Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tiểu luận công tác xã hội với người nhiễm hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.89 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, HIV/AIDS đã trở thành một căn bệnh và là mối lo ngại lớn
đối với cả thế giới cũng như đối với Việt Nam. Tại Việt Nam, lây nhiễm
HIV/AIDS đang ở vào thời điểm nóng bỏng khi tình trạng những người bị
lây nhiễm căn bệnh thế kỉ này đang tăng lên một cách nhanh chóng và ở
nhiều cấp độ khác nhau. Những hậu quả mà HIV đem lại cho con người đã
được nghiên cứu rất nhiều và thực tế đã chứng minh điều đó.
Đứng trên quan điểm của một người học chuyên ngành công tác xã
hội, không chỉ nói về những nguy hại mà HIV đã gây ra mà chúng ta cần
phải quan tâm cả tới những phản ứng của xã hội đối với căn bệnh này. Chính
vì những tác hại to lớn của HIV tới con người mà việc kì thị và phân biệt đối
xử đối với người bị nhiễm HIV đang trở thành vấn đề rất đáng quan tâm. Kì
thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV diễn ra ở nhiều khía cạnh và
cấp độ đó là việc kì thị đối với phụ nữ , trẻ em…Kì thị với người nhiễm HIV
tại nơi làm việc cũng là một phần trong vấn đề kì thị và phân biệt đối xử đối
với người bị nhiễm HIV nói chung. Đây là một vấn đề không mới nhưng lại
là có rất nhiều sự quan tâm nhất là đối với chiến lược phòng, chống
HIV/AIDS. Vì vậy mà em xin chọn đề tài “Truyền thông chống kỳ thị và
phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS” .
Do lượng kiến thức và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh
khỏi những sai, thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của giảng viên hướng

1


dẫn bộ môn – ThS.cô Đặng Thị Phương Lan để bài làm được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Người thực hiện.
Sinh viên: Lê Hải Thương.
I. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm.
1.1. Khái niệm HIV.
HIV là cụm từ viết tắt của tiếng Anh chỉ loại virus gây suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể HIV sẽ phá hủy dần hệ
thông miễn dịch làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chông
lại bệnh tật
1.2.

Kái niệm AIDS.

AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là “Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải” , dùng để chỉ gia đoạn cuốI của quá trình nhiễm
HIV, ở gia đoạn này hệ thông miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nên người
nhiễm HIV dễ dàng mắc các bệnh như ung thư, viêm phổi, lao viêm da, lở
loét toàn thân hoặc suy kiệt. Những bệnh này nặng dần lên có thể dẫn đến cái
chết.
2. Các khái niệm liên quan.
2.1. Người có HIV.
Người có HIVlà người mang vi rút HIV trong máu.
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch
cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt
nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn
công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.
2.2. Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử.
2



Theo điều 2 của Luật phòng, chống Virút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS ):
- Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn
trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc người đó
có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
- Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối,
tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người
khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ
gần gũi với người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV.
II. Những kiến thức chung về người nhiễm HIV/AIDS.
1. Các giai đoạn của HIV/AIDS.
Nhiễm HIVgồm 4 giai đoạn.
1.1. Giai đoạn 1: Giai doạn sơ nhiễm (còn gọi là giai đoạn nhiễm
cấp).
Hầu hết người bị lây nhiễm HIV không biết mình bị lây nhiễm. Sau
khi nhiễm HIV khoảng 2-8 tuần, người bị lây nhiễm xuất hiện các triệu
chứng như sốt, vã mồ hôi, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp, viêm họng, hạch
cổ, hạch nách sưng to, phát ban dạng sởi, ngứa ngoài da. Ngoài ra, có thể
xuất hiện các bệnh lí thần kinh như viêm màng não, viêm não… Các triệu
chứng của giai đoạn này hoàn toàn biến mất sau 8-10 ngày. Sau các biểu
hiện sơ nhiễm (có hoặc không có triệu chứng) khoảng 6-12 tuần thì xét
nghiệm máu có thể phát hiện thấy kháng thể chống HIV trong huyết thanh.
1.2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng.
Thời gian này có thể kéo dài từ 10-12 năm, người nhiễm HIV trong
máu nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Những người này có vẻ ngoài khỏe
mạnh bình thường, xét nghiệm máu có thể thấy kháng thể kháng HIV (trừ
thời gian đầu từ vài tuần đến vài tháng xét nghiệm vẫn âm tính). Đó là thời
kì "cửa sổ". Thời kì này có thể kéo dài tới 6 tháng. Tiến triển nhanh hay
chậm tùy thuộc vào loại HIV và sức đề kháng của cơ thể: Nhiễm HIV-1 tiến
triển nhanh hơn nhiễm HIV-2; trẻ dưới 5 tuổi và người trên 50 tuổi cũng tiến

triển nhanh hơn.
3


1.3. Giai đoạn bệnh lí hạch kéo dài.
Khoảng 1/3 người nhiễm HIV có hạch to nổi toàn thân, thường gặp ở
2 bẹn, vùng cổ, nách, dưới hàm… Các hạch có đặc điểm là đối xứng nhau.
1.4. Giai đoạn có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ( hay còn
gọi giai đoạn nhiễm HIV chuyển thành AIDS)
Giai đoạn này sức đề kháng của cơ thể giảm đi, người bệnh rất dễ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: lao, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và nấm;
sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, nhiều người bị tiêu chảy mạn tính kèm
theo sút cân. Khi vào giai đoạn AIDS tiến triển hay còn gọi là giai đoạn cuối,
tình trạng suy giảm miễn dịch nặng, sẽ xuất hiện các nhiễm khuẩn cơ hội
khác như viêm màng não, một số khối u (như Sarcoma Kaposi). Bệnh nhân
sẽ tử vong trong vòng từ 1-2 năm.
2. Các con đường lây nhiễm.
Có 3 con đường chính lây nhiễm HIV.
2.1.

Qua quan hệ tình dục:

- HIV có thể sống trong tinh dịch của nam giới, dịch nhờn âm đạo của phụ
nữ, vì vậy nếu quan hệ tình dục bừa bãi bằng đường âm đạo, đường hậu môn
hay đường miệng mà không có sử dụng “bảo vệ” như bao cao su thì rất dễ
dàng nhiễm bệnh HIV.
2.2.

Qua đường máu:


Virut HIV sống trong máu người bệnh, vì vậy bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh khi:
- Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích mà người bệnh
HIV đã sử dụng.
- Truyền máu phải máu của người mắc bệnh HIV.
- Săm trổ bằng vật dụng đã sử dụng cho người nhiễm HIV.

4


- Tiếp xúc vết thương hở, rách da thịt với máu, tinh dịch hay dịch âm
đạo của người mắc bệnh HIV.
- Do tai nạn y tế: chọc phải kim tiêm đã tiêm cho người nhiễm HIV
vào người.
2.3.

Qua mẹ truyền sang con:

Mẹ bị nhiễm HIV mang thai cũng có thể truyền sang cho con trong lúc mang
thai, trong quá trình chuyển dạ và đẻ vì em bé dễ dính máu có nhiễm HIV
của mẹ truyền sang, hoặc lúc cho con bú, trong sữa mẹ có chứa virut HIV
truyền sang.
3. Những dấu hiệu và triệu chứng của người nhiễm HIV.
Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng HIV được chia theo 4 giai
đoạn:
3.1.

Nhiễm trùng cấp (còn gọi là sơ nhiễm hay nói cách khác là

thời kỳ cửa sổ)
Trong 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20%

bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau
cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng,
phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số
bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây
thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày
và tự khỏi hoàn toàn. Còn lại, hầu hết những người nhiễm HIV không có
biểu hiện gì khi mới nhiễm.
Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức
virus HIV trong máu. Phải chờ 2-12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc
này mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV
5


thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây do
bệnh nhân không biết mình nhiễm bệnh.
3.2.

Nhiễm trùng không triệu chứng

Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp, bệnh nhân nhiễm HIV rơi vào giai đoạn
dài không triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh lại khá dễ
dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể chống HIV. Tức là trong giai đoạn
này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm máu để tìm
kháng thể chống virus HIV. Sở dĩ, chúng ta phải làm xét nghiệm tìm kháng
thể là vì việc xét nghiệm tìm kháng nguyên (phát hiện virus HIV) đòi hỏi
phải có điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cao cấp. Trong khi đó, tình
trạng ngân sách của chúng ta thì chưa thể đáp ứng được.
3.3.

Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài


Sau khi huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội
chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ
các điều kiện sau:
-

Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn).

-

Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm.

-

Hiện diện kéo dài trên 1 tháng

- Không giải thích được lý do nổi hạch.
Hay gặp nhất là hạch cổ, rồi đến hạch dưới hàm, hạch nách. Một số
hạch ít gặp hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong lồng ngực), và trong ổ
bụng.
3.4.

Biểu hiện lâm sàng thực sự của HIV
6


Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm HIV nghĩa là đã mắc các
bệnh nhiễm trùng cơ hội từ bên ngoài hay nói cách khác là do HIV đã đến
giai đoạn cuối cùng. Thời gian từ lúc bệnh nhân được xác định là bị nhiễm
HIV đến lúc chết thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng. Riêng đối

với trẻ em, thời gian này thường ngắn hơn, khoảng 10-12 tháng. Biểu hiện
lâm sàng chính thường là nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư. Phần lớn là bệnh
nhân mắc các bệnh lao đặc biệt là lao phổi, các bệnh đường tiêu hoá, bệnh
liên quan đến dây thần kinh và các nhiễm trùng ngoài da. Tuy nhiên, nếu
được chăm sóc tốt, người bệnh có thể sống hoàn toàn khoẻ mạnh trong vòng
15-17 năm kể từ khi nhiễm HIV đến khi có biểuhiện của HIV. Ngày nay, với
các tiến bộ trong thuốc điều trị, thời gian này còn khả quan hơn nhiều. Tuy
nhiên, thử thách lớn nhất hiện tại là thuốc điều trị vẫn còn quá đắt và cũng
thường không sẵn có.
III. Thực trạng nhiễm HIV/AIDS,
1. Tình hình thế giới.
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là hiểm họa đe dọa trực tiếp tới
chất lượng giống nòi cũng như sự tiến bộ, ổn định xã hội và phát triển bền
vững của mỗi quốc gia bởi sự lây truyền HIV là hậu quả đồng thời cũng là
nguyên nhân gây nghèo đói. Loài người đã trải qua 3 thập kỷ đối phó với
một đại dịch có quy mô lớn, diễn biến phức tạp và là thảm họa chưa từng có
Kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra HIV, cho đến nay AIDS vẫn
là một đại dịch nguy hiểm vì HIV lây truyền từ người này qua người khác,
chưa có thuốc chữa khỏi và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Nghiện chích ma
túy và quan hệ tình dục không an toàn giữ vai trò chính trong lây nhiễm HIV
hiện nay thuộc về hành vi của con người nên càng làm cho việc khống chế
trở nên khó khăn. Đại dịch gây nên những hậu quả không những cho bản
7


thân cá nhân và gia đình người nhiễm HIV/AIDS mà còn ảnh hưởng nặng nề
tới sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - chính trị của các quốc gia trên
thế giới.
Theo con số mới nhất Ngày 20/11/2012.
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đã công bố

“Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2012”, trong đó nêu rõ tình hình dịch
và đáp ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu đến hết năm 2011.
Theo Báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chống
HIV/AIDS nhân loại vẫn phải “nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV
(dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu –
1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. Số người nhiễm
HIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh này là 34 triệu (dao động từ
31,4 triệu – 35,9 triệu).
Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống có khoảng ½
(17 triệu người) không biết về tình trạng nhiễm vi rút này của mình. Điều
này hạn chế khả năng của họ tiếp cận được các dịch vụ dự phòng và chăm
sóc, và do đó làm tăng khả năng lây truyền HIV từ họ ra cộng đồng.
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vào
khoảng 0,8% số người lớn (từ 15-49 tuổi). Khu vực cận Sahara của châu Phi
vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, gần như cứ trong 20 người
lớn (độ tuổi từ 15-49) trong khu vực này lại có 01 người nhiễm HIV/AIDS
đang còn sống (4,9%). Hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễm
HIV/AIDS còn sống của thế giới.
Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi
cao gấp 25 lần so với tỷ lệ này ở châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV
8


đang sống ở châu Á (bao gồm Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á) lên tới con
số 5 triệu.
Sau Cận Sahara của châu Phi (nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất) là vùng
Caribê, Đông Âu và Trung Á - những khu vực đang có khoảng 1,0% số
người lớn đang mang trong mình HIV.
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho
đến nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn,

phức tạp, tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ
lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước
tính có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS.
So sánh với năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo
UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm
mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện
vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và
2009.
Theo báo cáo tình hình HIV trên thế giới năm 2007
Báo cáo mới nhất của UNAIDS cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV hiện đã
chững lại và số các trường hợp nhiễm mới đã giảm do tác động của các
chương trình HIV. Trên toàn thế giới, năm 2007 có 2,5 triệu trường hợp
nhiễm mới đưa tổng số người đang sống với HIV ước tính là 33,2 triệu, và
có 2,1 triệu người đã chết do AIDS.
Kể từ sau Tuyên bố cam kết của LHQ về phòng chống HIV năm 2001,
số người đang sống với HIV ở Đông Âu và Trung á tăng hơn 150%, từ
630.000 lên 1,6 triệu năm 2007. Còn ở châu á, ước tính con số này tại Việt
Nam tăng hơn hai lần từ 2001-2005 và Indonesia có tốc độ tăng nhanh nhất.

9


Châu Phi vẫn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, mặc dù tình hình dịch
đã được cải thiện. Năm 2007, ước tính có 1,7 triệu người mới nhiễm HIV,
giảm đáng kể so với các năm trước đây. Riêng khu vực Cận Sahara hiện có
khoảng 22,5 triệu người nhiễm HIV (chiếm 66% tổng số người nhiễm HIV
trên thế giới).
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ trẻ (15-24 tuổi) có đi khám thai giảm
tại 11 trong số 15 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Số liệu sơ bộ cho thấy có
sự thay đổi trong các hành vi nguy cơ cao tại nhiều nước châu Phi. Điều này

nói lên tác động tích cực của những nỗ lực phòng chống HIV trong các năm
qua.
Ngoài Cận Sahara châu Phi, số trường hợp nhiễm HIV mới của các
nước Đông Nam á cũng đang giảm, đặc biệt là Campuchia, Myanma và Thái
Lan. Tuy một số nước đã đạt được những thành tựu như Thái Lan, nhưng
trong 15 năm qua dịch vẫn đang tăng ở những nam giới có quan hệ tìch dục
đồng giới và những người tiêm chích ma tuý từ 30%-50%.
Số người nhiễm HIV chủ yếu trong độ tuổi 15-49. Đây là nhóm dân số
trong độ tuổi sinh đẻ và lao động, vì thế tỷ lệ nhiễm cao ở nhóm này sẽ dẫn
đến những hệ quả rất lớn về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Trên toàn
thế giới gần 1% dân số 15-49 hiện đang đang sống với HIV. Tỷ lệ nhiễm
HIV ở khu vực kém phát triển gấp hơn 2 lần khu vực phát triển. Trừ châu
Phi, nơi có có tỷ lệ người đang sống với HIV cao nhất (4,5%), các khu vực
khác đều có tỷ lệ người đang sống với HIV dưới 1%, trong đó thấp nhất là
châu á (0,2%). Một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch HIV là
tuổi thọ bình quân của châu Phi giảm thấp (53 tuổi).
Bảng 1. Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ bình
quân trên thế giới và các khu vực
10


Tỷ lệ (%) dân số 15-49 tuổi
đang sống với HIV

Tuổi thọ bình quân

(2005/2006)
Thế giới

(2007)


0,9

68

0,5

77

1.1

66

Châu Phi

4,5

53

Bắc Mỹ

0,6

79

0.5

73

Châu á


0,2

68

Châu Âu

0,5

75

0,4

75

Khu vực phát
triển
Khu vực kém
phát triển

Latinh và vùng
Caribe

Thái

Bình

Dương

Nguồn: Population Reference Bureau. 2007 World population data

sheet.
Đặc biệt, số trường hợp nhiễm mới và tử vong do AIDS tại tám nước
châu Phi có tỷ lệ người đang sống với HIV cực kỳ cao (16% - 26%), chiếm
tới một phần ba tổng số của toàn thế giới, trong đó 5 nước có tuổi thọ dưới
40.
Bảng 2. Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ bình
quân tại một số nước châu Phi
11


Tỷ lệ (%) dân số 15-49 tuổi đang

Tuổi thọ bình quân

sống với HIV (2005/2006)

(2007)

Swaziland

25,9

33

Botswana

24,1

34


Lesotho

23,2

36

Mamibia

19,6

52

Nam Phi

18,8

51

Zimbabwe

18,1

37

Zambia

17,0

38


Mozambique

16,1

43

Nguồn: Population Reference Bureau. 2007 World population data
sheet.
Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ người đang sống với HIV cao nhất khu
vực (0,4%), Thái Lan có mức độ nhiễm cao nhất (1,4%). Mức độ nhiễm của
Việt Nam (0,5%) cao hơn mức trung bình của khu vựe (0,4%) và gấp 2,5 lần
Châu Á(0,2%).
Bảng 3. Tỷ lệ dân số 15-49 tuổi đang sống với HIV và tuổi thọ bình
quân tại các nước Đông Nam Á

Tỷ lệ (%) dân số 15-49 tuổi đang
sống với HIV (2005/2006)
Đông
Nam á
Thái Lan

Tuổi thọ bình quân (2007)

0.4

69

1,4

71

12


Myanma

1,3

60

Campuchia

0,6

63

Malaysia

0,5

74

Việt Nam

0,5

72

Singapore

0,1


80

Indonesia

0,1

69

Lào

0,1

55

Philipin

<0,1

69

Bruney

<0,1

75

=

58


Đông
Timo

Nguồn: Population Reference Bureau. 2007 World population data
sheet.
Theo các chuyên gia của UNAIDS và WHO, mặc dù xu hướng nhiễm
giảm đi, điều này không làm thay đổi tính cấp thiêt của các hành động. Ngân
sách cho các dịch vụ phòng chống, điều trị, chăm sóc, và hỗ trợ HIV vẫn
phải được tăng cường.
2.

Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam.

Từ tình hình chung về HIV/AIDS trên thế giới và các quốc gia khu
vực thì Việt Nam cũng là một quốc gia có đại dịch hoành hành với các con
số báo động, cụ thể như sau:

13


Theo con số mới nhất của: Báo cáo Công tác phòng, chống
HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2013 và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối
năm 2013
Tính đến hết 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là
213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.133
trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là
243 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm
HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1015,8), tiếp đến là thành phố Hồ
Chí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên (610,6). Riêng 5 tháng đầu năm 2013,

cả nước xét nghiệm phát hiện mới 4.376 trường hợp nhiễm HIV, 2.029 bệnh
nhân AIDS và 733 người tử vong do AIDS. 10 tỉnh có số trường hợp xét
nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2013, bao
gồm TP. Hồ Chí Minh: 801 trường hợp (chiếm 18,3%); Nghệ An: 231 trường
hợp (chiếm 5,3%); Hà Nội: 223 trường hợp (chiếm 5.1%); Điện Biên: 202
trường hợp (chiếm 4,6%); Đồng Nai: 166 trường hợp (chiếm 3,8%); Lai
Châu: 154 trường hợp (chiếm 3,5%); Thái Nguyên: 146 trường hợp (chiếm
3,3%); Yên Bái: 123 trường hợp (chiếm 2,8%); Tây Ninh: 115 trường hợp
(chiếm 2,6%); Sơn la: 112 trường hợp (chiếm 2,6%). Ngoài ra 2 tỉnh rà soát
bổ sung số liệu là Yên Bái và Lai Châu báo cáo bổ sung số HIV là 95 trường
hợp, AIDS 1436 trường hợp và 1.028 tử vong do AIDS.
So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm
HIV 5 tháng đầu năm 2012 và năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV giảm
32% (2050 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 50% (1994 trường hợp),
tử vong do AIDS giảm 49% (708 trường 2 hợp), 17 tỉnh có số người nhiễm
HIV được mới xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 và
46 tỉnh có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm.

14


Bảng 3. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng so với cùng kỳ 5
tháng đầu năm 2012

STT

Tỉnh

Số HIV tăng


% tăng

1

Lai Châu

54

54%

2

Nghệ An

52

29%

3

Ninh Bình

35

63%

4

Gia Lai


25

119%

5

Phú Thọ

17

22%

6

Vĩnh Phúc

16

8 lần

7

Lâm Đồng

14

29%

8


Đồng Nai

12

8%

9

Vĩnh Long

9

23%

10

Bắc Ninh

9

45%

Trong những tỉnh có người nhiễm HIV phát hiện tăng cao trên, chủ
yếu tập trung các huyện miền núi của các tỉnh Nghệ An (các huyện Quế
Phong tăng 29 trường hợp, Quỳ Châu tăng 9 trường hợp, Tương Dương tăng
14 trường hợp), Lai Châu (huyện Tân Uyên tăng 24 trường hợp) và các
thành phố gồm thành phố Ninh Bình tăng 13 trường hợp, thành phố Việt Trì
(Phú Thọ) tăng 19 trường hợp, thành phố Pleiku (Gia Lai) tăng 12 trường
hợp.
Bảng 4. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm so với cùng kỳ 5

tháng đầu năm 2012

15


STT

Tỉnh

Số HIV giảm

% giảm

1

Hồ Chí Minh

470

37%

2

Điện Biên

153

43%

3


Hà Nội

123

36%

4

Thanh Hóa

119

65%

5

Sơn La

115

50%

6

Hải Dương

92

69%


7

An Giang

86

47%

8

Cần Thơ

79

46%

9

Quảng Ninh

75

94%

10

Yên Bái

69


35%

Bảng trên cho thấy các tỉnh trọng điểm về dịch HIV/AIDS đã giảm
mạnh số ca phát hiện mới nhiễm HIV và triển khai mạnh các giải pháp can
thiệp trong thời gian qua như Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La.
Bảng 5. Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao
nhất cả nước

STT

Tỉnh/TP

HIV còn sống

1

Hồ Chí Minh

50.931

2

Hà Nội

19.987

3

Hải Phòng


7.027

4

Thái Nguyên

6.957

5

Sơn La

6.362
16


6

Nghệ An

5.545

7

Đồng Nai

5.400

8


Điện Biên

5.204

9

Thanh Hóa

5.050

10

An Giang

4.867

Về địa bàn phân bố dịch: tính đến 31/05/2013, toàn quốc đã phát hiện
người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63
tỉnh/thành phố
Tính đến hết 31/5/2013 đã có thêm 14 số xã/phường và 2 huyện mới
trên toàn quốc đã phát hiện được người nhiễm HIV so với cuối năm 2012
(thị xã Hồng Ngự- Đồng Tháp và huyện Tân Sơn – Phú Thọ)

Biểu đồ 1. Tỷ lệ % số xã/phường, quận/huyện và tỉnh/ thành
phố báo cáo có người nhiễm HIV
Phân bố người nhiễm HIV theo giới: phân bố người HIV phát hiện
trong 5 tháng năm 2013 ở nam giới chiếm 66,3% giảm 1,9% so với cùng kỳ
năm 2012, ở nữ giới chiếm 33,7% tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
17



Biểu đồ 2a: Phân bố người nhiễm
Biểu đồ 2b. Phân bố người nhiễm
HIV theo giới tính 5T năm 2012 và 2013 HIV theo giới qua các năm

Phân bố người nhiễm HIV trong 5 tháng năm 2013 vẫn chủ yếu
tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi với chiếm từ 78,6% số người nhiễm HIV
(biểu đồ 5b). Tuy vậy, tỷ trọng người nhiễm HIV trong nhóm 30-39 tuổi
đang có xu hướng tăng dần đến hết năm 2012, tỷ lệ người nhiễm HIV ở
nhóm tuổi 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,6% và trong 5 tháng đầu
năm 2013 tỷ lệ này là 45,8% trong khi tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm
20-29 tuổi có xu hướng giảm, đến cuối năm 2012 tỷ lệ người nhiễm HIV
trong nhóm 20-29 tuổi chiếm 35,1% và trong 5T năm 2013 tỷ lệ là 32,8%.
Cùng với đó tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 40-49 tuổi cũng có xu
hướng tăng chậm đến hết năm 2012 tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm này
là 12,2% và trong 5 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ là 13,4% (biểu đồ 5a).

18


Biểu đồ 3a: Phân bố người nhiễm HIV
theo nhóm tuổi 5T năm 2012 và 2013

Biểu đồ 3b: Phân bố người nhiễm
HIV theo nhóm tuổi qua các năm

Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền: Qua biểu đồ 6b cho
thấy tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục
ngày càng gia tăng, lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm dần. Trong

số người nhiễm HIV được báo cáo trong 5 tháng đầu năm 2013 cho thấy: số
người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45,3% tiếp đến số
người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 41,7% giảm khoảng 2%
so với cùng kỳ năm 2012 (biểu đồ 6a), tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ
mẹ sang con chiếm 2,7%, có 10,5% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường
lây truyền.

19


Biểu đồ 4a: Phân bố người nhiễm HIV
theo đường lây 5T năm 2012 và 2013

Biểu đồ 4b: Phân bố người nhiễm
HIV theo đường lây qua các năm

Phân bố người nhiễm HIV theo các nhóm đối tượng:

Biểu đồ 5a: Phân bố người nhiễm HIV Biểu 5b: Phân bố người nhiễm HIV
theo nhóm đối tượng 5T năm 2013

theo nhóm đối tượng qua các năm

Kết quả giám sát phát hiện cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV là người
nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yến, đang có xu hướng giảm dần, tuy
nhiên trong 5 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được báo cáo chủ
yếu là người nghiện chích ma tuý chiếm 39,8%. Tỷ lệ người nhiễm HIV
được phát hiện là đối tượng tình dục khác giới ngày càng gia tăng, 5 tháng
20



đầu năm 2013 tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm này chiếm 20% trên tổng
số HIV được xét nghiệm phát hiện. Các nhóm còn lại chiếm một tỷ lệ thấp.


Nhận xét chung về tình hình dịch HIV/AIDS

- Theo số liệu thống kế báo cáo dịch HIV/AIDS trong 5 tháng đầu
năm 2013, số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm hơn so với cùng kỳ
năm 2012. Tuy nhiên hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục có xu
hướng ngày càng cao hơn so với qua đường máu và tập trung chủ yếu trong
nhóm tuổi từ 30-39, tỷ lệ nữ tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây.
- Dịch HIV/AIDS đang gia tăng tại các huyện khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa một số tỉnh tây Bắc và tây Thanh Hóa, Nghệ An.
III.

TRUYỀN THÔNG CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BiỆT ĐỐI

XỬ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS.
1.

Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử.

Theo điều 2 của Luật phòng, chống Virút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS ):
- Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn
trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc người đó
có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
- Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối,
tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người

khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ
gần gũi với người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV.


Như vậy, kỳ thị là thái độ, còn phân biện đối xử là hành vi hoặc

hành động cụ thể đối với người nhiệm HIV. Kỳ thị là tiền đề của phân biệt
21


đối xử với người nhiễm HIV. Muốn chống phân biệt đối xử phải bắt đầu từ
việc chống kỳ thị với người nhiễm HIV.
2.

Các biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử.

2.1.

Tại nhà.

- Cho người nhiễm HIV ăn, ở riêng hoặc nếu ở chung thì miễn
cưỡng giao tiếp với người nhiễm, hoặc hạn chế, cấm đoán người khác trong
gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV
- Không muốn hoặc cấm người nhiễm HIV dùng chung các vật dụng
sinh hoạt hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh;
- Chối bỏ người nhiễm (không nhận), không cho ở nhà, tìm cách đưa
người nhiễm vào các cơ sở tập trung;
- Tước quyền làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ của người nhiễm
HIV; bị tước quyền sử dụng hoặc thừa kế tài sản, nhất là đối với phụ nữ
nhiễm HIV

2.2.

Tại cộng đồng

- Cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người
nhiễm HIV/AIDS.
- Không muốn hoặc cấm người nhiễm dùng chung các vật dụng sinh
hoạt hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng, nhà ăn tập thể v.v…
- Cấm hoặc hạn chế người nhiễm HIV tham gia các hoạt động tại nơi
công cộng, vui chơi giải trí và thể thao;

22


- Không sử dụng các dịch vụ mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ
cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống;
- Không muốn, không cho tổ chức tang lễ bình thường hoặc không
đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS .v.v…
2.3.

Tại các cơ sở Y tế

- Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm, hoặc phải chờ lâu, hẹn
khám bệnh đến lúc khác;
- Gây khó khăn khi nhập viện điều trị;
- Đùn đẩy bệnh nhân AIDS giữa các khoa, giữa các bệnh viện;
- Trì hoản, từ chối phẩu thuật hoặc tiến hành các thủ thuật y tế;
- Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh, cho xuất viện sớm;
- Đánh dấu hồ sơ giường nằm, đồ vải của người nhiễm HIV/AIDS;
- Xét nghiệm phát hiện HIV trước phẩu thuật, trước khi sinh… mà

không có ý kiến của bệnh nhân;
- Từ chối điều trị HIV/AIDS theo chế độ bảo hiểm y tế. v.v…
2.4.

Tại nơi học tập làm việc

- Xa lánh, ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người
nhiễm HIV.
- Lấy máu XN HIV khi tuyển dụnghoặc trong quá trình lao động,
học tập (nhưng không nói là để lấy máu XN HIV).
- Tùy tiện thay đổi công việc của người lao động bị nhiễm HIV.
23


- Tuyết phục, gây sức ép tạo cớ…để người nhiễn HIV xin nghỉ việc
hay học sinh, sinh viên nghỉ học, thôi học;
- Bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng v.v…
3. Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử.
3.1.

Do đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS

- HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
- HIV lây qua đường tình dục
- HIV/AIDS là một bệnh dẫn đến chết người, khi chưa có thuốc điều
trị và vacxin phòng bệnh;
- Mọi người sợ bị lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.
3.2.

Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ


về HIV/AIDS
Ví dụ:
- HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc bình thường;
- Chỉ có người TCMT hoặc mua-bán dâm;
- Coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi…
3.3.

Do truyền thông không đầy đủ và không phù hợp

- Không cụ thể, không giải thích rõ ràng, nhất là các đường lây
truyền, đường không lây truyền của HIV…
- Chưa quan tâm đầy đủ đến phổ biến pháp luật…

24


- Không làm rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc người nhiễm…
3.4.

Do đặc điểm tâm lý xã hội

- Kỳ thị, phân biệt đối xửtrong nhiều trường hợp (trọng nam khinh
nữ; giàu nghèo…)
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với MT,MD;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người mắc bệnh được coi là liên quan
đến cái xấu (bệnh hoa liễu);
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với các bệnh dễ lây như Lao;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với các bệnh như phong hủi…
3.5.


Do sự bất bình đẳng về giới

Khi bị nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ nhận được sự thông cảm ít hơn nam
giới, họ bị lên án nhiều hơn và do đó cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử nhiều
hơn
4. Tác hại của kỳ thị và phân biệt đối xử.
4.1.

Gây khó khăn cho các hoạt động phòng,chống HIV/AIDS

- Do sợ kỳ thị và phân biệt đối xử,người nhiễm HIV/AIDS thường
hay dấu diếm bệnh mình, mặc cả,không dám tiếp xúc cộng đồng;
- Thiếu được sự thông cảm của cộng đồng;
- Cán bộ chuyên môn khó tiếp cận, do không tiếp cận được nê không
quản lý và chăm sóc được;

25


×