Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài tạp về phát triển khả năng lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.86 KB, 6 trang )

Bài tạp về phát triển khả năng lãnh
đạo
Nếu công trình nghiên cứu của Mintzberg được tiến hành lại trong bối cảnh ngày nay
thì có thể ra những kết quả nghiên cứu khác hay không? Bạn có biết về nghiên cứu
mới nào như vậy hay không? Cụ thể, những thay đổi nào sẽ gây ảnh hưởng đến những
nội dung hoạt động trong một ngày điển hình của một nhà quản lý? Bài học thực tiễn
cần rút ra để có thể lãnh đạo hiệu quả?

Cuối những năm 1960, Henry Mintzberg đã tiến hành nghiên cứu hoạt động của các
nhà quản trị cấp cao. Ông phát hiện ra rằng các nhà quản trị thực hiện rất nhiều những
hoạt động khác nhau, không theo một hình mẫu có sẵn và giải quyết mọi việc rất
nhanh, hầu như không đủ thời gian để suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, hơn nữa công việc
của người lãnh đạo luôn bị ngắt vụn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính những
phát hiện này của ông đã thách thức các nhận thức thông thường trước đó rằng trong lý
luận và thực tiễn quản trị, các nhà quản trị là những người suy nghĩ một cách kỹ lưỡng,
xử lý thông tin một cách cẩn thận, có hệ thống trước khi ra quyết định.
Và đến năm 1973, Mintzberg kết luận rằng các nhà quản trị đã thực hiện mười vai trò
khác nhau. Mười vai trò này có thể nhóm lại thành ba nhóm:
-

Các vai trò tương tác (đại diện, lãnh đạo, liên lạc).

-

Các vai trò thông tin (giám sát, phổ biến và phát ngôn).

-

Các vai trò quyết định (khởi xướng giải quyết xung đột, phân bổ nguồn lực và
thương thuyết).


Nhưng có một câu hỏi được đặt ra là liệu công trình nghiên cứu của Mintzberg được
tiến hành lại trong bối cảnh ngày nay thì có thể ra những kết quả nghiên cứu khác hay
không? Câu trả lời là không, nhưng mười vai trò như Mintzberg đã đưa ra được nâng
lên một tầm cao mới trong bối cảnh của một xã hội tiên tiến với nền cách mạng khoa
học kỹ thuật phát triển vượt bậc.


Đối với vai trò là người đại diện và lãnh đạo các nhà quản trị ngày nay phải đối mặt
với nhiều áp lực và trách nhiệm hơn. Họ đại điện cho doanh nghiệp trước pháp luật với
những áp lực về kinh doanh, hoạt động chính trị. Thực tế là hệ thống pháp luật của các
quốc gia ngày càng hoàn thiện để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá và các thông lệ
quốc tế đã buộc nhà lãnh đạo phải luôn nâng cao trình độ, năng lực để thực hiện vai trò
người đại diện và lãnh đạo của mình. Họ chịu nhiều ràng buộc hơn về pháp luật khi
đứng ở vị trí của mình để điều hành và quản lý tổ chức.
Bên cạnh đó, những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ hiện đại về Internet,
về phương tiện truyền thông, phương tiện đi lại… bên cạnh sự phát triển của luật pháp
đã góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả của vai trò liên lạc. Chính từ các kênh liên
lạc này, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo được thể hiện cụ thể hoá và gắn kết các mối
liên hệ giúp tổ chức phát triển bền vững.
Ngày nay, đối với các vai trò thông tin, các nhà quản trị được cung cấp hệ thống thông
tin quản lý và xử lý dữ liệu ngày càng hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao năng suất
xử lý công việc, lưu trữ và phân phối thông tin. Hệ thống cung cấp thông tin của tổ
chức bao gồm con người, thiết bị, quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối
những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho người ra quyết định trong tổ chức.
Đối với vai trò quyết định, phạm vi công việc rộng mở, vai trò trách nhiệm ngày càng
cao đã tạo ra một nhu cầu là quản lý trên cơ sở chia sẻ thông tin. Trong một tổ chức,
một người đứng đầu quản lý chung nhưng sẽ có một số người được uỷ quyền thực hiện
từng phần việc cụ thể, gọi là Ban giám đốc. Đây là biện pháp khắc phục gánh nặng quá
lớn về công việc của Giám đốc. Chính việc phân quyền đã tạo ra được sự tận dụng tối
ưu năng lực từng cá nhân cũng như tối ưu được các quyết định đưa ra của tổ chức. Tuy

nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, rất cần có sự chia sẻ thông tin, phối hợp
nhịp nhàng và có nhận thực giống nhau về chiến lược của tổ chức.
Như vậy, có thể nói rằng, nếu công trình nghiên cứu của Mintzberg được tiến hành lại
trong bối cảnh ngày nay thì nó vẫn giữ nguyên được giá trị của nó song được nâng cao
để phù hợp hơn với trình độ quản lý, quan hệ xã hội và công nghệ hiện nay. Từ sau
nghiên cứu của Mintzberg năm 1973 đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra
nghiên cứu xuất sắc hơn ông về vai trò của nhà quản lý hiện đại.


Trong một ngày điển hình của nhà quản lý, nội dung hoạt động có thể bị thay đổi bởi
những phát sinh trong công việc, và đây là điều diễn ra thường xuyên. Điều đó có
nghĩa là những thay đổi này tác động trực tiếp tới mười vai trò mà Mintzberg đã đưa
ra. Tất cả những thông tin truyền tải tới người lãnh đạo có một ý nghĩa rất quan trọng.
Câu hỏi ở đây là tại sao vậy? Chúng ta thử hình dung nếu một thông tin thiếu chính
xác sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của người lãnh đạo, chưa kể những
thông tin đó có thể là những mâu thuẫn xung đột lợi ích các bên hoặc những khủng
hoảng bất ngờ có thể xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của một ngày
tiêu biểu mà nhà quản lý phải đối mặt.
Như vậy, một nhà quản lý cần phải luôn luôn hiểu và nắm vững mười vai trò trên.
Đồng thời cần phải biết bình tĩnh nhận thức đánh giá, đưa ra giải pháp, lựa chọn giải
pháp tối ưu để tối ưu hóa các quyết định của mình.
Chính vì vậy, để có thể lãnh đạo tổ chức một cách hiệu quả, những bài học và kinh
nghiệm thực tiễn đã đúc rút ra một số phương pháp như sau:
1. Chia sẻ thông tin với cấp dưới. Việc truyền đạt và chia sẻ thông tin cho cấp
dưới là một điều rất cần thiết để thiết lập được mối quan hệ hiệu quả trong công
việc. Có được thông tin đầy đủ, cấp dưới sẽ xử lý thông tin được thuận lợi và
chính xác, đem lại lợi ích cho tổ chức như mong muốn. Tuy nhiên việc chia sẻ
thông tin bao giờ cũng có giới hạn về tính bảo mật và rủi ro do phổ biến thông
tin mang lại. Do vậy người lãnh đạo cần ý thức được việc truyền đạt thông tin ở
cấp độ nào và hình thức truyền đạt như thế nào là phù hợp.

2. Ý thức khắc phục tình trạng giải quyết công việc một cách hời hợt. Để tránh
được điều này việc ủy quyền là rất cần thiết để tối đa hóa nguồn lực và giải
quyết sâu sắc, thấu đáo từng vấn đề, trừ những vấn đề thực sự quan trọng và
nhạy cảm bắt buộc phải do người đứng đầu thực hiện và chịu trách nhiệm trực
tiếp.
3. Trên cơ sở chia sẻ thông tin, một số người sẽ cùng gánh vác nhiệm vụ Giám
đốc. Đây là một biện pháp để khắc phục gánh nặng quá lớn về công việc của
Giám đốc, và cũng tránh được tình trạng giải quyết công việc hời hợt như trên.


4. Tối ưu hóa vị trí lãnh đạo để phục vụ mục đích của tổ chức. Trách nhiệm của
một lãnh đạo chính là xuất phát từ vị trí công việc tạo ra. Chính vì vậy, đây vừa
là cơ hội, vừa là thách thức đối với từng cán bộ quản lý. Nắm bắt được cơ hội,
tối ưu hóa được vị trí, vai trò của mình trong công việc sẽ đem lại những mối
quan hệ khăng khít và những lợi ích kinh tế mới cho tổ chức.
5. Bỏ qua những công việc không cần thiết, tập trung hoạch định công việc tương
lai.
6. Phải thích ứng với từng vai trò trong mỗi tình huống cụ thể. Điều này cho thấy
sự phức tạp một nhà quản lý phải đương đầu để có được thành công và chính họ
đã đem lại lợi ích cho tổ chức khi giữ vững được những vai trò chủ yếu khác
nhau trong từng hoạt động cụ thể.
7. Phải nắm vững từng tình huống cụ thể, đồng thời phải có quan điểm toàn cục để
có những đánh giá và quyết định phù hợp.
8. Nhận thức đầy đủ ảnh hưởng, vai trò của mình trong tổ chức. Người đứng đầu
tổ chức chính là hình ảnh của người lãnh đạo trong tổ chức khi đối nội, cũng
như hình ảnh của tổ chức khi đối ngoại. Vì vậy những thông tin bất lợi về hình
ảnh của người lãnh đạo đều ảnh hưởng nhất định đến lợi ích của tổ chức.
9. Xử lý tốt mối quan hệ với các thế lực có thể gây ảnh hưởng đến tổ chức và cân
nhắc tới lợi ích của tổ chức để xử lý thỏa đáng.
10. Sử dụng tri thức của các nhà khoa học về quản lý. Bằng việc cộng tác với các

chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể, nhà quản lý đã có thể thu thập được
những thông tin và phương pháp luận cần thiết để ra được những quyết định có
lợi cho tổ chức mình và xã hội.
Có một ví dụ điển hình mà nhà quản trị được xem dưới góc độ của đầu tàu và nhân
viên là toa tàu giúp cho nhà quản trị tìm kiếm được cho mình một cách quản lý chính
xác, thận trọng và phù hợp. Đó là nhu cầu vươn lên của bất cứ một nhân viên giỏi nào,
họ nỗ lực làm việc, thể hiện khả năng của mình để vượt lên trước, những cơ hội thăng
tiến cho mình và đóng góp sức mình cho lợi ích của tập thể, thể hiện nhu cầu được
đánh giá đúng giá trị của họ. Chính vì vậy, người lãnh đạo phải biết nhìn người và
nhìn việc để có được sự phân công công việc phù hợp, mạnh dạn giao những nhiệm vụ
quan trọng và phức tạp cho những người có năng lực, hỗ trợ họ hoàn thành công việc,


và cứ như thế đoàn tàu cùng tiến dần về ga và để lại nhiều dấu ấn trên mỗi con đường
của mình.
Và cứ như thế, trên mỗi con đường của mình, bằng sự nỗ lực vượt bậc, với người lái
tàu tài ba, quy mô của tổ chức ngày càng phát triển và mỗi toa tàu cũng được khẳng
định vị trí của mình.
Cho tới nay, giáo sư Henry Mintzberg được độc giả thế giới và Việt Nam biết tới như
là tác giả của hàng loạt nghiên cứu về quản lý từ những năm 1970. Các lý thuyết của
ông có sức ảnh hưởng to lớn tới sự định hướng phát triển của các lý thuyết quản lý và
thực tiễn phát triển năng lực của nhà quản lý. Ông không kết luận về sự đúng sai trong
mỗi hành động của nhà quản lý, mà luôn mở ra cho người đọc khả năng tự kết luận về
sự phù hợp và tính hiệu quả. Chính những nhận thức đúng về vị trí dẫn đầu mà ngày
nay các nhà lãnh đạo luôn ý thức rằng kiến thức và kỹ năng lãnh đạo chính nguồn lực
quan trọng cho sự thành công của chính họ. Nhà quản lý cần hội tụ đủ đức và tài để có
thể chèo lái tổ chức của mình trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế và
nền công nghệ hiện đại ngày nay.
Ý thức được những điều này, gắn với kinh nghiệm thực tế của cá nhân, tôi thấy mười
vai trò quản lý của Mintzberg đã giúp cho tôi có cách nhìn nhận rõ hơn hoạt động của

mình trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Ở vị trí Trưởng bộ phận
Theo dõi – Đánh giámột dự án về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam,
thường xuyên phải làm việc tại nhiều nơi trên toàn quốc, với việc nhận thức rõ được
chiến lược, mục đích hoạt động của dự án và phối hợp với các bộ phận chuyên môn,
lên kế hoạch chi tiết công việc và phân cấp rõ ràng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương, nâng cao hệ thống thông tin
trong hoạt động thống kê và phân tích, dự đoán tình hình, tôi chắc chắn rằng các hoạt
động của chúng tôi sẽ ngày càng gia tăng được hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHÁO
-

Trường Đại học Griggs, 2010, tài liệu Phát triển khả năng lãnh đạo




×