Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thảo luận hình sự lần 11 CỤM 4: CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.33 KB, 14 trang )

THẢO LUẬN LẦN 11
CỤM 4: CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ
_________________
I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN:
29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản
(Điều 353 BLHS).
Nhận định này là sai.
Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản
lí có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi không chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353
BLHS) mà với hành vi đó còn cấu thành các Tội phạm khác.
Trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của Nhà nước mà mình
có trách nhiệm quản lí có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà tài sản đó là vũ khí quân dụng thì
không cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) mà sẽ cấu thành Tội chiếm đoạt vũ khí
quân dụng ( Điều 304 BLHS).
Trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của Nhà nước mà mình
có trách nhiệm quản lí có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà tài sản đó là ma túy, chất gây nghiện
thì sẽ không Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) mà sẽ cấu thành Tội chiếm đoạt ma túy (Điều
252 BLHS).
30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản
có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS).
Nhận định này là sai.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá
trị từ 2 triệu đồng trở lên không chỉ phạm vào Tội nhận hối lộ tại Điều 354 BLHS. Trong
trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận
tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có
chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp
đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm thì phạm vào Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy định tại Điều 358 BLHS.

1




31. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) có thể được
thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt.
Nhận định này là sai.
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) không được thực hiện
dưới mọi hình thức chiếm đoạt. Hình thức chiếm đoạt của Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản chỉ được thể hiện ở 3 hình thức là cưỡng đoạt, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm.
Do vậy, các hình thức chiếm đoạt khác như cướp, trộm,… không là hình thức chiếm đoạt của
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS).
32. Mọi hành vi vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân đều cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ (Điều 356 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân đều cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356
BLHS).
Tội lợi dụng, chức vụ trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 BLHS là trường hợp phạm
tội chung của các Tội phạm về chức vụ, bên cạnh đó còn có các tội phạm cụ thể tại Điều 353,
354, 357, 358 BLHS 2015. Do đó, hành vi vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi
dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại sẽ tùy thuộc dạng hành vi khách quan
trong các tội phạm cụ thể trên, hành vi có thể cấu thành các tội như Tội tham ô tài sản (Đ353),
Tội nhận hối lộ (Đ354), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng người khác để trục lợi
(Đ357), Tội giả mạo trong công tác (Đ358).
34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy
người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS).


2


Nhận định này là sai.
Hành vi nhận tiền từ hai triệu trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức
vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm không chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (Điều 366, BLHS).
Ngoài ra, nếu chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ quyền hạn nhận tiền từ 2 triệu trở
lên và người này lợi dụng chính chức vụ quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng thúc, đẩy
người có chức vụ quyền hạn khác làm một việc không được phép làm thì còn có thể cấu thành
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358,
BLHS).
35. Mọi hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS). Theo quy định tại Khoản 1, Điều
360, BLHS hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cấu thành Tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi hành vi đó được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền
hạn – tức là chủ thể đặc biệt. Do vậy, nếu hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
được thực hiện bởi chủ thể thường thì không cấu thành Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
36. Mọi trường hợp làm lộ bí mật công tác đều cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật công tác
(Điều 361 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp làm lộ bí mật công tác đều cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật công
tác (Điều 361, BLHS). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 361, BLHS, hành vi làm lộ bí mật
công tác cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật công tác khi hành vi này được thực hiện với lỗi cố ý.
Do vậy, trong trường hợp hành vi làm lộ bí mật công tác được thực hiện với lỗi vô ý thì không
cấu thành Tội cố ý làm lộ bí mật công tác (Điều 361, BLHS) mà cấu thành Tội vô ý làm lộ bí

mật công tác (Điều 362, BLHS).

3


37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.
Nhận định này là sai.
Theo khoản 7 Điều 365 BLHS thì đối với hành vi đưa hối lộ có giá trị từ 2 triệu trở lên, chủ
thể đưa hối lộ chỉ coi là không có tội khi người này bị ép buộc đưa hối lộ và chủ động khai báo
trước khi bị phát giác. Còn nếu người này không bị ép buộc mà đã chủ động đưa hối lộ thì dù
có chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì người này vẫn bị coi là có tội và có thể bị truy
cứu hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
38. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS).
Nhận định này là sai.
Động cơ vụ lợi không là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS). Theo
quy định tại Khoản 1, Điều 365, BLHS, để cấu thành Tội môi giới hối lộ thì người phạm tội
phải có hành vi môi giới hối lộ mà của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2
triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc lợi ích phi vật chất mà không phải bắt buộc có yếu tố
động cơ. Do vậy, động cơ không là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS).
39. Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp phải là người có chức vụ quyền hạn
trong các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án.
Nhận định này là sai.
Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp không là người có chức vụ quyền hạn trong
các cơ quan kiểm sát mà chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp phải là người có
chức vụ quyền hạn trong các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Bởi vì người có
chức vụ quyền hạn trong các cơ quan kiểm sát là những người thực hiện chức năng công tố và
giám sát việc thực thi pháp luật trong hoạt động tư pháp, không can thiệp vào hoạt động xét xử,
giải quyết vụ án nên không thể là chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
II. BÀI TẬP:


4


Bài tập 24: A là cán bộ Ngân hàng nông nghiệp huyện X được phân công phụ trách địa bàn xã
Y. A có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương để đề xuất với lãnh đạo
Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nông dân, thực hiện việc thẩm định, chịu
trách nhiệm về nội dung thẩm định và mức vốn cho vay trên địa bàn xãvà thu hồi lại số tiền đã
cho nông dân vay khi đến thời hạn thanh toán. Để thực hiện nhiệm vụ trên, A được cơ quan
giao tiền dưới hình thức tạm ứng để A chi cho người vay.
Lợi dụng nhiệm vụ được giao, A đã thực hiện những hành vi sau đây:
- Lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng chi xài cá nhân.
- Đến thời hạn thu hồi vốn, A thu hồi của những người đã vay tín dụng được 40.605.000đ
nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài.
Hãy xác định A phạm tội gì? Cần áp dụng điều khoản nào BLHS đối với A?
Tội danh mà A đã phạm là Tội tham ô tài sản (Điều 353, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội tham ô tài sản:
Dấu hiệu
- Khách thể: hành vi của A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
Khách thể

chức, đồng thời xâm hại vào quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Đối tượng tác động: tài sản của Ngân hàng.
- Hành vi: A lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng, đồng thời đến hạn thu hồi vốn
A thu hồi của những người đã vay tín dụng được 40.605.000 đồng nhưng
không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài cá nhân. Như vậy, A đã có hành

Mặt khách
quan


vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng
mà mình được giao quản lý thành tài sản cá nhân.
- Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho Ngân hàng, làm giảm uy
tín và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân
trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng.
A là cán bộ Ngân hàng, được giao trách nhiệm quản lý tài sản là vốn vay và các

Chủ thể

Mặt chủ

khoản thu hồi vốn cho Ngân hàng. Như vậy, A là người có trách nhiệm quản lý
tài sản do chức trách, quyền hạn đem lại và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để
thực hiện phạm tội, thoả mãn dấu hiệu chủ thể của tội này.
A thực hiện với lỗi cố ý.

5


quan
Bài tập 25: A là kế toán trưởng của một công ty tư nhân. Là một người có năng lực trong
nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp cho chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng. Nhân một
chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công ty đã giao cho A nhiệm
vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty. Sau khi thu được 300 triệu
đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng với số tiền trên. Hãy xác định tội danh
trong vụ án này.
Tội danh mà A đã phạm là Tội tham ô tài sản (Điều 353, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội tham ô tài sản:


Dấu hiệu
- Khách thể: hành vi của A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
Khách thể

chức, đồng thời xâm hại vào quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Đối tượng tác động: 300 triệu đồng tiền hàng của doanh nghiệp.
- Hành vi: Trong chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám
đốc công ty đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu
tiền về cho công ty. Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp

Mặt khách
quan

đồng, A bỏ trốn cùng với số tiền trên. Như vậy, A đã có hành vi chiếm đoạt tài
sản mà mình có trách nhiệm quản lí.
- Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho doanh nghiệp.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên
nhân trực tiếp gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
A là kế toán trưởng của công ty tư nhân, được giao nhiệm vụ thanh lý một số

Chủ thể

hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty. Như vậy, A là người có trách
nhiệm quản lý tài sản do chức trách, quyền hạn đem lại và lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó để thực hiện phạm tội, thoả mãn dấu hiệu chủ thể của tội này.

Mặt chủ
quan

A thực hiện với lỗi cố ý.


Bài tập 26: A là giám đốc một công ty xuất khẩu nông sản thuộc doanh nghiệp nhà nước. A đã
nhân danh giám đốc công ty ký hợp đồng bao tiêu hàng nông sản cho một số cơ sở sản xuất tư

6


nhân. Trong số các hợp đồng đã ký, có một số hợp đồng được ký và nhận hàng, nhưng chưa trả
tiền trong các tình huống sau:
- A ký 3 hợp đồng với trị giá hàng bao tiêu là 200 triệu đồng, nhưng việc ký hợp đồng không
được phản ánh vào sổ sách theo dõi của công ty. Người nhận hàng là người nhà của A và tự
nhận là người của công ty do A làm giám đốc với giấy giới thiệu do A cấp.
- A ký 5 hợp đồng phản ánh trong sổ sách theo dõi của công ty. Việc nhận hàng bao tiêu do
công ty thực hiện. Sau khi nhận hàng A lệnh xuất kho và chiếm đoạt số hàng nông sản được
công ty nhận bao tiêu cho các cơ sở gởi hàng với trị giá 300 triệu đồng.
Tội danh mà A đã phạm là Tội tham ô tài sản (Điều 353, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội tham ô tài sản:

Dấu hiệu
- Khách thể: hành vi của A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
Khách thể

chức, đồng thời xâm hại vào quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Đối tượng tác động: số tiền hàng của doanh nghiệp từ những hợp đồng trên.
- Hành vi: A đã nhân danh giám đốc công ty ký hợp đồng bao tiêu hàng nông
sản cho một số cơ sở sản xuất tư nhân. Trong số các hợp đồng đã ký, có một số
hợp đồng được ký và nhận hàng, nhưng chưa trả tiền trong các tình huống sau:
+ A ký 3 hợp đồng với trị giá hàng bao tiêu là 200 triệu đồng, nhưng việc ký
hợp đồng không được phản ánh vào sổ sách theo dõi của công ty. Người nhận
hàng là người nhà của A và tự nhận là người của công ty do A làm giám đốc


Mặt khách
quan

với giấy giới thiệu do A cấp.
+ A ký 5 hợp đồng phản ánh trong sổ sách theo dõi của công ty. Việc nhận
hàng bao tiêu do công ty thực hiện. Sau khi nhận hàng A lệnh xuất kho và
chiếm đoạt số hàng nông sản được công ty nhận bao tiêu cho các cơ sở gởi
hàng với trị giá 300 triệu đồng.
Như vậy, A đã có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí.
- Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho doanh nghiệp.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên

Chủ thể

nhân trực tiếp gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
A là giám đốc một công ty xuất khẩu nông sản thuộc doanh nghiệp nhà nước,
có nhiệm vụ ký hợp đồng bao tiêu hàng nông sản cho một số cơ sở sản xuất tư

7


nhân. Như vậy, A là người có trách nhiệm quản lý tài sản do chức trách, quyền
hạn đem lại và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện phạm tội, thoả mãn
dấu hiệu chủ thể của tội này.
Mặt chủ
quan

A thực hiện với lỗi cố ý.


Bài tập 27: A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy và bị tòa án tỉnh H tuyên án tử hình. A
được giam tại trại tạm giam công an tỉnh H. Biết được thông tin nhiều người thoát được án tử
hình do mang thai nên A quyết tâm phải mang thai. A đã từng xin tinh trùng của một phạm
nhân khác nhưng không thụ thai được.
Trong quá trình giam giữ, A quen với B cũng là phạm nhân của trại (B bị kết án 5 năm tù về
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do mức án nhẹ lại cải tạo tốt nên B được Trại tạm giam cho
phép mang cơm cho các phạm nhân và làm vệ sinh buồng giam). Trong thời gian đưa cơm cho
phạm nhân, B đã nảy sinh tình cảm và quan hệ với A ngay trong buồng biệt giam.
Biết được A và B có tình cảm với nhau và thương cảm với số phận của 2 phạm nhân nên
thượng úy T (cán bộ quản giáo tại trại tạm giam) và G (chiến sỹ công an nghĩa vụ) đã nhiều
lần mở cửa buồng giam cho A và B quan hệ với nhau. Một thời gian sau A mang thai. (A sinh
được một bé trai và viện KHHS Bộ Công an đã tiến hành giám định gen và xác định B là cha
của đứa bé). Hãy xác định hành vi của T và G có phạm tội không. Nếu có phạm tội gì. Tại sao?
Tội danh mà T và G đã phạm là Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
(Điều 356, BLHS 2015).
Hành vi của T và G đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ:

Khách thể

Mặt khách
quan

Chủ thể

Dấu hiệu
- Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức
bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
- Hành vi: Thượng úy T (cán bộ quản giáo tại trại tạm giam) và G (chiến sỹ công
an nghĩa vụ) đã nhiều lần mở cửa buồng giam cho A và B quan hệ với nhau. Một

thời gian sau A mang thai. Như vậy, T đã có hành vi làm trái công vụ của cán bộ
quản giáo trại giam và G làm trái công vụ của chiến sĩ công an nghĩa vụ, nhờ vậy
mà A có thai và thoát được án tử hình.
Thượng úy T - cán bộ quản giáo tại trại tạm giam và G - chiến sỹ công an nghĩa

8


vụ, cả 2 đều là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó
để thực hiện phạm tội nên thoả mãn điều kiện chủ thể của tội này.
Mặt chủ
quan

T và G thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 28: Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính xã X, A đã thu của 14 người dân
trong xã với số tiền 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thu tiền, A
thông báo với người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng thực tế số
tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng. Số tiền còn lại A chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân. Hãy xác
định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355,
BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản:
Dấu hiệu
- Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức
Khách thể

bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
- Đối tượng tác động: là tài sản của người dân trong xã X, cụ thể là tiền của

người dân.
- Hành vi: A đã thu của người dân trong xã với số tiền 92 triệu đồng để làm giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, khi thu tiền A thông báo cho người dân đó là số
tiền nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng trên thực tế số tiền nộp thuế

Mặt khách
quan

chỉ là 56 triệu đồng, số tiền còn lại A chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân. Như vậy, A
đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người dân để chiếm đoạt tài
sản của họ.
- Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản cho người dân.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân
trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản cho người dân.
A là cán bộ địa chính xã X, tức A là chủ thể đặc biệt, người đang có chức vụ,

Chủ thể

quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện phạm tội thoả mãn

Mặt chủ

điều kiện về chủ thể của tội này.
A thực hiện với lỗi cố ý.

9


quan
Bài tập 29: Tổng kiểm toán Nhà nước ra quyết định giao cho tổ kiểm toán gồm 4 thành viên là

A, B, C, D thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng và quyết toán vốn trái phiếu của Chính
phủ tại tỉnh K.
Trong quá trình công tác, do phát hiện sai sót của một số Ban quản lý dự án trong việc sử
dụng và quyết toán vốn trái phiếu nên A, B, C, D đã đưa ra yêu cầu với một số Ban quản lý này
là phải đưa tiền cho tổ kiểm toán nếu muốn được giảm số liệu xuất toán và giảm thanh toán. Vì
sợ bị truy cứu trách nhiệm, các Ban quản lý này đã đồng ý đưa tiền. Kết quả là A, B, C, D đã
nhận được số tiền là 950 triệu đồng để điều chỉnh số liệu xuất toán và giảm thanh toán cho các
Ban quản lý dự án. Hãy xác định tội danh của A, B, C, D trong vụ án này
Tội danh mà A, B, C, D đã phạm là Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
(Điều 355, BLHS).
Hành vi của A, B, C, D đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản:

Dấu hiệu
- Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức
Khách thể

bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
- Đối tượng tác động: số tiền là 950 triệu đồng của các Ban quản lí dự án.
- Hành vi: Trong quá trình công tác, do phát hiện sai sót của một số Ban quản lý
dự án trong việc sử dụng và quyết toán vốn trái phiếu nên A, B, C, D đã đưa ra
yêu cầu với một số Ban quản lý này là phải đưa tiền cho tổ kiểm toán nếu muốn
được giảm số liệu xuất toán và giảm thanh toán. Vì sợ bị truy cứu trách nhiệm,

Mặt khách
quan

các Ban quản lý này đã đồng ý đưa tiền. Kết quả là A, B, C, D đã nhận được số
tiền là 950 triệu đồng để điều chỉnh số liệu xuất toán và giảm thanh toán cho các
Ban quản lý dự án. Như vậy, A, B, C, D đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền

hạn lừa dối người dân để chiếm đoạt tài sản của họ.
- Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản cho các Ban quản lí dự án.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A, B, C, D là

Chủ thể

nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản cho các Ban quản lí dự án.
A, B, C, D là những người thuộc Tổ kiểm toán, được Tổng kiểm toán Nhà nước

10


giao nhiệm vụ thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng và quyết toán vốn trái
phiếu của Chính phủ tại tỉnh K, tức A là chủ thể đặc biệt, người đang có chức
vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện phạm tội thoả
mãn điều kiện về chủ thể của tội này.
Mặt chủ
quan

A, B, C, D thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 30: Ông M đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho N. Trong quá
trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, N đã liên hệ với A là cán bộ phòng Tài
nguyên môi trường quận X và B là cán bộ địa chính phường Y để nhờ chuyển một phần diện
tích đất nông nghiệp trong mảnh đất trên thành đất thổ cư. A và B yêu cầu N đưa 100 triệu
đồng thì sẽ thực hiện và N đã đồng ý.
Tuy biết việc chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp này là trái với quy định của
pháp luật nhưng A và B vẫn thực hiện bằng cách là: sửa chữa biên bản thẩm tra hiện trạng sử
dụng đất, hợp đồng tặng cho và nguồn gốc đất trong hồ sơ xin chuyển quyền sử dụng đất (cụ
thể là phần nguồn gốc sử dụng đất từ năm 1993 sang trước năm 1980). Từ những hành vi đó,

A và B đã chuyển 200m2 đất nông nghiệp thành đất thổ cư. Sự việc sau đó bị phát hiện. Xác
định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A, B đã phạm là Tội nhận hối lộ (Điều 354, BLHS) và Tội giả mạo trong công
tác (Điều 359, BLHS).
- Hành vi của A, B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội nhận hối lộ :
Dấu hiệu
- Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức
Khách thể

bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
- Đối tượng tác động: số tiền 100 triệu đồng mà A và B nhận từ N.
- Hành vi: Trong quá trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, N đã liên

Mặt khách
quan

Chủ thể

hệ với A và B để nhờ chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp trong mảnh
đất trên thành đất thổ cư. A và B yêu cầu N đưa 100 triệu đồng thì sẽ thực
hiện và N đã đồng ý. Như vậy, A đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để
nhận tiền từ N.
A là cán bộ phòng Tài nguyên môi trường quận X và B là cán bộ địa chính
phường Y, tức A và B là chủ thể đặc biệt, người đang có chức vụ, quyền hạn và

11


lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện phạm tội thoả mãn điều kiện về
chủ thể của tội này.

Mặt chủ
quan

A, B thực hiện với lỗi cố ý.

- Hành vi của A, B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giả mạo trong công tác :
Dấu hiệu
- Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức
Khách thể

bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
- Đối tượng tác động: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hành vi: A và B sửa chữa biên bản thẩm tra hiện trạng sử dụng đất, hợp đồng
tặng cho và nguồn gốc đất trong hồ sơ xin chuyển quyền sử dụng đất (cụ thể là

Mặt khách

phần nguồn gốc sử dụng đất từ năm 1993 sang trước năm 1980). Từ những hành

quan

vi đó, A và B đã chuyển 200m2 đất nông nghiệp thành đất thổ cư. Như vậy, A và
B đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội
dung giấy tờ, tài liệu theo Điểm a, Khoản 1, Điều 359, BLHS.
A là cán bộ phòng Tài nguyên môi trường quận X và B là cán bộ địa chính

Chủ thể

phường Y, tức A và B là chủ thể đặc biệt, người đang có chức vụ, quyền hạn và
lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện phạm tội thoả mãn điều kiện về

chủ thể của tội này.

Mặt chủ
quan

A, B thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 31: A là chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã X. Nhiều hộ dân đã nhờ A trả tiền vay vốn
trước thời hạn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Y. Sau khi nhận tiền, A
không trả ngân hàng mà dùng để đánh bạc, chiếm đoạt của 13 hộ dân số tiền 173 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội lạm dụng tín dụng chiếm đoạt tài
sản:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: Hành vi của A đã xâm phạm đến quyền sở hữu của nhiều
người.

12


- Đối tượng tác động: số tiền 173 triệu đồng của 13 hộ dân.
- Hành vi: Nhiều hộ dân đã nhờ A trả tiền vay vốn trước thời hạn cho Ngân
hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Y. Sau khi nhận tiền, A không trả
ngân hàng mà dùng để đánh bạc, chiếm đoạt của 13 hộ dân số tiền 173
triệu đồng. Như vậy, A đã nhận được tài sản của người khác một cách hợp
pháp và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có

khả năng trả lại tài sản.
Mặt khách

A là chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã X, tuy nhiên A không lợi dụng chức

quan

vụ quyền hạn của mình để phạm tội mà chiếm đoạt taì sản của người khác
thông qua sự tín nhiệm của người khác đối với mình nên hành vi của A
không cấu thành Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo
Điều 355.
- Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản, cụ thể là 173 tỷ đồng.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên

Chủ thể
Mặt chủ quan

nhân trực tiếp gây ra thiệt hại tài sản cho những hộ dân.
A thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường.
A thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 32: A là cán bộ thuộc Công an thành phố X vì muốn chiếm đoạt tài sản đã giả làm một
đại gia nhiều tiền, đi xe hơi đắt tiền, làm ăn theo mô hình lớn, sở hữu rất nhiều mảnh đất trên
địa bàn thành phố X. Sau khi lấy được niềm tin của bạn bè, người thân, A đã dùng 1 giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để bán cho nhiều người. Bằng cách này A đã chiếm đoạt được
22 tỷ đồng của nhiều người. Theo anh (chị) A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:


Khách thể
Mặt khách
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: Hành vi của A đã xâm phạm đến quyền sở hữu của nhiều người.
- Đối tượng tác động: số tiền 22 tỷ đồng.
- Hành vi: A đã dùng 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bán cho nhiều
người.
A là cán bộ thuộc Công an thành phố X, tuy nhiên A không lợi dụng chức

13


vụ quyền hạn của mình mà sử dụng danh phận một người giàu có và sau đó
dùng thủ đoạn gian dối (sử dụng 1 giấy chứng nhận QSDĐ) để chiếm đoạt
taì sản của người khác nên hành vi của A không cấu thành Tội lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355.
- Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản, cụ thể là 22 tỷ đồng.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thiệt hại tài sản cho những người bị A lừa.
Chủ thể
A thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường.
Mặt chủ quan A thực hiện với lỗi cố ý.

14




×