Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Bộ luật hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.76 KB, 56 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Chính sách hội nhập, đổi mới của Đảng và Nhà nước đã góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân không
ngừng được cải thiện, nâng cao. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế đất nước, hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
cũng có chiều hướng gia tăng, góp phần tạo ra những chuyển biến lớn trong
nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực. Xuất phát
từ yêu cầu lợi nhuận mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế bất chấp mọi
thủ đoạn thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm
trọng cho Nhà nước và xã hội. Việc xử lý đối với pháp nhân thương mại
(PNTM) vi phạm gặp phải nhiều khó khăn do chế tài xử lý hành chính còn
chưa đủ cứng rắn, dẫn đến tình trạng pháp nhân thương mại coi thường, bất
chấp pháp luật, thậm chí sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục tái phạm. Điều đó đòi
hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam phải có biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo
tính răn đe đối với những sai phạm do pháp nhân thương mại thực hiện.
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009)
với 344 điều luật quy định về tội phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS)
đối với người phạm tội thực sự là một công cụ pháp lý hiệu quả, góp phần
ngăn chặn tội phạm, giảm thiểu hậu quả thiệt hại mà những hành vi phạm tội
đó gây ra cho xã hội. Tuy nhiên, xu hướng tội phạm của các cá nhân phạm tội
trong một số lĩnh vực như môi trường, kinh tế, ma túy… lại gắn với các pháp
nhân thương mại. Trong khi đó bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
chưa có quy định về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Điều này tạo ra những khó khăn, bất cập trong công tác điều tra, xử lý hành vi
phạm tội đồng thời không giải quyết triệt để nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm.



2

Khắc phục những khó khăn, bất cập đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã
xây dựng các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo
hướng cụ thể, nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế nhằm khắc
phục những sơ hở, thiếu sót trong quy định của pháp luật trước đây. Điều này
là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là
một vấn đề hoàn toàn mới, do đó chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề
này.
Với những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ
luật hình sự 2015” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có những chuyên đề khoa học, sách báo, khóa
luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của một số tác giả nghiên cứu về trách nhiệm
hình sự (TNHS) nói chung, TNHS của pháp nhân thương mại (PNTM) nói
riêng, có thể kể đến một số công trình khoa học đã nghiên cứu thành công,
điển hình như:
- Luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật Hình
sự Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang hoàn thành năm
2012, Học viện Khoa học xã hội;
- Sách chuyên khảo “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật
hình sự” của tác giả Trịnh Quốc Toản xuất bản năm 2011;
- Sách chuyên khảo “Trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự” của Đại
học Khoa học tự nhiên xuất bản năm 2011.
Các công trình khoa học của các tác giả nêu trên đã nghiên cứu trực
tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến TNHS ở những góc độ, phạm vi khác nhau.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về TNHS của

PNTM theo quy định của BLHS năm 2015. Do đó, đề tài “Trách nhiệm hình

























×