Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Các ngành luật lớp trung cấp lý luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.02 KB, 44 trang )

Câu 1. Đồng chí hãy kể tên các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam? Căn cứ để phân chia các ngành luật cơ bản đó là gì?
* Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1. Luật Hiến pháp.
2. Luật Tài chính.
3. Luật Lao động.
4. Luật Hôn nhân và Gia đình
5. Luật Hành chính
6. Luật Đất đai
7. Luật Dân sự
8. Luật Kinh tế
9. Luật Hợp tác xã.
10. Luật Hình sự.
11. Luật Tố tụng Dân sự.
12. Luật Tố tụng Hình sự.
* Căn cứ phân định ngành luật:
- Đối tượng điều chỉnh: Là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp
luật của ngành luật đó điều chỉnh.
- Phương pháp điều chỉnh: Là biện pháp, cách thức được sử dụng để điều
chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó..
Câu 2. Quá trình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cần tuân
theo những nguyên tắc cơ bản nào ? Đồng chí hãy đánh giá việc thực hiện những
nguyên tắc đó tại đơn vị hoặc cơ sở đồng chí.
* Quá trình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cần tuân theo
những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc cơ bản của LHNGĐ là những quan điểm, tưởng chỉ đạo,
xuyên suốt quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện LHNGĐ.
- Các nguyên tắc cơ bản gồm:
+ Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
Nam nữ tự quyết định việc kết hôn; tìm hiểu kỹ, kết hôn đúng quy định
của pháp luật, cưới theo nếp sống mới, xây dựng gia đình hạnh phúc hoà thuận.


+ Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Cấm người đang có vợ, có chồng chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ.
+ Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng
Vợ chồng có quyền hạn về mọi mặt như nhau trong gia đình. Đảm bảo
quyền cho người phụ nữ về nhân thân về nhiều quan hệ khác để cho họ tự vươn
lên làm chủ bản thân, đóng góp cho gia đình và cho xã hội.
+ Nguyên tắc bảo đảm quyền lơi cha mẹ và các con
Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con, đảm bảo cho con phát triển toàn
diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Ngược lại con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, con cái phải biết ơn, hiếu thảo cha mẹ.
+ Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Nhà nước, xã hội có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp bà mẹ thực
hiện chức năng cao quý của người mẹ.


* Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình
tại đơn vị hoặc cơ sở nơi đồng chí công tác hoặc cư trú
- Kết quả đạt được, ưu điểm.
- Tồn tại, hạn chế.
- Nguyên nhân tồn tại.
- Đề xuất giải pháp khắc phục.
Câu 3. Qua nghiên cứu học tập chuyên đề thuộc phần II.2, đồng chí có
nhận xét gì về việc phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam”.
Nhận xét về việc phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam qua nghiên cứu học tập chuyên đề thuộc phần II.2:
- Nhận xét chung:
Qua nghiên cứu học tập chuyên đề thuộc phần II.2, cho thấy giáo trình
phân chia hệ thống pháp luật Việt Nam thành 12 ngành luật cơ bản. Việc phân

chia dựa trên đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật
đảm bảo cơ sở khoa học, chính xác, thuận lợi cho công tác nghiên cứu, hệ thống
hóa pháp luật...
- Tuy nhiên, khoa học pháp lý hiện nay có những quan điểm khác với giáo
trình như:
+ “8. Luật Kinh tế”: Hiện nay, nhiều quan điểm không công nhận có ngành
luật kinh tế, mà chỉ có ngành Luật Thương mại.
+ “9. Luật Hợp tác xã”: Nhiều quan điểm không công nhận có ngành luật
Hợp tác xã, mà có quan điểm coi đó là một phân ngành của Luật Kinh tế.
+ Ngoài ra, còn có ngành Luật Quốc tế, gồm Công pháp quốc tế và Tư
pháp quốc tế, nhưng chưa được thể hiện trong giáo trình...
Câu 4 Quá trình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cần tuân
theo những nguyên tắc cơ bản nào ? Đồng chí hãy đánh giá việc thực hiện những
nguyên tắc đó tại đơn vị hoặc cơ sở đồng chí.
* Quá trình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cần tuân theo
những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc cơ bản của LHNGĐ là những quan điểm, tưởng chỉ đạo,
xuyên suốt quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện LHNGĐ.
- Các nguyên tắc cơ bản:
+ Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ()
Nam nữ tự quyết định việc kết hôn; tìm hiểu kỹ, kết hôn đúng quy định
của pháp luật, cưới theo nếp sống mới, xây dựng gia đình hạnh phúc hoà thuận.
+ Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Cấm người đang có vợ, có chồng chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ.
+ Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng
Vợ chồng có quyền hạn về mọi mặt như nhau trong gia đình. Đảm bảo
quyền cho người phụ nữ về nhân thân về nhiều quan hệ khác để cho họ tự vươn
lên làm chủ bản thân, đóng góp cho gia đình và cho xã hội.

+ Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi cha mẹ và các con
Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con, đảm bảo cho con phát triển toàn
diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Ngược lại con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, con cái phải biết ơn, hiếu thảo cha mẹ.
+ Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em
2


Nh nc, xó hi cú trỏch nhim bo v ph n v tr em, giỳp b m thc
hin chc nng cao quý ca ngi m.
* ỏnh giỏ vic thc hin cỏc nguyờn tc ca Lut hụn nhõn v gia ỡnh
ti n v hoc c s ni ng chớ cụng tỏc hoc c tr
- Kt qu t c, u im.
- Tn ti, hn ch.
- Nguyờn nhõn tn ti.
- xut gii phỏp khc phc.
Cõu 5 ng chớ hóy cho bit cú nhng hỡnh thc thc hin phỏp lut no?
Ly vớ d c th.
* Khỏi nim thc hin phỏp lut:
Thực hiên pháp luật là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc
của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.
* Nhng hỡnh thc thc hin phỏp lut v vớ d c th nh sau:
- Tuõn th phỏp lut:
L hỡnh thc thc hin phỏp lut trong ú cỏc ch th khụng thc hin
nhng hnh vi x s m phỏp lut ngn cm.
Vớ d: Cụng dõn khụng trng cõy thuc phin; khụng trm cp ti sn
- Chp hnh phỏp lut:
L hỡnh thc thc hin phỏp lut trong ú cỏc ch th ch ng thc hin
nhng ngha v do phỏp lut quy nh.
Vớ d: Ngi kinh doanh úng thu ỳng thi gian, s thu theo quy nh.

- S dng phỏp lut:
L hỡnh thc thc hin phỏp lut trong ú cỏc ch th thc hin quyn
nng phỏp lý bo v cỏc quyn v li ớch hp phỏp khỏc ca mỡnh.
Vớ d: Cụng dõn khiu ni quyt nh x pht hnh chớnh.
- p dng phỏp lut:
L mt hỡnh thc thc hin phỏp lut trong ú nh nc thụng qua cỏc c
quan nh nc hoc cỏn b, cụng chc cú thm quyn t chc cho cỏc ch th
thc hin nhng quy nh ca phỏp lut hoc t mỡnh cn c vo cỏc quy nh
ca phỏp lut ra cỏc quyt nh lm phỏt sinh, chm dt hay thay i nhng quan
h phỏp lut c th.
Vớ d: To ỏn ra bn ỏn quyt nh hỡnh pht i vi ngi phm ti.
Cõu 6 Hin phỏp nc Cụng hũa xó hi ch ngha Vit Nam hin nay ghi
nhn cụng dõn cú ngha v c bn gỡ? Liờn h vic thc hin ngha v c bn ú
ti n v, c s ng chớ
* Ngha v c bn ca CD
- Khỏi nim: Cụng dõn nc Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam l ngi
cú quc tch Vit Nam.
- Nhng ngha v c bn ca CD: Cụng dõn cú ngha v trung thnh vi
T quc. Phn bi T quc l ti nng nht.
+ Bo v T quc l ngha v thiờng liờng v quyn cao quý ca cụng dõn.
Cụng dõn phi thc hin ngha v quõn s v tham gia xõy dng nn quc
phũng ton dõn.
+ Cụng dõn cú ngha v tuõn theo Hin phỏp v phỏp lut; tham gia bo v
an ninh quc gia, trt t, an ton xó hi v chp hnh nhng quy tc sinh hot
cụng cng.
+ Mi ngi cú ngha v np thu theo lut nh
3


* Liên hệ việc thực hiện nghĩa vụ cơ bản của công dân tại đơn vị, cơ sở:

- Kết quả đạt được, ưu điểm.
- Tồn tại, hạn chế.
- Nguyên nhân tồn tại.
- Đề xuất giải pháp khắc phục.
Câu 7: Đồng chí hãy nêu và giải thích ý nghĩa của từng điều kiện kết hôn
theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam ?
* Nêu điều kiện kết hôn
(1) Độ tuổi: Nam 20, nữ 18 tuổi mới được kết hôn.
(2) Về ý chí: Phải có sự tự nguyện của cả hai bên.
(3) Không thuộc những trường hợp cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, đang có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Cấm kết hôn giữa những những người cùng dòng máu trực hệ, trong
phạm vi 3 đời.
- Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Cấm kết hôn với người cùng giới tính.
* Giải thích ý nghĩa của từng điều kiện kết hôn đó
(1) Độ tuổi: Nam từ 20, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
Quy định về độ tuổi nhằm đảm bảo về mặt sức khỏe, nhận thức,xã hội
cũng như khả năng kinh tế có thể gánh vác trách nhiệm gia đình,nuôi dạy con
cho tốt...
(2) Về ý chí: Phải có sự tự nguyện của cả hai bên.
Đảm bảo xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Ngăn
chặn các hành vi lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép, ngăn cấm kết hôn.
(3) Không thuộc những trường hợp cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, đang có chồng:
Đảm bảo hôn nhân tiến bộ, hạnh phúc, bảo vệ lợi ích các thành viên trong
gia đình và lợi ích chung của xã hội.
- Người mất năng lực hành vi dân sự

Người bị các bệnh tâm thần và bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi thì không thể đánh giá được sự tự nguyện của họ; người bệnh
không có khả năng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định; bệnh tâm
thần có khả năng di truyền làm suy yếu nòi giống, tạo gánh nặng cho gia đình và
xã hội
- Cấm kết hôn giữa những những người cùng dòng máu trực hệ, trong
phạm vi 3 đời:
Tránh hôn nhân cận huyết thống làm suy giảm chất lượng giống nòi; duy
trì ổn định mối quan hệ hôn nhân gia đình.
- Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng:
Ổn định quan hệ hôn nhân gia đình; phù hợp với phong tục tập quán,
truyền thống đạo đức; tránh lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để cưỡng ép kết
hôn.
Cấm kết hôn với người cùng giới tính:
Đảm duy trì nòi giống, quan hệ hôn nhân, gia đình lành mạnh.
4


Câu 8: Đồng chí hãy liên hệ việc thực hiện các điều kiện kết hôn trên ở
đơn vị hoặc cơ sở đồng chí ?
- Kết quả đạt được, ưu điểm.
- Tồn tại, hạn chế.
- Nguyên nhân tồn tại.
- Đề xuất giải pháp khắc phục.
PHẦN III - KHOA HỌC HÀNH CHÍNH
KIỂM TRA
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết điều hành công sở cần tuân theo những
nguyên tắc nào? Phân tích nguyên tắc công khai, dân chủ trong điều hành. Liên
hệ việc thực hiện nguyên tắc này tại cơ quan, đơn vị đồng chí đang công tác

* Nêu khái niệm ĐHCS
* Kể tên các nguyên tắc ĐHCS:
1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
2. Nguyên tắc công khai, dân chủ trong điều hành
3. Nguyên tắc liên tục
4. Nguyên tắc về sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn từng thành
viên
5. Nguyên tắc về mệnh lênh điều hành
6. Nguyên tắc về thủ tục điều hành
* Phân tích nguyên tắc công khai, dân chủ trong điều hành
Công khai: Một trong những điều kiện quan trọng cho thực thi hiệu quả là
mỗi thành viên cần biết rõ chức trách của mình, của đơn vị mình và của toàn bộ
công sở. Do vậy, công khai trong điều hành trước nhất giúp các cá nhân xác định
và tuân thủ các trách nhiệm mà tổ chức trông đợi ở họ. Công khai cũng là cơ sở
để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên, làm sơ sở cho sự hợp tác
thuận lợi. Đồng thời, nó giúp cho công sở phản ứng kịp thời với những thay đổi
diễn ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Nguyên tắc này cũng góp phần
hạn chế tính cục bộ, bệnh quan liêu trong quá trình quản lý công sở. Một vai trò
quan trọng hơn nữa của công khai trong điều hành là nó tạo điều kiện cho hoạt
động kiểm tra, giám sát trong nôị bộ, và đặc biệt là hoạt động giám sát của công
dân và các tổ chức khác.
Theo tinh thần của nguyên tắc này, địa điểm của công sở cần xác định và
thông báo rộng rãi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của công dân và
tổ chức. Để xây dựng được một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả cao và có tính
phục vụ cao, tính công khai cần được quán triệt để thông qua việc công khai hóa
nhiệm vụ và các quy trình thủ tục cho công dân và tổ chức biết để áp dụng và
giám sát.
- Có biển đề tên công sở ghi bằng tiếng việt gắn ở cổng ra vào
- Niêm yết công khai
- Bảng đề tên ở cửa phòng; công chức có bảng đề tên, chức vụ, chức danh

đặt ở bàn làm việc; đeo thẻ công chức
Dân chủ trong điều hành
Nguyên tắc này đề cao vai trò của việc phát huy, tận dụng trí tuệ của tập thể
và cá nhân trong ban hành và tổ chức thực thi các quyết định hành chính. Nó
5


giúp cho các quyết định được đúng đắn và có tính khả thi cao thông qua việc
gjups mọi thành viên hiểu và tích cực tham gia thực hiện các quyết định.
Quá trình điều hành cần bảo đảm cho các quyền hạn được sử dụng đúng
đắn, cần tạo ra không khí dân chủ, động viên được mọi người tham gia vào công
việc chung. Thực hiện tốt nguyên tắc này có thể góp phần giảm bớt nhưng mâu
thuẫn và bất đồng trong quá trình thực thi. Nguyện vọng tham gia vào việc đưa ra
các quyết định điều hành có thể được xem là sở thích vốn có của nhiều người và
cần được khích lệ. Để khích lệ lòng mong muốn đó, các nhà điều hành cần có
một thái độ cầu thị và cần tạo lập được một tinh thần dân chủ trong điều hành.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, nếu để cho mọi người cùng tham gia
điều hành công việc thì sẽ dẫn đến hạn chế quyền của người lãnh đạo, quản lý.
Nó làm cho công sở không thể kiểm soát nổi, làm lãng phí thời gian và do đó làm
hạn chế hiệu quả của việc điều hành. Trên thực tế cũng không hắn như vậy, vì
nếu một quyết định đưa ra không được sự ủng hộ của mọi người thì hiệu quả của
quá trình điều hành sẽ thấp. Vấn đề đặt ra là phải có sự nghiên cứu, lựa chọn để
vừa tạo ra được sự than gia của mọi người vào quá trình điều hành công việc, vừa
đảm bảo đúng quyền hạn vủa người lãnh đạo, quản lý.
* Liên hệ: (
- Liên hệ nêu được những thuận lợi, ưu điểm trong quá trình nhận thức và
thực hiện nguyên tắc
- Nêu được khó khăn, hạn chế trong nhận thức, thực hiện nguyên tắc; chỉ
được nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan
- Kiến nghị được giải pháp để tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại,

hạn chế
Câu 2: Theo đồng chí, cơ quan, đơn vị đang công tác cần phải thực hiện
những giải pháp nào để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở
nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2020?
Nội dung cụ thể của nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức (theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai
đoạn 2011-2020 của Chính phủ):
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có
bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân
dân;
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức
danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức; Trên cơ sở xác định
rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công
chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm
vụ ; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ
trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa
phương) trở xuống;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên
chức ; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm
vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân;
- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và
bồi dưỡng hàng năm;
6


- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo
hiểm xã hội và ưu đãi người có công;

- Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức,
viên chức trong thực thi công vụ và;
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức.
* Trên cơ sở đó, xuất phát từ hiện trạng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức của cơ quan, đơn vị xác định những giải pháp cụ thể trong công tác xây
dựng đội ngũ tại cơ quan, đơn vị.
- Nêu được nét cơ bản về hiện trạng
- Xác định việc trọng tâm cần làm gắn với trách nhiệm, thẩm quyền của
đơn vị cơ sở (Xây dựng đội ngũ có phẩm chất, có năng lực,có tính chuyên nghiệp
cao, tận tuỵ phục vụ; việc đánh giá đội ngũ; bố trí, phân công nhiệm vụ; đào tạo,
bồi dưỡng; Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức).
- Giải pháp cụ thể để thực hiện trong thực tế nhiệm vụ đó
Câu 3: Đồng chí hãy cho biết cải cách tổ chức bộ máy có quan hệ gì với xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức?
Nội dung chính trong đổi mới tổ chức bộ máy; nội dung chính trong yêu
cầu xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
(Suy luận về mối liên hệ giữa đổi mới tổ chức bộ máy với yêu cầu xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ): Chỉ được mối quan hệ giữa cải cách tổ
chức bộ máy có quan hệ gì với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Mối liên hệ chung: Con người (cán bộ) là nhân tố quyết định thành bại
của công việc; vậy công việc được sắp xếp lại (Tổ chức bộ máy tinh gọn lại;
chức năng, nhiệm vụ được điều chỉnh (từ TTg->Bộ trưởng; Bộ a-> Bộ B; phân
cấp từ TW-> địa phương; đang là HC công quyền-> Đơn vị sự nghiệp.. chẳng
hạn sẽ đặt ra yêu cầu về biên chế cán bộ (tăng; giảm), năng lực (tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng..), trách nhiệm..của cán bộ phải được xây dựng ntn để đáp ứng
- Một số mối liên hệ cụ thể với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị: Dựa trên các nội dung của nhiệm vụ xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà Chương trình tổng thể đưa ra là,
Trong đó với các nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm, thẩm quyền
của cấp cơ sở (trực tiếp tổ chức thực hiện) như: xây dựng đội ngũ có phẩm chất,
có năng lực,có tính chuyên nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ; việc đánh giá đội ngũ; bố
trí, phân công nhiệm vụ; đào tạo, bồi dưỡng; Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ
cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Xác định trách nhiệm (Liên hệ) việc phải thực hiện xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức ở các nội dung đó như thế nào.
Câu 4: Đồng chí hãy cho biết quyết định quản lý hành chính nhà nước được
phân thành những loại nào? Hãy đánh giá việc cơ quan, đơn vị đồng chí đang
công tác lựa chọn, sử dụng những hình thức quyết định đó.
Phân loại quyết định quản lý hành chính: Có nhiều tiêu chí để phân
loại quyết định quản lý hành chính nhà nước:
- Theo hình thức thể hiện có thể chia thành hai loại: hình thức văn bản
và hình thức không bằng văn bản( nói, hành động, ám hiệu…). Hình thức văn
bản thì quyết định quản lý hành chính nhà nước gồm một số loại văn bản như:
7


nghị định của chính phủ, quyết định của thủ tướng chính phủ, thông tư của bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định của tổng kiểm toán nhà nước;
nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp, quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân
dân các cấp và các quyết định, chỉ thị của các cơ quan, cán bộ công chức nhà
nước có thẩm quyền khác…( văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt)
- Theo trình tự ban hành quyết định: Quyết định quản lý hành chính nhà
nước do tập thể ban hành( thông qua theo chế độ thảo luận tập thể, quyết định
theo đa số); quyết định quản lý hành chính nhà nước do cá nhân ban hành( thông
qua theo chế độ thủ trưởng).
- Theo cơ quan ban hành: Quyết định quản lý hành chính nhà nước được
sắp xếp theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, phản ánh chính xác vai

trò, vị trí của cơ quan ban hành trong hệ thống hành chính nhà nước( Chính phủ,
bộ , cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân
dân các cấp, các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân các cấp…)
- Theo tính chất pháp lý và hình thức thể hiện:
+ Căn cứ vào tính chất pháp lý: Quyết định chung (quyết định chính
sách, quyết định chủ đạo) là những quyết định đưa ra các chủ trương, đường lối ,
chính sách chung, mang tính chất định hướng chung, thường không đưa ra các
chế tài. Ví dụ: nghị quyết của Hội đồng nhân dân là những quyết định chủ đạo.
làm cơ sở để banh hành những quyết định quy phạm và quyết định cá biệt của uỷ
ban nhân dân cùng cấp và cấp dưới..
Quyết định quy phạm đưa ra các quy phạm pháp luật( quy tắc xử sự
chung, có tính cưỡng chế chung)
Quyết định cá biệt là những quyết định áp dụng pháp luật để giải quết
những vấn đề cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước.
+ Theo hình thức: có thể chia ra làm 2 loại quyết định quy phạm và quyết
định cá biệt vì hình thức pháp lý của quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm
chính là các văn bản quy phạm pháp luật.
=> kết hợp hai tiêu chí lại ta có thể phân quyết định quản lý hành chính
nhà nước thành hai loại Quyết định quy phạm và quyết định cá biệt tương ứng
với hai hình thức bằng văn bản là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành
chính cá biệt.
*Liên hệ: Học viên liên hệ chỉ rõ những loại (hình thức) quyết định được
sử dụng tại cơ quan, đơn vị
Nêu nhận xét, đánh giá cá nhân về việc lựa chọn loại (hình thức) quyết
định trong những trường hợp cụ thể; đặc biệt có thể nêu được những hạn chế khi
lựa chọn loại (hình thức) quyết định chưa thật phù hợp-hậu quả đã và có thể xảy
ra.
Câu 5: Đồng chí hãy cho biết Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước ở nước ta hiện nay gồm có mấy nhiệm vụ. Phân tích nhiệm vụ thứ tư
“Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.

Liên hệ việc thực hiện nhiệm vụ này ở cơ quan nơi đồng chí đang công
tác.
Nêu tên các nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020
1. Cải cách thể chế
2. Cải cách thủ tục hành chính
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
8


5. Cải cách tài chính công
6. Hiện đại hoá hành chính
Phân tích nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có
bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân
dân;
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức
danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức; Trên cơ sở xác định
rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công
chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm
vụ ; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ
trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa
phương) trở xuống;
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên
chức ; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm
vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân;
- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và

bồi dưỡng hàng năm;
- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo
hiểm xã hội và ưu đãi người có công;
- Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức,
viên chức trong thực thi công vụ và;
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức.
* Liên hệ: liên hệ việc thực hiện các nội dung trên theo hướng: Nêu rõ
những việc chủ yếu đã làm được; việc chưa làm được; nguyên nhân; phương
hướng giải pháp tiếp tục thực hiện.
Câu 6: Đồng chí hãy phân tích vai trò của văn hóa đối với con người? hãy
nêu và liên hệ việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt động văn hoá của
chính quyền cơ sở nơi đang công tác hoặc sinh sống?
- Phân tích được vai trò của văn hóa đối với con người:
+ Đặt vấn đề hoặc nêu được một trong các khái niệm sau đây:
Văn hoá là một hiện tượng xã hội, tương ứng với một phương thức sản
xuất của cải vật chất. Phương thức sản xuất thay đổi thì nền văn hoá cũng thay
đổi.
Theo Tổng giám đốc UNESCO - Pedrico Mayo, ông cho rằng văn hoá
phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống cá
nhân và cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại qua hàng bao thế kỷ, nó đã
cấu thành một hệ thống các giá trị, dựa trên đó từng dân tộc tự khảng định bản
sắc riêng của mình.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hoá.
9



Có thể nêu những khái niệm về văn hoá khác, nhưng trong đó phải nêu
được các nội dung chủ yếu sau:
Văn hóa là tổng hợp những giá trị tinh thần và vật chất, những chuẩn mực
xã hội, do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Những giá trị đó đã trải qua hoạt động thực tiễn, được các thế hệ thừa nhận
một cách tự nguyện.
Những giá trị đó được vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, truyền từ đời
này sang đời khác, để phát triển,
Những giá trị đó tạo nên những đặc trưng và bản sắc của từng dân tộc.
+ Phân tích được vai trò của văn hoá:
- Văn hoá giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng con người hướng tới
và đạt được các chuẩn mực mà xã hội thừa nhận.
Vì văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con
người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con
người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, như các chuẩn mực về: tư
tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ văn hoá.
- Văn hoá không đứng ngoài sự phát triển, nó vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo
ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung
cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn
thiện.
Văn hóa là động lực của sự phát triển, vì mọi sự phát triển đều do con
người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo
của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào
sự phát triển xã hội.
Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác
yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát

triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và
phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.
Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều
hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả
năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người
hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa,
nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo
lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.
- Văn hoá là mục tiêu hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước ta hướng
tới mục tiêu. «Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’’
Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta
xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với
việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa
được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”,
10


Hiện nay chúng ta đang triển khai tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến
năm 2020” gồm 6 nội dung:
1. Xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến
2. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.
3. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản
văn hóa; tổ dân phố văn hóa
4. Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

5. Xây dựng, công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị
trấn đạt chuẩn văn minh đô thị
6. Thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.
- Nêu và liên hệ được việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt
động văn hoá của chính quyền cơ sở:
- Nêu được các phương thức quản lý các hoạt động văn hoá của chính
quyền cơ sở
+ Quản lý bằng pháp luật.
+ Quản lý văn hoá bằng chính sách.
+ Quản lý văn hoá bằng đầu tư.
+ Quản lý bằng biện pháp tuyên truyền, giáo dục văn hoá.
+ Quản lý bằng kiểm tra giám sát.
- Liên hệ được việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt động
văn hoá của chính quyền cơ sở tại địa phương, đơn vị :
+ Nêu khái quát tình hình đặc điểm nổi bật của ở cơ quan, đơn vị nơi đang
công tác hoặc sinh sống.
Về điều kiện tự nhiên; sự phát triển kinh tế- xã hội; phong tục tập quán;
dân số; trình độ dân trí; đời sống tinh thần và vật chất của người dân.
+ Nêu thực trạng của việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt
động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư
trú
Kết quả; thành tựu đạt được về việc việc vận dụng các phương thức quản
lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công
tác hoặc cư trú. (có số liệu chứng minh cụ thể)
Đánh giá ưu điểm, tìm ra nguyên nhân của những thành tựu đạt được trong
công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc vận dụng các phương thức quản lý các
hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác
hoặc cư trú.
Những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

trong việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm
quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
+ Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả
việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền
của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Nêu nội dung, nhiệm vụ, công việc và những phương pháp, biện pháp tổ
chức thực hiện.
+ Kiến nghị với địa phương
11


Câu 7: Đồng chí hãy nêu Mục tiêu của giáo dục - đào tạo từ 2011 đến
2020, nội dung, nhiệm vụ việc quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo của chính
quyền cơ sở? phân tích Liên hệ việc quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc
thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đồng chí đang công tác hoặc cư trú?
- Đặt vấn đề (Có thể nêu khái niệm giáo dục - đào tạo)
Khái niệm: Giáo dục – đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức
khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân
cách lối sống và kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí
tuệ, kỹ năng, hiểu biết vào thực tiễn.
- Nêu được mục tiêu của giáo dục - đào tạo từ 2011 đến 2020 và các nội
dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo.
+ Mục tiêu của giáo dục - đào tạo từ 2011 đến 2020.
- Tập trung phát triển giáo dục - đào tạo đảm bảo về chất lượng, coi trọng
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập
nghiệp
- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, về cơ chế quản lý, cơ chế tài
chính, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo ở tất cả các bậc học,
ngành học

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường, gia đình, xã hội
- Tập trung xây dựng 1 sồ trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn chất
lượng cao đủ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế
- Tích cực chuẩn bị để 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
mới
+ Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục - đào tạo của chính
quyền cơ sở.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục.
Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục;
ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ
sở giáo dục.
Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và
phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.
Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất
lượng giáo dục.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo
dục.
Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục.
Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.
Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với
sự nghiệp giáo dục.
12



Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
+ Nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục - đào tạo của chính
quyền cơ sở.
Xây dựng kế hoạch báo cáo HĐND phê chuẩn và tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển giáo dục - đào tạo của địa phương
Tuyên truyền để trẻ em đi học đúng độ tuổi, hoàn thành việc phổ cập giáo
dục tiểu học các cấp
Phối hợp với cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn cấp trên quản lý,
kiểm tra hoạt động các cơ sở trường học thuộc phạm vi mình quản lý.
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục
bậc giáo dục mầm non và tiểu học trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xã hội hoá giáo
dục - đào tạo.
Phối hợp công tác với các trường phổ thông trên địa bàn, giúp huyện quản
lý các trường được đầu tư xây dựng ; quản lý giáo viên, tham gia việc thực hiện
chăm soác giáo dục học sinh.
- Liên hệ được việc quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc thẩm
quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú
+ Nêu khái quát tình hình đặc điểm nổi bật của ở cơ quan, đơn vị hoặc cơ
sở nơi đang công tác hoặc sinh sống.
Về điều kiện tự nhiên; sự phát triển kinh tế- xã hội; phong tục tập quán;
dân số; trình độ dân trí; đời sống tinh thần và vật chất của người dân.
+ Nêu thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc
thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Kết quả; thành tựu đạt được về công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào
tạo thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú. (có số
liệu chứng minh cụ thể).

Đánh giá ưu điểm, tìm ra nguyên nhân của những thành tựu đạt được trong
công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc thẩm quyền của cấp chính
quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
trong công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc thẩm quyền của cấp
chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
+ Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc thẩm quyền của cấp chính
quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Nêu được nội dung, nhiệm vụ, công việc và những phương pháp, biện
pháp tổ chức thực hiện của công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc
thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
+ Kiến nghị với cơ sở, địa phương
Câu 8: Đồng chí hãy phân tích các điều kiện tiến hành hoạt động quản lý
nhà nước của chính quyền cơ sở? Hãy chứng minh điều kiện về nhân sự là điều
kiện quan trọng nhất phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
của chính quyền cơ sở?
1. Nêu vấn đề (có thể trình bày khái niệm quản lý nhà nước; khái niệm
quản lý hành chính nhà nước hoặc cách đặt vấn đề khác...)
13


2. Phân tích các điều kiện tiến hành hoạt động quản lý nhà nước của chính
quyền cơ sở:
a. Các điều kiện về thể chế Hành chính.
b. Điều kiện về nhân sự
c. Các điều kiện về nguồn tài chính
d. Các điều kiện về vật chất – kỹ thuật.
3. Chứng minh điều kiện về nhân sự là điều kiện quan trọng nhất phát huy
hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “cán bộ là gốc của mọi công việc,
công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu...”
- Đảng, Nhà nước khẳng định con người là nguồn lực quan trọng nhất, là
trung tâm của sự phát triển
- Con người là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực (điều kiện) khác.
- Việc sử dụng, phát triển các điều kiện (tài chính, vật chất, kỹ thuật…)
không dựa trên nền tảng phát triển cao của con người về thể chất, trình độ văn
hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và lòng nhiệt tình… thì không thể sử dụng
hợp lý được
Học viên vận dung liên hệ với thực tiễn ở cơ quan, đơn vị. Chỉ rõ thực
trạng đội ngũ cán bộ, công chức (ưu điểm, hạn chế) nhấn mạnh vai tò quan trọng
của đội ngũ cán bộ, công chức. từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức ở cơ quan đơn vị mình.
THI HẾT PHẦN
Câu 1: Đồng chí hãy nêu chức năng và phân tích vai trò của văn hóa đối
với con người?
Nêu được chức năng và phân tích được vai trò của văn hóa đối với con
người
Nêu được một trong các khái niệm sau đây:
Văn hoá là một hiện tượng xã hội, tương ứng với một phương thức sản
xuất của cải vật chất. Phương thức sản xuất thay đổi thì nền văn hoá cũng thay
đổi.
Theo Tổng giám đốc UNESCO - Pedrico Mayo, ông cho rằng văn hoá
phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống cá
nhân và cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại qua hàng bao thế kỷ, nó đã
cấu thành một hệ thống các giá trị, dựa trên đó từng dân tộc tự khảng định bản
sắc riêng của mình.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp

luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hoá.
Có thể nêu những khái niệm về văn hoá khác nhưng phải nêu được các
nội dung chủ yếu sau:
Văn hóa là tổng hợp những giá trị tinh thần và vật chất, những chuẩn mực
xã hội, do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Những giá trị đó đã trải qua hoạt động thực tiễn, được các thế hệ thừa nhận
một cách tự nguyện.
14


Những giá trị đó được vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, truyền từ đời
này sang đời khác, để phát triển,
Những giá trị đó tạo nên những đặc trưng và bản sắc của từng dân tộc.
Phân tích vai trò của văn hoá:
- Văn hoá giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng con người hướng tới
và đạt được các chuẩn mực mà xã hội thừa nhận.
Vì văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con
người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con
người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, như các chuẩn mực về: tư
tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ văn hoá.
- Văn hoá không đứng ngoài sự phát triển, nó vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo
ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung
cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn
thiện.
Văn hóa là động lực của sự phát triển, vì mọi sự phát triển đều do con
người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo

của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào
sự phát triển xã hội.
Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác
yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát
triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và
phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.
Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều
hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả
năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người
hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa,
nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo
lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.
- Văn hoá là mục tiêu hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước ta hướng
tới mục tiêu. «Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’’
Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta
xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với
việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa
được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”,
Hiện nay chúng ta đang triển khai tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến
năm 2020” gồm 6 nội dung:
1. Xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến
2. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.
15



3. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản
văn hóa; tổ dân phố văn hóa
4. Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
5. Xây dựng, công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị
trấn đạt chuẩn văn minh đô thị
6. Thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.
Câu 2: Đồng chí hãy nêu các nội dung quản lý hoạt động văn hóa của
chính quyền cơ sở? liên hệ việc quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền
của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú?
Nêu được các nội dung quản lý hoạt động văn hóa của chính quyền cơ
sở
Để đảm bảo đúng định hướng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Nội dung quản l ý hoạt động văn hóa của
chính quyền cơ sở bao gồm:
- Thực hiện xã hội hoá phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải
trí
- Điều tra đánh giá thực trạng và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của
nhân dân để có giải pháp cụ thể
- Tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền
- Phối hợp các cấp các ngành, các tổ chức, cơ quan đơn vị để xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở
- Xây dựng chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự trù kinh phí cho
việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Vận động và tổ chức quần chúng xây dựng quỹ hoặc làm kinh tế để có kinh
phí hoạt động văn hoá
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá
- Có chính sách đầu tư hợp lý về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho

hoạt động văn hoá
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch cán bộ theo hệ thống
các thiết chế văn hoá
- Liên hệ được việc quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền
của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú:
+ Nêu khái quát tình hình đặc điểm nổi bật của ở cơ quan, đơn vị nơi đang
công tác hoặc sinh sống.
Về điều kiện tự nhiên; sự phát triển kinh tế- xã hội; phong tục tập quán;
dân số; trình độ dân trí; đời sống tinh thần và vật chất của người dân.
+ Nêu thực trạng của việc quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm
quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú
Kết quả; thành tựu đạt được về việc quản lý các hoạt động văn hoá thuộc
thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú. (có số liệu
chứng minh cụ thể)
Đánh giá ưu điểm, tìm ra nguyên nhân của những thành tựu đạt được trong
công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý các hoạt động văn hoá thuộc
thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
trong công tác quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính
quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
16


+ Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền
nơi đang công tác hoặc cư trú. (2 điểm)
Nêu nội dung, nhiệm vụ, công việc và những phương pháp, biện pháp tổ
chức thực hiện.
+ Kiến nghị với địa phương
Câu 3: Đồng chí hãy cho biết: Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu

giáo dục - đào tạo trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 như thế nào?
Đặt vấn đề (có thể nêu khái niệm giáo dục - đào tạo)
Khái niệm: Giáo dục – đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức
khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân
cách lối sống và kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí
tuệ, kỹ năng, hiểu biết vào thực tiễn.
Mục tiêu của giáo dục - đào tạo từ 2011 đến 2020
- Tập trung phát triển giáo dục - đào tạo đảm bảo về chất lượng, coi trọng
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập
nghiệp.
- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, về cơ chế quản lý, cơ chế tài
chính, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo ở tất cả các bậc học,
ngành học.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường, gia đình, xã hội.
- Tập trung xây dựng 1 sồ trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn chất
lượng cao đủ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- Tích cực chuẩn bị để 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
mới.
Câu 4. Đồng chí hãy nêu nội dung quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo
của chính quyền cơ sở? liên hệ việc quản lý giáo dục - đào tạo thuộc thẩm quyền
của cấp chính quyền nơi đồng chí đang công tác hoặc sinh sống?
- Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục - đào tạo của chính
quyền cơ sở.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục.
+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục;
ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ
sở giáo dục.

+ Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà
giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in
và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng
chỉ.
+ Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất
lượng giáo dục.
+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
+ Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
17


+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo
dục.
+ Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục.
+ Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.
+ Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối
với sự nghiệp giáo dục.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
- Liên hệ được việc quản lý giáo dục - đào tạo ở cơ sở:
+ Nêu khái quát tình hình đặc điểm nổi bật của ở cơ quan, đơn vị hoặc cơ
sở nơi đang công tác hoặc sinh sống.
Về điều kiện tự nhiên; sự phát triển kinh tế- xã hội; phong tục tập quán;
dân số; trình độ dân trí; đời sống tinh thần và vật chất của người dân.
+ Nêu thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc
thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Kết quả; thành tựu đạt được về công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào

tạo thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú. (có số
liệu chứng minh cụ thể).
Đánh giá ưu điểm, tìm ra nguyên nhân của những thành tựu đạt được trong
công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc thẩm quyền của cấp chính
quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
trong công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc thẩm quyền của cấp
chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
+ Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện tốt công tác
quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi
đang công tác hoặc cư trú.
Nêu được nội dung, nhiệm vụ, công việc và những phương pháp, biện
pháp tổ chức thực hiện của công tác quản lý hoạt động giáo dục - đào tạo thuộc
thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
+ Kiến nghị với cơ sở, địa phương
Câu 5: Đồng chí hãy phân tích quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu
nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân?
Khái niệm tiếp công dân
Tiếp công dân là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc giải
quyết những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân
Quyền của công dân đến khiếu nai, tố cáo
- Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo
- Được kiến nghị, phản ánh những vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo
- Được cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có
nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung
- Được yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình
- Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái cản trở phiền hà sách

nhiễu của người tiếp công dân
18


Nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại tố cáo
- Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân, thực hiện
theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân
- Trình bày trung thực sự việc cung cấp tài liệu liên quan và ký xác nhận
những nội dung đã trình bày
- Nghiêm cấm lợi dụng khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người
khác
- Nghiêm cấm hành vi vi phạm đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm
thẩm quyền
Câu 6: Đồng chí hãy phân tích các điều kiện tiến hành hoạt động quản lý
nhà nước của chính quyền cơ sở? Hãy chứng minh điều kiện về nhân sự là điều
kiện quan trọng nhất phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
của chính quyền cơ sở ?
Nêu vấn đề (có thể trình bày khái niệm quản lý nhà nước; khái niệm quản
lý hành chính nhà nước hoặc cách đặt vấn đề khác...)
Phân tích các điều kiện tiến hành hoạt động quản lý nhà nước của chính
quyền cơ sở
a. Các điều kiện về thể chế Hành chính.
b. Điều kiện về nhân sự
c. Các điều kiện về nguồn tài chính
d. Các điiều kiện về vật chất – kỹ thuật.
Chứng minh điều kiện về nhân sự là điều kiện quan trọng nhất phát huy
hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “cán bộ là gốc của mọi công việc,
công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu...”
- Đảng, Nhà nước khẳng định con người là nguồn lực quan trọng nhất, là

trung tâm của sự phát triển
- Con người là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực (điều kiện) khác.
- Việc sử dụng, phát triển các điều kiện (tài chính, vật chất, kỹ thuật…)
không dựa trên nền tảng phát triển cao của con người về thể chất, trình độ văn
hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và lòng nhiệt tình… thì không thể sử dụng
hợp lý được.
Vận dung liên hệ với thực tiễn ở cơ quan, đơn vị. Chỉ rõ thực trạng đội ngũ
cán bộ, công chức (ưu điểm, hạn chế) nhấn mạnh vai tò quan trọng của đội ngũ
cán bộ, công chức. từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức ở cơ quan đơn vị mình
Câu 7: Đồng chí hãy phân biệt 3 loại văn bản sau: văn bản quy phạm pháp
luật, văn bản hành chính cá biệt, văn bản hành chính thông thường.
- Nêu khái niệm VBQPPL, VBHCCB, VBHCTT. (1 điểm)
+ VBQPPL: Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban
hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này
hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,
được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
+ VBHCCB: Là loại văn bản có hình thức giống như một số văn bản quy
phạm pháp luật, nhưng chỉ chứa đựng quy tắc xử sự riêng, giải quyết những vấn
19


đề về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong áp dụng pháp luật
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ VBHCTT: Là loại văn bản mang tính thông tin, điều hành giải quyết
những công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch trao đổi công việc của cơ
quan, tổ chức.
Phân biệt VBQPPL, VBHCCB, VBHCTT (4 điểm)

Tiêu chí
VBQPPL
VBHCCB
VBHCTT
Chủ thể
Cơ quan nhà nước có thẩm Các cán bộ, công chức Tất các cán bộ, công
quyền.
nhà nước có thẩm chức, viên chức đều có
(quy định tại luật ban hành quyền quản lý và một thể được tham gia ban
văn bản quy phạm pháp luật số cán bộ công chức hành để thực hiện
2008)
được giao thẩm quyền nhiệm vụ được giao.
theo quy định của
pháp luật.
Nội dung

Chứa đựng các quy tắc xử sự Chứa đựng các quy tắc Chưa đựng các thông
chung.
xử sự cụ thể.
tin.

Đối tượng

Áp dụng với mọi đối tượng Áp dụng cho một hoặc Áp dụng đối với các đố
khi tham gia vào quan hệ do một nhóm đối tượng tượng trong phạm v
văn bản điều chỉnh.
xác định trong trường thông tin của văn bản.
hợp cụ thể.

Phạm vi


Có phạm vi rất rộng: quốc
gia, địa phương hoặc một
ngành, lĩnh vực nhất định.
Số lần áp Được áp dụng nhiều lần
dụng
trong thực tiễn cuộc sống.
Tính
Có tính cưỡng chế bắt buộc
cưỡng chế chung

Có phạm vi hẹp: Một Áp dụng đối với một cá
cá nhân, tổ chức, một nhân, cơ quan, tổ chức.
lĩnh vực, nhất định.
Được áp dụng một lần Được áp dụng một hoặc
nhiều lần.
Có tính cưỡng chế, bắt Không có tính cưỡng
buộc trực tiếp.
chế bắt buộc.

Câu 8. Đồng chí hãy cho biết quy trình soạn thảo văn bản quản lý nhà
nước? Liên hệ thực tế tại cơ quan, đơn vị nơi đồng chí cồng tác về quy trình trên
- Nêu quy trình soạn thảo văn bản quản lý nhà nước
+ Bước1. Soạn thảo.
+ Bước 2. Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo.
+ Bước 3. Thẩm định, kiểm tra dự thảo.
+ Bước 4. Xem xét, thông qua.
+ Bước 5. Công bố.
+ Bước 6. Gửi và lưu trữ văn bản.
- Liên hệ

+ Nêu thực trạng soạn thảo văn bản quản lý nhà nước. ( Nêu ưu điểm,
nhược điểm
+ Giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
+ Kiến nghị để nâng cao hiệu quả soạn thảo văn bản quản lý nhà nước.
20


1.

2.
a.

b.

c.

d.

Câu hỏi 9: Đồng chí hãy phân tích các điều kiện tiến hành hoạt động quản
lý nhà nước của chính quyền cơ sở ? Bằng lý luận và thực tiễn hãy chính minh
điều kiện về nhân sự là điều kiện quan trọng nhất phát huy hiệu lực và hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở ?
Khái niện quản lý Hành chính nhà nước
Quản lý HC nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
nhà nước đối với các quá trình XH và hành vi hoạt động của công dân do các cơ
quan trong bộ máy Hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ XH, duy
trì trật tự an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của các công dân.
Các điều kiện tiến hành hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ
sở.

Các điều kiện về thể chế Hành chính.
Thể chế Hành chính là hệ thống các quy định xác lập hành lang pháp lý cho việc
tổ chức và hoạt động của bộ máy Hành chính, đây là cơ sở pháp lý để tiến hành
các hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở. Thể chế HC có rõ ràng , chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn không bị chồng chéo , nhân sự cho bộ máy được đảm
bảo về số lượng và chất lượng cũng như các hoạt động được chuẩn hóa. Điều đó
sẽ đem lại hiệu lực , hiệu quả cho bộ máy chính quyền.
Điều kiện về nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng của bất kỳ tổ chức nào. Mọi hoạt động của
tổ chức có đạt tới hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào năng
lực , phẩm chất và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân sự. Để đảm bảo hiệu lực
và hiệu quả hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở nói chung , Uỷ Ban Nhân
Dân Xã nói riêng cần phải đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Các điều kiện về nguồn tài chính
Nguồn tài chính công vừa là nguồn lực để giúp nhà nước thực hiện các chức
năng của mình , vừa là công cụ quan trọng giúp nhà nước định hướng cho xã hội
phát triển theo đúng định hướng của nhà nước. Ngân sách xã là một bộ phận cấu
thành của hệ thống ngân sách nhà nước. Bảo đảm nguồn thu, chi theo quy định ,
đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý sử dụng ngân sách là 1 trong những điều
kiện cơ bản để tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
Các điiều kiện về vật chất – kỹ thuật.
Để tiến hành hoạt động quản lý xã hội, các cơ quan nhà nước nói chung và
chính quyền cơ sở nói riêng cần được đảm bảo các trang thiết bị vật chất – kỹ
thuật. Các điều kiện vật chất cho hoạt động của chính quyền cấp xã gồm công sở
( trụ sở làm việc của bộ máy chính quyền xã ), công sản (trang thiết bị máy móc
– kỹ thuật , văn phòng phẩm…). Bảo đảm chính quyền cấp xã có trụ sở và
phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý là 1 trong những nội
dung chủ yếu của chương trình cải cách HC giai đoạn 2010 – 2020.
3. Chứng minh điều kiện về nhân sự là điều kiện quan trọng nhất phát huy
hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở

- Đảng, Nhà nước khẳng định con người là nguồn lực quan trọng nhất, là trung
tâm của sự phát triển
- Con người là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng hiệu quả các nguồn lực
(điều kiện) khác.
- Việc sử dụng, phát triển các điều kiện (tài chính, vật chất, kỹ thuật…) không
dựa trên nền tảng phát triển cao của con người về thể chất, trình độ văn hóa, kỹ
21


thuật, kinh nghiệm quản lý và lòng nhiệt tình… thì không thể sử dụng hợp lý
được.

THI TỐT NGHIỆP
Câu 1: Đồng chí hiểu thế nào về văn hoá, phân tích vai trò của văn hóa đối
với con người?
- Nêu được một trong các khái niệm sau đây:
Văn hoá là một hiện tượng xã hội, tương ứng với một phương thức sản
xuất của cải vật chất. Phương thức sản xuất thay đổi thì nền văn hoá cũng thay
đổi.
Theo Tổng giám đốc UNESCO - Pedrico Mayo, ông cho rằng văn hoá
phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống cá
nhân và cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại qua hàng bao thế kỷ, nó đã
cấu thành một hệ thống các giá trị, dựa trên đó từng dân tộc tự khảng định bản
sắc riêng của mình.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hoá.
Có thể nêu những khái niệm về văn hoá khác nhưng phải nêu được các

nội dung chủ yếu sau:
Văn hóa là tổng hợp những giá trị tinh thần và vật chất, những chuẩn mực
xã hội, do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Những giá trị đó đã trải qua hoạt động thực tiễn, được các thế hệ thừa nhận
một cách tự nguyện.
Những giá trị đó được vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, truyền từ đời
này sang đời khác, để phát triển,
Những giá trị đó tạo nên những đặc trưng và bản sắc của từng dân tộc.
- Nêu được nội hàm văn hoá
+ Tư tưởng, đạo đức, lối sống
+ Di sản văn hoá
+ Giáo dục-đào tạo
+ Khoa học và công nghệ
+ Văn học nghệ thuật
+ Thông tin đại chúng
+ Giao lưu văn hoá thế giới
+ Thể chế văn hoá và thiết chế văn hoá
Phân tích vai trò của văn hoá:
- Văn hoá giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng con người hướng tới
và đạt được các chuẩn mực mà xã hội thừa nhận.
Vì văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con
người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con
22


người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, như các chuẩn mực về: tư
tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ văn hoá.
- Văn hoá không đứng ngoài sự phát triển, nó vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo

ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung
cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn
thiện.
Văn hóa là động lực của sự phát triển, vì mọi sự phát triển đều do con
người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo
của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào
sự phát triển xã hội.
Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác
yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát
triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và
phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.
Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều
hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả
năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người
hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa,
nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo
lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.
- Văn hoá là mục tiêu hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước ta hướng
tới mục tiêu. «Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’’
Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta
xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với
việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa
được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”,
Hiện nay chúng ta đang triển khai tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến

năm 2020” gồm 6 nội dung:
1. Xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến.
2. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.
3. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản
văn hóa; tổ dân phố văn hóa
4. Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
5. Xây dựng, công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị
trấn đạt chuẩn văn minh đô thị
6. Thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.
23


Câu 2: Đồng chí hãy trình bày và liên hệ việc vận dụng các phương thức
quản lý các hoạt động văn hoá của chính quyền cơ sở nơi đang công tác hoặc
sinh sống?
- Trình bày được các phương thức quản lý các hoạt động văn hoá của
chính quyền cơ sở:
+ Quản lý bằng pháp luật.
Là phương thức quan trọng nhất, là công cụ đắc lực cho các hoạt động văn
hoá theo đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Nhà nước ban hành đầy đủ các chính sách, pháp luật liên quan đến văn
hoá để quản lý các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
Ở cơ sở bên cạnh việc tổ chức triển khai thực hiện các Luật di sản văn
hoá, Luật du lịch, các Nghị định của Chính phủ nghị định của chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin.
+ Quản lý văn hoá bằng chính sách.
Chính sách văn hoá là sự thể chế hoá quan điểm của Đảng và phương
hướng phát triển văn hoá của Nhà nước bằng những việc làm cụ thể tác động lên

các nhóm đối tượng xã hội
Trong thời đại ngày nay cần phải quan tâm đến chính sách kinh tế với văn
hoá và ngược lại văn hoá với kinh tế. Đây là vấn đề mới, khó làm nên phải thận
trọng
+ Quản lý văn hoá bằng đầu tư.
Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển. Cần xác định đầu tư cho văn
hoá không có nghĩa là đầu tư cho các cơ quan hoạt động của ngành văn hoá
Xây dựng và phát triển văn hoá là nhiệm vụ chung vì vậy việc đầu tư phải
được các ngành,các cấp, các địa phương quan tâm
Cần tập trung đầu tư ngân sách cho hoạt động văn hoá ở vùng sâu, vùng
xa, vùng nông thôn, biên giới, hải đảo. Đầu tư cho nghiên cứu văn hoá nghệ
thuật, đào tạo tài năng, bảo vệ công trình văn hoá, kiến trúc, lịch sử
+ Quản lý bằng biện pháp tuyên truyền, giáo dục văn hoá.
Giáo dục văn hoá nhằm nâng cao nhận thức văn hoá cho mọi người để có
trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
Tuyên truyền thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
ĐSVH ở khu dân cư, thực hiện tốt chỉ thị 27 của Ban Bí thư Trung ương về việc
cưới, tang, lễ hội.
+ Quản lý bằng kiểm tra giám sát.
Tăng cường kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động văn hoá
Đào tạo cán bộ kiểm tra có trình độ chuyên môn, có bản lĩnh
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho hoạt động kiểm tra
Tư tưởng của hoạt động kiểm tra là lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính
- Liên hệ được việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt động
văn hoá của chính quyền cơ sở tại địa phương, đơn vị
+ Nêu khái quát tình hình đặc điểm nổi bật của ở cơ quan, đơn vị nơi đang
công tác hoặc sinh sống.
Về điều kiện tự nhiên; sự phát triển kinh tế- xã hội; phong tục tập quán;
dân số; trình độ dân trí; đời sống tinh thần và vật chất của người dân.
+ Nêu thực trạng của việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt

động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư
trú
24


Kết quả; thành tựu đạt được về việc việc vận dụng các phương thức quản
lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công
tác hoặc cư trú. (có số liệu chứng minh cụ thể)
Đánh giá ưu điểm, tìm ra nguyên nhân của những thành tựu đạt được trong
công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc vận dụng các phương thức quản lý các
hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác
hoặc cư trú.
Những mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
trong việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm
quyền của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
+ Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả
việc vận dụng các phương thức quản lý các hoạt động văn hoá thuộc thẩm quyền
của cấp chính quyền nơi đang công tác hoặc cư trú.
Nêu nội dung, nhiệm vụ, công việc và những phương pháp, biện pháp tổ
chức thực hiện.
+ Kiến nghị với địa phương
Câu 3 ( 3 điểm)
Đồng chí hiểu thế nào về giáo dục - đào tạo? trình bày các phương thức
quản lý các hoạt động giáo dục- đào tạo của chính quyền cơ sở?
- Nêu được khái niệm giáo dục - đào tạo và tóm tắt vai trò của giáo dục
đào tạo
Giáo dục – đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỹ
thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách lối sống và
kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, kỹ năng, hiểu
biết vào thực tiễn.

Nghị quyết TW2-khoá VIII của Đảng chỉ rõ ‘‘Giáo dục - đào tạo là quốc
sách hàng đầu’’
Giáo dục đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con
người, tạo cơ sở nền tảng cho tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động trong
thực tế.
Là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người; tạo ra nguồn
nhân lực chất lượng cao, có dạo đức, tri thức và năng lực kỹ năng lao động cao.
Ngày nay giáo dục - đào tạo được coi là chìa khoá của sự phát triển, tăng
trưởng nhanh và bền vững.
Giáo dục - đào tạo của Việt Nam là trung thành với hệ tư tưởng của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc.
- Phân tích được các phương thức quản lý các hoạt động giáo dục- đào
tạo của chính quyền cơ sở
+ Quản lý bằng pháp luật
Là phương thức quan trọng nhất, là công cụ đắc lực cho các hoạt động
giáo dục và đào tạo theo đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật liên quan đến giáo dục, đào
tạo để quản lý các hoạt động trong lĩnh vực gioá dục và đào tạo.
Ở cơ sở bên cạnh việc tổ chức triển khai thực hiện các Luật giáo dục 2005 ; Luật dạy nghề - 2006 ; Luật giáo dục đại học -2012; Nghị định số:
40/2011/NĐ-CP, ngày 08 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của
25


×