LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi nội
dung trong bài tiểu luận là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Bùi Thị Ánh Vân. Các số liệu, kết quả trong bài tiểu luận này là hoàn toàn trung
thực, không gian lận và nội dung này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực và
nguyên bản của bài tiểu luận này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.
Bùi Thị Ánh Vân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi qua những buổi học trên
lớp. Cô đã giúp cho tôi hiểu rõ hơn, có một cái nhìn rõ nét và sâu sắc về phương
Pháp nghiên cứu khoa học.
Lời cảm ơn chân thành thứ hai, tôi muốn gửi tới UBND tỉnh Tuyên
Quang, xin cảm ơn các cô, các chú đã giúp đỡ tôi có được những số liệu,tài liệu
cụ thể nhất, giúp tôi thuận lợi hơn trong việc hoàn thành bài tiểu luận của mình.
Lần đâu tiên được tiếp xúc với môn " phương Pháp nghiên cứu khoa học",
mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng hoàn thành bài tiểu luận, nhưng vì còn
nhiều bỡ ngỡ và hạn chế về kiến thức thực tế cũng như lý thuyết môn học, nên
bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được đóng
góp quý báu của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Sinh Viên thực hiện
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
Kí hiệu viết tắt
UBND
HĐND
KT – VH
Nội dung chữ cái viết tắt
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Kinh tế - văn hóa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương 1..............................................................................................................4
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG
CHỨC VÀ KHÁI QUÁT VỀ UBND TỈNH TUYÊN QUANG.......................4
1.1.Lý luận chung về công tác tuyển dụng công chức........................................................................4
1.1.1. Khái niệm, vai trò của công tác tuyển dụng công chức...........................................................4
1.1.2. Yêu cầu,nội dung và tầm quan trọng của công tác tuyển dụng công chức.............................7
1.2.Khái quát về UBND tỉnh Tuyên Quang........................................................................................10
1.2.1.Lịch sử hình thành UBND tỉnh Tuyên Quang...........................................................................10
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh Tuyên Quang.............11
* Tiểu kết...........................................................................................................................................12
Chương 2............................................................................................................13
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI UBND
TỈNH TUYÊN QUANG....................................................................................13
2.1.Sơ lược về tình hình thực tế đội ngũ công chức tại UBND tỉnh Tuyên quang..........................13
2.1.1.Số lượng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang...................................................................13
2.1.2.Chất lượng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang...............................................................14
2.2.Quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức...................................................16
2.3.Một vài nhận xét về công tác tuyển dụng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang.................19
2.3.1. Ưu điểm...................................................................................................................................19
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................................................20
* Tiểu kết...........................................................................................................................................22
Chương 3............................................................................................................22
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO..........................22
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC.....................22
TẠI UBND TỈNH TUYÊN QUANG................................................................22
3.1. Giải pháp giúp giải quyết hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức tại UBND tỉnh Tuyên
Quang................................................................................................................................................22
3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức tại UBND tỉnh
Tuyên Quang......................................................................................................................................24
3.2.1. Thống nhất nhận thức về tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng tuyển dụng công
chức và tuân thủ các quy dịnh của pháp luật về tuyển dụng công chức........................................24
3.2.2. Quan tâm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác tuyển dụng.................24
3.2.3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển công chức.................................24
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng..............................25
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chứctại UBND tỉnh
Tuyên Quang......................................................................................................................................25
* Tiểu kết...........................................................................................................................................26
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................30
PHỤ LỤC...........................................................................................................30
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nướcc. Vì vậy, luôn cần có những đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, phù hợp
đáp những ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuyển dụng công chức luôn là bước đầu tiên có tính quyết định và là giải Pháp
không thể thiếu.
Là một sinh Viên của nghành Quản Trị Nhân lực, tôi muốn chọn đề tài "
Công tác tuyển dụng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang ", để kiểm nghiệm
kiến thức lý thuyết của mình vào trong cuộc sống thực tế. Đề tài này phù hợp
với kiến thức của tôi và sẽ giúp tôi thuận lợi hơn khi nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm, thu thập về công tác tư liệu cho đề tài của tôi
thuận lợi hơn so với các đề tài khác.
Hơn nữa , với mong muốn và ước mơ của tôi là được làn việc tại quê
hương của mình, đặc biệt là ở UBND tỉnh T
1
uyên Quang.
Với những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài " Công tác tuyển dụng
công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang " để làm bài tiểu luận kết thúc học phần
Phương Pháp nghiên cứu khoa học cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy có không ít các
công trình nghiên cứu về vấn đề này,như :
PGS.TS.Nguyễn Văn Tài ( 2010), Phát huy tích cực xã hội của đội ngũ
cán bộ công chức nước ta hiện nay, NXB Cính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách
đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách cán bộ
của Đảng ta, đánh giá sát thực về tình hình cán bộ công chức nước ta hiện nay,
đề xuất những giải pháp cụ thể.
Ths.Phạm Đức Toàn (2014), Quản lý nhân lực và vấn đề thu hút công
chức cống hiến, Tạp chí tổ chức nhà nước. Bài viết đi sâu phân tích nguyên nhân
và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút, thúc đấy và tạo động lực làm việc cho đội
ngũ cán bộ công chức.
Như vậy, cố thể thấy dã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác
tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, trên cơ sở
kế thừa, vận dụng các đề tài đã thực hiện trước đó ttooi sẽ đi sâu nghiên cứu
công tác tuyển dụng công chức ở UBND tỉnh Tuyên Quang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Hiểu rõ những lý luận về tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ công
2
chức trong tổ chức.
Vận dụng những lý luận nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng công tác tuyển
dụng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang.
Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề ra các giải Pháp để cải thiện
các tồn tại ấy và nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng tại UBND.
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện những mục đích trên, có những nhiệm vụ sau:
° Phân tích cơ sở lý luận tuyển dụng đói với công chức trong các cơ quan
nhà nước dựa trên nguyên tắc, đối tượng và hình thức tuyển dụng.
° Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại UBND tỉnh
Tuyên Quang. Trên cơ sở đó so sánh với lý luận thực tiễn, từ đó đưa ra những
bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
° Đưa ra những ý kiến, giải Pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
tuyển dụng công chức cho UBND tỉnh Tuyên Quang.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng công chức và các biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cong chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: UBND tỉnh Tuyên Quang.
-Về thời gian: năm 2010 - 2015
6. Phương Pháp nghiên cứu
- Phương Pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương Pháp xử lý thông tin
- Phương Pháp phân tích Tổng hợp
7. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số lý luận chung về công tác tuyển dụng công chức và
khái quát về UBND tỉnh Tuyên Quang.
Chương 2. Thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại UBND tỉnh
Tuyên Quang.
Chương 3. Một số giải Pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyển
dụng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang.
3
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG
CHỨC VÀ KHÁI QUÁT VỀ UBND TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. Lý luận chung về công tác tuyển dụng công chức
1.1.1. Khái niệm, vai trò của công tác tuyển dụng công chức
• Một số khái niệm cơ bản
- Thứ nhất khái niệm về công chức :
Công chức là một khái niệm mang tính lịch sử. Tùy vào góc độ nghiên
cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau ở các ước trênthế giới mà khái niệm công
chức được hiểu theo những cách khác nhau. Ở nước ta quan niệm về công chức
gắn với quá trình lịch sử dân tộc, điều kiện kinh tế-xã hội, cách thức tổ chức bộ
máy của nhà nước.
Trong một số tài liệutham khảo, công chức còn được hiểu khácnhau :
+ Theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000, công chức
được hiểu là : “ người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường
xuyên tron cơ quan nhà nước,hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp “.
+ Theo từ điển hành chính, nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội năm 2003
của tác giả Tô Tử Hạ, công chức là : “ người được tuyển dụng qua thi t uyển;
được bổ nhiệm chính thức vào một nghạch; làm việc trong một cơ sở; trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức nước nào phải là công
dân nước đó. Công chức Việt Nam là công dân Việt Nam được tuyển dụng qua
thi tuyển “.
Ở Việt Nam, qua các thời kỳ lịch sử, quân niệm ai là công chức đã có
nhiều lần thay đổi, từ Sắc lệch số 76/SL ngày 20/05/1950 đến nghị định
1699/HĐBT ngày 25/05/1991 của Hội đồng Bộ Trưởng và Pháp lệnh Cán bộ,
ccong chức sửa đổi, bổ sung năm 20003với Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2003 của Chính phủ.
Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định : “ công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào nghạch,chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
4
hải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức
chính trị-xã hội ( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế
va hưởng lương từ ngân sách nhà nước “.
- Thứ hai khái niệm về công chức hành chính :
Công chức hành chính là công dân Việt Nam, được tuyển dụng , bổ nhiệm
vào nghạch công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện,
cấp tỉnh và cấp trung ương, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước . Công chức hành chính là những người đảm nhiệm các hoạt động trong
lĩnh vực chấp hành và điều hành nhằm duy trì trật tự, ổn định đời sống xã hội,
bảo vệ chế độ, quyền tự do và lợi ích hợp pháp của nhân dân thông qua hoạt
động công vụ.
- Thứ ba khái niệm về tuyển chọn và tuyển dụng công chức
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực
lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác
nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với
các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển
mộ.
Tuyển dụng là quá trình tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực nhằm tìm
được những ứng viên phù hợp để bù dắp sự thiếu hụt nhân lực trong tổ chức.
Hay nói cách khác tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ
nhiều nguồn khác nhau những ứng viên đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí mà
tổ chức cần tuyển.
Tuyển dụng công chức là quá trình nhằm đưa được một người mới mà tổ
chức hành chính nhà nước cần và người đó được trở thành chính thức trong danh
sách mhân sự của tổ chức. Quá trình đó phải bao gồm các giai đoạn :
+ Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức ;
+ Thu hút người lao động có những yêu cầu mà tổ chức hành chính nhà
nước cần tham gia tuyển chọn ;
+ Tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu của tổ chức trong một số người tốt
nhất ;
+ Tập sự cho người mới để họ “ hành chính hóa “ bản thân họ;
+ Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức.
5
• Vai trò của đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Nhân lực hành chính công là một trong những yếu tố rất quan trọng và
mang tính quyết định của nền hành chính nhà nước. Bởi nhân lực hành chính
công , trước hét là đội ngũ cán bộ, công chức là sản phẩm, cũng đồng thời là chủ
thế của nền hành chính nhà nước. Vai trò của đội ngũ công chức hành chính nhà
nước được thể hiện qua những khía cạnh sau :
- Đội ngũ công chức hành chính là một mắt xích quan trọng không thể
thiếu của bất kỳ nền hành chính nào, có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo hiệu lực của đường lối thể chế của giai
cấp cầm quyền.
- Đội ngũ công chức hành chính có cức năng quản lý vận hành hệ thống
hành chính nhà nước, giải quyết hững công việc mang tính thường xuyên liên
tục đảm bảo sự ổn định cho tất cả hệ thống khác nhau trong xã hội, được ví như
là xương sống của bộ máy chính quyền nhà nước.
- Công chức hành chính là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước , là những người trực tiếp làm việc trong cơ quan quyền lực
Nhà nước, trong bộ máy hành chính của các cơ quan nhà nước. Họ vận hành bộ
máy hành chính nhà nước, trực tiếp đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước vào thực tiễn, vào cuộc sống hàng ngày của đời sống xã hội.
Như vậy, đội ngũ công chức trong nền hành chính công có vai trò , vị trí
vô cùng quan trọng đến tổ chức và hoạt động hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành
chính nhà nước hành chính.
6
1.1.2. Yêu cầu,nội dung và tầm quan trọng của công tác tuyển dụng
công chức
* Nội dung tuyển dụng công chức :
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên của quá trình quản trị nhân sự
trong bộ máy của một cơ quan, tổ chức phải đảm bảo các nội dung cơ bản của
chế độ tuyển dụng công chức bao gồm :
Nguyên tắc tuyển dụng: trong tuyển dụng công chức cần có những nguyên
tắc bảo đảm các quy định về tuyển dụng phải được tôn trọng như : nguyên tắc
bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính
cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí làm việc;
ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc
thiểu số.
Căn cứ tuyển dụng: tuyển dụng công chức phải có căn cứ vào yêu cầu
nhiệm vụ, chỉ tiêu biên chế của gắn với vị trí việc làm của cơ quan sử dụng công
chức, các điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo từng nghành,
lĩnh vực. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc
làm, báo cáo cơ quan quản lý phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.
Theo đó, hằng năm cơ quan sử dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công
chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định.
Thẩm quyền tuyển dụng công chức: tuyển dung công chức phải do cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện. Do vậy, pháp luật về tuyển dụng
công chức cần phải xác định cụ thể cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.thẩm
quyền này có thể do cơ quan quản lý công chức thực hiện hoặc do cơ quan sử
dụng công chức thực hiện.
Phương thức tuyển dụng công chức: có nhiều hình thức t1uyển dụng
công chức ( thi tuyển, xét tuyển ). Mỗi hình thức tuyển dụng đều có những ưu
điểm, nhược điểm, nhưng hình thức thi tuyển có nhiều ưu điểm hơn, vì mang
tính khách quan hơn, có sự cạnh tranh rõ rệt giữa các ứng viên để tuyển chọn
được đọi ngũ công chức đủ đức, đủ tài.
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức: điều kiện dự tuyển công chức nói
chung phải thể hiện tính công bằng, bình đẳng của mọi công dân khi tham gia
vào tuyển dụng công chức, đảm bảo thu hút rộng rãi sự tham gia của công dân
7
vào tuyển dụng công chức. Các điều kiện này bao gồm : điều kiện về trình dộ
chuyên môn, đọa dức, sức khỏe, kỹ năng, năng lực thực tế, đảm bảo sự cân đối
cả về trình độ đào tạo và năng lực thực tế.
Nội dung thi tuyển công chức: nội dung thi tuyển công chức phải được
thiết kế sao cho vừa kiểm tra được trình độ đào tạo và khả năng thực tiễn giải
quyết công việc của người dự tuyển, không nên chỉ chú trọng vào bằng cấp bởi
tài năng không chỉ thuần túy dựa vào bằng cấpmà phải được kiểm nghiệm thức
tế thông qua kết quả thực hiện công việc để đánh giá và sử dụng.
*Yêu cầu của tuyển dụng công chức hành chính nhà nước :
Đội ngũ cán bộ, công chức trong nền hành chính công có vai trò, vị trí vô
cùng quan trọng đến tổ chức và hoạt động hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành
chính nhà nước. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, của quá trình hội nhập
quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa , yêu cầu phải xây dựng nền hành chính nhà nước thống nhất thông suốt
hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và hiện đại, thì trước hết phải tập trung xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có đủ
năng lực trình độphẩm chất chính trị , chuyên nghiệp đảm đương được nhiệm vụ
đó là yêu cầu công tác quản lý nhân lực hành chínhcông ở Việt Nam hiện nay.
Nhằm thực hiện thành công cải cách hành chính, nâng cao chất lượng tuyển
dụng công chức là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Công cuộc đổi
mới đòi hỏi phải có một độii ngũ cán bộ công chức vừa có phẩm chất chính trị,
vừa có phẩm chất đạo đức ttốt, vừa có năng lực để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Để có được đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt thì tuyển
dụng là khâu quan trọng thu hút, phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện để
đáp ứng yêu cầu của côngviệc.
Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2010-2020 xác định
rõ “ Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm
vụ phù hợp với trình độ, năng lực sở trường của công chức, viên chức trúng
tuyển... Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác tuyển dụng
“.Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
8
duyệt đề án “ Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức “đề ra mục tiêu
nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, thi nâng nghạch công chức, các cơ
quan ở Trung ương và địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào
thi tuyển công chức “.
Tuyển dụng công chức đúng những người có phẩm chất và năng lực phù
hợp với vị trí việc làm không chỉ bổ sung cho các cơ quan hành chính nhà nước
những công chức làm việc tốt, mà còn nâng cao được hiệu quả công việc, uy tín
và vị thế của chính quyền các cấp, bởi tuyển dụng công chức là hoạt động ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan đó. Đồng thời, nếu
tuyển chọn được những ứng viên có năng lực thực thi công vụ tốt sẽ góp phần
tiết kiệm được chi phí đào tạo, bồi dưỡng công chức. Mặt khác , số lượng biên
chế trong cơ quan hành chính có giới hạn nhất định, nhưng do việc thực hiện các
quy định pháp luật về cho thôi việc và sa thải loại đối với những công chức
không đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiẹm vụ trong thực tế đang gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, vì thế nếu tuyển dụng công chức không đảm bảo
đúng các quy định pháp luật, không chọn đúng ứng cử viên đáp ứng yêu cầu sẽ
dẫn đến tình trạng là cơ quan hành chính thừa người không được làm việc nhưng
lại thiếu người có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
*Tầm quan trọng của tuyển dụng công chức hành chính nhà nước :
Tuyển dụng công chức là một hoạt động quản lý nhà nước. Thông qua
tuyển dụng để lựa chọn được những người phù hợp với khả năng, tiêu chuẩn và
điều kiện đảm nhận công vụ. Chính vì tuyểndụng công chức có ảnh hưởng quan
trọng đến hiệu quả làm việc của tổ chức hành chính nhà nước, nên đây được coi
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý, là yếu tố mang tính quyết
định hiệu quả làm việc và khả năng thực hiện mục tiêu của tổ quốc.
Tuyển chọn công chức là khâu đầutiên và rất quan trọng trong quá trình
quản lý công chức, mang tính quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền hành
chính nhà nước nói chung và của từng cơ quan, đơn vị nói riêng. Nếu công tác
tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực,
phẩm chất đạo đức tốt bổ sung cho lực lượng công chức và ngược lại.
Tuyển dụng tốt cũng sẽ giúp cho các tổ chức giảm được các chi phí do
phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong
9
quá trình thực hiện công việc.
Thực tế là công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta sẽ không thể
thành công nếu không có đội ngũ công chức đủ năng lực, trình độ và phẩm chất
chính trị. Đội ngũ công chức là chủ đề của các hành động trong quá trình thực
hiện cải cách hành chính. Họ là người thể chế hóa đường lôi, chủ trương, chính
sách của nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào đời sống, xây dựng
bộ máy quản lý và các quy định để sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản
lý. Nói cách khác, đội ngũ công chức là những người đề ra những quy định và
họ cũng chính là người thực thi quy định đó. Vì vậy, trình độ, năng lực của đội
ngũ công chức có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực,hiệu quả của công tác
quản lý hành chính nhà nước. Ty nhiên, hiện nay ở một số cơ quan hành chính
nhà nước vẫn còn một bộ phận công chức làm việc chưa hiệu quả, chưa đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức
hành chính nhà nước và thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính nhà
nước, trước hết cần phải quan tâm đến công tác tuyển dụng công chức.
1.2. Khái quát về UBND tỉnh Tuyên Quang
1.2.1.Lịch sử hình thành UBND tỉnh Tuyên Quang
_ Tên viết tắt : Tuyen Quang province
_Địa chỉ : Phường Minh Xuân – Thị xã Tuyên Quang
_ Điện thoại : 027822484
_ Fax : 027822897
_ Email :
_ Webstie :
_ Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Có tỉnh lỵ là
thành phố Tuyên Quang.
_ Vị trí địa lý : tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp
Cao Bằng , phía Đông giáp Bắc ạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc,
phía Tây – Nam giáp Phú Thọ , phía Tây giáp Yên Bái. Tuyên Quang nằm ở
trung tâm của lưu vực sông Lô, sông gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam
và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã
Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
_ Lịch sử : Tuyên Quang nguyên là vùng đất thuộc xứ Thái , nhưng từ thế
kỷ XIII đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt nam dưới đời nhà Trần. Triều
10
Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến
Tông, châu tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời
Minh Thuộc . Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên
Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông , Tuyên Quang gồm một phủ va
năm huyện trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang
Tông, đỏi Minh Quang thành doanh An Tạ, cho dòng họ Vũ người Thái làm
doanh trưởng. Cuối thế kỷ XVII, triều đình vua Lê đặt quan chức người Kinh tại
tỉnh lỵ để điều khiển các trưởng tộc Thái. Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên
Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm Việt
Nam, phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống Pháp. Người Thái, Mường,
Mèo,Thổ, Nùng cùng các dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận
khốn đónvào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân cờ Đen quấy nhiễu
vùng Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hòn toàn chiếm được
tỉnh này. Trước năm 1975. Tuyên quang có các huyện Yên Sơn, Yên Bình, Hàm
Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa và Đại Thi.
Hành Chính : Tuyên Quang gồm 1 Thành phố và 5 huyện sau:
1. Thành Phố Tuyên Quang 7 phương và 6 xã
2. Huyện Chiêm Hóa 1 thị trấn và 28 xã
3. Huyện Hàm Yên 1 thị trấn và 17 xã
4. Huyệ Na Hang 1 thị trấn và 16 xã
5. Huyện Sơn Dương 1 thị trấn và 32 xã
6. Huyện Yên Sơn 1 thị trấn và 30 xã
Tỉnh Tuyên Quang có 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã.
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
tỉnh Tuyên Quang
UBND tỉnh Tuyên Quang hoạt đọng trên cương vị là một tổ chức cấp tỉnh
và có quy mô bộ máy lớn. Là một cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức hoạt động theo quy định của luật tổ chức HĐND và
UBND. Bộ máy tổ chức của UBND tỉnh Tuyên Quang là toàn bộ hệ thống các
thành viên và các phòng, ban được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến .
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
+ 01 Chủ tịch
+ 02 Phó chủ tịch
+ Các phòng, ban
11
- Chức năng :
+ Phát triển kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tà và dịch vụ du lịch;
+ Về thu chi ngân sách của địa phương;
+ Về tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật;
+ Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội+ Về phòng, chống
thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước của các tổ chức và công dân, bảo vệ các quyền
tự do dân chủ của nhân dân; + Về công tác thi án, giải quyết đơn thư, khiếu nại;Nhiệm vụ, quyền hạn :UBND tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo,
điều hành các chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm, quản lý, hướng dẫn
các huyện, phường trong tỉnh hoạt động quản lý nhà nước theo luật tổ chức
HĐND và UBND, UBND tỉnh thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các
vấn đề sau :+ Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển KT-VH, an ninh quốc
phòng dài hạn và hàng năm của tỉnh. Kế hoạch đầu tư và xây dựng các công
trình trọng điểm của tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.+ Xây dựng chương trình
công tác hàng năm của UBND tỉnh, các biện pháp thực hiện Nghị quyết của
HĐND tỉnh về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; thông qua các báo cáo của
UBND tỉnh trước khi trình HĐND tỉnh. + Xây dựng quy chế làm việc của
UBND tỉnh, công tác tổ chức bộ máy và thực hiện chế dộ quản lý cán bộ theo
phân cấp và quy định của nhà nước. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật
dối với tập thể, cá nhân do UBND tỉnh trực tiếp quản lý. + Kết luật những vụ
việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt do UBND tỉnh quản lý
hoặc những vụ việc phức tạp theo quy định của Luật khiếu nại - tố cáo.+ Kiểm
điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể mỗi cá nhân thành viên
của UBND tỉnh hàng năm. + Những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc
thẩm quyền của UBND tỉnh hoặc những vấn đề mà Chủ tịch UBND tỉnh thấy
cần thiết phải đưa ra lấy ý kiến của tập thể.
* Tiểu kết
Trong chương 1 của bài tiểu luận của mình, tôi đã trình bày một số lý luận
chung về công tác tuyển dụng công chức : khái niệm, vai trò của công chức và
tuyển dụng công chức. Ngoài ra, tôi còn nêu thêm về yêu cầu, nội dung và tầm
12
quan trọng của tuyển dụng công chức. Bên cạnh đó, ngoài những lý thuyết, lý
luận cơ bản, tôi đã khái quát sơ qua những nét cơ bản của UBND tỉnh Tuyên
Quang. Toàn bộ những nội dung mà tôi đã trình bày trên chương 1 sẽ trở thành
cơ sở cho tôi trình bày tiếp vấn đề của mình ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI UBND
TỈNH TUYÊN QUANG
2.1.Sơ lược về tình hình thực tế đội ngũ công chức tại UBND tỉnh
Tuyên quang
2.1.1.Số lượng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang
- Theo thống kê, tính đến ngày 31/12/2015, UBND tỉnh Tuyên Quang có
72 công chức hành chính.
+ Bảng 2.1 Cơ cấu công chức UBND tỉnh Tuyên Quang theo giới tính:
STT
1
2
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng
Số lượng
51
21
72
Tỷ lệ (%)
70,8
29,2
100
[3;Tr22]
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, cơ cấu công chức tại UBND tỉnh Tuyên
Quang theo giớ tính còn khá chênh lệch nhau, trong đó ta thấy tỷ lệ Nam cao
hơn so với tỷ lệ Nữ.Trong UBND tỉnh Tuyên Quang thì tỷ lệ Nam có 51 công
chức và chiếm tới 70,8 %, làm lãnh đạo chủ yếu là Nam giới. Mà Nữ giới chỉ có
21 công chức và chiếm có 29,2% trong UBND tỉnh. Như vậy, UBND tỉnh
Tuyên Quang cần có chính sách để tăng cường thêm công chức Nữ giới vào
13
tham gia các vị trí chức danh chủ chốt trong chính quyền và quản lý hành chính
nhà nước, để tạo cân bằng tỷ lệ giữa Nam và Nữ trong đội ngũ công chức lãnh
đạo, quản lý và thực hiện tốt công tác bình đẳng giới.
+ Bảng 2.2 Cơ cấu công chức UBND tỉnh Tuyên Quang theo độ tuổi:
STT
1
2
3
4
Độ tuổi
Dưới 30 tuổi
30-40 tuổi
40-50 tuổi
Trên 50 tuổi
Tổng
Số lượng
14
18
26
14
72
Tỷ lệ (%)
19,4
25
36,2
19,4
100
[3;Tr24]
Bảng 2.2 cho ta thấy, đa phần cán bộ công chức UBND tỉnh thuộc độ tuổi
lao động sung sức từ 30 tuổi đến 50 tuổi (61,2 %). Số cán bộ công chức trẻ
( dưới 30 tuổi ) và cán bộ công chức sắp đến tuổi về hưu ( trên 50 tuổi ) có số
lượng công chức như nhau là 14 công chức ( chiếm 19,4 %). Như vậy, có thể nói
độ tuổi trung bình của cán bộ công chức chính quyền UBND tỉnh Tuyên Quang
thuộc mức trung bình.
Điểm mạnh đối với cán bộ UBND tỉnh tuổi cao là họ đã thực sự trưởng
thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong
quản lý, tong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng. Tuy nhiên,
điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều,chậm thích
nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ như một cán bộ quản lý đã cho biết “cán bộ cũ thì lạc hậu,
chẳng chịu đi học mà học cũng chẳng vào được nữa, tuổi cao khó học vào
lắm...”. Trong khi đó, lớp cán bộ công chức trẻ tuy còn ít kinh nghiệm, có thể
thiếu chín chắn trong một số quyết định nhưng lại là người hết sức năng nổ, ham
học hỏi, dám nghĩ dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Tóm lại, cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức tại UBND tỉnh Tuyên
Quang ở cấp độ trung bình, độ tuổi trung bình không quá cao cũng không quá
thấp. Điều này chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả hoạt
động của UBND tỉnh bởi cần phải được trẻ hóa hơn nữa để đội ngũ cán bộ, công
chức có thể thích nghi và thích hợp hơn với nhiệm vụ công tác.
2.1.2.Chất lượng công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang
14
+ Bảng 2.3 thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức tại UBND
tỉnh Tuyên Quang.
STT
1
2
3
4
Trình độ học vấn
Chưa hết cấp II
Chưa hết cấp III
Hết cấp III
Dại học và trên dại học
Tổng
Số lượng
0
11
25
36
72
Tỷ lệ ( % )
0
15,3
36,1
48,6
100
[3;Tr36]
Đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND tỉnh Tuyên Quang 100% đã tốt
nghiệp hết cấp II. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngày càng được nâng
cao lên rõ rệt về cả trình độ chuyên môn, kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm công
tác, năng lực thực thi công vụ. Như ta thấy, số công chức đã có trình độ đâị học
và trên đại học đang ở mức trung bình với 4 công chức và chiếm 36,3%. Số
công chức có trình độ hết cấp III dang giữ tỉ lệ cao nhất với 45.5% ( có 5 công
chức).
+ Bảng 2.4 Trình độ tin học và ngoại ngữ của công chức UBND tỉnh
Tuyên Quang
Trình độ
Tin học
Ngoại ngữ
Anh văn
Ngoại ngữ
khác
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trung cấp trở
22
30,6
lên
Chứng chỉ
50
69,4
Đại học trở lên
10
13,9
Chứng chỉ
30
41,7
Đại học trở lên
5
6,9
Chứng chỉ
27
37,5
[3;Tr37]
Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thực hiện công cuộc
cải cách hành chính và hội nhập với thế giới, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng
luôn quan tâm đến trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ công chức. Nhìn ở
bảng số liệu ta thấy, hiện tại tỷ lệ % số công chức có chứng chỉ tin học lên tới
69,4% ( có 50 công chức ). Tỷ lệ số công chức có chứng chỉ Anh văn và ngoại
15
ngữ khác là 41,7 % và 37,5%. Đa số công chức đều sử dụng thành thạo máy vi
tính để phục vụ cho công việc chuyên môn.
Nhìn chung, đội ngũ công chức của UBND tỉnh Tuyên Quang ngày càng
được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ công chức đã có nhiều
chuyển biến tích cực trong phương thức làm việc, chú trọng nhiều hơn vào hiệu
quả, chất lượng công tác chuyên môn, luôn năng động, giải quyết công việc một
cách khoa học, hợp pháp, vươn lên trong công tác nghiên cứu, ứng xử văn minh,
lịch sự.
2.2.Quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức
Tuyển dụng công chức là tiền đề cho việc sử dụng và quản lý công chức,
quản lý và sử dụng công chức được thực hiện tốt mới thu hút được người tham
gia tuyển dụng. Tuyển dụng công chức không chỉ được quy định trong một văn
bản pháp luật cụ thể mà nó được biểu hiện ở một số văn bản sau :
Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 ra đời là cột mốc quan trọng
trong pháp luật cán bộ, công chức. Pháp lệnh này đã xây dựng những nội dung
về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức. Tuy nhiên pháp lệnh chỉ mới đề cập
đến những quy định cơ bản đẻ các cơ quan, tổ chức căn cứ thực hiện chứ chưa
có nhữn hướng dẫn chi tiết. Theo quy định, các cơ quan, tổ chức tuyển dụng
phải căn cứ vào công việc, vị trí công tác của các chức danh công chức trong cơ
quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Tuyển dụng được thực hiện
bằng hình thức thi tuyển. Như vậy, việc tuyển dụng công chức vẫn nặng nề về
chỉ tiêu biên chế và chỉ mới được thực hiện thông qua phương thức thi tuyển.
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức
năm 2003 là văn bản quy phạm pháp luật có tính chất bước ngoặt trong việc
quản lý, sử dụng công chức. Bên cạnh đó, những quy định về tuyển dụng công
chức cũng có những nét mới, đó là : cơ quan, đơn vị khi tiến hành tuyển dụng
công chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh
công chức và chỉ tiêu biên chế được giao. Việc tuyển dụng qua phương thức thi
tuyển và xét tuyển.
Luật cán bộ, công chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông
qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 thang 01 năm 2010.
16
Luật gồm 10 cương, 86 điều trong đó có 6 điều quy định về nội dung tuyển dụng
công chức ( từ điều 35 đến điều 41 ). Cùng với sự ra đời của Luật cán bộ, công
chức kéo theo việc ban hành một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn như :
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/ 03/2010 của Chính phủ quy
địnhvề tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị đinh 24/2010NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ.
- Hai văn bản quy định trên đã quy định cụ thể về căn cứ đăng ký tuyển
dụng, điều kiện, thủ tục, hội đồng tuyển dụng, ưu tiên trong tuyển dụng. Đây là
cơ sở pháp lý quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức khi thực hiện tuyển dụng
công chức.
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy
định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định
số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức.
- Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, ban hành kèm theo
Thông tư số 13/2010/TT/BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
- Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, ban hành kèm theo Thông tư số
13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ.
- Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/210 của
Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp quản lý
và sử dụng phí dự tuyển và phí thi nâng ngạch công chức, viên chức.
UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành một số quyết định về kế hoạch
tuyển dụng, quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức như :
- Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh tuyên Quang ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức
tỉnh Tuyên quang.
- Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 19/06/2014. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tinht tuyên quang phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2014.
Quy định pháp luật về tuyển dụng công chức nêu rõ : tuyển dụng công
chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí làm việc và chỉ tiêu biên chế và
thông qua thi tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng
pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh.Hình thức thi, nội dung thi tuyển công chức
phải phù hợp với nghành, nghề, đảm bảo lựa chọn những người có phẩm chất,
17
trình độ và năng lực dáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
Theo quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, tuyển dụng công
chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ
tục như sau :
Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai
trên phương tiên các thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và
niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần
tuyển, thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ của người đăng kí dự tuyển.
Thời gian nhận sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ
ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức tuyển dụng
Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập Hội
đồng tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người
đứng đầu cơ quan cố thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức
cán bộ thực hiện.
+ Đối với thi tuyển công chức:
Người đăng ký dự tuyển vào công chức phải thi 04 môn, bao gồm : môn
kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên nghành, môn ngoại ngữ, mon tin học
văn phòng.
+ Đối với xét tuyển công chức:
Nội dung xét tuyển công chức được quy định bao gồm : xét tuyển kết quả
học tpj của người dự tuyển và phỏng vấn về trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ của
người dự tuyển.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công khai phải có đầy đủ các điều
kiện sau đây : cố điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt
từ 50 điểm trở lên; có kết quả xét tuyeenr cao hownlaays theo thứ tự từ cao
xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Thông báo kết qủa tuyển dụng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển
hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan cố thẩm quyền tuyển dụng
công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách
dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của
18
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển
hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển
đã đăng ký.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ
quan quản lý công chức phe duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thong báo
công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ
người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng
tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.
Ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người đứng đầu cơ
quancos thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.
Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có kết quả tuyển dụng, người
được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp
quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác.
Tập sự
Người được tuyển dụng vào công chức phỉ thực hiện chế độ tập sự đẻ làm
quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được
tuyển dụng.
Nhìn chung, hệ thống văn bản được ban hành khá đầy đủ, rõ ràng tạo điều
kiện cho bộ, nghành, chính quyền địa phương các cấp triển khai công tác tuyển
dụng công chức theo vị trí việc làm.
2.3.Một vài nhận xét về công tác tuyển dụng công chức tại UBND
tỉnh Tuyên Quang
2.3.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua, công tác tuyển dụng công chức tại UBND tỉnh
Tuyên Quang đã có những mặt ưu điểm nhất định, góp phần vào việc nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính ở nước ta. Cụ thể như sau :
- Đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn thuộc UBND tỉnh Tuyên
Quang đã được bổ sung, tăng cường với số lượng luôn tăng lên qua hàng năm.
- Phần lớn cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung
thành với sự nghiệp cách mạng, đã được rèn luyện thử thách qua nhiều giai đoạn
phát triển đất nước. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt
động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao về mọi
19
mặt, góp phần nâng cao vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm
việc ở các cơ quan chuyên môn luôn được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, cụ thể
đã chú trọng hơn đến công tác tuyển dụng đầu vào thông qua việc thi tuyển công
chức hàng năm, công tác đào tạo bồi dưỡng đã được chú trọng hơn, hàng năm đã
có bố trí kinh phí đào tạo của toàn tỉnh. Ngoài ra việc bố trí, sử dụng, sắp xếp,
luân chuyển cán bộ, công chức giữa các cơ quan chuyên môn tuy chưa hoàn
toàn hợp lý song cũng đã có nhiều bước chuyển biến tốt, có chú ý hơn việc giúp
cho cán bộ công chức từ cơ quan chuyên môn của tỉnh về cơ sở, qua đó phần
nào đã tạo sự chuyển biến về chất của đội ngũ cán bộ của tỉnh.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
- Những mặt hạn chế :
Công tác tuyển dụng công chức ở UBND tỉnh Tuyên Quang trong thời
gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, việc tuyển dụng chưa gắn với quy hoạch nguồn nhân lực, chưa
dựa trên nhu cầu thực sự của cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc “ việc cần
người “. Cơ quan tuyển dụng còn có thái độ chủ quan, cảm tính hoặc bị áp lực
bởi mối quan hệ riêng tư trong tuyển dụng.
Thứ hai, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch hóa nguồn nhân lực hàng
năm ở các cơ quan chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức; nhiều bộ phận
chưa xá định được vị trí công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ, người thực hiện
và trình độ kỹ năng cần có đẻ tuyển dụng, lựa chọn phù hợp.
Thứ ba, công tác tham mưu về tuyển dụng nhân lực còn yếu. Từ khâu xác
định nhu cầu cần tuyển đến việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng chỉ mang tính
tổng hợp lại từ đề nghị của các phòng chuyên môn, chưa xem xét kỹ lưỡng vị trí
đó có cần thiết hay không và tiêu chuẩn ở vị trí đó đã phù hợp hay chưa để tham
mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh một cách tốt nhất.
Thứ tư, thời gian tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng
ngắn, coong tác tuyên truyền, phổ biến về hoạt động tuyển dụng trong xã hội
chưa sâu rộng... nên chưa thu hút được nhiều người đăng ký tham gia dự tuyển.
Thứ năm, việc xét duyệt hồ sơ tuyển dụng công chức chưa thật sự kỹ
càng, còn nặng về hình thức, chú trọng nhiều về bằng cấp.
- Nguyên nhân :
20