Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo thực tập khách sạn parkhyatt saigon hotel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.53 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 1
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................... 3
1. Tập đoàn Hyatt ................................................................................................................ 3
2. Khách sạn Park Hyatt Saigon .......................................................................................... 6
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Park Hyatt Saigon...........................6
2.2 Cơ cấu cấu tổ chức nhân sự ..........................................................................................10
2.3 Tình hình kinh doanh của khách sạn Park Hyatt Saigon trong những năm gần đây ...11
2.4 Tình hình thị trường, du khách .....................................................................................12
2.5 Hiệu quả hoạt động .......................................................................................................13
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP ...................................................................... 14
1. Nội dung và quá trình thực tập ..................................................................................... 14
2. Sơ đồ tổ chức Event Services ....................................................................................... 17
3. Công việc chuẩn bị trước và sau khi “đánh tiệc” ........................................................ 18
4. Giới thiệu về các loại hình tiệc và hội nghị của bộ phận Event Services ................... 18
4.1 Hội nghị .......................................................................................................................18
4.2 Tiệc...............................................................................................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 24
1. Kết luận ......................................................................................................................... 24
1.1 Kết quả đạt được sau quá trình thực tập ..........................24
1.2 Thuận lợi và khó khăn ...............26
2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 28
NHẬT KÝ THỰC TẬP ............................................................................................... 29
PHỤ LỤC
Nhận xét đánh giá từ đơn vị thực tập

Event Service Department

Page 1


1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này, em đã nhận được rất nhiều
sự hỗ trợ từ phía các thầy cô ở văn phòng khoa Du lịch trường Đại Học Hùng Vương
Tp.HCM và khách sạn Park Hyatt Saigon cũng như ban quản lý và toàn thể nhân viên của
bộ phận Event Service.
Thầy cô đã giúp em rất nhiều về mặt tinh thần, ủng hộ em trước và trong khi thực
tập. Em đã có rất nhiều động lực để vượt qua 3 tháng sống với thực tế ngành.
Đối với khách sạn Park Hyatt và bộ phận Event Service, các anh, chị đã giúp đỡ em
rất nhiều về nghiệp vụ và cho em những bài học quý giá.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn gia đình – những người đã đưa rước em mỗi khi em làm
về khuya. Cũng trong thời gian này, em xin cảm ơn tất cả những người bạn đã tuyệt đối tin
tưởng rằng em có thể vào được khách sạn Park Hyatt và tạo nên tiền đề để các bạn có thể tự
tin mình cũng có thể làm được.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã ủng hộ em !

Event Service Department

Page 2

2


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………
Event Service Department

Page 3

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. TẬP ĐOÀN HYATT
Hyatt là một công ty quản lý khách sạn tư nhân, trụ sở chính đặt tại Chicago, Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ và được gia đình Pritzker sở hữu toàn bộ. Ngòai tập đoàn Hyatt International
và Hyatt Hotels Corporation, dòng họ này còn có một danh mục đầu tư khổng lồ bao gồm
lợi tức trong quản lý tài chính, sản xuất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất động sản và
đội tàu du lịch biển. Tập đoàn Hyatt toàn cầu bao gồm 2 hệ thống các công ty riêng biệt:


• Hyatt International, thông qua các chi nhánh nước ngoài , điều hành các khách sạn
Hyatt nằm ngoài Bắc Mỹ, cũng như các khách sạn Park Hyatt khác trên toàn thế
giới.
• Hyatt Hotels Corporation điều hành các Khách sạn Hyatt và khu nghỉ dưỡng tại
Mỹ, Canada và Caribê.
Khách sạn Hyatt đầu tiên của tập đoàn khách sạn Hyatt được thành lập vào ngày
27/9/1957 bởi Jay Pritzker – đời thứ 3 của dòng họ danh tiếng Pritzker, bằng việc mua nhà
trọ Hyatt gần sân bay quốc tế Los Angeles.
Hơn một thập kỷ sau, hai anh em Jay và Donald Pritzker cùng các thành viên trong
gia đình đã phát triển công ty thành một hệ thống sở hữu và quản lý chuỗi khách sạn phát
triển nhanh nhất ở Bắc Mỹ.

Event Service Department

Page 4

4


Năm 1969, Hyatt mở khách sạn đầu tiên ở ngoài biên giới nước Mỹ với dự án Hyatt
Regency Hong Kong (sau này bị đóng cửa vào năm 2005 và xây mới thay thế vào năm
2009).
Năm 1972, Hyatt thành lập công ty con Elsinore để vận hành chuỗi khách sạn và
casino Four Queens và Hyatt Lake Tahoe. Sau khi Hyatt đã trở thành một công ty tư nhân
trong năm 1979, Elsinore đã được tách ra thành một công ty đại chúng. Công ty mở thêm
một liên doanh với Playboy Enterprises, mang tên Playboy Hotel & Casino.
Năm 1980, Hyatt giới thiệu 2 thương hiệu khách sạn cao cấp Grand Hyatt và Park
Hyatt. Cùng năm đó, khu nghỉ dưỡng cao cấp Hyatt Regency Maui cũng được mở cửa, bước
đầu hình thành thương hiệu Hyatt Regency.

Năm 1999, sau khi Jay Pritzker qua đời, con trai ông là Thomas Pritzker lên nắm
quyền dưới áp lực nặng nề khi phải quản lý và điều hành hệ thống khổng lồ bao gồm: chuỗi
khách sạn Hyatt 15 tỉ USD, tập đoàn công nghiệp Marmon Group 6,3 tỉ USD, hãng tín dụng
TransUnion 1 tỉ USD cùng lãnh thổ bất động sản đô thị mênh mông trên đất Mỹ.

Thomas Pritzker
Chủ tịch Tập đoàn khách sạn Hyatt
Ưu tiên hàng đầu của Thomas Pritzker chính là chuỗi khách sạn Hyatt. Tập
đoàn Hyatt sở hữu và điều hành chuỗi khách sạn quốc tế Hyatt, quản lý một số

Event Service Department

Page 5

5


khách sạn khác qua các hợp đồng dài hạn ký kết với các chủ đầu tư, và nhượng
quyền kinh doanh thương hiệu (franchise) cho một số khách sạn khác nữa.
Khi đó, Hyatt là một mớ bòng bong và Thomas phải mất 2 năm trời để hoàn
tất 55 hợp đồng sáp nhập, tạo thành một tập đoàn khách sạn thống nhất toàn cầu
vào năm 2004 với tên Global Hyatt.

Trước ngày 30/6/2004, Hyatt Corporation, chủ yếu quản lý các khách sạn ở Bắc Mỹ
và các công ty nhượng quyền, thuộc sở hữu bởi Tập đoàn H (H Group Holding - HG) của
gia tộc Pritzker. Ngoài sở hữu Hyatt Corporation, HG còn sở hữu các doanh nghiệp liên
quan khác ở Bắc Mỹ (chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và khu nghỉ dưỡng).
Sau tháng 6/2004, hầu hết các tài sản do gia tộc Pritzker sở hữu, bao gồm Hyatt
Corporation và Hyatt International Corporation, đều được hợp nhất thành một thực thể duy
nhất.

Ngày 4/8/2004, Global Hyatt được thành lập tại Delaware và sau đó đổi tên thành
Global Hyatt Corporation. Ngày 30/6/2009, tập đoàn đổi tên thành Hyatt Hotels Corporation
(Tập đoàn khách sạn Hyatt).
Những thương hiệu tập đoàn Park Hyatt đang sở hữu:

 Full Service: Grand Hyatt, Park Hyatt, Hyatt Recency, Andaz và Resort. Đặc điểm: các dịch
vụ đưa ra cho khách phong phú và đa dạng, bao gồm dịch vụ hội họp.



Select Service: Hyatt Place và Summerfield Suites. 2 nhãn hiệu này đồng thời
cũng là những nhãn hiệu mới của tập đoàn Hyatt. Những khách sạn này không cung cấp cho
khách hàng dịch vụ hội họp.
Tại Việt Nam, Hyatt có 1 khách sạn Park Hyatt Sài Gòn (TPHCM) và 1 khu nghỉ
dưỡng Hyatt Regency Đà Nẵng (Đà Nẵng). Park Hyatt Sài Gòn nhiều năm liền được xếp
hạng trong danh sách các khách sạn tốt nhất thế giới do độc giả của tạp chí du lịch hàng đầu
thế giới Travel + Leisure bình chọn.

Event Service Department

Page 6

6


2. KHÁCH SẠN PARK HYATT SAIGON
2.1

Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Park Hyatt Saigon


Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn: là một khách sạn 5 sao tọa lạc trên một khu đất rộng
trên 6.500m2 tại số 101 Hai Bà Trưng và một mặt mở ra hướng công trường Lam Sơn, phía
sau Nhà hát Thành phố. Nhờ vào vị trí đắc địa đó, cùng với kiến trúc và trang bị hiện đại,
tuy chỉ mới khánh thành – nhưng Park Hyatt Saigon đã nhanh chóng nổi tiếng và trở thành
một khách sạn quốc tế hàng đầu tại TP.HCM. Park Hyatt Saigon nằm trong khỏang cách đi
bộ đến những khu vực mua sắm và kinh doanh chính của quận 1.
Địa chỉ: 02 Công Trường Lam Sơn, Quận 1, Tp.HCM.
Điện thoại: (84)-8-3824-1234
Fax:

(84)-8-3823-7569

Email:
Website:
Park Hyatt Saigon là khách sạn trực thuộc Hyatt
International, với chủ đầu tư là công ty Grand Imperial Saigon Hotel Ltd.(G.I.S.H). Khách
sạn được chính thức đưa vào họat động từ tháng 10 năm 2005. Tính đến nay, tuy chỉ mới
họat động khoảng 8 năm và được xem là một trong những khách sạn 5 sao mới tại Việt Nam
nhưng khách sạn đã đạt được rất nhiều giải thưởng lớn do những tạp chí có uy tín trên thế
giới bình chọn và trở thành một trong những khách sạn tốt nhất tại Việt Nam cũng như Châu
Á. Nơi đây trở thành địa điểm dừng chân quen thuộc của những doanh nhân thành đạt,
những khách du lịch hạng sang muốn tìm kiếm sự yên tĩnh giữa nhịp sống ồn ào, tất bật của
Sài Gòn cùng với những tiêu chuẩn phục vụ và tiện nghi tốt nhất.
Đúng với sứ mệnh của thương hiệu, Park Hyatt Saigon luôn đem lại cho khách hàng sự
riêng tư tuyệt đối và cách chăm sóc tận tình, chu đáo, ấm cúng. Nhân viên nơi đây luôn tâm

Event Service Department

Page 7


7


niệm: “mỗi khách hàng là một người thân, và chúng ta sẽ tiếp đón họ như tiếp đón
những người thân thiết trong gia đình, cho họ có cảm giác được về nhà”.
Lối kiến trúc bên ngoài của khách sạn là một minh chứng đầu tiên. Được xây dựng
theo lối kiến trúc Pháp cổ điển, chỉ đơn giản là một tòa nhà 9 tầng màu trắng ngà, với những
ô cửa sổ nhỏ màu trắng. Khu vực phía trước khách sạn đựơc trang trí bằng những vườn hoa
cau xinh đẹp và hồ phun nước.
Khác với sự đơn giản bên ngoài, từ cổng chính bước vào là một tiền sảnh xinh đẹp,
lộng lẫy, với những nhân viên vô cùng lịch lãm. Nhân viên lễ tân nữ được thiết kế những bộ
trang phục áo dài trắng quý phái, mang đậm nét truyền thống Việt. Trên tường, những bức
tranh trắng đen khắc họa những giai đọan lịch sử và đặc trưng của nền văn hóa Việt như
điểm thêm cho nét đẹp cổ xưa của khách sạn. Các lối đi trong khách sạn được trải những
tấm thảm sang trọng với những ánh đèn vàng thể hiện đẳng cấp 5 sao quốc tế nhưng vẫn rất
ấm cúng và gần gũi đến lạ.
Park Lounge nằm bên cạnh khu vực tiền sảnh (phía tay phải, nhìn từ ngoài vào
trong), đây là nơi dành cho khách hàng nghỉ ngơi, thư giãn với sức chứa là 94 chỗ. Đơn giản
và thanh lịch là 2 từ để diễn tả Park Lounge. Những cửa sổ toàn bằng kính từ sàn nhà lên
đến trần và một cảnh quan hoàn mỹ. Buổi tối, tại nơi đây còn có nghệ sĩ biễu diễn đàn. Đặc
biệt nơi đây không chỉ dành cho khách lưu trú trong khách sạn, mà còn dành cho những
khách hàng ở ngoài đặc biệt yêu thích không khí tại đây. Thức uống nổi tiếng ở Park
Lounge là Saigon Crush và Metropolitan. Được phục vụ một cách chu đáo bởi những cô gái
thướt tha trong trang phục đặc biệt được thiết kế riêng cho Park Lounge.
Bar 2 Lam Sơn nằm bên cạnh Park Lounge với diện tích 150m 2. Được đưa vào họat
động khoảng 2 năm trở lại đây, nhưng Bar 2 Lam Sơn đã trở thành một địa điểm quen thuộc
của những khách hàng có đẳng cấp, ưa thích sự ồn ào, náo nhiệt nhưng không xô bồ và hỗn
tạp. Đây cũng là Bar quốc tế đầu tiên không được phép hút thuốc.
Nhà hàng Opera cũng được xây dựng cạnh sảnh chính của khách sạn bên phía tay
trái, nhìn từ ngoài vào trong. Điểm đặc trưng của nhà hàng là phục vụ các món ăn đến từ Ý.

Nơi đây có bếp mở giúp cho khách dễ dàng thấy được quá trình chế biến thức ăn. Ngòai ra,
nhà hàng còn có terrace để khách có thể dùng bữa ngoài trời với những bộ bàn ghế xinh xắn
với tầm nhìn ra nhà hát thành phố. Nơi đây còn trưng bày những thùng rượu bằng thủy tinh

Event Service Department

Page 8

8


sang trọng. Đối với những khách hàng yêu thích sự tinh túy trong ẩm thực Châu Âu, thì đây
là một sự lựa chọn tuyệt vời. Sức chứa của nhà hàng này là 218 chỗ. Những món ăn nổi
tiếng và đặc trưng của nhà hàng: Opera pizza, Lobster Ravioli, Lamb Loin và Tuna
Carpaccio.
Nhà hàng Square One nằm ở tầng lửng của khách sạn. Nhà hàng chế biến những
món ăn theo phong cách Việt Nam và Châu Âu; nổi bật với Seafood và Steak. Ngoài ra, nhà
hàng còn có một quầy rượu, một khu vực ngoài trời, và bốn phòng ăn riêng biệt. Sức chứa
của nhà hàng này là 174 chỗ. Một số món ăn nổi tiếng của nhà hàng: Fresh Spring Roll,
Seafood on Ice, Dessert Platter, và Wagyu Steaks. Điểm đặc biệt ở nơi đây là không tổ chức
lọai hình buffet vì theo sự giải thích của khách sạn, họ muốn đem đến cho khách hàng
những món ăn tươi mới và nguyên chất nhất, ngay cả việc chế biến thức uống, đặc biệt các
lọai nước ép, khi khách hàng có yêu cầu, nhà hàng mới bắt đầu chế biến và không cho bất kì
thứ gì khác, hòan tòan tinh khiết và tự nhiên.
Pool Bar nằm ngay tại tầng 3 của khách sạn với sức chứa khoảng 40 người được bao
bọc bởi rừng cây nhiệt đới. Điều quả thật làm mọi người cảm thấy ngạc nhiên và thích thú
khi đứng tại nơi đây là khách không hề cảm thấy mình đang ở trên tầng lầu mà như đang
được đứng trong một khu rừng đầy cây xanh tạo ra cảm giác thật riêng tư và yên bình.
Fitness Center cũng là một trong những ví dụ thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe
khách hàng của Park Hyatt Saigon. Phòng này được trang bị các máy móc tối tân như máy

tập thể dục có màn hình TV, đầu cắm USB giúp ghi lại các bài tập thể dục đang tập dang dở,
giúp cho những lần sau có thể tiếp tục bài tập ở bất cứ đâu. Nơi đây, ngoài đối tượng là
khách đang lưu trú trong khách sạn còn có các lọai khách khác ở bên ngoài hoặc các khách
đang lưu trú tại các khách sạn 5 sao trong khu vực nhưng muốn tìm kiếm sự chuyên nghiệp
và tiện nghi tại phòng tập chuẩn quốc tế này.
Xuân Spa nằm ngay tại tầng 3 của khách sạn, bên cạnh Pool Bar và Fitness Center,
Xuân Spa xứng đáng là một trong những Spa tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Áp dụng theo
tiêu chuẩn Hyatt Pure toàn cầu, Xuân Spa có 7 phòng trị liệu bao gồm 2 phòng tập trị liệu
đơn, một phòng trị liệu đôi và một phòng trị liệu với Vichy Shower. (Đây là lọai máy tập trị
liệu bằng nứơc được khách sạn Hyatt nhập về đầu tiên tại Việt Nam). Các lọai sản phẩm trị
liệu ở nơi đây cũng là những sản phẩm được nhập về từ Ý(Comfort Zone).

Event Service Department

Page 9

9


Khách sạn có tổng cộng 252 phòng với 21 phòng suites. Điểm nổi bật của Park Hyatt
là chiếc giường ngủ làm bằng lông ngỗng. Khó có khách sạn nào trong thành phố có được
một chiếc giường ngủ ấm cúng và thỏai mái đến vậy. Thật sự được trải nghiệm thực sự mới
có thể cảm nhận được sự tuyệt vời của những chiếc giường này! Phòng ngủ được trang bị
đầy đủ các thiết bị hiện đại, tiện nghi với những chiếc cửa phòng có thể chống lửa đến 90
phút. Các phòng Deluxe có tầm nhìn pool view tuyệt đẹp và chúng đều có terrace thông ra
trực tiếp hồ bơi của khách sạn.
Dịch vụ hội họp (nay có tên gọi khác là Event Serice) của khách sạn Park Hyatt
Saigon có thể nói là một trong những nơi có thể tổ chức tốt nhất những sự kiện và phát triển
mạnh loại hình du lịch MICE.
Business Center của khách sạn là trung tâm dịch vụ doanh nhân của khách sạn. Nơi

đây bao gồm: một phòng họp riêng có thể chứa đến 10 người. Một số tiện nghi khác bao
gồm:



Dịch vụ thư ký riêng bao gồm dịch thuật và phiên dịch.



Các thiết bị hội họp cho thuê, điện thọai di động, máy tính xách tay và máy in.
Đặc biệt các dịch vụ luôn được phục vụ 24/24 để bảo đảm khách hàng luôn được đáp ứng
các yêu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Dịch vụ đưa đón sân bay, xe hơi khách sạn sử dụng là những chiếc Mercedes S350
được thuê từ bên ngoài (5 chiếc). Sau khi nhận được booking, người đại diện khách sạn sẽ
sắp xếp đón khách ngay khi họ check – out khỏi sân bay. Điểm khác biệt của Hyatt so với
những khách sạn khác là nhân viên lễ tân chính sẽ là người trực tiếp chào đón khách khi họ
vừa tới cửa khách sạn và escort khách lên phòng để thực hiện thủ tục check – in. Họ sẽ
chuẩn bị sẵn bảng tên của người đó đê khách cảm nhận họ đang được đón về nhà.
Hyatt Gold Passport Program: Ngoài ra, Park Hyatt Saigon còn đưa ra chương trình
Hyatt Gold Passport dành cho khách hàng trung thành của khách sạn. Có rất nhiều quyền lợi
dành cho những khách hàng thường xuyên lưu trú và sử dụng dịch vụ trong khách sạn.
Có thể nói, trong khách sạn Park Hyatt Saigon luôn có đầy đủ những tiêu chuẩn phục vụ cao
cấp nhất mà khách hàng không cần đi bất kì nơi đâu để tìm kiếm. Park Hyatt Saigon đang
ngày càng cố gắng nâng cao không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để có thể làm hài
lòng những khách hàng khó tính nhất.

Event Service Department

Page 10


10


Bên cạnh đó, ngày 1/10/2012, khách sạn Park Hyatt Saigon chính thức trở thành
khách sạn không khói thuốc. Điều đó cũng khiến khách sạn gặp một số khó khăn nhất
định nhưng nhờ sự hợp tác của khách hàng và nhân viên, kế hoạch được thực hiện thành
công.

Event Service Department

Page 11

11


2.2

Cơ cấu cấu tổ chức nhân sự

Front Office Manager
Security
Manager
Ruben Schrijver
Buu Dai
HousekeepingManager
Daing Syawal
Spa Manager
Dam Me Ca

General Manager

Michael Golden

Director of F&B

Assistant Dir F&B

Philippe Borde

Nguyen Minh Nguyet

Executive Sous Chef
Nguyen Ngoc Hien
Executive Chef
Asif Haneef Mehrudeen
Pastry Chef
Eng Lee Pyng

Event Service Department

Director of Finance

I.S Manager

Vo Ngoc Tran

Nguyen Thanh Phat

Director of HR

Training Manager


Tran Thi Trieu Minh
Director of Marketing

Mary Susan Johnson
Director of Sales

Aaishah Bohari

Nguyen Duc Ngoc

Dir. Of Engineering

Engineering Manager

Tran The Nam

Do Ngoc Tuan

Page 12

12


Event Service Department

13
Page 13



2.3 Tình hình kinh doanh của khách sạn Park Hyatt Saigon trong những năm
gần đây

Kết quả kinh doanh của Tập đoàn khách sạn Hyatt: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
(EBITDA) trong 7 năm gần đây.

Ngày 1/9/2011, Hyatt mua chuỗi khách sạn Hotel Sierra gồm 18 khách sạn tại 10
tiểu bang (Mỹ). Cùng với các khách sạn Hyatt Summerfield Suites, nhiều trong số đó
đã được đổi tên thành Hyatt House vào tháng 1/2012.

Event Service Department

14
Page 14


Tính đến 31/12/2012, tập đoàn Hyatt sở hữu danh mục đầu tư hơn 500 khách sạn và khu nghỉ dưỡng
với hơn 135 nghìn phòng tại 46 quốc gia trên toàn cầu.

Event Service Department

15
Page 15


2.4

Tình hình thị trường, du khách

Từ nhiều năm qua, thị trường khách du lịch truyền thống từ Châu Âu, Đông Bắc Á

và Bắc Mỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn với mức chi tiêu cao trong tổng lượng khách quốc
tế đến Việt Nam. Đặc biệt, khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Đức,
Pháp luôn tăng trưởng đều và đứng trong tốp 10 thị trường hàng đầu gửi khách tới
nước ta. Tuy nhiên, bước sang năm 2013, lượng khách từ những nơi này bắt đầu có
dấu hiệu suy giảm.
Theo tổng hợp của Tổng cục Du lịch, trong hai tháng đầu năm 2013, tổng số khách
quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 1,2 triệu lượt, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong đó, lượng khách tại nhiều thị trường trọng điểm giảm mạnh, cụ thể, tỷ lệ giảm
như sau: Đức 69%, Hồng Kông (Trung Quốc) 55%, Lào 39,1%, Đan Mạch 35,9%,
Pháp 25,7%, Đài Loan (Trung Quốc) 22,5%, Campuchia 21,1%, Anh 15,9%, Nhật Bản
9%, Trung Quốc 8,8%... Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho
rằng, năm 2013, kinh tế thế giới và trong nước còn không ít khó khăn, ảnh hưởng
không nhỏ đến nhu cầu về du lịch, nhất là thay đổi thói quen lựa chọn điểm đến của du
khách. Khách du lịch quốc tế sẽ ưu tiên cho các chuyến đi ngắn ngày, khoảng cách gần
với mức chi tiêu hợp lý. Do đó, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh thu hút khách tại
các thị trường gần và có truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN
và ở khu vực Thái Bình Dương, ngành du lịch sẽ hướng tới thị trường Đông Âu và
nghiên cứu mở rộng thị trường sang khu vực Nam Á và Trung Đông.
Nhiều hãng lữ hành cũng bắt đầu dồn sự tập trung cho việc khai thác những thị
trường mới, ít chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo ông Nguyễn Công
Hoan, Phó Tổng Giám đốc Hanoi Redtours, Âu - Mỹ từng là thị trường tiềm năng nhất
của du lịch Việt Nam nhưng cuộc khủng hoảng nợ công bao trùm Châu Âu thời gian
qua khiến cho các chuyến bay từ thị trường này tới Việt Nam thưa thớt. Vì thế, các
doanh nghiệp lữ hành chuyển hướng sang khu vực Trung Đông, Ấn Độ, Sri Lanka và
các nước ASEAN. Riêng đối với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, theo ông
Nguyễn Công Hoan, sự gần gũi về mặt địa lý, chi phí đi lại rẻ, dễ kết hợp các chương
trình quảng bá… là những điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường tiềm năng này.
Ấn Độ và Trung Đông là thị trường khách có khả năng chi tiêu cao cũng như có
nhu cầu đi du lịch cao. Bởi theo khảo sát mới đây, lượng khách Ấn Độ đi du lịch tại


Event Service Department

16
Page 16


Singapore chiếm đa số và ngày càng tăng mạnh. Còn du khách đến từ Trung Đông
thường là các thương gia, chi tiêu mạnh tay.

2.5

Hiệu quả hoạt động

“Nói chung, khách sạn của chúng tôi đã có hoạt
động kinh doanh khá ổn định trong năm 2012 vừa qua.
Trong khi các khách sạn khác đang suy giảm thì chúng
tôi vẫn củng cố được vị trí của mình trong thị trường lưu trú khách du lich
và khách đi theo đoàn.
Tôi nghĩ, năm 2013 sẽ là một năm đầy thách thức, vì hiện nguồn cung phòng
khách sạn đang tăng cao, trong khi nguồn cầu lại tăng rất khiêm tốn. Tình hình
kinh doanh nói chung của toàn ngành khách sạn sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự phục
hồi của nền kinh tế Việt Nam cũng như của Mỹ và châu Âu.”
Ông Michael Golden, Giám đốc Khách sạn Park Hyatt Saigon

Event Service Department

17
Page 17



CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Thời gian thực tập của em kéo dài 3 tháng, từ ngày 4/3/2013 đến ngày 4/6/2013.
Vào tuần đầu tiên, chúng em (những thực tập sinh và các bạn Casual Labors) có 4
buổi học Orientation và 5 buổi Training Skill Workshop, giúp chúng em nắm được
toàn bộ những thông tin cơ bản về khách sạn bao gồm: lịch sử ra đời, hình thành và
phát triển của tập đoàn Hyatt, những quy định, chính sách của khách sạn Park Hyatt
Saigon, quyền lợi và nghĩa vụ của thực tập sinh cũng như nhân viên, các bộ phận,
phòng ban có trong khách sạn, sứ mạng và mục tiêu khách sạn đặt ra, cách phòng cháy
và những cách xử lý trong trừơng hợp có hỏa họan xảy ra…Những buổi học này rất
quan trọng và bắt buộc đối với tất cả những nhân viên mới vì khi đã khoác lên người
bộ đồng phục của nhân viên Hyatt, thì không kể bất kì ai, mọi người đều có trách
nhiệm và nghĩa vụ như nhau.
Trước kia, trong khách sạn không hề có bảng tên dành cho nhân viên để thể hiện sự
bình đẳng ở mọi người, mọi cấp bậc. Nhưng sau khi có đợt kiểm tra HYSAT (chương
trình kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ các khạch sạn thuộc thương hiệu Park
Hyatt), mới xuất hiện bảng tên để dễ dàng cho việc kiểm tra. Đặc biệt, trong buổi đầu
tiên của tuần đầu học Orientation, những nhân viên được training (có cả thực tập sinh)
đã có buổi giao lưu thân mật và uống trà với tổng giám đốc, giám đốc và đại diện các
bộ phận để có thể biết mặt và nắm những thông tin cơ bản về những lãnh đạo cấp cao những người sẽ chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ khách sạn nói chung và trong
việc quản lý nhân viên phòng/ban của họ nói riêng, cũng như nghe họ trò chuyện và
trao đổi về công việc của mình. Điều em thích thú nhất ở đây là mình đang được nói
chuyện với những người thành đạt nhất của một khách sạn danh tiếng và tất cả đều
bằng tiếng Anh. Tất cả họ đều rất tự tin và chuyên nghiệp.
Ngoài sự giảng dạy chính của cô EVA TONG – Assistant Training Manager, còn có
sự hỗ trợ từ những Assistant Manager của những bộ phận khác để những nhân viên
mới có thể nắm được công việc cụ thể, đặc trưng của từng bộ phận. Những người được
training có những bài test nhỏ vào khoảng cuối hoặc đầu giờ của bữa học sau tiếp để
ôn và xem lượng kiến thức mà họ đã nắm được là bao nhiêu. Vào ngày cuối cùng của
tuần đầu tiên, chúng em làm một chuyến hotel tour để có thể quan sát và được sờ vào

những thứ mình đã nghe được trên lớp.

Event Service Department

18
Page 18


Bắt đầu từ tuần thứ 2, những nhân viên thuộc bộ phận nào sẽ về bộ phận đó để
được train kỹ hơn trong phần Training Skill Workshop. Ví dụ cụ thể, đối với những
department trực thuộc bộ phận Food and Beverage, gồm các Outlet: nhà hàng (Opera,
Square One), Park Lounge, Event Service (Banquet) sẽ được train cùng nhau để nắm
rõ các kĩ năng cơ bản và nâng cao khi phục vụ khách hàng tại nơi làm việc, Chị Duyên
(Training Manager of F&B) là người trực tiếp giảng dạy. Trong 6 ngày đó, chúng em
được học rất nhiều thứ về F&B như: top 20 của khách sạn, khách sạn phục vụ những
loại nước gì, những câu bắt buộc phải chào khách (Good morning/afternoon/evening,
Sir/Madame, welcome to (outlet), may I assist you?) sai một chữ cũng không được.
Bên cạnh đó, chúng em còn được học về cách cầm khay và đặc biệt là cách giải quyết
các complains khi khách phàn nàn. Điều đặc biệt là khi chúng em học về cách khui
rượu, chị Duyên mượn rượu thật của nhà hàng để chúng em có thể học khui một cách
dễ dàng. Tất cả những điều đó đều là tiêu chuẩn của riêng của khách sạn, tạo nên đẳng
cấp khách sạn Park Hyatt. Vào ngày cuối cùng, chúng em có một bài thuyết trình để
nói về những gì mình đã học bằng tiếng Anh để biết mình nắm đến đâu.
Em được nghe nhiều người trong ngành nói rằng khách sạn Park Hyatt là một trong
những khách sạn mạnh hàng đầu Việt Nam về việc training cho nhân viên, nay em mới
tự mình xác nhận. Khách sạn Park Hyatt đánh mạnh đầu vào bằng cách training cho
nhân viên mới. Mọi thứ có liên quan đến việc training đầu vào đều được chuẩn bị rất
chu đáo từ phần giáo án, power point cho đến việc giải lao giữa giờ học. Trước giờ
học, phòng học được các anh chị trong bộ phận Event Service setup sẵn bàn ghế, giấy,
viết, kẹo, nước, máy làm café, bánh quy,…rất gọn gàng và đẹp mắt. Giữa giờ học, khi

giải lao chúng em được thoải mái bên cốc cappuccino tự làm bằng máy café, trà sữa
hay những chiếc bánh quy cực ngon của khách sạn. Đó là một trong những lợi ích
khiến các nhân viên luôn cống hiến hết mình cho khách sạn. Mọi thứ đều chu đáo và
rất hiểu rõ tâm lý nhân viên.
Sau đó, chúng em được đưa xuống Outlet của mình để quan sát và học hỏi những
bước căn bản đầu tiên.
Việc đầu tiên chúng em phải học là đến văn phòng Event Service xem lịch làm việc
trong tuần (Roster); cách đọc BEO (Banquet Event Order), …
Tiếp theo là công việc chuẩn bị OE (Operation Equipment), Linen (các vật dụng có
chất liệu vải: khăn bàn, bao ghế,…) và setup bàn. Trên bàn và xung quanh bàn cần có

Event Service Department

19
Page 19


những vật dụng gì? Cách setup như thế nào (tùy theo tiệc đó là tiệc gì)? Tất cả những
điều này chúng em đều được học trước khi setup.
Trong ngày đầu tiên được bàn giao đến Outlet, em được quan sát mọi thứ ở
Ballroom và làm quen với Outlet Manager (OM), Assistant Manager (AM), các chị
Guest Service Officers (GSO – có thể gọi là tiếp tân của ES), các Team Leader (TL) và
ra mắt toàn thể nhân viên ES. May mắn là em được OM cho phép vào xem cách điều
hành tiệc cưới vào ngày chủ nhật, nhưng em chỉ đứng ở vị trí quan sát cách điều hành
tiệc và cách làm việc của các bạn để ghi nhận và học hỏi. Bên cạnh đó, em còn giúp đỡ
đồng nghiệp bằng cách rót nước, dọn dẹp đồ dơ. Tuy ngày đầu chỉ đứng quan sát và
làm ít thôi, nhưng vì chúng em phải mang giày 3 phân chưa quen nên khi về chân em
đau kinh khủng. Nhưng em cảm thấy rất thú vị và cuốn hút bởi phong cách chuyên
nghiệp ở đây.
Một điều may mắn khác đến với em là ngày tiếp theo khi xuống Oulet là ES team

tổ chức training Skill Workshop riêng cho nhân viên của bộ phận mình. Buổi training
này diễn ra từ 8h sáng đến 5h chiều do chính các OM và AM giảng dạy. Trong buổi
training này, em được học lại về đồng phục, vệ sinh cá nhân, check grooming,… của
khách sạn (Hyatt Look), những an toàn về vệ sinh thực phẩm và sau đó là những kiến
thức cơ bản cần biết về ES như: các loại hình phục vụ của ES về tiệc và hội nghị, các
cách setup, số lượng vật dụng thiết bị ES đã có và còn lại, cách phục vụ và thái độ của
nhân viên. Khách mời của hôm đó là chị Duyên (Training Manager of F&B). Nhờ
buổi training hôm đó em học được rất nhiều thứ và tự tin hơn hẳn. Em được thực hành
share đồ ăn với những món ăn thật như cơm chiên, cải, cá mú hấp. Trong đó, món khó
share nhất là cá mú hấp. Em được thấy AM – anh Tình vừa share vừa giảng rất tận tình
và chi tiết
Sau buổi training, em chính thức được đứng bàn và làm việc như một CL thực thụ,
nhưng vẫn có sự quan sát và giúp đỡ tận tình từ nhiều phía, đặc biệt là các anh TL. Em
có làm lỗi gì sai là các anh lại nhắc nhở và sửa chữa ngay tức khắc. Nhờ đó, kĩ năng
làm việc của em ngày càng tốt hơn. Có việc gì không biết hỏi các anh sẵn sàng trả lời.
Em thấy rất an tâm và hết lo sợ về việc đứng bàn.
Theo quy định của khách sạn, nhân viên thực tập sẽ làm việc 5 ngày/1 tuần, một
ngày 8 tiếng 45 phút, nghỉ 2 ngày cố định là thứ 7 và chủ nhật. Nhưng đối với ES, vì

Event Service Department

20
Page 20


tiệc không phải lúc nào cũng có, nên ngày nghỉ có thể thay đổi ít nhiều để phù hợp với
tình hình công việc.
2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC EVENT SERVICES

Event Service

Manager
(OM)

Assistant
Manager
(AM)

Team Leaders
(TL)

Guest Service
Officers
(GSO)

Water

Florists

(Permanents)

Casual Labors

Event Service Department

21
Page 21


3. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC VÀ SAU KHI “ĐÁNH TIỆC”
Buổi sáng vào ca lúc 8h, nếu có buffet sáng thì phải vào ca lúc 6h, công việc của

nhân viên là chuẩn bị mọi thứ cho tiệc tối. Buổi chiều vào ca lúc 4h, công việc của họ
là làm nốt những thứ ca sáng chưa làm kịp (như lau dĩa couple plate, lấy sauce, đặt
couple lên bàn,…) và đánh tiệc. Khi mới vào ca, các nhân viên không cần phải mặc áo
khoác để dễ dàng cho việc chuẩn bị. Công việc mới vào ca là cần biết hôm nay mình
sẽ đánh tiệc gì, bao nhiêu khách rồi từ đó hình dung được mình cần phải chuẩn bị
những gì.
Sau khi tiệc kết thúc, mọi người chia ra: nam sẽ làm những việc nặng như dọn sân
khấu, đẩy ghế, lăn bàn. Nữ thì chia làm hai nhóm: một nhóm soạn OE (nghĩa là lấy đồ
rửa về và phân loại trong kho), một nhóm soạn Linen (nghĩa là gom hết tất cả những
thứ bằng vải như khăn bàn, khăn ăn, moliten,…đem xuống laundry).
Tùy vào tiệc kết thúc sớm hay muộn mà nhân viên được về sớm hay muộn.
4. GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI HÌNH TIỆC VÀ HỘI NGHỊ CỦA BỘ

PHẬN EVENT SERVICES
Bộ phận Event Service bao gồm một phòng họp lớn (Ball Room) rộng 550 m 2,
không có cột và có thể ngăn thành 3 phòng (bằng Partition) có sức chứa lên tới 550
khách. Bên cạnh đó, còn có 4 phòng họp nhỏ (Salon I-IV) (trong đó có 2 phòng có ánh
sáng ban ngày tự nhiên) với khu vực lý tưởng cho những cuộc triển lãm, tiệc nhẹ hay
giải lao và 2 phòng họp hạng sang (Boardroom I&II).
2.6
Hội nghị
Khách sạn Park Hyatt có 6 cách setup hội nghị, bao gồm:

Mỗi khi có hội nghị, khách hàng thường đặt coffee break vào giữa buổi cho
nhân viên của mình. Mỗi lần hội nghị như thế cần một GSO và một CL canh họp từ

Event Service Department

22
Page 22



đầu đến cuối buổi họp. Cần chuẩn bị trước tách trà, bình đựng nước nóng, café, đường
sữa,…Đến coffee break cần khoảng 3 – 4 người ra dọn đĩa dơ, tách dơ.
Khó khăn lớn nhất của phục vụ hội nghị là khi canh họp rất chán, nhưng phải đứng
thường trực ở quầy trà café để bất cứ lúc nào khách có nhu cầu mình đều đáp ứng
được.
2.7
Tiệc
Một trong những loại hình tiệc phổ biến nhất và đạt nhiều doanh thu nhất của
bộ phận Event Service nói riêng và cả F&B nói chung là tiệc. Tuy nhiên, các loại hình
tiệc trong khách sạn Park Hyatt Saigon tốn rất nhiều chi phí và nhân lực, nên đến mùa
cao điểm, khách hàng đặt tiệc cưới liên tục (có thể lên đến 5 tiệc 1 tuần), gây rất nhiều
khó khăn đối với bộ phận. Trong những dịp như thế, bộ phận Event Service thường
nhờ những nhân viên ở bộ phận khác sang hỗ trợ. Thường sẽ được những bộ phận
khác hỗ trợ rất nhiệt tình. Điều đó cho em xác nhận một điều em đã học trong buổi
Seminar của Intercontinental Hotel Group: tất cả các bộ phận trong khách sạn là một
thể thống nhất, phải phối hợp nhịp nhàng với nhau thì khách sạn mới phát triển bền
vững được. Điều đó đã thể hiện rất rõ trong những lần bộ phận Event Service rơi vào
tháng cao điểm.
Cách phục vụ tiệc của khách sạn Park Hyatt rất thông minh. Thông minh ở chỗ
tất cả các sếp và nhân viên phối hợp với nhau rất nhịp nhàng và chặt chẽ. Muốn làm
được điều đó, giữa các sếp với nhau và sếp với nhân viên có thời gian họp trước ca
(Briefing).
Tiệc của khách sạn Park Hyatt Saigon gồm 4 loại chính:

• Chinese
Sở dĩ được gọi là tiệc Chinese vì tiệc này được setup theo phong cách Á. Cách
setup cho loại tiệc này gồm có 21 items. Gắn với bàn gồm có: table, cloth, under table
linen. Cạnh bàn là ghế gồm: chair, cover chair. Lazy susan đặt trên bàn và xoay được

bởi ring, trên lazy susan được đặt flower, candle tealight, couple plate, sauces, menu.
Xung quanh lazy susan gồm show plate, napkin, chopsticks, chopsticks rest, spoon,
folk, knife, red wine glass, small highball glass. Khi setup, dĩa làm chuẩn được đặt tại
vị trí 6h theo hướng sân khấu,. Các sếp đặc biệt dành một chỗ riêng cho nhân viên để
có thể dễ dàng phục vụ khách và share đồ ăn. Có nghĩa là thay vì bàn 10 người thì

Event Service Department

23
Page 23


setup 11 chỗ, chỗ thứ 11 là nơi nhân viên đứng, không để ghế và đặt service gear. Vị
trí share thường nằm ở vị trí 5h.
Cách phục vụ:
Phân công nhân lực như sau: nếu tiệc cưới có 32 bàn, thì tổng số nhân viên chính bao
gồm 32 người phục vụ bàn trực tiếp, một foot caller, hai bartender phục nước, hai
GSO, hai TL, một AM và một OM. Còn lại là nhân viên bên bộ phận khác support
nước. Nếu tiệc bắt đầu lúc 7h, một nửa nhân viên sẽ đứng tại Service Point lúc 6h45,
rót nước lọc vào ly, đốt đèn cầy, đặt dĩa couple plate và nước sauce để sẵn sàng đón
khách . Một nửa còn lại sẽ “Welcome Drink” ở Foyer. Trước khi vào tiệc mọi thứ phải
được chuẩn bị sẵn sàng, không được thiếu bất cứ thứ gì. Mọi thứ có sẵn sàng thì lúc
đánh tiệc mới dễ dàng và nhanh chóng. 7h bắt đầu đón khách, nhân viên hỏi khách
dùng nước, nếu bàn đủ người thì cất bảng số bàn và trải khăn cho khách. Chú ý không
nên đụng vào người khách. Thường làm lễ sẽ mất khoảng 15 – 30 phút. Trước khi lễ
kết thúc, các nhân viên đứng trực tiếp ở bàn có mặt ở bếp trước 15 phút để lấy đồ ăn.
Tất cả nhân viên sẽ đứng thành hai hàng ở hai bên cửa lớn của Ballroom 1 và 3 đợi
lệnh đi vào và share đồ ăn cho khách như đã luyện tập sau mỗi buổi briefing.
Quy trình thực hiện: đầu tiên pick up thức ăn từ bếp, đặt lên bàn và share cho khách,.
Sau đó, dọn đĩa thức ăn đã share xong ra Steward và setup dĩa couple plate hoặc chén,

thay bộ Service Gear mới. Trong lúc đó, khách ăn xong, mình tranh thủ dọn dĩa dơ và
chuẩn bị pick up món mới và share. Quy trình cứ lặp đi lặp lại cho đến món cuối cùng.
Khi đánh tiệc, chỉ với việc pick up, share, clear và setup đã rất bận rộn, lúc này là vai
trò của người support nước đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ rất nhiều cho nhân viên
phục vụ chính của bàn đó.
Đối với dạng tiệc này, khó khăn nhất là share cá mú hấp. Vì cá mú rất dễ bể,
share không cẩn thận sẽ làm văng lên người khách hoặc tệ hơn là thành món “cháo cá”
rất mất thẩm mỹ. Khi share cá này, cần phải bình tĩnh và áp dụng tất cả các kĩ thuật mà
em đã được học. Dần dần, em thấy share món này rất thú vị, cần sự khéo léo để chia
con cá thành 10 miếng, cần sự tỉ mỉ để lấy được xương cá, vây cá mà không làm cá vỡ
ra. Hầu như các buổi tiệc nào tổ chức ở Park Hyatt đều có món cá mú hấp. Tuy khó
share nhưng món này rất ngon. Nếu ví việc share cá mú hấp là một nghệ thuật thì có
thể xem nhân viên ở bộ phận Event Service – những người share cá là nghệ sĩ.

Event Service Department

24
Page 24




Western
Đây là loại tiệc có thể được xem là cầu kì nhất, sang trọng nhất và đắt nhất của
khách sạn Park Hyatt. Những người đặt tiệc này thường là những đại gia có tiếng,
những chairmans của thành phố, những công ty có danh tiếng,…Vì vậy, phục vụ tiệc
này cũng cần một đẳng cấp nhất định, nhưng hầu như các nhân viên của bộ phận Event
Service đều được training rất kĩ để phục vụ tiệc này.
Cách setup cũng giống Chinese bao gồm 24 items, nhưng Western không có
chopsticks rest, candle tealight, lazy. Thay vào đó, tiệc này có BB plate, BB knife,

main knife, có thêm white wine glass.
Cách phục vụ:
Cách đón khách và Welcome Drink tương tự như tiệc Chinese, nhưng cách
phục vụ và quy trình của Western cao cấp và phức tạp hơn về số lượng bàn, nhân viên
và quy trình phục vụ.
Thường số lượng bàn được đặt đối với loại tiệc này ít hơn Chinese. Bên cạnh
đó, cách phục vụ của nó cũng đẳng cấp hơn, chu đáo hơn. Đối với bên Chinese thì 1
nhân viên phục vụ 1 bàn (10 người hoặc 12 người), còn đối với Western 1 nhân viên
phục vụ 2 người và có hẳn một nhân viên phục vụ nước cho bàn đó. Để dễ dàng trong
việc phục vụ, các sếp sắp xếp nhân viên thành từng team, một team 5 người, trong đó
có một team trưởng. Team trưởng có nhiệm vụ quan trọng là dẫn team của mình đi,
quan sát xem khi nào cần clear, khi nào cần lên đồ ăn…
Nếu có 25 bàn, thì cần 25 người chia làm 5 team, mỗi team đi 5 bàn. Bên cạnh
đó, tiệc cần khoảng 8 – 10 người đứng bàn (1 hoặc 2 phục vụ người 3 bàn) hai
bartender, một foot caller, hai GSO, hai TL, một AM và một OM in charge. Trước khi
vào tiệc, team có nhiệm vụ đặt bánh mì bơ lên bàn. Đứng bàn có nhiệm vụ chuẩn bị
khăn rượu, đồ khui rượu và khi khách vừa ngồi vào bàn, hỏi khách dùng rượu gì (đỏ
hoặc trắng). Team và đứng bàn cần đảm bảo mọi việc đều đã được hoàn tất. Khi vào
tiệc, team trưởng sẽ dẫn team mình lên đồ ăn, sau đó quan sát khách ăn xong rồi dọn,
lần lượt bàn này đến bàn khác, đến hết món tráng miệng thì công việc đi team kết thúc.
Người đứng bàn nhìn sơ thì có vẻ rảnh rỗi hơn, nhưng thật sự không phải vậy. Họ là
người chịu mọi trách nhiệm về nước cho bàn của mình. Thường thì nhu cầu về nước
của khách phải được đám ứng đầu tiên và nhanh chóng. Mặt khác, không phải khách
nào cũng biết cách ăn kiểu Western, đặc biệt là khách Á. Do đó, đến khoảng món

Event Service Department

25
Page 25



×