Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo thực tập khách sạn mường thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.1 KB, 15 trang )

Mục Lục
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH.....2
1.1.

Qúa trình hình thành và phát triền khách sạn Mường Thanh :...............................2

1.2.

Cơ cấu tổ chức khách sạn Mường Thanh :............................................................2

1.3. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường của Khách sạn Mường Thanh......................5
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. . .8
2.1. Thị trường khách của khách sạn Mường Thanh........................................................8
2.2. Về tình hình lao động, tiền lương.............................................................................8
2.3. Tình hình vốn kinh doanh khách sạn Mường Thanh - Hà Nội.................................9
2.4. Tình hình kết quả kinh doanh khách sạn Mường Thanh - Hà Nội.........................10

1


CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KHÁCH SẠN
MƯỜNG THANH
1.1. Qúa trình hình thành và phát triền khách sạn Mường Thanh :
Khách sạn Mường Thanh là một chi nhánh của Doanh nghiệp tư nhân số 1 có đầy đủ tư
cách pháp nhân. Trụ sở chính là Khách sạn Mường Thanh Điện Biên - Thành phố Điện
Biên.
Khách sạn Mường Thanh được xây dựng trên diện tích 3400m 2 tại vị trí cửa ngõ phía
Nam trong khu vực vành đai 3 của thủ đô Hà Nội, thuộc khu đô thị mới Bắc Linh Đàm.
Với lối kiến trúc hiện đại kết hợp kiểu dáng mang đậm bản sắc dân tộc, truyền thống Việt
Nam. Có không gian thoáng mát được bao quanh bởi khu quần thể các khu công viên,
quang cảnh rộng rãi là nơi có được tiềm năng du lịch sinh thái quý hiếm của thủ đô Hà


Nội.
Khách sạn Mường Thanh được cấp hạng là khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao. Gồm 43
phòng.
1.2. Cơ cấu tổ chức khách sạn Mường Thanh :
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của khách sạn Giám đốc khách sạn đã tổ chức bộ máy
hoạt động như sau:
* Cơ cấu tổ chức của Khách Sạn Mường Thanh.

2


Giám Đốc

Phó giám đốc

Kế toán

Bộ phận
Lễ tân

Bộ phận
Buồng

Bộ phận
Bếp

Bộ phận
bàn

Tổ kỹ

thuật

Tổ bảo vệ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại Khách sạn
Mường Thanh.
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Giám đốc: là người trực tiếp quản lý, điều hành và chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh
doanh diễn ra hằng ngày qua báo cáo nhanh của từng bộ phận, từng tổ để xử lý thông tin.
Đồng thời Giám đốc là người chịu trách nhiệm và có quyền quyết định đối với mọi hoạt
động kinh doanh khách sạn trước pháp luật.
- Phó giám đốc: phụ trách nội chính và kinh doanh, tham gia xây dựng phương
hướng, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh doanh, đề xuất và tham mưu các phương án
kinh doanh để đạt hiệu quả cao
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý vốn, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của
khách sạn. Tổ chức công tác thống kê và hạch toán, thanh toán các khoản với khách hàng,
nộp thuế cho nhà nước và trả lãi cho ngân hàng đầy đủ và kịp thời.
- Bộ phận lễ tân: Có nhiệm vụ thay mặt giám đốc đón tiếp khách và làm thủ tục cho
khách nghỉ tại khách sạn và điều phối các phòng cho thuê, giữ đồ cho khách, thanh toán
và cùng với bộ phận phòng kiểm tra đồ đạc trong phòng trước khi khách đi. Nếu khách có
3


yêu cầu về các dịch vụ thì bộ phận lễ tân sẽ kết hợp với các bộ phận khác để phục vụ
khách trong quá trình khách nghỉ tại khách sạn.
- Bộ phận buồng: Có nhiệm vụ giao hoặc trả phòng mỗi khi khách thuê hoặc trả
phòng, đảm bảo vệ sinh trong phòng của khách cũng như đảm bảo vệ sinh tại khách sạn.
Giặt quần áo, đồ vải bẩn của khách nếu (có yêu cầu) và trả lại quần áo sạch cho khách.
- Bộ phận bếp: Có nhiệm vụ chế biến các món ăn đáp ứng mọi nhu cầu ăn uống của
khách hàng. Các nhân viên cần có kiến thức về vệ sinh, an toàn thực phẩm, am hiểu quy

trình kỹ thuật chế biến các món ăn, đồ uống và có tinh thần đoàn kết hợp tác.
- Bộ phận bàn: Là những người lao động phục vụ ở bộ phận bàn và có nhiệm vụ
đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách trong nhà hàng khách sạn.
- Tổ kỹ thuật: Có nhiệm vụ đảm bảo cho hệ thống điện, nước trong khách sạn hoạt
động bình thường. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhằm hạn chế những
sự cố.
- Tổ bảo vệ: Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho an ninh chung của khách
sạn, đặc biệt là tài sản của khách và khách sạn.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Mường Thanh.
- Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Khách sạn được xây cao 4 tầng và được phân bổ phòng như sau:
+ Tầng trệt là khu lễ tân và đại sảnh.
+ Tầng 1 có 20 phòng
+ Tầng 2 có 10 phòng
+ Tầng 3 có 13 phòng
Toà nhà được thiết kế với công năng kinh doanh phòng nghỉ, các phòng khách được
đánh số thứ tự và được bố trí trên cửa phòng tạo điều kiện thuận lợi cho khách dễ dàng nhận
ra các số phòng khách sạn đã đăng ký.
Hệ thống báo cháy tự động có gắn bộ cảm biến. Khi có cháy xảy ra thì bộ cảm biến
nhiệt sẽ tự động báo cháy về trung tâm và sẽ phát ra tiếng kêu.Tất cả các phòng khách đều
được bố trí phù hợp và có thể làm hài lòng những vị khách khó tính nhất. Các cửa sổ
phòng khách đều được làm bằng kính chống nhiệt, có rèm kéo che kín khi cần thiết. Các
cửa sổ và ban công phòng khách đều nhìn ra được quang cảnh khuôn viên bên ngoài tiện
cho khách được ngắm cảnh từ trên cao.
Khách sạn có cổng chính và cổng phụ. Cổng chính chỉ dành riêng cho khách du lịch
vào khách sạn, cổng phụ dành cho nhân viên được bố trí hợp lý tạo không gian thoáng
mát và đẹp.
4



Do khách sạn nằm cạnh khu chung cư Bắc Linh Đàm nên có tường rào bao quanh.
Khách sạn có hệ thống đèn chiếu sáng để đảm bảo an ninh cho khu vực khách sạn. Bảo vệ
được bố trí ở phí trước và phía sau khách sạn giúp cho lực lượng bảo vệ khách sạn có thể
quan sát được tất cả các khu vực trong khách sạn.
- Đặc điểm trang thiết bị trong khách sạn
Khách sạn Mường Thanh có các trang thiết bị đồ dùng chủ yếu là hàng liên doanh
chất lượng cao.
Các phòng được bố trí đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn hạng 2 sao. Các
tiện nghi trong phòng bao gồm:
+ Điện thoại
+ Ti vi
+ Điều hoà nhiệt độ
+ Két an toàn bảo vệ tài sản cá nhân
+ Bồn tắm, vòi hoa sen và hệ thống nóng lạnh
+ Bàn uống trà
+ Bàn làm việc
+ Tủ gương để quần áo
Các trang thiết bị được bố trí hợp lý tạo cho khách cảm giác ấm cúng như ở nhà
mình.
Là một khách sạn 2 sao, khách sạn Mường Thanh Hà Nội có đủ các dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu của khách.
+ Dịch vụ ăn uống với các món ăn Âu - á và các món ăn mang bản sắc dân tộc của
miền Tây Bắc.
+ Dịch vụ vui chơi giải trí: Karaoke, bơi lội
+ Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: Xông hơi, Massage
+ Dịch vụ du lịch lữ hành trong nước, đặc biệt tổ chức các Tour đi thăm và tìm hiểu
khám phá bản sắc dân tộc, di tích lịch sử và du lịch sinh thái vùng Tây Bắc.
+ Dịch vụ bán hàng lưu niệm.
1.3. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường của Khách sạn Mường Thanh.
- Dịch vụ lưu trú:

Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành khách sạn du lịch, hoạt động chính của
khách sạn là kinh doanh lưu trú. Đối tượng khách hàng chủ yếu của khách sạn là khách
Trung Quốc và khách Việt Nam từ các tỉnh đến. Khách sạn có 43 phòng đạt tiêu chuẩn 2
5


sao trang trí theo phong cách hiện đại. Công suất sử dụng phòng đạt mức 80% có khi tăng
lên 100%. Dịch vụ lưu trú là nguồn thu chính của khách sạn, năm 2003 doanh thu từ dịch
vụ này là 1,5 tỉ đồng, chiếm 49,50% So với tổng doanh thu.
Trong quá trình đi vào hoạt động đến nay, khách sạn đã không ngừng xây dựng cải
tạo và nâng cấp buồng, các tiện nghi trong phòng cũng như chất lượng phục vụ đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
- Dịch vụ ăn uống
Kinh doanh ăn uống là loại hình kinh doanh không thể thiếu với bất kỳ khách sạn
nào. Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống tạo nên sản phẩm cốt lõi của khách sạn. Tại
khách sạn Mường Thanh hoạt động kinh doanh ăn uống rất được chú trọng, sản phẩm ăn
uống không chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn được khách vãng lai rất ưu
thích, vì vậy khách sạn đã mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách ký hợp đồng đặt tiệc
cưới, tiệc hội nghị…Có được kết quả trên là do khách sạn đã tạo ra sự khác biệt từ sự độc
đáo về sản phẩm ăn uống đến phong cách phục vụ, có ưu thế về không gian thoáng mát và
đặc biệt là giá cả hợp lý chính vì thế nó đã đem lại doanh thu cao trong lĩnh vực này cụ
thể năm 2003 đạt 970 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,01%.
- Dịch vụ thuê văn phòng, hội trường và các dịch vụ khác.
Hiện tại khách sạn đang có 2 Công ty nước ngoài thuê với diện tích khoảng 1000m 2
để làm văn phòng giao dịch. Doanh thu từ dịch vụ này năm 2003 là 560 triệu đồng.Chiếm
khoảng 18,48% so với tổng doanh thu của khách sạn. Bên cạnh đó khách sạn còn có 1
Hội trường rộng rất thuận tiện cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đám cưới … thiết bị
trong hội trường rất hiện đại từ bàn họp đến hệ thống ánh sáng, hệ thống âm thanh đều
được bố trí hợp lý. Thường thì dịch vụ cho thuê hội trường diễn ra quanh năm nhưng
đông nhất vẫn là mùa thu vì đây là mùa cưới và vào dịp cuối năm nhiều Công ty thuê hội

trường để tổ chức hội nghị khách hàng hay liên hoan cuối năm.
Khách sạn thường có các tour du lịch tới các khu vực miền Tây Bắc như: Hoà Bình,
Điện Biên, Sơn La … chủ yếu là cho khách nước ngoài với giá cả phải chăng.
Ngoài các lĩnh vực kinh doanh trên khách sạn còn có hệ thống cung cấp các dịch vụ
bổ sung để đáp ứng nhu cầu của khách nghỉ và khách vãng lai như: dịch vụ giặt là, dịch
vụ Massage, điện thoại… Đây là những loại dịch vụ không thể thiếu đối với mỗi khách
sạn. Nhận thức được vấn đề này khách sạn đã và đang từng bước triển khai các biện pháp
nhằm hoàn thiện hơn các loại hình phát triển kinh doanh. Hơn thế nữa do nhu cầu ngày
càng cao của du khách mà khách sạn đã bổ xung các dịch vụ khác như: dịch vụ thuê xe
và dịch vụ vận chuyển khách du lịch.
6


Trong nền kinh tế thị trường mức độ cạnh tranh ngày càng cao, để có thể tồn tại và
phát triển được thì doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch luôn phải chú ý đến 3 vấn
đề mấu chốt sau:
- Sự khác biệt hoá: đây là một khó khăn chung của tất cả các khách sạn bởi xuất phát
từ tính vô hình của dịch vụ, khó đăng ký bản quyền và rất dễ bị bắt chước. Hiện nay, giải
pháp cho phép doanh nghiệp dịch vụ phân biệt hình ảnh và cung cấp dịch vụ của mình là
phải liên tục thay đổi, đổi mới các dịch vụ cung ứng và đăng ký thương hiệu, tuy nhiên
với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch thì đó là vấn đề tương đối khó khăn. Nhận
thức được vấn đề này khách sạn Mường Thanh thường xuyên đổi mới, cung ứng các sản
phẩm độc đáo gây ấn tượng đẹp về hình ảnh của khách sạn. Chính vì thế mà khách sạn
luôn được đón nhận sự cảm tình của du khách trong và ngoài nước.
- Chất lượng: chất lượng là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu trong điều
kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn với sản
phẩm dịch vụ thì việc đảm bảo cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt là điều kiện vô cùng
quan trọng, do vậy mà phương châm hoạt động của khách sạn Mường Thanh là “ Chất
lượng là sự sống còn của Doanh nghiệp”. Được những thành công trong kinh doanh
khách sạn có thể được đặc trưng qua một số điểm sau:

+ Một triết lý chất lượng đã ăn sâu từ lâu
+ Quy định về chất lượng rất chặt chẽ
+ Luôn theo dõi thường xuyên các kết quả hoạt động kinh doanh
+ Hệ thống ghi nhận và xử lý mọi thắc mắc, khiếu nại, phàn nàn của khách
hàng.
+ Thoả mãn đồng thời nhân viên và khách hàng.
Như vậy chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định để lôi kéo khách hàng đến với
khách sạn, đó là một phần quan trọng để khách hàng có thể hài lòng và có ấn tượng tốt
đẹp về khách sạn nhưng để có trọn vẹn được thành công thì khách sạn phải thoả mãn cả
nhân viên trong khách sạn thông qua chế độ lương thưởng hợp lý. Các quy định chặt chẽ
về chất lượng dịch vụ được đưa ra, một bộ phận chuyên môn phụ trách việc kiểm tra chất
lượng công việc, thưởng phạt công minh, thường xuyên phối hợp với các khách sạn khác
để tập huấn bồi dưỡng nâng cao tay nghề…điều đó có hiệu quả rất lớn trong việc đảm bảo
chất lượng tại khách sạn Mường Thanh.

7


CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1. Thị trường khách của khách sạn Mường Thanh
* Thị trường khách hàng hiện tại của khách sạn Mường Thanh.
Với rất nhiều hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng, khách sạn phục vụ nhiều
đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng nhìn chung khách hàng chủ yếu thuộc tầng lớp trí
thức, có nghề nghiệp ổn định và có thu nhập cao. Mục đích chuyến đi của họ chủ yếu là
công tác, kinh doanh kết hợp với du lịch, có những khách chủ yếu là về thăm lại quê
hương. Chi tiêu của họ được sử dụng nhiều cho lưu trú, ăn uống, vận chuyển, thông tin
liên lạc, hội thảo, hội nghị. Họ thường sử dụng các dịch vụ trong khách sạn, yêu cầu của
họ không quá cao, họ là những khách hàng trung thành.
Khách quốc tế đến với khách sạn Mường Thanh chủ yếu là khách Trung Quốc và

khách Việt Kiều. Có thể nói từ khi thành lập đến nay đây chính là thị trường truyền thống
của khách sạn.
Ngoài ra khách sạn Mường Thanh còn cung cấp với số lượng khá lớn các dịch vụ
như hội thảo, tiệc cưới, du lịch lữ hành, vận chuyển cho thị trường khách Hà Nội vì các
doanh nghiệp tổ chức, đoàn thể hay các gia đình trên địa bàn có nhu cầu cao về dịch vụ bổ
sung của khách sạn.
Thị trường khách Hà Nội là một thị trường có tiềm năng mặc dù khách sạn luôn gặp
phải sự cạnh tranh gay gắt của một số khách sạn, nhà nghỉ xung quanh… Nhưng với uy
tín và truyền thống kết hợp với chất lượng, giá cả hợp lý khách sạn Mường Thanh đã
góp phần phục vụ được nhu cầu của khách Thủ Đô.
2.2. Về tình hình lao động, tiền lương.
Hiện tại khách sạn Mường Thanh có 33 người và được cơ cấu lao đồng phân bổ
như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại khách sạn Mường Thanh.
ST
T
1
2
3

Chỉ tiêu
Tổng lao động
Tổng doanh thu
Lao động gián tiếp
Giám đốc, P. giám đốc

Năm
2015

ĐVT

Người
Tr.đ
Người
Người

31
2,365
3
2
8

Năm
2016
33
3,030
3
2

So sánh
2016/2015
CL
TT(%)
2 106,45
665
28,11


Kế toán
Lao động trực tiếp
Lễ tân

Bàn bar
Bếp
Buồng (Phòng + Giặt là)
Bảo vệ
Tổ kỹ thuật
Tổng Quỹ lương
Thu nhập Bình Quân

Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
1000Đ

1
1
4
28
30
2 107,14
3
3
5
6
1
20

5
5
8
9
1
5
5
2
2
5
2790,000 3130,500 34,500
12,36
6
1.800,00 1.900,00
1000Đ
100,000
12,5
0
0
(Nguồn: khách sạn Mường Thanh - Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động tương đối ổn định, chỉ có một số sự thay
đổi trong cơ cấu lao động đó là khách sạn tăng thêm hai lao động trực tiếp. Điều này
chứng tỏ khách sạn đang chú trọng vào việc phát triển các dịch vụ, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì bên cạnh đó khách sạn
còn tăng tiền lương bình quân cho nhân viên cụ thể. Năm 2015 lương bình quân nhân
viên là 1.800.000Đ/Tháng. Đến năm 2016 thì mức lương bình quân là 1.900.000 Đ/Tháng.
Đây có thể coi là mức thu nhập tương đối ổn định và khá cao so với mức thu nhập của
một số ngành dịch vụ khác. Lương cao, thu nhập ổn định không những thế ban giám đốc
luôn quan tâm đến đời sống tinh thần cho nhân viên trong khách sạn. Sau giờ làm việc
nhân viên còn có các sân chơi hoạt động thể dục thể thao như cầu lông, bóng bàn. Hàng

năm vào các dịp lễ như: Mùng 2 tháng 9, kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô(10/10) hay
ngày quốc tế lao động 1-5. Khách sạn thường tổ chức các cuộc thi thể thao giữa các tổ.
Chính vì thế nó tạo động lực về vật chất và tinh thần cho nên họ làm việc hăng say hơn
trong công việc và gắn bó với khách sạn hơn.
2.3. Tình hình vốn kinh doanh khách sạn Mường Thanh - Hà Nội

Chỉ tiêu

2015

2016

Tổng số vốn

4.410.697.200

5.172.251.100

+ Vốn cố định

3.500.000.000

4.100.000.000

910.697.200

4.072.251.100

+ Vốn lao động


9


% Lợi nhuận/vốn

13,74%

8,55%

% doanh thu /vốn

146,50%

72,09%

761.553.900đ trong đó vốn CĐ tăng 600 triệu, vốn lưu động tăng 161.553.900đ. Sự
đầu tư theo chiều sâu đã có kết quả đáng khích lệ. Thể hiện tỉ suất lợi nhuận/vốn 6 tháng
đã đạt 8,53%. Ước tính cả năm đạt 20% tăng so với năm 2015 là 6,26%. Doanh thu trên
vốn không tăng nhiều do tốc độ tăng của vốn nhanh hơn doanh thu, đồng thời do giá
giảm. Tuy nhiên tỉ suất lợi nhuận tăng cho thấy việc sử dụng vốn đạt hiệu quả tốt về chiều
sâu.
Phân tích nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.

Chỉ tiêu

2015

2016

So sánh


Vốn DN

3.800.000.000

4.600.000.000

121,05%

+ Vốn tự có

2.800.000.000

3.100.000.000

110,71%

+ Vốn tài trợ

1.000.000.000

1.3500.000.000

150,00%

Vốn vay NH

300.000.000

280.000.000


84%

Vốn chiếm dụng

310.697.200

292.251.000

94,06%

Tiếp tục đầu tư, nguồn vốn doanh nghiệp tăng đáng kể do tự rút từ lợi nhuận ra và
do Công ty Du lịch Hà Nội bổ sung. Bên cạnh đó, khách sạn đã trả được một số khoản
vay và nợ tiền hàng của các doanh nghiệp khác. Rõ ràng, khách sạn đã và đang kinh
doanh có hiệu quả khá với cơ cấu vốn hợp lý.
2.4. Tình hình kết quả kinh doanh khách sạn Mường Thanh - Hà Nội
Bảng 2.2: Kết qủa hoạt động kinh doanh của khách sạn
Chỉ tiêu
1.Tổng doanh thu(triệu đồng)
Doanh thu lưu trú
Tỷ trọng(%)
Doanh thu ăn uống
Tỷ trọng(%)
Doanh thu dịch vụ khác
Tỷ trọng(%)
2. Tổng chi phí

Thực hiện Thực hiện So sánh năm 2016/2015
năm 2015 năm 2016 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
2,365

3,030
665
28,11
1,150
1,500
350
30,43
48,62
49,50
0,87
780
970
190
24,35
32,98
32,01
-0,97
435
560
125
28,73
18,39
18,48
0.09
1,530
1,950
420
27,45
10



3.Tỷ suất chi phí(%)
4.Tổng thuế
5.Lợi nhuận
6.Tỷ suất lợi nhuận
7. Tổng số lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
8. Tổng quỹ lương

64,69
64,35
-0,34
236,5
303
66,5
28,11
598,5
777
178,5
25,30
25,64
0,34
31
33
2
28
30
2
07,14

3
3
0
279,000
313,500
34,500
12,36
(Nguồn kế toán khách sạn Mường Thanh)
Qua bảng kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Mường Thanh trong
2 năm 2015-2016 ta thấy tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước cụ thể năm 2016
tăng 28,11 % tương ứng với số tiền là 665 triệu đồng.
Trong đó:
Doanh thu lưu trú năm 2016 chiếm tỷ trọng lớn nhất 49,50% tương ứng với số tiền
1,5 tỷ đồng tăng 350 triệu so với năm 2015. Điều đó cho ta thấy việc kinh doanh lưu trú
vẫn là hoạt động hàng đầu của khách sạn Mường Thanh. Với công suất phòng đạt 80%
qua đó đã chứng tỏ được ưu thế kinh doanh trong lĩnh vực này. Doanh thu lưu trú tăng
30,43% và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu chứng tỏ đây là mặt mạnh của
khách sạn.
Ăn uống cũng là một trong những điểm mạnh của khách sạn Mường Thanh. Trong
năm 2016 doanh thu ăn uống đạt 780 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,98%.Với mức tăng
trưởng 24,35%.Chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng doanh thu có được kết quả này là do
ngoài việc phục vụ khách lưu trú, khách sạn còn kết hợp được nhiều hợp đồng đặt tiệc
khác như: Tiệc cưới, tiệc hội nghị, liên hoan… và còn do khách sạn có một số nguồn hàng
cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng cao giá rẻ nên giá thành sản phẩm có thấp hơn
so với giá thị trường.
Ngoài 2 loại hình dịch vụ kinh doanh chủ yếu trên, doanh thu của khách sạn còn thu
được từ nhiều nguồn khác.Tổng doanh thu các nguồn khác năm sau cao hơn năm trước cụ
thể là: năm 2015 đạt 435 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,39% .Năm 2016 đạt 560 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 18,48%. Như vậy ta thấy năm 2015 so với năm 2016 đạt 125 triệu đồng
chiếm tỷ lệ 28,73 %.

Vì là khách sạn mới đi vào hoạt động nên chi phí bỏ ra là rất lớn, so với năm
2015thì tổng chi phí năm 2016 tăng 27,45% tương ứng với số tiền 420 triệu đồng.. Tuy số
tăng này không lớn nhưng khách sạn cần có những biện pháp để tiết kiệm chi phí thì khi
đó nó mới đảm bảo được việc tăng lương cho nhân viên.
11


Với những kết quả đã đạt được như trên mặc dù doanh thu cao nhưng mức lãi chưa
cao nhưng năm sau vẫn cao hơn năm trước cụ thể: Lợi nhuận năm 2015 chỉ đạt 598,5
triệu đồng, năm 2016 đạt 777 triệu đồng. So năm 2016 với năm 2015 tăng 178,5 triệu
đồng. Với mức lợi nhuận tăng năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ khách sạn Mường
Thanh đã và đang khẳng định vị trí của mình trong mọi lĩnh vực kinh doanh khách sạn
và nâng cao vị thế của khách sạn trên thị trường.
Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn từ năm 1993
đến nay khách sạn Mường Thanh đã thiết lập được nhiều mối quan hệ thân thiết với các
bạn hàng, với các Công ty Du lịch lữ hành và các Công ty du lịch khách sạn khác trên địa
bàn Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành phố lân cận. Nhờ vậy khách sạn đã có mối quan
hệ làm ăn trong việc đón nhận khách, phục vụ khách (đặc biệt là khách quốc tế từ các
Công ty Du lịch).
Khách sạn Mường nay đã đứng vững được trong cơ chế thị trường năng động và
sáng tạo. Điều này là nhờ vào công tác hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với
thực lực của khách sạn trước thử thách của cơ chế thị trường, cộng thêm sự nỗ lực của đội
ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn luôn đáp ứng tốt các dịch vụ phục vụ khách
hàng. Do đó chất lượng dịch vụ của khách sạn không ngừng được nâng cao, tiết kiệm chi
phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khách sạn đã luôn nộp đủ ngân sách nhà nước đúng
thời hạn.
Khách sạn đã cố gắng phát huy những điểm mạnh của mình, từng bước đi lên nhằm
đạt được những thành công trong hoạt động kinh doanh khách sạn một cách vững chắc
trên thị trường cạnh tranh về nhu cầu lưu trú, ăn uống... không những của khách nội địa

mà cả khách quốc tế.
Trong năm vừa qua, ban quản lý khách sạn đã có những hoạch định chiến lược đúng
đắn, có định hướng và phù hợp với thực tế của thị trường. Những sản phẩm mà khách sạn
đưa ra phục vụ đã thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và đem lại cho doanh nghiệp
một khoản lợi nhuận khá cao. Khách sạn đã đưa ra những phương án hoạt động nhằm thu
hút thêm khách hàng trong thị trường đồng thời khuyến khích khách hàng hiện có tiêu thụ
sản phẩm của mình thường xuyên hơn.
Một điều không kém phần quan trọng đó là cơ cấu tổ chức của khách sạn. Việc đạt
được hiệu quả kinh doanh như hiện tại thể hiện sự hợp lý của cơ cấu tổ chức, bộ máy
quản lý của khách sạn .Trong vấn đề nhân sự, khách sạn đã có những chính sách riêng khi
tuyển chọn nhân viên, tuyển đúng người, đúng việc nhằm tạo năng suất cao trong lao
12


động. Ban lãnh đạo khách sạn không những làm tốt trong việc bố trí, sắp xếp nhân viên
trong các bộ phận mà đã có những chính sách lương bổng đúng đắn theo năng lực của
mỗi người, điều đó tác động rất tốt đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Bên cạnh kinh doanh lưu trú là nguồn doanh thu chính, khách sạn còn chủ trương
kinh doanh thêm các loại hình khác như kinh doanh lữ hành, cho thuê xe du lịch, kinh
doanh ăn uống phục vụ khách lưu trú trong và ngoài khách sạn có nhu cầu. Khách sạn
còn tổ chức kinh doanh phục vụ ăn uống đám cưới, hội nghi... Ngoài ra khách sạn còn có
các dich vụ thư giãn cho khách lưu trú trong khách sạn như có phòng hát Karaoke, dịch
vụ tắm hơi vật lý trị liệu, gội đầu thư giãn...mảng kinh doanh này tuy không phải điểm
mạnh của Khách sạn, nhưng ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng
rất cố gắng nên hàng năm nó đã đem lại cho Khách sạn một nguồn doanh thu khoảng 3040%/năm.
Do có sự cạnh tranh gay gắt của thị trường khách sạn tại Hà Nội, nên khách sạn
Mường Thanh luôn có những chính sách thích hợp nhằm thu hút khách hàng như khách
sạn phục vụ đặt mua vé máy bay cho khách hàng mà không tính thêm tiền dịch vụ, giảm
giá cho các đoàn thuê từ 07 phòng trở lên...
Ngoài những điểm mạnh trên, khách sạn vẫn còn bộc lộ sự yếu kém như: * Công tác

tiếp thị Marketing còn yếu;
* Đội ngũ nhân viên cần phải đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ do xuất xứ từ bên
Công ty xây dựng Hà Nội chuyển sang;
* Cơ sở vật chất còn yếu kém cần phải được tăng cường đầu tư.
ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nhìn chung tình hình kinh doanh của khách sạn Mường Thanh năm vừa rồi đạt được
sự tăng trưởng tuy không cao nhưng khách sạn vẫn giữ được sự ổn định trong kinh doanh
mặc dù thị trường kinh doanh có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt. Để đạt được hiệu
quả kinh doanh cao hơn nữa khách sạn Mường Thanh cần phải hoàn thiện hơn nữa bộ
máy tổ chức của khách sạn. Vấn đề này rất cấp thiết trong thời buổi kinh tế thị trường
hiện nay đối với thực trạng kinh doanh của khách sạn.
Bên cạnh đó, khách sạn cần nghiên cứu mở rộng và tăng cường công tác tiếp thị,
nhất là mở rộng thị trường khách quốc tế. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin
thị trường để có những quyết định đúng đắn, kịp thời.
Để nâng cao giá dịch vụ, tạo được uy tín với khách hàng trong nước và nước ngoài
thì chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân tố hàng đầu và đây cũng là nhân tố quan trọng để
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Khách sạn. Nâng cao chất lượng phục vụ và
13


dịch vụ, quản lý chặt chẽ các định mức chi phí trong quá trình dịch vụ để hạ thành giá
thành.
Quản lí vốn chặt chẽ, tránh tình trạng lãng phí vốn, thất thoát vốn gây ảnh hưởng tới
kết quả sản xuất kinh doanh của Khách sạn.
Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện các chức năng của mình, khách sạn phải thực hiện một
số nhiệm vụ cơ bản như sau :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về kinh doanh
dịch vụ, du lịch, các dịch vụ có liên quan đến du lịch trong và ngoài nước....theo đúng
pháp luật của nhà nước và hướng dẫn của Tổng cục Du lịch, đồng thời hoạch định chiến
lược kinh doanh và phát triển theo kế hoạch và mục tiêu của khách sạn .

- Tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lao động, áp dụng những kỹ năng
giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ bàn phù hợp có yêu cầu đòi hỏi của khách hàng và
đáp ứng đủ nhu cầu của thông tin.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước .
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách
về quản lý và sử dụng nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên trong khách sạn có
đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ của
khách sạn .
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội.

Đánh giá kết quả thực tập
* Qua quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc tại trường Đại học Thương Mại,
dưới sự chỉ bảo và giảng dạy tận tình của các thầy cô, em đã tiếp thu được một vốn kiến
thức rất phong phú, bổ ích, giúp đỡ cho em trong công việc ở tương lai. Đó là những bài
giảng lý thuyết sâu sắc, củng cố vững chắc cho nền tảng kiến thức trong mỗi sinh viên.
Sau khi kết thúc khoá học, Nhà trường đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên được đi
thực tập nhằm nâng cao những kiến thức đã học cũng như cọ sát với thực tế, tiếp cận với
quá trình sản xuất, kinh doanh để có thể phát huy những khả năng, suy nghĩ của mình,
qua đó tìm hiểu, nghiên cứu những kiến thức thu thập được và trong khả năng có thể đưa
ra những ý kiến của cá nhân. Sau khoảng thời gian thực tập tổng hợp kéo dài 6 tuần, em
14


đã tích cực quan sát cũng như tìm hiểu những vấn đề diễn ra trong ngành khách sạn nói
chung cũng như tại Khách sạn Mường Thanh nơi em thực tập. Em cũng mạnh dạn đánh
giá hiệu quả kinh doanh của Khách sạn năm vừa rồi và đưa ra những ý kiến đề suất nhằm
cải tiến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bài báo cáo này được em trình bày tỉ mỉ và cụ thể

về những thông tin của khách sạn và những kiến thức, kết quả của quá trình thực tập mà
Nhà trường và Khách sạn đã tạo cơ hội cho em. Trong suốt quá trình thực tập, em luôn
giữ một thái độ làm việc nghiêm túc, cũng như một tác phong đàng hoàng để đưa ra một
kết quả sát thực, có thể sẽ có giá trị trong sự phát triển chung của Khách sạn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Khách sạn đã giúp đỡ em trong
suốt thời gian qua, thầy cô và nhà trường đã hỗ trợ cho em có được kết quả này. Trong
thời gian sắp tới, em mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ để hoàn thành tốt đề tài chuyên
đề: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại Khách sạn Mường
Thanh “.

15



×