Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tÁC PHẨM KINH điển bàn về thuế lương thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.97 KB, 36 trang )

MỞ ĐÀU
Tác phẩm "Bàn về thuế lương thực" do Lênin viết tháng tư năm 1921
là một tác phẩm có ý nghiã vô cùng lớn lao đối với những người cộng sản và
nhân dân lao động nước Nga hồi bấy giờ.Nó đã làm rõ toàn bộ chính sách kinh tế
mới trong giai đoạn nước Nga chuyển từ thời chiến sang thời bình, trong đó chủ
yếu là chính sách thuế lương thực và việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và
các thành phần kinh tế, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắt xích trung
gian để chuyển sang chủ nghĩa xã hội, là phương thức để phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất ở Nga.
Chính sách kinh tế mới của Lênin đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,
nó thực sự là luồng gió mới thổi vào nền kinh tế, được mọi người mọi ngành
kinh tế chấp nhận.Nên đã khơi dậy được mọi tiềm năng, phát huy được động lực
kinh tế, nên chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế nước Nga đã đi vào ổn
định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đến năm 1926, Liên xô đã
tuyên bố chính sách kinh tế mới đã hoàn thành vai trò lịch sử là đưa nước Nga ra
khỏi khủng hoảng kinh tế và bước vào thời kì mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp
hoá đất nước.
Và cũng chính trong "Bàn về thuế lương thực" nói riêng và chính
sách kinh tế mới nói chung, Lênin đã đề cập tới mô hình kinh tế tổng quát, trong
thời kì quá độ ở những nước kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Mô
hình kinh tế tổng quát đó là: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng của nhà
nước.

1


Vậy những tư tưởng của Lênin về phát triển kinh tế hàng hoá là gì?
Tính tất yếu khách quan và vai trò tác dụng của nó đối với những nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là như thế nào? Việt Nam vận dụng tư tưởng của Lênin về
mô hình kinh tế này trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ra sao? Đó là tất


cả những vấn đề em xin được trình bày trong đề tài " Tư tưởng của Lênin về tự
do trao đổi (Phát triển kinh tế hàng hoá) trong tác phẩm " Bàn về thuế lương
thực". Qúa trình nhân thức, vận dụng tư tưởng này ở Việt Nam."
Tuy nhiên với sự hiểu biết của em về lí luận này sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, em mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để giúp em có
kinh nghiệm hơn cho các bài viết sau.
Bố cục của bài tiểu luận gồm 4 chương:
Chương I: Tư tưởng của Lênin trong " Bàn về thúê lương thực" về tự
do trao đổi tự do buôn bán.
Chương II: Tư tưởng về tự do trao đổi của Lênin chính là tư tưởng về
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương III: Vận dụng tư tưởng về tự do trao đổi ( Phát triển kinh tế
hàng hoá) của Lênin ở Việt Nam.
Chương IV: Nhận thức chung về phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam.

2


Chương I: Tư tưởng của Lênin trong "Bàn về thuế lương thực" về tự
do trao đổi tự, tự do buôn bán.
I. Nước Nga Xô-viết, những khó khăn và biện pháp tháo gỡ.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917 ở Nga thắng
lợi đã đưa tới sự xuất hiện nhà nước Xô-viết đầu tiên trên thế giới, mở đầu một
thời đại mơí. Thời đại quá độ từ CNTB bản lên CNXH. Đó là thời đại mà chính
quyền thuộc về tay giai cấp công nhân, và là lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp
công nhân và nhân dân lao động được đứng lên làm chủ, quyết định vận mệnh
của mình. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà chính quyền Xô-viết non trẻ phải
tiếp nhận hàng loạt những khó khăn đặt ra buộc chính quyền Xô-viết non trẻ phải

giải quyết.
Về chính trị: Giai cấp tư sản ở Nga bị đánh bại, bị mất chính quyền
nhưng chưa bị tiêu diệt, do đó nó không chịu khoanh tay đầu hàng mà tìm mọi
cách chống lại nhà nước Xô-viết để giành lại thiên đường đã mất. Nên giai cấp
tư sản ở Nga đã cấu kết với 14 nước đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu hòng bóp
chết nhà nước non trẻ.
Về kinh tế: Kinh tế nước Nga trong hoàn cảnh có nội chiến và can
thiệp, lâm vào tình cảnh kiệt quệ, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, cùng cực.
Nhưng đối với nước Nga lúc này nạn thù trong, giặc ngoài là vấn đề khó khăn
nhất. Chính vì vậy, chính quyền Xô-viết phải đấu tranh giai cấp quyết liệt để
chiến thắng thù trong, giặc ngoài. Lênin nêu ra khẩu hiệu để đối phó với tình
hình này đó là "Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù" và thi hành chính sách " Kinh tế cộng
sản thời chiến". Chính sách cộng sản thời chiến với những biện pháp cụ thể đã
3


góp phần đưa đến thắng lợi và giữ vững được chính quyền Xô-viết. Đó là vai trò
lịch sử lớn nhất của chính sách cộng sản thời chiến. Lênin viết " Chính sách đó
đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó, nó đã cứu vãn nền chuyên chính vô sản
trong một nước bị tàn phá và lạc hậu."
Sau nội chiến nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết trong hoà
bình. Nhưng, chiến tranh đã qua đi và để lại hậu quả thật nặng nề cho đất nước
Nga. Chưa bao giờ nước Nga lại lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng như
thế, hầu như toàn bộ nền kinh tế quốc dân bị tàn phá. Đại công nghiệp năm 1920
sản xuất ra số sản phẩm chỉ bằng khoảng 1/7 số sản phẩm năm 1913, tổng sản
lượng nông nghiệp chỉ còn 1/2. Ngành giao thông vận tải bị tê liệt vì thiếu than,
thiếu phương tiện. Thêm vào đó, nạn thiên tai, mất mùa càng làm cho đời sống
nhân dân trở nên cực khổ vô cùng. Lênin đã ví nền kinh tế nước Nga lúc này như
một người bị đánh thập tử nhất sinh chỉ có thể đi lại bằng đôi nạng. Trước tình
hình đó, vấn đề đặt ra cho Lênin và nhà nước Xô-viết là phải tháo gỡ từ đâu? Kết

quả là, trước tình hình đó Lênin và trung ương Đảng cộng sản (b) Nga quyết
định phải dùng những biện pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cấp thiết nhất để cải
thiện đời sống của nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ. Nghĩa là
phải xuất phát từ nông dân và nông nghiệp.
Lúc ấy, V.I Lênin đặt ra câu hỏi: Tại sao lại chính là của nông dân
chứ không phải của công nhân ?

4


Trong vấn đề này có nhiều ý kiến phê phán Lênin, họ cho rằng,
xuất phát từ nông dân, từ nông nghiệp là từ bỏ chuyên chính vô sản, từ bỏ lập
trường của giai cấp công nhân, là dựa vào lập trường của giai cấp nông dân.
Lênin đã kịch liệt phê phán quan điểm trên, Người chỉ ra rằng, trong điều kiện
nền kinh tế suy tàn, thì xuất phát từ nông nghiệp là con đường duy nhất đúng
đắn. Bới lẽ điều đơn giản nhất mà ai cũng biết là muốn cải thịên đời sống cho
toàn xã hội trong đó có công nhân thì phải có bánh mì, nguyên liệu, đây là những
khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ cần tập trung tháo gỡ. Lênin viết "Phải bắt đầu từ
nông dân. Người nào không hiểu điều đó, người nào có ý coi việc đưa vấn đề
nông dân lên hàng đầu như thế là một sự "từ bỏ" hoặc tương từ bỏ chuyên chính
vô sản, thì chẳng qua chỉ vì người đó không chịu suy nghĩ kĩ càng vấn đề đó và
bị lời nói trống rỗng chi phối"1
Vấn đề là, muốn có bánh mì và nguyên liệu thì trước hết phải từ
nông nghiệp, mà muốn phát triển nông nghiệp phải quan tâm cải thiện đời sống
cho nông dân. Nhưng muốn cải thiện đời sống cho nông dân và phát triển nông
nghiệp thì phải thực hiện bằng biện pháp nào.
1. Về thuế lương thực.
Theo Lênin, vấn đề quyết định ở đây là phải có sự thay đổi chính
sách lương thực. Lênin nói " một trong những điều sửa đổi đó là thay thế chế độ
trưng thu bằng thuế lương thực, do đó có tự do buôn bán, ít nhất cũng là trong

phạm vi địa phương sau khi đã nộp đủ thuế"²
Trước đây khi nước Nga lâm vào cảnh thù trong giặc ngoài, chính
sách cộng sản thời chiến được coi là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
Thực chất của chính sách cộng sản thời chiến là chính quyền Xô-viết thực hiện
5


chế độ trưng thu lương thực thừa, thậm chí cả một phần lương thực thiết yếu của
người dân để cung cấp cho quân đội.

1. V.I.Lênin, toàn tập, tập 43, tr 262-263
2. V.I Lênin, toàn tập, tập 43, tr 264
Nay chiến tranh đã qua đi, chính sách "Kinh tế cộng sản thời chiến"
đã làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó, giờ đây không cho phép dẫn nó đi
xa hơn nữa vì nông dân nhiều nơi đã tỏ ra bất mãn với chính sách kinh tế cộng
sản thời chiến ( thể hiện rõ ở cuộc bạo loạn Cron-xtat gần Lêningrat ).Nó trở
thành lực cản cho người nông dân.Bởi thế, nhà nước Xô-viết phải xoá bỏ ngay
chính sách ấy để thay thế vào đó một chính sách mới, phù hợp hơn-chính sách
thuế lương thực, chính sách thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế
lương thực, thay thế chế độ độc quyền nắm giữ lương thực của chính quyền Xôviết bằng chế độ tự do trao đổi, tự do buôn bán những nông sản thừa sau khi họ
nộp đủ thuế.Thực chất của thuế lương thực cũng chính là việc nhà nước vô sản
tiến hành một phần sản phẩm thừa của người nông dân để phục vụ cho quân đội
và hoạt động của nhà nước nhưng thu dưới danh nghĩa là thuế. Chính sách thuế
lương thực đánh dấu bước chuyển sang chính sách đúng đắn và hợp lí đó. Lênin
vạch ra rằng:" lẽ ra, chúng ta tiến hành trao đổi hoàn toàn đối với nông dân mà
không cần thu thuế. Nhưng hậu quả của chiến tranh, sự tàn phá ghê gớm của nó
khiến chúng ta không đủ sản phẩm công nghiệp cung cấp cho nông dân để đổi
lấy lương thực mà chúng ta cần dùng. Do đó, chúng ta phải đặt ra thuế lương
thực nghĩa là chúng ta thu dưới danh nghĩa là thuế, một phần tối thiểu lương thực
cần thiết để cung cấp cho quân đội và công nhân, phần còn lại sẽ đổi bằng các

sản phẩm công nghiệp"ạ

6


Chính vì vậy, trước đây khi nước Nga trong hoàn cảnh có chiến
tranh, thực hiện chính sách "Kinh tế cộng sản thời chiến" thì mới có lương thực
để cung cấp cho quân đội và nhân dân, đảm bảo đánh thắng thù trong giặc ngoài.
Khi đánh giá về chính sách đó, Lênin đã nói "Trong điều kiện chiến tranh mà
chúng ta đã lâm vào thì về cơ bản chính sách đó là đúng"².Nhưng Lênin cũng đã
chỉ rõ: chế độ cộng sản thời chiến "không phải và không thể là một chính sách
phù hợp với nhiệm vụ kinh tế của giai cấp vô sản. Nó là một biện pháp tạm
thời"³. Còn trong điều kiện không còn chiến tranh, thì chính sách lương thực mới
là chính sách "phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp vô sản, chỉ có chính sách đó
mới có thể củng cố được cơ sở của chủ nghĩa xã hội". Đây là một chính sách
quan trọng nhất trong toàn bộ chính sách kinh tế của Đảng, nhà nước Xô-viết, nó
đảm bảo cho thắng lợi của CNXH.
Vấn đề dùng thuế lương thực thay cho chế độ trưng thu lương thực
thừa trước hết và trên hết là một vấn đề chính trị, vì thực chất của vấn đề chình
là thái độ của gai cấp công nhân với nông dân. Trong chiến tranh và trong cuộc
đấu tranh để lật đổ ách thống trị của tư bản chủ nghĩa, giữa công nhân và nông
dân Nga đã có sự liên minh chặt chẽ về chính trị và quân sự.
1,3,4.Lênin toàn tập, tập 43, trang 265
2. Lênin toàn tập, tập 32, trang 210

Khi chuyển sang công cuộc khôi phục và xây dựng hoà bình, nền
kinh tế của đất nước, giữa giai cấp công nhân và nông dân cần phải có sự liên
minh về kinh tế. Thay thế chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách
7



thuế lương thực, phát triển sự trao đổi giữa công nghiệp và nông nghiệp chính là
bắt đầu thực hiện sự liên minh đó và thực hiện được sự liên minh đó tức là đã
thành công bước đầu trong công cuộc xây dựng CNXH.
Như vậy, thuế lương thực là một biện pháp, trong đó có cái của quá khứ và
có cái của tương lai, mà giữa quá khứ và tương lai thì cái của tương lai là quan
trọng hơn. Sau mỗi mùa vụ, người nông dân sẽ phải đem nộp cho nhà nước một
phần sản phẩm của mình do đất đai mà họ sử dụng để sản xuất ra là của nhà
nước. Việc nộp thuế là nghĩa vụ mà mỗi người dân phải thực hiện. Đó là phần
của quá khứ. Sau khi đã nộp thuế, số sản phẩm dư thừa sẽ thuộc quyền sở hữu
của người nông dân, họ được sử dụng những sản phẩm đó để trao đổi lấy những
sản phẩm khác để phục vụ đời sống của họ. Đó là phần của tương lai và là quan
trọng nhất vì nó quyết định đời sống của người nông dân, quyết định tâm lý sản
xuất của họ và tự do trao đổi cũng chính là một thủ đoạn nhằm tạo điều kiện thiết
lập quan hệ kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nhà nước và nông
dân, đồng thời đó cũng là nền móng của toàn bộ công tác xây dựng một chế độ
tiền tệ đúng đắn. Đó là một chính sách quan trọng nhất trong toàn bộ chính sách
kinh tế của Đảng và nhà nước Xô-Viết, nó đảm bảo cho sự thắng lợi của CNXH.
2. Tự do trao đổi
Việc thi hành chính sách thuế lương thực tất yếu dẫn đến việc tự do
buôn bán.Vì sau khi nộp thuế xong, người nông dân có quyền tự do sử dụng số
lương thực còn lại của họ. Mặt khác, trong một nước mà kinh tế tiểu nông chiếm
ưu thế cần phải thoả mãn tiểu nông bằng hai việc: Một là, phải có sự tự do trao
đổi nhất định, tức là tự do cho những người tư hữu nhỏ. Hai là, phải có hàng hoá
và lương thực. Chính vì thế tự do trao đổi, tự do buôn bán là tất yếu. Lênin đã
khẳng định " Một trong những điểm sửa đổi đó là thay thế chế độ trưng thu bằng

8



thuế lương thực, do đó có tự do buôn bán, ít nhất trong phạm vi địa phương sau
khi đã nộp đủ thuế"1
Nước Nga với điều kiện,vừa trải qua chiến tranh, nền kinh tế lâm vào
khủng hoảng trầm trọng, đã đặt ra cho chính quyền Xô-viết Nga, là phải tìm ra
lối thoát hợp lý nhất- đó là nhiệm vô cùng khó khăn. Và không có lối thoát nào
khác là phải nhìn thẳng vào sự thật, một mặt phải thực hiện chính sách thuế
lương thực, mặt khác phải thúc đẩy tự do trao đổi ít nhất là trong giới hạn địa
phương.
1.Lênin,toàn tập,tập 43,Tr.264
Tự do trao đổi và tự do buôn bán là sự trao đổi hàng hoá giữa những
người sở hữu nhỏ.Do đó không tránh khỏi dẫn tới sự phục hồi tính tự phát của
thế lực tiểu tư sản và của CNTB.V.I Lênin nói :"khi chúng ta, tập trung mọi cố
gắng vào việc khôi phục kinh tế, chúng ta phải biết rằng trước mặt chúng ta là
người tiểu nông, tiểu chủ, người sản xuất nhỏ đang sản xuất cho sự lưu thông
hàng hoá cho tới khi nền sản xuất thắng lợi hoàn toàn và được khôi phục hoàn
toàn…Từ nay đến đó ,chúng ta còn phải quan hệ với những ngưòi sản xuất nhỏ
đó trong nhiều năm nữa, và do đó khẩu hiệu tự do buôn bán vẫn là không thể
tránh khỏi…Nó sẽ lan rộng vì nó phù hợp với những đièu kiện kinh tế của sự tồn
tại của những người sản xuất nhỏ" 1. Và do đó, tự do trao đổi, tự do buôn bán là
tất yếu"phải phát triển sự trao đổi bằng đủ mọi phương tiện và làm cho bằng
được"², rằng không thể "chặn đứng" được nữa sự trao đổi giữa công nghiệp vối
nông nghiệp"³, "…tất cả phải được đem ra sử dụng để kích thích với bất cứ giá
nào sự trao đổi giữa công nghiệp và nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, người nào
thu được nhiều kết quả nhất…thì người ấy sẽ giúp ích cho công cuộc xây dựng
CNXH trong toàn bộ nước nga"‫יּ‬
9


Như vậy, trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Nga thì việc phát triển
tự do trao đổi là tất yếu khách quan không thể tránh được. Bởi, trong điều kiện

nước Nga lúc bấy giờ, muốn thoát khỏi tình trạng khó khăn, thì phải có lương
thực, mà muốn có lương thực thì phải để tự do buôn bán. Còn ngăn cấm việc tự
do buôn bán là một sự dại dột và tự sát. Chính vì vậy, Lênin đã khẳng định
cương quyết , cứng rắn về sự tồn tại của tự do trao đổi : nếu Đảng nào tìm cách
ngăn cấm hay "chặn đứng" tự do trao đổi thì đó là một sự "dại dột và tự sát. Dại
dột vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy là không thể nào thực hiện được.
Tự sát vì những Đảng nào định thi hành chính sách như thế nhất định sẽ bị phá
sản
3. Tính hai mặt của tự do trao đổi
V.I. Lênin đã khẳng định sự tồn tại của tự do trao đổi là một tất yếu
khách quan không thể nao ngăn chặn được. Vậy thì tự do trao đổi có vai trò như
thế nào đóng góp vào công cuộc xây dựng CNXH ở nứơc Nga và tự do trao đổi
có dẫn đến những tiêu cực, những khuyết tật hay không ?
Theo Lênin, sự tồn tại của tự do trao đổi, tự do buôn bán trong thời
kỳ quá độ luôn bao hàm hai mặt : những ưu điểm và những khuyết tật
1. Lênin, toàn tập, tập 43,tr.31-32
2. Lênin, toàn tập,tập 43, tr.278
3. Lênin, toàn tập, tập 43,tr. 265
4. Lênin, toàn tập, tập 43,tr. 280

10


Vì thế không thể nói việc phát triển tự do trao đổi là hoàn toàn đưa
đến những tiêu cực và cũng không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò tích cực của
nó. Lênin đã chỉ ra những vai trò tích cực của việc phát triển tự do trao đổi đó
là:
Thứ nhất : Phát triển tự do trao đổi là một nhiệm vụ quan trọng nhất
trong toàn bộ chính sách kinh tế mới, bởi vì tự do trao đổi là một thủ đoạn nhằm
tạo điều kiện thiết lập quan hệ giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân,và

nó còn là động lwcj quan trọng thúc đây người nông dân hăng hái, chăm lo sản
xuất. Có thiết lập quan hệ kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp thì mới tạo ra
được những mối quan hệ đúng đắn giữa giai cấp vô sản với nông dân .Và từ đó
tạo ra được liên minh kinh tế vững chắc công- nông trong giai đoạn quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Thêm nữa, việc thực hiện tự do trao đổi , tự do
buôn bán là điều kiện, là động lực thúc đẩy ngưòi nông dân tích cực sản xuất, mở
rộng diện tích trồng trọt và từng bước cải thiện nông nghiệp chính vì vậy.Lênin
đã khẳng định " việc trao đổi hàng hoá tức là đòn xẻo chủ yếu của chính sách
kinh tế mới,được đặt lên hàng đầu "ạ do đó, theo Lênin" bằng bất cứ giá nào
cũng cần ủng hộ và phát huy tính tháo vát và tính chủ động của địa phương một
cách toàn diện và những tỉnh thừa nhiều lúa mì nhất phải được coi là những tỉnh
trọng điểm để tiến hành trước hết đó việc trao đổi hàng hoá "².
Thứ hai : Việc phát triển tự do trao đổi chính là nền móng của toàn bộ
công tác xây dựng một chế độ tiền tệ đúng đắn "trao đổi hàng hoá là một sự kiểm
tra xem những quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp có đúng đắn không, đó
cũng là nền móng của toàn bộ công tác xây dựng một chế độ tiền tệ đúng
đắn"³.Hơn nữa"trao đổi, tức là CNTB. Nó có lợi cho chúng ta trong chừng mực
nó giúp chúng ta chống lại phân tán của những người sản xuất nhỏ và phần nào
11


chống cả quan liêu nữa"‫יּ‬. Bởi thế, tự do trao đổi đưa lại sự cân đối của nền kinh
tế nước Nga và bước đầu tạo điều kiện để cho sự ra đời một nền sản xuất lớn.
Thứ ba: Tự do trao đổi, tự do buôn bán là sự trao đổi hàng hoá giữa những
người sở hữu nhỏ. Do đó không tránh khỏi sự phục hồi tính tự phát của thế lực
tiểu tư sản và của CNTB và vấn đề đặt ra là : có cần thiết phải như vậy không?
có thể cho như thế là đúng không? có nguy hiểm không? câu trả lời là, cái thứ
CNTB tất nhiên phải sản sinh từ tự do buôn bán ấy sẽ không có gì đáng sợ. Nó
sẽ là kết quả của sự phát triển lưu thông, kết quả của sự trao đổi sản phẩm công
nghiệp dù là sản phẩm của tiểu công nghiệp, để lấy nông sản phẩm. Như vậy có

nghĩa là, CNTB ấy là CNTB hồi sinh trong lòng CNXH và chịu sự điều hành của
nhà nước Xô-viết
1,2. Lênin, toàn tập, tập 43,tr.400
3.Lênin,toàn tập,tập 43,tr.330
4.Lênin,toàn tập,tập 43,tr.294

Lênin viết " Chúng ta không hề nhắm mắt trước tình hình tự do buôn bán
có nghĩa là để cho CNTB phát triển trong một mức nhất định và chúng ta nói:
CNTB ấy sẽ chịu sự kiểm tra, sự giám sát của nhà nước"1 và do đó, tính tự phát
tiểu tư sản, tính vô chính phủ trong sản xuất hay tình trạng phân tán của những
người sản xuất nhỏ là tất yếu. Thêm nữa, nếu trước đây, khi thực hiện chính sách
cộng sản thời chiến thì nhà nước nắm độc quyền phân phối lương thực thì bệnh
quan liêu là điều khó tránh khỏi.Còn khi phát triển tự do trao đổi giữa công
12


nghiệp với nông nghiệp, sự liên minh giữa công nhân và nông dân đã góp phần
hạn chế căn bệnh đó
Thứ tư: Việc phát triển tự do trao đổi, tự do buôn bán theo Lênin chính là
phương sách tối ưu để củng cố cơ sở của CNXH, đưa CNXH đến thắng lợi hoàn
toàn.Lênin viết " chính sách đúng đắn là phải tổ chức việc trao đổi những sản
phẩm cần thiết cho nông dân để lấy lúa mì của nông dân.Chỉ có chính sách lương
thực ấy mới phù hợp với những nhiệm vụ của giai cấp vô, chỉ có chính sách đó
mới có thể củng cố được cơ sở của CNXH và đưa CNXH đến thắng lợi hoàn
toàn"²
Có thể thấy rằng, tự do trao đổi mang lại nhiều ưu điểm,tích cực nhưng
bên cạnh đó, tự do trao đổi cũng sẽ dẫn đến những tiêu cực.
Một là: Tự do trao đổi đến một mức nào đó thì giai cấp tư sản và CNTB
phục hồi lại.Lênin kết luận: đó là điều không thể chối cãi.Nhắm mắt bỏ qua điều
đó thì thật là lố bịch.Cứ ở đâu có trao đổi, thì ở đó sự phát triẻn của nền kinh tế

nhỏ là một sự phát triển tiểu tư sản, một sự phát triển tư bản chủ nghĩa" đó là một
chân lý không thể chối cãi được".Song,trong điều kiện nước Nga lúc bấy giờ, thì
phải có lương thực, mà muốn có lương thực thì phải để tự do buôn bán. Còn
ngăn cấm việc tự do buôn bán là một sự dại dột và tự sát.
Hai là: Tự do trao đổi,buôn bán làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong buôn
bán, đặc biệt là tình trạng đầu cơ, trốn thuế, lậu thuế, làm hàng giả…gây ra nhiều
tổn hại đến nền kinh tế quốc dân, mà trước hết là gây tổn hại đến việc lưu thông,
buôn bán chính đáng.Theo Lênin"tự do buôn bán tức là CNTB,CNTB tức là đầu
cơ"³

13


Thấy rõ những khuyết tật của tự do trao đổi, Lênin đã đưa ra những giải
pháp để khắc phục nó
1.Lênin,toàn tập,tập 43,tr.190
2. Lênin,toàn tập,tập 43,tr.265
3. Lênin,toàn tập,tập 43,tr.285
Đối với mặt tiêu cực :Sự hồi sinh của giai cấp tiểu tư sản và CNTB. Theo
lênin, đối với nước Nga ,trong hoàn cảnh bị tàn phá hết sức nặng nề,lại bị mất
mùa năm 1920 làm cho trầm trọng thêm thì không thể không thực hiện chính
sách thuế lương thực, mà việc thi hành chính sách thuế lương thực tất yếu dẫn
đến việc tự do buôn bán, vì sau khi nộp thuế xong, người nông dân có quyền tự
do sử dụng số lương thực còn lại của họ. Mà đã thực hiện tự do trao đổi thì giai
cấp tiểu tư sản và CNTB phục hồi là điều không thể tránh khỏi" chúng ta chưa có
điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên CNXH, bởi vậy, trong một
mức đọ nào đó, CNTB là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền
tiểu sản xuất và trao đổi"1. Như vậy thì CNTB phục hồi đến một lúc nào đó, giai
cấp vô sản là người nắm chính quyền và nhà nước Xô-viết, nắm quyền kiểm tra,
kiểm soát nền kinh tế. Do đó, dưới sự chi phối của chính quyền Xô-viết thì việc

CNTB hồi sinh trong lòng CNXH sẽ không hề gây nguy hại gì cho CNXH.
Chính vì vậy, nhà nước Xô-viết phải thực hiện sự kiểm soát, sự giám sát đối với
CNTB" chúng ta phải lợi dụng CNTB( nhất là bằng cách hướng nó vào con
đường CNTB nhà nước), làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và
CNXH, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để lực lượng
sản xuất tăng lên"² và" hướng sự phát triển không thể tránh được(đến một trình
độ nào đó và trong một thời gian nào đó) của CNTB vào con đường CNTB nhà
nước, là đặt ra những điều kiện cần thiết cho công việc ấy và đảm bảo sự chuyển
biến từ CNTB nhà nước sang CNXH trong một tương lai gần". Và điều quan
14


trọng để CNTB phát triển theo hướng có lợi cho CNXH là nhà nước Xô-viết phải
thực hiện sự kiểm tr, kiểm soát những hoạt động của CNTB. Lênin viết"vì
vậy,chúng ta không hề nhắm mắt trước tình hình tự do buôn bán có nghĩa là để
cho CNTB phát triển trong một mức nhất định và chúng ta nói: CNTB ấy sẽ chịu
sự kiểm soát, sự giám sát của nhà nước"³
Còn đối với nạn đầu cơ, trốn thuế, lậu thuế, làm hàng giả…Theo lênin,
nhất thiết phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát nghiêm ngặt của nhà nước, phải
duyệt lại và sửa lại tất cả các luật về đầu cơ, " phải tuyên bố rằng mọi hành vi ăn
cắp, mọi mưu toan, trực tiếp hay gián tiếp, công khai hay lén lút, lẩn tránh sự
kiểm tra, sự giám sát, sự kiểm kê của nhà nước, đều bị trừng phạt gấp 3 lần so
với trước đây"‫יּ‬. Lênin cũng đã khẳng định " cuộc đấu tranh chống nạn đầu cỏ
phải được biến thành một cuộc đấu tranh chống nạn các vụ ăn cắp và chống
những hành vi trốn sự giám sát, sự kiểm kê, sự kiểm soát của nhà nước, sự kiểm
soát ấy giúp chúng

1,2. Lênin, toàn tập, tập 43, tr. 276
3. Lênin, toàn tập, tập 43, tr. 190
4. Lênin, toàn tập, tập 43, tr. 285


ta hướng CNTB- CNTB là không tránh khỏi đến một mức nào đó và là
cần thiết cho chúng ta - vào con đường CNTB nhà nước"1.

15


Như vậy, qua phân tích những tư tưởng của Lênin ngoài tự do trao đổi và
về vai trò của nhà nước, ta có thể khẳng định một điều là: Trong chính sách kinh
tế mới, Lênin đã đề cập tới mô hình kinh tế tổng quát, trong thời kỳ quá độ ở
những nước kinh tế kém phát triển đi lên CNXH. Mô hình kinh tế đó là: Phát
triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN.

Chương II: Tư tưởng về tự do trao đổi của Lênin chính là tư tưởng về phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước trong
thời kì quá độ lên CNXH.

Trước đây khi phân tích, mổ xẻ CNTB, Mác đã khẳng định: CNTB không
phải là một hình thái kinh tế xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà tất yếu nó sẽ bị diệt
vong và được thay thế bằng một xã hội mới cao hơn, tốt đẹp hơn đó là CNCS.
Đồng thời, Mác còn chỉ ra rằng: từ CNTB lên CNCS phải trải qua một thời kỳ
quá độ. Mác viết "Giữa TBCN và CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã
hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kì ấy là một thời kì qua độ chính trị
trong đó nhà nước không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của
gia cấp vô sản"²
Thời kỳ quá độ theo tư tưởng của Mác chính là bước quá độ từ CNTB lên
CNCS. Đó là thời kỳ diễn ra một cuộc cải biến cách mạng toàn diện sâu sắc từ
LLSX đến QHSX, từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng để xoá bỏ pháp
quyền tư sản và xay dựng các đặc trưng của CNCS. Tuy nhiên cuộc cách mạng

ấy chỉ có thể diễn ra và thắng lợi ở các nước tư bản đã phát triển - ở đó cơ sở vật
16


chất kỹ thuật đã hiện đại, nền kinh tế hàng hoá TBCN đã phát triển ở giai đoạn
cao, của cải dồi dào, mọi điều kiện về kinh tế, chính trị - xã hội đã được chuẩn bị
đầy đủ, chỉ cần một cuộc cải biến cách mạng của giai cấp vô sản sẽ thực hiện
được bước chuyển từ CNTB lên CNCS. Như vậy, theo Mác đến CNCS sẽ không
còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá vốn dĩ đã rất phát triển trong điều kiện TBCN.
TLSX đã trở thành tài

1. Lênin, toàn tập, tập 43, tr. 295
2. C.Mác và Ăngghen, tập 19, tr. 47

sản chung cho toàn bộ xã hội, nền sản xuất dựa trên tình thần tự nguyện tự
giác của người công nhân, không còn bóc lột. Sự trao đổi lúc này đã được tiến
hành trực tiếp giữa những người chủ sản xuất với nhau. Do đó cũng không còn
quan hệ hàng hoá - tiền tệ .
Nhưng đối với nước Nga lúc đó không phải từ một nước tư bản phát triển
đi lên CNCS mà là từ một nước kinh tế kém phát triển tuyệt đại là tiểu nông đi
lên CNXH. Cho nên, tư tưởng về quá độ của Lênin khác với về tư tưởng về quá
độ mà Mác đã trình bày trước đây. Theo Lênin, trong thời kỳ quá độ này là thời
kỳ lâu dài, phức tạp, vì nó bao gồm những bộ phận những mảnh của CNTB và
17


CNXH. Vì vậy theo Lênin trong thời kì quá độ này, một mặt phải thực hịên hàng
loạt bước quá độ, thông qua bước quá độ mà từng bước tạo ra cơ sở vật chất - kĩ
thuật cho CNXH. Mặt khác phải bắc một cái cầu trung gian, đó là CNTB nhà
nước, để tận dụng vốn vay, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lí của các nhà TB

nhằm đưa một nước kinh tế kém phát triển lên CNXH: nếu thông qua cầu trung
gian thì không thể xây dựng thành công CNXH và phải phát triển tự do trao đổi
giữa công nghiệp và nông nghiệp"
Trong "Bàn về thuế lương thực" Lênin đã trình bày những tư tưởng
của mình về tự do trao đổi ở những nước tiểu nông quá độ lên CNXH. Và Lênin
cũng khẳng định sự tồn tại khách quan của thành phần kinh tế, đề cao vai trò của
kiểm soát, kiểm kê, giám soát của nhà nước Xô-viết. Do vậy tư tưởng về tự do
cạnh tranh của Lênin thực chất chính là tư tưởng về việc phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước vô sản trong thời kì quá
độ lên CNXH. Việc thi hành chính sách thuế lương thực tất yếu dẫn đến việc tự
do buôn bán, vì sau khi nộp thuế xong người nông dân có quyền sử dụng số
lương thực còn lại của họ đem ra trao đổi thì tất yếu phải có thị trường - nơi diễn
ra hoạt động mua bán trao đổi. Và lúc này sản phẩm của người nông dân trở
thành hàng hoá vì nó thực hiện giá trị khi được trao đổi. Tự do trao đổi sẽ thúc
đẩy người nông dân hăng hái sản xuất, mở rộng sản xuất không chỉ cho họ mà
còn cả cho toàn xã hội. Đó thực chất chẳng phải là sản xuất hàng hoá sao! Và
muốn có cái trao đổi thì phải thực hiện một nền sản xuất hàng hoá. Mặt khác
trong một nước mà kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế, cần phải thoả mãn tiểu nông
bằng hai việc: một là, phải có sự tự do trao đổi nhất định, tức là tự do cho những
người tư hữu nhỏ, hai là, phải có hàng hoá và lương thực "Nếu không có gì để
mà trao đổi thì

18


tự do trao đổi còn có nghĩa gì nữa! nếu không có gì để buôn bán thì tự do
buôn bán còn có nghĩa gì nữa! Tự do như thế chỉ là mảnh giấy lộn, không thể
thoả mãn các giai cấp bằng giấy lộn, mà phải bằng những vật cụ thể"1. Chính vì
vậy, có thể nói rằng việc thực hiện chính sách thuế lương thực và phát triển tự do
trao đổi đã trở thành "đòn bẩy" đưa nền kinh tế của người nông dân phát triển ổn

định. Và chứng tỏ rằng, nhà nước Xô-viết đã vô cùng sáng suốt khi chủ trương
thay đổi "Chính sách cộng sản thời chiến" bằng " Chính sách kinh tế mới" để
thực hiện chế đội trao đổi kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, bằng việc
mua bán thông thường quan hệ hàng hoá-tiền tệ thay cho chế độ độc quyền nắm
giữ và phân phối lương thực của chính quyền Xô-viết. Như vậy, có thể thấy rằng,
sự tồn tại của quan hệ hàng-tiền và lưu thông tiền tệ là tất yếu khách quan. Thế là
cùng với thị trường, quan hệ hàng hoá-tiền tệ đã trở thành thực tế, trở thành quan
hệ chủ đạo của nền kinh tế hàng hoá. Nó không những đáp ứng được lợi ích kinh
tế của người nông dân mà còn góp phần phục hồi nền kinh tế Xô-viết.
Việc phát triển tự do trao đổi, phát triển kinh tế hàng hoá là thế, nhưng vấn
đề đặt ra là: Làm thế nào để có thể tạo điều kiện cho việc tự do trao đổi diễn ra
thuận lợi? làm thế nào để "sản phẩm thừa" của người nông dân (sau khi đã nộp
thuế) được đem ra thị trường tiêu thụ, để thoả mãn nhu cầu sản xuất của họ? Câu
trả lời không thể nào khác là buộc phải phát triển thương nghiệp, công nhận thị
trường tự do thị trường kế hoạch. Thương nghiệp có một vai trò vô cùng quan
trọng trong toàn bộ đời sống kinh tế của một đất nước. Thương nghiệp có thông
thì sản xuất mới ổn định. Muốn cho lưu thông hàng hoá diễn ra trôi chảy thì
trước hết phải chú trọng phát triển thương nghiệp bởi "Thương mại là lửa thử
vàng của mọi của cải, là hòn đá thử vàng đối sự phồn vinh của mỗi dân tộc".
Nhưng điều quan trọng là nhà nước vô sản phải kiểm soát, điều tiêt nó để đưa

19


thương nghiệp và các quan hệ hàng hoá-tiền tệ từ chỗ là công cụ của nền kinh tế
TBCN trở thành phương tiện hữu hiệu trong xây dựng nền kinh tế XHCN.
Tư tưởng của Lênin về tự do trao đổi trong "Bàn về thuế lương thực" đã
giúp chúng ta thấy được một tư duy lôgic, biện chứng, khoa học và cách mạng
của Lênin ve thời kỳ quá độ lên CNXH. Đằng sau những biện pháp để khôi phục
nền kinh tế bị tàn phá của nước Nga Xô-viết sau nội chiến, sau những giải pháp

tháo gỡ khó khăn hồi năm 1921, sau chính sách thuế lương thực và tự do trao
đổi… là cả hệ thống những tư tưởng- lý luận của Người về thời kỳ quá độ, về
con đường đi lên CNXH. Đặc biệt là đối với những nước tiểu nông có nền kinh
tế kém phát triển tiến lên CNXH mà chưa qua giai đoạn TBCN, thì thời kỳ quá
độ phải là thời kỳ "đau đẻ kéo dài và đau đớn". Và vì thế, việc phát triển thương
nghiệp, mở rộng thị trường…là những nhiệm vụ khó khăn nhất là các Đảng vô

1.Lênin toàn tập,tập 43, tr. 73

sản phải lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện cho bằng được để xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Chương III. Vận dụng tư tưởng về tự do trao đổi (phát triển kinh tế
hàng hoá) của Lênin ở Việt Nam.
Nước ta, sau khi giải phóng hoàn toàn, thống nhất đất nước có những điểm
giống tình hình nước Nga hồi thi hành chính sách kinh tế mới. Đất nước đã ra
khỏi chiến tranh nhưng phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Nền kinh tế bị
20


tàn phá một cách nặng nề, cơ sở vật chất- kỹ thuật thì tồi tàn, lạc hậu, đời sống
nhân dân hết sức cùng cực. Thêm nữa, trên trường quốc tế, nước ta cũng có
những kho khăn nhất định: cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề "ai thắng ai "
giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đang thực
hiện bao vây kinh tế với nước ta. Đứng trước những khó khăn chồng chất như
thế đã đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ hết sức khó khăn, mà khó khăn lớn
nhất của ta lúc đó là phải hàn gắn vết thường chiến tranh, là cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới, đảm bảo đời sống cho người dân được ổn định và kiến
thiết nèn kinh tế nước nhà. Điều đó đòi hỏi phải có chiến lược kinh tế- xã hội và
những chính sách, biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm khôi phục và phát triển kinh
tế, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Vì vậy, việc nghiên cứu để nắm vững nội dung, tư tưởng của tác phẩm
"Bàn về thuế lương thực" của Lênin và để suy nghĩ, vận dụng những quan điểm
lý luận của Người vào hoàn cảnh của nước ta lúc này là hết sức cần thiết.Và,
trước những năm 1986, nước ta đã nhận thức và vận dụng để thực hiện xây dưng
đất nước, xây dừng CNXH. Nhưng do mắc phải những hạn chê trong nhận thức
cũng như trong vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào công cuộc xây
dựng CNXH. Đảng ta đã đưa ra một số chủ trương chính sách nhưng không phù
hợp với tình hình thực tế của đất nước nên khi đi vào đời sống, những chính sách
ấy có chiều hướng làm kìm hãm nền kinh tế. Hơn nữa trong quá trình cải tao
CNXH ở cả nước, ở một số khâu, một số bộ phận , một số cán bộ quan liêu…đã
thực hịên không tốt, làm cho việc cải tạo XHCN kém hiệu quả. Cụ thể những
hạn chế của Đảng ta trước 1986 đó là:
Một là: Trước đây khi đất nước còn chiến tranh nước ta thực hiện nền kinh
tế tập trung là rất hiệu quả vì việc nhà nước tập trung để chỉ huy nền kinh tế thời
chiến thực sự đã phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, cả nước thi đua sản xuất
với mục tiêu: "tất cả cho tiền tuyến" và khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân,
21


quân không thiếu một người". Thế nhưng khi chiến tranh đã qua đi và đất nước
đang trong công cuộc xây dựng CNXH thì việc Đảng, nhà nước ta vẫn tiếp tục
duy trì, thực hịên kinh tế kế hoạch hoá tập trung là không hợp lí và kém hiệu
quả. Bởi vì việc nhà nước chỉ huy nền kinh tế bằng hệ thống kế hoạch chi tiết từ
trên xuống đã không phát huy được tinh thần tự chủ năng động sáng tạo của
người sản xuất. Thêm nữa, việc tiến hành quốc hữu hoá công - thương nghiệp và
tiến hành hợp tác hoá trong nông nghiệp đã diễn ra trong sự cưỡng ép, nên đã
dẫn đến tính ỷ lại, tạo ra sức ỳ của sản xuất. Nguyên do là vì lúc đó LLSX của
nước ta còn kém phát triển. Năng xuất lao động thấp, thu nhập của người lao
động thấp nên không tạo được cho họ sự hứng thú và hăng say lao động, sản
xuất.

Hai là: Việc Đảng ta coi phát triển sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng
đầulà hoàn toàn đúng đắn. Thế nhưng trong bước thực hiện, do thiếu tính khoa
học lại không đầu tư một cách thích đáng cho nông nghiệp mà tập trung phát
triển công nghiệp nặng. Kết quả là đã khiến cho nước ta lâm vào thời kì khủng
hoảng trầm trọng, kéo dài. Hàng hoá thiếu thốn nhất là lương thực, thực phẩm,
các mặt hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Ba là: Nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật không phù hợp như đạo
luật về "ngăn sông cấm chợ", cấm tự do trao đổi tự do buôn bán. Nhà nước giữ
độc quyền trong phân phối và lưu thông sản phẩm, "cắt đứt mối quan hệ giữa
thương nghiệp tư nhân và người nông dân cá thể". Không công nhận sản xuất
hàng hóa, lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
Đó là những hạn chế lớn nhất mà Đảng ta đã mắc phải trong quá trình
nhận thức và hoạch định kinh tế. Trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực"Lênin đã chỉ ra rằng: "Đối với giai cấp vô sản đang thực hiện quyền chuyên
chính của mình trong một nước tiểu nông thì chính sách đúng đắn phải là tổ chức
việc trao đổi những sản phẩm công nghiệp cần thiết cho nông dân để lấy lúa mì
22


của nông dân. Chỉ có chính sách ấy mới phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp vô
sản, chhỉ có chính sách ấy mới củng cố được cơ sở của CNXH và đưa CNXH
đến thắng lợi hoàn toàn"1. Như vậy nhà nước không thể chặn đứng được tự do
trao đổi, không thể ngăn cấm nó mà phải thúc đẩy nó, phát triển nó, định hướng
nó theo chiều hướng tích cực. Có như vậy mới phá vỡ được thế bị động của nền
sản xuất nhỏ dần tiến lên thế chủ động của nền sản xuất lớn XHCN. Sai lầm này
là xuất phát từ việc "học tập" mô hình kinh tế của nước Nga Xô-viết nhưng
không tôn trọng quy luật khách quan và tình hình cụ thể cảu mỗi nước.
Tuy bước đầu gặp phải những sai lầm nhưng sau đó Đảng ta đã sớm nhận
ra và bắt tay vào sửa chữa. Mầm mống của tư duy kinh tế của Đảng ta về xoá bỏ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chế độ tự chủ của các đơn vị cơ sở,
chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN đã xuất hiện từ hội nghị TW khoá

IV(1979).
Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá IV(8/1979), lần đầu tiên Đảng ta đã đưa
ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thể hiện ở những chủ
1.Lênin,toàn tập,tập43,tr.265
trương cụ thể như : xoá bỏ "ngăn sông cấm chợ", công nhận sự tồn tại của
các thành phần kinh tế(3 thành phần kinh tế ở miền Bắc, 5 thành phần kinh tế ở
miền Nam). Từ những nhận thức đó, Đảng ta đã ban hành các chính sách kinh tế
quan trong như:
+ Ngày 16/8/1979, ban hành quyết định về việc bãi bỏ các trạm kiểm soát
có tính chất ngăn sông cấm chợ, ngăn cản việc lưu thông hàng hoá
+ Ngày 3/10/1979, chính phủ ban hành chỉ thị về chính sách khuyến khích
phát triển chăn nuôi trâu bò, không hạn chế về số lượng, sản phẩm chăn nuôi
được tự do sử dụng hay mua bán, xoá bỏ hình thức cấm vận trâu bò. Như vậy,

23


chỉ thị 357 đã chính thức công nhận trâu bò là hàng hoá mà người dân được tự
do chăn nuôi, sử dụng trao đổi hay mua bán.
+ Ngày 13/1/1981 chỉ thi 100 CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng
khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông
nghiệp. Việc thực hiện chế độ" khoán 100" đã phát huy được quyền làm chủ, tính
tích cực trong sản xuất của mỗi người, mỗi gia đình, khuyến khích hơn nữa
người lao động đem hết nhiệt tình lao động và khả năng sản xuất. "Khoán 100"
thực sự đã bước đầu tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp.
Có thể khăng định rằng, vào thời điểm đó những chính sách trên đã đi vào
thực tế và mang lại hiệu quả thiết thực. Nó đã chặn đứng được đà sa sút của nền
nông nghiệp, năng suất, sản lượng va diện tích cây trồng tăng lên rõ rệt. Đời
sống nhân dân được cải thiện.
Những hiệu quả bước đầu đó đã chứng minh rằng, những bước đổi mới

trong giai đoạn này là hết sức cần thiết, phải gắn kế hoạch với tự do trao đổi, ít
nhất cũng là trao đổi sản phẩm nông nghiệp trong giới hạn địa phương nhất định.
Cũng như ở nước Nga Xô-viết năm 1921, xuất phát từ tình hình thực tế, Lênin đã
chỉ ra rằng: Chính sách cộng sản thời chiến đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch
sử của mình. Trong điều kiện mới, nước Nga đã thực hiện chính sách thuế lương
thực và phát triển tự do trao đổi, tự do buôn bán thay cho chính sách cộng sản
thời chiến. Và đến đại hôi VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Đại
hội VI của Đảng một mặt phê phán cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp,
chưa chú ý đầy đủ đến quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, mặt khác
chủ trương kích thích các cơ sở sản xuất và mọi người lao động làm ra nhiều sản
phẩm hàng hoá nhưng vân chưa trút bỏ hoàn toàn được tư duy cũ. Chẳng hạn
vẫn chỉ coi "sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai
của cơ chế mới về quản lí kinh tế mà chúng ta đang sử dụng"1.
24


Hội nghị trung ương II, khoá VI tiến thêm một bước, nhấn mạnh xoá
bỏ chế độ trao đổi hiện vật giữa nhà nước và nông dân, vận dụng rộng rãi
phương thức
1.Văn kiện ĐH VI 1987 tr. 63

mua bán theo giá thoả thuận ghi trong hợp đồng, kể cả việc mua bán lương
thực
của nhà nước cũng chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN, nhà
nước không bù lỗ. Nông dân được tự do lưu thông lương thực, thực phẩm và
nông sản khác sau khi làm đủ nghĩa vụ thuế và các hợp đồng bán sản phẩm đã ký
với các tổ chức của nhà nước. Như vậy, Đại hội VI chính là bước ngoặt thật sự
trong tư duy kinh tế mới của Đảng ta. Đại hội đã công nhận sự tồn tại khách
quan của các thành phần kinh tế và tính tất yếu phải phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần.

Ngày 1/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định giải thể các trạm kiểm
soát hàng hoá trên các tuyến đường giao thông nhằm thúc đẩy lưu thông hàng
hoá phát triển.
Ngày 5/4/1988, Bộ chính trị ra nghị quyết 10/QĐ về đổi mới quản lí kinh
tế nông nghiệp, đề ra cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã
viên - chính là khoán 10, công nhận gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ.
Đến hội nghị trung ương 6 khoá VI (1989) mới thực sự hình thành tư duy
mới về kinh tế hàng hoá, thừa nhận tư liệu tiêu dùng, vật tư, dịch vụ…đều là
25


×