Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Quản lí nhà nước về bảo tồn giá trị văn hóa hát Then của dân tộc tày tỉnhThái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.86 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA HÁT THEN CỦA DÂN TỘC
TÀY Ở THÁI NGUYÊN

3

1.1 Khái niệm hát Then.................................................................................3
1.2 Các nhóm then chủ yếu của người Tày...................................................4
1.3 Các hình thức sinh hoạt then..................................................................5
1.3.1 Then cầu mong.....................................................................................5
1.3.2 Then chữa bệnh..................................................................................11
1.3.3 Then tống,tiễn.....................................................................................11
1.3.4 Loại Then vui mừng,chúc tụng,ca ngợi..............................................11
1.3.5 Loại then trung lễ,đại lễ cấp sắc.........................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA HÁT
THEN Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

14

2.1 Thực trạng hát Then ơ Thái Nguyên.....................................................14
2.1 Công tác quản lý hát then ơ Thái Nguyên.............................................18
CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY HÁT THEN


THÁI NGUYÊN. 21
3.1 Giải pháp trước mắt...............................................................................21
3.2 Giải pháp lâu dài....................................................................................22
3.3 Giải pháp về Công tác quản lí nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa
hát then ơ Thái Nguyên...............................................................................24


3.3.1 Đối với địa phương.............................................................................24
3.1.2 Đối với sơ văn hóa..............................................................................25
KẾT LUẬN

27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

28


LỜI MỞ ĐẦU
Thái Nguyên là một tỉnh ơ đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một
trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và
miền núi phíabắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách
tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang
được nghiên cứu để trơ thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái
Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh.
Thái Nguyên là một mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, văn hóa.Tỉnh
Thái Nguyên được chia thành 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Các đơn vị hành
chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có

30 phường, 10 thị trấn, và 140 xã), trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi,
còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Cũng như các tỉnh và thành khác của
Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên do người dân tỉnh bầu nên, là
cơ quan quyền lực nhà nước ơ tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện
nay, nhiệm kỳ 2011–2016 gồm 70 đại biểu, chủ tịch là ông Vũ Hồng Bắc. Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có trụ sơ tại số 18 đường Nha Trang, Chủ tịch là
ông Dương Ngọc Long.Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang có kế hoạch xây dựng
trung tâm hành chính mới ơ phía tây thành phố Thái Nguyên.
Dân tộc Tày có 106.238 người, đứng hàng thứ hai trong các dân tộc của
tỉnh (chiếm 10,15%). Họ có mặt ơ tất cả các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh,
tập trung đông nhất là ơ huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến là các huyện: Phú
Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử
dụng phân tích trong luậnán có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định.Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tíchmột cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn .Các kết quả này chưa từng
được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Bài tiểu luận thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tuần. Bước đầu đi
vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi
những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng

góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Hành Chính
học của trường đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận
này. Và em cũng xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Lê Thị Hiền đã nhiệt tình hướng
dẫn em hoàn thành tốt bài tiểu luận .
Trong quá trìnhlàm bài, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ
qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế
nên bàitiểu luận này còn thiếu sót,em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn
bài tiểu luận.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Thái Nguyên là một tỉnh ơ đông bắc Việt Nam…có một nền văn hóa đa
dạng và phong phú .Có thể kể đến một số nét văn hóa tiêu biểu như hát then của
dân tộc tày,lễ hội lồng tồng...
Văn hóa hát Then của dân tộc Tày Thái Nguyên đã có từ rất lâu đời đem
lại sự phong phú đa đạng cho văn hóa Việt Nam.Hiện nay hát then đang được
bảo tồn và phát huy mạnh mẽ tuy nhiên việc bảo tồn vẫn đang là vấn đề mà các
nhà nghiên cứu quan tâm. Ở Thái Nguyên, nghệ nhân nắm giữ làn điệu Then cổ
không còn mấy người.Hơn 40 hạt nhân văn nghệ là người dân tộc Tày làm
nhiệm vụ trao truyền, duy trì hát Then ơ cơ sơ cũng chỉ mấy người biết hát Then
cổ. Đó quả là một thách thức không nhỏ đối với Thái Nguyên trong bảo tồn,

phát huy giá trị văn hóa hát Then,Then cổ chứa đựng “những giá trị văn học
nghệ thuật ngàn đời của cha ông” cần được trưng ra thế giới. Vì những lý do
trên tôi chọn”Quản lí nhà nước về bảo tồn giá trị văn hóa hát Then của dân
tộc tày tỉnhThái Nguyên “làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu

Hát then được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu như :
Hát Then trong đời sống cộng đồng Tày-Nùng của Hoàng Chiến Thắng
Gìn giữ điệu then Tày ( Thái Nguyên ) nguồn tin tức du lịch
Hát then Tày, Nùng, Thái của Trần Văn Khê
Giữ gìn và phát huy làn điệu hát Then của Công Thế bài viết đã sơ lược
về nét đẹp của văn hóa hát then dân tộc Tày
Bài viết giữ hát then đàn tính cho muôn đời của Vương Hà,bài viết giới
thiệu về làn điệu Then,nét đẹp cuả làn điệu Then.
3.

Mục đích nghiên cứu.

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa hát Then
ơ Thái Nguyên.
Để nghiên cứu vấn đề này cần tìm hiểu về văn hóa hát Then một làn điệu
1


đã có từ rất lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vấn đề
bảo tồn và phát huy hát Then ơ Thái Nguyên cần được sự quan tâm của các cấp
chính quyền đặc biệt là vấn đề quả lý của nhà nước trong công tác hát Then.

Đề tài đi sâu vào tìm hiểu những phương pháp cụ thể nhằm phát huy tính
hiệu quả của văn hóa hát Then trên địa bàn tỉnh.Ngoài mục đích bảo tồn văn hóa
hát Then ơ Thái Nguyên đề tài còn quảng bá gía trị văn hóa hát Then món ăn
tinh thần của dân tộc Tày cho cộng đồng biết và tham gia vào quá trình giữ gìn
nét văn hóa truyền thống của dân tộc TàyThái Nguyên.
Những giải pháp cụ thể mang tính lâu dài sẽ góp phần làm cho văn hóa
hát Then được phát triển rộng rãi hơn.Nghiên cứu về những làn điệu hát
then,những nghệ nhân hát then và làm đàn tính trong địa bàn tỉnh.
4.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về làn điệu hát Then của dân tộc Tày ơ Thái
Nguyên,những nghệ nhân có kinh nghiệm hát Then lâu năm, các thế hệ trẻ đang
trong quá trình tiếp thu giá trị văn hoá hát Then.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnhTháiNguyên .
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
Đề tài chủ yếu tìm hiểu các bài viết của các tác giả nhằm hiểu rõ hơn về
làn điệu hát Then của dân tộc tày ơ Thái Nguyên ngoài ra còn tìm hiểu về lịch sử
hình thành và phát triển của văn hóa hát Then.
Đề tài khảo sát một số địa bàn như huyện Định hóa,Đại từ, Võ nhai, Phú
lương của tỉnh Thái Nguyên.

2



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA HÁT THEN CỦA DÂN TỘC
TÀY Ở THÁI NGUYÊN
1.1 Khái niệm hát Then
Then là tiên là con trời .Then giữ mối lien hệ trần gian với Ngọc Hoàng
và Long Vương.Khi làm Then đại diện cho người trời giúp người trần gian giúp
mọi điều tốt lành ,điều thiện cứu giúp.Người Tày quan niệm thé giới tâm linh
Then là một thế giới đa thần trong đó có thần mặt đất,trên trời và dưới đất.Người
sống trên trời có quyền uy hơn cả là thần Ngọc Hoàng .Thần linh trên trời chi
phối đời sống ơ dưới đất có thể ban bình yên hay bất hạnh.Người ta tin then giữ
vai trò quan trọng trong thế giới thần linh và con người.Mỗi khi thực hiện cuộc
hành trình từ mặt đất lên trời then dung lời hát, tiếng đàn diễn cuộc hành trình
của mình,cuộc hành trình phải vượt qua nhiều cửa ải khó khăn như:cửa thổ
công, cửa thành hoàng,cửa táo quân,cửa tổ tiên,cửa pháp sư…….then đem đến
con người nhiềm tin.Then đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người đem lại cho
người tày một đời sống tốt đẹp,gắn kết với nhau ổn định xã hội.
Then là một loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian, xuất xứ từ tên gọi của
tộc người Tày để chỉ một loại hình văn hóa tín ngưỡng . Then trơ thành một loại
hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo, tiêu biểu gắn bó sâu sắc với người TàyThái
Nguyên, bơi nó được bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động sản xuất của đồng
bào Tày.
Hầu như huyện nào của Thái Nguyên cũng có hát Then, nhưng vùng hát
Then đậm đặc, được duy trì và bảo tồn nguyên giá trị chủ yếu ơ các huyện Định
Hóa,Đại Từ, Võ Nhai, Phú lương… Hát Then thường được sử dụng trong các
nghi lễ: Cầu mùa, cầu yên, cấp sắc... Then Tày Thái Nguyên có hai hình thức thể
hiện, đó là Then quạt và Then tính. Then quạt (cùng nhóm với Pụt - Bụt) được
sử dụng trong các nghi lễ cầu yên, như: Cúng mụ, giải hạn, hát chữa bệnh...
Then quạt ra đời sớm hơn Then tính. Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Tày.
Khi hát, người hát chỉ dùng quạt, mặc quần áo màu đỏ, khăn đỏ, đội mũ đỏ. Giai
điệu Then quạt hát kéo dài, chủ yếu là âm điệu ừ, ừ, ừ... không có nhạc đệm,
Then tính ra đời và phát triển trên cơ sơ Then quạt, nhưng có nhạc cụ đệm là đàn

3


tính (tính tẩu) và chùm sóc. Âm điệu trong Then tính âm điệu là ới la, ới là...
(nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn vật).
1.2 Các nhóm then chủ yếu của người Tày
Nhóm Then kỳ yên (đồng bào Tày thường gọi là làm then) được sử dụng
trong các nghi lễ: Cúng cầu yên (yên lành), cầu chúc (chúc phúc, chúc năm
mới...), chữa bệnh... Then kỳ yên phải trải qua nhiều công đoạn gồm: Cung thổ
công, cung phát pang (phát lễ cho họ nội, ngoại), cung thần linh, cung mồ mả,
cung vua bếp (táo quân), cung tổ tiên (gia tiên), cung bắc cầu, cầu va (cái cẩu
cầu va), cung mụ, cung giải hạn (me khoăn) - cầu mong tránh khỏi tai họa, phủ
hội đồng, cung tam bảo, cung vua, cung khảm hải (vượt biển). Then kỳ yên bao
giờ cũng tổ chức vào ban đêm yên tĩnh, khi mọi sự sống đã lắng đọng vào giấc
ngủ, chỉ còn vang vọng tiếng hát của then, giúp mọi người nghe và cảm nhận
từng lời hát một cách đầy đủ chọn vẹn nhất.
Nhóm Then lễ hội là những khúc hát khích lệ tinh thần mọi người thêm
phấn chấn, vui vẻ, xua tan phiền muộn, cực nhọc vất vả trong cuộc sống, lao
động sản xuất để thỏa mãn ước vọng về một cuộc sống đầy đủ hơn, muôn vật
sinh linh. Nhóm Then lễ hội thường được sử dụng trong các nghi lễ: Lễ cầu
mùa, lễ vào nhà mới, lễ cấp sắc, lễ cốm. Then lễ hội gồm nhiều cung, phủ: Giải
uế, khảm hải (vượt biển), tứ bách hoặc phủ thu quạt, pụt luông (chúa của thần
nông), nhà phép, hội đồng, tam bảo, chợ tam quang.
Ngôn ngữ - lời then, mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống đời
thường, sử dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh phong phú, lối so sánh, ví von.
Nội dung các khúc hát then đều toát lên tư tương nhân văn sâu sắc, chứa đựng
tình yêu thiên nhiên (mong muốn nhân an vật thịnh, cầu cho mưa thuận gió hòa,
con người mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt...), tình yêu đôi lứa, nghĩa vợ chồng,
răn dạy đạo lý làm người, ca ngợi quê hương, đất nước... giai điệu mượt mà, sâu
lắng, âm hương mềm mại, đầm ấm, tạo cảm giác gần gũi, thiêng liêng, sức

truyền cảm mạnh.Then là những khúc hát điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ,
phong tục có từ lâu đời của dân tộc Tày cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu. Nghi lễ hát then đã trải qua hàng nghìn năm hình thành qua quá trình lao
4


động sản xuất phản ánh nhận thức tâm tư nguyện vọng phong tục tập quán của
đồng bào trên địa bàn.
Điệu hát then của những chàng trai cô gái với làn điệu mượt mà, lời then
mộc mạc giàu hình ảnh, gắn với cuộc sống sinh hoạt đời thường, nội dung của
khúc hát then toát lên tư tương nhân văn sâu sắc thể hiện tình yêu quê hương đất
nước, yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và thể hiện tình yêu đôi lứa.
Hát Then là sự kết hợp hài hòa giữa chơi đàn và hát lời. Đàn có vai trò
rất quan trọng, là phần đệm cho người hát (đàn tính 2 hoặc 3 dây). Đàn tính có 3
bộ phận: Bầu đàn làm bằng quả bầu khô, Cần đàn làm bằng gỗ dâu hoặc gỗ
thừng mục, Dây đàn làm bằng tơ xe hay nilon. Người đánh đàn phải có năng
khiếu biết vận dụng các nốt luyến láy các ngón tay chơi đàn phải dẻo, phải thuộc
cả nốt gẩy và nốt trên bàn, người được coi là hát giỏi phải vừa biết đánh đàn,
vừa hát, khi đánh không cần nhìn vào đàn, đánh đàn đến đâu hát đến đó.
1.3 Các hình thức sinh hoạt then
1.3.1 Then cầu mong
Lễ cầu an
Người Tày thường tổ chức lễ này vào tháng giêng hàng năm. Người ta
đón ông bà then về nhà lễ để cầu an bình.Lễ cầu an con gọi còn gọi là ngày hội
tụ xóm làng,vui xuân.Đây là loại then vuhát về tình ca,sử ca.Thường thì người ta
hay mời nghững người có giọng hát hay,biết nhiều làn điệu đàn giỏi về làm lễ
trong ngày để mọi người cùng thương thức.

5



Lễ cầu an của dân tộc Tày –Nguồn Internet
Lễ giải hạn
Lễ này được tổ chức vào bất kì dịp nào ngày nào trong năm thấy điều gì
không lành người ta thường mời ngươi hát then về cúng để cầu mong sự may
mắn bình an tai qua nạn khỏi.
Lễ cầu tự
Người tày ví con cái là bông hoa do vậy những đôi vợ chồng mới cưới
hay không có con đều mời Then về làm lễ tự.Họ hy vọng then sẽ hát với Hoa
Vương Thánh Mẫu vốn là nữ thần trong coi tình yêu hạnh phúc,con cái của thiên
hạ.Người Tày cho rằng bà là bà mụ của những đứa trẻ,do vậy bà có quyền ban
phát hoa vàng hoa bạc cho mọi người mặt khác bà có thể ban phát sức khỏa cho
bọn trẻ.
Lễ cầu mùa,cầu đảo,diệt côn trùng
Đây là lễ mang tính cộng đồng làng bản thường được tổ chức vào đầu
xuân tại nơi thờ thổ công,miếu thần hoặc trên ruộng của làng.Người tày mời ông
then bà then hoặc thầy mo về làm lễ với mục đích cầu mùa.Lễ này ngoài những
đoạn hát mang tính nghi lễ ông bà Then còn hát những đoạn năm tháng,lịch,kinh
nghiệm làm ăn của từng tháng trong năm.Ngày nay còn là ngày làng bản vui
6


xuân chúc mừng năm mới vui vẻ sau một năm làm việc mệt nhọc. Then cầu mùa
nội dung chủ yếu là cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ cầu
mùa thường được tổ chức tại những nơi thờ thành hoàng làng, thổ công hay
miếu thần mang đậm tính cộng đồng làng bản. Nhân vật được thờ là những vị
thần có liên quan đến nông nghiệp như thần Nông, thần Nắng, thần Mưa. Thần
Nông chịu trách nhiệm cai quản mùa màng. Giữa hai thần Nắng và thần Mưa
thường xảy ra xung khắc, bất hòa quan điểm, hàng năm đã để mặc cho cõi trần
gian hạn hán, lụt lội, khiến loài người đói khổ. Vì vậy, các bản làng người Tày

xưa thường tập trung tổ chức dâng mâm lễ gồm gà luộc, xôi ngũ sắc, rượu, thịt,
các loại bánh, mời thầy Then đến cúng. Các khúc hát cầu mùa trước đây vẫn
được thầy Then sử dụng dưới hình thức múa hát tập thể, có nhiều người cùng
tham gia với mục đích cầu mong thần Nông, thần Mưa, thần Nắng làm cho mưa
thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Có đoạn hát rằng:
Đám lúa mọc rậm mát cả đồng
Ngày lại ngày được trông lớn mập
Nó lớn nhanh cùng mây cùng sương
Khóm lúa nào cũng che hàng lối
Người đến gần nhìn ngắm vui thay
Sâu bọ không có con nào phá
Lúa không bệnh cả bản được nhờ
Lúa chín bông dài như buồng móc
Lúa chín như quả chín ngọt thơm...

7


Nghi lễ cầu mùa của dân tộc Tày–Nguồn Internet
Trong cuộc đời con người, làm được ngôi nhà là kết quả của một quá trình
lao động, tích lũy phấn đấu gây dựng lên, vì thế vào nhà mới là việc vui mừng.
Gia chủ mời thầy Then đến cúng, sửa sang bát hương, giải trừ các loại kim tinh,
mộc tinh, thủy tinh, thổ tinh và ma quỷ vẩn vơ quanh nhà, cầu mong cho cửa
nhà mát mẻ, mọi người trong nhà khỏe mạnh, làm ăn phát tài, gia đình yên vui
hạnh phúc. Vì vậy, sát tinh mộc để trừ ma quái có thể ẩn nấp trong đồ gỗ làm
nhà, thầy Then đóng đinh, áp lá bùa vào cây gỗ giữa nhà và bốn góc, đồng thời
hát đoạn then Theo giọng tế lễ:
Tinh quỷ chúng bay
Thầy bảo cho hay
Chớ có quyến luyến

Thầy nay lao đến...
... Vật thịnh nhân khang
Tam tai tống khứ
Tử tử tôn tôn
Bách phúc trường tồn
Các tướng thiên thu
Vạn vạn tuế...
Then cấp sắc (tiếng Tày gọi là Lảu then, nghĩa đen gọi là “rượu then”).
Cấp sắc là kiểm tra sát hạch về chuyên môn để tăng hiệu lực uy tín ơ vị thế cao
8


hơn, khẳng định uy thế, năng lực ma thuật của thầy Then. Bơi vậy, các
hầy Then luôn phấn đấu để được cấp sắc. Trong một đời người làm Then có thể
được cấp sắc vài lần. Lần đầu cấp chứng chỉ vào nghề, những lần tiếp theo là
cấp chức vị (thăng cấp), được tăng cấp cao hơn từ tam phẩm đến ngũ phẩm và
thất phẩm (thường thầy Then chỉ được cấp đến ngũ phẩm, còn thất phẩm chỉ cấp
cho thầy tạo). Đám cúng cấp sắc là đám cúng to nhất của nhà Then, trước đây
một buổi lễ được tiến hành trong ba ngày ba đêm, nhưng hiện nay còn hai ngày
hai đêm. Để tổ chức lễ cấp sắc, gia chủ phải chuẩn bị các điều kiện về vật chất
như sắm lễ, quần áo cho người được cấp sắc.
Sau khi công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc được hoàn tất, gia chủ phải đi
mời thầy về làm lễ (số lượng thầy là 3 hoặc 5 tùy theo dòng họ, trong đó có thầy
chức sắc cao nhất, gọi là “pò thay” - thầy cả). Nếu có 5 thầy thì đặt 5 bát hương
gồm: Then, pụt, ham, thánh, tướng và đặt phía trước 5 hũ rượu bịt khăn đỏ.
Trong những ngày làm lễ, các thầy phải mặc quần áo mầu đỏ, đội mũ bồ đề, sử
dụng nhạc cụ trong buổi lễ gồm: Đàn tính, nhạc xóc, lệnh bài, thanh âm
dương...
Nghi lễ Then trong lễ cấp sắc trước khi vào lễ chính, thầy cúng và hát bài
giải uế, cùng lúc, nhà chủ mơ nồi nước lá thơm đã được đun sẵn, đặt trước bàn

thờ tổ tiên, lấy miếng sắt nung đỏ nhúng vào nồi nước để hơi nước bốc lên thơm
lừng cả nhà. Đồng bào quan niệm như vậy mới giải hết mọi uế tạp, bẩn thỉu
trong nhà.
... Mới được nước linh đan tẩy rửa bàn thờ
Tẩy rửa thơm mùi hương mùi hoa
Tẩy rửa chốn bàn phương ngai bạc
Tẩy rửa chốn bàn mây quan sai
Tẩy rửa chốn bàn kín nhiều hương
Tẩy rửa chốn bàn rồng nhiều nụ
Tới mồng một hôm rằm thắp hương
Lên chầu đức thiên nhân che chở.

9


Sau đó tiếp theo lần lượt đến nghi lễ Then Bắc cầu hào quan, Phủ
Thanh Lâm, Lọc vía hào quang, Vào cung Ngọc Hoàng đây là việc làm cuối
cùng của cuộc hành trình tiến cống của nhà Then. Như vậy, qua các khúc hát
then trong lễ cấp sắc, các thầy then đã sơ đồ hóa con đường lên Mường Trời của
họ mà qua đó Mường Trời hiện lên không khác gì Mường Đất. Người được cấp
sắc từ nay trơ đi phải tu dưỡng, phải cứu nhân độ thế, không được phân biệt giàu
nghèo, không bị tiền bạc mua chuộc...
Then trong lễ cốm (Kéng loỏng) là phong tục mang đậm tính văn hóa của
đồng bào dân tộc Tày. Lễ cốm thường được người Tày tổ chức hàng năm sau khi
thu hoạch vụ mùa. Lễ cốm là lễ cúng thần linh, thể hiện sự khát vọng của người
dân về một mùa màng bội thu, một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Ngày nay, lễ
cốm không đơn thuần chỉ là một hoạt động tín ngưỡng mà nó còn là nơi giao lưu
tình cảm, văn hóa trong dòng họ, cộng đồng với các dân tộc anh em. Sôi động
nhất là lúc giã cốm. Người già, người trẻ đều tay khua chày, những âm thanh của
Then phát ra có tiết tấu, nhạc điệu như một bản nhạc của núi rừng, cứ âm vang,

lan tỏa, như thúc giục lòng người:
Ta bắt nhịp cho thóc, ngô đầy sàn
Cho bản làng giầu có.
Nào đâu người già về đây cùng kéng loỏng
Nào đâu trai thanh, nữ tú về đây cùng lời hát Then
Câu gọi, tiếng chày cùng bắt nhịp yêu đương….
Theo quan niệm của người Tày, hạt cốm là sự chắt lọc tinh túy của lúa
gạo, vì vậy việc dâng cốm cho thần linh và tổ tiên là thể hiện lòng thành kính
của người đang sống đối với tổ tiên, với trời đất. Một nén nhang, một đĩa cốm
mới dâng lên tổ tiên, rồi họ trịnh trọng khẩn cầu cho một mùa màng bội thu. Kết
thúc phần lễ, mọi người quây quần bên bếp lửa cùng nhau thương thức món cốm
mới do những đôi bàn tay khéo léo làm ra. Và rồi họ lại hát, những lời hát về
quê hương xứ sơ, hát lời chia tay bịn rịn hẹn ngày lễ cốm sang năm.Qua một số
nghi lễ Then của người Tày trong lễ hội có thể cảm nhận được đôi nét văn hóa
tâm linh phong phú của đồng bào dân tộc Tày.
10


1.3.2 Then chữa bệnh
Trước đây người tày và các dân tộc khác cho rằng người ốm, chết do
nhiều nguyên nhân.Nhiều người ốm do không hiểu nguyên nhân tại sao nên họ
cho rằng do thần linh ma quỷ làm hại.Khi đó muốn biết người ốm bị sao người
ta phải nhờ đến Then giải quyết có khả năng thương lượng vi-oeis thần linh
dung sức mạnh trấn áp quỷ thần.Then chữa bệnh bằng sức trền cảm âm
nhạc,thơ ca,phần naò làm chức năng an ủi,dỗ dành nỗi đau của người bị bệnh
làm cho mọi người thấy tâm hồn thanh thản hơn sau buổi làm Then.Đây là
phương pháp chữa bệnh bằng tinh thần của người Tày ngày xưa.
1.3.3 Then tống,tiễn
Những gia đình có người chết hoặc đứa trẻ xấu số,sau khi chôn cất xong
chọn được ngày lành người Tày đón Then về làm lễ tiễn hồn người chết đi ra

khỏi nhà để không quấy rối những người đang sống.
1.3.4 Loại Then vui mừng,chúc tụng,ca ngợi
Những nhà giàu xưa kia khi có viêc mừng thường mời Then đến đàn
hát,chúc mừng,ca ngợi.Lời ca phù hợp với hoàn cảnh nhưng cũng có một số bài
mẫu đối tượng giao tiếp chủ yếu là người chứ không phải thần linh.
1.3.5 Loại then trung lễ,đại lễ cấp sắc
Những người làm then thường 3-5 năm cấp sắc một lần gọi là đại
lễ.Nhưng cũng có then vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có điều kiện tổ
chức đúng kỳ hạn phải làm lễ trung để khất.Người tày gọi trung lễ là hất lẩu
khao mạ chỉ mời một người then đến làm giúp và chỉ và chỉ cần chút hương hoa
quả thiết đãi binh mã và tổ sư đồng thời xin khất với Ngọc Hoàng đến kỳ sau sẽ
làm đại lễ.
Đại lễ của nhà Then là lễ vật gồm hương hoa,trà rượu,vàng bạc ,châu
báu,rượu thịt bánh trái tiến dâng lên Ngọc Hoàng để thỉnh cầu nhà vua ban cấp
cho then. Mỗi lần lẩu Then là một lân lên chức.Then nào làm lâu, Then càng
nhiều thì chức tước càng cao tăng them uy tín với quần chúng có quyền hạn oai
phong giải quyết nhiều việc cứi nhân độ thế.
Trong then có chức tước quyền hạn được phân theo từng cấp độ khác
11


nhau và rõ ràng.Lẩu then là một lễ quan trọng.Chức tước Then được đanh dấu
bằng tua trên mũ của các ông,bà Then số tua cao nhất có thể lên tới 15.Khi
không còn làm Then nữa một số nơi làm lẩu then nhueng với mục đích tạ
ơn.Ngoài hình thức then cổ nguyên bản, nghệ thuật diễn xướng Then phát triển
và nâng cao đã chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Trong các Hội
diễn lớn nhỏ, các liên hoan ca, múa nhạc chuyên nghiệp hầu như các tiết mục
của đoàn Bắc Kạn tham gia đều dựa trên chất liệu Then. Đáng mừng hơn hầu
như các tiết mục đều được đánh giá cao về nghệ thuật cũng như hình thức biểu
diễn và đoạt giải cao, để lại ấn tượng tốt đẹp với khán giả. Trong Liên Hoan Hát

Then đàn Tính toàn quốc lần thứ III, là đơn vị đăng cai Bắc Kạn đã khẳng định
được những giá trị nghệ thuật diễn xướng Then độc đáo trong Then nguyên bản
hay trong Then phát triển và nâng cao. Trong Hội diễn nghệ thuật quần chúng
toàn quốc, Ngày Hội Văn hóa vùng Đông Bắc, Liên hoan Hát Then đàn tính
toàn quốc lần thứ IV và nhiều liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp khác…Đoàn
Bắc Kạn vinh dự nhận nhiều Huy chương Vàng trong đó đa số là các tiết mục
dựa trên chất liệu Then.
Đặc biệt, hình thức sân khâu hóa trong diễn xướng Then đã được khán giả
nhiệt tình hương ứng. Các tiết mục đã truyền tải cho khán giả cả nước những nét
đặc sắc của nghệ thuật diễn xướng Then trong tỉnh đặc biệt là các làn điệu then
cổ nhằm tôn vinh các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát
huy nghệ thuật diễn xướng Then. Đồng thời, quảng bá đến mọi miền Tổ quốc về
nghệ thuật hát Then, các loại nhạc cụ dùng cho hát Then của Bắc Kạn với những
nét chung trong văn hóa Tày, Nùng cùng với nét riêng trong nghệ thuật diễn
xướng Then của người Tày, Nùng Bắc Kạn.
Tuy nhiên hiện nay nhiều làn điệu truyền thống mất dần môi trường tồn
tại, những giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ suy giảm, nghệ
thuật diễn xướng Then cũng nằm trong thực trạng này. Hơn thế bảo tồn hát Then
như thế nào để không mất đi bản sắc mà vẫn phù hợp xã hội hiện đại đang là vấn
đề cấp thiết đặt ra. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Chính
phủ Dự án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát Then - đàn Tính nhằm từng
12


bước chuẩn bị cho việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghệ thuật hát
Then - đàn Tính là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm mong
mỏi của đông đảo người dân, những nghệ nhân, những nhà văn hóa và những
người yêu thích giai điệu Then.

13



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA HÁT
THEN Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng hát Then ở Thái Nguyên
Hát then loại hình nghệ thuật này luôn có sức sống mãnh liệt trong đời
sống đồng bào và cũng là niềm tự hào của các dân tộc này... Hiện nay, một số
đồng bào người Tày, Nùng, Thái ơ khu vực phía Bắc, di chuyển đến sinh sống ơ
những vùng quê mới ơ các tỉnh phía cực Nam của Tổ quốc đã mang theo nghệ
thuật truyền thống này và ơ đó, hát Then - đàn Tính đã có sức sống của nó.
Tuy nhiên, trên thực tế, hát Then cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật
thể ơ Việt Nam đứng trước nguy cơ mai một nghệ nhân, thiếu người kế cận. Đặc
biệt chúng ta không tranh thủ khai thác các nghệ nhân còn giữ được làn điệu
Then cổ để truyền dạy cho thế hệ sau thì giá trị đặc sắc của nghệ thuật này sẽ bị
mai một. Một thực tế cũng đáng buồn là ơ hầu hết các bản làng vùng cao giờ đây
chỉ còn các nghệ nhân cao tuổi đánh được đàn Tính, thuộc nhiều bài hát Then,
còn thế hệ trẻ thì chỉ biết qua loa hoặc không mấy quan tâm. Các nghệ nhân còn
lưu giữ được những bài hát Then cổ là rất hiếm.
Then là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày Then được lưu giữ phát
triển thành một không gian văn hóa hát then-đàn tính hết sức đồ sộ về khối
lượng phong phú về thể loại,đa dạng về hình thức biểu diễn thực tế hiện nay
cũng như nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác, hát then đang đứng trức nguy
cơ mai một trong xã hội phát triển.lý do là bơi lớp nghệ nhân quá già,thiếu
những thế hệ kế cận,bên cạnh đó không gian diễn xướng cho loại hình này cũng
đang bị mất dần trong cơn lốc đô thị hóa.
Hiện nay nhiều câu lạc bộ hát then đã được thành lập trên địa bàn các
huyện nhằm phát huy giá trị văn hóa hát then. Những lớp thế hệ trẻ đang dần
tiếp thu văn hóa hát then do các ngệ nhân truyền lại.

14



Nghệ nhân hát then Hà Thuấn

Buổi biểu diễn hát Then của các nghệ nhân hát Then ở Thái Nguyên

15


Theo một khảo sát mới đây của tỉnhThái Nguyên, vùng hát Then hiện tập
trung chủ yếu ơ các huyện Định hóa, Đại từ, Võ nhai, Phú lươngvà một số xã
khác trong tỉnh. Trải qua thời gian, tồn tại và phát triển, đến nay, trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên tồn tại hai dòng Then. Dòng Then thứ nhất là nghi lễ Then cổ,
được một số ít nghệ nhân và những người làm nghề Then lưu giữ, hành nghề,
truyền dạy, đang có nguy cơ bị thất truyền. Dòng Then thứ hai là dòng Then mới
do những người am hiểu, yêu thích Then đặt lời mới theo giai điệu Then cổ.
Giai điệu hát then ngọt ngào, hòa quyện trong tiếng đàn tính trầm bổng
đang được lưu truyền tại vùng cao Định Hóa. Nhằm bảo tồn, gìn giữ một nét
tinh hoa văn hóa truyền thống, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã thành lập các
Câu lạc bộ Hát then thu hút đông đảo bà con dân tộc Tày, Nùng tham gia. Không
chỉ có các cụ già, Câu lạc bộ còn thu hút các em nhỏ thường xuyên đến tập
luyện. Trong các dịp lễ hội, Câu lạc bộ lại đem tiếng hát ngọt ngào, hòa quyện
trong giai điệu đàn tính trầm bổng đi giao lưu biểu diễn trên khắp các nẻo đường
đất nước…
Từ các cụ già cho đến các em nhỏ, ai ai cũng phấn khơi, say sưa với
những làn điệu then. Từng làn điệu then cất lên chứa đầy cảm xúc làm nao lòng
người. Dưới sự hướng dẫn cần mẫn và tận tình của nghệ nhân, từng lời hát then
được cất lên “tròn vành rõ chữ”. Chứng kiến những em nhỏ hát Then rất say sưa
cùng ông bà, bố mẹ; những em học sinh biểu diễn hát then đàn tính trong các
cuộc thi của trường tổ chức thời gian gần đây, chúng tôi hiểu đưa niềm say mê

nghệ thuật đến với thế hệ trẻ, các nghệ nhân đang làm công việc “truyền lửa”
của mình một cách thật giản dị, nhưng rất có ý nghĩa.
Bạn La Trấn Tú (thành viên Câu lạc bộ Hát then Định Hóa, năm nay 22
tuổi) cho rằng, bây giờ lớp trẻ rất ít người biết đàn tính, hát then của dân tộc, để
bảo tồn và phát huy được bản sắc dân tộc cần phải có những Câu lạc bộ hướng
dẫn, truyền dạy cho thế hệ trẻ: “Nói chung học cái gì cũng khó nhưng nếu mình
đam mê, yêu thích và cô giáo chỉ bảo tận tình thì cũng học nhanh. Em học rồi
em thấy đam mê, càng học càng muốn học nữa. Bây giờ văn hóa dân tộc thiểu
16


số nói chung, văn hóa dân tộc Tày nói riêng nếu không khôi phục nhanh chóng
thì sẽ bị mai một. Học xong lớp này, sau này có ai muốn học thì mình có thể
truyền dạy lại cho họ”.
Chúng tôi gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Bích Hồng, Chủ nhiệm Câu lạc
bộ Hát then tỉnh Thái Nguyên khi bà đang dạy các lớp học hát then ơ Định Hóa.
Hằng tuần, bà vẫn đi 50km, từ Thành phố Thái Nguyên lên Định Hóa. Những
ngày này trời rét và mưa suốt, do thay đổi thời tiết và giảng dạy một ngày mấy
lớp, nên nghệ nhân Nguyễn Thị Bích Hồng đã mất tiếng, khản giọng. Dù vậy, bà
vẫn cố gắng hướng dẫn các học viên, không để lớp nào phải nghỉ. Nghệ nhân
Nguyễn Thị Bích Hồng truyền dạy hát Then cho các thế hệ vì lòng yêu thích, và
hơn cả là niềm mong mỏi nét văn hóa này được lưu giữ và nhân rộng: “Do lòng
đam mê và yêu nghề nên còn sức khỏe thì mình đi dạy. Trung tâm văn hóa mời
sang dạy cho các chị, rồi mình lên dạy các huyện. Ở Định Hóa, xã nào cũng có
câu lạc bộ hát Then”.
Định Hóa có hơn 40.000 người dân tộc Tày Thái Nguyên, đông hơn cả so
với các địa phương khác trong khu vực, có 6 nghệ nhân hát Then, đàn tính. Đầu
năm 2007, Câu lạc bộ Dân ca các dân tộc huyện Định Hóa được thành lập trên
cơ sơ nhóm nghệ nhân then. Rất đông người xin vào Câu lạc bộ, qua tuyển lựa
đã kết nạp 42 hội viên của 4 dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh… Các hội viên của

Câu lạc bộ hầu hết là nông dân, họ tranh thủ lúc nông nhàn để học đàn, hát các
bài ca đã quen thuộc từ khi còn trong bụng mẹ.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết gìn giữ nét văn hóa truyền
thống của dân tộc Tày ơ Định Hóa, chính quyền địa phương và người dân đã
thành lập Câu lạc bộ Hát then, từ đó đến nay đã thu hút rất nhiều thanh, thiếu
niên tham gia. Các nghệ nhân càng phát huy vai trò của mình, góp phần thành
lập thêm nhiều Câu lạc bộ Hát then ơ các xã, giúp nhiều người, nhất là thế hệ trẻ
yêu thích loại hình nghệ thuật này.
Giữa bộn bề cuộc sống vất vả mưu sinh, người dân Định Hóa vẫn dành
thời gian đắm mình với hát then, hồn dân tộc, hồn văn hóa đang được họ lưu giữ
và phát huy như thế.
17


Xu hướng hát Then đang dần bị mai một do ngày càng ít người trẻ thông
thạo và có năng khiếu đối với loại hình âm nhạc này. Hơn nữa, lời Then hiện nay
chủ yếu được đặt lại cũng khiến lời Then cổ mai một dần. Theo thống kê của Sơ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, chỉ có 21 nghệ nhân hát Then trong tỉnh biết
hát lời cổ, lại người cao tuổi. Trong khi đó, có 72 người ơ lứa tuổi trẻ hơn có thể
hát được lời Then mới.
2.1 Công tác quản lý hát then ở Thái Nguyên
Hát Then là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày.
Nói đến nghệ thuật hát Then không thể không nhắc đến cây đàn tính, bơi nếu
thiếu đi âm thanh của cây đàn này thì điệu hát Then sẽ không hoàn chỉnh. Then
gắn với đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Tày, góp phần làm nên bản
sắc văn hóa của đồng bào dân tộc tày.Để bảo tồn, phát huy và vinh danh giá trị
đặc sắc những làn điệu hát Then của dân tộc Tày, hiện các cấp, các ngành liên
quan, nhất là ngành văn hóa của tỉnh đang triển khai nhiều hoạt động, công tác
thiết thực. Ủy Ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh đẩy
mạnh triển khai công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

hát Then. Theo đó, các sơ, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự
nguyện, tích cực giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Then
của dân tộc Tày. Đưa việc bảo tồn, phát huy giá trị của hát Then là một nhiệm vụ
của cơ quan, đơn vịcó kế hoạch .
Sơ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác nghiên cứu, khai
thác, sưu tầm tư liệu, hiện vật về Nghi lễ Then để biên soạn và xuất bản các ấn
phẩm văn hóa, xây dựng thành các chương trình, tiết mục nghệ thuật để biểu
diễn phục vụ nhân dân. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành cơ chế,
chính sách phù hợp nhằm động viên, khuyến khích và tôn vinh nghệ nhân văn
hóa trong đó có nghệ nhân hát Then. Chủ động phối hợp với các tỉnh có Nghi lễ
Then khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận Nghi lễ Then
là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.
Sơ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa loại hình hát Then vào nội dung
18


các hoạt động ngoại khóa và tích hợp vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của nhà trường. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn
thành lập các câu lạc bộ hát Then, đàn Tính; tổ chức cho các đội văn nghệ quần
chúng học và luyện tập các tiết mục hát Then, đàn Tính để biểu diễn phục vụ
nhân dân. Có kế hoạch tổ chức cho các nghệ nhân truyền dạy hát then cổ cho
nhân dân bằng những hình thức và phương pháp phù hợp với điều kiện của địa
phương.
Các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến
và quảng bá về ý nghĩa và giá trị văn hóa của nghi lễ hát then của tỉnhThái
Nguyên, làm tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị của hát Then là góp phần thiết
thực gìn giữ và phát triển di sản quý giá của cha ông để lại; giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc.
Hát then - đàn tính là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp có từ

lâu đời, có vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa - nghệ thuật truyền
thống các dân tộc Tày - Nùng, Thái. Loại hình này được sử dụng nhiều trong các
dịp lễ hội, sinh hoạt; đặc biệt thời kỳ cách mạng là "vũ khí" tuyên truyền hiệu
quả nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh của đồng bào. Tuy nhiên
thời gian qua, hát then - đàn tính ít nhiều bị mai một bơi nhiều nguyên nhân;
trong đó nó bị gắn "mác" là sinh hoạt tín ngưỡng phải loại trừ, hủy bỏ... Theo
năm tháng, những người hoạt động ơ loại hình này ít đi; làm nghề bây giờ phần
lớn là người cao tuổi và trung tuổi, những người ơ độ tuổi 30 trơ lại - hoặc
không biết, hoặc biết một cách lơ mơ. Có sự tiếc nuối, lo lắng - tất nhiên, cho
một loại hình có giá trị. Bơi vậy, liên hoan là dịp khơi dậy, tôn vinh, đồng thời
động viên, khích lệ những người làm nghề. Qua liên hoan, Bộ VH-TT cũng
muốn sơ bộ đánh giá thực trạng của hát then - đàn tính để từ đó đề ra những giải
pháp phù hợp. Đây là lần đầu tiên tổ chức liên hoan có tính chuyên sâu, vì vậy
ban tổ chức không đặt ra yêu cầu quá cao, cầu toàn và "hoành tráng" như Ngày
hội văn hóa các dân tộc những năm trước. Hơn nữa, hát then có đặc thù riêng,
mang tính "salon", phạm vi nhỏ trong khán phòng với giai điệu uyển chuyển,
mượt mà, sâu lắng. Khơi động từ sau Tết, điều kiện vật chất chưa cho phép để
19


có thể làm một "đại hội then", tuy nhiên nhiều đơn vị đã nhiệt tình tham gia. Các
Sơ VH-TT, huyện, cơ sơ nơi nào có vốn hát then truyền thống nên định kỳ tổ
chức theo phương thức xã hội hóa. Cũng sẽ tính đưa hát then vào trường học (có
một số trường đã dạy, nhưng theo kiểu truyền nghề, không có giáo án, chưa
mang tính nghiên cứu) để phổ cập hơn. Ông Vi Hồng Nhân - Vụ trương Vụ Văn
hóa dân tộc (Bộ VH-TT) Có chín tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc
Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Đác Lắc, Sơn La (huyện Quỳnh
Nhai) và Đoàn dân gian Việt Bắc, Trường VHNT Việt Bắc, Bảo tàng văn hóa
các dân tộc VN, với khoảng 250 nghệ nhân, diễn viên sẽ có mặt tại liên hoan,
cùng với hàng trăm nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa dân tộc. Cái đẹp của hát

then - đàn tính ơ các vùng then gốc sẽ có dịp được khoe ơ liên hoan, qua tiếng
hát của những nghệ nhân cao tuổi (khoảng 50 nghệ nhân, trong đó có người hơn
80 tuổi). Các diễn viên quần chúng ơ các thôn bản sẽ giới thiệu then mới (dựa
trên làn điệu then đặt lời mới, có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, thường
phục vụ tuyên truyền); còn diễn viên chuyên nghiệp sẽ biểu diễn những tác
phẩm mang hơi thơ then. Không chỉ được nghe hát then-đàn tính, còn được nghe
tính tẩu của người Thái trắng ơ Sơn La, Quỳnh Nhai. Ngoài biểu diễn, còn có
trưng bày triển lãm: mũ, áo, giày hát then, đàn... và hội thảo bàn về việc phát
huy, phát triển hát then - đàn tính trong thời đại mới.

20


×