Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đề án nâng cao chất lượng hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 55 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết xây dựng đề án
Nghị quyết số 46 -NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đã chỉ rõ: Sức khoẻ là
vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ Nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn
nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những
chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này
là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Sau ba mươi năm đổi mới, được sự quân tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều yếu tố như
môi trường, biến đổi khí hậu, xã hội và lối sống có ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe nhân dân; mô hình bệnh tật đang thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có
xu hướng quay trở lại, các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thương thích
ngày càng tăng, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường.
Khi xã hội phát triển, điều kiện kinh tế đi lên, người bệnh đến bệnh
viện không chỉ vì nhu cầu khám và được chữa khỏi bệnh, mà còn có yêu cầu
thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện khác. Sức khỏe là vốn
quý, là tài sản vô giá của mỗi con người, là mối quan tâm hàng đầu của cộng
đồng xã hội nên nhiều bệnh viện được xây dựng và đưa vào hoạt động. Do đó,
chất lượng bệnh viện trở thành yêu cầu cấp thiết, ngày càng được các bệnh
viện quan tâm, nhằm giảm bớt lãng phí, góp phần đáp ứng nhu cầu của cộng
đồng xã hội, đồng thời tạo uy tín, thương hiệu, gia tăng sức thu hút, đem lại
sự hài lòng cho người bệnh và thân nhân của họ.
Thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai, cùng ngành
Y tế huyện Bảo Thắng đã luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều giải


2


pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho Bệnh viện đa khoa huyện Bảo
Thắng (BVĐKHBT). Bệnh viện cũng đã nỗ lực đạt được nhiều tiến bộ trong
các hoạt động khám, chữa bệnh, tạo được niềm tin đối với người dân địa
phương, người bệnh đến khám và điều trị bệnh ngày càng nhiều. Đến nay về
cơ bản BVĐKHBT đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân
trong khu vực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, Bệnh viện vẫn
còn khó khăn về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn
của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế còn hạn chế, nhận thức về chất lượng khám
chữa bệnh trong đội ngũ cán bộ, viên chức còn chưa đồng đều; chưa tận dụng
hết các cơ hội và thế mạnh để phát triển, việc cung ứng các dịch vụ chưa đáp
ứng được đầy đủ nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng cao
của nhân dân.
Thực trạng trên, đang đặt ra nhu cầu cấp thiết phải phát triển toàn diện
BVĐKHBT nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân
huyện Bảo Thắng và các vùng lân cận trong thời kỳ mới, thời kỳ mở rộng hợp
tác quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ những lý do cấp thiết nêu trên, với cương vị là một cán bộ lãnh đạo,
quản lý Bệnh viện, tôi lựa chọn vấn đề: “Phát triển Bệnh viện đa khoa huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2019” làm đề án tốt nghiệp
chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đạt tiêu chuẩn Bệnh
viện đa khoa hạng II vào cuối năm 2019, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khám,
chữa bệnh ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân các dân tộc trong khu vực.
2.2. Mục tiêu cụ thể


3


2.2.1. Phát triển BVĐKHBT quy mô 240 gường bệnh năm 2016 lên 470
gường bệnh năm 2019 (Trong đó tại bệnh viện trung tâm từ 170 lên 400
gường bệnh; Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 03 phòng khám đa
khoa khu vực với quy mô 70 giường bệnh). Bệnh viện đạt tiêu chuẩn bệnh
viện hạng II (điểm chuẩn 70-90/100 điểm), mục tiêu phấn đấu 80/100 điểm;
với các nội dung, tiêu chuẩn đạt được như sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu nâng hạng bệnh viện
TT

Nội dung

Điểm
chuẩn

Hiện
trạng

Mục
tiêu

A

Vị trí, chức năng và nhiệm vụ

10

6

7


B

Quy mô và nội dung hoạt động

20

7

10,5

C

Cơ cấu lao động, trình độ cán bộ

30

23,5

26,5

D

Khả năng chuyên môn kỹ thuật

20

15

18


E

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

20

13

18

Cộng
100
(Phụ lục 1.1: Mục tiêu chi tiết nâng hạng kèm theo)

64,5

80

2.2.2. Đổi mới công tác quản lý kinh tế y tế, xây dựng được nền tảng tài
chính vững mạnh, vận dụng có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính theo mô hình
doanh nghiệp; mang lại lợi ích và thu nhập ổn định cho bệnh viện, các đối tác
liên doanh liên kết và đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.
2.3.3. Đổi mới tư tưởng, nhận thức, nâng cao đạo đức nghề nghiệp
trong công chức, viên chức:
- 100% công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị chuyển biến
nhận thức kinh tế Nhà nước bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Coi bệnh
nhân và thân nhân người bệnh là khách hàng, là trung tâm cho mọi hoạt động
của toàn thể các bộ phận, cá nhân trong bệnh viện.



4

- 100% công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị thực hiện tốt
Quy tắc ứng xử hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Nâng cao y đức (đạo
đức nghề nghiệp), đây là mục tiêu quan trọng mà mỗi công chức, viên chức
phải thường xuyên thực hiện.
- 100% công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị trung thực,
trách nhiệm, nói đi đôi với làm đoàn kết cùng xây dựng môi trường làm việc
thân thiện, hiệu quả cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Giới hạn về đối tượng
Phát triển toàn diện Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.2. Giới hạn về không gian
Đề án thực hiện tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.3. Giới hạn về thời gian
Đề án được thực hiện từ năm 2016 đến hết tháng 12 năm 2019


5

B. NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Bệnh viện
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về Bệnh viện. Nhưng nhìn
chung đều thống nhất rằng: Bệnh viện là cơ sở để khám và chữa trị cho bệnh
nhân khi bệnh của họ không thể chữa ở nhà hay nơi nào khác. Đây là nơi tập
trung các chuyên viên y tế gồm các bác sĩ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ
thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng

Theo quan điểm hiện đại, bệnh viện là một hệ thống, một phức hợp và
một tổ chức động.
Theo Bộ Y tế, bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao
gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có
trang thiết bị cơ sở hạ tầng để phục vụ người bệnh.
Trong đề án này chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm bệnh viện theo
quan điểm của Bộ Y Tế.
1.1.1.2. Bệnh viện đa khoa
Bệnh viện đa khoa là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa
trị hầu hết các loại chứng bệnh. Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm
việc tại một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những
bác sĩ của ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu - nhất là nghiên cứu
những bệnh khó chẩn đoán hay chữa trị. Các bệnh viện này thường có phòng
cấp cứu, phòng xét nghiệm máu và quang tuyến và phòng điều trị tăng cường.
Theo Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa có nhiều hạng, cơ bản có các bệnh
viện đa khoa sau:


6

Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ
Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh,
chữa bệnh cho Nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh
viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang
bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các
ngành, có độ ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và
có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III.
Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế

tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân
dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các Ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang
thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
1.1.1.3. Khám, chữa bệnh
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực
thể, khi cần thiết thì làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng và chỉ
định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được
công nhận và thuốc được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục
hồi chức năng cho người bệnh.
1.1.1.4. Chất lượng bệnh viện
Chất lượng bênh viện là toàn bộ các khía cạnh liên quan đến người
bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn
kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động
khám, chữa bệnh.


7

Một số khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng tiếp cận dịch vụ, an
toàn, người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn,
kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả…
1.1.1.5. Phát triển bệnh viện
Các mặt, các phương diện tạo nên chất lượng bệnh viện ngày một tốt
hơn, có cơ cấu hợp lý đạt kết quả trong từng thời điểm nhất định, mà ở đó
hiệu quả giai đoạn sau phải toàn diện hơn, sâu sắc hơn trước đó.
Cụ thể là phát triển bệnh viện ở đây là từ bệnh viện hạng III lên thành
bệnh viện hạng II theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện

Bệnh viện có 07 chức năng và nhiệm vụ chính: Cấp cứu - Khám bệnh,
chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng
bệnh; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế trong bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa tuyến huyện có đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của
một bệnh viện, cụ thể như sau:
Một là, cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường
hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu,
khám bệnh chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. Tổ chức khám sức khỏe và
chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. Có trách nhiệm giải quyết
toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại
khoa. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y hội đồng
giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu. Tổ chức
chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.
Hai là, đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các
trường lớp trung học y tế. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong
bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.


8

Ba là, nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề
tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tham gia các công trình
nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở. Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và
các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Bốn là, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch và
chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ
chẩn đoán và điều trị. Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

Năm là, phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường
xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Tuyên truyền giáo dục
sức khỏe cho cộng đồng.
Sáu là, hợp tác quốc tế: Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ
chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
Bảy là, quản lý kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân
sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các
dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức
kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám, chữa bệnh.
1.1.3. Xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế
Thực hiện theo Thông tư số: 23/2005/TT-BYT Bộ Y tế, ngày 25 tháng
08 năm 2005.
1.
2.
3.
4.
5.

Nhóm tiêu chuẩn I:
Vị trí, chức năng và nhiệm vụ:
Nhóm tiêu chuẩn II: Quy mô và nội dung hoạt động:
Nhóm tiêu chuẩn III: Cơ cấu lao động, trình độ cán bộ:
Nhóm tiêu chuẩn IV: Khả năng chuyên môn kỹ thuật.
Nhóm tiêu chuẩn V: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị:
Nguyên tắc tính điểm và xếp hạng bệnh viện:

10 điểm
20 điểm
30 điểm

20 điểm
20 điểm


9

Cho điểm theo từng tiêu chuẩn cụ thể trong bảng điểm, không vận dụng
điểm trung gian. Không được tính điểm trong trường hợp thông số chưa hoàn
chỉnh. Trường hợp thỏa mãn các cấp độ trong 1 tiêu chuẩn thì lấy số điểm ở
cấp độ cao nhất cao nhất. Căn cứ để tham khảo tính điểm: Các báo cáo, số
liệu lưu trữ của bệnh viện và qua kiểm tra thực tế. Các bệnh viện thuộc khu
vực miền núi, vùng cao, hải đảo và vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (theo quy
định của Uỷ ban dân tộc) được cộng thêm 02 điểm.
Xếp hạng bệnh viện: Bệnh viện Hạng I, phải đạt từ 90 điểm trở lên và
thỏa mãn các điều kiện bắt buộc. Bệnh viện Hạng II: phải đạt từ 70 đến dưới
90 điểm và thỏa mãn các điều kiện bắt buộc như qui định tại mục 4 phần B
dưới đây đối với BV Hạng II. Bệnh viện Hạng III: phải đạt từ 40 đến dưới 70
điểm. Bệnh viện Hạng IV: dưới 40 điểm. Bệnh viện Hạng đặc biệt: những BV
Hạng I đạt 100 điểm và thỏa mãn các tiêu chuẩn xếp hạng đặc biệt.
Những điều kiện bắt buộc: Các bệnh viện được xếp Hạng I và Hạng II,
bên cạnh tổng số điểm phải đạt theo các nhóm tiêu chuẩn chung, bắt buộc
phải đạt được số điểm tối thiểu đối với một số tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Các điều kiện bắt buộc
Điều kiện và điểm tối
TT
1
2
3
4


Tiêu chuẩn
Giám đốc và các Phó giám đốc
Các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
Các Trưởng khoa và Phó trưởng khoa
Các Điều dưỡng/ Nữ hộ sinh/ Kỹ thuật

thiểu phải đạt
BV hạng I
BV hạng II
5 điểm
4 điểm
Trên 3 điểm
≥ 2,5 điểm
4 điểm
≥ 3 điểm
4 điểm
≥ 3 điểm

viên trưởng các khoa lâm sàng
5 Tỷ lệ người bệnh nội trú thuộc diện chăm

3 điểm

≥ 1,5 điểm

sóc cấp một
6 Trưởng phòng Điều dưỡng

đại học


đại học, cao

đại học

đẳng
đại học

7 Trưởng phòng Tài chính kế toán


10

8 Không có chức danh y sĩ làm công tác
khám bệnh, chữa bệnh

+

+

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
- Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình
hình mới, đã chỉ rõ “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở
vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là
bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách
cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân ngay tại địa phương. Từng
bước phát triển mạng lưới các khoa và bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức
năng. Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư"1 .
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao chất

lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. Quan tâm
chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát triển hệ thống y tế dự phòng, chủ động
phòng bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp
khắc phục nhanh tình trạng quá tải bệnh viện. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở y
tế, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo; hoàn thành việc xây dựng một số bệnh
viện tuyến cuối; nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh và bác sĩ gia đình. Đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tiêu
chuẩn quản lý và kiểm tra chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Tăng cường
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng. Nâng
cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm và y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Chú

1

Bộ Chính trị, Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và

nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, tr 1 - 2.


11

trọng phát triển nhân lực y tế trình độ cao, tăng cường nhân lực y tế cho khu
vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo .
Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển y tế ngoài công lập, thí điểm hình
thành cơ sở khám, chữa bệnh theo hình thức hợp tác công - tư và mô hình
quản lý bệnh viện như doanh nghiệp công ích. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện
bảo hiểm y tế toàn dân. Đổi mới cơ chế tài chính, điều chỉnh giá dịch vụ y tế
theo lộ trình, tính đúng, tính đủ và bảo đảm công khai, minh bạch; đồng thời
hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, …”1.
- Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2015 – 2020, tại
Đề án 07 phát triển y tế, chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân giai đo0àn

2016 – 2020 đã đề ra mục tiêu: “Tiếp tục phát triển hệ thống y tế tỉnh Lào Cai
từng bước hiện đại, hoàn chỉnh đồng bộ từ tuyến tỉnh, huyện đến xã phường,
thị trấn; đảm bảo trong chủ động phòng chống dịch bệnh hiệu quả, chất lượng
trong khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và
đa dạng của Nhân dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong;… nâng cao một
bước chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân”2.
- Kết luận số 56 - KL/TU ngày 26/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Lào Cai đồng ý đồng ý chủ trương nâng quy mô giường bệnh của Bệnh viện
đa khoa Bảo Thắng để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe Nhân dân giai đoạn 2016 – 2020.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13
được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2014. Về quyền lợi của người tham gia
BHYT, Luật quy định từ ngày 01/01/2016 mở thông tuyến khám chữa bệnh
1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thữ XII, NXB Công ty TNHH
MTV In Tiến Bộ, tr 301 – 302.
2

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Lào Cai (2015), Tài liệu tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần

thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, NXB Công ty Cổ phần In và thương mại Lào Cai, tr 70.


12

BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh; từ ngày
01/01/2021, mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc; mở thông tuyến khám chữa
bệnh BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương trong phạm vi cả nước đối

với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, theo đó
người tham gia BHYT được thanh toán như điều trị đúng tuyến.
- Nghị định số: 16/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đã quy
định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công như sau: Đến năm 2016, tính đủ
chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu
hao tài sản cố định); Đến năm 2018 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực
tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định); Đến năm
2020, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí
khấu hao tài sản cố định. Theo Nghị định nêu trên bệnh viện từng bước phải
thực hiện tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và tài chính.
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
một số cơ chế, chính sách phát triển y tế. Nghị quyết đồng ý đẩy mạnh triển
khai các cơ chế, chính sách sau nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh: Vay vốn để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trong khuôn viên đất hiện có và được quyết định tổ chức bộ máy,
phương thức quản lý phù hợp. Liên doanh, liên kết (góp vốn bằng: tiền; cơ sở vật
chất; năng lực, chất lượng, uy tín của đơn vị) với các nhà đầu tư để đầu tư xây
dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh
nghiệp. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức (gọi tắt
là người lao động) làm việc tại bệnh viện tư. Giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo
yêu cầu, giá dịch vụ khám, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc tính đủ chi
phí và có tích lũy. Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo mô hình


13

doanh nghiệp được quyền quyết định mức giá. Các đơn vị phải thực hiện kê khai
và niêm yết giá dịch vụ theo quy định.

- Quyết định Số: 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế ban hành
Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng
khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản;
- Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Y tế
hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại
bệnh viện;
- Thông tư số 43/2013/ TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định
chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng
hạng trên toàn quốc.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong những năm qua, Nhà nước đã dành
nhiều sự quan tâm, đầu tư phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh từ trung ương
đến địa phương bằng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính
phủ, ODA và nhiều nguồn vốn khác. Riêng từ năm 2008 đến 2015, đã có 610
trong tổng số 760 bệnh viện ở ba tuyến (trung ương, tỉnh, huyện) được đầu tư
từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và từng bước hoàn thành đưa vào sử dụng,
phục vụ khám chữa bệnh cho Nhân dân.
Dù vậy, cơ sở hạ tầng của ngành y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh của người dân. Đến nay, tỷ lệ giường bệnh mới đạt 24,5
giường bệnh/10 nghìn dân, trong khi đó, theo khuyến nghị của các tổ chức
quốc tế thì chỉ tiêu này cần đạt là 39 giường bệnh/10 nghìn dân. Phần lớn các
bệnh viện đều có công suất sử dụng giường bệnh cao do chưa được mở rộng,


14

trong khi dân số và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, làm cho tình

trạng người bệnh nằm ghép là phổ biến ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, việc phân
bố giường bệnh chưa cân đối, tỷ trọng giường bệnh tuyến cuối đạt thấp trong
khi đó cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu, không đồng bộ, gây ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế. Đáng lưu ý, tình trạng quá tải cũng là
nguyên nhân dẫn đến nhiều tiêu cực trong ngành.
Tỉnh Lào Cai hiện có 01 bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 600 giưởng
bệnh, 04 bệnh viện chuyên khoa tổng quy mô 400 gưởng bệnh; tuyến huyện
1.275 giường bệnh (trong đó 08 bệnh viện đa khoa tuyến huyện tổng quy mô
815 gường bệnh, 36 phòng khám đa khoa khu vực quy mô 460 giưởng bệnh).
Các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực đều được đầu tư nâng cấp, xây
dựng mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Công xuất sử dụng giường bệnh
bình quân từ năm 2013 – 2015 tại tuyến tỉnh 110 - 130%, tuyến huyện 95 110%, các phòng khám khu vực 58% - 70%.
Hiện tại BVĐKHBT quy mô 240 giường bệnh theo kế hoạch được
giao: trong đó 170 gường tại bệnh viện (thực kê 400 giường), 70 gường tại 3
phòng khám đa khoa khu vực) là bệnh viện có quy mô, năng lực lớn nhất
trong các bệnh viện tuyến huyện và là bệnh viện có công xuất sử dụng giường
bệnh cao nhất so các bệnh viện trong tỉnh.
Bảng 2.2: Kết quả khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện từ năm 2013-2016
Năm
Năm
Năm
6TTT
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
2016
I

Khám ngoại trú


1

Kế hoạch giao (lượt khám)

44.200

44.200

44.200

44.200

2

Thực hiện

78.470

79.952

83.115

48.270

3

Đạt % kế hoạch cả năm

177,5% 180,9% 188,0%


109,2%

II

Điều trị nội trú


15

1

Kế hoạch giao (Giường bệnh)

170

170

170

170

2

Số bệnh nhân điều trị nội trú

13.880

15.183


18.866

10.586

3

Tổng số ngày điều trị

93.601 104.582 137.911

71.190

4

Ngày điều trị bình quân

6,74

6,89

7,31

6,72

5

Công xuất giường bệnh (%)
150,8% 168,5% 222,3% 232,6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết, sơ kết Bệnh viện từ năm 2013 – 2016)
Bảng 2.3: Kết quả khám, chữa bệnh tại các phòng khám từ năm 2013-2016

Năm
Năm
Năm
6TTT
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
2016
I

Khám ngoại trú

1

Kế hoạch giao (lượt khám)

18.200

18.200

18.200

18.200

2

Thực hiện

42.447


45.116

38.659

17.019

3

Đạt % kế hoạch

233,2% 247,9% 212,4%

93,5%

II

Điều trị nội trú

1

Kế hoạch giao (Giường bệnh)

2

Số bệnh nhân điều trị nội trú

3

Tổng số ngày điều trị


4

Ngày điều trị bình quân

5

70

70

70

70

3.162

3.241

3.544

1.382

23.387

23.352

25.289

8.983


7,40

7,21

7,14

6,50

Công xuất giường bệnh (%)
91,5% 91,4% 99,0%
71,3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết, sơ kết Bệnh viện từ năm 2013 – 2016)
Từ thực tiễn kết quả khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện từ năm 2013

đến hết tháng 6 năm 2016, cho thấy với quy mô 240 gường bệnh hạng III
Tình trạng quá tải tại BVĐKHBT ngày càng gia tăng với tốc độ ngày càng
cao: Năm 2015 tại bệnh viện trung tâm công xuất gường bệnh lên 222,3%,
khám bệnh đạt 188% kế hoạch; tại các phòng khám khu vực công xuất gường
bệnh đạt 99%, khám bệnh đạt 212,4% kế hoạch.


16

Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2016 việc quy định “thông tuyến”
huyện đã đẩy lượng bệnh nhân tại BVĐKHBT tăng vọt, tại bệnh viện trung
tâm những ngày đầu tuần bệnh nhân nội trú đạt mức kỷ lục 568 bệnh
nhân/170 gường bệnh kế hoạch. Việc quá tải bệnh viện ảnh hưởng lớn đến
chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh: Tình trạng nằm ghép, phòng bệnh
chật hẹp, nóng bức, bệnh nhân không được khám xét toàn diện, kịp thời phải

chờ đợi...nếu bệnh viện không được đầu tư, phát triển, nâng gường bệnh kịp
thời thì không thể đáp ứng được nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe của Nhân dân.
Đời sống Nhân dân trong huyện không ngừng được cải thiện theo chiều
hướng tích cực, vì vậy, một bộ phận không nhỏ có nhu cầu được hưởng thụ
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng cao. Chính vì vậy việc nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân là nhu cầu bức thiết của cuộc sống.
Bên cạnh đó, cơ chế giao quyền tự chủ và thu viện phí theo dịch vụ y tế
trong bệnh viện hiện đã và đang bộc lộ một số mặt trái, gây nguy cơ lạm dụng
quỹ bảo hiểm y tế. Giá viện phí chậm thay đổi để phù hợp với giá thị trường,
cùng một kỹ thuật nhưng giá dịch vụ tại bệnh viện các tuyến trung ương và
các tuyến tỉnh, huyện không chênh lệch, hoặc chênh lệch không đáng kể; quy
định tuyến kỹ thuật và quy định danh mục thuốc theo tuyến phần nào đã thúc
đẩy việc tự vượt tuyến của người bệnh.
Hệ thống phòng khám và các bệnh viện tư nhân ra đời ngày càng nhiều
thu hút nguồn nhân lực có chất lượng và phát triển nhiều dịch vụ đòi hỏi bệnh
viện phải nỗ lực tập trung các nguồn lực và các lợi thế để thu hút và cạnh
tranh về nhân lực cũng như việc gia tăng bệnh nhân đến khám và điều trị.
Đây chính là những thách thức đòi hỏi bệnh viện huyện Bảo Thắng phải
kịp thời đổi mới, phát triển để thích ứng với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày
càng cao của Nhân dân.


17

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện các nguồn thu từ năm 2013-2015
ĐVT: 1.000.000 đồng
STT

Các khoản mục


Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

Tổng thu

60.491

75.357

73.795

1

Ngân sách cấp định mức

20.509

18.855

22.125

2

Thu viện phí


37.738

43.314

45.734

3

Ngân sách ngoài định mức

2.244

13.188

5.936

II

Tổng chi

60.491

75.357

73.795

1

Con người


15.404

19.586

19.233

2

Đầu tư phát triển

60

1.708

1.265

3

Nghiệp vụ chuyên môn

45.027

51.822

50.159

4

Lập quỹ dự phòng


0

2.241

3.138

Bảng 2.5: Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản từ năm 2013 - 2015:
ĐVT: 1.000.000 đồng
STT
1

Các chỉ tiêu
Tổng thu
Tốc độ tăng

2

Chi đầu tư phát triển
Tốc độ tăng

3

Chi con người
Số người
Bình quân người
Tốc độ tăng

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

60.491

75.357

73.795

0%

125%

98%

60

1.708

1.265

0%

2847%

74%

15.404


19.586

19.233

242

242

242

64

81

79

108%

127%

98%

Giai đoạn từ năm 2013 - 2015, với định mức kinh phí ngân sách Nhà
nước cấp cho bệnh viện 68 triệu đồng/ giường bệnh, 43 triệu đồng/giường
phòng khám khu vực và việc cấp bổ sung kinh phí đặc thù, ngoài định mức
(như hỗ trợ tiền trực, phẫu thuật, thủ thuật, vệ sinh công nghiệp, mua sắm tài


18


sản,…) đã tạo điều kiện cho bệnh viện trong việc cân đối tài chính phục vụ
hoạt động chuyên môn, từng bước giành một phần kinh phí để đầu tư phát
triển. Năm 2014 đơn vị được ngân sách cấp 4 tỷ đồng do vượt công xuất sử
dụng giường bệnh năm 2012 và 2013; kinh phí vượt công xuất sử dụng
giường bệnh năm 2014, 2015 đơn vị đã lập kế hoạch ước 5 tỷ đồng đề nghị
cấp vào năm 2016. Như vậy tình hình tài chính của bệnh viện khá ổn định.
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế từ năm 2013 – 2016
ĐVT: 1.000.000 đồng
TT

NỘI DUNG

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015

6T.2016

1

Tổng quỹ được giao

46.535

55.760

58.758


29.111

2

Kinh phí chuyển tuyến

23.675

30.503

38.128

20.642

3

Sử dụng tại đơn vị

37.738

43.314

45.734

28.474

Kinh phí thanh toán cho bệnh nhân chuyển tuyến ngày càng tăng cao,
có thể nói bệnh nhân chuyển tuyến ngày càng gia tăng, BVĐKBT chưa đáp
ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân trên địa bàn. Mặt khác do
kinh phí chuyển tuyến tăng cao, số quỹ còn lại sử dụng tại đơn vị gặp khó

khăn, thường xuyên thiếu và phải xin điều chỉnh quỹ.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Huyện Bảo Thắng, nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai dân số 100.577 người
(đông nhất tỉnh), với 17 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống. Công tác
chăm sóc sức khỏe Nhân dân; giáo dục - đào tạo; xóa đói, giảm nghèo; chăm
lo các đối tượng chính sách, giải quyết việc làm đạt kết quả tốt; bảo đảm an
sinh xã hội. Kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 tăng trưởng khá đạt 17%/năm, đời
sống của Nhân dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu
người năm 2015 đạt 20,3 triệu đồng.


19

Huyện có hệ thống giao thông thuận lợi đường sắt, đường thủy, đường
bộ là cầu nối giữa các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn,
Simacai với thành phố Lào Cai.
Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Tằng Loỏng là khu công
nghiệp tuyển khoáng, luyện kim, hoá chất lớn nhất ở Việt Nam, tại đây tập
trung các dự án lớn đang hoạt động ổn định, số công nhân khu công nghiệp
ước tính khoảng 10.000 người. Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất tại
đây đã bộc lộ những yếu kém trong quy trình sản xuất gây ảnh hưởng đến môi
trường dân sinh, mô hình bệnh tật, bức xúc trong dư luận.
Hệ thống y tế huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai gồm:
- 01 phòng y tế
- 01 Bệnh viện đa khoa hạng III tuyến huyện
- 01 Trung tâm Y tế (TTYT) huyện và 15 trạm y tế xã, thị trấn
- 01 Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm
- 01 Trung tâm dân số (TTDS) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)
Hệ thống y tế huyện có nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức

khỏe cho hơn 105.000 dân huyện Bảo Thắng và trên 20.000 dân các xã lân
cận của các huyện giáp danh thuộc tỉnh Lào Cai. Mặt khác, độ bao phủ của
Bảo hiểm y tế tại Lào Cai năm 2015 đạt trên 95% (cả nước khoảng 74%).
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.2.1. Khái quát về Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng
Năm 1991 tỉnh Lào Cai được tái thành lập, bộ máy chính quyền tỉnh
đóng trên địa bàn huyện Bảo Thắng. BVĐKHBT đảm nhiệm chức năng,
nhiệm vụ bệnh viện tuyến tỉnh duy nhất của tỉnh Lào Cai cho đến năm 1995.
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của bệnh viện về nguồn nhân lực,
quy mô giai đoạn này 120 giường bệnh.


20

Năm 1995 thị xã Lào Cai thủ phủ tỉnh Lào Cai tái thành lập, các bệnh
viện tuyến tỉnh dần được thành lập. BVĐKHBT được giao nhiệm vụ bệnh
viện đa khoa khu vực phía nam tỉnh Lào Cai cho đến nay. Trong thời gian này
BVĐKHBT không ngừng phát triển về quy mô, năng lực, và là địa chỉ đáng
tin cậy của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai; tuy vậy Bệnh viện đã chi viện
cho các bệnh viện, đơn vị y tế tuyến tỉnh trên 30 bác sỹ.
Đến nay Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng quy mô 240 giường bệnh
kế hoạch (thực kê 475 giường) hạng III, có 4 phòng chức năng, 12 khoa lâm
sàng và cận lâm sàng; 3 Phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc. Tổng số
công chức, viên chức toàn bệnh viện hiện có 243 người (trong đó: công tác tại
Bệnh viện: 173, tại 3 Phòng khám khu vực: 70). Về chất lượng cán bộ: Sau
đại học: 28; đại học, cao đẳng: 61; trung cấp: 143; lao động khác: 11.
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực, trình độ cán bộ
TT

Nội dung


Tổng
số

1

Bác sỹ, y sỹ

76

2

Dược

3

Thạc
sỹ

Chuyên
khoa I

1

8

Chuyên
Đại
khoa
học,cao

sơ bộ
đẳng

Khác

9

40

23

7

14

2

Điều dưỡng,

89

21

62

6

4

Kỹ thuật viên


16

9

7

5

Nữ hộ sinh

20

5

15

6

Kinh tế

9

7

Luật

1

1


8

Tin học

2

2

9

Nhân viên khác

7

Tổng

243

18

Trung
học

1

2

8


8

18

61

4

3

143

11

(BVĐKHBT ngày 30 tháng 06 năm 2016)
Bệnh viện có bề dày truyền thống với các phong trào thi đua sôi nổi,
được đông đảo cán bộ, viên chức hưởng ứng và tích cực tham gia thi đua,
được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: 16 năm liền được


21

Bộ Y tế tặng danh hiệu bệnh viện xuất sắc toàn diện, được Nhà nước tặng
Huân chương lao động hạng 3, 2, 1 và đang thực hiện Đề án xây dựng đơn vị
Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới…
2.2.2. Thực trạng chất lượng Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng
Trong giai đoạn 2016 - 2019 để BVĐKHBT phát triển, hiện đại hóa,
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh Nhân dân bắt buộc phải chú
trọng đến những thành tựu, hạn chế của các nội dung cơ bản sau:
2.2.2.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, vị trí, chức năng và nhiệm vụ: Hiện tại BVĐKHBT có ưu thế
lớn nhất trong các bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Lào Cai, Bệnh viện được
Sở Y tế Lào Cai giao chỉ đạo kỹ thuật, chuyên môn, sẵn sàng chi viện cho 4
huyện phía Nam của tỉnh. Là bệnh viện tuyến huyện duy nhất của tỉnh là cơ
sở thực hành cho sinh viên đại học của ngành y tế. Về công tác nghiên cứu
khoa học từ năm 2013 - 2015 đã có 01 đề tài cấp bộ, 2 đề tài và 38 sáng kiến
cấp cơ sở.
Thứ hai, quy mô và nội dung hoạt động: Với quy mô 240 gường bệnh
kế hoạch (470 thực kê) Bệnh viện có quy mô, nội dụng hoạt động lớn nhất so
các bệnh viện huyện và công xuất sử dụng gường bệnh cao nhất trong tỉnh.
Cơ cấu lao động, trình độ cán bộ: Hiện tại BVĐKHBT đã có được đội
ngũ cán bộ có trình độ, năng lực cao nhất so các bệnh viện tuyến huyện tỉnh
Lào Cai, đủ điều kiện thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
hạng III, quy mô 240 giường bệnh. Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăn sóc
sức khỏe của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Thứ ba, trong ba năm qua đơn vị đã làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo
bố trí sử dụng cán bộ, đã cử đi đào tạo lý luận chính trị cao cấp 03 đồng chí,
trung cấp 02 đồng chí; Về chuyên môn có 01 đồng chí học cao học, 05 đồng


22

chí chuyên khoa I, 19 bác sỹ chuyên tu, 06 đại học dược, 29 cử nhân điều
dưỡng (21 đã tốt nghiệp), 08 đại học tài chính.
Thứ tư, khả năng chuyên môn kỹ thuật: BVĐKHBT đã thực hiện được
gần 87% tổng số kỹ thuật phân tuyến và 504 kỹ thuật vượt tuyến. Hàng năm
Bệnh viện phẫu thuật khoảng 1.500 ca từ loại 1 trở xuống; tiếp nhận và chuẩn
đoán và điều trị tất cả các bệnh theo chuyên khoa.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: Cơ sở hạ tầng được xây dựng từ
năm 1995, nâng cấp hoàn thiện năm 2011 với khuôn viên thoáng mát, sạch

đẹp, nhiều cây xanh, diện tích xây dựng nhà và khuôn viên đảm bảo quy mô
240 giường bệnh. Về trang thiết bị đảm bảo danh mục trang thiết bị bệnh viện
hạng III, ngoài ra bệnh viện đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: máy phẫu
thuật nội soi, máy thở, máy gây mê, lồng ấp sơ sinh, máy siêu âm mầu 3D,
máy sinh hoá, máy ghế răng... phục vụ công tác khám chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe Nhân dân.
Thứ sáu, công tác quản lý kinh tế y tế bệnh viện: Công tác quản lý kinh
tế y tế được thực hiện đúng luật và hiệu quả các nguồn tài chính do ngân sách
cấp và các dự án, các nguồn tài trợ. Công tác thu viện phí được quan tâm đẩy
mạnh, minh bạch với người bệnh và thân nhân, thực hiện tốt chống thất thu
trong bệnh viện. Đảm bảo chính sách, chế độ, nâng cao đời sống cán bộ viên
chức, hàng năm thu nhập của người lao động cao hơn so với năm trước.
Thứ bảy, quản lý chất lượng bệnh viện: Với năm bậc thang chất lượng
BVĐKHBT là bệnh viện tuyến huyện duy nhất của tỉnh Lào Cai đạt mức 3:
Chất lượng khá, các bệnh viện huyện khác đạt mức 2: Chất lượng trung bình.
Thứ tám, tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử: Bệnh
viện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về văn hóa ứng sử, văn minh công
sở, đạo đức nghề nghiệp, có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ,
hành vi ứng xử của cán bộ, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, trong quan hệ


23

đồng chí, đồng nghiệp đặc biệt với người dân. Nhiều thầy thuốc, cán bộ, viên
chức đã nêu gương sáng về y đức, y đạo và y thuật góp phần nâng cao chất
lượng bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, củng cố và xây dựng niềm tin của
nhân dân đối với Bệnh viện. Bệnh viện 16 năm liền đạt bệnh viện xuất sắc
toàn diện.
Nguyên nhân chủ quan: Bệnh viện là đơn vị có bề dày truyền thống,
sớm xây dựng được cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và nền tảng

văn hóa là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân, có các thầy thuốc chuyên khoa
sâu ở một số lĩnh vực. Trong thời gian đầu tái lập tỉnh Bệnh viện được giao
nhiệm vụ bệnh viện tuyến tỉnh duy nhất của Lào Cai.
Nguyên nhân khách quan: Ngành Y tế đang được Đảng, Nhà nước và
Nhân dân quan tâm, thực hiện “Đề án xây dựng đơn vị Anh hùng lao động
trong thời kỳ đổi mới” Bệnh viện được Nhà nước đầu tư phát triển. Bệnh viện
có vị trí địa lý thuận lợi là đầu mối giao thông giữa các huyện phía Nam của
tỉnh. Đời sống được nâng cao, người dân quan tâm đến sức khoẻ ngày càng
cao, đặc biệt sự phát triển Khu công nghiệp Tằng Loỏng và việc thực hiện
thông tuyến khám chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
2.2.2.2. Những hạn chế
Thứ nhất, vị trí, chức năng và nhiệm vụ (đạt 6/10 điểm): Chưa được
UBND tỉnh Lào Cai công nhận là bệnh viện hạng II; Chưa có đề tài cấp Nhà
nước, đề tài cấp tỉnh, bộ còn ít.
Thứ hai, quy mô và nội dung hoạt động (đạt 7/20 điểm): Khám bệnh
ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh tại Bệnh viện quá cao trên 200%,
bệnh nhân nằm ghép, chờ đợi, khám bệnh và chăm sóc chưa toàn diện, nhiễm
khuẩn bệnh viện gia tăng, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh giảm sút.
Thứ ba, cơ cấu lao động, trình độ cán bộ (đạt 23,5/30 điểm): 02 phó
giám đốc chưa đủ trình độ cao cấp chính trị, còn có y sỹ điều trị tại các khoa


24

lâm sàng, tỷ lệ điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trung học so đại học còn
cao, Bệnh viện thiếu bác sỹ đặc biệt là các bác sỹ có trình độ chuyên môn sau
đại học.
Thứ tư, khả năng chuyên môn kỹ thuật (đạt 15/20 điểm): Theo Thông tư
43/2013 của Bộ Y tế quy định đối với bệnh viện hạng II thì hiện nay đơn vị
mới đạt được 45% kỹ thuật theo phân tuyến; một số bệnh chuyên khoa sâu

phải chuyển lên tuyến trên. Xét nghiệm, chuẩn đoàn hình ảnh, giải phẫu bệnh
chưa thực hiện được các kỹ thuật theo các tiêu chí của bệnh viện hạng II.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (đạt 13/20 điểm): Hệ thống cơ sở
hạ tầng bắt đầu xuống cấp, nhỏ hẹp, luôn quá tải, bệnh nhân nằm ghép là phổ
biến, thiếu tiện nghi, không đủ quy mô diện tích sử dụng, không đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn của chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
Trang thiết bị đặc điểm công nghệ sản xuất phân tán, không đồng bộ, đa
dạng và nhiều chủng loại khác nhau; nhiều thiết bị công nghệ từ trước năm
2011 đã lạc hậu, trang bị nhiều năm chất lượng xuống cấp. Nhiều trang thiết
bị thiết yếu chưa được đầu tư để thực hiện các kỹ thuật theo danh mục của
bệnh viện hạng II, đồng thời nâng cao chất lượng khám cữa bệnh cho Nhân
dân như: Máy siêu âm 4D, máy chạy thận nhân tạo, máy chụp cắt lớp vi tính,
máy nội soi tiêu hóa, máy gây mê hồi sức, các máy xét nghiệm tự động, các
bộ dụng cụ chuyên khoa mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt...
Thứ sáu, công tác quản lý kinh tế y tế bệnh viện: Là đơn vị sự nghiệp y
tế công lập, công tác quản lý bệnh viện mang nặng tính bao cấp, thiếu tự chủ
và chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, chưa tạo được động lực cho người
lao động để phát triển bệnh viện. Tính khoa học, tính kinh tế trong quản lý
khám chữa bệnh chưa được quan tâm đúng mức, chưa khai thác hết tiềm
năng, thế mạnh để phát triển.


25

Thứ bảy, quản lý chất lượng bệnh viện: Quản lý chất lượng bệnh
viện theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (QĐ 4858/QĐ-BYT ngày
03/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)...của đội ngũ cán bộ quản lý bệnh viện
còn yếu và thiếu, nhiều nội dung công tác cải tiến chất lượng chưa đạt được
hoặc đang ở mức rất thấp. Bệnh viện hiện tại điểm chất lượng đạt 03 điểm
mức thấp nhất của bậc thang thứ ba (loại khá).

Chưa thực hiện nghiêm, đầy đủ Quyết định 1313/QĐ-BYT về quy trình
khám bệnh, bệnh viện chưa có hệ thống phát số tự động, bố trí đầy đủ ghế
ngồi chờ cho người bệnh; quy trình khám chữa bệnh chưa thực sự theo hành
trình người bệnh, chưa khép kín một chiều, biển báo và hướng dẫn chưa thực
sự rõ ràng, người bệnh còn phải chờ đợi mất thời gian không cần thiết.
Bệnh viện sử dụng phầm mềm quản lý khám chữa bệnh EMED từ năm
2009 đến nay đã không đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Hiện tại
bệnh viện đang trong giai đoạn ứng dụng thử nghiệm phần mềm VNPT-HIS.
Thứ tám, tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử: Số
lượng nhân viên trẻ mới tuyển dụng lớn, một số chưa nhận thức được đầy đủ
các giá trị văn hóa trong giao tiếp, ứng xử và thực hiện dịch vụ. Theo thống
kê của bệnh viện 6 tháng đầu năm bình quân có 12% bệnh nhân chưa hài lòng
với ứng xử của cán bộ bệnh viện.
Nguyên nhân chủ quan: Bệnh viện chưa xây dựng được kế hoạch phát
triển tổng thể mang tính chiến lược. Những người quản trị bệnh viện chưa
thấu hiểu bản chất mô hình kinh tế mà mình đang quản trị. Các bác sĩ - giám
đốc vẫn làm công việc chuyên môn nhiều hơn, hầu hết thiếu kiến thức kinh tế,
ít kinh nghiệm kinh doanh. Từ đó xuất hiện nhiều bất cập trong quản trị
nguồn lực con người, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị bệnh viện. Trình độ
chuyên môn, nhận thức của một bộ phận cán bộ trong đơn vị chưa theo kịp
nhu cầu của xã hội và sự phát triển kinh tế thị trường.


×