Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Vấn đề ruộng đất thời trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.73 KB, 3 trang )

Chính sách quản lý ruộng đất và các chính sách bảo vệ phục hồi,
phát triển sản xuất nông nghiệp dưới triều đại Trần ( từ thế kỷ XIII
đến thế kỷ XIV)?
Chính sách quản lý ruộng đất:
-

Các hình thức sở hữu ruộng đất:
 Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước:

Sự thống trị của chính quyền họ Trần trong phạm vi cả nước và uy quyền chuyên
chế của hoàng đế đã tạo thành một quan niệm “đất của vua, chùa của bụt”. Chế độ sở hữu
Nhà nước về sở hữu ruộng đất phổ biến dưới hai hình thức:
*Ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
*Ruộng đất của thôn làng.
Bộ phận do Nhà nước trực tiếp quản lý: ruộng đất này tồn tại như tài sản bản thân
nhà vua và hoàng cung, những hoa lợi thu được là của riêng hoàng đế. Bộ phận ruống đất
do Nhà nước trực tiếp quản lý có Sơn lăng, Tịch điền , Quốc khố. Tuy không chiếm một
số lượng lớn nhưng cũng là ngồn thu nhập đáng kể của riều đình và ở đây nhà vua là chủ
sở hữu thật sự.
Ruộng đất công làng xã:
Ruộng đất công làng xã thời bấy giờ được gọi là Quan điền hay “Quan điền bản
xã”. Năm 1254, triều đình bán ruộng công, mỗi một điền là 5 quan” đã xác nhận quyền sở
hữu ruộng đất công làng xã thuộc về Nhà nước như quan niệm dân gian “đất của vua,
chùa của làng”.

 Ruộng đất tư nhân:
Một nét khác biệt rất cơ bản giữa thời Lý và Trần là viejc cấp bổng cho quan văn,
võ trong ngoài.
Ban cấp Thái ấp – đất phong của quý tộc Trần – là chính sách kinh tế quan trọng
nhằm tạo ra cơ sở xã hội cho chính quyền nhà Trần. Nguồn đất ban đầu của Thái ấp thuộc
quyền sở hữu của nhà nước, nhưng khi ban cấp thành Thái ấp thì Thái ấp thuộc sở hữu tư


nhân các quý tộc. Thái ấp là vùng đất riêng của quý tộc Trần.
Điền trang: Năm 1226, do nhu cầu khẩn trương mở rộng thêm diện tích canh tác
và thực hiện chủ trương xây dựng củng cố thêm thế lực của quý tộc Trần, “cho các vương


hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tâp những người xiêu tán không có sản nghiệp
làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang lập điền trang. Vương hầu có điền trang thực bắt đầu
từ đây”.
Điền tranh thành lập là điểm dân cư tiêu biểu cho hình thái kinh tế xã hội thời
Trần. Trong những điểm dân cư trên, ruộng đất được chia thành từng phần nhỏ lấy hộ gia
đinh làm đơn vị sản xuất.
Điều lệ lập điền trang 1226 đã đẩy mạnh sự phát triển ở hữu lớn của quý tộc Trần,
tạo nên một bước chuyển quan trọng mở rộng cho hình thái kinh tế phong kiến. Bản thân
tầng lớp quý tộc đã dựa vào hai tổ chức kinh tế cơ bản là thái ấp và điền trang mà phát
triển vững vàng đến thế kỷ XIV. Điền trang và thái ấp là hai bộ phận quan trong có ý
nghĩa quyết định tính chất loại hình sở hữu ruộng đấtphong kiến quý tộc thời bấy giờ.
Ruộng đất tư hữu của địa chủ: năm 1254, một thời điểm quan trọng đánh dấu sự
phát triển của ruộng đất tư hữu, triều đình và điều lệnh “bán ruộng công, mỗi điền là 5
quan tiền cho nhân dân làm của tư” . Việc làm này của triều đình đã mở rộng cửa cho
ruộng đất tư nhân và sự thay đổi của các chủ sở hữu.
Tiền tệ đã tham nhập mạnh mẽ vào ruộng đất, ruộng đất trở thành hàng hóa để trao
đổ mua bán, tạp ra cho xã hội một tầng lớp đặc biệt địa chủ thường hay địa chủ thứ dân
và một tầng lớp tieur nông tư hữu nhỏ phổ biến trong xã hội.
Năm 1227, triều đình đã quy định việc điểm chỉ lên các giấy tờ, văn khế mua bán
ruộng đất và ra lệnh: “Phàm làm giấy tờ về chúc thư,văn khế ruộng đất và vay mượn tiền
bạc thì người làm chứng in vân tay ở 3 dòng trước, người bán in vân tay ở bốn dòng sau”
Năm 1248, nhà Trần đắp đê trong cả nước. Để bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất của
dân, chính quyến đã ra lệnh cho các quân địa phương nếu đpắ vào ruộng dân thì phải do
đạc mà đền bù bằng tiền.
Sở hữu ruộng đất tiểu nông tư hữu: Kinh tế hàng hóa – tiền tệ cũng là một trong

những nguyên nhân tạo ra sở hữu ruộng đất tiểu nông. Lệnh bán ruộng công thành ruộng
tư năm 1254 cũng có điều kiện cho gia đình tiểu nông mua thêm ruộng đất, quyền lực
tiền tệ đã là chuyển đổi quyền sở hữu ruộng đất.
Đến thế kỷ XIII, việc mua bán ruộng đất đã tương đối phổ biến, đến năm 1292,
tình trạng mua bán ruộng đất càng dồn dập hơn, những năm mùa màng thất bát, đói kém
là cơ hội cho địa chủ giầu càng giầy thêm vì : “Ba thăng gạo giá 1 quan” mà “một người
giá 1 quan tiền”. Lúc này triều đình quy định thể thức làm văn tự bán đoạn hay đợ ruộng


đất và xuống chiếu rằng những người mua dân lương thiện làm nô tỳ thf cho cuộc lại,
ruộng đất và nhà ở thì không the luật này.
Các chính sách bảo vệ, phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp:
Nhà Trần vừa nắm chình quyền đã có biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất
nông nghiệ, mở rộng thêm diện tích canh tác. Triều đình dã áp dụng biện pháp khuyến
khich nông nghiệp, trong đó có tổ chức làm thủy lợi trong phạm vi cả nước.
Nhà Trần ý thức được rằng việc muốn bảo bệ mùa màng, nhà cửa, tính mạng một
cách ổn định lâu dài phải có uy hoạch đắp đê quy mô theo cả dòng sông. Năm 1248, Thái
Tông đặt ơ uan Hà đê, có Chánh sứ, Phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ phủ lại xuống
chiếu đắp đê. Đây là một công việc quan trọng. Một bước ngoặc lớn trong lịch sử thủy lợi
nước ta. Nhà nước tổ chức đắp đê trên các triền sông và cac cơ quan chuyên trách chỉ đạo
và quản lý đê điều. Triều đình đã bỏ ra một số tiền không ít chi tiêu cho công trình này.
Đoạn đê nào lấn vào ruộng đất tư nhân đều được đền bù. Cho đến ngày nay, nhiều địa
phương ở vùng sông Hông vãn còn đê Quai Vạc, hay Đỉnh Nhĩ.
Việc đắp đê Đinh Nhĩ không chỉ dành riêng cho vùng đồng bằng sông Hồng mà
còn thực hiện ở Thanh Hóa và Nghệ An.
Công cuộc xây dựng thủy nông cũng được nhà Trần chú ý. Ở Thanh Hóa và Nghệ
An là nơi có nhiều công trình thủy nông như đào kênh Trầm, kênh Hào, Đào sông Mã,
Sông Lễ; đục núi Chiếu Bạch... năm 1256, triều đình cho khơi lại sông Tô Lịch nhằm
đảm bảo giao thông đồng thời để tưới tiêu cho các vùng xung quanh kinh thành. Sang thế
kỷ XIV nhiều công trình thủy nông vẫn được tiếp tục xây dựng như; đào sông Thanh Hóa

và Nghệ An, nạo vét sông dào Thanh Hóa đến cửa biển Hà Hoa, đào tiếp sông ở Tân Bình
và Thuận Hóa.
Trước đây là những công trình trị thủy và thủy nông do nhà nước tổ chức xây
dựng. Chắc chắn còn nhiều đê đập, kênh ngòi mà nhân dân tự làm lấy để bảo vệ thành
quả sản xuất của mình.



×