Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ đề CƯƠNG ôn THI môn LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.71 KB, 53 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI- LSCHTKT( cao học)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: những công trình nghiên cứu của D.Ricacdo là một thành
tựu cao nhất của tư tưởng thời kỳ trước Mác trong việc nghiên cứu học thuyết GT-LĐ. Học
thuyết đó đã tạo ra những tiền đề lý luận để luận chứng cho Học thuyết về sự bóc lột và để xác
định một cách khoa học nguồn gốc của lợi nhuận, địa tô. Đ/c hãy cho biết chính kiến của
mình đối với nhận định trên?
Trả lời
1. Những công trình nghiên cứu của D.Ricacdo là một thành tựu cao nhất của tư
tưởng thời kỳ trước Mác trong việc nghiên cứu học thuyết GT-LĐ.
1.1. Quan niệm về giá trị - LĐ trong thời kỳ cổ đại, trung đại
+ Thời cổ đại, từ khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời đã xuất hiện
các tư tưởng kinh tế về những phạm trù như phân công LĐ, giá trị trao đổi, vai trò tiền tệ, cung- cầu…Tuy
nhiên những phạm trù này còn đơn giản, mang tính chất ước lượng chứ không biết các quy luật chi phối
chúng. Tiêu biểu là các đại biểu như Xenophon, Platon, Arixtôt …
Xenophon, coi giá trị là một cái gì đó có ích cho con người và con người biết sử dụng được lợi ích đó.
Ví dụ: cái sáo có giá trị đối với người biết thổi và không có giá trị đối với người không biết thổi. Ông đã thấy
được vai trò của tiền (vàng, bạc) trong nền KT.
• Xenophon cũng đã thấy được mối liên hệ giữa giá cả hàng hóa với cung - cầu về nó. Từ đó, ông
khuyên chủ nô nên mua nô lệ theo nhóm nhỏ để không làm tăng cầu nô lệ, hoặc mở mang sản xuất một cách
thận trọng để không làm tăng cung H nhanh.
Platon, đã giải thích mối liên hệ giữa phân công LĐ, thương mại và tiền tệ với vai trò nổi bật của các
thương gia. Khi nghiên cứu về tiền tệ, ông chỉ ra tiền tệ với hai thuộc tính quy đinh là thước đo giá trị và kí hiệu
giá trị.
Arixtôt, có tư tưởng manh nha về lý luận GT-LĐ, theo ông: “của cải thực tế” (của cải tự nhiên) là toàn
bộ các giá trị sử dụng. Ông cho: All h.động gắn liền với việc tạo ra GTSD là hoạt động KT. Dù cách tiếp cận
còn mang tính trực cảm nhưng ông là người đầu tiên p.tích GTTĐ thông qua phương trình “5 cái giường = 1
ngôi nhà”. C.Mác cho rằng: thiên tài của Arixtôt là ở chỗ, trong lúc thể hiện giá trị của hàng hoá ông đã khám
phá ra quan hệ ngang giá, có nghĩa là đang bước theo con đường dẫn đến lý luận GT-LĐ.
Thời kỳ Trung cổ, cuối thế kỷ thứ IV, đầu thế kỷ thứ V, tồn tại đến cuối thế kỷ XV. Đây là thời kỳ chế
độ CHNL bị tan rã, chế độ PK xuất hiện. Đại biểu: Ibihandul (1332- 1406) người Arập và Saint Augustin
(1354- 1430). Những tư tưởng kinh tế thời kỳ này đã bị khoác trên mình cái áo thần học, bảo vệ cho sự tồn tại




của KT tự nhiên, ít chú ý đến những vấn đề cơ bản của nền SXH như GT, T. Họ coi tiền chỉ đơn thuần là đơn
vị đo lường. Họ chưa hiểu gì về GT-LĐ. Ở P.Tây, SXH không p.triển, bị bỏ rơi, nên q. niệm của họ về GT rất
mờ nhạt, nó chỉ được đề cập đến thông qua những q.điểm rất hời hợt về T. T lúc đó chỉ làm một chức năng duy
nhất: phương tiện mua.
1.2.1. Lý luận giá trị - LĐ của trường phái trọng thương Anh
Trường phái trọng thương, là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời vào khoảng
giữa thế kỷ XV, phát triển tới giữa thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ PTSX PK tan rã, PTSX TBCN mới ra đời, gắn
liền với đó là quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản.
- Tư tưởng xuất phát của CNTT cho rằng: Tiền là nội dung căn bản của của cải, là tài sản
thất sự của một quốc gia. Do đó, mục đích trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia
tăng khối lượng tiền tệ.
- Một nước càng nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có. Hàng hoá chỉ là phương tiện để tăng
thêm khối lượng tiền tệ mà thôi.
Từ đó họ cho rằng những hoạt động nào không dẫn đến tích luỹ tiền tệ là những hoạt
động tiêu cực, không có lợi.
Hoạt động công nghiệp (trừ khai thác vàng) không thể là nguồn gốc của cải. Chỉ có hoạt
động ngoại thương là nguồn gốc của của cải.
- Lợi nhuận thương nghiệp có được là do trao đổi không ngang giá, là lừa gạt và cướp
bóc (bằng chiến tranh).
Như vậy, dưới góc độ lý luân giá trị - LĐ chủ nghĩa trọng thương đã khêu gợi ra vấn đề giá trị
thặng dư (lợi nhuận), họ đã đưa ra quan điểm tái đầu tư lợi nhuận để phát triển kinh tế QG… nhưng
đứng trên lĩnh vực lưu thông để giải quyết.
Do điều kiện lịch sử nên hạn chế lớn nhất của trường phái trọng thương là coi trọng thương
nghiệp, coi lĩnh vực lưu thông, trao đổi là đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của họ chỉ
dừng lại ở việc mô tả bề ngoài. Vì vậy lý luận giá trị của họ chưa rõ ràng, tính lý luận chưa cao, thiếu
khoa học, phản ánh ngây thơ thần bí nền sản xuất hàng hóa TBCN.
Họ chưa hiểu gì về giá trị, họ chỉ thấy hình thức cao nhất của giá trị là tiền, chưa đi sâu tìm hiểu
cơ sở của sự trao đổi hàng hóa là gì. Mặc dù họ đã thấy lưu thông hàng hóa quy định lưu thông tiền tệ

nhưng lại không biết sản xuất quyết định lưu thông hàng hóa và tiền tệ. Từ đó họ cho rằng: trong lưu
thông tiền đẻ ra tiền. Trong một chừng mực nhất định họ cũng hiểu tiền là tư bản nhưng không hiểu bản
chất của tiền, tiền chỉ có chức năng phương tiện cất trữ, phương tiện lưu thông, thước đo giá trị (thước
đo của sự giàu có). Họ chưa hiểu gì về quy luật lưu thông tiền tệ, càng không biết gì về quy luật giá trị,
họ cho rằng lợi nhuận có được là kết quả trao đổi không ngang giá mua rẻ bán đắt và mua ít bán nhiều.


1.2.2. Lý luận giá trị - LĐ của trường phái trọng nông Pháp
+ Trường phái trọng nông, xuất hiện cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII khi trường phái
trọng thương bị phá sản. Đại biểu Francais Quesnay. N/cứu: sản phẩm thuần túy (giá trị thặng
dư). Đây là học thuyết trung tâm và là biểu hiện độc đáo nhất về các tư tưởng kinh tế của trường
phái trọng nông, nó đã phản ánh một giai đoạn phát triển mới về lý luận GT-LĐ.
- “Sản phẩm thuần tuý là sản phẩm của đất đai dôi ra còn lại sau khi đã trừ đi những chi
phí LĐ và những chi phí cần thiết khác cho việc thực hiện canh tác ruộng đất”.
Từ định nghĩa này cho thấy phái trọng nông cố tìm cái nguồn gốc đầu tiên của những thu
nhập tư bản chủ nghĩa.
Theo sự giải thích của họ, sản phẩm thuần tuý là số của cải vật chất còn lại sau khi đã
trừ đi chi phí tư bản để mua TLSX và sức LĐ.
Mác đã đánh giá cao cố gắng của phái trọng nông trong việc cố tìm ra nguồn gốc đầu tiên
của những thu nhập tư bản chủ nghĩa và phát hiện bí mật giá trị thặng dư.
- Phái trộng nông đã chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu
thông vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp và do đó đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
- Họ đã thấy được mối quan hệ LĐ sản xuất và sản phẩm thuần túy (giá trị thặng dư).Điều
đáng chú ý là suy luận của Kênê cho rằng: cần phải chia sản phẩm của người làm ruộng ra hai bộ
phận: một bộ phận để nuôi sống anh ta, còn bộ phận kia là số dôi ra, nếu bớt bộ phận thứ nhất mà
không làm thiệt đến tổng khối lượng sản phẩm thì có thể tăng thêm bộ phận thứ hai.
Hạn chế:
- Ông cho rằng: chỉ có nông nghiệp mới là ngành sản xuất, còn các ngành khác đều là
ngành không sản xuất.

Theo Ông ngành tạo ra sản phẩm thuần tuý mới là ngành sản xuất.
Kê ne cho rằng: Giá trị thặng dư chỉ hình thành trong nông nghiệp vì theo Ông:
+) Công nghiệp chỉ là quá trình kết hợp giản đơn các chất cũ, không có sự tăng lên về chất
nên không tạo ra sản phẩm thuần tuý.
+) Trong nông nghiệp, nhờ có tác động của tự nhiên nên có sự phát triển về chất, tạo ra
chất mới, tạo ra sản phẩm thuần tuý.
- Trường phái trọng nông cho rằng chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý.
Vì sao có hạn chế này:
Vì họ chưa hiểu được thực thể của giá trị và sự hình thành giá trị hàng hóa, nên họ chỉ
nhìn nhận giá trị thặng dư (sản phẩm thuần tuý) về mặt hình thái tự nhiên của sản phẩm.
- Coi giá trị hàng hoá chỉ là những giá trị sử dụng dôi ra ngoài số giá trị sử dụng mà anh ta


đã tiêu dùng đi trong thời gian sản xuất
- Họ cho rằng: sản phẩm thuần tuý như là tặng vật của tự nhiên, của ruộng đất chứ không
phải do người LĐ sản xuất tạo ra. Từ đó gán cho giai cấp địa chủ và tư sản chức năng kinh tế to
lớn mà trong khi chính họ lại là kẻ ăn bám.
- Chỉ coi sản phẩm thuần tuý (giá trị thặng dư) là phần phải nộp cho chủ ruộng với tư cách
địa tô.
Quan niệm này chưa đánh giá được đầy đủ bản chất bóc lột, giá trị thặng dư không phải
chỉ tồn tại dưới hình thái địa tô, mà còn là lợi nhuận, lợi tức nữa.
- Mặc dù họ giải thích nguồn gốc sản phẩm thuần túy theo tinh thần tự nhiên chủ nghĩa
(đất đai là nguồn gốc của sản phẩm thuần túy), nhưng hạt nhân hợp lý ở đó là : họ coi sản phẩm
thuần túy là sản phẩm LĐ của những người công nhân làm thuê, bộ phận này đã trở thành nguồn
thu nhập của giai cấp tư sản và địa chủ. Tuy vậy, bên cạnh những giá trị khoa học trên, lý luận giá
trị - LĐ của trường phái trọng nông cũng vẫn chưa vượt qua được điều kiện lịch sử, còn những
hạn chế thậm trí còn tụt lùi một bước so với trường phái trọng thương.
Họ đã không tìm thấy được nguồn gốc đích thực cũng như các hình thức biểu hiện của giá
trị thặng dư. Họ đã chỉ ra rằng sản phẩm thuần túy được tạo ra trong sản xuất chứ không phải
trong lưu thông nhưng lại cho rằng sản phẩm đó do đất đai sinh ra và là tặng vật của tự nhiên, họ

không thấy được đó là sản phẩm của công nhân trong nông nghiệp tạo ra. Họ không vạch ra các
hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư như lợi nhuận, lợi tức, địa tô.
Như vậy, lý luận giá trị - LĐ trong thời kỳ tan giã chế độ phong kiến, tích lũy nguyên thủy của
tư bản mới chỉ có những nét chấm phá ban đầu, vẫn chưa có thành tựu có ý nghĩa to lớn về giá trị khoa
học. Tuy nhiên những vấn đề lý luận mà họ đưa ra cũng có một giá trị nhất định để sau này các nhà kinh
tế tư sản cổ điển …tiếp tục kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới, khắc phục những hạn chế mà họ
để lại.
1.2.3. Lý luận giá trị - LĐ trong học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển là một trường phái đặc biệt có vai trò và ảnh hưởng to
lớn đối với sự phát triển tư tưởng kinh tế chung của nhân loại. Nó xuất hiện từ thế kỷ XVII, trong
thời kỳ PTSX TBCN đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ở phương Tây, đặc biệt là nước Anh và
nước Pháp. Trường phái này phát triển trong thời kỳ dài, trải qua nhiều giai đoạn, đạt tới đỉnh cao
rực rỡ vào thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và sau đó dần dần xa rời những nguyên tắc truyền thống
trước khi chấm dứt sự thống trị tuyệt đối của mình vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Đặc biệt nổi bật trong hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời của kinh tế học cổ điển là sự phát
triển mạnh mẽ của CNTB trong lĩnh vực sản xuất, tỏ rõ ưu thế tất yếu của nó so với lĩnh vực lưu


thông vốn là lĩnh vực chiếm ưu thế trong thời kỳ phát triển của tư tưởng trọng thương trước đó.
PTSX TBCN đang trên đà phát triển, chưa bộc lộ rõ những mâu thuẫn của bản thân nó là một cơ
sở thực tiễn để các đại biểu của trường phái cổ điển tập trung nguyên cứu các quy lụât phát triển
của CNTB, cổ vũ và đề cao ưu thế của phương thức này.
Lý luận giá trị - LĐ kinh tế chính trị tư sản cổ điển ra đời trên cơ sở là một dòng chảy liên tục có
sự đan xen, kế thừa những tư tưởng trước đó. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã có công lao to lớn
trong việc nghiên cứu lý luận GT-LĐ.
Lý luận giá trị - LĐ của W.Petty (1623-1687): nhà kinh tế học người Anh. Ông đã có những
cống hiến nhất định trong lịch sử tư tưởng kinh tế, có nhiều vấn đề lý luận đã vượt ra khỏi khuân khổ
của chủ nghĩa trọng thương. Theo C.Mác, ông là người mở đầu lịch sử trường phái cổ điển Anh, người
sáng lập ra khoa học kinh tế chính trị tư sản với tư cách là một khoa học. Ông đã tiếp cận phương pháp
nghiên cứu mới với quy luật kinh tế khách quan để giải quyết những hiện tượng kinh tế, tuy nhiên

phương pháp của ông mang tính hai mặt chưa triệt để, với thế giới quan duy vật tự phát.
Ông đã có công lao lớn trong việc nêu ra nguyên lý GT-LĐ “giá trị là do LĐ tạo ra” tức đã coi
LĐ là cơ sở của giá trị, chính điều này ông đã trở thành cha đẻ của kinh tế chính trị. Ông đã vạch ra
nguồn gốc giá trị hàng hoá. Coi LĐ sản xuất hàng hoá giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra giá trị, tạo ra
của cải vật chất. Trong tác phẩm “Bàn về thuế khoá và lệ phí” ông đã đưa ra ba phạm trù về giá cả hàng
hoá đó là: giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị. Theo ông giá cả tự nhiên (tức giá trị) do
LĐ của người sản xuất hàng hoá tạo ra. Lượng của giá cả tự nhiên tỷ lệ nghịch với năng suất LĐ khai
thác ra bạc. Ông xác định giá trị hàng hoá là do số lượng hao phí LĐ tạo ra. Đây chính là cơ sở để sau
này C.Mác phân tích làm rõ chất và lượng giá trị. Nếu như giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá, thì giá cả
nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá, nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung
cầu trên thị trường. Ông cho rằng giá cả chính trị là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên. Nó cũng là chi phí
LĐ để sản xuất ra hàng hoá, nhưng trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Vì vậy, chi phí LĐ trong
giá cả chính trị thường cao hơn so với chi phí LĐ trong giá cả tự nhiên. Mặc dù, bị chi phối bởi lập
trường giai cấp, điều kiện hoàn cảnh lịch sử chính trị lúc bấy giờ, nhưng việc ông phân biệt giá cả tự
nhiên với giá cả chính trị là một bước tiến lớn đến nay còn nguyên giá trị.
W.Petty đặt vấn đề nghiên cứu LĐ giản đơn và LĐ phức tạp, so sánh LĐ trong thời gian dài, lấy
năng suất LĐ trung bình trong nhiều năm để loại trừ tình trạng ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ông chưa làm rõ
được.
Ông cho rằng tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có mà tiền chỉ là 1% của
sự giàu có, nếu đánh giá tiền quá cao sẽ là sai lầm. Nguồn gốc giàu có không phải trong lưu thông mà
giàu có được đem lại trong sản xuất. Ông đã nhìn thấy hình thái nổi bật nhất của giá trị là tiền. Ông


nghiên cứu hai loại tiền là vàng và bạc. Giá trị của chúng dựa trên cơ sở LĐ khai thác ra chúng quyết
định. Ông phê phán chế độ song bản vị lấy vàng và bạc làm đơn vị tiền tệ, ủng hộ chế độ đơn bản vị
(giống nhận xét của Mác). Ông là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, ông cho rằng số lượng
tiền cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hoá và tốc độ chu chuyển của tiền tệ,
chỉ ra ảnh hưởng của thời gian thanh toán với số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông. Ông chống lại tư
tưởng tích luỹ tiền của chủ nghĩa trọng thương.
Từ những công lao trên, có thể khẳng định W.Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng

cho nghiên cứu lý luận giá trị - LĐ. Ông đã đúng khi cho rằng chất của giá trị là LĐ, năng xuất LĐ có ảnh
hưởng đến lượng giá trị và giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ông cũng đã đặt ra vấn đề nghiên cứu
là LĐ giản đơn và LĐ phức tạp, đặt ra các quy luật kinh tế.
Tuy nhiên lý thuyết GT-LĐ của ông vẫn còn những hạn chế bởi ảnh hưởng những tư tưởng của
chủ nghĩa trọng thương. Ông chỉ thừa nhận LĐ khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị các hàng
hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc. Ông chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của LĐ
sản xuất hàng hóa, chưa biết các bộ phận cấu thành giá trị hàng hóa, chưa hiểu lượng giá trị hàng hóa là gì.
Ông đã có luận điểm nổi tiếng: “LĐ là cha còn đất đai là mẹ của mọi của cải”. Về phương diện của cải vật
chất, đó là công lao to lớn của ông. Nhưng ông lại xa rời tư tưởng GT-LĐ khi kết luận LĐ và đất đai là cơ
sở giá cả tự nhiên của mọi vật phẩm.
Lý luận giá trị - LĐ của A.Smith (1723-1790): người Anh; ông là nhà tư tưởng tiên tiến của giai
cấp tư sản, là nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công. Thế giới quan của ông cơ bản là duy
vật, nhưng chủ nghĩa duy vật của ông là tự phát, máy móc, còn xa lạ với phép biện chứng. Phương pháp
luận - một phương pháp hai mặt mâu thuẫn, trộn lẫn các phần tử khoa học và tầm thường. Một mặt đi sâu
vào mối liên hệ bên trong của chế độ TBCN; mặt khác lại chỉ là mô tả, liệt kê. Hai mặt đó không những
chúng sống yên ổn bên nhau mà còn xoắn xuýt lấy nhau, thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, hệ
thống lý luận giá trị - LĐ của ông vừa khoa học, vừa tầm thường.
- Smíth có công lớn khi ông phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
Ông khẳng định: giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi và kịch liệt phê phán lý
luận về lợi ích của Caliton và Tuýecgô, ông khẳng định ích lợi không có liên hệ gì tới giá trị trao
đổi.
Ông ví dụ: Nước chẳng có chút gì giá trị, mặc dù nó rất có ích.
- Smíth đã nêu hai định nghĩa về giá trị hàng hoá;
+) Thứ nhất: giá trị là do hao phí LĐ để sản xuất ra hàng hoá quyết định. Đây là khái niệm đúng
đắn về giá trị.
Ở định nghĩa thứ này, Smíth tỏ ra là người đứng vững trên cơ sở lý thuyết về GT-LĐ.


+) Thứ hai: giá trị của hàng hoá là do LĐ quyết định, mà LĐ đó có thể mua bán, đổi lấy hàng
hoá.

Ở nghĩa này, Ông lại bộc lộ sự lẫn lộn giữa LĐ sống và LĐ quá khứ.
Ông đã lấy giá trị trao đổi của LĐ (trên thực tế là lấy tiền công) làm thước đo giá trị và đã
rơi vào vòng luẩn quẩn vì giá trị hàng hoá sức LĐ cùng lên xuống nhữ các hàng hoá khác.
Mác chỉ ra: Ông đã lẫn lộn việc qui định giá trị hàng hoá bằng giá trị của LĐ.
- Khi bàn về các bộ phận cấu thành giá trị của hàng hoá, Smíth cho rằng:
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên
của mọi thu nhập, cũng như của mọi giá trị trao đổi.
+) Smíth coi tiền lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, đó là
quan điểm đúng đắn.
+) Nhưng ông lại sai lầm khi coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị
trao đổi.
(Ông đã lẫn lộn vấn đề hình thành giá trị và vấn đề phân phối giá trị). Hơn nữa, ông còn
xem thường tư bản bất biến (C), coi giá trị hàng hoá chỉ có (V+M).
+) Smíth đã biến các bộ phận thu nhập từ giá trị thành nguồn gốc của giá trị, tức là giá trị
của hàng hoá do tiền lương, lợi nhuận địa tô quyết định.
Như vậy, Smíth giải thích luẩn quẩn rằng giá trị là do giá trị quyết định.
- Smíth đã chú ý tới việc xác định lượng giá trị của hàng hoá, ông cho rằng LĐ là tiêu chuẩn để
đo lường giá trị. Ông đề cập tới LĐ giản đơn và LĐ phức tạp có ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá
trị của hàng hoá.
- Smíth đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường.
+) Giá cả tự nhiên:
Là giá cả ngang với mức cần thiết để trả cho địa tô, tiền công và lợi nhuận của tư bản.
Theo Ông: Giá cả tự nhiên là trung tâm, tất cả các giá cả của hàng hoá đều thường xuyên
hướng về nó (Theo quan điểm của Mác, đậy là giá trị của hàng hoá).
Bản thân giá cả tự nhiên cũng thay đổi cùng với tỷ xuất tự nhiên của mỗi bộ phận cấu
thành nó, còn tỷ xuất này lại phụ thuộc vào điều kiện chung của mỗi xã hội, vào sự tiến bộ hay
ngưng trệ.
+) Giá cả thị trường:
Là giá bán thực tế của hàng hoá, chịu ảnh hưởng của biến động cung cầu, của yếu tố độc
quyền và chính sách của chính phủ.

- Khi giải thích về giá cả tự nhiên, A.Smíth chưa thấy được trong điều kiện tư bản tự do
cạnh tranh, giá cả tự nhiên được quy định bởi giá cả sản xuất.


Ông cũng chưa chỉ ra được giá cả sản xuất gồm chi phí sản xuất của tư bản cộng với lợi
nhuận bình quân.
Tóm lại: Công lao chủ yếu của A.Smíth về lý luận giá trị là đã phân biệt được giá trị sử
dụng và giá trị trao đổi, hơn nữa ông đã cho rằng LĐ là “thước đo thực tế của giá trị”. Song ở ông
vẫn còn có những sai lầm và hạn chế về lý luận này.
Tuy nhiên, lý luận giá trị - LĐ của A.Smith còn nhiều hạn chế. Do phương pháp luận của ông
mang tính hai mặt (như đã đề cập). Vì vậy, trong phân tích lý luận GT-LĐ, ông đã nhầm lẫn giữa LĐ
sống và LĐ quá khứ, sức LĐ và LĐ. Từ đó kết luận sai lầm rằng: giá trị của hàng hóa bằng số lượng
LĐ mà người ta có thể mua được bằng hàng hóa đó. Như vây, giá trị của hàng hóa do các nguồn thu
nhập hợp thành là sai, tức là quy luật giá trị chỉ đúng trong nền sản xuất hàng hóa trước CNTB, còn
trong nền sản xuất hàng hóa TBCN thì không vì: ông cho rằng giá trị của hàng hóa do thu nhập tạo lên
do đó tiền công là thước đo lý tưởng của giá trị. Trên thực tế, nếu lấy tiền công làm thước đo giá trị của
các hàng hoá là sai lầm lớn. Ông đã xem thường tư bản bất biến (c) trong cấu thành giá trị hàng hoá,
tầm thường hoá chi phí sản xuất vì vậy ông đã gạt bỏ yếu tố (c), trong cấu thành giá trị chỉ có (v+m).
Lẫn lộn giữa cấu thành giá trị và phân phối giá trị. Rõ ràng, việc phân phối giá trị không ảnh hưởng gì
đến cấu thành giá trị. Ông chưa thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Chưa biết
bản chất và các chức năng của tiền. Từ đó dẫn đến sai lầm trong định nghĩa thứ hai: giá trị là do LĐ mà
người ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định. Chính từ định nghĩa đó mà ông suy ra giá trị
do LĐ tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế hàng hoá giản đơn. Còn trong nền kinh tế TBCN, giá trị do các
nguồn thu nhập tạo thành, nó bằng tiền lương, lợi nhuận và địa tô, (thiếu c). Ông coi (m) là nguồn gốc
của những thu nhập đầu tiên là đúng vì là phân phối lần đầu, nhưng ông lại cho rằng đồng thời (m) là
nguồn gốc của mọi trao đổi, điều này lại sai vì thiếu (c). C.Mác cho rằng đây là tín điều của A.Smith,
chính tín điều này mà không thể tái sản xuất mở rộng, thậm chí cả tái sản xuất giản đơn. (thụt lùi hơn cả
F. Quesnay, tư tưởng này của ông lại xa rời lý thuyết GT-LĐ, vấn đề này sau được D.Ricardo khắc
phục).
1.2.4. Lý luận giá trị - LĐ trong học thuyết kinh tế tư sản tầm thường

C.Mác là người đầu tiên phân biệt kinh tế chính trị tư sản thành kinh tế chính trị tư sản cổ điển và kinh
tế chính trị tư sản tầm thường. Vào những năm 30 của thế kỷ XIX kinh tế chính trị tư sản rẽ sang một hướng
khác. Các đại biểu kế tục của kinh tế chính trị tư sản không duy trì và phát triển nội dung vốn có của các đại
biểu kinh tế chính trị tư sản cổ điển, mà họ lấy việc biện hộ cho CNTB làm mục đích. Đến đây C.Mác nhận
định: đó là sự “tầm thường hóa kinh tế chính trị tư sản cổ điển”. Từ đây kinh tế chính trị tư sản cổ điển nhường
chỗ cho kinh tế chính trị tư sản tầm thường. Các đại biểu tiêu biểu cho giai đoạn này là: T.R. Malthus (17661834), J.B. Say (1766- 1832).


T.R. Malthus: ông là một mục sư người Anh. Theo T.R. Malthus, số lượng LĐ có thể mua được bằng
một hàng hóa là do chi phí để sản xuất hang hóa đó quyết định. Chi phí đó bao gồm lượng LĐ (sống và vật
hóa) đã chi phí để sản xuất ra hang hóa cộng với lợi nhuận của tư bản ứng trước. Như vậy, T.R. Malthus đã
phủ nhận vai trò của LĐ là nguồn gốc tạo ra giá trị, coi lợi nhuận là yếu tố cấu thành khác của giá trị.
J.B. Say: người Pháp. Ông có “thuyết về tính hữu dụng” đối lập với lý luận GT-LĐ của D. Ricacđô.
Theo J.B. Say, sản xuất tạo ra tính hữu dụng (giá trị sử dụng) còn tính hữu dụng lại truyền lại giá trị cho các vật“ Giá trị là thước đo tính hữu dụng”. Như vậy, ông đã không phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị, coi giá trị
sử dụng và giá trị là một, do đó đã che đậy cái bản chất đặc thù xã hội của giá trị. J.B. Say cho rằng giá trị của
vật càng cao thì tính hữu dụng càng lớn, của cải càng nhiều thì giá trị càng lớn. Mặt khác, J.B. Say lại cho rằng
giá trị của hàng hóa chỉ được xác định trong trao đổi trên thị trường. Nó được quyết định bởi quan hệ cung cầu.
Như vậy, quan niệm của ông về giá trị hàng hóa là tùy tiện, không xác định được.
Tóm lại, học thuyết kinh tế tầm thường đã đoạn tuyệt với phương pháp luận khoa học của kinh tế
chính trị tư sản cổ điển. Họ áp dụng phương pháp nghiên cứu hời hợt bên ngoài các hiện tượng và quá trình
kinh tế. Xuất phát từ mục đích chủ quan là biện hộ cho CNTB, cho nên các đại biểu kinh tế chính trị tư sản tầm
thường đã không thể tìm kiếm, xây dựng lý luận về GT-LĐ thực sự khoa học.
1.2.5. Lý luận giá trị - LĐ trong học thuyết kinh tế tiểu tư sản
Kinh tế chính trị học tiểu tư sản là một khuynh hướng phát triển của tư tưởng kinh tế trong thời kỳ
CNTB. Nó hình thành trong thời kỳ mà CNTB bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện ở
nước Pháp, vào lúc sắp nổ ra cuộc cách mạng tư sản vĩ đại. Di sản lý luận quan trọng nhất của trường phái này
thể hiện ở hai vấn đề: là sự phê phán CNTB theo quan điểm tiểu tư sản và dự kiến cải tạo nền sản xuất tua bản
theo mô hình sản xuất nhỏ và chế độ kinh tế hàng hóa nhỏ trước CNTB. Các đại biêu tiêu biểu là: Sismondi
(1773- 1842), Proudhon (1809- 1865)…
Sismondi, nhà kinh tế học người Pháp gốc Thụy Sỹ, đã kế tục lý luận GT-LĐ của A.Smith, thừa

nhận LĐ là nguồn gốc của mọi của cải và xác định cấu thành giá trị gồm tiền công, lợi nhuận và địa tô;
coi tiền tệ là hàng hoá, là sản phẩm của LĐ và là thước đo giá trị. Đồng thời dùng lý thuyết GT-LĐ để
giải quyết các vấn đề kinh tế. Đã phân biệt rõ hai thuộc tính giá trị và giá trị trao đổi có mâu thuẫn.
Proudhon, người Pháp. Ông đưa ra lý thuyết “giá trị tổng hợp” hay “giá trị cấu thành”.
Proudhon cho rằng đó là phát hiện mới, sự phát triển tiếp tục lý thuyết giá trị, là hòn đá tảng trong hệ thống lý
thuyết kinh tế cuả của ông. Theo ông, giá trị là một phạm trù trừu tượng, vĩnh viễn. Nó bao gồm hai tư tưởng là
tư tưởng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Hai tư tưởng này đối lập nhau thể hiện hai xu hướng là sự dư thừa và
sự khan hiếm. Giá trị sử dụng thể hiện sự dư thừa, giá trị trao đổi thể hiện sự khan hiếm. Điều đó tạo nên sự
khó khăn khi trao đổi trên thị trường. Để khắc phục ông đưa ra lý thuyết về giá trị cấu thành. Theo ông, giá trị
cấu thành được tạo ra trong sản xuất và được thị trường chấp nhận. Chỉ có sản phẩm nào được thị trường chấp


nhận mới là giá trị cấu thành. Từ đó ông cho rằng, việc sản xuất theo giá trị cấu thành sẽ giải quyết các mâu
thuẫn của sản xuất hàng hóa.
* Lý luận giá trị - LĐ của D.Ricardo (1772-1823): nhà kinh tế học người Anh. D.Ricardo sống
trong thời kỳ đại công nghiệp cơ khí. Lúc này xã hội có sự phân hóa giai cấp rõ ràng, máy móc phát
triển mạnh, thất nghiệp diễn ra sâu sắc… Ông đứng trên lập trường giai cấp tư sản để bảo vệ lợi ích của
giai cấp tư sản. Ông lấy học thuyết giá trị làm điểm trung tâm nghiên cứu và là vũ khí để đấu tranh
trống giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến. D.Ricardo có thế giới quan máy móc, siêu hình với phương
pháp luận chứa đựng hai mặt mâu thuẫn khoa học và tầm thường; nhưng ông hơn A.Smith ở chỗ là sử
dụng thành công phương pháp trừu tượng hóa khoa học và đứng trên lý luận giá trị để phân tích các
hiện tượng kinh tế.
Vị trí:
Lý luận giá trị là trung tâm của học thuyết, là xuất phát điểm để nghiên cứu các vấn đề
khác.
Nội dung
- Ricardo đã rà soát lại toàn bộ học thuyết của A. Smith. Ông tiếp thu, kế thừa và phát triển
những điểm đúng của A. Smith.
Điểm quan trọng nhất khẳng định lại nguồn gốc giá trị:
Giá trị có nguồn gốc duy nhất là LĐ, điều đó không có gì thay đổi. Ông đưa ra định nghĩa

“giá trị hàng hóa, hay số lượng của một hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi, là số
lượng LĐ tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, chứ không phải do khoản
thưởng lớn hay nhỏ cho LĐ đó quyết định”.
- Ricardo bác bỏ một quan điểm nữa của Smith:
Smith cho rằng, chỉ có LĐ sản xuất hàng hóa giản đơn mới tạo ra giá trị.
Ricardo cho rằng, đã là sản xuất hàng hóa thì ở đâu, LĐ cũng tạo ra giá trị.
- Ricardo Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị và giá trị sử dụng.
Ông cho rằng: tính hữu ích không phải là thước đo giá trị mặc dù hàng hóa rất cần giá trị sử
dụng. Giá trị sử dụng chỉ là điều kiện tự nhiên của giá trị trao đổi, không phải là cơ sở của giá trị
trao đổi.
- Ricardo cho rằng: giá trị trao đổi được quyết định bởi LĐ đồng nhất của con người chứ
không phải LĐ cá biệt. Như vậy, ông là người đầu tiên phân biệt được LĐ cá biệt và LĐ xã hội.
- Khi nghiên cứu cơ cấu giá trị Ông tiến xa hơn Smith.
Ông cho rằng, giá trị bao hàm cả LĐ sống và LĐ quá khứ (Smith bỏ C ra ngoài).
Như vậy, ông đã thừa nhận trong cơ cấu giá trị hàng hóa không thể loại trừ LĐ quá khứ
(c), giá trị hàng hóa bao gồm cả LĐ quá khứ và LĐ sống (c + v + m). Tiền công và lợi nhuận là


những yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa, do LĐ trực tiếp chi phí vào việc sản xuất các hàng hóa
đó tạo ra. Do đó, việc nâng cao tiền công chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà tư bản, chứ
không ảnh hưởng gì đến giá trị của các hàng hóa.
- Về bản chất của giá trị, ông cho rằng: giá trị khác xa với của cải, vì giá trị “Không phụ
thuộc vào tình hình có nhiều của cải, mà phụ thuộc vào tình hình sản xuất khó khăn hay dễ
dàng”.
- Ricardo đã nhận thức được lượng giá trị hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí
LĐ cá biệt mà là hao phí LĐ đồng nhất của loài người, song ông lại cho rằng, lượng LĐ xã hội
cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
- Quan hệ giá trị với năng xuất LĐ, ông cho rằng khi năng xuất LĐ tăng lên thì giá trị hàng
hóa giảm.
Ông đã chứng minh một cách sâu sắc rằng năng xuất LĐ tăng, tổng giá trị sản phẩm tăng, giá trị

trên một đơn vị hàng hóa giảm, ông đã chỉ ra rằng sự tăng lên của của cải đi kèm với giá trị của nó giảm
và đã phê phán khi A.Smith cho rằng chỉ LĐ trông nông nghiệp mới có năng xuất cao hơn các ngành
khác do tự nhiên giúp đỡ.
- Quan hệ giá trị và giá cả: Ông đã phân biệt giá cả với giá trị và đưa ra định nghĩa giá cả là
sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, còn giá trị được đo bằng số lượng LĐ đã hao phí để sản xuất ra
hàng hóa.
Giá cả và giá trị không thống nhất bởi tác động của qui luật cung – cầu. Cung và cầu chỉ
ảnh hưởng có tính nhất thời đến giá cả hàng hóa. Theo ông, “Xét đến cùng, giá cả hàng hóa là do
chi phí sản xuất điều tiết”. Việc giảm chi phí sản xuất sẽ làm cho giá cả hạ xuống ngang với giá
cả tự nhiên.
Theo Ông giá cả tự nhiên không phải là giá cả thông thường, mà là giá cả cần thiết để
thường xuyên thỏa mãn được lượng cầu. Như vậy Ricardo đã tiếp cận đến giá cả sản xuất - một
hình thái chuyển hóa của giá trị trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Ông đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá cả thị trường và tiến gần đến lợi nhuận bình quân
và giá cả sản xuất. Ông cho rằng giá cả tự nhiên (c+v+m) do thời gian LĐ xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa đó quyết định (nhưng sai ở chỗ: thời gian LĐ xã hội cần thiết trong điều kiên xấu nhất quy
định). Ông đã đúng khi cho rằng giá cả thị trường bị chi phối bởi cung cầu, cạnh tranh và các yếu tố độc
quyền khác, ông đã chứng minh những yếu tố đó chỉ ảnh hưởng đến giá trị trao đổi của hàng hóa còn
giá trị của hàng hóa vẫn do LĐ quyết định.

Hạn chế:


- Quan niệm phi lịch sử khi xem xét giá trị. Ông coi giá trị như là thuộc tính vốn có của mọi
LĐ ở mọi nền sản xuất.
- Ông không phân biệt được giá trị với giá cả sản xuất, ông đồng nhất giá trị với giá cả sản
xuất.
- Không thấy được tính chất hai mặt của LĐ sản xuất hàng hóa do đó dẫn đến sai lầm cho
rằng mọi LĐ đều tạo ra giá trị, không chứng minh được sự chuyển dịch giá trị tư bản bất biến vào
sản phẩm mới diễn ra như thế nào.

Ông có ý định phân tích LĐ giản đơn và LĐ phức tạp, quy LĐ phức tạp thành LĐ giản đơn trung
bình. Ông cho rằng LĐ xã hội quyết định lượng giá trị của hàng hoá và chứng minh dự đoán thiên tài của
W.Petty: “giá trị của hàng hoá giảm khi năng suất LĐ tăng lên”.
Ông đã biết cấu tạo giá trị của hàng hóa (c+v+m), tuy nhiên ông chưa biết c2 ông chỉ biết c1 cũng
như quá trình chuyển hóa (c) vào sản phẩm như thế nào, nhưng so với A.Smith thì đó là một bước tiến dài.
Tuy nhiên, trong lý luận GT-LĐ của ông vẫn còn nhiều hạn chế do điều kiện lịch sử và do ông
không phát hiện ra tính chất hai mặt của LĐ sản xuất hàng hóa, chìa khóa để luận giải đưa lý luận giá trị LĐ trở thành khoa học hoàn chỉnh.
Ông không thấy được nguồn gốc và sự thống nhất biện chứng giữa giá trị và giá trị sử dụng,
không thấy được mâu thuẫn cơ bản trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn.
Ông đã mắc sai lầm khi cho rằng hao phí LĐ cần thiết lại được quy định bởi điều kiện sản xuất
xấu nhất quyết định, chứ không phải trung bình. Nó trái với A.Smith vì A.Smith cho là trong điều kiện tốt
nhất quyết định. C.Mác nhận xét đối với ruộng đất là một tiến bộ còn các hàng hoá khác lại là sai lầm (vừa
tiến, vừa lùi).
Ông cũng sai lầm khi cho rằng hàng hóa khan hiếm thì giá trị của hàng hóa do hai nhân tố LĐ và
độ khan hiếm của hàng hóa tạo thành. Bởi vì, giá cả hàng hóa cao hay thấp do các yếu tố của thị trường
quy định chứ không tạo ra giá trị của hàng hóa.
Ông đã lẫn lộn giữa giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa. (c+v+m khác với c+v+p bình quân). Chu
chuyển tư bản và sự lên xuống của tiền lương cũng ảnh hưởng đến giá trị là sai, vì giá trị của hàng hóa
không phụ thuộc vào các yếu tố đó. Ông chưa thấy được c2 và sự chuyển hóa c1 vào sản phẩm như thế
nào. Ông chưa phân biệt được giá trị của hàng hoá với giá cả sản xuất, mặc dù ông đã nhìn thấy xu
hướng bình quân hoá tỷ xuất lợi nhuận.
Ông coi giá trị là một phạm trù vĩnh viễn và chưa thoát khỏi giáo điều của A.Smith, khi cho
rằng giá trị hàng hoá bằng các thu nhập (V + P + R) vì ông cho rằng giá trị hàng hoá chính là sự phân
giải thành các thu nhập.


Ông đã tiến gần đến phân biệt LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng nhưng không phát hiện ra. C.Mác
nhận xét: ông đã biết LĐ tạo ra giá trị là một loại LĐ mà người ta không kể đến hình thức cụ thể (chính
là LĐ trừu tượng). Chưa chỉ ra giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội của những người sản xuất hàng hóa.
Cũng chưa nghiên cứu mặt lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Chưa

nghiên cứu có hệ thống các hình thái giá trị nên không biết nguồn gốc, bản chất của tiền.
2. Học thuyết đó đã tạo ra những tiền đề lý luận để luận chứng cho Học thuyết về sự
bóc lột và để xác định một cách khoa học nguồn gốc của lợi nhuận, địa tô.
Câu 2: Thành tựu và hạn chế của các nhà kinh tế học trước đó, C.Mác cho rằng “tất
cả các nhà kinh tế đều phạm phải cái sai lầm là đã không xét GTTD dưới dạng thuần túy với
tư cách là GTTD mà xét dưới hình thái đặc thù lợi nhuận, địa tô”. Đ/c hãy làm rõ quan điểm
trên. YN-PPL của vấn đề trong N/c đ/giá CNTB ngày nay?
Đáp án:
* Đặt vấn đề: Nêu khái quát quá trình hình thành và phát triển của lý luận giá trị
thặng dư.
Khẳng định: Mặc dù đã đạt được nhiều thành tự trong nghiên cứu giá trị thặng dư
song, các nhà kinh tế trước Mác đều nghiên cứu giá trị thặng dư dưới những hình thái biểu
hiện của nó như: lợi nhuận, lợi tức, địa tô. (1,5 điểm)
Nội dung: 4,5 điểm
* Trường phái trọng thương người ta chỉ lấy trao đổi để giải thích giá trị thặng dư- tức là
lợi nhuận, giá trị thặng dư dưới hình thái lợi nhuận. Học cho rằng, nguồn gốc lợi nhuận là từ việc
trao đổi không ngang giá. C. Mác phê phán chủ nghĩa trọng thương cho rằng, lợi nhuận sinh ra
trong lưu thông từ việc bán hàng hoá với giá cả cao hơn giá trị của nó. 0,25 điểm
* Trường phái trọng nông: Đã xem xét nguồn gốc giá trị thặng dư trong lĩnh vực sản xuất
(Quan niệm coi địa tô là hình thái duy nhất của giá trị thặng dư). Song họ coi địa tô là hình thái
duy nhất của giá trị thặng dư và giá trị thặng dư chỉ có trong lĩnh vực nông nghiệp. ( 0,25 điểm)
W. Petty ( Trình bày được các nội dung dưới: 0,5 điểm)
- Có nhiều cố gắng trong việc giải thích về giá trị thặng dư và là người đặt nền móng cho
việc nghiên cứu vấn đề này.
- Petty đã thấy được hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư là địa tô và lợi tức. Song ông
chưa chỉ rõ được nguồn gốc và bản chất của nó.
- Tuy nhiên, Ông chưa thể nghiên cứu bản chất của giá trị thặng dư, mặc dù đã cố gắng
nêu ra khá rõ nét hai hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư là: Địa tô TBCN và lợi tức cho vay
* Lý luận về địa tô: Petty phân tích địa tô trên cơ sở lý luận GT-LĐ. Theo Ông, địa tô là
một phần của giá trị sau khi đã trừ đi các khoản chi phí về tiền lương và giống má (Thấy nguồn



gốc của địa tô trong sản xuất). Về chất: địa tô là giá trị dôi ra ngoài tiền công, là sản phẩm của
LĐ thặng dư. C.Mác nhận xét: Petty là người nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột, dự
đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dư.
Ông đã nghiên cứu địa tô chênh lệch và cho rằng, các mảnh ruộng gần xa khác nhau có
mức địa tô khác nhau. Ông chưa biết đến địa tô tuyệt đối.
* Lý luận về lợi tức
- Coi lợi tức là tô của tiền và cho rằng, nó lệ thuộc vào mức địa tô.
- Về giá cả ruộng đất: Ông dùng lý luận giá trị để giải thích giá cả ruộng đất. Ông khẳng
định một cách đúng đắn: Giá cả ruộng đất phải được quy định một cách đặc biệt, vì người ta
không sản xuất ra được đất đai.
A. Smith Trình bày được các nội dung dưới: 1 điểm
Cũng như các nhà kinh tế trước, ông mới chỉ nghiên cứu giá trị thặng dư dưới các hình
thái cụ thể.
A. Smith cho rằng, R cũng giống như lợi nhuận công nghiệp, chỉ là một bộ phận của LĐ
mà người công nhân gia thêm vào vật liệu, là cái bộ phận mà “anh ta nhường lại” cho người sở
hữu ruộng đất mà không đòi phải trả lại tiền.
Ông đã phát hiện ra điều quan trọng: Độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện chiếm hữu
địa tô.
Ông phân biệt được địa tô chênh lệch do độ mầu mỡ của đất đai và vị trí của ruộng đất
đưa lại. Ông phân biệt dứt khoát giữa địa tô với tiền tô.
Hạn chế:
- Coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn
- Chưa hiểu đúng sự chuyển hoá của P thành địa tô
- Chưa hiểu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối
* Lý luận về lợi nhuận:
- A. Smith cho rằng: P, R, lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư.
Lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của LĐ.
C.Mác đánh giá cao S. Mith “Nêu được nguồn gốc thật sự của giá trị thặng dư đẻ ra từ

LĐ”
- A. Smith cho rằng, không chỉ có LĐ nông nghiệp mà cả LĐ trong công nghiệp cũng
tạo ra P (Khác với chủ nghĩa trọng nông).
- Thấy khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau của ‘Tỷ suất lợi nhuận”.
Hạn chế:
- Không thấy sự khác nhau giữa P và giá trị thặng dư.


- Không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông, cho rằng tư bản trong sản xuất
cũng như trong lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau.
* Lợi tức của tư bản, lợi tức cho vay ( lợi tức của tiền), là một hình thái phái sinh của M,
chỉ là một bộ phận của lợi nhuận , hay của địa tô, do đó, lợi tức chỉ là một bộ phận LĐ thặng dư
không được trả công.
Ri cacđô: Trình bày được các nội dung dưới: 1 điểm
Về địa tô: Bác bỏ luận điểm cho rằng, những lực lượng tự nhiên hoặc năng suất LĐ đặc
biệt trong nông nghiệp mang lại và đã giải thích địa tô trên cơ sở lý luận GT-LĐ
R Được hình thành theo quy luật giá trị. Giá trị nông sản được hình thành trên điều kiện
ruộng đất xấu nhất, vì diện tích ruộng đất có hạn nên xã hội phải canh tác cả trên ruộng đất xấu.
Do tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình thu được P siêu ngạch, khoản này nộp cho
địa chủ gọi là địa tô
- Phân biệt được địa tô và tiền tô và cho rằng chúng phục tùng những quy luật khác nhau
và thay đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau. Ông cho rằng tiền tô là khái niệm rộng hơn địa
tô, ngoài địa tô ra tiền tô còn bao gồm lợi nhuận của tư bản đầu tư vào ruộng đất.
- Công lao của Ricácđô là, Ông đã nêu ra vai trò của độc quyền sở hữu ruộng đất trong
việc chiếm hữu địa tô và sự tồn tại của địa tô phụ thuộc vào lợi nhuận.
Sai lầm:
Gắn lý luận địa tô và tiền tô với quy luật độ mầu mỡ của đất đai ngày càng giảm sút.
Chưa biết đến địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối, cho rằng thừa nhận địa tô tuyệt
đối là vi phạm quy luật giá trị.
* Lý luận lợi nhuận:

- P là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công. Ông chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư,
nhưng trước sau cho rằng: Giá trị là do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận được
- Ông có những nhận xét tiến gần đến P bình quân. Nhưng Ông không chứng minh được
vì ông không hiểu được giá cả sản xuất.
Thiếu sót:
- Không phân biệt được lợi nhuận với giá trị thặng dư, chỉ nhìn thấy có hình thức giá trị
thặng dư tương đối không nhìn thấy giá trị thặng dư tuyệt đối. Không phân biệt tỷ suất giá trị
thặng dư và tỷ suất lợi nhuận lại giảm sút, Ông giải thích là do tăng tiền lương.
Như vậy, trước Mác đã có nhiều người nghiên cứu giá trị thặng dư, song mới chỉ đề cập
đến những hình thức biểu hiện cụ thể của nó. Chưa xem xét một cách thuần tuý giá trị thặng dư.
Học thuyết giá trị trặng dư của C. Mác. ( trình bày và làm rõ các nội dung dưới: 1,5 điểm


Trước Mác, nhà kinh tế học Thom sơn đã nêu ra phạm trù giá trị thặng dư. Song Ông lại
cho rằng, nếu tồn tại phạm trù giá trị thặng dư thì sẽ vi phạm quy luật giá trị. Vì vậy, Ông chỉ
thừa nhận quy luật giá trị, mà không thừa nhận phạm trụ giá trị thặng dư.
C. Mác là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh học thuyết giá trị thặng dư và khẳng định
rằng giá trị thặng dư tòn tại và phát triển hoàn toàn tuân theo quy luật giá trị.
Mác cho rằng: Giá trị thặng dư là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức LĐ do công nhân tạo ra
trong sản xuất bị nhà tư bản chiếm đoạt.
C. Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến và
hoàn thành việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động, Lý luận về
hàng hoá sức LĐ.
- C. Mác phát triển lý luận giá trị thặng dư đi từ trừu tượng đến cụ thể, thấy được sự
cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc giành giật lợi nhuận với nhau thông qua nghiên cứu sự
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
Về địa tô:
Mác cho rằng, sự hình thành QHSX TBCN là cơ sở hình thành địa tô TBCN. Địa tô
TBCN chính là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các
nhà tư bản kinh doanh trng nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Phân biệt được hai hình thức địa

tô. Phân biệt R chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Khẳng định địa tô chênh lệch I, địa chủ chỉ
thu được khi cho thuê kinh doanh các mảnh đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn R chênh lệch
II lại xuất hiện trên các khu đất đã được thâm canh.
R tuyệt đối là một phần của giá trị thặng dư, biểu hiện thành lợi nhuận siêu ngạch mà nhà
tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ để được quyền thuê đất trong một thời gian.
Ngoài ra, C. Mác còn phát hiện ra địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa tô độc quyền Chỉ ra
nguồn gốc của các loại địa tô này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm
thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ. Trên cơ sở lý luận địa tô, C. Mác đã
xây dựng lý luận giá cả ruộng đất.
Lý luận về lợi nhuận
Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng
trước. P là hình thức biến tướng của M, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của CNTB. Khi giá
trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển thành tỷ suất lợi nhuận.
Nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, do cạnh tranh giữa các ngành. Khi
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.


Như vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc lý luận giá trị thặng dư của các nhà kinh tế đi
trước, Mác đã chỉ ra giá trị tặng dư với tư cách là giá trị dưới dạng thuận tuý, đồng thời phân
tích cụ thể và sâu sắc hơn các hình thức biểu hiện của nó.
ý nghĩa phương pháp luận: 4 điểm
*Khẳng định: Mặc dù ngày nay CNTB đã có sự biến đổi thích nghi nhưng bản chất của
chủ nghĩa vẫn không có già thay đổi. Qui luật giá trị thặng dư vẫn là quy luật tuyệt đối của
CNTB.
Cụ thể:
- Sự biến đổi thích nghi về quan hệ sở hữu.
- Về quan hệ tổ chức quản lý.
- Về quan hệ phân phối
* Đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- C. Mác đã tiến hành nghiên cứu giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý của nó. Ông đưa ra

định nghĩa giá trị thặng dư. ( 3 điểm)
+ C. Mác đã vạch được nguồn gốc giá trị thặng dư, từ đó phân tích một cách sâu sắc bản
chất bóc lột của chủ nghiã tư bản, là bóc lột LĐ không công của công nhân làm thuê.
+ Ông diễn tả được quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư về mặt chất, mặt lượng và chỉ ra
quy luật vận động của nó.
+ C. Mác đã vạch ra bản chất của tiền lương TBCN là giá cả của sức LĐ chứ không phải là
giá cả của LĐ. Nhờ đó , chỉ ra được bản chất bóc lột TBCN thông qua phạm trù tiền lương.
+ C. Mác đã phân tích một cách sâu sắc và khoa học các hình thái giá trị thặng dư: lợi
nhuận, lợi tức, địa tô, đã làm rõ cái bề ngoài giả dối tựa hồ như: tiền lương là giá cả của LĐ, lợi
nhuận là do tư bản, địa tô do ruộng đất còn lợi tức là do tiền tệ sinh ra.
+ C. Mác đã vạch ra cơ chế chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận và lợi nhuận bình
quân, giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh, từ đó làm cơ sở lý
luận để giải quyết vấn đề địa tô tuyệt đối, điều mà các nhà kinh tế trước không thể giải quyết
được.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng trong tác phẩm KTH của Samuelson đã vận dụng tổng hợp
phương pháp và nội dung khoa học hợp lý của các trường phái lý thuyết kinh tế trong LS để
phân tích và đề ra những biện pháp khắc phục những hạn chế của nền KTTT. Bằng lý thuyết
về nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson đ/c hãy c/minh luận điểm trên? YN-PPL của vấn đề
N/c về nền KTTT đ/hướng XHCN ở VN hnay?


Trả lời:
1. Một số khái lược cơ bản về vai trò điều tiết nền kinh tế của cơ chế thị trường và Nhà
nước của các trường phái trong lịch sử
Những tư tưởng cơ bản về vai trò điều tiết nền kinh tế của cơ chế thị trường và Nhà nước
đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Tư tưởng đó đã bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ chủ nghĩa trọng
thương với đại biểu xuất sắc là William Petty (1623-1687), tiếp theo là chủ nghĩa trọng nông với
đại biểu xuất sắc Francois Quesnay (1694-1774)… Tư tưởng đó đã tiếp tục được phát triển và
được biểu hiện ở nhiều trường phái khác nhau như: Tư tưởng tự do kinh tế của chủ nghĩa tự do cũ
và mới; tư tưởng về vai trò Nhà nước điều tiết nền KTTT của trường phái J.M.Keynes; sự kết hợp

điều tiết nền kinh tế của cả cơ chế thị trường và Nhà nước trong trường phái chính hiện đại…
Mặc dù mức độ đề cập của mỗi trường phái về vai trò điều tiết nền kinh tế của cơ chế thị trường
và Nhà nước là khác nhau, với các tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung lại nổi lên một số vấn đề
cơ bản như sau:
Một là, về vai trò điều tiết nền kinh tế của cơ chế thị trường
Tư tưởng này đã được thể hiện trong chủ nghĩa tự do cũ và chủ nghĩa tự do mới. Nội dung
cơ bản của tư tưởng này là: cơ chế thị trường tự điều tiết nền kinh tế, Nhà nước không nên can
thiệp, hoặc nếu Nhà nước can thiệp thì chỉ ở một mức độ nhất định trên cơ sở bảo đảm tự do cạnh
tranh.
Chủ nghĩa tự do cũ đã tin tưởng tuyệt đối vào cơ chế thị trường điều tiết nền kinh tế, với
những đặc trưng và nguyên tắc cơ bản là: Tự do sản xuất - kinh doanh, tự do mậu dịch, tự do liên
doanh liên kết, tự do cạnh tranh, ủng hộ vai trò tuyệt đối của cơ chế thị trường điều tiết nền kinh
tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước dưới bất cứ một hình thức nào. Trong sản xuất - kinh
doanh thì các thực thể kinh tế như “con người kinh tế”, các doanh nghiệp phải chịu sự điều tiết
của “bàn tay vô hình”. A.Smith cho rằng: “bàn tay vô hình” là một khái niệm trừu tượng, theo đó,
“bàn tay” chỉ sức mạnh và sự khéo léo linh hoạt trong điều chỉnh hoạt động, còn “vô hình” là
không thấy được sự tồn tại của nó trong cơ chế thị trường. Thực chất, đó là lý thuyết cơ chế thị
trường tự điều tiết nền kinh tế. Theo ông, bàn tay vô hình là sự hoạt động của hệ thống các quy
luật kinh tế khách quan, sự hoạt động của hệ thống các quy luật kinh tế khách quan là một “trật tự
tự nhiên”, là vô địch. Một nền kinh tế bình thường phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế
(tự do sản xuất - kinh doanh, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch…). Do đó phải tôn trọng
trật tự tự nhiên, tôn trọng bàn tay vô hình. Hoạt động sản xuất - lưu thông hàng hóa phải được
phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình, không cần Nhà nước can thiệp. Mặc dù chính sách
kinh tế của Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hoạt động của các quy luật đó, nhưng Nhà
nước không nên can thiệp vào kinh tế. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng bảo vệ quyền sở hữu của


các nhà tư bản, đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, trấn áp, trừng phạt kẻ phạm pháp và Nhà nước
chỉ can thiệp vào kinh tế khi các doanh nghiệp không đủ sức làm những công việc như đào sông, đắp
đê…, từ đó ông cho rằng: chỉ có nền sản xuất TBCN mới là nền kinh tế bình thường.

Theo A.Smith, trao đổi là một thiên hướng tất yếu, tồn tại vĩnh viễn cùng xã hội loài
người. Khi trao đổi thì con người chịu sự chi phối bởi lợi ích cá nhân (tư lợi), nhưng khi chạy
theo tư lợi thì “con người kinh tế” còn chịu sự tác động của “bàn tay vô hình” nên phải bảo đảm
lợi ích xã hội. Theo A.Smith, để có tự do kinh tế đòi hỏi phải có sự tồn tại và phát triển của sản
xuất - trao đổi hàng hóa. Tức là, để bàn tay vô hình hoạt động thì cần cho cá nhân sở hữu các điều
kiện sản xuất vật chất. Người LĐ sở hữu bản thân (tự do thân thể); doanh nghiệp sở hữu bất động
sản và động sản; Nhà nước không can thiệp vào kinh tế, Nhà nước chỉ như người lính gác đêm
hoặc làm những công việc mà doanh nghiệp không thể làm được. Trên cơ sở tự do kinh tế mà
hình thành mối quan hệ phụ thuộc vào nhau giữa người với người. Trong nền kinh tế hàng hóa thì
con người luôn có mối quan hệ kinh tế với nhau cho nên phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng
bàn tay vô hình, xã hội muốn giàu có phải phát triển theo tinh thần tự do. Sau này Leon walras đã
phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” của A.Smith và cho rằng: do giá cả và tiền công là linh hoạt
vì vậy các doanh nghiệp chỉ cung ứng sản lượng ở mức tiềm năng và do đó nhà nước can thiệp là
có hại cho nền kinh tế.
Chủ nghĩa tự do mới là một trong các trào lưu tư tưởng kinh tế học tư sản hiện đại. Họ áp
dụng và kết hợp các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa tự do cũ, trường phái trọng
thương mới với lý thuyết của Keynes để hình thành một hệ thống tư tưởng mới điều tiết nền kinh
tế TBCN. Chủ nghĩa tự do mới được thể hiện với nhiều tên gọi khác nhau, ở các nước khác nhau
mang theo đặc tính dân tộc với các hình thức như: chủ nghĩa trọng tiền và chủ nghĩa trọng cung ở
Mỹ, KTTT xã hội ở Cộng hoà liên bang Đức (đây là lý thuyết tiêu biểu nhất), chủ nghĩa cá nhân
mới ở Anh, chủ nghĩa tự do mới ở Pháp, chủ nghĩa giới hạn mới ở Áo và Thuỵ Điển. Tư tưởng cơ
bản của chủ nghĩa tự do mới có chủ chương là để cho nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường
nhưng có sự điều tiết của Nhà nước ở một mức độ nhất định, với khẩu hiệu: Thị trường nhiều
hơn, Nhà nước ít hơn. Theo họ, sự can thiệp của Nhà nước không được hạn chế sự phát triển của
thị trường mà phải tạo điều kiện cho thị trường vận động một cách bình thường, Nhà nước can
thiệp vào thị trường là nhằm bảo vệ tự do cạnh tranh.
Có thể thấy, lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới vẫn giữ lại những đặc trưng và nguyên tắc
căn bản của chủ nghĩa tự do cũ, nhưng tính chất và mức độ điều tiết kinh tế của “bàn tay vô hình” và Nhà
nước có khác so với chủ nghĩa tự do cũ.
Chủ nghĩa tự do cũ tuyệt đối hóa vai trò của cơ chế thị trường, coi thị trường giải quyết

được mọi vấn đề kinh tế, tự tạo ra sự cân bằng cung cầu, sự vận hành của cơ chế thị trường đối


với nền kinh tế là lý tưởng, không có khuyết tật gì. Còn chủ nghĩa tự do mới mặc dù có đề cao vai
trò của cơ chế thị trường và đặt niềm tin vào thị trường, nhưng đã thấy được những tác động tiêu
cực không mong muốn do thị trường sinh ra, không còn tuyệt đối hóa vai trò của thị trường. Do
tin tưởng vững chắc vào cơ chế thị trường nên chủ nghĩa tự do cũ phản đối sự can thiệp của nhà
nước vào kinh tế (A.Smith cho rằng “sự hài hòa của tự nhiên tồn tại trong thế giới kinh tế khiến cho
chính phủ can thiệp vào hầu hết các vấn đề vừa không cần thiết và vừa không mong muốn”). Trái lại,
chủ nghĩa tự do mới đề nghị Nhà nước cần can thiệp vào nền KTTT, theo tư tưởng cơ bản: cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước ở một mức độ nhất định, với khẩu hiệu “thị trường nhiều hơn,
Nhà nước can thiệp ít hơn”.
Hai là, về vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế
Đối lập quan điểm của trường phái tự do kinh tế, J.Keynes một nhà kinh tế học người Anh đã
tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước, phủ nhận vai trò cơ chế thị trường điều tiết nền KTTT tư bản.
Theo lý luận truyền thống cho rằng: chế độ tư bản là tốt đẹp không có khuyết tật gì, KTTT tự
do thả nổi sẽ tự động đi đến cân bằng, có sự cân đối tối ưu về tài nguyên, có đủ công ăn việc làm…
Ông đã gạt bỏ điều đó và khẳng định: KTTT tự do không tránh khỏi thất nghiệp, khủng hoảng. Trên
cơ sở phương pháp phân tích vĩ mô và dựa vào tâm lý chủ quan để phân tích hiện tượng thất nghiệp,
khủng hoảng ông cho rằng để khắc phục phải dựa vào Nhà nước (ông đã điều chỉnh kinh tế học
truyền thống, xây dựng lý thuyết mới dùng thuyết Nhà nước can thiệp kinh tế thay thuyết tự do kinh
doanh).
Nếu kinh tế truyền thống tin theo “cung tạo cầu” và lấy đó để phủ định tính hiện thực của
khủng hoảng thừa và thất nghiệp. Ông đã phủ định vấn đề này và khẳng định cái quyết định là tổng
cầu có hiệu quả của xã hội. Theo ông, để phân tích kinh tế vĩ mô phải nghiên cứu tổng lượng kinh tế
như: tổng cung, tổng cầu, tổng đầu tư, tổng việc làm, tổng thu nhập và tìm ra mối quan hệ giữa các
tổng lượng kinh tế. Khác với kinh tế học truyền thống cho rằng: tổng cung và tổng cầu của xã hội là
thống nhất nên chỉ cần phương pháp phân tích vi mô. Về chính sách ông phủ định chính sách tự do
thả nổi, đồng thời đề cao vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế, đây là con đường duy
nhất để tránh “khủng hoảng toàn diện”, trong đó phải đặc biệt coi trọng chính sách tài chính và dùng

chính sách lạm phát để thay thế chính sách tiền tệ truyền thống.
Chính sự bất lực của chủ nghĩa tự do kinh tế trong việc cắt nghĩa hiện tượng đại suy thoái
kinh tế 1929-1933 và đặc biệt là những hiện tượng lạm phát, khủng hoảng xảy ra trên thực tế đã
trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của một thứ lý thuyết kinh tế mới
của J.Keynes. Thực chất J.Keynes đã mất lòng tin vào cơ chế thị trường, từ đó ông đề cao vai trò
điều tiết kinh tế của nhà nước và cho rằng: nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do thiếu sự điều


tiết của nhà nước. Do đó, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để tìm mọi cách nâng cao tổng cầu giải
quyết việc làm nhằm bảo đảm cho CNTB độc quyền thoát khỏi xụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, khi đề
cao vai trò kinh tế của nhà nước tư sản, J.Keynes đã rơi vào một trạng thái cực đoan là bỏ qua vai
trò của thị trường tự do, hoài nghi khả năng tự điều tiết của quan hệ thị trường theo nguyên tắc
của bàn tay vô hình, (ít chú ý đến tác dụng khách quan của hệ thống giá cả thị trường). Do đó,
học thuyết của ông đã bộc lộ không ít khiếm khuyết. Chủ trương “Nhà nước đóng vai trò chủ yếu
trong việc điều tiết nền kinh tế” của J.Keynes không mang lại những kết quả hoàn hảo như mong
muốn. Các công trình điều tiết chủ quan do J.Keynes đề sướng khi được áp dụng vào thực tế, lại
dẫn đến sự gia tăng của mức cung tiền tệ và hệ quả không tránh khỏi là lạm phát và khủng hoảng.
Đây chính là cơ sở cho sự ra đời lý thuyết về nền “kinh tế hỗn hợp”.
Ba là, lý thuyết về sự kết hợp của cả cơ chế thị trường và Nhà nước điều tiết nền kinh tế (lý
thuyết về nền kinh tế hỗn hợp).
Quan niệm về “nền kinh tế hỗn hợp” có từ cuối những năm 30 của thế kỷ XIX. Giai đoạn
sau, quan niệm này được các nhà kinh tế học người Mỹ như A.Hasen tiếp tục nghiên cứu và được
giáo sư P.A.Samuelson phát triển thành lý thuyết về nền “kinh tế hỗn hợp”. Đây là lý luận trọng
tâm của P.A.Samuelson được thể hiện trong cuốn “kinh tế học”. Đặc điểm nổi bật về phương
pháp luận của lý thuyết này là: kết hợp các lý thuyết của trường phái “Kenynes mới” và trường
phái “tân cổ điển”. Ông đã sử dụng một cách tổng hợp các quan điểm kinh tế của các xu hướng,
các trường phái kinh tế học để đưa ra lý thuyết kinh tế của mình, làm cơ sở lý thuyết cho hoạt
động của doanh nghiệp cũng như chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản. Nếu các nhà kinh tế
học trường phái cổ điển và cổ điển mới say sưa với “bàn tay vô hình” “và cân bằng tổng quát”,
trường phái Keynes và keynes mới say sưa với “bàn tay nhà nước”. Thì Samuelson cho rằng:

“điều hành một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường cũng như định vỗ tay bằng một
bàn tay”. Ông cho rằng: cả thị trường và chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành
mạnh. Trên cơ sở đó, một mặt ông đã tập trung phân tích làm rõ cấu trúc, sự vận hành, ưu thế và
khuyết tật của cơ chế thị trường. Mặt khác, ông đã phân tích làm rõ vai trò kinh tế của chính phủ
thông qua các chức năng và các công cụ kinh tế vĩ mô. Từ đó ông cho rằng: phải có sự phối hợp và
bổ sung cho nhau những khiếm khuyết giữa cơ chế thị trường và chính phủ. Theo ông, trong nền
KTTT thì cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, còn chính phủ điều
tiết các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ, cả thị trường và chính phủ đều có tính thiết yếu. Như
vậy, thực chất lý thuyết nền “kinh tế hỗn hợp” của P.A.Samuelson là ông đề cao cả vai trò của Nhà
nước và của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế, cả Nhà nước và cơ chế thị trường đều có
vai trò thiết yếu như nhau.
- Về vai trò cơ chế thị trường


Theo P.A.Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế. Trong đó, cá nhân
người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề
trung tâm của tổ chức kinh tế là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Cơ chế
thị trường không phải là sự hỗn độn mà là trật tự kinh tế. Thị trường là một quá trình mà trong đó,
người mua và người bán hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng
hóa. Như vậy, nghiên cứu thị trường phải đề cập đến các yếu tố: hàng hóa, số lượng hàng hóa,
người bán và người mua, giá cả hàng hóa. Hàng háo bao gồm: hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ và yếu
tố sản xuất như LĐ, đất đai, tư bản. Từ đó hình thành nên thị trường tiêu dùng ( thị trường đầu ra)
và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). Trong hệ thống thị trường, mỗi hàng hóa,
mỗi loại dịch vụ đều có giá cả của nó. Người bán nhận được một khoản thu nhập tương xứng với
cái họ bán đi và lại dùng phần thu nhập ấy để mua cái mà bản thân họ cần. Nếu một loại hàng hóa
nào đó có nhiều người mua, thì người bán sẽ tăng giá lên để phân phối một lượng cung hàng hóa
hạn chế. Khi giá lên cao sẽ thúc đẩy người sản xuất làm ra nhiều hàng hóa hơn. Ngược lại, khi một
mặt hàng nào đó mà lượng cung lớn hơn nhiều so với lượng cầu thì buộc người bán phải hạ giá để
tiêu thụ hàng hóa. Do hạ giá nên lượng người mua hàng hóa đó lại tăng lên đến mức người bán lại
tăng giá.

Như vậy, trong cơ chế thị trường có một hệ thống tự tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản
xuất, giữa người mua và người bán. Chính giá cả là “phương tiện tín hiệu của xã hội”, sự thay đổi
giá cả đã chỉ cho người sản xuất biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sẽ phân phối cho ai.
Nói đến cơ chế thị trường thì phải nói tới cung - cầu hàng hóa. Cung - cầu hàng hóa là sự
khái quát của hai lực lượng người bán và người mua trên thị trường. Sự biến động của giá cả hàng
hóa đã làm cho trạng thái cân bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi và đó chính là nội dung của
quy luật cung - cầu hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Nền KTTT chịu sự điều khiển của hai ông vua: khách hàng và kỹ thuật. Khách hàng thống
trị thị trường vì họ là người bỏ phiếu tín nhiệm bằng tiền cho các hàng hóa mà doanh nghiệp sản
xuất ra, nhưng kỹ thuật lại hạn chế người tiêu dùng vì nền sản xuất không thể vượt quá giới hạn khả
năng sản xuất. Do vậy, lá phiếu bằng tiền của khách hàng tự nó không thể quyết định được phải sản
xuất cái gì, và sản xuất bao nhiêu mà nhu cầu của khách hàng phải chịu theo sự cung ứng hàng hóa
của người sản xuất. Trong khi đó người sản xuất phải định giá bán hàng của mình theo chi phí sản
xuất. Như vậy, thị trường chịu sự chi phối của cả chi phí sản xuất - kinh doanh lẫn các quyết định
bỏ phiếu tín nhiệm bằng tiền về hàng hóa - dịch vụ của khách hàng.
Trong nền KTTT, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh. Lợi nhuận
đưa các doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng hóa mà khách hàng có nhu cầu tiêu dùng
nhiều hơn, bỏ các khu vực có ít khách hàng và buộc họ phải sử dụng các kỹ thuật sản xuất hiệu quả


nhất. Như vậy, hệ thống thị trường luôn dùng lãi và lỗ để quyết định ba vấn đề cơ bản của sản xuất
là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.
KTTT là nền kinh tế phải được hoạt động trong môi trường cạnh tranh do các quy luật kinh
tế khách quan chi phối. Trong kinh tế học, P.A.Samuelson vận dụng lý thuyết “bàn tay vô hình” của
A.Smith và lý thuyết “cân bằng tổng quát” của Leon Walras để nghiên cứu môi trường hoạt động
của KTTT. Khi phân tích cạnh tranh thị trường, ông đã vận dụng tổng hợp lý thuyết chi phí bất
biến, khả biến của J.B.Clark, lý thuyết ba nhân tố sản xuất của J.B.Say, J.B.Mill, lý thuyết cạnh
tranh không hoàn hảo của Jean Robinson, lý thuyết hiệu quả của Pareto. Nhằm xây dựng các chiến
lược thị trường, bảo đảm cho các tổ chức độc quyền thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Theo P.A.Samuelson, thị trường được phân chia thành hai loại: thị trường đầu ra và thị

trường đầu vào. Hai thị trường này tách biệt nhau nhưng lại có quan hệ với nhau thông qua hoạt
động của doanh nhân và hộ gia đình.
Doanh nhân là người sản xuất hàng hóa để bán trên thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ (thị
trường đầu ra). Trên thị trường này, doanh nghiệp là sức cung và cung hàng hóa của doanh nghiệp hoạt
động theo nguyên lý chi phí sản xuất (tức là, khi giá càng cao thì doanh nghiệp càng bán ra một khối
lượng hàng hóa lớn hơn). Để tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp phải mua đủ các yếu tố sản xuất (đất
đai, LĐ, vốn…), do đó trên thị trường yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào) lúc này doanh nghiệp là sức
cầu. Cầu hàng hóa của doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc “ích lợi giới hạn”. Tức là, khi giá giảm
thì doanh nghiệp sẽ mua vào một khối lượng hàng hóa (các yếu tố sản xuất) lớn hơn.
Hộ gia đình là những nhóm người tiêu dùng các hàng hóa trên thị trường hàng hóa tiêu dùng
và dịch vụ (thị trường đầu ra). Lúc này hộ gia đình là sức cầu. Mức cầu về hàng hóa của các hộ gia
đình cũng theo nguyên tắc “ích lợi giới hạn”. Để có tiền mua hàng hóa trên thị trường đầu ra, hộ gia
đình phải xuất hiện trên thị trường đầu vào để bán các yếu tố sản xuất mà họ có như: sức lao đông,
đất đai, tư bản…và do vậy lúc này họ là sức cung. Sức cung này được xác định theo nguyên tắc:
thích làm việc hay thích nghỉ ngơi, thích hưởng thụ trước mắt hay thích hưởng thụ trong tương
lai…Ví dụ, nếu thích hưởng thụ hiện đại họ sẽ bán vốn đất đai để tiêu dùng.
Như vậy, thông qua hoạt động trao đổi mua bán trên thị trường của hộ gia đình và doanh nhân,
thì tiền được lưu thông theo quy trình vòng tròn khép kín. Tiền xuất phát từ hộ gia đình ra thị trường
hàng tiêu dùng và dịch vụ để mua hàng hóa. Thông qua quan hệ cung - cầu và giá cả, tiền đến tay các
doanh nghiệp. Để tiến hành kinh doanh, doanh nhân lại dùng số tiền đó để mua các yếu tố sản xuất.
Thông qua quan hệ cung - cầu và giá cả, tiền quay trở lại điểm xuất phát ban đầu (hộ gia đình). Với cơ
chế hoạt động khách quan đó dẫn tới khi giá trên thị trường đầu vào thay đổi sẽ làm cho giá ở đầu ra
cũng thay đổi. Sự tác động này làm cho nền kinh tế đạt được sự cân đối chung và phát triển nhịp nhàng
trôi chảy.


Khi phân tích cơ chế thị trường, P.A.Samuelson cho rằng: “bàn tay vô hình” cũng đưa nền
kinh tế đến những thất bại. Đó là những khuyết tật có tính khách quan của cơ chế thị trường mang
lại ngoài mong muốn như các vấn đề về môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, phân phối thu nhập
bất bình đẳng…Từ đó ông cho rằng: không nên “quá say mê vẻ đẹp” của cơ chế thị trường. Để

khắc phục những khuyết tật đó của cơ chế thị trường, theo ông cần phải có sự can thiệp của “bàn
tay vô hình”, đó chính là vai trò kinh tế của Nhà nước.
- Về vai trò của chính phủ trong nền KTTT
Theo P.A.Samuelson, cơ chế thị trường có vai trò tích cực, nhưng cơ chế thị trường cũng
có những khuyết tật như: khủng hoảng, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, độc quyền, phân phối
bất bình đẳng… Nên để khắc phục khuyết tật đó thì nền kinh tế hiện đại phải kết hợp “bàn tay vô
hình” và “bàn tay hữu hình” như thuế khóa, chi tiêu và luật lệ của chính phủ…
Vai trò của chính phủ trong nền KTTT được thể hiện thông qua bốn chức năng chính:
Một là, thiết lập khuôn khổ pháp luật để điều tiết thị trường, quản lý các doanh nghiệp
trong nền KTTT.
Chức năng này thực tế đã vượt ra ngoài khuôn khổ của lĩnh vực kinh tế học. Ở đây, chính phủ
là người đề ra những thể chế kinh tế buộc các doanh nghiệp, người tiêu dùng và ngay chính bản thân
chính phủ cũng phải tuân thủ. Thể chế kinh tế mà chính phủ đề ra bao gồm: các quy định về tài sản,
các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn LĐ,
ban quản lý, các quy tắc về bảo hộ sản xuất - kinh doanh và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh
tế. Các luật lệ mà chính phủ đề ra nhằm đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tình rộng rãi
về sự công bằng hơn là qua một sự phân tích kinh tế được mài rũa cẩn thận về chi phí và lợi lộc.
Nhưng khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tới các ứng sử tinh tế của con người.
Hai là, sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả.
Trong hệ thống nền kinh tế cạnh tranh, thị trường hoạt động không có hiệu quả do tác
động của độc quyền cũng như tác động từ bên ngoài.
Thứ nhất, theo ông, những thất bại mà thị trường gặp phải làm cho hoạt động của nó
không hiệu quả là do ảnh hưởng của độc quyền. Bởi vì, lợi dụng ưu thế của mình các tổ chức độc
quyền chi phối giá cả để thu lơi nhuận cao và do đó đã phá vỡ ưu thế cạnh tranh hoàn hảo. Cho
nên, cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế độc quyền và bảo đảm tính cạnh
tranh thị trường. Trong nền KTTT luôn tồn tại cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn
hảo. Cạnh tranh hoàn hảo xẩy ra khi trên thị trường có đủ số lượng doanh nghiệp hoặc mức độ
cạnh tranh đạt tới mức không có một doanh nghiệp nào có thể ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa
đó. Như vậy, chỉ có cạnh tranh hoàn hảo mới bảo đảm thị trường hoạt động có hiệu quả. Cạnh
tranh không hoàn hảo hay độc quyền xẩy ra khi trên thị trường là do người độc quyền và chính là



người duy nhất cung cấp một loại hàng hóa có khả năng tác động đến giá cả hàng hóa đó trên thị
trường, làm cho giá cả cao hơn mức hiệu quả và làm biến dạng về cầu sản xuất từ đó xuất hiện
siêu lợi nhuận. Lượng lợi nhuận mà người độc quyền thu được có thể sẽ sử dụng vào việc vô ích
như mua ảnh hưởng và sự bảo hộ của ngành lập pháp, hay quảng cáo lừa dối… Do vậy, không
thể coi mọi hoạt động quyền là tất yếu. Chính phủ phải xây dựng luật chống độc quyền và các
luật lệ kinh tế để làm tăng hiệu quả của hệ thống thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Thứ hai, Nhà nước phải can thiệp để ngăn ngừa và khắc phục những tác động từ bên ngoài
ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thị trường. Những tác động từ bên ngoài xẩy ra khi doanh
nghiệp hoặc con người tạo ra chi phí lợi ích cho doanh nghiệp hoặc con người khác mà doanh
nghiệp hoặc con người đó không nhận được đúng lợi ích mà họ cần được nhận hoặc không phải
trả đúng chi phí mà họ phải trả. Ví dụ: một doanh nghiệp khi sử dụng tài nguyên như nước và
không khí sạch đã làm ô nhiễm không khí và nguồn nước đó trong khi họ không phải trả tiền cho
cư dân bị ảnh hưởng sự ô nhiễm đó. Như vậy, tác động bên ngoài làm cho thị trường hoạt động
không hiệu quả. Đòi hỏi chính phủ phải xây dựng và sử dụng những luật lệ để điều chỉnh kinh tế,
nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài như vấn đề cạn kiệt tài nguyên, vấn đề ô
nhiễm môi trường…
Thứ ba, chính phủ phải đảm nhiệm sản xuất hàng hóa công cộng. Theo P.A.Samuelson,
hàng hóa tư nhân là loại hàng hóa nếu đã sử dụng thì người khác không sử dụng được nữa. Hàng
hóa công cộng là loại hàng hóa nếu một người đã hoặc đang dùng, thì người khác vẫn có thể sử
dụng được. Trong thực tế, để sản xuất ra hàng hóa công cộng phải có đầu tư lớn, thời gian thu hồi
vốn chậm, lợi nhuận thấp thậm trí không có lợi nhuận. Bởi vậy, tư nhân không muốn sản xuất
hàng hóa công cộng. Nhưng hàng hóa công cộng lại là loại hàng hóa xó ý nghĩa quan trọng cho
một quốc gia như: chi phí cho quốc phòng, an ninh, pháp luật, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…thì chính
phủ phải trực tiếp nắm giữ và sản xuất. Để sản xuất hàng hóa công cộng và duy trì hoạt động của
bộ máy hành chính, thì chính phủ phải chi một lượng tiền rất lớn. Toàn bộ khoản chi đó của chính
phủ phần lớn được trả bằng thuế thu được. Do vậy, tất cả mọi người đều phải chịu luật thuế đẻ rồi
họ lại được hưởng phần hàng hóa do chính phủ sản xuất và cung cấp.
Như vậy, sự can thiệp của chính phủ vào thị trường là để nâng cao hiệu quả hoạt động của

thị trường. Chính phủ sản xuất hàng hóa công cộng và ban hành các luật lệ là nhằm tạo điều kiện
cho tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, bảo đảm an ninh và trật tự xã hội.
Ba là, đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế quốc dân. Theo P.A.Samuelson: trong nền
KTTT thì sự phân phối bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo là không tránh khỏi. Để hạn chế
khuyết tật đó đòi hỏi chính phủ phải có chính sách phân phối lại thu nhập. Thông qua thị trường
chính phủ có thể sử dụng các công cụ như: sử dụng thuế lũy tiến, đây là công cu của chính phủ để


×