Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 18 trang )

LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH
I. Khái niệm năng lực.


Năng lực là thuộc tính tâm lý riêng của cá nhân, nhờ những
thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một loại hoạt
động nào đó, bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao.
- Ngoài ra người có năng lực về một mặt nào đó có thể khắc phục
những khó khăn một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Năng lực gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực hoạt động
tương đối.


II.Sự hình thành và phát triển năng lực.
1.Yếu tố sinh học :di truyền.
- Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ em những thuộc tính sinh học đã
có ở cha mẹ là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc
điểm và phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen.


Điều kiện ban đầu để con người hoạt
động có kết quả trong lĩnh vực nhất
định.

Di Truyền

Không quy định những giới hạn
tiến bộ của xã hội loài người.
Là tiền đề của sự phát triển năng


lực.


- Sự thành công trong một lĩnh vực hoạt động phần lớn
phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn, lao động học tập, rèn
luyện và khinh nghiệm tích lũy của cá nhân.


2. Yếu tố hoạt động của chủ thể.
- Năng lực không có sẵn trong con người.
- Đưa kinh nghiệm hoạt động của các thế hệ đi trước biến thành
năng lực của chính mình.

- Tùy theo đặc điểm của loai hình hoạt động của con người mà
các yếu tố bẩm sinh có thể phát triển mạnh theo hướng này hay
hướng khác hoặc có thể bị thui chột đi.



3. Yếu tố môi trường xã hội
- Môi trường xã hội là hệ thống các quan hệ chính trị, kinh
tế, tư tưởng được thiết lập trong xã hội.
- Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, phương
tiện hành động và đặc biệt cho hoạt động giao lưu của mỗi
cá nhân với xã hội mà qua đó, cá nhân thu được kinh
nghiệm của xã hội loài người, biến nó thành của mình .


4.Vai trò của giáo dục trong việc hình thành các năng lực
- GD là một loại hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình

thành và phát triển nhân cách con người.
- Nhà trường hiện đại phải là nhà trường hoạt động, lấy hoạt
động của học sinh làm động lực chính để đạt được mục đích
đào tạo.



=> GD mang lại những hiệu quả những tiến bộ của mỗi
học sinh. Tuy nhiên, cần chú ý tới phương pháp và tích
cực trong việc tổ chức các hoạt động sáng tạo, tránh gò
ép học sinh theo một khuôn mẫu.


III. Khái niệm năng lực sáng tạo.
- Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra
những giá trị mới về vật chất và tinh
thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới,
chống cự mới, vận dụng thành công
những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh
mới.
- Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng kĩ xảo và vốn hiểu biết
của chủ thể.



IV: Các biện pháp hình thành và phát triển năng
lực sáng tạo của học sinh.
1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây
dựng kiến thức mới.
- Tổ chức quá trình nhận thức vật lý theo chu trình sáng tạo giúp

học sinh rèn luyện tư duy trực giác nhạy bén, phong phú.
- Dựa vào kinh nghiệm sống và kiến thức đã học, học sinh đề
xuất ra những ý kiến mới mẻ, giải thích và dự đoán trong một
lĩnh vực hoạt động cụ thể, thoát khỏi sự ràng buộc, hạn chế của
những hiểu biết cũ.


2. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết.
- Dự đoán có vai trò rất quan trọng
nhưng chủ yếu dựa vào trực giác, kết
hợp với kinh nghiệm và kiến thức về
mỗi lãnh vực.
- Dự đoán khoa học cần phải dựa trên
một có sở nào đó.


- Các cách dự đoán :
+ Dựa vào sự liên tưởng tới một kinh nghiệm đã có.
+ Dựa trên sự tương tự.
+ Dựa trên sự xuất hiện đồng thời giữa hai hiện tượng mà dự
đoán giữa chúng có quan hệ nhân quả.
+ Dựa trên nhận xét thấy hai hiện tượng luôn luôn biến đổi đồng
thời, cùng tăng hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ nhân
quả giữa chúng.
+ Dựa trên sự thuận nghịch thường thấy của nhiều quá trình.
+ Dựa trên sự mở rộng phạm vi ứng dụng của 1 kiến thức đã biết
sang 1 lĩnh vực khác.
+ Dự đoán về mối quan hệ định lượng.



3. Luyện tập đề xuất phương án kiểm tra dự đoán.
- Việc dự đoán, giả thuyết mang tính chất trừu tượng, tính chất
chung => Hệ quả có thể quan sát được trong thực tế => Tiến hành
thí nghiệm, khẳng định vấn đề.


4. Giải các bài tập sáng tạo
- Giải bài tập sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có những ý kiến độc
lập mới mẻ, không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức
đã học.

- Có 2 loại bài tập sáng tạo:
+ Bài tập nghiên cứu.
+ Bài tập thiết kế.



×