Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TÁC phẩm kinh điển bàn về thuế lương thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.12 KB, 39 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong lịch sử nhân loại có những bậc vĩ nhân, mà thời gian
không bao giờ lãng quên bởi những cống hiện vĩ đại cho sự tiến bộ
của nhân loại. V.I. Lênin là một trong những vĩ nhân như vậy. Cách
đây hơn 80 năm, vào ngày 21 tháng giếng năm 1924 V.I.Lênin đã
vĩnh viễn ra đi, sự ra đi của vị lãnh tụ giai cấp vô sản Nga, giai cấp vô
sản toàn thế giới là một tổn thất lớn lao cho phong trào xã hội chủ
nghĩa (XHCN) nhưng di sản lý luận của Người vẫn sống mãi với thời
đại. Một trong những di sản lý luận mà Người để lại cho chúng ta
hôm nay là “chính sách kinh tế mới” (NEP). Đây là chính sách được
Lênin đưa ra, thông qua nhiều bài phát biểu sau Đại hội X của Đảng
Cộng sản Nga diễn ra vào tháng 3 năm 1921 và tiêu biểu hơn cả là tác
phẩm “Bàn về thuế lương thực”.
Trong tác phẩm này Lênin đưa ra rất nhiều quan điểm về các
vấn đề như: tự do trao đổi, phát triển thủ công nghiệp, thuê chuyên
gian tư sản và đặc biệt Lênin giành rất nhiều tâm huyết khi bàn về vấn
đề sở hữu và các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt quan điểm về
sử dụng thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH.
Theo Lênin sự phát triển của thành phần kinh tế tư bản nhà nước
được coi như là yếu tố không thể thiếu, là “mắt xích trung gian” thuận
lợi chuyển từ nền tiểu sản xuất lên CNXH dưới nhiều hình thức khác
nhau.

1


Trở về với Việt Nam, chúng ta thấy tình hình kinh tế hiện nay có
những điểm giống tình hình nước Nga hồi thi hành NEP, đất nước ta
vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm và còn đang trong
chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH nên gặp


nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống. Tình hình ấy đòi hỏi phải có
chiến lược kinh tế - xã hội và những chính sách, biện pháp cụ thể,
thích hợp và đặc biệt là cần phải có cách nhìn nhận sâu sắc, khách
quan về vai trò thành phần kinh tế tư bản nhà nước, là hết sức quan
trọng trong việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở
vật chất vững trắc tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì
thế việc nghiên cứu để nắm vững nội dung, quan điểm trong NEP nói
chung và quan điểm sử dụng thành phần kinh tế tư bản nhà nước của
Lênin nói riêng là hết sức cần thiết để trên cơ sở đó chúng ta suy nghĩ,
vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của Lênin vào phát
triển kinh tế nước ta lúc.
Xuất phát từ lý do nêu trên nên em chọn đề tài: “Tư tưởng của
Lênin về phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong tác phẩm “Bàn về
thuế lương thuế” và quá trình nhận thức, vận dụng của Đảng ta vào
việc phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH” làm đề tài
tiểu luận môn nghiên cứu kinh điển của mình.

2


B. NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ
BẢN NHÀ NƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI
1. Hoàn cảnh
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (năm 1917) Nhà nước
Xô Viết đầu tiên trên thế giới ra đời và mở ra thời đại mới, thời đại
quá độ từ CNTB lên CNXH. Lúc này giai cấp tư sản đã bị đánh bại và
bị mất chính quyền nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn do đó chúng điên
cuòng chống lại nhà nước Xô Viết để giành lại địa vị thống trị của
chúng.

Tiếp tay cho giai cấp tư sản có sự can thiệp bằng quân sự của 14
nước đế quốc để giành lại thiên đường đã mất, hòng bóp chết nhà
nước Xô Viết. Và cuộc nội chiến đã diễn ra kéo dài từ năm 1918 đến
1921 hết sức quyết liệt.
Để đánh thắng thù trong giặc ngoài nước Nga Xô viết đã buộc
phải thi hành Chính sách cộng sản thời chiến, với nội dung Nhà nước
độc quyền lúa mì, thông qua việc trưng thu toàn bộ lương thực thừa
của nông dân, “thậm chí đôi khi cả những lương thực không phải là
thừa, mà là một phần lương thực cần thiết cho sự sinh sống của họ”.
Việc cung cấp lương thực hoàn toàn do Nhà nước đảm nhận. Nhà
nước cấm tư nhân buôn bán lương thực. Đó là một biện pháp cần thiết
để tập trung lương thực vào trong tay nhà nước, để cung cấp cho quân
đội và công nhân.

3


Lúc này, quân đội không chỉ thiếu lương thực mà còn thiếu cả
quân trang, quân dụng, những cái quan trọng để chiến thắng. Nên
không có cách nào khác là phải tự sản xuất vũ khí, quân trang, quân
dụng cùng với việc tập trung nguồn lương thực vào tay Nhà nước.
Trong điều kiện đấu tranh quyết liệt như trên để thắng thù trong
giặc ngoài, chính sách cộng sản thời chiến đã hoàn thành vai trò lịch
sử của mình là giữ vững chính quyền Xô Viết.
Cuối năm 1920 đầu 1921, cuộc nội chiến đã chấm dứt, đồng thời
đất nước lúc này lâm vào khủng hoản kinh tế - chính trị - xã hội.
Về kinh tế, sau cuộc chiến tranh chống bọn can thiệp nước ngoài
và nội chiến, hầu như toàn bộ nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nặng
nề.
Về công nghiệp, năm 1920 chỉ sản xuất ra một số sản phẩm bằng

khoảng 1/7 số sản phẩm năm 1913. Nhiều xí nghiệp thuộc hạng lớn
ngừng hoạt động.
Về giao thông vận tải, chỉ còn đảm nhiệm vận tải 20%, còn lại
80% bị phá huỷ rối loạn.
Về nông nghiệp, vốn đã bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh lại bị
hạn hán 2 năm liền (1920 và 1921) nên tổng sản lượng lương thực lúc
này giảm xuống chưa bằng một nửa năm 1913.
Về tiền tệ, đồng tiền mất giá chưa từng có, do đó dẫn đến lạm
phát phi mã.
Với tình hình kinh tế trên, đời sống nhân dân Nga cực kỳ khó
khăn, nhân dân nhiều nơi bị chết đói, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
4


* Về chính trị - xã hội:
- Đối với giai cấp nông dân, sau cuộc nội chiến, nhân dân tỏ ra
bất bình, bất mãn đối với Chính sách Cộng sản thời chiến, họ đòi xoá
bỏ Chính sánh trưng thu, đòi tự do sử dụng lương thực của mình. Ở
nhiều nơi, bọn địch vẫn lén lút hoạt động. Chúng lợi dụng tình hình
khó khăn của đất nước, kích động sự bất mãn của quần chúng, đặc
biệt là nông dân. Làm cho nông dân ở nhiều nơi biểu tình đòi xóa bỏ
Chính sách cộng sản thời chiến, chống lại chính quyền Xô Viết.
- Đối với binh lính thì chán nản, mệt mỏi vì đói rét, thiếu thốn.
- Đối với giai cấp tư sản, sau 3 năm chống lại nhà nước Xô Viết
nhưng bị đánh bại hoàn toàn phải chạy ra nước ngoài. Khi ra nước
ngoài do được giai cấp tư sản quốc tế nuôi dưỡng nên chúng lại ngoi
dậy chống lại nhà nước Xô Viết bằng cách bôi nhọ nhà nước Xô Viết.
Trước thực tiễn nghiệt ngã ấy cho thấy mô hình Chính sách thời
chiến không còn phù hợp với những điều kiện lịch sử đã thay đổi.
Chính trong bối cảnh mới đó, V.I Lênin đã soạn thảo những

quan điểm mới về CNXH. Các quan điểm mới về CNXH được Người
nêu ra trong “Chính sách kinh tế mới”. Bản “Phác thảo sơ bộ những
luận cương về nông dân” mà V.I. Lênin hoàn thành trong thời gian
diễn ra phiên họp của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Nga (8-21921) đã trở thành văn kiện khởi xướng chủ trương chuyển sang thực
thi “Chính sách kinh tế mới” thay thế cho “Chính sách cộng sản thời
chiến”.

5


2. Chính sách kinh tế mới (NEP)
* Khái niệm chính sách kinh tế mới
Theo từ điển kinh tế: Chính sách kinh tế của nhà nước vô sản
trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH nhằm xây dựng nền tảng
kinh tế xã hội chủ nghĩa, bằng cách sử dụng quan hệ tiền tệ - hàng hoá
nhằm ra sức phát triển cách mạng CNXH, củng cố mối quan hệ giữa
chủ nghĩa xã hội với kinh tế nông dân, thông qua hợp tác hoá mà thu
hút kinh tế nông dân tham gia công cuộc xây dựng CNXH. Còn theo
Lênin NEP là việc thay trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thuế
lương thực. Tinh thần này của Lênin được thể hiện: “Việc thay thế sự
trưng thu bằng thuế ý nghĩa nguyên tắc của nó: từ chủ nghĩa cộng
sản “thời chiến” chuyển sang nền tảng XHCN đúng đắn”. (Lênin.
Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, 1978, T43, tr 457).
Sau khi đã đưa ra sự thay đổi từ chế độ trưng thu sang thuế
lương thực, Lênin khẳng định sự thay đổi đó không ảnh hưởng tới
chính trị của nước Nga: “Không thay đổi cái gì căn bản trong chế độ
xã hội của nước Nga Xô - Viết và cũng không thể thay đổi được điều
gì chừng nào mà chính quyền còn ở trong tay công nhân”. (V.I. Lênin.
Toàn tập, Sđd, T45, Tr 343).
Vậy quá trình thay trưng thu lương thực bằng thuế lương thực ở

nước Nga khi đó diễn ra như thế nào?
Và để trả lời câu hỏi trên chúng ta cần hiểu khái niệm về thuế
lương thực. Theo Lênin thuế lương thực vừa là quá khứ, vừa là tương
lai. Tinh thần này được Lênin thể hiện: “Thuế lương thực là một biện
pháp trong đó chúng ta thấy có một cái gì của quá khứ và có một cái
6


gì của tương lai. Thuế là cái nhà nước thu của nhân dân mà không bù
lại”. (Sđd, T 43, Tr 177)
Quan niệm trên của Lênin có thể hiểu: “Có một cái gì của quá
khứ” ở đây chính là nhà nước thu một phần của nông dân, còn “một
cái gì của tương lai” chính là sự tự do trao đổi những sản phẩm thừa
sau khi đã nộp thuế.
- NEP là sự tự do trao đổi là đàn xeo. Tinh thần này được Lênin
thể hiện như sau: “Việc trao đổi hàng hoá tức là đàn xeo chủ yếu của
chính sách kinh tế mới, được đặt lên hàng đầu”. (Sđd, T43, Tr 400).
Theo Lênin tự do trao đổi là thủ đoạn thiết lập một quan hệ mới
giữa công nghiệp và nông nghiệp: “Không thiết lập việc trao đổi hàng
hoá hay sản phẩm một cách có hệ thống giữa công nghiệp và nông
nghiệp thì không thể có được nhiều mối quan hệ đúng đắn giữa giai
cấp vô sản và nông dân không thể tạo ra được một hình thức liên
minh kinh tế hoàn toàn vững chắc giữa hai giai cấp đó trong giai
đoạn quá độ từ CNTB lên CNXH”. (Sđd, T43, Tr 400).
Trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” Lênin cho rằng trong
thời kỳ quá độ không thể xoá bỏ ngay được các hình thức sở hữu tư
nhân cũng như các hình thức sở hữu khác. Vì đây là thời kỳ quá độ.
Lênin viết: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào
kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành
phần kinh tế, những bộ phận, những mảng của cách mạng tư bản và

CNXH không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có. Song không phải
mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của
kết cấu kinh tế - xã hội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế
7


nào. Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở chỗ đó”. (Sđd, T43,
Tr 200). Và Lênin khẳng định ở nước Nga lúc đó còn tồn tại 5 thành
phần kinh tế:
“1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có
tính chất tự nhiên;
2. Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân
bán lúa mì).
3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân;
4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước;
5. Chủ nghĩa xã hội”
(Sđd, T43, Tr 200).
Theo Lênin, năm thành phần kinh tế này tồn tại khách quan xen
kẽ nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất, nó làm tiền đề nhưng
đồng thời mâu thuẫn nhau do đó nên nó tạo nên hai hệ thống kinh tế
đối lập nhau đó là: Hệ thống kinh tế XHCN bao gồm CNXH và
CNTB nhà nước và hệ thóng kinh tế TBCN bao gồm các thành phần
kinh tế còn lại. Tinh thần này được Lênin trình bày như sau:
“Ở đây không phải là CNTB nhà nước đấu tranh với CNXH, mà
là giai cấp tiểu tư sản cộng với CNTB tư nhân cùng nhau đấu tranh
chống lại cả CNTB nhà nước lẫn CNXH”. (Sđd, T43, Tr 249).
Sau khi khẳng định sự tồn tại của năm thành phần kinh tế. Lênin
đưa ra rất nhiều quan điểm về đặc điểm, vai trò, tác dụng của tất các
thành phần kinh tế. Trong đó Lênin, đặc biệt đề cao vai trò của Thành
8



phần kinh tế tư bản nhà nước trong việc phát triển kinh tế của thời kỳ
quá độ ở những nước có nền tiểu sản xuất lên CNXH.
3. Tư tưởng của Lênin về thành phần kinh tế tư bản nhà
nước
3.1. Đặc điểm
Trước khi đi vào tìm hiểu những đặc điểm của CNTB nhà nước
chúng ta đi tìm hiểu xem CNTB nhà nước là gì?
Theo Lênin: “CNTB nhà nước là một thứ CNTB mà chúng ta có
thể hạn chế quy định giới hạn và nó gắn liền với nhà nước mà nhà
nước ở đây chính là công nhân, là bộ phận tiên tiến của giai cấp công
nhân, là đội tiên phong”. (Sđd V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxcơ-va, 1976, T45, Tr 102).
Mặt khác, theo Lênin, CNTB nhà nước là hình thức can thiệp
của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế, thông qua chính sách đạo luật là sự
kết hợp giữa nhà nước vô sản và nhà nước tư bản. Lênin viết:
“CNTB nhà nước, theo sự giải thích của toàn bộ sách báo về
kinh tế, là CNTB dưới chế độ tư bản, khi chính nhà nước trực tiếp
khống chế những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa này hay xí nghiệp tư bản
khác. Nhưng nhà nước chúng ta là nhà nước vô sản, giai cấp này
được nhà nước trao cho đủ mọi đặc quyền chính trị, và thông qua
giai cấp vô sản, nhà nước đó lôi kéo được nông dân lớp dưới về mình
(các đồng chí đều nhớ rằng chúng ta đã bắt đầu công tác ấy bằng
cách lập ra những uỷ ban nông dân nghèo)” (Lênin, Toàn tập Nxb
Tiến bộ, 1978, tập 43, tr 252).
9


Tóm lại, theo Lênin CNTB nhà nước là “CNTB nhà nước về
kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế hiện nay của nước ta, đó

là điều thứ nhất”. Và theo Lênin thì “CNTB nhà nước không có gì là
đáng sợ đối với chính quyền Xô Viết vì Xô Viết là một nước mà trong
đó chính quyền của công nhân và nông dân nghèo đã được bảo đảm”.
(Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, 1978, T43, Tr 252).
3.2. Các hình thức của CNTB nhà nước
Theo Lênin, CNTB nhà nước được biểu hiện ở 4 hình thức: Tô
nhượng, hợp tác xã, đại lý, nhà nước cho tư bản tư nhân trong nước
hoặc nước ngoài thuê xí nghiệp.
3.2.1. Hình thức tô nhượng
Trước khi đi vào tìm hiểu hình thức tô nhượng chúng ta cần
hiểu: Tô nhượng là gì? Để trả lời câu hỏi này, Lênin đưa ra rất nhiều
quan niệm. Sau đây là một số quan niệm tiêu biểu:
Theo Lênin: Tô nhượng là sự hợp đồng giữa người Xô Viết và
nhà nước tư bản. Lênin viết: “Tô nhượng là gì? Đó là một giao kèo,
một sự liên kết, một sự liên minh giữa chính quyền nhà nước Xô Viết,
nghĩa là nhà nước vô sản, với CNTB nhà nước, chống lại thế lực tự
phát triển tư hữu (có tính chất gia trưởng và tiểu tư sản)”.
Trong một bài diễn văn, Người lại viết: “Về các tô nhượng và về
sự phát triển của CNTB”. “Tô nhượng là gì? Là hợp đồng giữa nhà
nước và một nhà tư bản, người này cam kết tổ chức hoặc hoàn thiện
sản xuất (chẳng hạn như đẵn và chở gỗ, khai thác than, dầu lửa,

10


khoáng sản, .v.v...), trả cho nhà nước một phần sản phẩm sản xuất ra,
và nhận một phần khác dưới danh nghĩa là lãi”.
Như vậy, Tô nhượng là hình thức giản đơn nhất, lành mạnh nhất,
rõ ràng nhất: “So với những hình thức khác nhau của CNTB nhà nước
trong lòng chế độ Xô Viết thì CNTB nhà nước dưới hình thức tô

nhượng có lẽ là hình thức đơn giản nhất, lành mạnh nhất, sáng tỏ
nhất, có hình thù rõ rệt nhất”. (Lênin, Toàn tập, T43, Tr 270).
Song Tô nhượng được tiến hành như thế nào? Theo Lênin để
tiến hành tô nhượng phải có một số nguyên tắc.
* Phải đảm bảo đời sống cải thiện đời sống cho công nhân:
Theo Lênin: “Các xí nghiệp tô nhượng phải trả lương cho công
nhân của mình trên mức bằng công nhân ở nước Nga: “Người nhận
tô nhượng có trách nhiệm cải thiện đời sống công nhân trong xí
nghiệp tô nhượng (so với những công nhân khác của xí nghiệp cùng
loại ở địa phương) sao cho đạt tới mức sống trung bình của nước
ngoài”. (Sđd, tr 200).
Bên cạnh việc trả mức lương ổn định như trên thì các xí nghiệp
tô nhượng phải luôn có sự thay đổi trong việc trả lương sao cho mức
lương mà người công nhân được trả phải phù hợp với năng suất lao
động của người công nhân, phải phù hợp với các tư liệu tiêu dùng
phục vụ đời sống của họ. Tức là khi giá cả hàng hoá trên thị trường
mà tăng thì phải tăng lương.
“Đồng thời, có tính đến năng suất lao động thấp của công nhân
Nga, do đó có thể xét lại mức năng suất lao động của người công
11


nhân Nga tuỳ theo tình hình cải thiện sinh hoạt của họ”. (Sđd, T43, Tr
201).
Mặt khác, theo Lênin: xí nghiệp tô nhượng nếu có bán các hàng
cần thiết phục vụ sinh hoạt của công nhân thì chỉ được bán với mức
giá hợp lý không được vượt hơn quá nhiều so với giá trị của nó. Lênin
viết: “Người nhận tô nhượng phải nhập từ nước ngoài vào cho công
nhân các xí nghiệp tô nhượng những hàng cần thiết cho đời sống của
họ, giá bán hàng này không cao hơn giá thì công thêm một tỷ lệ phần

trăm nhất định về tạp phí”. (Sđd, T43, Tr 202).
* Khi trả lương cho công nhân phải trên cơ sở năng suất lao
động của Nga lúc đó:
“Vấn đề trả lương cho công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng
phải trả bằng ngoại tệ, bằng phiếu đặc biệt hay bằng tiền Xô Viết... sẽ
quy định theo sự thoả thuận riêng cho từng hợp đồng”. (Sđd, T43, Tr
210).
Không những thế ở vấn đề này Lênin còn đưa ra quan điểm cần
phải có những mức lương khác nhau giữa các lao động có trình độ
chuyên môn khác nhau. Và cụ thể mức lương đó như thế nào là do sự
thoả thuận giữa người chủ xí nghiệp tô nhượng với người công nhân
trong xí nghiệp đó. Lênin viết: “Điều kiện về thuê mướn, về sinh hoạt
vật chất, về trả lương cho các công nhân lành nghề và nhân viên
người nước ngoài được quy định theo sự thoả thuận tự do giữa người
nhận tô nhượng với những loại công nhân viên nói trên”. Bởi vì, như
chúng ta đã biết, con người là trung tâm của mọi thành công của công
việc, công việc thành công phần lớn là do người tiến hành công việc
12


đó. Ngay từ khi nước Nga vừa giành được chính quyền Lênin đã rất
quan tâm đến việc sử dụng người lao động, sử dụng công nhân trong
quá trình xây dựng, phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước có
nền tiểu nông sản xuất lên CNXH. Lênin cho rằng cần phải đào tạo
đọi ngũ cán bộ đảng viên và không ngừng nâng cao trình độ cho họ về
tất cả các mặt. Đồng thời cần phải sử dụng chuyên gia tư sản. Theo
Lênin: “Dùng đến chuyên gia tư sản để cày bừa đất đai sao cho
không bao giờ còn có một giai cấp nào có thể mọc lên được trên đất
đai ấy cả”. (Tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền
Xô Viết, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963, Sđd, tr 66).

Và theo Lênin sau khi đã lôi kéo được chuyên gia tư sản và sử
dụng họ thì cần phải có cách quản lý, sử dụng họ, đồng thời cần phải
trả cho họ một mức lương thích hợp cao hơn so với những công nhân
trung bình. Tinh thần ấy Lênin thể hiện: “Giờ đây, chúng ta buộc phải
dùng đến phương pháp cũ, phương pháp tư sản và bằng lương trả
một giá rất cao những “công tác phục vụ” của những chuyên gia tư
sản xuất sắc nhất”. (Tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xô Viết”, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963, Sđd, tr 66).
Tất cả những quan điểm trên được Lênin thực hiện trong quá
trình phát triển kinh tế Liên Xô khi vừa giành được chính quyền từ tay
chính phủ Nga hoàng.
* Khi thực hiện tô nhượng phải tôn trọng, tuân thủ theo pháp
luật về đạo luật, về điều kiện lao động khi tuyển dụng, kỳ hạn trả
lương; phải đảm bảo môi trường, môi sinh khi khai thác tài nguyên;
không có hành động chống phá nhà nước. Lênin viết:
13


“Người nhận tô nhượng phải tôn trọng pháp luật của nước cộng
hoà liên bang chủ nghĩa Xô Viết Nga, chẳng hạn các đạo luật về điều
kiện lao động, về kỳ hạn phát lương, phải ký hợp đồng với các công
đoàn (nếu người nhận tô nhượng yêu cầu thì chúng ta đồng ý sẽ ghi
thêm là trong hợp đồng đó, định mức của một công nhân trung bình ở
Mỹ hoặc Tây Âu, là nước bắt buộc với cả 2 bên”. (Sđd, T43, Tr 205).
“Người nhận tô nhượng phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy
tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nước Nga và của
nước ngoài (mỗi hợp đồng sẽ quy định cụ thể)”.
“Theo sự thoả thuận với các cơ quan chính phủ của nước Cộng
hoà Liên bang Xô - Viết Nga, có thể cho người nhận tô nhượng quyền
mời những chuyên gia có trình độ cao trong số công nhân Nga; các

điều kiện tuyển dụng, trong từng trường hợp, phải được sự đồng ý
của các cơ quan chính quyền trung ương”. (Sđd, T43, Tr 215).
3.2.2. Hình thức hợp tác xã
Lênin quan tâm nhiều đến vấn đề hợp tác xã và đặc biệt trong
NEP, theo Lênin việc thực hiện chính sách hợp tác xã có ý nghĩa đặc
biệt: “Tôi thấy hình như chúng ta không chú ý đầy đủ đến chế độ hợp
tác xã, chưa chắc mọi người người đều hiểu được rằng sau cách mạng
tháng Mười và không vì NEP (trái lại về mặt này, phải nói: “Chính vì
có NEP), chế độ hợp tác xã ở nước ta có ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt”.
Vậy, hợp tác xã là gì? Theo Lênin: hợp tác xã cùng là một hình
thức của CNTB nhà nước nhưng lại đơn giản hơn, có hình thù ít rõ
rệt, phức tạp hơn. Lênin nêu:
14


“Các hợp tác xã cũng là một hình thức của CNTB nhà nước
nhưng đơn giản, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn và vì thế
(trong thực tế), nó đặt chính quyền Xô Viết trước những khó khăn lớn
hơn”. (Sđd, T43, Tr 271).
Hợp tác xã cũng giống như nhà nước ở chỗ tạo điều kiện cho sự
kiểm kê, kiểm soát:
“Chủ nghĩa tư bản hợp tác xã giống CNTB nhà nước ở chỗ nó
tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm kê, kiểm soát, theo dõi, cho những
quan hệ đã ghi trong hợp đồng giữa nhà nước (ở đây là nhà nước Xô
Viết) với nhà tư bản”. (Sđd, T43, Tr 272).
* Theo Lênin hợp tác xã có 2 loại: Hợp tác xã tiêu dùng và hợp
tác xã sản xuất.
Thứ nhất: Hợp tác xã sản xuất. Theo Lênin thì hợp tác xã sản
xuất là kiểu tổ chức sản xuất của những người tiểu nông, thợ thủ công
liên kết, liên doanh với nhau để sản xuất. Lênin viết: “Các hợp tác xã

sản xuất giúp cho tiểu công nghiệp phát triển; ngành này sẽ tăng số
lượng sản phẩm cần thiết cho nông dân, phần lớn các sản phẩm này
không đòi hỏi phải chuyên chở đi xa bằng đường sắt, hay phải có các
nhà máy to lớn”. (Sđd: T43, Tr 301).
Hợp tác xã tiêu dùng là kiểu tổ chức của những người công
nhân, nông dân nhằm cung cấp và phân phốii những sản phẩm cần
thiét cho họ. Lênin viết: “Hợp tác xã tiêu dùng là sự tập hợp công
nhân và nông dân nhằm mục đích cung cấp và phân phối những sản
phẩm cần thiết cho họ”.
15


Đồng thời “Các hợp tác xã này bảo đảm việc phân phối sản
phẩm một cách nhanh chóng, đúng đắn và rẻ tiền”. (Sđd: T 43, tr
301,302).
* So sánh hình thức tô nhượng và hình thức hợp tác xã:
- Tiêu chí của “Tô Nhượng”
+ Tô Nhượng dựa trên cơ sở nền sản xuất phát triển cao, đại
công nghiệp cơ khí: “Tô Nhượng dựa trên cơ sở đại công nghiệp cơ
khí”. (Sđd: T43, tr 272).
+ Mối quan hệ: hình thức tô nhượng:
Ở đây là quan hệ giữa nhà nước vô sản với nhà nước tư bản
“Trong mỗi hoạt động tô nhượng, tô nhượng chỉ quan hệ đến độc một
nhà tư bản hay độc một hãng, một xanh-đi-ca, các tên, tơ-rớt thôi”.
(Sđd: T 43, tr 272)
+ Ở hình thức Tô Nhượng thì hợp đồng có thời gian chính xác:
“ Tô Nhượng thì cho phép và thậm chí nhất thiết phải có một hợp
đồng chính xác và một thời hạn chính xác”. (Sđd :T 43, tr 273)
- Tiêu chí của hợp tác xã
+ Hợp tác xã dựa trên cơ sở nền tiểu sản xuất thủ công mà một

bộ phận thậm chí còn óc tính chất gia trưởng: “ chế độ hợp tác xã
dực trên cơ sở tiểu công nghiệp,trên nền sản xuất thủ công”. (Sđd: T
43, tr 273)
+ Mối quan hệ: Trong chế độ hợp tác xã có quan hệ với hàng
ngàn, hàng triệu tổ chức, hợp tác xã: “Hợp tác xã bao gồm hàng
ngàn, thậm chí hàng triệu tiểu nghiệp chủ”
16


+ Ở hợp tác xã không có hợp đồng ,không có thời gian: “Hợp
tác xã thì không có hợp đồng và không cũng không có thời hạn thật là
chính xác”. (Sđd: T 43, tr 273)
- Lênin cho rằng việc thủ tiêu một đạo luật về hợp tác xã thì đơn
giản hơn so với việc bãi bỏ hợp đồng tô nhượng; còn việc giám sát
một kẻ tô nhượng lại dễ hơn giám sát các xã viên hợp tác xã.
“Thủ tiêu một đạo luật về hợp tác xã dễ hơn rất nhiều so với
việc bãi bỏ một hợp đồng tô nhượng nhưng bãi bỏ hợp đồng tô
nhượng có nghĩa là lập tức và đơn giản cắt đứt ngay những quan hệ
thực tế của sự liên kết kinh tế hay sự “chung sống” về mặt kinh tế với
nhà tư bản; trái lại không có sự thủ tiêu một đạo luật nào về hợp tác
xã và không một đạo luật nào nói chung có thể cắt đứt ngay được
chẳng những sự chung sống thực tế của chính quyền Xô Viết với các
nhà tư bản nhỏ, mà nói chung, còn không thể cắt đứt được các mối
quan hệ kinh tế hiện có”. Sđd, T43, tr 273)
“Giám sát một kẻ tô nhượng là việc dễ nhưng giám sát các xã
viên hợp tác xã là một việc khó”. (Sđd, T43, tr 273)
- Bên cạnh đó, Lênin còn nói về việc chuyển từ tô nhượng lên
CNXH là chuyển từ một hình thức đại sản xuất này sang hình thức đại
sản xuất khác, còn chuyển từ hợp tác xã lên CNXH là chuyển từ nền
sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn hơn:

“Chuyển từ chế độ tô nhượng lên CNXH là chuyển từ một hình
thức đại sản xuất này sang một hình thức đại sản xuất khác. Chuyển
từ chế độ hợp tác xã của những nhà sản xuất nhỏ lên CNXH là
chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất, nghĩa là một bước quá độ
17


phức tạp hơn nhưng nếu thành công, lại có thể bao gồm được những
khối quần chúng nhân dân đông đảo hơn, nhổ được những gốc rễ sâu
xa hơn, dai dẳng hơn của những quan hệ cũ tiền xã hội chủ nghĩa,
thậm chí tiền tư bản, là những quan hệ phản kháng mọi sự “đổi mới”
một cách kịch liệt hơn”. (Sđd, T43, tr 273)
- Về vai trò: Chính sách tô nhượng và chính sách hợp tác xã sau
khi thắng lợi đều đem lại những thuận lợi cho nền kinh tế nhỏ quá độ
của nước Nga:
“Chính sách tô nhượng, một khi thắng lợi, sẽ đưa lại cho chúng
ta một số ít xí nghiệp lớn kiểu mẫu - kiểu mẫu so với những xí nghiệp
của chúng ta - ngang trình độ của CNTB tiên tiến hiện đại, mấy chục
năm nữa, những xí nghiệp ấy sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của
chúng ta”. (Sđd, T43, tr 273).
“Chính sách hợp tác xã một khi thành công, sẽ giúp cho nền
kinh tế nhỏ phát triển và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nhỏ
quá độ - trong một thời hạn không nhất định - lên nền đại sản xuất
trên cơ sở tự nguyện kết hợp”. (Sđd, T43, tr 273).
3.2.3. Hình thức đại lý
Đây là hình thức sử dụng các nhà tư bản thương nghiệp với tư
cách là nhà buôn và trả cho họ một mức hoa hồng nhất định để bán
sản phẩm của nhà nước, mua sản phẩm của người sản xuất hàng hoá
nhỏ. Lênin viết: “Bây giờ chúng ta xét hình thức thứ ba của CNTB
nhà nước. Nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một nhà buôn,

trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nhà nước và
mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ”. (Sđd, T43, tr 274)
18


3.2.4. Hình thức thứ tư
Nhà nước cho tư bản thương nghiệp thuê xí nghiệp, một vùng
mỏ, một khu rừng, một khu đất... để cho họ tổ chức sản xuất kinh
doanh và hoạt động giống như hợp đồng tô nhượng. Lênin viết: “Hình
thức thứ tư, nhà nước cho một nhà kinh doanh - một tư bản thuê một
xí nghiệp hoặc một vùng mỏ, một khu rừng, khu đất...; ở đây, hợp
đồng cho thuê giống hợp dồng tô nhượng hơn cả”. (Sđd, T43, tr 274)
3.3. Vị trí, vai trò, tác dụng của CNTB nhà nước
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế đặc
trưng nhất, nổi bật nhất trong thời kỳ quá độ ở nước Nga lúc đó, nó có
vị trí, vai trò tác dụng như sau:

19


3.3.1. Vị trí
Theo Lênin, đây là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế của thời kỳ quá độ từ nền tiểu sản xuất lên
CNXH. Nó là “Sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất” cho CNXH là
“Phòng chờ đi vào CNXH”, là nấc thang lịch sử mà giữa nấc thang
này với nấc thang được gọi là CNXH không có bất cứ một nấc thang
nào ở giữa chúng. Bởi vì theo Lênin thì “CNXH không phải là cái gì
khác hơn là chế độ độc quyền TBCN của nhà nước được áp dụng để
phục vụ toàn thể nhân dân và do đó không còn là chế độ độc quyền
TBCN nữa”. (Sđd, T34, tr 256)

Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc và rõ ràng rằng, khi
chúng ta còn “chưa đạt tới trình độ của CNTB nhà nước, thì sẽ không
thể thực hiện được bước chuyển lên CNXH. Theo Lênin về phương
diện kinh tế, CNTB nhà nước hiện đại ở trình độ cao hơn rất nhiều so
với nền kinh tế của các nước tiểu nông đang trong thời kỳ quá độ lên
CNXH và do vậy, nếu không trải qua một cái gì chung cho CNTB nhà
nước và CNXHthì chúng ta khó có thể thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu
về kinh tế. Nếu ai không nhận thấy điều đó, theo Lênin, đó là một sai
lầm hết sức nghiêm trọng về phương diện lý luận. (tinh thần này của
Lênin được thể hiện ở trang 369 - 370 tập 36).
Mặt khác, theo Lênin CNTB nhà nước như chiếc cầu chuyển từ
đất nước có nền kinh tế tiểu nông là chủ yếu quá độ lên CNXH. Lênin
viết: “Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc
những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua CNTB nhà nước tiến
lên CNXH không phải bằng cách trực tiếp dựa vào nhiệt tình do cuộc
20


cách mạng vĩ đại sinh ra bằng cách khuyến khích lợi ích cá nhân,
bằng sự quan tâm thiết thân của cá nhân, bằng cách áp dụng chế độ
hạch toán kinh tế”. (Sđd, T44, tr 189)
3.3.2. Vai trò, tác dụng
Khi đánh giá vai trò của CNTB nhà nước Lênin cho rằng nó là
thành phần kinh tế quan trọng tạo nên tính mật thiết “kết cấu kinh tế xã hội quá độ”. Do nó có nhiều tác dụng:
- Chủ nghĩa tư bản nhà nước phát huy ưu thế của nền sản xuất
lớn, tạo điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại,
tạo điều kiện để xây dựng đội ngũ công nhân chuyên gia giỏi.
“Người cộng sản không học các chuyên gia tư sản, kể cả những
thương gia, những nhà tư bản nhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư
bản khác, nhưng căn bản cũng vẫn theo cách các đồng chí đã học tập

các chuyên gia quân sự. Chỉ cần dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểm
tra kết quả của việc học tập “ấy”: hãy làm tốt hơn các chuyên gia tư
sản làm việc bên cạnh mình; hãy biết dùng cách này hay cách khác
mà đẩy mạnh nông nghiệp và công nghiệp. Chớ nên suy tính về học
phí, chớ có sợ phải trả đắt, miễn thu được kết quả tốt”. (Sđd, T43, tr
259)
- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước sẽ khôi phục những ngành
nghề truyền thống, tạo nhiều ngành nghề mới, tập trung những ngành
kinh tế mũi nhọn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho người lao động, từng bước đưa sản xuất nhỏ nên
sản xuất lớn. Lênin viết:
21


“Không có kỹ thuật hiện đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng
trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một
tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải
tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công
việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến CNXH
được.”. (Sđd, T43, tr 253)
“Giúp đỡ tiểu nông nghiệp là ngành phục vụ kinh tế nông dân
và giúp cho nền kinh tế đó phục hồi. Nhà nước cũng phải giúp tiểu
công nghiệp đến một mức nào đó bằng cách cung cấp nguyên vật liệu
cho nó. Tội ác lớn nhất là để các nguyên liệu không thể dùng đến”.
(Sđd, T43, tr 254)
- Theo Lênin, phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước sẽ
khắc phục tính tản mạn của sản xuất hàng hoá nhỏ và tính quan liêu.
Tinh thần này của Lênin được thể hiện như sau: “Trao đổi, tức là chủ
nghĩa tư bản. Nó có lợi cho chúng ta chống lại tình trạng phân tán
của những người sản xuất nhỏ và phần nào chống lại cả bệnh quan

liêu nữa. Mức độ nào thì kinh nghiệm sẽ quy định. Ở đây không có gì
nguy hiểm đối với chính quyền cả, chừng nào mà giai cấp vô sản còn
lắm chính quyền trong tay, chừng nào mà giai cấp vô sản còn nắm
vững ngành vận tải và đại công nghiệp”. (Sđd, T43, tr 294 - 295)
- Thành phần kinh tế tư bản nhà nước sẽ tạo điều kiện mở rộng
hợp tác, phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho sự thắng lợi của
CNXH.
“Nếu cách mạng vô sản giành được thắng lợi ở Đức thì nó đã
phản ánh rõ ngay, một cách rất dễ dàng, bất cứ cái vỏ chủ nghĩa đế
22


quốc nào (đáng tiếc là cái vỏ ấy làm bằng thứ thép tốt nhất, do đó tất
cả những sự cố gắng của bất cứ con gà con nào cũng đều không phá
vỡ nổi), nó chắc hẳn đã thực hiện sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
thế giới một cách khó khăn hoặc rất ít khó khăn, đương nhiên, “khó
khăn” nói đây là trên quy mô lịch sử toàn thế giới, chứ không phải là
trên quy mô một nhóm của thị dân nào đó”. (Sđd, T43, tr 253 - 254)
Như vậy, nói một cách khái quát theo Lênin để đưa một nước
tiểu nông lên CNXH chúng ta cần phải sử dụng và cần dành được
quyền ưu tiên nhất định cho CNTB. Và Lênin đã khẳng định: “Chủ
nghĩa tư bản nhà nước dưới quyền lao động của giai cấp vô sản và
chính đáng của nó là “ngưỡng cửa” của CNXH, là điều kiện cho
thắng lợi chắc chắn của CNXH”. (Sđd, T36, tr 383)
4. Ý nghĩa
Ra đời cách đây đã hơn 70 năm tác phẩm “Bàn về thuế lương
thực” và trong đó đặc biệt là sự phát triển thành phần kinh tế tư bản
chủ nghĩa của Lênin đã có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng
quan trọng. Đối với một nền kinh tế có nhiều thành phần trong giai
đoạn đầu của thời kỳ quá độ như ở nước Nga khi đó, do thành phần

kinh tế quốc doanh do tước đoạt sở hữu của bọn tư bản mà có, thì
thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế tiến bộ hơn
cả. Trong thành phần kinh tế tư bản nhà nước thì tô nhượng là hình
thức cao nhất để chuyển từ sản xuất lớn TBCN sang sản xuất CNXH,
giai cấp công nhân có thể học tập quản lý nền đại công nghiệp cơ khí
hoá và xã hội hoá, và sau một năm thì chuyển các xí nghiệp tô
nhượng thành các xí nghiệp của nhà nước. Dưới hình thức hợp tác xã,
23


đại lý và cho thuê là những hình thức thấp của CNTB nhà nước. Nhà
nước có thể tập hợp hàng triệu người sản xuất nhỏ và những nhà tư
bản nhỏ đi vào mua bán và sản xuất theo kế hoạch của nhà nước và
thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát sản xuất và phân phối một cách dễ
dàng hơn. Như vậy, thông qua các hình thức của CNTB nhà nước thì
nhà nước chuyên chính vô sản có thể tổ chức lại, sắp xếp lại toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, đưa nước Nga thoát khỏi khó khăn và tiến lên
những bước vững chắc xây dựng thành công CNXH.

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC, VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
* Quan điểm của Đảng ta về thành phần kinh tế tư bản nhà
nước
Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu
hỗn hợp về tư liệu sản xuất giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản
tư nhân trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức liên doanh, liên kết.
1. Giai đoạn 1976 - 1978
Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, đất nước hoàn bình trở
lại, nhân dân cả hai miền Nam, Bắc cùng bước vào xây dựng phát
triển kinh tế. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ tư duy kinh tế mới từng
bước được hình thành, đó là bên cạnh việc tập trung, khôi phục, củng

cố thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể mà chủ yếu là
kinh tế hợp tác xã thì Đảng và Nhà nước ta đã đề cập tới việc phát
triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Và để phát triển thành phần
kinh tế này Đảng ta cho rằng cần phải có chính sách và tổ chức tốt.
24


Tinh thần này được thể hiện như sau: “Đối với chủ nghĩa tư bản, tư
doanh phải có chính sách và tổ chức tốt, vừa sử dụng, vừa cải tạo
dưới hình thức công tư hợp doanh hoặc các hình thức khác” (Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, tập 1, tr 67).
Tuy nhiên, do chưa hiểu đầy đủ về thành phần kinh tế này nên
trong thực tế nó chưa được đầu tư phù hợp do đó nó hoạt động nhìn
chung kém hiệu quả làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế đất nước
giai đoạn cuối những 70, đến đầu những năm 80, dẫn đến kinh tế - xã
hội Việt Nam khủng hoảng.
2. Thời kỳ 1986 đến nay
Đây là thời kỳ chuyển đổi căn bản từ cơ chế kế hoạch tập trung
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng
XHCN. Lúc này Đảng coi những tư tưởng của Lênin về sử dụng
CNTB nhà nước là một trong những cơ sở lý luận cho đường lối đổi
mới của nước ta. Do đó, quan điểm cơ bản của các văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và IX đã từng bước hoàn thiện
và khẳng định vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước.
Bắt đầu tư Đại hội VI, sau khi tổng kết những kết quả về kinh tế
xã hội đạt được từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Đảng ta đã ra
đường lối mới trong phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, đến đại hội
VI, Đảng khẳng định sự cần thiết phát triển thành phần kinh tế tư bản
nhà nước trong thời kỳ quá độ. Tinh thần đó được thể hiện: “Kinh tế
tư bản nhà nước tức kinh tế quá độ có thể được tổ chức từ thấp đến

cao, từ đại lý cung ứng và tiêu dùng hàng hoá, làm gia công, cho đến
25


×