Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN ÁP DỤNG BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.25 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

TRƯƠNG CẨM DUYÊN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN ÁP DỤNG
BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU
GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

8-2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

TRƯƠNG CẨM DUYÊN
MSSV: B130925

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC CHẤP NHẬN ÁP DỤNG BIOGAS CỦA
CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở HUYỆN CHÂU
THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG


Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VŨ THÙY DƯƠNG

8-2016


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước đang phát triển với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước dẫn đến tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên để phục vụ sản xuất phát triển đất nước. Việc khai thác một cách nhanh
chóng làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, tác động trực
tiếp đến vấn đề năng lượng sử dụng cho sinh hoạt cũng như các hoạt động sản
xuất quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và ven đô thị. Bên cạnh đó, việc gia tăng
về số lượng gia súc, gia cầm đã làm tăng lượng chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống dân cư. Theo kết quả điều tra
chăn nuôi gia súc tại thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con,
tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,4 triệu con, tăng 2,5%,
riêng đàn bò sữa đạt 275,3 nghìn con, tăng 21%. Đàn lợn có 27,7 triệu con, tăng
3,7% (Niên giám thống kê, 2015). Trước thực trạng đó, để giải quyết cùng lúc hai
vấn đề năng lượng và môi trường thì việc nghiên cứu ứng dụng rộng rãi khí sinh
học (Biogas) là một hướng giải quyết thông minh và hiệu quả.
Ứng dụng Biogas vào trong chăn nuôi giúp làm giảm ô nhiễm môi trường
bên cạnh đó còn mang lại lợi ích kinh tế, xã hội thiết thực cho cộng đồng giúp
nhiều gia đình tiết kiệm được chi phí sinh hoạt nhờ tận dụng khí sinh học để đun
nấu và thắp sáng, ngoài ra phụ phẩm khi lên men còn có thể dùng để bón cho cây
trồng, tiết kiệm được chi phí phân bón. (Đào Mai Trúc Huỳnh và cộng sự, 2012).

Theo dữ liệu điều tra của dự án “Nghiên cứu đánh giá Biogas tại Việt Nam”
trong các hộ làm nghề chăn nuôi có tới 97% số hộ chăn nuôi heo. Điều đó cho
thấy chất thải từ chăn nuôi heo đã góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường và
có đến một lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho hệ thống tái tạo khí biogas sẽ bị
mất đi nếu không được xây dựng hệ thống tái tạo khí biogas từ nguồn chất thải
chăn nuôi, đặc biệt là từ chăn nuôi heo. Hậu Giang là một trong những tỉnh có số
lượng đàn heo nhiều của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo kết quả điều
tra chăn nuôi từ Chi Cục Thú y tỉnh Hậu Giang năm 2015 tổng số heo toàn tỉnh là
165.987 con. Với số lượng heo tương đối lớn, lượng chất thải chăn nuôi không
được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm rất nhiều cho môi trường và đời sống dân
cư nơi đây. Tuy nhiên, theo thống kê từ báo cáo xử lý chất thải chăn nuôi của
Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang toàn tỉnh hiện chỉ có
418 hộ sử dụng hầm ủ Biogas do phần lớn khái niệm biogas vẫn còn khá trừu
tượng, xa lạ với nông dân, một số ít nông hộ được biết đến và sử dụng biogas
nhưng vẫn chưa nhận thức được hết lợi ích của mô hình này. Mặt khác vấn đề về
kỹ thuật và khả năng tài chính cũng gây trở ngại trong việc tiếp cận với nguồn
năng lượng này.
Huyện Châu Thành A là một trong 5 huyện của tỉnh Hậu Giang được chọn
thí điểm để nhân rộng toàn tỉnh dự án phát triển Biogas theo định hướng thị
trường. Theo thống kê từ Trạm Khuyến Nông huyện Châu Thành A tại thời điểm
năm 2015 toàn huyện Châu Thành A hiện có 94 hộ sử dụng Biogas, chiếm 23%


tổng số hộ sử dụng Biogas của toàn tỉnh Hậu Giang. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề,
tôi xin chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp
dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang” Làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài tập trung nghiên cứu những
nguyên nhân khiến biogas chưa được phổ biến qua đó biết được những yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở
tỉnh Hậu Giang. Đề xuất một số giải pháp nhằm nhân rộng mô hình Biogas để

các hộ chăn nuôi dễ dàng tiếp cận, sử dụng biogas hơn.
1.1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.1.1.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Biogas của các hộ
chăn nuôi heo ở tỉnh Hậu Giang. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển
mô hình Biogas trong chăn nuôi heo được ứng dụng rộng rãi hơn.
1.1.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích hiện trạng chăn nuôi và tình hình áp dụng biogas
trong chăn nuôi heo ở xã Trường Long A, Trường Long Tây, Tân Hòa,
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận
áp dụng biogas của các hộ chăn nuôi ở xã Trường Long A, Trường Long
Tây, Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp để nhân rộng mô hình biogas cho các hộ
chăn nuôi trên địa bàn xã Trường Long A, Trường Long Tây, Tân Hòa,
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.


1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Không gian:
Đề tài được thực hiện tập trung chủ yếu ở 3 xã Trường Long A, Trường
Long Tây, Tân Hòa của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Đây là các
huyện được thống kê có nhiều hộ chăn nuôi heo của huyện.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 08/2016 đến 12/2016
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2016.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.
Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập về thông tin các hộ chăn nuôi heo có liên quan
đến việc sử dụng biogas và không sử dụng biogas trên địa bàn 3 xã Trường Long
A, Trường Long Tây, Tân Hòa ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
biogas của hộ chăn nuôi heo chưa sử dụng biogas và có sử dụng biogas trên địa
bàn xã Trường Long A, Trường Long Tây, Tân Hòa huyện Châu Thành A, tỉnh
Hậu Giang.
1.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Ngọc Sơn và cộng sự (2010), “Yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận
biogas của nông dân trong mô hình canh tác vườn-ao-chuồng-biogas ở vùng
nước ngọt Đồng Bằng sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số
15a. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố kinh tế-xã hội và
môi trường ảnh hưởng đến sự chấp nhận của nông dân (đang và chưa áp dụng
biogas) trong sử dụng biogas ở vùng sinh thái khác nhau bằng phương pháp kiểm
định phi tham số. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích Anova để
đánh giá các nguồn tài nguyên, nhân lực nông hộ đến các chỉ tiêu chi phí, lợi
nhuận và hiệu quả kinh tế. Số liệu trong nghiên cứu được thu thâp thông qua
cuộc phỏng vấn trực tiếp 157 nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của hộ đang sử dụng biogas
là lợi ích kinh tế (56%) và không làm ô nhiễm môi trường (27,7%), còn các nông
dân không áp dụng biogas thì yếu tố rất quan trọng là giá heo thấp (16%), chất
đốt tại chỗ đủ và thiếu nơi đặt túi/hầm ủ (14,5%). Nghiên cứu cũng tìm ra các
yếu tố quan trọng làm nông dân áp dụng biogas trong tương lai đó là có chất đốt,
tiết kiệm tiền và không ô nhiễm môi trường, mặt khác các yếu tố nuôi heo ít và
lỗ, thiếu kỹ thuật đặt túi ủ, thiếu đất đặt túi ủ là nguyên nhân quan trọng làm
nông dân không áp dụng biogas.


Đào Mai Trúc Quỳnh và cộng sự (2013), “Khảo sát hiện trạng sử dụng và
tiềm năng ứng dụng hầm ủ biogas ở một số xã thuộc tỉnh Tiền Giang”. Tạp chí
khoa học Đại học Cần Thơ, số 28. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê
mô tả nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng hầm ủ biogas và khả năng phát triển công

nghệ biogas ở ĐBSCL thông qua phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gồm: 65 hộ có hầm
ủ và 35 hộ chưa có hầm ủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng biogas mang lại
lợi ích kinh tế cho các hộ như: tiết kiệm được thời gian thu gom củi khoảng 7÷8
ngày/năm hay 840.000÷960.000 đồng/hộ*năm, tiết kiệm chi phí chất đốt khoảng
1.700.000÷2.000.000 đồng. Bên cạnh đó, các lợi ích về môi trường như: làm sạch
môi trường (90% hộ), có năng lượng sạch để dùng (83% hộ) và 32% hộ thấy
giảm mùi và bệnh nhờ sử dụng hầm ủ/ túi ủ. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra rằng
một số hộ dân biết về hầm ủ/ túi ủ nhưng không áp dụng do vốn đầu tư cao
chiếm khỏang 57% và 11% không đủ vật nuôi.
Trong “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Biogas ở Kenya”,
(2013), phương pháp thống kê mô tả được sử dụng tìm hiểu lý do tại sao mặc dù
có rất nhiều chương trình khuyến mãi trên công nghệ khí sinh học và tiềm năng
cao nhưng việc sử dụng KSH ở Kenya vẫn còn thấp. Bằng cách phỏng vấn ngẫu
nhiên 346 hộ chăn nuôi có áp dụng và không áp dụng biogas, thông qua bảng câu
hỏi soạn sẳn, sau đó dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận biogas: thiếu vốn
sẽ làm tăng khó khăn cho việc lắp đặt biogas nên cần được chính phủ hỗ trợ;
nhận thức về lợi ích biogas của nông hộ như cung cấp nguồn nhiên liệu nấu ăn
(95%), thắp sáng (66%), chạy động cơ (46%); chất đốt từ KSH là nguồn năng
lượng thay thế cho củi( đối với hộ không áp dụng KSH sử dụng lượng củi 70%
xuống và còn 40% sau khi sử dụng KSH); diện tích đất.
Kinya Rhoda Gitonga (2014), “Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến việc chấp nhận áp dụng biogas ở Meru”. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp thống kê mô tả và phương pháp OLS nhằm mô tả các đặc tính của nông hộ
và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ KSH ở thi trấn
Meru. Số liệu được sử dụng được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 31 hộ
chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế ảnh hướng lớn đến
quyết định áp dụng KSH là: nguồn nước sẳn có, số lượng gia súc, kích thước của
đất và thu nhập hàng tháng, còn các yếu tố xã hội là tuổi tác, giới tính và trình độ
của chủ hộ.

Nguyen Thi Ly và cộng sự (2015), “Phân tích các yếu tố chấp nhận biogas
trong việc quản lý nguồn chất thải của các hộ chăn nuôi heo”. Một trường hợp
nghiên cứu tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Phương pháp hồi quy Logit được
sử dụng trong nghiên cứu này nhằm dò xét các yếu tố chính góp phần vào việc áp
dụng KSH trong chăn nuôi hộ gia đình. Bằng cách thông qua cuộc phỏng vấn
ngẫu nhiên 161 hộ chăn nuôi heo trong đó: 52 hộ không chấp nhận áp dụng KSH
và 109 áp dụng KSH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố: trình độ học vấn
của chủ hộ, thành viên tham gia tổ chức biogas, quy mô chăn nuôi, tổng thu nhập
của hộ gia đình có ý nghĩa về mặt thống kê đóng góp vào việc áp dụng KSH


trong quản lý chất thải chăn nuôi hộ gia đình. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy các
nhóm áp dụng KSH có điều kiện tốt để tiếp cận chương trình KSH và quản lý
chất thải trong chăn nuôi hơn là nhóm không áp dụng KSH do nhóm áp dụng
KSH có trình độ học vấn cao hơn ở nhóm không áp dụng là 0,59 năm và tỷ lệ hộ
áp dụng được trở thành thành viên tổ chức biogas so với nhóm hộ không áp dụng
với tỷ lệ tương ứng là 17% và 16%. Bên cạnh đó, các chủ hộ được đào tạo về kỹ
thuật chăn nuôi 56% và 45% chủ hộ được tham gia vào các tổ chức như hợp tác
xã, hội nông dân để chia sẽ kinh nghiệm chăn nuôi và thông tin thị trường.
Humayun và cộng sự (2013). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định áp dụng Biogas ở vùng nông thôn Bangladesh”. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp hồi quy Logit nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
áp dụng biogas. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập ngẫu nhiên 300 mẫu
gồm: 150 hộ áp dụng biogas và 150 hộ không sử dụng biogas. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng, yếu tố môi trường và các yếu tố chính kinh tế - xã hội: trình độ
học vấn, giới tính, thu nhập, số lượng gia xúc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quyết định chấp nhận biogas. Các yếu tố trên có mối quan hệ cùng chiều với
quyết định áp dụng biogas của hộ chăn nuôi. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy, giới
tính chủ hộ là nữ và các biến kinh tế - xã hội càng cao thì làm tăng quyết định áp
dụng biogas.

Iqbal và cộng sự, (2013) trong nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến việc áp
dụng công nghệ KSH ở quận Faisalabad, Punjab, Pakistan. Biogas được coi là
một nguồn năng lượng thay thế. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích về
triển vọng của việc áp dụng khí sinh học trong các vùng nông thôn Pakistan bằng
cách xem xét các thách thức và cơ hội. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
thông qua thu thập ngẫu nhiên 100 hộ, trong đó có 47 hộ áp dụng biogas và 53 hộ
không áp dụng biogas. Nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy logit để tìm ra kết
quả phù hợp. Kết quả phân tích cho thấy các biến quy mô chăn nuôi, tuổi và đất
đai có quan hệ cùng chiều với quyết định áp dụng Biogas. Bên cạnh đó, nghiên
cứu còn chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng
Biogas ở Faisalabad, cụ thể là xác suất để một hộ gia đình áp dụng Biogas tăng
cùng với sự gia tăng tuổi tác của chủ hộ, diện tích đất, số lượng gia súc sở hữu và
trình độ học vấn của chủ hộ. Trong nghiên cứu này, tuổi của chủ hộ có mối quan
hệ cùng chiều với việc áp dụng Biogas, thu nhập của hộ cũng được chứng minh
là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng cùng chiều với việc áp dụng Biogas, các yếu
tố khác như trình độ học vấn của chủ hộ cao thì khả năng áp dụng Biogas sẽ cao,
quy mô gia đình cũng được tìm thấy là có mối quan hệ cùng chiều với quyết định
áp dụng Biogas.
Bundi M.Bonnke (2014). Qua việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn và áp dụng công nghệ biogas ở Kisii, Kenya. Mục tiêu nghiên cứu nhằm
đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của người dân đối với công nghệ KSH để
tìm ra nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ KSH ở quận
Kisii. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua lấy mẩu
nhiều giai đoạn và sử dụng cả hai phương pháp định tính, định lượng trong việc


thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng công nghệ khí sinh học trong khu vực, bắt đầu từ những yếu tố có mức ảnh
hưởng cao cho đến thấp như là: chi phí lắp đặt, nguồn nhiên liệu sẵn có, mức thu
nhập và giáo dục, tập huấn, loại nhà, khả năng tiếp cận điện, chi phí chất đốt, giới

tính và từ kinh nghiệm của người sử dụng khí sinh học.


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến khí sinh học (KSH)
2.1.1.1 Khí sinh học (biogas)
Khí sinh học là một loại khí sinh ra khi động vật và các chất hữu cơ lên men
trong điều kiện không có không khí (quá trình hiếm khí). Vi sinh vật phân hủy
các chất tổng hợp và khí sinh ra gồm metan (CH 4), nitơ (N2), cacbodioxit (CO2)
và hydro sunphate (H2S). Trong đó, các khí CH4 và CO2 có thể cháy được (Trung
tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh). KSH được sản xuất để phục vụ các
mục đích khác nhau. Để sản xuất KSH người ta xây dựng hoặc chế tạo các thiết
bị sản xuất KSH. Như vậy, KSH có 2 sản phẩm là KSH và phụ phẩm KSH.
2.1.1.2 Cơ chế tạo KSH trong hệ thống biogas
Sự tạo thành KSH là một quá trình lên men phức tạp xãy ra rất nhiều phản
ứng, cuối cùng tạo ra khí CH4, CO2 và một số chất khác. Quá trình này được
thực hiện theo nguyên tắc phân hủy yếm khí, dưới sự tham gia của vi sinh vật
yếm khí đã phân hủy từ những chất hữu cơ phức tạp chuyển thành dạng đơn giản,
một lượng đáng kể chuyển thành khí và dạng chất hòa tan. Tuy nhiên, người ta
đơn giản hóa chúng bằng phương trình sau:
lên men

Chất hữu cơ

CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S
yếm khí

Và phân chia quá trình phân hủy thành 3 giai đoạn chính:

-

Giai đoạn thủy phân

-

Giai đoạn axit hóa

-

Giai đoạn mêtan


4%

H2
28%
24%

76%
&6

Chất hữu cơ
cao phân tử

Axit
hữu cơ

CH4
52%

72%

Axit axetic
20%

(Nguồn: Mc Carty, 1981 trích bởi Lê Hoàng Việt, 2005)
Hình 2.1 Ba giai đoạn của quá trình ủ yếm khí
 Giai đoạn 1: Giai đoạn thủy phân
Là quá trình phân hủy chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản, các chất hữu cơ
trong nước thải đều là những hợp chất cao phân tử, khó hòa tan như protein, axit
amin…dễ dàng bị phân hủy thành các chất hữu đơn giản, dễ bay hơi như etanol,
các axit béo.
 Giai đoạn 2: Giai đoạn axit hóa
Là giai đoạn lên men, nhờ các vi khuẩn acetogenic (vi khuẩn tổng hợp
axetat) chuyển hóa các hydrater cacbon và chất hữu cơ đơn giản tạo ra ở giai
đoạn 1 thành các axit có phân tử lượng thấp hơn như axit axetic axit propionic,
axit butyric, một ít khí CO2 và H2, N2
 Giai đoạn 3:


Các sản phẩm ở giai đoạn 2 sẽ được chuyển đổi thành CH4 và các sản
phẩm khác bởi nhóm vi khuẩn mêtan. Tốc độ phát triển của vi khuẩn mêtan chậm
hơn các loại vi khuẩn ở ở giai đoạn thủy phân và axit hóa. Các vi khuẩn này sử
dụng axit axetic, methanol, CO2 và H2 để sản xuất mêtan. Trong đó, axit là chất
nền sản sinh CH4 quan trọng nhất, khoảng 72%. Khi kết thúc giai đoạn 3, thu
được hai sản phẩm là khí CH4 và bã thải. Bã thải sau khi qua quá trình phân hủy
yếm khí là một loại phân hữu cơ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn phân
chuồng, có hai dạng thiết bị dung để bón cây hay làm thức ăn cho cá, được lấy ra
định kỳ khi vệ sinh hầm
2.1.1.3 Nguyên liệu để sản xuất KSH

a) Nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật bao gồm chất thải (phân và nước tiểu)
của gia súc, gia cầm và chất thải của người..., Số lượng chất thải trên một đầu
động vật phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và chế độ dinh dưỡng. Bảng cho ta ước
tính sản lượng chất thải.
Các loại chất thải này đã được xử lý trong bộ máy tiêu hoá của động vật nên
dễ phân giải và nhanh chóng tạo KSH. Tuy vậy, thời gian phân giải của phân
không dài (khoảng 2-3 tháng) và tổng sản lượng khí thu được cũng không lớn.
Chất thải gia súc như trâu, bò, lợn phân giải nhanh hơn chất thải gia cầm và chất
thải người, nhưng sản lượng khí của chất thải gia cầm và chất thải người lại cao
hơn.
b) Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và cây thân thảo như phụ phẩm cây
trồng (rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu...), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả, lương
thực bỏ đi...) và các loại cây xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân xanh...). Gỗ
và thân cây già rất khó phân giải nên không dùng làm nguyên liệu được. Nguyên
liệu thực vật thường có lớp vỏ cứng rất khó bị phân giải. Để quá trình phân giải
kỵ khí diễn ra được thuận lợi, người ta thường phải xử lý sơ bộ (cắt nhỏ, đập dập,
ủ hiếu khí) trước khi nạp chúng vào thiết bị KSH để phá vỡ lớp vỏ cứng và tăng
diện tích tiếp xúc cho vi khuẩn tấn công. Thời gian phân giải của nguyên liệu
thực vật thường dài hơn so với chất thải động vật. Do vậy nguyên liệu thực vật
nên được sử dụng theo cách nạp từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài từ 3-6 tháng.
c) Sản lượng KSH thực tế
Trong thực tế, sản lượng khí thu được khi lên men nguyên liệu trong các
thiết bị KSH thường thấp hơn so với lý thuyết vì chúng được phân giải trong một
thời gian nhất định và chưa phân giải hoàn toàn.


Sản lượng khí hàng ngày được tính theo lượng nguyên liệu nạp hàng ngày
(lít/kg/ngày). Chất thải động vật được nạp theo phương thức liên tục bổ sung

hàng ngày. Thực vật được nạp từng mẻ
Bảng 2.1. Đặc tính và sản lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp
Lượng thải
Loại nguyên
hằng ngày
liệu
(kg/đầu/động
vật)

Hàm lượng
chất khô
(%)

Tỷ lệ cacbon
/nitơ (C/N)

Hiệu sức
sinh khí
(kg/lit/ngày)

Phân


15 – 20

18 – 20

24 -25

15 -32


Trâu

18 – 25

16 – 18

24 -25

15 – 32

Lợn

1,2 – 4,0

24 – 33

12 – 13

40 – 60

Gia cầm

0,02 – 0,05

25 – 50

5 – 15

50 – 60


Người

0,18 – 0,34

20 - 34

2,9 - 10

60 - 70

Bèo tây tươi

4–6

12 -25

0,3 – 05

Rơm, rạ khô

80 - 85

48 - 117

1,5 – 2,0

Thực vật



(Nguồn: Hoàng Kim Giao, 2011)
2.1.1.4 Lợi ích của KSH
a) Cung cấp năng lượng sạch
KSH có thành phần chủ yếu là khí mê-tan chiếm gần 60%, CO2 chiếm gần
40% và là một khí cháy được, khi cháy ngọn lửa có màu lơ nhạt và không có
khói, nhiệt trị từ 3.430 - 5.146 Kcal/m3 (nhiệt trị của mê-tan là 8.576 Kcal/1m3).
Về nhiệt lượng hữu ích: 1m3 KSH tương đương: 0,96 lít dầu; 4,7 kWh điện;
4,07 kg củi gỗ; 6,10 kg rơm rạ Vì thế KSH là một loại nhiên liệu sạch sử dụng
cho đun nấu và thắp sáng rất thuận tiện. Ngoài ra cũng có thể sử dụng làm nhiên
liệu thay thế xăng dầu chạy các động cơ đốt trong để phát điện, kéo các máy
công tác....ở những vùng thiếu nhiên liệu.
KSH còn được dùng để sấy chè, ấp trứng, sưởi ấm gà con, chạy tủ lạnh hấp
phụ và rất hiệu quả khi phối hợp với hầm mát để bảo quản hoa quả tươi, ngâm
hạt giống.
b) Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Cải thiện vệ sinh môi trường
 Đun nấu bằng KSH không khói bụi, nóng bức. Do vậy giảm các bệnh về
phổi và mắt.
 Các thiết bị KSH gia đình thường được nối với nhà xí. Chất thải người
và động vật đưa vào đây để xử lý nên hạn chế mùi hôi thối. Ruồi nhặng
không có chỗ để phát triển.
 Trong môi trường bể phân giải, do những điều kiện không thuận lợi nên
các vi trùng gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu diệt gần như hoàn toàn
sau quá trình phân huỷ dài ngày.
 Phụ phẩm được dùng làm phân bón cây hạn chế sử dụng phân hóa học và
thuốc trừ sâu
Bảo vệ đất khỏi bạc màu, xói mòn.
Hạn chế phá rừng.
Bảo vệ khí quyển: giảm phát thải khí nhà kính.
c) Cung cấp phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi

Phụ phẩm KSH rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt đạm dạng a-môn (NH4+), các
vi-ta-min... có tác dụng cải tạo đất, chống bạc màu, tăng hàm lượng mùn...vì thế
tốt cho các loại cây trồng, làm thức ăn bổ sung cho lợn, làm phân bón cho ao cá.
Trong môi trường phân giải kỵ khí, hầu hết các loại mầm cỏ dại, trứng giun
sán, ký sinh trùng gây bệnh... đã bị tiêu diệt như:


 Ức chế một số vi khuẩn gây bệnh khô vằn ở lúa, bệnh đốm nâu ở lúa mì,
bệnh thối mềm ở củ khoai lang.
 Với lúa nước: bón phân KSH hạn chế rõ rệt sâu đục thân, bọ rầy xanh, bọ
rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm than.
Như vậy, dùng phụ phẩm KSH sẽ giảm được thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ,
góp phần bảo vệ môi trường, vì thế phụ phẩm KSH là loại phân sạch, hạn chế sâu
bệnh ở cây trồng.
d) Lợi ích khác
Hiện đại hoá nông thôn.
Giải phóng phụ nữ, trẻ em khỏi công việc bếp núc và kiếm củi nặng nhọc.
Phát triển rộng rãi công nghệ KSH sẽ tạo ra một ngành nghề mới, giải quyết
được công ăn việc làm cho nhiều người.
Dùng KSH thay thế xăng dầu, phân hoá học, thuốc trừ sâu, quốc gia sẽ tiết
kiệm được ngoại tệ cần chi để nhập dầu lửa và các sản phẩm hoá học.
Sử dụng phụ phẩm KSH có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của
đất, hạn chế hiện tượng đất bị thoái hoá, xói mòn. Do đó tài nguyên đất được bảo
tồn.
2.1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất KSH
a) Môi trường kỵ khí
Quá trình lên men tạo KSH là do những vi khuẩn kỵ khí bắt buộc tham gia,
trong đó các vi khuẩn sinh mê-tan là những vi khuẩn quan trọng nhất, chúng là
những vi khuẩn kỵ khí bắt buộc. Sự có mặt của ô-xy sẽ kìm hãm hoặc tiêu diệt
các vi khuẩn này, vì vậy phải đảm bảo điều kiện kỵ khí tuyệt đối của môi trường

lên men. Sự có mặt của oxy hoà tan trong dịch lên men là một yếu tố không có
lợi cho quá trình phân giải kỵ khí.
b) Nhiệt độ
Hoạt động của vi khuẩn sinh mêtan chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiệt độ.
Trong điều kiện vận hành đơn giản, nhiệt độ lý tưởng vào khoảng 35 oC. Sản
lượng khí giảm rõ rệt khi nhiệt độ môi trường giảm. Dưới 10 oC quá trình sinh
mê-tan hầu như ngừng hẳn.
Các vi khuẩn sinh mêtan không chịu được sự thăng giáng nhiệt độ quá
nhiều trong ngày. Điều này sẽ làm giảm sản lượng khí. Vì vậy vào mùa đông cần
phải giữ ấm cho thiết bị, thậm chí đối với những vùng lạnh cần phải đảm bảo
cách nhiệt tốt cho quá trình lên men. Đôi khi ở những quá trình lên men nhanh
người ta phải gia nhiệt cho dịch lên men để giảm thời gian lưu trong các thiết bị
lên men.


c) Độ pH
Độ pH tối ưu cho hoạt động của vi khuẩn là 6,8 - 7,5 tương ứng với môi
trường hơi kiềm. Tuy nhiên, vi khuẩn sinh mê-tan vẫn có thể hoạt động được
trong giới hạn độ pH từ 6,5 - 8,5.
d) Đặc tính của nguyên liệu
 Hàm lượng chất khô
Quá trình phân giải sinh khí mê-tan xảy ra thuận lợi nhất khi nguyên liệu có
hàm lượng chất khô tối ưu vào khoảng 7 - 9% đối với chất thải động vật. Đối với
bèo tây hàm lượng này là 4 - 5%, còn rơm rạ là 5 - 8%. Nguyên liệu ban đầu
thường có hàm lượng chất khô cao hơn giá trị tối ưu nên khi nạp vào thiết bị
KSH cần phải pha thêm nước. Tỷ lệ pha loãng thích hợp là 1 - 3 lít nước cho 1 kg
chất thải tươi.
 Tỷ lệ cacbon và nitơ của nguyên liệu
Các chất hữu cơ được cấu tạo bởi nhiều nguyên tố hoá học trong đó chủ yếu
là các-bon (C), hy-đrô (H), ni-tơ (N), phốt-pho (P) và lưu huỳnh (S). Tỷ lệ giữa

lượng các-bon và ni-tơ (C/N) có trong thành phần nguyên liệu là một chỉ tiêu để
đánh giá khả năng phân giải của nó. Vi khuẩn kỵ khí tiêu thụ các-bon nhiều hơn
ni-tơ khoảng 30 lần. Vì vậy, tỷ lệ C/N của nguyên liệu bằng 30/1 là tối ưu. Tỷ lệ
này quá cao thì quá trình phân giải xảy ra chậm. Ngược lại tỷ lệ này quá thấp thì
quá trình phân giải ngừng trệ vì tích luỹ nhiều a-mô-ni-ắc là một độc tố đối với vi
khuẩn ở nồng độ cao.
e) Thời gian lưu
Thời gian lưu là thời gian nguyên liệu nằm trong thiết bị phân giải. Đây là
khoảng thời gian dịch phân giải sản sinh ra KSH. Đối với chế độ nạp liên tục,
nguyên liệu được bổ sung hàng ngày. Khi một lượng nguyên liệu mới nạp vào,
nó sẽ chiếm chỗ của nguyên liệu cũ và đẩy dần nguyên liệu cũ về phía lối ra.
Thời gian lưu chính bằng thời gian nguyên liệu chảy qua thiết bị từ lối vào tới lối
ra.
f) Các độc tố
Hoạt động của vi khuẩn chịu ảnh hưởng của một số các độc tố. Khi hàm
lượng của các loại này có trong dịch phân giải vượt quá một giới hạn nhất định sẽ
tiêu diệt các vi khuẩn, vì thế không cho phép các chất này có trong dịch phân
giải. Trong thực tế các loại hoá chất như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc sát trùng,
các chất kháng sinh, nước xà phòng, thuốc nhuộm, dầu nhờn và các chất tẩy rửa
không được phép cho vào các thiết bị KSH.
Bảng 2.2. Tóm tắt điều kiện tối ưu cho quá trình lên men tạo KSH


TT

Yếu tố ảnh hưởng

Giá trị tối ưu

1


Nhiệt độ (OC)

35 – 40

2

pH

6,8 – 7,5

3

Thời gian lưu (ngày)

-

Chất thải động vật

-

Thực vật

100

Chất thải động vật

7–9

Thực vật


4–8

4

Hàm lượng chất khô (%)
-

5

Tỷ lệ (C/N)

30 – 60

30 /1


(Nguồn: Hoàng Kim Giao, 2011)
2.1.1.5 Các loại hầm biogas thông dụng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các hệ thống hầm tái tạo khí biogas phổ biến nhất là các dạng
hầm nắp vòm cố định, hầm có nắp đậy và các loại túi ủ.
Hầm vòm nắp cố định: loại hầm này thông dụng có nguồn gốc từ Trung
Quốc năm 1936, phổ biến là hai kiểu KT1 và KT2, được xây lắp từ gạch và xi
măng, xây dựng kiên cố dưới lòng đất do đó ít chịu ảnh hưởng của môi trường,
có nắp vòm (hình cầu). Lượng gas sinh ra ổn định nhưng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật
cao, do điều kiện ở nông thôn không đảm bảo nên sau khi hoàn thành khoảng 6-7
tháng thường bị nứt, khí gas thoát ra ngoài nên sử dụng kém hiệu quả. Loại hầm
này có giá thành cao (5-10 triệu đồng/hầm), chiếm nhiều diện tích.
Hầm có nắp đậy trôi nổi: có nguồn gốc từ Ấn Độ năm 1956 do Jashu J
Patel phát triển (Gobar Gas Plant) sau đó cải tiến thành mẫu KVIC. Kiểu hầm

này có cấu trúc gọn, chiếm ít diện tích xây dựng. Nhược điểm cho áp suất khí
thấp và bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, chất cấu tạo nên nắp hầm ủ có tác động lớn
đến độ bền của hầm ủ, giá thành cao.
Dạng túi ủ PE: là loại phổ biến, thích hợp với những vùng có mực nước
ngầm cao như ĐBSCL. Do chi phí đầu tư ban đầu thấp, vận hành một cách dễ
dàng, không cần trình độ cao nên rất được những hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ
quan tâm, nó góp phần đáng kể khi cung cấp lượng gas sinh hoạt cho người dân
nông thôn. Bên cạnh đó, do áp suất khí thấp nên không phù hợp cho thắp sáng,
độ bền
thấp, nhất là khi có ánh nắng chiếu trực tiếp, cần một khoảng diện tích
tương đối rộng để xây dựng hầm.
Dạng túi ủ bằng màng HDPE: là một cải tiến mới, hiệu quả xử lý chất thải
của túi ủ HDPE không khác biệt nhiều so với túi ủ PE, cung cấp lượng khí với áp
suất cao, độ bền cao hơn túi ủ PE, có thể di chuyển dễ dàng từ nơi gia công đến
nơi lắp đặt, giá thành phù hợp, có thể lắp đặt trên mọi địa hình do không cần phải
lót đáy như túi ủ PE.
Dạng hầm kết hợp (VACVINA cải tiến): dễ xây dựng do cấu trúc đơn giản,
tiết kiệm diện tích do có thể xây dựng trên bất kỳ mặt bằng nào, nằm chìm dưới
đất, ít chịu tác động của môi trường, giảm thời gian vệ sinh hầm do có hệ thống
ống si phông bằng sành có thể tự động phá váng. Giá thành rẻ, trung bình tốn
khoảng hơn 3 triệu đồng khi xây dựng một hầm với diện tích khoảng 7m2, tiết
kiệm 30-40% khi xây dựng một hầm nắp vòm có cùng thể tích (Ngan, 2012). Tuy
nhiên vẫn còn một hạn chế là áp suất, năng suất khí gas thấp, đầu nạp cổ ngỗng,
đầu xả đặt cao không phù hợp, phải dùng túi chứa khí và máy hút khí khi sử dụng
(Nguyễn Hồng Sơn, 2012).
2.1.2 Tình hình sử dụng Biogas ở Việt Nam


Chương trình KSH đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ những
năm 1960. Lịch sử phát triển chương trình KSH ở Việt Nam được chia thành 4

giai đoạn:
-

Thời kỳ 1960 – 1975

Nm 1964, hầm ủ biogas đầu tiên được xây dựng tại Bắc Thái. Cùng thời
gian đó. Một số hầm ủ khác cũng được tiếp tục xây dựng sau đó nhưng chỉ vận
hành được một thời gian phải ngừng hoạt động vì một số vấn đề công nghệ và
kinh nghiệm quản lý.
Tại miền Nam, Bộ chăn nuôi đã tập trung nghiên cứu sản xuất biogas từ
phân gia súc tại miền Nam nhưng kết quả lại không được ứng dụng
-

Giai đoạn 1976-1980

Một số hầm ủ bằng gạch được hình thành tại các tỉnh miền Bắc. Năm 1976,
Viện năng lượng triển khai dự án “Nghiên cứu khí sinh học” nhằm thử nghiệm và
phát triển các hầm ủ biogas
-

Giai đoạn 1981-1990

Hơn 2000 hầm ủ biogas quy mô nhỏ được xây dựng với diện tích từ 310m3, hội thảo biogas đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
-

Giai đoạn từ 1991-đến nay

Tiêu chuẩn đầu tiên về thiết kế, xây dựng hầm ủ biogas được ban hành vào
năm 2002.
Năm 2003, “Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do chính

phủ Hà Lan tài trợ và được tổ chức lương thực, nông nghiệp thế giới tài trợ dự án
quản lý chất thải chăn nuôi vào năm 2005 đã làm động lực mở rộng mô hình
biogas ở nước ta.
Năm 2006, chương trình hợp tác biogas của nước ta nhận được giải thưởng
năng lượng toàn cầu tại Brussels, Bỉ và giải thưởng Ashden cho mục tiêu năng
lượng bền vững vào năm 2010 tại London, Anh.
Năm 2012, Dự án một lần nữa được giải thưởng “Vì con người” của Diễn
Đàn Năng lượng Thế giới 2012 tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Năm 2016, dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt
Nam” với sự tài trợ của chính phủ Hà Lan SNV đã hỗ trợ xây dựng được trên
145.000 công trình khí sinh học mang lại lợi ích cho 725.000 người dân, đào tạo
1.064 kỹ thuật viên, 1.668 thợ xây khí sinh học và tổ chức hàng ngàn hội thảo
tuyên truyền và tập huấn cho hàng trăm ngàn người sử dụng khí sinh học tại Việt
Nam.
 Một số hầm ủ phổ biến ở ĐBSCL


Mỗi vùng miền khu vực sẽ sử dụng những loại hầm ủ thích hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, bảng dưới đây nêu những loại hầm ủ phổ biến ở
ĐBSCL.
Bảng 2.3 Các loại hầm ủ Biogas ở ĐBSCL


Loại hầm ủ

Ưu điểm

Nhược điểm

-


+Lắp đặt nhanh chóng

+ Cồng kềnh khi vận
chuyển đến nơi lắp đặt

Hầm ủ CT1

+ Được phát triển bởi + Ít tốn diện tích đất
Đại học Cần Thơ áp
dụng từ năm 1987 đến
khoảng 1995.

+ Thu gom phân bằng tay

+ Thể tích 3,2m3.
+ Số lượng: khoảng
100 cái tại Cần Thơ và
các tỉnh lân cận
- Hầm ủ TG – BP + Tuổi thọ cao (bảo hành + Chi phí đầu tư cao
(Thailand Germany tối thiểu 1 năm)
+ Đòi hỏi thợ xây phải lành
Biogas Program)
+ Xây dựng dưới mặt đất nghề.
+ Được Đại học Cần nên tiết kiệm được mặt
Thơ giới thiệu từ năm bằng
1992
+ Kết cấu có đai chống
+ Thể tích đa dạng: 4, nứt
6, 8, 12, 16, 18, 36, 50 + Dễ dàng vệ sinh với nắp

và 10 m3
đậy tháo rời được
+ Số lượng: khoảng + Áp suất và nhiệt độ ổn
3000 cái tại miền Nam định
Việt Nam
-

Túi ủ PE

+ Chi phí đầu tư thấp

+ Chiếm diện tích

+ Được giới thiệu bởi + Lắp đặt nhanh chóng và + Tuổi thọ ngắn
Đại học Nông Lâm từ dễ dàng
+ Áp suất khí thấp
năm 1992
+ Số lượng trên 30.000
cái ở miền Nam Việt
Nam
-

Hầm ủ KT2

+ Phát triển trong
khuôn khổ dự án Việt
Nam – Hà Lan từ năm
2003
+ Số lượng 3.493 cái ở
ĐBSCL (9/2010).

-

Hầm ủ Composite

+ Rẻ hơn hầm TG – BP

+ Tuổi thọ không cao do
không xây dựng đai chống
nứt
+ Dễ bị thất thoát khí do
không sử dụng vữa tam
hợp (xi măng + cát + vôi)
tô mái vòm phía trong hầm
ủ.

-Có khả năng chịu được -Độ bền phụ thuộc vào tay


tác động cơ học và áp lực nghề thợ chế tạo
cao
-Có khả năng bị rò rỉ hay
-Không dễ bị tác động dập vỡ, dung tích nhỏ (4, 7,
hóa học hay điều kiện môi 9m3), hay bị tắt ống dẫn
trường
khí
- Nhẹ, có thể di chuyển -Giá thành quá đắt (1.6 –
thay đổi vị trí lắp đặt khi 2.5 triệu/m3 tùy theo cở
cần.
hầm lớn hay nhỏ).
Hầm ủ VACVINA cải -Hầm hình khối chứ nhật -Khí chứa trong túi PE có

tiến
nên xây dựng dễ dàng
áp thấp, rủi ro cao
+ Giới thiệu bởi Trung
tâm Nghiên cứu và
Phát triển Cộng đồng
Nông thôn – Hội làm
vườn Việt Nam

-Nắp hầm làm chuồng heo -Có góc chết có thể nứt gây
tiết kiệm diện tích
rò rỉ khí
-Giá thành xây dựng rẻ
(gần bằng 55% giá thành
hầm nắp vòm cùng thể
tích).

Nguồn: Các loại hầm ủ biogas ở ĐBSCL, Nguyễn Võ Châu Ngân, 2013

2.1.2.2 Một số nước trên thế giới
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận Biogas của các
hộ chăn nuôi heo
2.1.3.1 Phương pháp phân tích và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng Biogas của các hộ chăn nuôi heo
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
biogas, một số tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Logit hay Probit để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas (Ly và cộng sự, 2015;
Humayun và cộng sự, 2013; Sufdar và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, phương
pháp phân tích ANOVA cũng được tác giả Nguyễn Ngọc Sơn và cộng sự, 2010
sử dụng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas.

Từ kết quả lược khảo tài liệu trên, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng
phương pháp hồi quy Logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
Biogas của các hộ chăn nuôi heo ở Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Bảng 2.4 Thống kê phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng biogas của hộ chăn nuôi heo.


Tên tác giả
Năm
Nguyễn Ngọc
Sơn, Đặng
Kiều Nhân và
Huỳnh Cẩm
Linh (2010)

Đào Mai Trúc
Quỳnh,
Nguyễn

Châu
Ngân,
Jan Bentzen

Kjeld
Ingvorsen
(2012)
Purity
Ndereba
(2013)


Phương
pháp phân
tích
Cần
Thơ, Phân tích
Vĩnh Long và phương sai
Tiền Giang
ANOVA
Địa bàn
nghiên cứu

Tiền Giang

Thống kê mô
tả

Huyện
Nyandarua,
Kenya

Thống kê mô
tả

Nguyen
Thi Huyện Tiên Mô hình hồi
Ly,
Teruaki Lữ,
Hưng quy Logit
Nanseki
và Yên

Yosuke
Chomei (2015)

Humayun và Bangladesh
cộng sự (2013)

Mô hình hồi
quy Logit

Cỡ mẫu
Thu thập
ngẫu
nhiên 157
nông dân
từ tháng
4-5/2007

Kết quả nghiên
cứu
Giá heo (+)
Thiếu đất (-)
Thiếu vốn (-)
Đủ nguồn chất
đốt (-)
Số lượng heo (+)
Kỹ thuật lắp đặt
(+)
Nhận thức về
Biogas (+)
Ảnh hưởng từ

cộng đồng (+)
Chi phí đầu tư
cao (-)
Số lượng vật nuôi
(+)

100 mẫu:
65 hộ có
hầm ủ và
35
hộ
chưa có
hầm

vào tháng
9/2012
258 mẫu Thiếu vốn (-)
Hiểu biết về
Biogas (+)
Hỗ trợ kỹ thuật
(+)
Số lượng vật nuôi
(+)
Chất đốt (+)
Diện tích đất (+)
161 mẫu Trình độ học vấn
vào tháng (+)
8-9/2014 Số thành viên
trong hộ (ns)
Thu nhập (+)

Số lượng heo (+)
Tập huấn (ns)
Thành viên tham
gia
tổ
chức
Biogas (+)
300 mẫu Trình độ học vấn
(+)


Sufdar Iqbal,
Sofia Anwar,
Waqar Akram
and
Muhammad
Irfan
(2013)

Huyện
Faisalabad,
Punjab,
Pakistan

Bundi M.
Bonnke
(2014)

Thị trấn Kisii, Thống kê mô
Kenya

tả

Kinya Rhoda
Thị trấn
Gitonga (2014) Meru, Kenya

Mô hình hồi
quy Logit

Phương pháp
thống kê mô
tả
Phương pháp
OLS

100 mẫu.

Thu thập
45 mẫu
năm 2013

Thu thập
31 mẫu

Giới tính (+)
Thu nhập hằng
năm (+)
Số lượng gia súc
(+)
Cải thiện môi

trường (+)
Độ tuổi (+)
Diện tích đất (+)
Thu nhập (+)
Trình độ học vấn
(+)
Số lượng vật nuôi
(+)
Số thành viên gia
đình (+)
Hỗ trợ vốn (+)
Tập Huấn (+)
Trình độ học vấn
(+)
Thu nhập (+)
Loại nhà (+)
Loại chất đốt (+)
Giới tính (+)
Chi phí chất đốt
(+)
Chi phí lắp đặt (-)
Nguồn nhiên liệu
sẵn có (+)
Tuổi (+)
Giới tính (+)
Diện tích đất (+)
Trình độ học vấn
(+)
Nguồn nước (+)
Số lượng vật nuôi

(+)
Thu nhập (-)

2.1.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Thông qua lược khảo các tài các tài liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu
này tiếp tục thừa kế các kết quả của các nghiên cứu trước và tiến hành nghiên


cứu trên địa bàn mới là huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang với mục đích tìm
ra các yếu tố mới ảnh hưởng đến quyết định áp dụng Biogas của nông hộ chăn
nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành, mô hình nghiên cứu được đề xuất:

Yếu tố kinh tế - xã hội
Giới tính
Độ tuổi
Trình độ học vấn trung bình
Thu nhập trung bình
Số lượng heo

Quyết định áp
dụng biogas

Yếu tố môi trường – nhận thức
Cải thiện môi trường
Ảnh hưởng từ cộng đồng
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Yếu tố kinh tế-xã hội
 Giới tính
Theo nghiên cứu của Humayun và cộng sự, 2013; Bundi, 2014, chỉ ra rằng
giới tính của chủ hộ là nữ giới có tác động đến xác suất áp dụng biogas vì nữ giới

có kinh nghiệm quán xuyến chi tiêu, thường xuyên sử dụng nguồn nhiên liệu cho
việc nấu ăn, phục vụ sinh hoạt trong gia đình nên họ thấy được lợi ích từ biogas
mang lại nên sẵn sàng chấp nhận biogas. Mặc khác, chủ hộ là nam giới thì dễ
dàng tiếp cận nguồn tài chính và họ là người thường đưa ra quyết định liên quan
đến nguồn lực sản xuất trong gia đình và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết
định đầu tư biogas, nên xác suất áp dụng biogas ở chủ hộ là nam giới thì cao hơn
chủ hộ là nữ giới (Ghitonga, 2014)
 Tuổi của chủ hộ:


Độ tuổi của chủ hộ ảnh hưởng như người ta tin rằng với tuổi tác cao, nông
dân tích lũy vốn kinh nghiệm hơn, và do đó thấy khả năng lớn đầu tư vào đổi mới
công nghệ (Sufdar và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, nó cũng có thể là hộ gia đình trẻ
đứng đầu là linh hoạt hơn và do đó có khả năng áp dụng công nghệ mới. Dấu
hiệu dự kiến về độ tuổi là không xác định có thể tích cực hoặc tiêu cực. (Uaiene,
RN, 2008).
 Trình độ học vấn của chủ hộ:
Theo nghiên cứu của Humayun và cộng sự, 2013 và Bundi, 2014 cho rằng
sự hạn chế của trình độ học vấn làm giảm khả năng hộ áp dụng biogas và ngược
lại do khi có trình độ cao hơn sẽ ít bảo thủ hơn, hiểu biết nhiều hơn, cơ hội tiếp
xúc nhiều và dễ dàng sử dụng.

 Tổng thu nhập
Nghiên cứu của Sufdar và cộng sự, 2013, Humayun và cộng sự, 2013, tìm
thấy sự tương quan giữa thu nhập đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas. Cụ
thể là đạt xác suất chấp nhận áp dụng biogas cao hơn khi các hộ có thu nhập
nhiều hơn.

 Số lượng heo
Theo kết quả nghiên cứu của Humayun và cộng sự, 2013; Sufdar và cộng

sự, 2013; Ly và cộng sư, 2015, số lượng heo có ảnh hưởng cùng chiều với khả
năng chấp nhận áp dụng biogas của hộ chăn nuôi. Khả năng chấp nhận áp dụng
biogas của hộ chăn nuôi heo giảm khi giảm số lượng heo nuôi, nguyên nhân do
khi chăn nuôi với số lượng ít, không liên tục làm cho hệ thống biogas mau xuống
cấp do không đủ nguồn chất thải để hệ thống vận hành sử dụng (Nguyễn Ngọc
Sơn và cộng sự, 2010).

 Chi phí đầu tư cao
Theo nghiên cứu của Đào Mai Trúc Quỳnh và cộng sự, 2012, rằng nhiều hộ
dân chưa có hầm ủ/ túi ủ đều có mong muốn xây dựng mô hình nhưng vì còn e
ngại về mức đầu tư cao cần hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng các cấp có thẩm quyền.

 Chi phí chất đốt
Theo Đào Mai Trúc Quỳnh và cộng sự, 2013, 100% hộ dùng biogas thấy
hài lòng khi giảm được chi phí chất đốt hằng tháng. Kỳ vọng đối với nghiên cứu


×