Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề thi và đáp án môn chuyên ngành tài nguyên và môi trường thi công chức tỉnh thừa thiên huế 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.77 KB, 8 trang )

Đề thi và đáp án môn chuyên ngành Tài Nguyên và Môi
trường thi công chức tỉnh Thừa Thiên Huế 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Tài Nguyên và Môi trường
Câu1(2điểm)
Việc chuyển mục đích sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003 được quy định như thế nào?
Có 4 ý,
– Ý 1, có 5 ý, mỗi ý được 0,15 điểm
– Ý 2 và 3, mỗi ý được 0,25 điểm.
– Ý 4, có 5 ý, mỗi ý được 0,15 điểm
Chuyển mục đích sử dụng đất
Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điều 13 của Luật này được thực
hiện như sau:
Ý 1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bao gồm:
a) Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng
thuỷ sản;
b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi
nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Ý 2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì người
sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn
phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất;
Ý 3. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chế độ sử
dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được
chuyển mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật
này;



Ý 4. Khi chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1
Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định sau đây:
a) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp
chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất sang
đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;
b) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi giá trị quyền sử
dụng đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng tính theo giá đất do Nhà nước quy định tại
thời điểm được phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng
năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang đất phi
nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;
c) Nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng trừ đi tiền sử dụng đất
theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp
không phải là đất ở sang đất ở;
d) Trả tiền thuê đất theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp người sử
dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất;
đ) Việc tính giá trị quyền sử dụng đất được áp dụng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy
định của Chính phủ.
Câu 2 (2 điểm)
Trình bày quy định về hoà giải tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong
trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất tại Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
Có 2 ý,
– Ý I, có 3 ý, mỗi ý được 0,4 điểm.
– Ý II, có 2 ý, mỗi ý được 0,4 điểm.
Ý I. Hoà giải tranh chấp đất đai
1. Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu không thoả thuận được thì
thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Trường hợp các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có

chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn.


Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi có đất tranh chấp.
3. Đối với trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi biên bản hoà giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối
với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến
Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp
quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Ý II. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy
tờ về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất
đai thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết. Cơ quan hành
chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp
đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai
đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải
quyết cuối cùng.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất
đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá
nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai
đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Câu 3 (2 điểm)
Việc xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 được quy định như thế nào?


Có 7 ý,
– Ý 1, có 4 ý, mỗi ý được 0,1 điểm
– Ý 2, có 3 ý, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm
– Ý 3, có 4 ý, mỗi ý được 0,1 điểm
– Ý 4, 5, 6 và 7, mỗi ý được 0,2 điểm
Xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường
Ý 1. Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô
nhiễm môi trường được quy định như sau:
a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;
c) Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo
quy định tại mục 2 Chương XIV của Luật này hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ý 2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngoài việc bị xử
lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 93
của Luật này;
b) Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;
c) Cấm hoạt động.
Ý 3. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm phát hiện và hằng năm lập
danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn,
báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa
bàn theo thẩm quyền và theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan quyết định danh sách và chỉ đạo tổ chức thực
hiện việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường


nghiêm trọng có quy mô vượt quá thẩm quyền hoặc khả năng xử lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Ý 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý đối với cơ
sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Ý 5. Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có cơ sở gây ô nhiễm môi trường
và công khai cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát.
Ý 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về kiểm tra, thanh tra việc xử lý cơ sở gây ô
nhiễm môi trường.
Ý 7. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường;
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, quỹ đất, ưu đãi tín dụng và nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ
xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Câu 4 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Nghị định số

29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ.
Có 4 ý,
– Ý 1, có 9 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
– Ý 2, có 6 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
– Ý 3, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
– Ý 4 được 0,1 điểm
Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Ý 1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo
riêng bao gồm:
a) Mô tả tóm tắt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
b) Quá trình tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; mô tả phạm vi nghiên cứu của đánh
giá môi trường chiến lược và các vấn đề môi trường chính liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch;
c) Mô tả diễn biến trong quá khứ và dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong
trường hợp không thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;


d) Đánh giá sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với các
quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá, so sánh các phương án phát triển của chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch;
đ) Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch;
e) Tham vấn các bên liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
g) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường.
h) Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá;
i) Kết luận và kiến nghị.
Ý 2. Nội dung chính báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết lồng ghép trong báo cáo chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch bao gồm:
a) Quá trình tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược; mô tả phạm vi nghiên cứu của đánh

giá môi trường chiến lược và các vấn đề môi trường chính liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch;
b) Đánh giá sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với các
quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá; so sánh các phương án phát triển của chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch;
c) Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch;
d) Tham vấn các bên liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
đ) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường;
e) Kết luận và kiến nghị.
Ý 3. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn bao gồm:
a) Quá trình tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, phạm vi nghiên cứu của đánh giá
môi trường chiến lược và các vấn đề môi trường chính liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch;
b) Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch;
c) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường;
d) Kết luận và kiến nghị.


Ý 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể yêu cầu về nội dung báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược chi tiết và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược rút gọn; xây dựng, ban hành các
hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược chuyên ngành.
Câu 5 (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày
31/12/2009 của Chính phủ.
Có 3 ý,

– Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
– Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm
– Ý 3, có 12 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm.
Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ý 1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi
phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là
500.000.000 đồng.
Ý 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề
vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là giấy
phép, chứng chỉ hành nghề);
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
Ý 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật môi trường;


b) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, lây lan
dịch bệnh và các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện,

nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phế liệu, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước
không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường;
d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; sinh vật ngoại lai xâm hại;
sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng;
đ) Buộc thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các
yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường;
e) Buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc xây lắp công trình xử lý
môi trường; buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường xây không đúng nội dung trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
g) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư;
h) Buộc chấm dứt các hoạt động trái phép, di dời ra khỏi khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy
hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng
đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
i) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định.
k) Buộc thực hiện đúng quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi trường;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
m) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này



×