Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Nhận xét đánh giá về tình hình triển khai và thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại một số cơ quan hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.6 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng ngàn năm lao động sáng tạo đấu
tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong
đó, văn hóa công sở là một phần quan trọng của bộ mặt văn hóa Việt Nam, qua quá
trình giao lưu, chọn lọc, tiếp thu và phát triển những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Hài hòa văn hóa trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế
toàn càu hóa hiện nay là một nhiệm vụ thiết yếu của Đảng nhà nước và nhân dân ta.
Trong đó, chủ chốt là sự ý thức của cán bộ, công chức trong việc thực hiện văn hóa
nơi công sở.
Hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển trong lúc sự giao lưu văn hóa giữa
các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh thì văn hóa càng trở thành một trong những
trung tâm của sự chú ý mà đặc biệt là văn hóa công sở. Những năm gần đây Đảng và
nhà nước không ngừng quan tâm đến vai trò của văn hóa nói chung và văn hóa công
sở nói riêng, đối với việc bồi dưỡng cán bộ, công chức đồng thời phát huy nhân tố con
người nhằm tiến tới mục tiêu “xây dựng một nền vãn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc”. Chúng ta đang tiến hành xây phong trào văn minh công sở. Đây là việc làm cần
thiết để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính quốc gia trong
tiến tình hội nhập quốc tế.
Trong điều kiện kinh tế mở cửa hội nhập và bước đầu mở rộng quan hệ hợp
tác với các quốc gia trên thế giới như hiện nay thì uy tín và năng lực là những vấn
đề không thể không quan tâm. Để tạo được uy tính đối với bạn bè thế giới thì Đảng,
nhà nước và nhân dân ta cần phải nỗ lực hết mình về mọi mặt. Để có thể tự khẳng
định mình và tự tin đứng vững trên thị trường thế giới thì Việt Nam cần xây dựng bộ
máy nhà nước trong sạch vững manh. Muốn làm được điều đó thì toàn Đảng toàn
dân ta cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức tạo môi trường văn minh, hiện đại.
Muốn vậy chúng ta cần có những bước đi đúng đắng trong việc khắc phục những


hạn chế, tích cực đổi mới nhằm hoàn thiện các chính sách pháp luật. Chính vì tầm
quan trong đó mà em chọn đề tài “ Nhận xét đánh giá về tình hình triển khai và thực


hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa công sở tại một số cơ quan hành chính
nhà nước ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định về văn
hóa công sở tại các CQHCNN, từ đó đưa ra những quan điểm và giả pháp để nâng cao
văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước đạt hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
3.Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, sinh viên tập trung nghiên cứu về lý
luận và thực tiễn thực hiện các quy định của nhà nước về văn hóa công sở tại các
CQHCNN và pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế văn
hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, các pháp lệnh về cán bộ, công chức
còn hiệu lực và luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008,
từ dó nghiên cứu về thực trạng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà
nước ở nước ta hiện nay. Đối tượng nghiên cứu là các cơ quan hành chính nhà nước
và cán bộ, công chức, viên chức.
3. Lịch sử nghiên cứu
Văn hóa là đề tài được các nhà nghiên cứu khai thác rất nhiều, có thể kể tới các
tác phẩm của các tác giả: GS. Trần Quốc Vượng ( cơ sở văn hóa Việt Nam); GS. Phan
Ngọc ( Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, 1994); Học viện hành chính Quốc gia
có phát hành Giáo trình ( Kỹ thuật tổ chức công sở, 2002) dùng để giảng dạy trong
nhà trường với tư cách là một môn học.
Văn hóa công sở, nói một cách khái quát là cái hành vi và quy ước mà con
người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ của mình với người khác. Văn hóa


công sở bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi nhận thành văn bản của một
cơ quan, đơn vị và những quy định bất thành văn. Do vậy, đây là một vấn đề mà các
nhà khoa học và các nhà quản lý đặc biệt quan tâm, cụ thể:

- Võ Nguyên Giáp, “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam ”,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Năm 1998.
- Trần Thị Thanh Thủy, “ Văn hóa tổ chức và một số giải pháp phát triển văn
hóa công sở ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, năm 2006.
- Trịnh Thanh Hà, “ Những vấn đề cần được giải quyết trong việc xây dựng văn
hóa ứng xử công vụ ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 9 năm 2007..
Cho đế nay, đã có một số bài viết có liên quan đến vấn đề trên. Nhưng chưa có
công trình nào nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề Văn hóa công sở trong cơ quan hành
chính ở nước ta hiện nay. Đây là đề tài đáng được quan tâm nghiên cứu nhằm đánh
giá về cơ sở lý luận cũng như thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, phương hướng cụ
thể để thực hiện hiệu quả văn hóa công sở trong các CQHCNN ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin trong quá trình nghiên cứu lý
luận và thực tế em sử dụng một số phương pháp sau:
- Thu thập, tổng hợp
- Phân tích, so sánh.
- Đánh giá
6. Bố cục nghiên cứu
Gồm phần mở đầu, phần nội dung: 3 chương, kết luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước ở
nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng về văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước
ở nước ta hiện nay.


Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao văn hóa công sở trong các cơ
quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 Khái niệm văn hóa công sở
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Có nhiều cách tiếp cận văn hoá là do đứng ở nhiều góc độ khác
nhau để nghiên cứu về lĩnh vực này, từ cách tiếp cận văn hoá theo
kiểu "tinh thần luận", "nhận thức luận" cho đến kiểu "thao tác
luận"v.v... Mỗi phương pháp tiếp cận lại có nhiều quan niệm, nhiều
cách định nghĩa về văn hoá khác nhau. Song, nhìn chung những
quan niệm khác nhau đó đều bộc lộ một điểm chung nhất - Văn hoá
là lớp thăng hoa trên cái tự nhiên, của con người và xã hội loài
người.
Dưới góc độ của xã hội học thì văn hoá là sản phẩm của con
người, là quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ
cách ứng xử của con người trong cuộc sống đó. Văn hoá chính là
điểm hội tụ sáng nhất, là tinh hoa của trí tuệ loài người. Nó là cái để
phân biệt giữa con người với con vật.
Văn hoá được xem là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội.
Nó là trung tâm định hướng giá trị và điều tiết mọi hoạt động của
con người, đồng thời còn là quá trình "nhân hoá" chính bản thân con
người trong đời sống xã hội.


Qua lăng kính của xã hội học văn hoá và bằng phương pháp
tiếp cận hệ thống để xem xét về bản chất xã hội của văn hoá ta có
thể hình dung ra một số nhóm tiếp cận văn hoá khác nhau như sau.
- Nhóm 1: Văn hoá như là thuộc tính bản chất của đời
sống xã hội.
+ Văn hoá là một thuộc tính của xã hội - Quá trình xã hội hoá cá nhân.
+ Văn hoá là một thuộc tính của nhân cách - Quá trình cá nhân hoá xã hội.
- Nhóm 2: Văn hoá như là một dạng hoạt động của đời

sống xã hội.
+ Văn hoá là các dạng hoạt động trong hệ thống xã hội tổng thể.
+ Văn hoá là một dạng hoạt động đặc thù - Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm
văn hoá mang tính biểu tượng.
- Nhóm 3: Văn hoá như là tổng thể các giá trị vật chất và
tinh thần do loài người sáng tạo ra.
"Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần được nhân loại
sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, các
giá trị ấy nói lên trình độ phát triển của lịch sử loài người"
Theo các nhà triết học thì văn hoá là toàn bộ hệ thống các giá
trị - xã hội do con người sáng tạo nên và theo nghĩa rộng nhất người
ta có thể cho rằng bất cứ một thứ gì do con người làm ra đều thuộc
về văn hoá. Với nhận thức như vậy thì văn hoá bao gồm cả hai lĩnh
vực: Lĩnh vực văn hoá tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, thi ca, ứng xử .v.v.. thuộc về giá trị tinh thần.
Còn lại là lĩnh vực văn hoá vật chất như nhà cửa, đường xá, cầu cống,
quần áo, đèn, quạt, bàn ghế v.v.. và các đồ dùng vật chất khác đều
thuộc giá trị vật chất. Cả hai lĩnh vực này của văn hoá đều nhằm vào
sự thoả mãn toàn bộ những nhu cầuvật chất và tinh thần của con
người trong đời sống xã hội.


- Nhóm 4: Văn hoá như là một tiểu hệ thống của toàn bộ
hệ thống xã hội - tiểu hệ thống văn hoá tinh thần.
Bằng cách tiếp cận văn hoá theo nghĩa hẹp xem văn hoá như
là tiểu hệ thống của hệ thống xã hội toàn diện, quan điểm này nhấn
mạnh vào khía cạnh tư tưởng thuộc phương diện văn hoá tinh thần
của con người.
- Nhóm 5: Văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông
tin xã hội.
Cũng từ cách tiếp cận văn hoá theo nghĩa hẹp quan niệm của

trường phái xã hội học hiện đại xem văn hoá như là một tiểu hệ
thống của hệ thống xã hội toàn thể - một bộ phận xã hội đặc biệt
chuyên sản xuất ra các hệ thống biểu tượng thông tin (Symbol
systems and the information) cho đời sống xã hội.
1.1.2 Khái niệm văn hóa công sở
Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, là
thành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân
tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy văn hóa công sở có
những đặc trưng sau:
Tính hệ thống: Văn hóa công sở có tính tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội;
Tính giá trị: Văn hóa có giá trị thẩm mỹ, bởi nó giúp mỗi người luôn vươn tới
cái hay, cái đẹp. Với giá trị đạo đức, văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi của con người.
Đặc trưng này làm cho văn hóa công sở có tính điều chỉnh xã hội, cộng đồng;
Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra vì vậy nó mang tính nhân sinh;
Tính lịch sử: Văn hóa công sở là sản phẩm của một quá trình, được tích lũy trong
một thời gian dài, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
* Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở:
Văn hóa công sở được cấu thành từ các yếu tố sau:


Thứ nhất, các yếu tố hình thành hệ thống giá trị văn hóa công sở. Đó là các yếu
tố truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấu trúc, giá trị
chức năng và giá trị vật chất. Các giá trị này có thể được bộc lộ chính thức hay không
chính thức như: mọi thành viên trong công sở đều phải biết cư xử với nhau, đi làm
đúng giờ, tôn trọng nhân cách và đời tư của đồng nghiệp, … đem lại hiệu quả giao
tiếp hành chính cao. Có thể nói văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động công sở,
nó biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của các thành viên trong công sở.
Thứ hai, giá trị truyền thống và hiện đại. Tất cả những hoạt động lưu truyền từ
trong lịch sử của công sở và được lưu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạo ra những giá trị
văn hóa mang tính truyền thống. Tuy nhiên văn hóa công sở không phải là bất biến,

nó được phát triển và thích ứng với hoàn cảnh và môi trường, vì vậy nó mang các giá
trị hiện đại.
Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ văn minh. Trình độ học vấn là một yếu tố
cần và đủ cấu thành nên văn hóa công sở. Trình độ học vấn là chìa khóa để con người
bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn. Không ngừng nâng cao trình độ học vấn giúp cho
con người vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôi dưỡng con người phát
triển toàn diện hơn. Còn trình độ văn minh là sự đánh dấu mỗi thời kỳ phát triển của
lịch sử. Thế giới đã trải qua ba giai đoạn lớn của nền văn minh nhân loại: nền văn
minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp và nền văn minh trí tuệ.. Con người
được giải phóng sức lao động chân tay, bước vào đỉnh cao của khoa học và công
nghệ, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, lấy tri thức cải tạo điều kiện tự nhiên, xã
hội và con người. Vai trò của văn hóa càng được phát huy nếu như nó được gắn liền
với văn minh ngay trong hoạt động của các công sở.
Thứ tư, giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.
Một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa công sở được thể hiện là
nền tảng mang tính nhân bản - giá trị của “Chân”, nó được biểu hiện ở ba khía cạnh
là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của nền tảng quy phạm đạo đức, quy phạm
pháp luật; giá trị của tri thức khoa học.


Vai trò của văn hóa còn thể hiện nền tảng mang tính nhân ái (cái Thiện), giá trị
của “Thiện” biểu hiện ở các khía cạnh: giá trị của lương tâm; giá trị của đạo đức; giá
trị của của cái tốt. Sự vô cảm, thiếu “cái tâm” trong hoạt động công vụ sẽ mất đi giá
trị “cái thiện” trong mỗi con người.
“Cái Mỹ” thường gắn với các giá trị vật chất và hành động cụ thể trong thực tiễn
hoạt động công sở. Văn hóa thẩm mỹ công sở là vấn đề đem đến hiệu lực và hiệu quả
cao trong hoạt động công sở. Cái đẹp thể hiện qua phong thái, cử chỉ, hành vi, sắc thái
tình cảm của người thừa hành công vụ, đồng thời cái đẹp còn thể hiện văn hóa công
sở minh bạch, lịch sự, trang trọng.
Chân - Thiện - Mỹ qua thời gian luôn sàng lọc, nâng niu những giá trị tốt đẹp

còn đọng lại ở mỗi thời đại, mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia, dân tộc và đặc biệt ở
mỗi con người, đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho con người.
* Vai trò của văn hóa công sở:
- Một là: Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hành
chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông qua quá
trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giá trị văn hóa
mà cả hai bên cùng tham gia vào. Mối quan hệ ứng xử giữa người dân với cán bộ,
công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhau phải được cân
bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa.
Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biết
phương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ những công việc cần
làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hiểu biết, tự
nguyện. Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc trao đổi quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở công ở một cách tốt đẹp hơn.
- Hai là: Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con
người.


Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là một nghệ
thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần
như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Từ đó phát triển tinh thần và nhân
cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào sự phát triển, cải cách nền
hành chính công.
- Ba là: Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người.
-Bốn là: Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người.
1.1.3 Các yếu tố cấu tác động, ảnh hưởng đến văn hóa
công sở
1.1.3.1 Tính chất, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Tính chất và đặc điểm của cơ quan công quyền khác biệt so với các cơ quan, đơn

vị sản xuất, kinh doanh hay các đoàn thể quần chúng. Sự khác biệt này thể hiện ở các
điểm sau:
- Các cơ quan này cũng như CNCC,VC là đại diện cho quyền lực nhà nước cũng
như được sử dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động công vụ, cụ thể là trong quan
hệ với người dân (cá nhân, tổ chức).
- Chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Đối với cơ quan, đơn vị sản
xuất kinh doanh thì phạm vi hoạt động được mở rộng hơn rất nhiều, được phép làm
những gì mà pháp luật không cấm. Vì vậy, các cơ quan công quyền cũng như
CBCC,VC phải tuân thủ những quy định có tính chất bắt buộc, mang tính chất cong
chức nhiều hơn là ở các đơn vị sản xuất kinh doanh. ( Ví dụ: CBCC,VC tránh sử dụng
các trang phục thiếu nghiêm túc: trang phục thể thao, trang phục bằng vải jean trong
làm việc..)
- Quan hệ quyền uy, phục tùng chi phối nguyên tắc làm việc và giao tiếp ứng xử
của CBCC,VC. Quan hệ này chi phối rất nhiều đến mối quan hệ trong nội bộ công sở.
Yêu cầu đặt ra là phải có sự khác biệt trong giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau, giữa
cấp trên với cấp dưới.


- Tính chất phục vụ chi phối quan hệ cũng như phong cách ứng xử giữa
CBCC,VC với người dân đến giao dịch tại cơ quan.
1.1.3.2 Nhận thức, mức độ quan tâm của người đứng đầu
cơ quan hành chính nhà nước
Trong một cơ quan vị trí của người đứng đầu cơ quan có vai trò
hết sức quan trọng. Với vị trí và quyền lực của mình, người đứng đầu
cơ quan hành chính nhà nước sẽ có những định hướng, quyết sách
tích cực hay tiêu cực đối với VHCS. Ngoài ra, mức độ quan tâm của
người đứng đầu cũng quyết định tầm quan trọng các quy định VHCS
so với các quy định khác. Phong cách của người đứng đầu cơ quan
hành chính nhà nước sẽ có ảnh hưởng lớn tới hành vi của các
CBCC,VC khác. Chính nó sẽ tạo ra các trào lưu hay xu hướng tạo nên

những cái mới trong công sở.
1.1.3.3 Truyền thống văn hóa
Đây là yếu tố có tính chất nền tảng, tác động và chi phối đến
mọi thành viên trong công sở, từ lãnh đạo đến nhân viên. Truyền
thống văn hóa dân tộc vừa có những tiến bộ, tích cực, những giá trị
tốt đẹp, đồng thời cũng có không ít những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, trì
trệ. Tất cả những điều đó ít nhiều đều ảnh hưởng và tác động đến
quan niệm, nhận thức và thái độ, hành vi của từng CBCC,VC trong
công sở.
1.1.3.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
VHCS được tạo dựng bởi cả nhận thức của con người và nguồn
lực để thực hiện. Sẽ rất khó tạo ra một công sở hiện đại, chuyên
nghiệp nếu thiếu nguồn lực tài chính mặc dù nó là mong muốn của
mọi CBCC, VC. Vì vậy, một trong những nguyên tắc xây dựng Quy
chế VHCS là phải phù hợp vói điều kiện kinh tế - xã hội.


1.2 Nội dung của Quy chế văn hóa công sở trong các cơ
quan hành chính nhà nước.
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng Quy chế văn hóa công sở trong các cơ
quan hành chính nhà nước.
Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay. Bên
cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu
quả cao hơn thì có một cách tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành thói
quen, lề lối làm việc, phong cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sử chốn công
sở.
Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, với các cơ quan hữu quan,
đồng cấp và cấp trên; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại nơi công sở chỉ đóng vai
trò hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, yếu tố quan trong hơn cả chính là con
người. Con người sẽ quyết định văn hóa công sở, quyết định sự thành bại cũng như

dấu ấn ghi lại của tổ chức trong suốt quá trình đó hoạt động.
Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật
tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân
chủ. Văn hóa công sở được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở góp
phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trong việc nâng cao hiệu
quả và chất lượng hoạt động của cơ quan đơn vị. Cách hành xử văn hóa chốn công sở
thực tế mang lại rất nhiều lợi ích. Văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi
công sở nói riêng chính là thước đo sự văn minh của mỗi CBCC hay nói khác đi nó là
phản ánh sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc
nơi công sở. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở đồng thời văn
hóa với những giá trị bền vững được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đến
hiện tại, tương lai; từ môi trường bên trong đến bên ngoài công sở sẽ có tác động trở
lại góp phần hoàn thiện nhan cách, phẩm chất, đạo đức cho CBCC. Xây dựng văn hóa
công sở chính là xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân


thiện và hiệu quả. Từ đó tạo bầu không khí cởi mở giúp CBCC hứng khởi làm việc
đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao
1.2.2 Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa công sở
Việc xây dựng Quy chế VHCS trong CQNN có ý nghĩa sau:
- Thứ nhất: Đó là sự thừa nhận một cách chính thức những giá trị nhất định của
VHCS; thể hiện rõ tư tưởng và thái độ chính trị về nội dung tương ứng.
- Thứ hai: Việc hình thành các chuẩn mực bắt buộc của VHCS làm cơ sở cho
việc xây dựng hệ thống quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể thực hiện; là
biện pháp thiết thực đưa VHCS vào hoạt động thường nhật của CQNN.
- Thứ ba: Việc xây dựng Quy chế VHCS tạo ra sự thống nhất trong việc áp
dụng VHCS, góp phần bảo đảm tình đồng bộ của hoạt động quản lý nhà nước; khắc
phục sự tùy nghi hay ngẫu hứng khi thực hiện.
1.2.3 Đặc điểm của Văn hóa công sở trong cơ quan hành chính nhà nước.
Hành vi điều chỉnh và hoạt động của công sở được biểu hiện thông qua tinh

thần tự quản, tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong công sở cao
hay thấp. Văn hóa công sở còn được biểu hiện thông qua mức độ áp dụng các quy chế
đề điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay chưa, việc áp dụng quy chế đó như thế
nào và áp dụng đến đâu.
Văn hóa công sở biểu hiện qua mức độ của bầu không khí cởi mở trong công
sở, cụ thể là thông qua tâm lý của từng cán bộ, công chức, viên chức trong công sở.
Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo
chuẩn mực cao hay thấp.
Các xung đột trong nội bộ công sở được giải quyết tốt hay không.
Các biểu hiện hành vi của văn hóa công sở rất đa dạng và phong phú, cấn xem
xét một cách tỉ mỉ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng của chúng tới
năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt đông tổ chức công sở nói chung.
Kỹ thuật điều hành tạo nên văn hóa tổ chức công sở.


1.3 Quy định của pháp luật về văn hóa công sở trong cơ quan hành chính
nhà nước
- Quy định về hát Quốc ca: Việc chào cờ và hát Quốc ca chỉ mới bắt buộc tại
các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học chuyên
nghiệp, các Học viện, các trường Đại học vào sáng thứ 2 hàng tuần, trước buổi học
đầu tiên. Việc hát Quốc ca không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho
việc hát. Các đơn vị trên phải tổ chức học hát đúng nhạc và lời. Băng ghi âm hoặc
nhạc chỉ được sử dụng trong lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn của nhà nước hoặc các buổi
đón tiếp mang nghi thức nhà nước, những buổi lễ kỷ niệm trong ngành, địa phương.
Khi hát Quốc ca mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm, đứng nhìn vào Quốc kỳ.
- Quy định thời giờ làm việc: Mùa hè bắt đầu từ 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng
10 hàng năm, mùa đông bắt đầu từ 16 tháng 10 đến 15 tháng 4 năm sau. Giờ làm việc
tại các cơ quan trung ương tại đóng tại Hà Nội trong mùa hè và mùa đông: từ 7h30
đến 16h30, nghỉ trưa từ 12h đến 13h. Giờ làm việc và giờ tan tầm của các cơ quan
thuộc thành phố Hà Nội chậm hơn giờ là việc và giờ tan tầm của các cơ quan trung

ương 30 phút.
- Quy định về quản lý và sử dụng trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở làm việc phải
đúng công năng thiết kế, đúng mục đích, không được chiếm dụng hoặc sử dụng công
sở vào các múc đích sản xuất kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở.
Bên cổng chính của công sở phải gắn liền với tên và địa chỉ của cơ quan; niêm
yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận
thường trực cơ quan để CBCC, VC của cơ quan và khách đến liên hệ công tác biết và
chấp hành.
- Quy định về bài trí công sở: Các cơ quan niêm yết công khai Quy chế nội bộ
của cơ quan tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để CBCC,
VC của cơ quan và khách đến liên hệ công tác biết và chấp hành; có sơ đồ thể hiện rõ
các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở
vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác.


Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc
tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an. Phòng tiếp dân và tiếp khách phải đầy diện tích
và bàn ghế đê phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi CBCC gặp gỡ, làm
việc.
- Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc: Quy hoạch công sở cơ quan hành chính
nhà nước các cấp thực hiện theo nguyên tắc tập trung và phải đáp ứng được những
yêu cầu như: phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu sử dụng, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền đất nước. Đối với từng cấp có quy định cụ
thể về việc quy hoạch:
+ Đối với công sở cấp Bộ, công sở phải được bố trí riêng biệt, hoặc tập trung
thành khu gồm một số cơ quan có mối liên hệ chức năng; vị trí xây dựng phải được bố
trí trên khu đất tiếp giáp với tuyến giao thông của đô thị.
+ Đối với công sở cấp tỉnh, tùy theo yêu cầu điều kiện cụ thể từng địa phương,
việc quy hoạch xây dựng nhà công sở theo hướng Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân
dân bố trí ở khu vực trung tâm, trong cùng một khuôn viên, bố trí sân vườn, cây xanh,

ngoại thất, tạo sự gắn kết giữa các công trình thành một quần thể kiến trúc hài hòa với
cảnh quan kiến trúc khu vực, tạo thành trung tâm hành chính của đô thị.
+ Đối với công sở cấp huyện, phải bố trí ở khu vực trung tâm, gồm Ủy ban
nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng các cơ quan chuyên môn khác trong một khuôn
viên, theo hướng hợp khối thành liên cơ quan, tạo thành trung tâm hành chính của đô
thị. Các cơ quan chuyên môn trong một khối riêng, bố trí ở xung quanh, nhưng không
cùng trong một khuôn viên với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân, phải chú ý
quy hoạch tổ hợp mặt bằng các công trình để tạo ra quảng trường là trung tâm của đô
thị.
+ Đối với công sở cấp xã, trụ sở làm việc bao gồm cả nơi làm việc cảu Đảng
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể được bố trí ở khu vực trung
tâm, có vị thế thuận lợi trong công tác quản lý địa bàn của chính quyền sở tại.
- Quy định về quy tắc ứng xử của CBCC, VC


Để thống nhất về giao tiếp ứng xử của CBCC,VC trong quan hệ tại CQNN, Bộ
Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của CBCC, VC làm việc trong bộ máy chính quyền
địa phương. Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của CBCC,VC làm việc trong
bộ máy chính quyền địa phương trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã
hội; trách nhiệm của CBCC,VC của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc thực
hiện và xử lý vi phạm.
Mục đích quy định Quy chế ứng xử nhằm: quy định các chuẩn mực xử sự của
CBCC, VC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội,bao gồm những
việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của
CBCC, VC trong công tác phòng chống tham nhũng; là căn cứ để các cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi CBCC, VC vi phạm các chuẩn mực xử sự trong
thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đông thời là căn cứ để nhân dân
giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của CBCC, VC.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Khái niệm cơ quan, hành chính, cơ quan hành chính nhà nước
- Khái niệm về cơ quan: Là một tổ chức được nhấn mạnh đến thiết chế, điều
hành và các cấp bậc trong đó là đầu mối giao dịch của tổ chức.
- Khái niệm về hành chính: Là hoạt động chấp hành và điều hành một hệ thống
theo những quy định trước nhằm đạt mục tiêu của hệ thống.
- Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước : Cơ quan nhà nước là một tập thể
người hoặc một người, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức.


-Cơ cấu tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của cơ quan do chức năng, nhiệm
vụ của nó quy định, có tính độc lập và có quan hệ về tổ chức và hoạt động với cơ
quan khác trong một hệ thống, với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước nói
chung, quan hệ đó do vị trí chính trị - pháp lý của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước
quyết định. Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống rất phức tạp, có số lượng đông
đảo nhất, có mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương
tới địa phương, cơ sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của một trung tâm thống là nhất
Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
2.2 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước
Ngày 02 tháng 8 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 129 /
2007/QĐ -TTg về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính
nhà nước (Bộ,cơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ,UBND các cấp) với những
nội dung chủ yếu sau:
* Nguyên tắc, mục đích:
- Việc thực hiện văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc phù hợp với: Truyền
thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội; Định hướng xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại; Các quy định của pháp
luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành
chính nhà nước. - Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích: Bảo đảm tính
trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dựng

phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động
công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm
chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
* Cấm các hành vi:
- Hút thuốc lá trong phòng làm việc; sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trừ
trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp
khách ngoại giao). - Quảng cáo thương mại tại công sở.


* Về trang phục, giao tiếp và ứng xử:
- Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng,
lịch sự; Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định
của pháp luật. - Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức
được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước
ngoài. Nam cán bộ, công chức, viên chức sử dụng lễ phục: bộ comple, áo sơ mi,
cravat. Nữ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng lễ phục: áo dài truyền thống, bộ
comple nữ. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục
ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. - Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi
thực hiện nhiệm vụ. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và
tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức. (Bộ Nội vụ hướng dẫn
thống nhất mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức.) - Cán bộ,
công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những
việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật. Trong giao
tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn
ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. - Trong
giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng
nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải
quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch,
nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Trong giao tiếp và ứng
xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân

thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng
tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công
việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
Trong một cơ quan tất cả cán bộ công nhân viên đều có trang phục lịch sự,
trang phục công sở tại các cơ quan thường là đồng phục được quy định riêng.


* Về bài trí công sở:
- Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà chính.
Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ
hoặc bị hư hỏng. Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính.
Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định.
Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo
quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ tang. - Cơ
quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và
địa chỉ của cơ quan. ( Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ
quan.) Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn.
2.3 Những biểu hiện thiếu văn hóa trong công sở hiện nay:
Đầu tiên là những biểu hiện thiếu văn hóa trong việc thiết lập hệ thống mục tiêu
cá nhân trong công sở. Nếu mục tiêu chung của công sở là hoàn thành một cách tốt
nhất chức năng, nhiệm vụ được giao, thì mục tiêu của từng cán bộ, công chức rất
phong phú và đa dạng.


Để đánh giá một tổ chức đó có lớn mạnh hay không, điều đầu tiên phải xem xét
sự dung hòa của các mục tiêu này. Thực tế trong nhiều công sở ở ta hiện nay không có
sự giao thoa giữa mục tiêu chung của công sở và mục tiêu riêng của từng cán bộ, công
chức, mà biểu hiện thường thấy nhất đó là nhiều nhà quản lý chỉ xem công sở là một
đòn bẩy, một phương tiện để tiến thân, còn công chức đi làm là để có thu nhập. Cán
bộ, công chức không quan tâm đến sứ mệnh của tổ chức mình đang phục vụ.

Trong công sở còn có sự “đối đầu” giữa nhà quản lý với công chức, viên chức
dưới quyền, tuy không phổ biến. Sự đối đầu này có hai nguyên nhân cơ bản đó là mối
quan hệ về quyền lực và uy tín trong công sở; phát sinh mâu thuẫn và giải quyết mẫu
thuẫn chưa thoả đáng về lợi ích giữa các cá nhân. Nếu chúng ta ví công sở là một con
thuyền đang ngược dòng nước, nhà quản lý là người cầm lái và cán bộ, công chức
trong công sở là các tay chèo, thì lúc đó chúng ta mới nhận thức hết sự nguy hiểm của
tình trạng mất đoàn kết trong công sở.
Thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước nguyện vọng của công dân. Đây là một biểu hiện kém
văn hóa của những người thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, trong điều kiện dân trí và
sự hiểu biết pháp luật của đại bộ phận người dân còn hạn chế; hệ thống pháp luật và
các chính sách của Nhà nước ta chưa hoàn chỉnh, thì cán bộ, công chức, viên chức
Nhà nước ngoài việc áp dụng pháp luật còn có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn
cho người dân hiểu về chính sách, pháp luật. Cán bộ, công chức là người thay mặt
Nhà nước để thực thi chính sách và đồng thời cũng là người phản ánh với Nhà nước
những bất cập, thiếu sót của chính sách do nhà nước ban hành để có sự điều chỉnh phù
hợp với thực tế, nhưng cán bộ, công chức nhiều lúc giải quyết công việc chưa thấu
tình, đạt lý hay hợp lý mà chưa hợp tình thì khó có thể làm hài lòng người dân.
Không tôn trọng hoặc xem nhẹ kết quả làm việc của đồng sự là một trong
những thực tế tồn tại trong một số công sở hiện nay. Thông thường thì người ta rất
trọng dụng người có tài, nhưng người có tài thực sự thì hay có chứng tật mà đã là có


chứng tật thì người ta cứ chiếu vào tật để mà đánh giá, nhận xét. Nhiều khi đánh giá
chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, tuy có tiêu chí mức độ hoàn thành nhiệm vụ
chuyên môn, nhưng lắm lúc kết quả đánh giá lại thiên về những điều không ăn nhập
gì với chuyên môn. Vì vậy, mới có chuyện người tài bị cô lập, họ rơi vào trạng
thái“cô đơn trong công sở”, họ không phát huy được năng lực của mình và kết cục tất
yếu là “chảy máu chất xám”.
Đã có nhiều văn bản cấm hút thuốc, sử dụng chất có cồn trong giờ làm việc,

nhưng xem ra việc thực thi hẳn còn nhiều điều phải xem lại. Có cán bộ, công chức
từng tuyên bố: “Thà bỏ việc chứ không bỏ thuốc lá!” … Sử dụng chất có cồn trong
giờ làm việc là một vấn đề phổ biển hiện nay ở các công sở. Thật ra ra không nhiều
người muốn như vậy, nhưng việc trao đổi thông tin, quan hệ công tác giữa các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên, đi liền với đó là quan hệ giao
tiếp thông qua tách trà, ly rượu, đã tiếp khách thì thường là phải có rượu, bia, nếu
không thì e không phải đạo, không hiếu khách, mà đã tiếp khách thì cả chủ và khách
đều phải vui vẻ, nhiệt thành, tạo nên không gian văn hoá ẩm thực rất đa dạng và chứa
đựng nhiều cảm xúc. Nếu việc giao lưu ẩm thực ở mức độ vừa phải thì không sao,
song thực tế thường hay quá đà, đây đã làm mất thời gian, tổn hại sức khoẻ và gây
lãng phí tiền bạc của tập thể, cá nhân.
Lãng phí là một biểu hiện thiếu văn hóa hiện nay ở một số công sở. Lãng phí
thời gian làm việc: Buôn chuyện tại công sở, làm việc riêng trong giờ hành chính hoặc
trong thời gian đi công tác. Lãng phí nguồn lực công như: Tiền điện thoại, tiền điện,
vật tư văn phòng… Đỉnh điểm của sự lãng phí đó là lãng phí cơ hội. Xét trên góc độ
tổ chức, nếu công sở không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hoàn thành nhưng chậm
tiến độ, hiệu quả không cao thì chắc chắn sẽ lãng phí (giảm đi) sự kỳ vọng, tin tưởng
từ bên ngoài đối với công sở. Ở khía cạnh cá nhân, nếu anh không hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao hoặc chậm trễ tiến độ thì anh sẽ mất cơ hội cho những lần giao
nhiệm vụ tiếp theo.


Đây là hình ảnh minh họa cho việc thực hiện giải quyết công việc một cách kỷ
luật, văn minh:

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA
CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
3.1 Tình hình thực tế hiện nay
Việc thực thi văn hóa công sở không chỉ mang lại ý nghĩa thiết thực trong viejc

xây dựng lề lối, tác phong, phong cách ứng xử văn hóa chuẩn mực của cán bộ công
chức nhà nước, nhất là cán bộ công chức chính quyền cơ sở, nơi hàng ngày tiếp xúc,
gặp gỡ, giải quyết công việc của các tổ chức và cá nhân, mà còn mang lại niềm phấn
khởi cho nhân dân trong việc khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho
nhân dân.


Môi trường văn hóa công sở đang được các nhà khoa học môi trường cũng như
các nhà văn hóa rất quan tâm. Nhà nước đang trong tiến trình cải cách hành chính,
xây dựng công sở văn minh. Nhiều công sở đã được cấp bằng “Công sở văn hóa” Tuy
nhiên vẫn còn một số cơ quan chưa thực hiện tốt văn hóa công sở.
Việc thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện cải cách thủ tục hành chính và nhất
là thực hiện quy chế văn hóa cong sở, quy tắc ứng xử ở một số địa phương vẫn còn
nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Có địa phương từ chối việc giữ xe cho khách với lý do
duy nhất “ không có tiền ” mặc cho người dân tự lo liệu lấy việc giữ xe và giải quyết
công việc hành chính của mình. Và điều đáng buồn hơn, đáng ngại hơn chính là thái
độ quan liêu bình thản và vô cảm thiếu trách nhiệm của một số cán bộ, công chức.
3.2 Những hạn chế
- Lãng phí thời gian trong công sở:
Thực tế hiện nay, công việc và những đòi hỏi đã khiến cho các nhân viên công
sở phải làm việc với cường độ cao chịu nhiều áp lực và nhiều người trong số họ luôn
mong muốn một ngày phải 48 tiếng hoặc hơn như thế. Vậy nhưng, có một số nhân
viên lại mắc chứng bệnh biến mình thành người bận rộn mặc dù họ hoàn toàn kiểm
soát được thời gian của mình trong khả năng cũng như công việc dành cho họ.
- Nhân viên biến công sở thành nhà riêng: Không ít cán bộ, công chức tới cơ
quan để ăn sáng, uống café, tắm, gội và ngủ công sở bỗng chốc biến thành nhà riêng
của họ.
- Cán bộ, công chức thường mất tập trung trong giờ làm việc
- Sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan:
Trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của bất cứ cơ quan, cấp hành

chính nào cũng đều có sự phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cơ quan chủ quản
với cơ quan hữu quan, giữa các đơn vị, bộ phận và giữa các cán bộ, công chức trong


cùng cơ quan, cấp hành chính với nhau. Hình thức và nội dung của sự phối hợp quản
lý và thực thi công vụ bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất,
phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực, tài chính, xác định nội
dung công việc và phạm vi trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân được phân công thực
hiện những nhiệm vụ chung.
- Thiếu lịch sự trong giao tiếp dân
Quan hệ giữa công chức và công dân là quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ, trong
đó “ Cán bộ, công chức là công bộc của dân ” như Hồ Chí Minh đã nói. Nhưng vẫn
còn có những cán bộ, công chức lạm dụng quyền hành để làm khó người dân.
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
- Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu và lối sống cũ còn nặng nề.
- Ảnh hưởng mà cơ chế quản lý cũ còn lớn, việc đổi mới thời gian còn ngắn
chưa đủ để chúng ta xóa hẳn được tư duy của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp và tích lũy được các kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật.
- Hệ thống pháp luật còn trong thời kỳ đổi mới nên chưa hoàn thiện, ổn định về
các chuẩn mực. Hệ thống pháp luật hiện nay còn thiếu tính toàn diện, đồng bộ. Chất
lượng các văn bản chưa cao, nhiều quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu ổn định,
công tác hệ thống hóa pháp luật không được tiến hành thường xuyên gây khó khăn
cho việc tiếp cận, nhận thức và thực hiện pháp luật.
- Chế độ trách nhiệm cá nhân chưa được đề cao trong các hoạt động pháp lý
thực tiễn.
- Nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp, các địa phương chưa
đầy đủ, không có mối quan hệ qua lại giữa văn hóa công sở với hiệu quả năng suất
của công việc tại công sở.



- Cán bộ, công chức chưa đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa
- Trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện quy chế văn hóa nơi công sở là một
yếu tố cơ bản phản ánh tinh hoa văn hóa nơi công sở.
- Môi trường pháp lý chưa nghiêm túc dẫn đến thiếu ý thức trong việc thực hiện
pháp luật.
- Thực tế cho thấy còn không ít cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính
nhà nước hiện nay làm việc thiếu tích cực. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhiều cán bộ bảo
thủ trong cách nghĩ, cách làm thiếu sự năng động, sáng tạo; cách làm việc quan liêu;
không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm dẫn
đến sự trì trệ về phương thức hoạt động trong các cơ quan hành chính khi người dân
kêu ca về tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm.
3.4 Giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà
nước
Thực trạng trên cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp,
các địa phương chưa đầy đủ, không thấy được mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn
hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở. Chúng ta còn thiếu các
chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu đào tạo, bồi dưỡng
về văn hóa công sở. Để giải quyết điều đó, theo tôi cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp cơ bản sau:
Một là, Tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho cán bộ
lãnh đạo, đội ngũ CBCC và nhân dân.
Văn hoá công sở là một trong những vấn đề nhạy cảm; yếu tố nhận thức là vấn
đề then chốt để mỗi cán bộ lãnh đạo, đội ngũ CBCC và toàn thể nhân dân hiểu được
vai trò, trách nhiệm của chính mình và từ đó nâng cao các hành vi văn hoá công sở và


là một trong những điều kiện cần và đủ để đội ngũ CBCC thay đổi quan niệm, cung
cách làm việc tiến dần đến chuẩn “Chuyên nghiệp và hiện đại”.
Đối với người cán bộ lãnh đạo cần phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có
điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu

quả công tác sẽ cao; quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ
của một số CBCC về thái độ, hành vi ứng xử với nhân dân từ những việc làm rất nhỏ
như bố trí người giữ xe; cảnh trí nơi làm việc, ghế, bàn, nước uống... nhằm góp phần
xây dựng hình ảnh người CBCC “Trung thành – Tận tụy – Sáng tạo – Gương mẫu”,
của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ngày càng
trong sạch, vững mạnh.
Hai là, Các cơ quan công sở cần ban hành quy chế văn hóa với nội dung cụ
thể, rõ ràng mang tính khả thi cao; có bản cam kết thực hiện của mỗi phòng ban,
đơn vị trực thuộc; có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ.
Để quy chế văn hóa công sở đạt hiệu quả cao trước hết cần phải xây dựng quy
chế một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và phải phù hợp với điều kiện của từng cơ quan,
tổ chức để mọi người phấn đấu; cần có quy định về thưởng, phạt đúng mức đối với
những CBCC làm tốt và chưa tốt.
Xây dựng công sở văn minh là một hướng đi đúng, có tính tất yếu song cần đi
vào thực chất chứ không nên dừng lại ở hình thức, chạy theo thành tích. Quy chế văn
hóa công sở sẽ không thể đạt kết quả cao nếu chỉ biết hô khẩu hiệu hoặc quy định rồi
bỏ đó. Vì vậy, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng
giao tiếp ở công sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của cán bộ lãnh
đạo, đồng thời phải biết quan tâm đến ý kiến của những người dân có tham gia vào
lĩnh vực phụ trách để có những điều chỉnh kịp thời.
Ba là, Phải có sự thống nhất về nhận thức chung, xem thực hiện văn hóa
công sở chính là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi CBCC cũng


×