Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.41 KB, 19 trang )

Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

MỤC LỤC

TT
I
1
2
3
II
1
2
3
4
III
1
2
3
IV

NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực hiện
Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Kết quả so sánh đối chứng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Kết luận
Bài học kinh nghiệm
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

Lêi c¶m ¬n

1/35

TRANG
3
3
5
5
6
6
7
8
31
32
32
33
33
35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng
dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm, c¶m ¬n các đồng chí trong Ban giám

hiệu, các đồng chí giáo viên trong nhµ trêng ®· gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu
kiÖn để tôi có cơ hội thÓ hiÖn những việc mà bản thân đã dành nhiều tâm
huyết đÓ thực đề tài tại nhà trường, đồng thời cũng là dịp để tôi nhận được
nhiều ý kiến đóng góp cho mình để cố gắng hơn nữa trên con đường sự nghiệp
nuôi dạy trẻ. Góp một phần nhỏ công sức của mình trong công tác nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường và đưa các phong trào nhà trường
ngày càng tiến bộ.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
của Hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý để đề tài có giá trị và ứng dụng thực
tế đạt hiệu quả.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:

2/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai đất nước.
Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những
đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh,chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tình huống.
Nhưng, không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối
với hầu hết mọi người, là động lực để có gắng đạt được mục tiêu. Đúng như nhà
giáo Đặng Lệ Thủy có nói: “Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng bên trong
bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên. Hãy tạo cho hạt mầm
đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng! Đó là công việc của tất cả
mọi người chúng ta”.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng

chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào
những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật
chất có thể biến các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không
chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ tính mạnh dạn tự
tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt
trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.
Vậy tự tin là gì?. Là nhân cách của con người, là sự thể hiện sự năng động sáng
tạo và chủ động trong cuộc sống. Đặc biệt Trẻ mẫu giáo bé rất cần có tính mạnh
dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền để cho trẻ phát triển nhân cách, là tiền để
giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc
sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng
cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con
người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà trẻ sẽ hòa đồng với bạn bè với mọi người
xung quanh. Trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ học cách nhận biết và đối phó cảm
xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với
môi trường xung quanh.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội,
phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện mục tiêu chương trình chăm sóc
giáo dục mầm non được dựa trên 5 lĩnh vực, phát triển thể chất, phát triển nhận
thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, cũng
như các chuyên đề khác mà đặc biệt năm học 2015- 2016 chuyên đề về rèn
luyện kĩ năng sống được đưa vào thực hiện đại trà trong tất cả các độ tuổi.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của trường thì chuyên rèn
luyện kĩ năng sống cho trẻ cũng là chuyên đề trọng tâm của năm học. Chính vì
vậy nhà trường nhà rất quan tâm xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng
cho kĩ năng sống của tất cả các độ tuổi trong nhà trường.

3/35



Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Bản thân tôi là giáo viên lâu năm hiện đang phụ trách lớp c 5 mẫu giáo bé,
nhận thức được tầm quan trọng của sự mạnh dạn tự tin đối với sự phát triển của
trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để rèn cho trẻ 3-4 tuổi sự mạnh dạn
tự tin có hiệu quả. Vậy làm thế nào để bé mạnh dạn tự tin khi than gia giao tiếp
với bạn bè và mọi người xung quanh? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mầy mò,
áp dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có
cơ hội được thể hiện sự mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi
người xung quanh và đã đạt được kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi đã lựa
chọn đề tài “Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé
3-4 tuổi trong trường mầm non Cự Khê” làm đề tài nghiên cứu cho năm học
2015- 2016
2. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế:
* Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp tôi được phân công chủ nhiệm.
Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng
của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Khảo sát thực tế:
-Về Ban giám hiệu:
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi
dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non,
tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
+ Ban giám hiệu đã trang bị đầy đủ tài liệu học, học liệu, thường xuyên tổ chức
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về kỹ năng sống cho trẻ.
+ Ban giám hiệu đã tổ chức buổi các buổi hội thảo về việc giáo dục kỹ năng
sống cho giáo viên toàn trường.
+ Lớp học trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy: Máy vi tính, ti vi,
đầu đĩa.
– Về giáo viên:

+ 1/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn. 2/3 cô có trình độ chuẩn.
+ Là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, có nhiều năm kinh nghiệm
giảng dạy trẻ, nhất là các cháu mẫu giáo bé, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với
công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên
cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và
giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc
rèn trẻ tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
4/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

– Về phụ huynh:
+Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh
+ Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở
nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo
để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
3.
Khó khăn:
– Về giáo viên:
+ Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức rèn tính mạnh dạn tự tin
cho trẻ.
+Giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin.
– Về học sinh:
+ Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy
cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn
nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như
bé Thanh Thủy, Minh Phương . Hải Ngọc, Mạnh Hưởng, Đình Tú,…….Một số
bé lại quá hiếu động như bé: Bảo An, Tiến Đại, Bảo Long, Đĩnh Chương.
– Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải

qua “thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ nhu
cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật
xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển.
– Về phụ huynh:
+ Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là nông dân và một số
nghề tự do nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà. Vì
vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên
và phụ huynh còn nhiều khó khăn.
+ Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự tự tin, chủ động và bao bọc. Đôi khi
yêu con quá mà “ Che chắn” con quá kỹ.
3. Số liệu điều tra:
Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công phụ trách lớp 3 tuổi C5.
- Tổng số cháu: 40 cháu
- Số trẻ trai: 22 cháu
- Số trẻ gái: 18 cháu
2/3 Số trẻ đã qua lớp nhà trẻ năm học 2014- 2015.
5/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

* Số liệu khảo sát đầu năm học 2014 - 2015:
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT TRẺ
STT

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

HỌ VÀ TÊN

TÍNH MẠNH DẠN TỰ TIN
Dám làm
Mạnh dạn giao Biết bày tỏ cảm
điều mình
tiếm với mọi xúc của mình
nghĩ

người
xung với người khác
quanh
Đạt Chưa
Đạt Chưa
Đạt
Chưa
đạt
đạt
đạt
Nguyễn Bảo An
X
X
X
Nguyễn Ngọc Bảo
X
X
X
An
Nguyễn Bảo Anh
X
x
X
Lê Nguyễn Minh
X
X
X
Ánh
Nguyễn Gia Bảo
X

X
X
Hoàng Ngọc Bích
X
X
X
Lê Đĩnh Chương
X
X
X
Nguyễn Tiến Đại
X
X
X
Hoang Văn Đức
X
X
X
Phạm Trung Dũng
X
X
X
Phạm Đăng Dũng
X
X
X
Nguyễn Cao Duy
X
X
X

Lê Thị Hồng Gấm
X
X
X
Phạm Hoàng Hà
X
x
X
Lê Ngọc Hà
X
X
X
Nguyễn
Mạnh X
x
X
Hưởng
Trịnh Minh Huy
X
X
X
Nguyễn Hữu Minh
X
x
X
Khôi
Nguyễn Lan
X
X
X

Lê Gia Linh
X
x
X
Đỗ Bảo Long
X
X
X
Nguyễn Gia Long
X
X
X
Lê Thị Hương Ly
X
x
X
Nguyễn Ly Na
X
x
X
Nguyễn Hữu Phú
X
X
X
Lê Nguyễn Minh
X
X
X
Phương
6/35



Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

Hoàng Minh Quân
Nguyễn Thị Như
Quỳnh
Nguyễn Cao Bảo Sơn
Nguyễn Tiến Tài
Lê Anh Thái
Nguyễn Anh Thư
Phạm Thanh Thủy
Lê Ngọc Bảo Thy
Nguyễn Minh Toàn
Lê Thanh Trúc

Phạm Thanh Trúc
Vũ Đình Tú
Nguyễn Kinh Vỹ
Phạm Ngọc Trâm
TỔNG

X

X
X

X

x
X

X
X

X
X

x

X
X
X
X

X

X

X

x
X

X
X

x

X

X
X

X

X

X

X
x

X
X
19
48%


X
X

x

X

21
52%

X

20
50%

X
X

x
20
50%

19
48%

X
21
52%


3. Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài:
Năm học 2015 - 2016 (từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016) và tiếp tục thực
hiện các năm tiếp theo.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự
tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có
giá trị.
Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình trước đám đông,
không sợ nói trước đông người.
Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà
không e ngại.
Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và
những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều
không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng
các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh
hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc
nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại
động cơ của hành vi mang tính tự tin, sáng tạo chủ động trong mọi tình huống,
7/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè.
Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển
mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ
động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai.
2. Thực trạng vấn đề :
Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, lĩnh vực phát triển tình

cảm là một lĩnh vực trong đó cần rèn tính tự tin cho trẻ là rất cao, giáo viên là
người hướng dẫn, tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hành kĩ năng tự tin của trẻ
Ở chương trình khung đặt ra yêu cầu nội dung giáo dục của từng độ tuổi
và đưa ra kết quả mong đợi cuối độ tuổi. Để đạt được kết quả mong đợi cuối độ
tuổi, với trẻ 3 tuổi giáo viên phải chủ động lựa chọn tình huống, bài dạy để có
thể lồng ghép tính tự tin vào hoạt động. Trong những năm học gần đây, khi thực
hiện tổ chức hoạt động nào đó mà cần rèn luyện tính tự tin cho trẻ thì giáo viên
chúng tôi còn lúng túng nhiều trong việc lồng ghép để dạy trẻ
Xuất phát từ thực tế trên là một giáo viên thì bản tôi luôn suy nghĩ muốn
trẻ có những kĩ năng trong cuộc sống thì cần phải rèn luyện tính tự tin nhiều hơn
nữa cho trẻ của lớp trong năm học này nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp nhằm cải tiến cho hoạt động giáo dục như sau.
3. Các giải pháp thực hiện
1.Tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy kinh nghiệm rèn trẻ mẫu giáo bé tính
mạnh dạn, tự tin:
Mục đích: Trang bị cho mình kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý trẻ 3 tuổi, các
phương pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ tính mạnh dạn, tự tin. Qua đó, áp dụng
thực tế trên trẻ.
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo
viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải
nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.
Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp
cận với trẻ, ngay từ đầu năm học, tôi đã tập trung nghiên cứu tài liệu Giáo dục
giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (sách dùng cho giáo viên), dành
nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi
của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh
giáo dục khác, trên mạng enternet Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu
rằng:
Để dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu
hiểu trẻ, cô cần:

Tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình
Lắng nghe khích lệ trẻ bày tỏ thái độ
8/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
Củng cố sự tự tin cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể
tích hợp
2.
Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở giúp trẻ thể hiện mình với cô
và các bạn trong lớp:
Mục đích: Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình
thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa
trẻ với trẻ.
Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong
lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với
diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý
trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và
giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi
đón trẻ vào năm học mới. Tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi
quy định, hay quy định với trẻ và cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá
to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi,
các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ,
không tranh dành đồ chơi của nhau.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để
trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi

trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú.
Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể
hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ
thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn
thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu
thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ những
thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn
dạy bé thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương
để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi
luôn thể hiện sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với chị em đồng nghiệp, với
phụ huynh.
3. Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi
dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi
9/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những
xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở
trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó
phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những
người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ,
làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè
và muốn họ.
VD: Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học
và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)

Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển
mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể.
Chuẩn bị: Phòng rộng
Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu
Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình
(chào các bạn tôi tên là Bình) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận
được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ
tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình
Trò chơi 2: Ước mơ của tôi .
Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ
Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.
Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ
Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con
hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu
và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở
sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người
bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc
xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng
các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến
giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”
Cho trẻ chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng:
Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?
Trò chơi 3: Sóng biển rì rào
Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác
Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.
Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng.

10/35



Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa?
Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng
biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào
chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên
biển nhé”.
Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo
tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng.
Trò chơi 4: Xin phép cô
Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hàng, cách cô giáo 2m. Trẻ đứng đầu sẽ
bước lên phía trên 1 bước, và nói ‘‘Xin phép cô’’ cô giáo nói được, hoặc ‘‘Không
con không được phép”. Khi cô giáo nói được thì trẻ phải nói lời cảm ơn trước
khi bước lên, nếu trẻ quên không nói lời ‘‘cảm ơn” thì sẽ bị quay về vạch xuất
phát. Tiếp tục chơi cho đến khi trẻ nào bước đến vị trí của ‘‘Cô” và trẻ đó sẽ
được làm cô
Giao tiếp:
– Con có thích làm cô giáo không?
– Nếu làm cô giáo con cảm thấy như thế nào?
Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn với
mọi người xung quanh thì con sẽ giành chiến thắng
Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với nhau
4.
Phối hợp với Ban giám hiệu tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ và hoạt
động ngoại khóa:
Có thể nói, việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức
giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích
cực. Thông qua đó, trẻ được học và mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô giáo, bạn bè
và cha mẹ.
Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp

từ đầu năm học tham mưu với Ban giám hiệu và xin ý kiến chỉ đạo về các kế
hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội:
Ngày 20/10 , này 20/ 11( ngày nhà giáo Việt Nam, ngày Tết Trung Thu, Noel,
Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một
hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Ngày 8-3 – Ngày phụ nữ Việt Nam
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội,
đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà
và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc
mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ

11/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: “Con chúc mẹ của
con luôn xinh đẹp và trẻ mãi” hay “Con chúc bà luôn khoẻ mạnh”
Các bé được “bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không
thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên
những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một
việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.
Chúng tôi cũng chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân khấu :
“Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa
những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và
mẹ.
Vào chương trình từng tốp các bé đã mạnh dạn lên hát múa những bài thật hay
và ý nghĩa về bà và mẹ, thật bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò
chơi “Bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ” . Kết quả là bé đoán chính
xác về sở thích ăn mặc của bà và mẹ hơn là bà và mẹ hiểu sở thích của con. Cả

hội trường như nghẹn lại khi nghe bạn Vân Khánh mạnh dạn nói về cảm xúc của
mình “Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối con đi
ngủ mẹ vẫn còn chưa về. Con ước được mẹ dẫn đi chơi công viên, mẹ đưa con
đi học”. Cả ngày bé không được nhìn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé
thường bận công tác xa nhà….và cảm xúc vỡ òa khi các bé đã tự tin chạy đến
ôm lấy cổ mẹ mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu thương. Thật không hạnh phúc gì
bằng, bà vui lắm, mẹ vui lắm.
Mẹ của bé Minh Quân nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và
các con đã tặng cho các bà và các mẹ một món quà đặc biệt ý nghĩa, trên khuôn
mặt của các bà, các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin
được các bé yêu đã biết chủ động lên tặng quà cho bà, cho mẹ
Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C5 lại thật đặc biệt
vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới 3 tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn
vinh từ các bạn trai cùng lớp, các bạn đã mạnh dạn trao tặng các bạn gái lời chúc
ý nghĩa nhất.
Với chủ đề “Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng, từng bé trai tự tin dắt một
người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái
cũng được các cô giáo giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu nữa, rồi các bé
được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi họp và
thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ “bí mật” mình quý bạn gái nào nhất.
Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên
tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con
niềm vui, tự hào vì được các bạn tự tin nói lên cảm xúc của mình, một số phụ
huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui và mạnh
dạn tự tin như thế.
12/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé


Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững
chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân
hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ
của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng
tôi vẫn cố gắng đi làm vì vậy không giấu được sự mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi bé
Hương Ly chạy tới ôm cổ tôi thì thầm “Cô giáo ốm à, cô đã uống thuốc
chưa?”Tôi thật sự xúc động từ một bé nhút nhát thụ động giờ bé Hương Ly đã
mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn.
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoài trời chúng tôi đã tổ chức cho các con giao
lưu với lớp c3 như : Chơi cắp cua, chơi kéo co...... mỗi hoạt động một hình thức
phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục
cho trẻ tính mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân và bạn bè.
VD:Trong buổi vui chơi ngoài trời,tôi đã nhờ người dẫn chương trình mời trẻ
lớp tôi lên nhảy theo nhạc,có những trẻ rất tự tin,xung phong lên nhảy nhưng
còn có nhiều trẻ nhút nhát, không dám lên sân khấu. Tôi đã cùng người dẫn
chương trình mời từng trẻ lên và tham gia nhảy cùng trẻ. Thế là, trẻ lớp tôi tự tin
cùng hòa chung điệu nhảy vui cùng siêu chíp rất vui và hứng thú. Kết thúc buổi
vui chơi, tôi trò chuyện cùng một số trẻ nhút nhát về cảm nghĩ của trẻ khi tham
gia các hoạt động của khu vui chơi, trẻ rất hào hứng nói lên cảm xúc của mình
một cách tự tin, vui sướng.
5.
Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động:
Đa số trẻ lớp tôi năm học này mới ra lớp nên nhiều cháu nhút nhát, không tự tin
tham gia các hoạt động ở trong lớp. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên
chúng tôi tìm hiểu mong muốn, sở thích của các bé và cùng bé đề ra những quy
định chung của lớp như “Mạnh dạn tham gia chơi với bạn, đoàn kết với các bạn,
nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập
trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội quy chưa. Bé nào
tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được cô ghi tên ở bảng vàng bé
ngoan của lớp, còn những bé chưa thực hiện được tốt nội quy thì vẫn phải phấn

đấu bao giờ ngoan mới được thưởng.
Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé : Minh
Phương, Thanh Thủy, Hải Ngọc… Vì vậy, mỗi khi đi học đến lớp các bé thường
buồn và ít tham gia được các hoạt động học tập chung. Để giúp các bé mạnh
dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo
léo gợi ý những bé mạnh dạn tự tin như : Minh Anh, Phương Anh… đến kết bạn,
tạo cho các bé nhiều cơ hội mạnh dạn tự tin giao tiếp với các bạn, như cùng vẽ
tranh, nặn quả, làm đồ chơi…dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể
và thích đi học. Minh Phương. Hải Ngọc… được cô giáo và các bạn rất yêu quý
vì bé rất ngoan, đã mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn bè và còn hát hay, múa
dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa.
13/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Còn đối với những trẻ mạnh dạn, tự tin, có năng khiếu nghệ thuật, tôi luôn tìm
cách tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện hết mình vào các hoạt động như: tổ chương
trình van nghệ tổng hợp biểu diễn vào cuối mỗi chủ đề,
6.
Nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần
Với cách làm này tôi giúp trẻ nhút nhát thụ động, mạnh dạn hơn với mọi hoạt
động trong ngày. Bản thân trẻ rất quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” khi trẻ được
lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được khoe với
bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo các lại kết quả vì sao mình được lên cắm cờ cho
bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với
bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được
công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm cờ: chăm giơ tay phát biểu,
biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi hoạt động trong lớp học biết tự
phục vụ bản thân… Và tùy thuộc vào đối tượng mà tiêu chí đó có được cô và

các bạn công nhận hay không.
Ví dụ: Đối với Phạm Thanh Trúc – một bé nhút nhát thì tiêu chí đánh giá chăm
giơ tay phát biểu trong mọi hoạt động, giao tiếp với cô và bạn bè mạnh dạn cởi
mở. Hay đối với bé Thanh Thủy nói nhỏ, ít giơ tay phát biểu thì bé phải khắc
phục được nhược điểm đó mới được cắm cờ
Với cách này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự nguyện phấn đấu để cuối ngày được lên cắm
cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả giúp trẻ
tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong các
trong các hoạt động trong ngày dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu
cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ.
7.
Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ:
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non yên tâm giao trọng
trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng
quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là
những người thầy đầu tiên của bé” ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm
non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con
suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng
vững chắc cho bé khi trưởng thành.
Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những
hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt
khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với
nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí
hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ
huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều
kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia
14/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé


đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho
trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.
Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường
ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh
với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh về
chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm
tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số
sinh hoạt của các con.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ “Qua trao
đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại” để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia
đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để
kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã
tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những
văn bản mà yêu cầu như lệ thường mà là buổi trao đổi kinh nghiệm dạy trẻ tính
mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người, phụ huynh được tiếp đón trong
một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng. Phụ huynh là những người
đầu tiên mạnh dạn nói lên mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở
trường mầm non, còn chúng tôi từ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ,
giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “dạy trẻ
tính mạnh dạn tự tin” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý
báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía
các bậc phụ huynh đó chính là giao tiếp giữa phụ huynh, với giáo viên.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên bé
thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp
trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ
huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những
việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình
cảm tốt dẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.
4 Kết quả có so sánh đối chứng.

Sau khi áp dụng “Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ
mẫu giáo bé ". Trong năm học 2015 - 2016 tôi đã thu được kết quả như sau:
* Đối với cô:
+ Giáo viên vững vàng hơn về phương pháp tổ chức rèn tính mạnh dạn tự tin
cho trẻ.
+ Giáo viên đã có kinh nghiệm hơn về công nghệ thông tin.
– Đối với trẻ:
+ Trẻ mạnh dạn tự tin trong tất cả các hoạt động.
15/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Đối chứng với bảng kết quả đầu năm so với kết quả đánh giá cuối năm
sau khi thực hiện:
STT

Khả năng của trẻ

1

Trẻ dám làm điều mình
nghĩ

2

Mạnh dạn giao tiếp với
mọi người xung quanh
Biết bày tỏ cảm xúc của
mình với người khác


3

Đầu năm

Cuối năm
Tỷ lệ
Số lượng
%

Số lượng

Tỷ lệ
%

21/40
cháu

52%

39/40
cháu

97%

20/40
cháu

50 %


40/40
cháu

100%

19/21
cháu

48 %

38/40
cháu

95 %

III. KẾT LUẬN VÀ kHUYÕn nghÞ .
1. Kết luận

Sau một năm nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự
tin cho trẻ mẫu giáo bé”. tôi thấy bản thân mình đã rút ra những kinh nghiệm
khi tổ chức các hoạt động lồng ghép tính mạnh dạn tự tin cho trẻ, đã nghĩ ra
được rất nhiều cách khi vào bài gây được nhiều hứng thú cho trẻ, tìm ra và tổ
chức thêm nhiều trò chơi mới tạo tính tự tin cho trẻ. Các cháu lớp tôi đã tiến bộ
nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh.
Như vậy qua hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non là rất
quan trọng đã giúp trẻ hình thành và phát triển cả về ( Đức -Trí-Thể - Mỹ). Góp
phần giáo dục trẻ trở thành con người có ích cho xã hội sau này.
2. Bài học kinh nghiệm:.
Qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng
phát triển thể chất tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân:

Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sát
và dạy trẻ.
- Tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy kinh nghiệm rèn trẻ mẫu giáo bé
tính mạnh dạn, tự tin:
- Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở giúp trẻ thể hiện mình với
cô và các bạn trong lớp.
16/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

- Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể
- Phối hợp với Ban giám hiệu tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ và hoạt
động ngoại khóa
- Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động
- Nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần
- Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ
Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, phát triển tốt về thể lực vẫn không tránh khỏi những hạn chế.
Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các hoạt động
khác nói chung tôi thấy kết quả của trẻ trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn
so với cách làm cũ.
Đây là những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình dạy trẻ đạt kết
quả tốt ở trường mầm non ở nông thôn.
3. Khuyến nghị.
Để nâng cao chất lượng ngành học mầm non trong giai đoạn hiện nay đề
nghị các cấp lãnh đạo quan tâm đến ngành học.
- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao cho tất cả các hoạt động giáo dục để
dạy trẻ ngày càng tốt hơn.
- Bồi dưỡng chuyên môn đi sâu vào các lĩnh vực giáo dục đặc biệt là

chuyên đề kĩ năng sống để cho giáo viên hiểu và biết cách xây dựng hoạt động
cho riêng mình thêm sáng tạo đạt hiệu quả cao trong các hoạt động phát triển
vận động.
- Đề nghị nhà trường tổ chuyên môn hàng tháng có kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn cho từng lĩnh vực để chị em giáo viên có thời gian trao đổi, chia sẻ,
học hỏi kinh nghiệm về cách tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả
cao.
Trên đây là ra “Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu
giáo bé”.
Năm học 2015 – 2016 kính mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí
lãnh đạo ngành, các đồng chí trong hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để
đề tài của tôi được áp dụng thực hiện đạt hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Hà nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
……………………………………………. kinh nghiệm của mình viết, không
……………………………………………. sao chép nội dung của người khác.
…………………………………………….
Người viết
17/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

…………………………………………….
…………………………………………….
Hoàng Thị Bình


Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học.

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Chủ tịch hội đồng
( Ký tên, đóng dấu)

18/35


Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ mẫu giáo bé

Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp cơ sở.

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Chủ tịch hội đồng
( Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu tham khảo
1. Chương trình giáo dục mầm non - NXB GD Việt Nam

2. Hướng các biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non 5- 6 tuổi NXB GD Việt Nam
3. Tạp chí, tập san giáo dục mầm non.
5. Điều lệ trường Mầm non.

19/35



×