Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI tập cá NHÂNPHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.47 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Chủ đề 2 :Nếu công trình nghiên cứu của Mintzberg được tiến hành lại trong bối
cảnh ngày nay thì có thể ra những kết quả nghiên cứu khác hay không? Bạn có
biết về nghiên cứu mới nào như vậy hay không? Cụ thể, những thay đổi nào sẽ
gây ảnh hưởng đến những nội dung hoạt động trong một ngày điển hình của một
nhà quản lý? Bài học thực tiễn cần rút ra để có thể lãnh đạo hiệu quả?

I. Đặt vấn đề:
Lãnh đạo là một chủ đề rộng và trừu tượng mà từ lâu đã được nhiều người quan
tâm. Thuật ngữ lãnh đạo thường gợi ra hình ảnh về những cá nhân đầy quyền lực, năng
động làm thủ lĩnh những đội quân thiện chiến, cả đế chế các công ty tại những toà nhà
cao chọc trời, hoặc thậm chí tạo dựng cả một đất nước.
Các câu hỏi về lãnh đạo từ lâu đã là chủ đề của nhiều bàn luận và nhiều nghiên
cứu. Một trong những công trình nghiên cứu điển hình mà chuyên đề này muốn đề cập
tới là công trình nghiên cứu của Mintzberg. Mintzberg, 1973 là người đã đi sâu
nghiên cứu về mười vai trò của nhà quản lý. Tổng quan của Ông đã tìm ra được mô
hình hoạt động nhất quán cho các nhà quản lý ở hầu hết các vị trí khác nhau. Nghiên
cứu của Ông được tiến hành vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước nhưng vẫn còn
giá trị đến ngày nay. Và vì vậy nếu công trình của Ông được tiến hành lại trong bối
cảnh ngày nay thì nó vẫn mang nền tảng từ những nghiên cứu trước đó và được nâng
cao lên để phù hợp với thực tiễn của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhận thức của
con người hiện nay.
2.Giải quyết vấn đề:
Vào năm 1973, Mintzberg đã áp dụng phương pháp quan sát thay vì điều tra để
tìm hiểu nội dung các hoạt động quản lý. Ông xây dựng phân loại vai trò quản lý để sử
dụng cho việc mã hoá nội dung các hoạt động quan sát trong ngiên cứu về các cán bộ
điều hành. Ông đưa ra 10 vai trò thể hiện 10 hoạt động của của cán bộ quản lý, trong
đó mỗi hoạt động được giải thích ít nhất trên một góc độ vai trò, mặc dù nhiều hoạt
động liên quan đến nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò này áp dụng cho bất kỳ cán bộ


quản lý nào nhưng tầm quan trọng có thể khác biệt tùy theo kiểu người quản lý, lĩnh
vực quản lý. Vai trò chủ yếu quy định bởi tính chất của vị trí quản lý tuy nhiên thường
1


co sự khác biệt trong cách hiểu và thực hiện vai trò của từng người quản lý. Trong 10
vai trò Mintzberg đưa ra có 3 vai trò liên quan đến hành vi xử lý thông tin, 4 vai trò
liên quan đến hành vi quyết định của người quản lý và 3 hành vi liên quan tới giao tiếp
của nhà quản lý.
Liên quan tới hành vi xử lý thông tin của nhà quản lý, Mintzberg đề cập đến 3
vai trò:
Trước hết, nhà quản lý phải đóng vai trò là người truyền đạt. Với vai trò này
người quản lý có thể tiếp cận với nguồn thông tin mà cấp dưới không thể và không có
điều kiện tiếp cận và việc truyền đạt thông tin thể hiện rõ vai trò củ nhà quản lý như
một trung tâm đầu não của tổ chức. Vai trò truyền đạt họat động theo hai cách: cách
thứ nhất, nhà quản lý truyền đạt những thông tin tiếp nhận được từ bên ngoài đến các
thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, những người có thể sử dụng những thông tin
này; thứ hai, nhà quản trị giúp truyền đạt những thông tin từ cấp dưới này đến cấp thấp
hơn hoặc đến các thành viên khác trong tổ chức, những người có thể sử dụng thông tin
một cách hiệu quả nhất.
Trong khi vai trò truyền đạt cung cấp thông tin cho nội bộ thì vai trò phát ngôn
phổ biến thông tin cho bên ngoài về những vấn đề như kế hoạch, chính sách, kết quả
họat động của tổ chức. Do đó, nhà quản lý tìm kiếm thông tin trong vai trò giám sát,
truyền đạt thông tin với nội bộ và sau đó kết hợp việc cung cấp thông tin quan trọng
theo yêu cầu của vai trò quyết định.
Với vai trò là người theo dõi, nhà quản lý phải liên tục tìm kiếm thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau và hầu hết các thông tin được phân tích để phát hiện vấn đề và
cơ hội, để hiểu rõ các biến cố bên ngoài và các quá trình nội bộ trong tiểu đơn vị của tổ
chức.
Liên quan đến hành vi quyết định, Mintzberg đưa ra 4 vai trò của nhà quản lý là

vai trò doanh nhân, vai trò người giải quyết rắc rối, vai trò của người phân bổ nguồn
lực và vai trò của người đàm phán. Nhóm vai trò quyết định bao gồm việc ra những
quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến tổ chức.
Với vai trò doanh nhân, người quản lý phải hành động như 1 người khởi xướg
và là nhà thiết kế của những chương trình thay đổi để tận dụng các cơ hội cải thiện tình
hình. Nói cách khác, với vai trò doanh nhân, nhà quản lý phải là người luôn ở điểm
gốc của mọi thay đổi và cải tiến, khai thác các cơ hội mới.
Nói đến vai trò của người giải quyết rắc rối, nhà quản lý phải giải quyết các
khủng hoảng bất ngờ xảy ra mà không thể làm ngơ, có các hành động kịp thời khi tổ

2


chức phải đối mặt với những biến cố bất ngờ, những khó khăn không lường trước
được.
Với vai trò phân bổ các nguồn lực của tổ chức, người quản lý phải biết dùng
thẩm quyền của mình để phân bổ các nguồn lực như tiền, nhân sự, nguyên liệu, thiết
bị, cơ sở vật chất và các dịch vụ… và thông qua đó người quản lý có thể duy trì quyền
kiểm soát đối với việc xây dựng chiến lược và thực hiện mục tiêu chiến lược.
Cuối cùng, vai trò đàm phán thể hiện sự đại diện cho tổ chức thương lượng đàm
phán ký kết các hợp đồng, ảnh hưởng tùy theo các lĩnh vực trách nhiệm của nhà quản
lý. Trong các cuuộc tiếp xúc làm ăn, nhà quản lý phải là một chuyên gia trong lĩnh vực
ngoại giao. Làm ăn thời mở cửa đa phần là các cuộc tiếp xúc, muốn thành đạt phải học
cách thương lượng. Mềm dẻo kết hợp với cứng rắn và cương quyết, lý trí cùng với
nhân bản là bí quyết thành công trong thương lượng với đối tác.
Liên quan đến hành vi giao tiếp, Mintzberg đưa ra 3 vai trò của nhà quản lý là
vai trò người liên lạc, vai trò người đi tiên phong và vai trò người lãnh đạo.
Với cương vị là người đứng đầu trong bộ máy quyền lực của tổ chức, cán bộ
quản lý phải có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ ngoại giao và pháp lý như ký hợp đồng,
chủ trì cuộc họp và các sự kiện lễ nghi, tham dự chủ trì đón khách. Nhà quản lý phải

tham gia mặc dù những việc đó không liên quan đến công tác quản lý.
Với vai trò lãnh đạo người quản lý chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức
năng của tiểu đơn vị mình như một tổng thể thống nhất nhằm đạt được mục tiêu
chung. Vì vậy phải định hướng cho cấp dưới, tạo điều kiện cho họ làm việc. Một số
hoạt động quản lý liên quan trực tiếp đến vai trò này bao gồm tuyển dụng, đào tao, chỉ
đạo, khen thưởng, phê bình, bổ nhiệm và sa thải...
Với vai trò của người liên lạc là hành vi thiết lập và duy trì mạng lưới các mối
quan hệ với các cá nhân và tổ chức bên ngoài đơn vị. Xây dựng mối quan hệ mới, duy
trì liên lạc, tạo lợi cho cả đôi bên.
Ngày nay trong bối cảnh của một xã hội tiên tiến với nền cách mạng khoa học
kỹ thuật phát triển vượt bậc thì các nhà quản lý vẫn thể hiện vai trò của mình trong
quản lý ở mười vai trò như Mintzberg đã đưa ra trong nghiên cứu của mình tuy nhiên
các vai trò đó của nhà quản lý đã được nâng lên một tầm cao mới.
Với nền công nghệ thông tin hiện đại, sự bùng nổ của hệ thống internet, ở một
khoảng cách rất xa việc truyền bá thông tin chỉ còn được tính bằng giây, thậm chí là
tích tắc . Sự truyền đạt thông tin không cần phải thể hiện trực tiếp bằng lời của người
quản lý. Đây chính là sự tiến bộ, sự phát triển xong điều này cũg còn không ít những

3


mặt hạn chế đặc biệt khi thông tin truyền đạt đi chưa được sàng lọc kỹ càng. Điều này
không những không mang lại tác dụng như mong muốn mà thậm chí có thể gây tác hại
lớn cho nhà quản lý. Để khắc phục những hạn chế nay, cần thiết phải có bộ phận giúp
việc sàng lọc, phân tích đánh giá các thông tin và nhà quản lý là người cuối cùng quyết
định công bố hoặc tiếp nhận thông tin.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của nhà quản lý là vai trò ra quyết
định. Tuy nhiên, thông qua việc phân quyền, giao quyền cho cấp dưới, nhà quản lý
đang dần biến cách quản lý trực tiếp truyền thống qua việc quản lý theo các đầu mối
Thông qua hình thức này, nhà quản lý đã trao cho cấp dưới thêm quyền lực để kích

thích họ tự chịu trách nhiệm với việc họ làm cũng như phát huy hết khả năng giúp việc
của cấp dưới. Cho quyền cấp dưới được tham gia trực tiếp những vấn đề quan trọng.
Chính về thế mà với vai trò của người lãnh đạo trải rộng khắp các hoạt động quản lý
họ vẫn hoàn thành được.
Ngày nay với nền kinh tế thị trường đầy biến động thì vai trò ra quyết định của
người quản lý cũng đòi hỏi cao hơn. Việc ra quyết định được đi theo từng bước từ
nhận thức, phân tích, chuẩn đoán đến thu thập thông tin, xây dựng các phương án giải
pháp, đánh giá các phương án và giải pháp, lựa chọn phương án giải pháp tốt nhất từ
đó quyết định thực hiện phương án.
Đối với vai trò giải quyết những xung đột thì vai trò của người quản lý hầu như
không thay đổi so với học thuyết nghiên cứu của Mintzberg. Vấn đề mà tất cả các nhà
quản lý ở giai đoạn nào cũng ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Vai trò phân bổ nguồn lực của các nhà quản lý ngày nay cũng dùng thẩm quyền
của mình nhưng trước khi quyết định việc phân bổ thuộc lĩnh vực nào thì người quản
lý cũng tập hợp trí tuệ tham gia của cấp dưới để sao cho công bằng, cho phù hợp nhất
để thúc đẩy được sản xuất ngày càng phát triển.
Như vậy, có thể nói rằng, nếu công trình nghiên cứu của Mintzberg được tiến
hành lại trong bối cảnh ngày nay thì nó vẫn giữ nguyên được giá trị của nó. Sự nâng
cao và thay đổi một số vai trò chỉ là phù hợp với công nghệ hiện đại hiện nay cũng như
phù hợp với nền kinh tế và quan hệ xã hội biến đổi nhanh như ngày nay mà thôi. Từ
sau nghiên cứu của Mintzberg năm 1973 đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra
nghiên cứu suất sắc hơn Ông về vai trò của nhà quản lý hiện đại.
Nói đến một ngày làm việc điển hình của nhà quản lý là tổng hợp cả mười vai
trò mà nhà quản lý phải đảm nhận thì những thay đổi phát sinh trong công việc sẽ gây
ảnh hưởng đến nội dung hoạt động . Vấn đề phát sinh đó có thể xuất phát từ nhóm xử
lý thông tin có trục trặc hay sai sót nào đó mà nó phá vỡ kế hoạch đã được sắp đặt từ
4


trước, hay cũng có thể xuất phát từ nhóm vai trò ra quyết định. Ví dụ như khi giải

quyết xung đột lại kéo theo phát sinh xung đột mới khốc liệt hơn vượt ra khỏi dự liệu
ban đầu của nhà quản lý… Hay cũng có thể xuất phát từ vai trò giao tiếp, khi phát sinh
tâm lý không ổn định làm ảnh hưởng tới tính tình, tố chất người quản lý. Tất cả những
phát sinh trong công việc đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định và ảnh hưởng
đến một ngày làm việc bình thường của một nhà quản lý. Trong những vấn đề phát
sinh đó thì các khủng hoảng bất ngờ xảy ra bởi những biến cố bất ngờ sẽ gây ảnh
hưởng nhất đến hoạt động của một ngày tiêu biểu mà nhà quản lý phải đối mặt.
Như vậy, là một nhà quản lý, bạn phải luôn luôn hiểu và nắm vững mười vai
trò của nhà quản lý dù ở bất cứ cương vị quản lý nào, doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
Trong trường hợp có những phát sinh thay đổi ảnh hưởng tới công việc, hoạt động của
nhà quản lý thì nhà quản lý phải biết bình tĩnh nhận thức đánh giá, đưa ra giải pháp,
chọn giải pháp tối ưu để đưa ra quyết định của mình đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngày nay cùng với sự hội nhập và toàn cầu hoá, vấn đề về đào tạo đội ngũ
cán bộ quản lý chất lượng cao đang được đặt ra như một yêu cầu cấp bách của xã hội.
Làm thế nào để đào tạo những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý theo kịp với yêu cầu
của nền kinh tế thị trường cũng là một nhiệm vụ cần phải được đặt lên hàng đầu. Thực
tế hiện nay vẫn còn rất nhiều nhà quản lý không nắm vững được vai trò trách nhiệm
của mình trước doanh nghiệp, lãnh đạo yếu kém, cửa quyền, quan liêu, hách dịch,
chuyên quyền, độc đoán dẫn đến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hiệu quả thấp.
III. Kết luận:
Học thuyết mười vai trò của Mintzberg là bài học phổ cập cho các nhà quản lý
nhận thức vai trò của mình để làm tròn bổn phận nghĩa vụ của một nhà quản lý có hiệu
quả. Xác định được vai trò của mình là yếu tố giúp nhà quản lý định hướng và có
những quyết định, đường lối đúng đắn trong điều hành và dẫn dắt một tổ chức phát
triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế và nền công nghệ hiện
đại, sự biến đổi rất nhanh chóng cả về quy mô và tốc độ của môi trường kinh doanh
càng đòi hỏi các nhà quản lý phải có đức có tài phải thường xuyên học tập nâng cao
trình độ nhận thức của mình mới có thể trở thành lãnh đạo hiệu quả.


5



×