



thương em và

chú

- Giúp

Cảnh

thành

các các cháu của
viên bác Văn

và cô trong gia đình
Huệ

- Mối


- Sự hợp tác

có cơ hội bày tỏ giúp đỡ nhiệt
những

mong tình của bác

muốn của mình Văn.
về gia đình.
+ Tổ chức cuộc
nói chuyện giữa
ba bố con và

Sự hợp tác
nhiệt tình của
các thành viên
trong gia đình.

trình những suy
nghĩ

trong gia các
đình

quyền

thân chủ

các nhân
- Các

thành
viên hiểu
nhau hơn
- Em
Linh,
Hiền sẽ


nối để cô
Huệ

Cảnh có
hàn

gắn mối

mong muốn của

quan hệ

mỗi người để

đã bị rạn

thăm dò ý kiến

nút và về

của từng thành


sống

viên.
+ tổ chức cuộc

chung

trò chuyện giữa

trong

chú Cảnh và cô

một gia

Huệ để 2 người

đình.





thể

chuyện

nói
thẳng


không

thắn và bày tỏ

còn bạo

những suy nghĩ

lực
24

SV: Lê Hải Thương



chú
thể

những

cầu

Lớp: LC Đ6-CT1

xảy


BCTHCTXH với gia đình

GV: Nguyễn Thị Thanh Hương


của mình.
+ tổ chức cuộc
họp

gia

ra trong
gia đình

đình

nhất

với đầy đử các
thành



cú Cảnh

viên

với

trong gia đình



Huệ


và tìm hướng
Gia

Thoát

giải quyết
- Cung

đình

nghèo

các kỹ năng kỹ nguồn

nghèo

cho

thuật chăn nuôi đình

có khó gia
khăn

cấp

lợn

đình


dụng 6

- Tiếp cận với khỏe,

- NVXH

gia tháng
như:

nhân lực, sức

-

Gia đình

Gia chị Hồng

đình chị thoát
Hồng

nghèo

nghề

được

chương chăn nuôi lợn.

90%


về kinh chị

các

tế

trình chính sách,

Hồng

- Sử

- Hệ

thống

của gia đình hộ chính sách.
nghèo

như

-

chính sách vay
vốn, chính sách
cung cấp và hỗ
trợ giống
- Thúc đẩy sự
phát


triển

về

kinh tế.

5. Triển khai hỗ trợ
Bốn buổi đầu tiên, NVCTXH tiếp cận gia đình và tiến hành thu thập
thông tin ( vì đây là gia đình có vấn đề tình cảm hơn nữa lại khó tiếp cận vì
đây là vấn đề tình cảm của bố mẹ nhưng con cái lại có nhu cầu giúp đỡ nên
25

SV: Lê Hải Thương

Lớp: LC Đ6-CT1


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×