LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát thực trạng và giải pháp
nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Khoa Quản trị Văn phòng,
trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu của nhóm trong thời
gian qua. Nhóm chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung
thực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2016
Giảng viên hướng dẫn
Nhóm nghiên cứu
Ths. Trương Thị Mai Anh
Đinh Thị Tuyết Ngân
Nguyễn Thị Liên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, nhóm chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Trương Thị Mai Anh. Nhân đây, nhóm chúng tôi xin
được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô trong thời gian qua đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời,
nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Quản trị Văn
phòng đã tổ chức những hoạt động vô cùng bổ ích cho sinh viên thuộc Khoa.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặt
khác do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên dù đã rất cố gắng nhưng đề tài của
chúng tôi không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, nhóm chúng tôi hy vọng nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên của trường Đại
học Nội vụ Hà Nội để đề tài của nhóm chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QTVP
GV
SV
ĐH, CĐ
KNTT
KNM
Quản trị văn phòng
Giảng viên
Sinh viên
Đại học, Cao đẳng
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng mềm
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4
6. Giả thuyết nghiên cứu:................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
8. Cấu trúc đề tài.............................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH..............8
1.1. Một vài khái niệm....................................................................................8
1.1.1. Thuyết trình...........................................................................................8
1.1.2. Kỹ năng thuyết trình.............................................................................8
1.2. Tầm quan trọng của KNTT đối với sinh viên..........................................8
1.3. Các bước chuẩn bị và tiến hành một buổi thuyết trình..........................10
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTT..........................................................13
1.4.1. Tác phong khi thuyết trình..................................................................13
1.4.2. Nội dung thuyết trình..........................................................................14
1.4.3. Công cụ powerPoint............................................................................15
1.4.4. Yếu tố không gian, thời gian...............................................................15
1.4.5. Yếu tố người nghe...............................................................................16
1.5. Các nguyên tắc cơ bản khi thuyết trình..................................................16
1.5.1. Nguyên tắc về nội dung......................................................................17
1.5.2. Lựa chọn hình thức thuyết trình phù hợp............................................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KNTT CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP......19
2.1.Vài nét về khoa QTVP và sinh viên Khoa QTVP...................................19
2.2. Thực trạng KNTT của SV Khoa QTVP................................................21
2.2.1.Mức độ hiểu biết và tần suất sử dụng kĩ năng thuyết trình của SV.....21
2.2.2.Tác phong khi thuyết trình...................................................................22
2.2.3.Nội dung thuyết trình...........................................................................23
2.2.4 Vấn đề sử dụng Công cụ PowerPoint..................................................25
2.2.5. Yếu tố không gian, thời gian..............................................................25
2.2.6. Yếu tố người nghe...............................................................................26
2.3. Ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng KNTT của SV khoa QTVP.....26
2.3.1. Ưu điểm...............................................................................................26
2.3.2. Nhược điểm.........................................................................................27
2.4. Nguyên nhân..........................................................................................27
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG
THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP......................................29
3.1. Nhóm giải pháp phía cơ sở đào tạo........................................................29
3.1.1. Về phía Nhà trường.............................................................................29
3.1.2. Về phía Giảng viên..............................................................................30
3.2. Nhóm giải pháp phía bản thân sinh viên................................................31
KẾT LUẬN........................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................34
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo UNESCO, mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu đem nhận định trên ra so sánh với
nền giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để
biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Vì thế, trong
những năm gần đây, thị trường lao động cho thấy hầu hết các SV khi mới ra trường
thì tỉ lệ có việc làm rất thấp. Bên cạnh vấn đề về kiến thức chuyên ngành còn một
số hạn chế nhất định, lý do quan trọng phải kể đến đó chính là việc thiếu các kỹ
năng mềm cần thiết để hòa nhập và thành công trong công việc.
Những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy và học được thực hiện
ở khắp các trường đại học trên cả nước trong đó có trường Đại học Nội vụ Hà
Nội. Đặc biệt phương pháp thuyết trình được thực hiện ở khá nhiều bộ môn. Đa
số sinh viên đều thích học bằng phương pháp thuyết trình. Tuy nhiên để làm
được điều này đòi hỏi người thuyết trình phải chuẩn bị rất nhiều.
Có thể nói rằng, kỹ năng thuyết trình không chỉ cung cấp cho sinh viên
kiến thức mà còn góp phần rèn luyện kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của công việc
sau này. Đa số sinh viên và giáo viên khi được hỏi tới đều đồng ý rằng thuyết
trình có vai trò rất quan trọng tới tương lai sau này của thế hệ trẻ. Và mục tiêu
quan trọng của thuyết trình là cải thiện kỹ năng giao tiếp và rèn luyện sinh viên
có đủ tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước một nhóm người. Mặc dù mục
tiêu chính của thuyết trình là khả năng tương tác với đám đông song qua thuyết
trình bạn cũng học được những kỹ năng áp dụng trong các cuộc hội thoại ở cuộc
sống đời thường.
Sinh viên Khoa QTVP sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại văn phòng của các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là được xem là “cửa ngõ” của mọi cơ quan,
hằng ngày sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhiều đối tượng, thường xuyên phải tổ chức
các cuộc hội họp, buổi lễ kỷ niệm của cơ quan…Vì vậy, kỹ năng thuyết trình là
yếu tố cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Để trang bị cho sinh
viên những kiến thức cũng như kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu của công việc,
1
Trường Đại học Nội vụ nói chung, Khoa QTVP đã đưa một số môn học liên
quan đến kỹ năng thuyết trình. Đồng thời tổ chức các chương trình, hoạt động
ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên.
Mặc dù quan trọng nhưng có một thực tế là phần lớn các bạn sinh viên đều
hiểu tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình nhưng hiểu và làm tốt lại là hai
phạm trù hoàn toàn khác nhau. Tuy trong quá trình học các bạn đã được thầy cô
hướng dẫn rất nhiều nhưng để tiếp thu và áp dụng vào bản thân thì lại là một
khoảng cách rất xa. Đối với các bạn sinh viên thuyết trình là viết các nội dung ra
giấy rồi cầm đọc nhưng bản chất của thuyết trình không phải một màu gây nhàm
chán cho người nghe như vậy. Thay vào đó bạn phải sử dụng linh hoạt các
phương pháp, các công cụ hỗ trợ và tương tác thường xuyên với khán giả thì các
thông điệp cần truyền tải mới đi vào lòng người nghe.
Qua tìm hiểu và khảo sát, phần lớn sinh viên Khoa QTVP đều thích nhưng
lại sợ thuyết trình không tốt. Số liệu cũng cho thấy, đa số sinh viên thuyết trình
chưa tốt. Có thể thấy rằng, nhu cầu được hiểu biết và rèn luyện kỹ năng thuyết
trình là đòi hỏi thực tế khách quan đối với sinh viên hiện nay. Do đó, nhóm
nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng
thuyết trình cho sinh viên Khoa Quản trị Văn phòng” làm đề tài nghiên cứu.
Qua đó, đưa ra những đánh giá khách quan về kỹ năng thuyết trình của sinh viên
Khoa QTVP hiện nay và đề xuất một số giải pháp phát triển, nâng cao kỹ năng
thuyết trình cho sinh viên Khoa QTVP, trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu
Liên quan đến kỹ năng thuyết trình, tầm quan trọng cũng như phương
pháp phát huy hiệu quả thuyết trình là vấn đề được quan tâm trong nhiều
nghiên cứu. Trong đề tài này, nhóm chúng tôi đề cập đến một số nghiên cứu
trước đó về Kỹ năng thuyết trình:
- Lê Thị Hồng và Trần Thị Thu (2015), Thực trạng và giải pháp nâng cao
kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Nguyễn Trọng Phú (2010), Thực trạng và giải pháp nâng cao sự tự tin
trong trong thuyết trình cho sinh viên trường ĐH Hoa Sen.
2
Đề tài nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố tự tin khi thuyết trình của sinh
viên cũng như phân tích thực trạng đa số sinh viên Đại học Hoa sen chưa thực
sự tự tin khi thuyết trình từ đó đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để giải
quyết vấn đề này.
- Phạm Thanh Huyền(2012), Giải pháp hoàn thiện kỹ năng thuyết trình cho
sinh viên Học viện bưu chính- viễn thông
Đề tài phân tích các giải pháp mà học viện dã sử dụng để nâng cao kỹ năng
thuyết trình cho sinh viên, đánh giá ưu nhược điểm và đề xuát giải pháp.
- Nguyễn Trung Anh(2011), Mong muốn của nhà tuyển dụng về kỹ năng
thuyết trình của sinh viên mới ra trường.
Đề tài khắng định tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sinh
viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường cũng như phân tích các yêu cầu của nhà
tuyển dụng đối với các kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình.
- Hoàng Thu Trang (2012) , Đề tài Lợi ích của kỹ năng thuyết trình và cách
nhìn nhận của sinh viên khoa Ngoại ngữ trường Đại học Ngoại ngữ”
Đề tài phân tích những lợi ích mà kỹ năng thuyết trình đem lại cho sinh
viên cũng như đánh giá sự nhìn nhận và hành động của sinh viên về việc rèn
luyện kỹ năng thuyêt trình từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực với việc rèn
luyện kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng thuyết trình nói riêng.
- Vũ Phương Trà, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sử dụng
phương tiện trực quan trong các bài thuyết trình của sinh viên
Đề tài nghiên cứu về cách sử dụng các phương tiện trực quan trong các bài
thuyết trình của sinh viên cũng như thực trạng sinh viên sử dụng phương tiện
trực quan khi thuyết trình và một số gợi ý về cách chọn phương tiện trực quan
phù hợp. Tuy nhiên do những gợi ý này xuất phát từ quan điểm cá nhân nên
không thể tránh khỏi những hạn chế cũng như thiếu tính thuyết phục và khách
quan.
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình
của sinh viên. Tuy nhiên qua khảo sát, nhóm chúng tôi thấy rằng chưa có đề
3
tài nào đề cập hay nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên Khoa
QTVP Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng và khả năng thuyết trình của sinh
viên Khoa QTVP. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết
trình cho sinh viên Khoa QTVP, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thói quen và phương pháp thuyết trình của
sinh viên Khoa QTVP và đề xuất một số giải pháp cải thiện và phát triển ký
năng thuyết trình của sinh viên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, tìm hiểu lý thuyết về kỹ năng thuyết trình
Thứ hai, khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Khoa
QTVP, đưa ra đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh
viên Khoa QTVP.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình học tập, sinh viên khoa QTVP phải thường xuyên sử
dụng kỹ năng thuyết trình để đáp ứng yêu cầu của hình thức đào tạo theo học
chế tín chỉ. Tức là, sinh viên phải chủ động, tự học, tự nghiên cứu và phải
trình bày những kiến thức và ý tưởng của mình trước lớp. Ngoài ra, Khoa
QTVP cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động liên quan đến thuyết trình
nhằm nâng cao hiểu biết và phát triển kỹ năng này cho sinh viên.
Trên cơ sở đó nhóm đã lựa chọn “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên
Khoa Quản trị Văn phòng” làm đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Kỹ năng thuyết trình cần thiết đối với tất cả sinh viên, song nhóm chỉ
tiến hành khảo sát các đối tượng là sinh viên các Khóa K2(2013-2017),
K3(2014-2018), K4(2015-2019) Khoa QTVP, trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Vì sinh viên K2 chuẩn bị ra trường sẽ sử dụng KNTT rất nhiều đặc biệt là
trong việc chinh phục nhà tuyển dụng và đáp ứng yêu cầu công việc sau này.
4
Đối sinh viên K3,K4 trong quá trình học tập sẽ sử dụng KNTT để trình bày
các vấn đề, bài tập lớn mà giảng viên giao.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Sinh viên Khoa Quản trị văn phòng.
Là những sinh viên khoa QTVP, hơn ai hết nhóm nghiên cứu hiểu rõ về
đặc điểm, những ưu điểm và hạn chế cũng như cách thức học tập của sinh
viên Khoa. Trên cơ sở đó, việc lựa chọn sinh viên khoa QTVP làm phạm vi
nghiên cứu sẽ đem lại cái nhìn chân thực và khách quan nhất cho đề tài. Đồng
thời việc tiến hành khảo sát, lấy ý kiến sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Đây cũng
là cơ hội, nói riêng cho nhóm nghiên cứu, nâng cao hiểu biết và nhận thức của
bản thân.
- Phạm vi thời gian:
Kỹ năng thuyết trình của sinh viên là vấn đề đã được nhóm nghiên cứu
quan tâm từ trước đó, nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm
nghiên cứu và một số khó khăn về mặt thời gian nên đề tài chưa được đưa vào
nghiên cứu chính thức.
Đến tháng 10/2016 những nghiên cứu về đề tài này mới được triển khai
một cách cụ thể và sâu rộng . Thời gian dự kiến hoàn thành đề tài vào cuối
tháng 11/2016.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
Kỹ năng thuyết trình của sinh viên Khoa QTVP chưa được sử dụng 1
cách phổ biến và hiệu quả. Nếu được nâng cao sẽ giúp việc học tập và công
việc sau này đạt kết quả cao.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
-
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi về kỹ năng thuyết trình của
sinh viên để thu được những ý kiến chủ quan của đối tượng về vấn đề được
5
nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành khảo
sát những sinh viên thuộc các khóa của Khoa QTVP .
- Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình
bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối
tượng nghiên cứu. Sau khi điều tra bằng phiếu hỏi, nhóm đã tiến hành thống kê
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các
đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời
gian, công sức và chi phí. Trong đề tài nay, nhóm chỉ nghiên cứu kỹ năng
thuyết trình của sinh viên các khóa K2, K3, K4 của Khoa Quản trị Văn phòng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết và là
cơ sở cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Đây là nguồn kiến thức
quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Nghiên
cứu tài liệu giúp nhóm nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu
đã thực hiện trước đây; Có được phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn; Có
thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu; Tránh trùng lập với các
nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính…
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm các nguồn tài liệu, các công
trình nghiên cứu trước đó về kỹ năng thuyết trình của sinh viên hiện nay. Qua
đó, tìm kiếm và kế thừa có chọn lọc những thông tin trong các tài liệu đã
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin
Từ thông tin thu thập được ở các nguồn khác nhau, nhóm tiến hành phân
tích và tổng hợp để bổ sung thêm những thông tin mới, loại bỏ những thông
tin trùng lặp, không liên quan. Qua đó cung cấp những thông tin chính xác,
khách quan và đầy đủ nhất.
8. Cấu trúc đề tài
6
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục
đề tài được chia làm 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Kỹ năng thuyết trình.
Chương 2: Khảo sát và đánh giá thực trạng kỹ năng thuyết trình của
sinh viên Khoa QTVP, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao Kỹ năng thuyết trình cho sinh
viên Khoa QTVP, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
1.1. Một vài khái niệm
1.1.1. Thuyết trình
Có nhiều định nghĩa về thuyết trình
Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin đến một
nhóm khán giả;
Thuyết trình nhằm thông báo, giải thích, thuyết phục hay trình bày một
quan điểm và sau đó là phần trả lời các câu hỏi của thính giả
Thuyết trình là một diễn thuyết công phu nhằm báo cáo các kết quả hoạt
động kinh doanh hay NCKH đến một nhóm nhỏ thính giả quan tâm tại một hội
nghị hay hội thảo.
Khái niệm chung nhất về kỹ năng thuyết trình là “Thuyết trình là trình bày
bằng lời trước người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin
hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe”
1.1.2. Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ,
phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin
nhằm làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều
người nghe hơn.
Kỹ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao
tiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chỉ truyền đạt thông tin đến đám
đông bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các giác
quan còn lại gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị,
tiếp xúc).
1.2. Tầm quan trọng của KNTT đối với sinh viên
Trong quá trình học tập:
Khi có hiểu rõ và nắm vững được việc vận dụng của KNTT thì SV sẽ khắc
phục được các nhược điểm:
8
- Đặc tính khá phổ biến đó là khá trầm tính và nội tâm - SV tham gia phát
biểu ý kiến nhiều hơn trong các buổi học, chủ động hơn trong việc tìm hiểu các
nội dung của môn học và tiếp nhận các kiến thức mà giảng viên truyền đạt.
- Các mối quan hệ còn khá nhỏ hẹp về phạm vi - nhiệt tình tham gia các
hoạt động của trường tổ chức cũng như các hoạt động xã hội nhiều hơn, tự tin
hơn trong việc giao tiếp cộng đồng do đó SV sẽ chủ động mở rộng các mối quan
hệ trong môi trường ĐH cũng như ngoài xã hội.
- Cách diễn đạt các vấn đề còn khá hạn chế - biết cách diễn đạt vấn đề mình
muốn trình bày một cách hiệu quả nhất: không lúng túng hay căng thẳng khi
diễn đạt, trình bày một cách logic, ngắn gọn và dễ hiểu.
- Hạn chế về khả năng PR (Pulic relations) bản thân một cách hiệu quả;
Đây là khi bạn có thể làn nổi bật được tính cách và sự hiểu biết vấn đề trong quá
trình thuyết trình thì có thể bạn sẽ là một ứng viên tiềm năng cho một công ty
nào đó có nhân vật tham gia trong buổi thuyết trình của bạn.
- Hầu hết, có kiến thức về xã hội khá hạn chế - chủ động tìm hiểu các vấn
đề liên quan về xã hội, vì thuyết trình đề tài thành công thì không những SV cần
phải nắm rõ về nội dung mà cần biết được những các thông tin có liên quan đến
đề tài.
Ngoài ra, Theo chương trình học của khoa QTVP trường ĐH Nội vụ Hà
Nội thì chỉ chiếm gần 40% là các môn chuyên ngành còn chiếm gần 60% là các
môn của ngành khác (ngành quản trị nhân lực, ngoại ngữ, xã hội….). Do vậy, để
có kết quả tốt cho tấm bằng tốt nghiệp ra trường thì SV cần có giải pháp hữu
hiệu nhất để nâng cao KNTT.
Trong công việc sau khi ra trường:
- Sự tự tin sẽ giúp SV diễn đạt các câu trả lời và có thể thuyết phục người
phỏng vấn một cách hiệu quả.
- Trình bày một cách thuyết phục về các chương trình, kế hoạch hoặc
những thắc mắc trong kết quả mà bạn đưa ra…. Ngoài ra, giúp bạn tổ chức các
cuộc học để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.
9
- Biết tạo các mối quan hệ đồng nghiệp và xã hội – để KNTT thành công
thì SV cần có nghệ thuật tạo dựng mối tương tác giữa mình với cộng đồng xung
quanh. Các mối quan hệ trong công việc cũng như trong xã hội đóng một vai trò
rất quan trọng của sự thành công trong tương lai cũng như thực tại. Do đó, dể
hòa đồng với môi trường làm việc của doanh nghiêp hiên tại, có nhiều cơ hội để
tìm kiếm công việc phù hợp với tính cách và dể dàng thích nghi với môi trường
làm việc khi có sự thay đổi.
1.3. Các bước chuẩn bị và tiến hành một buổi thuyết trình
Giai đoạn 1: trước khi thuyết trình.
- Thứ nhất, chuẩn bị nội dung thuyết trình:
Xác định rõ mục tiêu của bài thuyết trình: mục tiêu của người thuyết trình
không chỉ là làm một bài thuyết trình tốt .
Bài thuyết trình là phương tiện để đi đến một mục tiêu cụ thể và mục tiêu
đó là những điều người thuyết trình muốn người nghe thực hiện sau khi nghe
những thông tin do họ cung cấp. Nếu vẫn còn mơ hồ, chưa xác định được mình
mong muốn người nghe sẽ làm gì sau khi nghe, thuyết trình, người thuyết trình
sẽ không có được sự tập trung và thống nhất cần thiết để thể hiện tốt bài thuyết
trình của mình.
Khi một vấn đề được trình bày bằng văn bản thì dù văn bản có được viết
một cách rời rạc, không mạch lạc, người đọc vẫn có thể đọc lại hai, ba lần để
nắm bắt vấn đề. Nhưng khi thuyết trình bằng miệng, người nghe sẽ khó có dịp
nghe lại những gì bạn nói. Vì vậy, phải trình bày sao cho người nghe hiểu ngay
được những vấn đề muốn chuyển tải.
Mục tiêu của bài thuyết trình trong hoc tập có thể để người nghe sử dụng
thông tin bạn truyền tải hoặc giúp người nghe hiểu được những vấn đề trong bài
thuyết trình.
Xây dựng bài thuyết trình 1 cách logic nhất gồm 3 bước
- Thứ nhất, Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình. Điều
này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn
quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì
10
bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng
nhất
- Thứ hai, tìm hiểu, phân tích người nghe
Trước khi thuyết trình cần phải xác định được đối tượng tham gia nghe
thuyết trình. Điều này giúp điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp nhất để thu hút
người nghe.
- Thứ ba, hình thức cho buổi thuyết trình ( thực hiện nếu có thể):
+ Địa điểm:
Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa
điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với
nội dung thuyết trình.
Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm. Với một
bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm ngoài trời, trang
trí căn phòng ấn tượng với tranh, hoa , tượng….,Nhưng với một buổi thuyết
trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn phòng quá cầu kì với các đồ
trang trí rườm rà
+ Thiết bị hỗ trợ.
Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước , kiểm tra
chất lượng và giá cả hợp lí.
Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau.
Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết
trình.
- Thứ tư, nếu có thể bạn nên làm thử thuyết trình
Bạn nên thử thuyết trình trước một nhóm người đóng vai nhũng người
nghe. Qua những cuộc thử nghiệm như vậy, bạn sẽ rèn được kỹ năng trình bày
vấn đề của mình, dự đoán được những câu hỏi, những ý kiến phản hồi mà người
nghe có thể đưa ra và chuẩn bị trước câu trả lời
Tập nói trước ở địa điểm đã chọn. Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh.
Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan. Lưu tâm đến
độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những ghi chú của bản thân và cả
11
người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp.
Giai đoạn 2: Thực hiện thuyết trình.
- Thứ nhất, người thuyết trình phải gây được sự chú ý của người nghe:
Khi nghe thuyết trình, người nghe thường có rất nhiều suy nghĩ trong đầu
và nhiệm vụ của bạn là phải làm cho họ tập trung chú ý đến những gì bạn nói.
Người nghe chỉ có khoảng thời gian có hạn để nghe. Vì vậy, bạn cần phải chú
trọng tới những "trọng điểm" của bài thuyết trình để nó tránh làm cho người
nghe bị mất tập trung vào chủ đề chính.
Để gây được sự chú ý của người nghe, người thuyết trình có thể tham khảo
ý kiến của những bài thuyết trình trước có nhóm người này tham gia, qua đó
hiểu được những tính cách, đặc điểm, nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm đặc
thù của họ. Càng thu thập được nhiều thông tin về người nghe, người thuyết
trình có thể chuẩn bị tốt hơn cho bài thuyết trình. Một bài thuyết trình được xem
là có hiệu quả và có sức thuyết phục khi nó vừa đạt được mục đích của người
nói vừa đáp ứng được những nhu cầu của người nghe.
- Thứ hai, thể hiện sự nhiệt tình đối với vấn đề đang trình bày. Hãy thể
hiện nhiệt tình qua giọng nói, cử chỉ và biểu hiện của gương mặt trong lúc trình
bày:
+ Thể hiện tính cách cá nhân
+ Hòa hợp với người nghe.
+ Liên lạc bằng mắt với người nghe.
+ Thể hiện sự tự tin: Qua hành động, điệu bộ, cử chỉ, lời nói….
+ Kiểm soát được giọng nói và các yếu tố tương tác:
+ Kiểm soát giọng nói: Người trình bày có thể tuỳ theo diễn biến của nội
dung mà sử dụng các cấp độ, nhịp độ giọng nói khác nhau nhằm nhấn mạnh nội
dung hoặc thu hút sự tập trung của người nghe.
+ Sử dụng microphone
+ Đoán trước được phản ứng: Chuẩn bị tốt và tích luỹ kinh nghiệm cho
phép dự đoán trước được các khả năng phản ứng, các tình huống có thể khơi gợi
phản ứng của người nghe.
12
+ Hiểu người nghe và đọc được ngôn ngữ của chỉ của người nghe.
Khi người nghe cảm thấy sự chân thành ở bạn và đánh giá bạn thật sự hiểu
được khó khăn của họ, mong muốn giúp đỡ họ, chắc chắn họ sẽ lắng nghe bạn.
- Thứ ba, nên đi thẳng vào câu kết luận:
Đó là một cách làm ngược với trình tự thông thường. Nhưng với thời gian
thuyết trình có hạn, đây cũng là cách thuyết trình có hiệu quả nhất. Do vậy, khi
trình bày một vấn đề, bạn nên đi thẳng vào câu kết luận để gây sự chú ý cho
người nghe, sau đó mới đi vào phân tích, chứng minh cho kết luận đó.
Giai đoạn 3: Sau khi thuyết trình.
- Các bước trên diễn ra trước hay trong khi làm thuyết trình, còn bước cuối
cùng này diễn ra ngay sau khi kết thúc. Đó là một sự đánh giá mang tính cảm
nhận trực quan về hiệu quả của bài thuyết trình, về khả năng đạt được mục tiêu
đã định.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTT
1.4.1. Tác phong khi thuyết trình
Để có một buổi thuyết trình thành công thì người thuyết trình phải chuẩn bị
rất nhiều những yếu tố. Trong đó tác phong của người thuyết trình chiếm vị trí
không nhỏ đến hiệu quả của buổi thuyết trình. Ấn tượng đầu tiên của người
thuyết trình chính là hình dáng bên ngoài của họ ngay khi xuất hiện. Một sự
phối hợp hài hòa giữa quần áo, kiểu tóc, phụ kiện kèm theo sẽ tạo được ấn tượng
tốt đồng thời giúp người thuyêt trình cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Ngược
lại nếu chọn trang phục không hợp với cơ thể và hoàn cảnh cũng như nội dung
bài thuyết trình sẽ làm mất thiện cảm, gây sự phân tâm cho người nghe hoặc
giảm sức thuyết phục của vấn đề được nói tới.
Bên cạnh trang phục thì phong thái, hành vi, cách ứng xử của người thuyết
trình cũng giữ vai trò quan trọng. Một giọng nói to, rõ ràng sẽ dễ truyền cảm
hứng cho người nghe. Cách diễn đạt tự tin, phong thái tự nhiên sẽ làm cho người
nghe cảm thấy thân thiện và tin cậy. Từ đó sẽ nâng cao tính thuyết phục cho bài
thuyết trình. Người nghe sẽ cảm thấy nhàm chán và không hứng thú nếu giọng
nói của bạn cứ đều đều không có điểm nhấn hay nhìn chăm chăm vào phần bài
13
đã chuẩn bị trước. Đây là điểm để người nghe nhận thấy bạn không tự tin hoặc
chưa chuẩn bị kĩ cho phần thuyết trình.
Ngoài những yếu tố trên, người thuyết trình phải chứ trọng tới hình ảnh lúc
đầu tiên xuất hiện để tạo thiên cảm và sự quan tâm của người nghe.
1.4.2. Nội dung thuyết trình
- Đề tài nghiên cứu
Đề tài có thể là vấn đề vĩ mô bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị pháp
lý, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, tự nhiên. Đề tài có thể là vấn đề vi mô chủ
yếu đề cập vấn đề con người bao gồm doanh nghiệp, các nhóm kỹ năng mềm,
lối sống, hiện tượng xã hội….
Tuy nhiên, để có tính hấp dẫn, thu hút thì cho dù chọn lĩnh vực nào, đề tài
nào cũng cần mang tính thời sự, tính thiết thực, tính đặc sắc, tính mới lạ, tính
độc đáo.
- Bố cục trình bày
Nội dung trình bày cần được tổ chức sắp xếp theo một bố cục nhất định, rõ
rằng, hợp lý, mang tính thuyết phục cao, nhằm dẫn dắt người nghe dễ dàng theo
dõi diễn tiến câu chuyện, từ đó hiểu được thông điệp truyền đạt.
Mở đầu : về hình thức, cần thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm nơi người
nghe ngay lập tức, có một số cách mở đầu như sau : kể một câu chuyện, dẫn lời
một danh nhân, đặt câu hỏi, gợi ý tò mò của khan người nghe, làm điệu bộ khác
thường. Về nội dung, nêu bật được vấn đề nghiên cứu, bao gồm lý do, nội dung,
phạm vi, giá trị của nghiên cứu.
Đoạn giữa : về hình thức, khan người nghe có ít thời gian suy nghĩ vì phải
theo dõi thuyết trình cho nên nếu nội dung không sáng sủa, rõ rang, ý tứ không
liên tục, tự nhiên thì họ sẽ không hiểu được người thuyết trình muốn nói gì và
không muốn nghe nữa. Cho nên về mặt nội dung, cần tuân thủ đúng trình tự quy
định để bảo đảm tính liền lạc, hợp lý của câu chuyện, bao gồm đi từ cơ sở lý
thuyết của nghiên cứu, đến các vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc, ý
tưởng và giải pháp, cung cấp bằng chứng, lợi ích khi áp dụng giải pháp, chương
trình hành động, các việc làm cụ thể.
14
Kết thúc : nếu đoạn mở tạo ấn tượng ban đầu, đoạn giữa tạo giá trị cung
cấp thông tin, thì đoạn kết có tác dụng khắc sâu vào tâm trí khan người nghe, bởi
những lời sau cùng dễ được nhớ nhất. Về mặt hình thức, phải làm sao cho người
nghe biết là đã kết thúc và họ ra về mà vẫn còn tiếc. Về mặt nội dung, đoạn kết
nêu lên điểm nhấn của bài trình bay, giá trị và hạn chế của nghiên cứu.
- Tính thống nhất
Mỗi bài thuyết trình có sứ mạng hướng đến chỉ một chủ đích nhất định, cho
nên tính thống nhất về nội dung phải được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối
bài thuyết trình, bao gồm:
Thống nhất giữa đoạn mở đầu và đoạn kết thúc.
Thống nhất giữa các nội dung chi tiết trong đoạn giữa. Cụ thể là phải có sự
tương đồng giữa các nội dung cơ sở lý thuyết, thực trạng và phân tích đánh giá,
mục tiêu và giải pháp.
1.4.3. Công cụ powerPoint
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, việc thuyết trình
trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nhờ phần mềm powerPoint: các ý tưởng trình bày
được công cụ hỗ trợ để minh họa hoặc nhấn mạnh, thời gian viết vẽ bảng được
tiết kiệm, sức thu hút khan giả được nâng cao nhờ hiệu ứng âm thanh và hình
ảnh sống động.
Để khai thác PowerPoint hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc chung:
làm sao cho các trang chiếu trở nên dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ; các trang chiếu
càng ngắn gọn, càng súc tính càng tốt, nhưng không được quá nghèo nàn, thiếu
hấp dẫn; thiết kế chữ lớn để đảm bảo khán giả xa nhất cũng thấy; nên sử dụng
chữ không chân cho rõ rang; không quá nhiều dòng trên một trang; không quá
nhiều chữ trên một dòng; phối màu nền và màu chữ cho tương phản, tốt nhất là
màu nền tối, màu chữ sáng.
1.4.4. Yếu tố không gian, thời gian
Không gian thuyết trình: kích thước và hình dạng phòng họp cần phù hợp
với số lượng người nghe, màn chiếu và bàn ghế được sắp xếp sao cho hợp lý,
bảo đảm người thuyết trình vừa có thể nhìn trực diện tất cả khán giả vừa có thể
15
tham khảo hình ảnh sở đồ khi cần thiết; các phương tiện âm thanh, ánh sáng đảm
bảo thích hợp, không bị trục trặc bất thường.
Thời gian thuyết trình: buổi sáng thường được tiếp thu dễ dàng hơn so với
buổi trưa,chiều hay tối; thời lượng của buổi thuyết trình cũng cần phù hợp, trung
bình 30 phút đến một giờ là vừa phải; quá dài sẽ gây cảm giác chán ngán, còn
quá ngắn thì không thể tải hết lượng thông tin cần thiết( tất nhiên vấn đề thời
lượng chỉ mang tính tương đối tùy theo nội dung chủ đề thuyết trình).
1.4.5. Yếu tố người nghe
Người nghe tích cực: chăm chú lắng nghe, tỏ rõ sự hứng thú quan tâm đến
nội dung bài thuyết trình, có thể thể hiện sự tương tác, đồng tình bằng cử chĩ khẽ
gật đầu hoặc nhìn vào mắt người thuyết trình.
Người nghe gây phiền: không chú ý lắng nghe mà làm việc khác, cười nói
cùng nhau thật ồn ào, ra vào phòng thuyết trình tùy tiện ảnh hưởng đến mọi
người, buồn ngủ thậm chí ngủ trong khi nghe thuyết trình, phản ứng gay gắt khi
chưa hiểu. Gặp những tình huống như trên thì người thuyết trìnhcần phải bình
tĩnh, nhắc nhở gián tiếp bằng cách chuyển hướng thuyết trinh ví dụ như thông
qua một câu chuyện cười, một đoạn phim ngắn, nhưng tốt nhất là bạn nên xem
lại chính mình, do thuyết trình thiếu hăng hái, hấp dẫn; do đọc thoại chứ không
đối thoại; do đọc giọng đều đều, không có điểm nhấn.
Những câu hỏi và tình huống: dù đã lường trước một số câu hỏi, nhưng vân
không tránh khỏi gặp phải những câu hỏi hay tình huống khó. Trước hết, bạn
hãy đảm bảo hiểu đúng câu hỏi vì khá nhiều người hỏi rất dài dòng nhưng không
rõ hỏi gì. Gặp câu hỏi khó, không nên trả lời ngay, hãy suy nghĩ một chút, hoặc
hỏi lại cho rõ, mục đích có thêm thời gian chuẩn bị trả lời. Đôi khi gặp tình
huống người nghe muốn tranh luận, thâm chí cố tính khiều khích, chọc tức, tìm
cách bắt bẻ, vặ vẹo, tình huống này, cố gắng hạn chế tranh luận.
1.5. Các nguyên tắc cơ bản khi thuyết trình
Cũng như các kỹ năng khác trong giao tiếp, để thu hút được người nghe và
truyền tải nội dung một cách hiệu quả, khi thuyết trình cần đảm bảo một số
nguyên tắc dưới đây:
16
1.5.1. Nguyên tắc về nội dung
Trong công việc hay bất cứ hoạt động nào, kỹ năng thuyết trình đóng góp
vào thành công của cá nhân cũng như tập thể. Có kỹ năng thuyết trình, các ý
tưởng, thông điệp sẽ được chuyển tải đến người nghe một cách dễ dàng. Ở mức
độ cao hơn, nếu kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp việc thuyết phục các đối
tác, người nghe khó tính sẽ trở nên đơn giản.
Để có được nội dung hoàn chỉnh, cần phải chuẩn bị kĩ từ nhưng khâu đầu
tiên. “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”, vì thế sự chuẩn bị trước, giúp
bạn chủ động, linh hoạt hơn và hạn chế những rủi ro không mong muốn trong
buổi thuyết trình.
-
Xác định chủ đề và nội dung muốn chuyển tải
Việc xác định chủ đề là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. Khi chọn chủ
đề thuyết trình cần đáp ứng được nhu cầu của người nghe , các chủ đề mang tính
thời sự và đem lại lợi ích cho cả người thuyết trình và người nghe.Sự quan tâm
của người nghe là yếu tố góp phần vào thành công của buổi thuyết trình, vì vậy
lựa chọn chủ đề phải phù hợp.
- Xác định đối tượng tham gia nghe thuyết trình
Thành công của một bài thuyết trình không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ
quan của người thuyết trình mà cả của người nghe. Tìm hiểu về đối tượng tham
gia nghe thuyết trình giúp chúng ta có những giải pháp, cách thức thuyết trình
phù hợp và hiệu quả.
Càng hiểu người nghe chúng ta càng tự tin thuyết trình và đáp ứng nhu cầu
của họ. Cần phải xác định rõ ai là người trực tiếp nghe, ai không trực tiếp nghe
nhưng gián tiếp nghe và ai là người đưa ra quyết định cuối cùng. Số lượng
người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình. Nếu chỉ có ít người
nghe, các câu hỏi sẽ được trả lời một cách chi tiết cụ thể, tuy nhiên nếu đông
người thì điều này là không thể vì bị giới hạn thời gian.
- Xây dựng đề cương chi tiết cho nội dung
Đề cương chi tiết là bản mô tả sơ bộ những nội dung cần có của một bài
thuyết trình. Qua đó, giúp người thuyết trình có cơ hội để cân nhắc kỹ càng về
17
lựa chọn của mình, để công bố và xác định rõ chủ đề muốn chuyển tải.
Việc lập đề cương cung cấp cho bản thân tác giả một bản dàn ý và hướng
dẫn tiến trình thực hiện nghiên cứu. Căn cứ vào đề cương, trong quá trình triển
khai ý tưởng sẽ tránh bỏ sót các ý chính, ý quan trọng đồng thời loại bỏ những ý
bị trùng lặp hoặc không cần thiết. Chinh vì vậy, xây dựng đề cương là công việc
không thể thiếu nếu muốn bài thuyết trình thành công.
1.5.2. Lựa chọn hình thức thuyết trình phù hợp
Hình thức thuyết trình là cách thức thông báo, trình bày và tái hiện lại
những nội dung cơ bản của vấn đề muốn chuyển tải. Có rất nhiều hình thức
thuyết trình như: Thuyết trình bằng tình huống, bằng power point, thuyết trình
truyền thống…Hình thức thuyết trình lạ, độc đáo sẽ thu hút được sự quan tâm
của thình giả. Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức thuyết trình cần căn cứ vào đối
tượng nghe, không gian thời gian và khả năng của bản thân, của nhóm để lựa
chọn hình thức đem lại hiệu quả tối ưu.
18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KNTT CỦA SINH VIÊN KHOA QTVP
2.1. Vài nét về khoa QTVP và sinh viên Khoa QTVP
Khoa Quản trị văn phòng thành lập ngày 24/4/2014 theo Quyết định số
214/QĐ-ĐHNV của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trên cơ sở tách
ra từ Khoa Hành chính văn phòng (giai đoạn năm 2001 - 2004) và Khoa Hành
chính văn phòng và Thông tin Thư viện (giai đoạn năm 2004 - 2008).
Khoa Quản trị văn phòng có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong
lĩnh vực quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, kế toán, thống kê và các ngành
nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai tiến
bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Khoa Quản
trị văn phòng đang thực hiện đào tạo 02 chuyên ngành: Quản trị văn phòng và
Thư ký văn phòng. Cụ thể, Khoa đã và đang quản lý các ngành, hệ đào tạo:
Quản lí đào tạo hệ chính quy ngành Quản trị văn phòng gồm có các bậc cao
đẳng, đại học: cao đẳng quản trị văn phòng, đại học liên thông Quản trị văn
phòng, cao đẳng Quản trị văn phòng.
Quản lí đào tạo hệ chính quy ngành Thư ký văn phòng bậc, cao đẳng, cao
đẳng liên thông.
Trong quá trình hoạt động của mình, Khoa QTVP có những thuận lợi và khó
khăn như sau:
- Về thuận lợi:
+ Khoa luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy,
Ban giám hiệu nhà trường; sự phối hợp của các đơn vị trong trường.
+ Tập thể giảng viên, viên chức trong khoa luôn quan tâm, tôn trọng,
đoàn kết, hợp tác trong công việc và cuộc sống.
+ Giảng viên, viên chức trong khoa luôn tận tâm trong công việc, khắc
phục khó khăn và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Về khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, Khoa cũng gặp những khó
khăn:
+ Hiện tại Khoa đang được giao quản lý 1620 sinh viên. Ngoài việc thực
19
hiện tốt kế hoạch giảng dạy đối với sinh viên các ngành thuộc sự quản lý, Khoa
còn được giao giảng dạy đối với sinh viên thuộc các ngành khác trong trường.
Trong khi đó, số lượng giảng viên trong Khoa còn thiếu đặc biệt là giảng viên
giảng dạy các học phần thuộc ngành quản trị văn phòng, một số học phần thuộc
ngành thư ký văn phòng.
+ Mặc dù phải đảm bảo kế hoạch giảng dạy theo kế hoạch của nhà
trường đồng thời thực hiện nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn nhưng nhiều
giảng viên trong khoa chưa có nhiều thời gian để tập trung cho việc nghiên cứu
khoa học các hoạt động xã hội khác.
+ Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện kế hoạch giảng dạy, biên soạn đề
cương, ngân hàng thi kết thúc học phần theo học chế tín chỉ, Khoa cũng phải
song song thực hiện một số công việc như: Xây dựng chương trình Đào tạo cao
đẳng, đại học liên thông khoá 2016-2018; Chỉnh sửa chương trình đào tạo, kế
hoạch đào tạo đại học, cao đẳng năm 2016; Biên soạn chuẩn đầu ra ngành Quản
trị văn phòng … Thời gian và công sức dành cho công tác này là rất nhiều, phức
tạp.
Về sinh viên khoa QTVP, tính đến tháng 11/ 2016 Khoa QTVP có tổng
1620 SV được chia thành 18 lớp trong đó 14 lớp đại học chính quy ngành
QTVP; 02 lớp cao đẳng ngành QTVP; 02 lớp cao đẳng ngành TKVP; 01 lớp cao
đẳng liên thông ngành QTVP, 05 lớp đại học liên thông ngành QTVP.
Để đáp ứng yêu cầu công việc của các nhà QTVP trong tương lai, các sinh
viên Khoa QTVP đã được trang bị các kiến thức về chuyên ngành cũng như khối
kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức xã hội cần thiết khác. Cụ thể, sinh
viên các khóa thuộc hệ ĐH phải hoàn thành 46 tín chỉ đối với khối kiến thức
chuyên ngành. Các môn học chuyên ngành QTVP được đưa vào giảng dạy bao
gồm Nhập môn Quản trị Văn phòng, Nghiệp vụ thư ký Văn phòng, Kỹ năng
Hoạch định trong QTVP, Kỹ năng tổ chức, kiểm tra trong QTVP, Công tác văn
thư, lưu trữ và nhiều bộ môn khác. Các môn học bổ trợ kỹ năng mềm gồm có
Tâm lý học, Xã hội học, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm…
20