Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng internet cho HS nhằm tăng hứng thú, kết quả học tập phần văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 môn ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 55 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn sáng kiến
Trong nhà trường, bộ mơn Ngữ văn có một vị trí vơ cùng quan trọng. Môn
học không chỉ trang bị những tri thức về Văn học mà cịn góp phần giáo dục tư
tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách cho các em HS.
Phần nội dung văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng
Tám năm 1945 môn Ngữ văn lớp 11( Ban cơ bản) đều là những tác phẩm tiêu
biểu, xuất sắc của những tên tuổi lớn như Nam Cao, Xuân Diệu, Tố Hữu ...Tuy
nhiên để cảm thụ, tìm hiểu sâu sắc những tác phẩm này tơi thấy HS gặp rất nhiều
khó khăn. Cụ thể:
Thứ nhất là, nếu như các môn học Lịch sử, Địa lý, bản thân mỗi bài học
trong sách giáo khoa đã là một nguồn tri thức trực tiếp cho các em tiếp nhận thì
phần quan trọng nhất của sách giáo khoa Ngữ văn lại là các tác phẩm văn học kiến thức học sinh cần tiếp nhận không dừng lại ở tác phẩm mà là ở những giá trị
tư tưởng, thẩm mỹ, những thông điệp tư tưởng, nghệ thuật nhà văn muốn gửi
gắm, biểu hiện trong tác phẩm. Để hiểu tác phẩm văn học HS phải đọc, tưởng
tượng, liên tưởng, tư duy, khái quát, suy luận... mới tìm ra được các tầng ý nghĩa
tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. Vì thế, địi hỏi GV phải gợi dẫn, phải có
nguồn thơng tin, sự hướng dẫn từ các nguồn tài liệu khác trong đó có tài liệu từ
internet.
Thứ hai là, phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng
Tám năm 1945 mơn Ngữ văn lớp 11 có dung lượng kiến thức rộng, trừu tượng
cùng với số lượng tác phẩm lớn, thời gian học trên lớp ít.
Thứ ba là, các nguồn tài tiệu tham khảo nhằm củng cố, bồi dưỡng, mở
rộng kiến thức của HS, nhà trường hết sức hạn chế. Đây là những nguyên nhân
đang khiến cho HS thấy việc học tập mơn Ngữ văn khó khăn, nặng nhọc và mệt
mỏi.
Thứ tư là, GV đã ứng dụng CNTT tương đối tốt vào soạn giáo án, soạn
giảng bài giảng điện tử, khai thác các phần mềm hỗ trợ giảng dạy... nhưng lại

1



chưa hoặc rất ít hướng dẫn HS kĩ năng khai thác mạng internet để tạo hứng thú,
nâng cao kết quả học tập cho HS.
Thứ năm là, Internet giúp HS có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh
vực, cập nhật được thơng tin cách nhanh chóng, tiện lợi. Qua internet HS có thể
tự học tập ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào; Qua mạng internet HS mở rộng giao tiếp,
trở nên năng động, tự tin, hứng thú và say mê học tập từ đó kết quả học tập cũng
được nâng cao, hình thành nhiều kỹ năng và tri thức mới bổ ích.
Nguồn tài liệu trên internet hết sức đa dạng và phong phú với nhiều chủ đề,
và hình thức thể hiện. Trên mạng internet có rất nhiều trang web đăng tải các tài
liệu viết, tài liệu hình ảnh, tài liệu là video bài giảng, các bài học E- learning, tài
liệu củng cố, mở rộng, tài liệu ôn tập kiểm tra... để HS khai thác, tìm hiểu. Đối
với bộ mơn Ngữ văn, HS có thể khai thác tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác
của nhà văn, tài liệu về tác phẩm: nội dung và nghệ thuật, về phong cách tác giả...
được đăng tải miễn phí để phục vụ cho hoạt động học tập của mình.
Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng, khi tra cứu thông tin cịn mất
nhiều thời gian; nhiều nguồn thơng tin khác nhau nên thơng tin có thể bị sai lệch,
thiếu lành mạnh, nhiều HS lên mạng chỉ để giải trí, chơi game mất thời gian, tốn
tiền của khiến cho việc học tập ngày càng bê trễ, sút giảm.
Nhằm khai thác tốt những lợi ích mà mạng internet đem lại cũng như khắc
phục những khó khăn từ đặc trưng bộ mơn, khó khăn trong chính q trình khai
thác, sử dụng mạng internet trong học tập, đồng thời giảm áp lực, khiến việc học
tập của HS trở lên nhẹ nhàng hơn, các em tích cực, chủ động, hứng thú với mơn
học từ đó nâng cao kết quả học tập tôi đã chọn sáng kiến Một số biện pháp hình
thành kĩ năng sử dụng Internet cho HS nhằm tăng hứng thú, kết quả học tập
phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
môn Ngữ văn lớp 11( Ban cơ bản).
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng tài
liệu trên internet trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT.


2


- Đánh giá được thực trạng dạy học Ngữ văn nói chung, thực trạng khai thác
và sử dụng tài liệu trên internet trong mơn Ngữ văn nói riêng.
- Đề xuất một hệ thống các kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
và các biện pháp hướng dẫn hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên
internet theo hướng dạy học tích cực.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu
trong dạy học lịch sử nói chung từ đó đề xuất những kỹ năng khai thác và sử
dụng tài liệu trên internet.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học nói chung, thực trạng khai thác và sử
dụng tài liệu trên internet trong mơn Ngữ văn nói riêng.
- Nghiên cứu nội dung phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945 môn Ngữ văn lớp 11( Ban cơ bản) xác định các nội
dung có thể khai thác trên internet, từ đó đề xuất các biện pháp hình thành kỹ
năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet.
- Thực nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của việc hình thành kỹ năng
khai thác và sử dụng tài liệu trên internet cho HS trong học tập mơn Ngữ văn
theo hướng dạy học tích cực.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình hướng dẫn HS hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng nguồn tài
liệu trên internet trong học tập phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945 môn Ngữ văn lớp 11( Ban cơ bản).
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu sách báo, tạp chí,
internet… phương pháp dạy học Ngữ văn; phân tích nội dung chương trình, SGK
Ngữ văn lớp 11.

- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với GV, HS, điều tra để
đánh giá về thực trạng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong dạy học
Ngữ văn ở trường THPT; Thực nghiệm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên
cứu của sáng kiến.
3


1.6. Phạm vi, thời gian nghiên cứu của sáng kiến
* Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến
Về nội dung, sáng kiến tập trung nghiên cứu việc hình thành kỹ năng khai
thác và sử dụng tài liệu trên internet cho học sinh trong học tập phần văn học Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 mơn Ngữ văn lớp
11( Ban cơ bản).
Về hình thức tổ chức dạy học: tập trung vào bài học nội khóa.
Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: tiến hành
tại trường THPT Sốp Cộp.
* Thời gian nghiên cứu của sáng kiến
Thời gian thực hiện sáng kiến : Năm học 2015-2016.

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận
Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, CNTT đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ
bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học.
Nghị quyết số 36 - NQ/TW, ngay 01-7-2014 của Bộ Chính trị khóa XI về
đẩy mạng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế đã khẳng định “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục và đào tạo, số hóa tài liệu học tập, sách giáo khoa gắn

với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; tạo mọi điều kiện cho mọi lứa tuổi
được học và đào tạo”. Triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15-4/2015 trong đó chỉ rõ:
“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức quản lý, nội
dung và chương trình đào tạo, phương thức dạy và học nhằm tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu
cầu phát triển đất nước”. Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28/9/2015 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015
– 2016, trong đó có nội dung “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”.
Như vậy, Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục đã chỉ rõ một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Ngành là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo
dục và đào tạo. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học cũng có những đổi mới trong
môi trường CNTT và truyền thông. Nếu trước kia GV nhấn mạnh tới phương
pháp dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và
phát triển cho HS các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia GV thường quan
tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì
nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của HS. Như vậy, việc
chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở
nên dễ dàng hơn. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng CNTT so với
5


phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp
những hình ảnh video, camera với âm thanh, văn bản… nhằm đạt hiệu quả tối đa
qua một quá trình học đa giác quan. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa
dạng được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi
không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích
cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Theo nhận định của

một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực
giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan và là một xu
hướng tất yếu.
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong sáng kiến
* Biện pháp: Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện
khoa học xã hội Việt Nam, biện pháp có nghĩa là: cách làm, cách
giải quyết một vấn đề cụ thể. Như vậy có thể hiểu: Biện pháp là
cách thức, con đường để đạt tới mục đích nhất định trong nhận
thức và trong thực tiễn.
*Khái niệm kỹ năng, kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet
Khái niệm kỹ năng :“Kỹ năng là phương thức tương đối hoàn chỉnh của
việc thực hiện những hành động bất kỳ nào đó. Các hành động này được hoàn
thành trên cơ sở của các tri thức, kỹ năng và kỹ xảo- những cái con người được
lĩnh hội trong quá trình hành động” - Ph.N Gơnơbơlin

[27, tr.14].

Theo từ điển tiếng Việt thì kỹ năng là “Khả năng vận dụng những kiến thức
thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [34, tr.56].
Như vậy, kỹ năng là khả năng của chủ thể có thể có được qua đào tạo, rèn
luyện để thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động với kết quả tốt.
Kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet là khả năng tìm kiếm,
chọn lọc thơng tin, tư liệu từ các trang web và thực hiện các hoạt động học tập để
đạt được mục tiêu đề ra.
*Các giai đoạn hình thành kĩ năng:
- Giai đoạn 1: GV giúp HS nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và
điều kiện hành động, đồng thời phải nắm vững các bước của kỹ năng.
6



- Giai đoạn 2: Là giai đoạn GV làm mẫu bằng các ví dụ minh họa cụ thể
qua các tiết học, bài học, HS sẽ “quan sát mẫu” và “làm thử theo mẫu”.
- Giai đoạn 3: Tiến hành luyện tập, luyện tập nhiều lần.
- Giai đoạn 4: Kiểm tra và điều chỉnh việc thực hiện kỹ năng của HS. Việc
kiểm tra giúp GV có thể nắm bắt được khả năng lĩnh hội kiến
*Internet: Internet được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác
nhau, ở đây chỉ xin được nêu ra dưới hai góc độ kỹ thuật và góc
độ thơng tin và ứng dụng. Ở góc độ kỹ thuật, Internet (thường
được đọc theo khẩu âm tiếng Việt là "in-tơ-nét") là một hệ thống
thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng cộng gồm các
mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền
thơng tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao
thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Đó là mạng của các mạng,
gồm nhiều mạng máy tính được nối với nhau thơng qua các
phương tiện viễn thơng trên tồn thế giới như vệ tinh viễn thông,
cáp quang, đường điện thoại… Khả năng truyền tải của những
phương tiện này vơ cùng lớn, có thể chứa nhiều loại thơng tin
như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động…
Ở góc độ thơng tin và ứng dụng: Internet là tên của một
nhóm

tài

ngun

thơng tin như dữ liệu, hình ảnh, hình ảnh động, phim, âm thanh,


trên


khắp

thế

giới, nó được bổ sung, luân chuyển và sử dụng bởi mọi người
trên toàn thế giới.
* Cơng cụ tìm kiếm: là một phần mềm nhằm cho phép người dùng tìm
kiếm và đọc các thơng tin có trong nội phần mềm đó, trên một trang Web, một
tên miền, nhiều tên miền khác nhau, hay trên toàn bộ Internet. Để tìm kiếm thơng
tin cập nhật thường xun, người sử dụng thường dùng Google (www.google.com).
Với kết quả tìm kiếm có độ thích hợp cao nhất, đây thực sự là một cơng cụ tìm

kiếm rất hữu ích cho người sử dụng Internet.
7


2.1.2. Yêu cầu khi khai thác, sử dụng tài liệu trên mạng internet phục học
tập
2.1.2.1. Phải gắn với mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học:
Tài liệu trên internet là phương tiện hữu hiệu giúp HS đạt được những mục
tiêu cụ thể đã đề ra đối với bài học về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Về kiến thức: cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, hệ thống, toàn diện
về tác giả, nội dung, nghệ thuật tác phẩm phù hợp với yêu cầu và trình độ của
HS.
Về kỹ năng: tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập, có
năng lực tự học, phát hiện, giải quyết vấn đề…
Về thái độ: giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, tình cảm cho HS, góp phần
vào việc đào tạo con người Việt Nam tồn diện.
2.1.2.2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học:
Vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học đang là một yêu cầu bức thiết.

Việc đưa các phương pháp dạy học tích cực và những kỹ thuật vào giảng dạy chỉ
thực sự có hiệu quả khi cả GV và HS đều chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ
học. Khai thác tài liệu trên internet không chỉ giúp HS chiếm lĩnh nguồn kiến
thức mà còn thúc đẩy phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, tư duy HS. Vì
thế, địi hỏi người GV phải hình thành cho HS kỹ năng khai thác và sử dụng tài
liệu trên internet. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của HS, góp phần đáp
ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
2.1.2.3. Phải góp phần bổ trợ, kết hợp với việc hình thành các kỹ năng khác
Khai thác tài liệu trên mạng internet không chỉ nhằm bổ trợ kiến thức bộ
mơn Ngữ Văn. Qua đó phải góp phần giúp HS nâng cao kỹ năng hiểu biết về
thông tin, công nghệ và truyền thơng (tìm kiếm thơng tin một cách nhanh chóng
và có hiệu quả, đánh giá thơng tin một cách nhanh chóng có phê phán và xác
đáng, sử dụng thơng tin một cách chính xác và sáng tạo cho vấn đề cần tìm hiểu);
hình thành kỹ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề (HS phải đưa ra những lý
lẽ vững chắc cho những gì mình hiểu, đưa ra những lựa chọn và những quyết
định phức tạp thông qua việc sử dụng tài liệu khai thác được); phát triển kỹ năng
8


phân tích, tổng hợp và so sánh những kiến thức khai thác được; Hoàn thiện kỹ
năng giao tiếp và hợp tác nhóm thơng qua việc diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng một
cách rõ ràng và hiệu quả qua hình thức nói và viết, khả năng tương tác, tinh thần
trách nhiệm với cơng việc của nhóm.
2.1.3. Các kỹ năng khai thác, sử dụng nguồn tài liệu trên internet cần hình
thành cho học sinh
Kỹ năng sử dụng các cơng cụ tìm kiếm
- Xác định các vấn đề có liên quan đến nội dung tìm kiếm: Đây là thao tác
quan trọng nhất khởi đầu cho việc tìm kiếm thơng tin trên mạng internet.
+ Xác định những từ liên quan đến nội dung tìm kiếm, đó là những từ hoặc
cụm từ đồng nghĩa, nhưng bị loại ra và những từ đó có liên quan

+ Xác định phạm vi tìm kiếm về ngơn ngữ (tiếng Anh hay tiếng Việt), dạng
dữ liệu (các trang web, hình ảnh, âm thanh, video…)
- Xác định từ khóa: Sau khi xác định những vấn đề liên quan ta xác định
từ khóa. Từ khóa là một từ hay cụm từ được khái qt hóa từ tài liệu muốn tìm
kiếm. Từ khóa có thể phản ánh một phần hay tồn bộ nội dung của tài liệu muốn
tìm. Từ khóa có thể phản ánh một phần hay toàn bộ nội dung của tài liệu muốn
tìm.
2.1.3.2. Kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu liên quan đến bài học
Kiến thức trên internet vốn là một loại kiến thức tổng hợp, nó có mối liên
hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội. Vì vậy, khi khai thác và
sử dụng tài liệu trên internet, GV phải có nhiệm vụ hướng dẫn, khuyến khích
hình thành cho HS kỹ năng thu thập, chọn lọc, sắp xếp tài liệu liên quan đến bài
học để kiến thức được khắc sâu hơn, kỹ hơn, rộng hơn trong trí óc HS. Trong đó
GV hướng dẫn cho HS hình thành kỹ năng thu thập, chọn lọc và sắp xếp tài liệu
thu thập được theo một hệ thống sau:
- Nhóm tài liệu về tác giả, sự nghiệp, quan điểm, phong cách sáng tác.
- Nhóm tài liệu về nội dung, nghệ thuật, các khía cạnh tác phẩm.
- Nhóm tài liệu hình ảnh tác giả, tác phẩm, Video bài giảng, ngâm thơ...

9


Kỹ năng sử dụng tài liệu để trao đổi, thảo luận trong nhóm
Khi khai thác và sử dụng tài liệu trên internet, giáo viên cần tổ chức trao
đổi, thảo luận để phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Thực chất đó là việc
GV tổ chức các hoạt động học tập thông qua sử dụng hệ thống các câu hỏi để HS
trả lời hoặc các em có thể trao đổi với nhau dưới sự chỉ đạo của GV. Trong q
trình dạy học phải căn cứ vào mục đích, nội dung dạy học cụ thể, đối tượng HS
để vận dụng các dạng trao đổi, thảo luận thích hợp…. GV có thể tổ chức cho HS
trao đổi, thảo luận nhằm tái hiện kiến thức cũ tạo cơ sở tiếp thu kiến thức mới,

tìm tịi phát hiện kiến thức, phân tích, khái quát, đánh giá để tìm ra bản chất hoặc
củng cố, kiểm tra kiến thức. Mặt khác, thảo luận là dựa vào sự trao đổi ý kiến
giữa HS với nhau trong nhóm học tập về một chủ đề cụ thể. Trao đổi, thảo luận
tạo ra sự tiếp xúc trực diện giữa các HS trong nhóm học tập và sự tự do trao đổi
quan điểm, ý tưởng, kinh nghiệm cá nhân. Nó khơng chỉ giúp HS tham gia chủ
động vào q trình học tập mà cịn giáo dục tính độc lập, tính năng động tư duy
phê phán, biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết chính xác hóa quan điểm cá
nhân và hình thành chính kiến của mình.
Kỹ năng sử dụng tài liệu trên internet kết hợp với SGK và với ghi
của học sinh
Chúng ta đã biết SGK là tài liệu cơ bản, nhưng đối với GV và HS, SGK
không thể là tài liệu duy nhất. Để hiểu sâu sắc tác phẩm văn học phải bổ sung
nhiều loại tài liệu tham khảo liên quan để giúp HS hiểu rõ hơn những nội dung
SGK và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đây là kỹ năng cơ bản của việc
khai thác và sử dụng tài liệu trên internet. Nó khơng chỉ giúp HS nhớ mà còn
khắc sâu kiến thức. SGK là nguồn tài liệu chủ đạo, quan trọng bởi SGK đã cung
cấp kiến thức cơ bản nội dung về tác giả, tác phẩm. Các nguồn tài liệu khác là
nguồn kiến thức bổ trợ, làm cho quá trình cảm thụ tác phẩm thêm phong phú,
sinh động hơn. Do đó khi sử dụng tài liệu trên internet phải kết hợp với SGK và
vở ghi của HS.
Khi kết hợp tài liệu khai thác trên internet với SGK và vở ghi của HS sẽ
nảy sinh nhiều vấn đề buộc người học phải suy nghĩ, giải quyết, chọn
10


lựa, đánh giá, phê phán. Trong mối quan hệ tương tác giữa người học với tài
liệu học tập người học phải luôn chủ động suy nghĩ, suy nghĩ độc lập, liên
tưởng, tưởng tượng và điều quan trọng là phải có được ý kiến riêng có cơ sở
chứng minh được chứ khơng phải ý kiến cảm tính.
2.1.4. Các mức độ hình thành kỹ năng

Nội dung

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

(HS chưa có kỹ năng

(HS đang hình thành

(HS có kỹ năng)

hoặc ở mức thấp)
- Chưa xác định được
những từ liên quan đến
Kỹ năng sử
dụng các cơng
cụ tìm kiếm

nội dung tìm kiếm.
- Chưa xác định được
từ khóa

kỹ năng)
- Bước đầu xác định
được phạm vi tìm
kiếm về ngơn ngữ,
dạng dữ liệu và thời

gian
- Xác định được từ
khóa

Kỹ năng thu
thập chọn lọc
và sắp xếp tài
liệu liên quan

cơng cụ tìm kiếm,
xác định được mục
đính tìm kiếm
- Tìm kiếm được
tài liệu trên internet
theo từ khóa.

Các loại tài liệu thu
thập được còn rườm

Thu thập chọn lọc và

lọc được những tài liệu rà, chưa có chọn lọc,

sắp xếp được tài liệu

liên quan đến bài học.

chưa cô đọng, xúc

theo một hệ thống và


tích.

logic.

Chưa thu thập, chọn

đến bài học
Kỹ năng trao

- Chưa tổ chức được

đổi, thảo luận

thảo luận nhóm;

qua những tài

- Nội dung không sát

liệu thu thập

với chủ đề được yêu

được

- Sử dụng tốt các

cầu.
- Trình bày nội dung


Kỹ năng sử

còn lúng túng.
- Chưa biết kết hợp

dụng tài liệu
trên internet

- Đã tổ chức được
thảo luận nhóm
- Nội dung trao đổi
chưa đầy đủ..
- Đã trình bày được
nội dung.

- Nội dung trao đổi
đầy đủ, tài liệu, thời,
tranh ảnh phong phú.
- Đã trình bày tốt
được nội dung.

- Có kết hợp tài liện

.- Kết hợp tốt tài liệu

tài liện trên internet –

trên internet – SGK –


trên internet – SGK –

SGK – vở ghi

tài liệu khác

tài liệu khác.

kết hợp với
11


SGK và vở ghi

2.1.5. Trọng tâm kiến thức những tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ
XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở chương trình ngữ văn 11 ( Cơ
bản).
Những tác phầm văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng
tháng Tám năm 1945 trong chương trình ngữ Văn 11 (ban cơ bản) được chia đều
ở cả hai học kỳ với tổng số bài học và số tiết khá lớn. Học kỳ I học chính thức 3
tác phẩm, 1 đoạn trích đó là Hai đứa trẻ - Thạnh Lam, Chữ người tử tù- Nguyễn
Tuân, Chí Phèo – Nam Cao, đoạn trích Hạnh phúc một tang gia – trích Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng. Những tác phẩm này đều thuộc thể loại tự sự, có dung lượng
lớn, dạy từ hai tiết trở lên với tổng số tiết dạy cho phần này là 12 tiết. Ở học kỳ II,
với thời lượng 10 tiết HS tìm hiểu 7 tác phẩm chính Lưu biệt khi xuất dương Phan Bội Châu, Hầu trời-Tản Đà, Vội Vàng - Xuân Diệu, Tràng giang - Huy
Cận, Đây thôn Vĩ Dạ-Hàn Mặc Tử, Chiều tối – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu.
Nội dung trọng tâm kiến thức của những tác phẩm học chính khóa như sau:
1) Hai đứa trẻ - Thạch Lam:
Với tác phẩm Hai đứa trẻ, GV cần hướng dẫn học sinh cảm nhận được bức
tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận

của hai đứa trẻ; niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh
tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu
những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ. Đây cũng là tác phẩm vừa đậm
đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ, là truyện tâm tình với
lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự. Qua tìm hiểu tác phẩm học sinh thấy được nét
độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
2) Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân:
Nguyeãn Tuân ( 1910-1987 ) nhà văn nổi tiếng của
nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ơng sinh ra trong gia đình nhà nho
khi Hán học đã tàn. Viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, tùy bút, truyện ngắn…
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù có thể thấy nổi bật là hình tượng nhân vật
12


Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa, khí phách của một trang anh hùng
nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh
tài. Tác phẩm cũng cho thấy quan niệm về cái đẹp và tấm lịng u nước kín đáo
của Nguyễn Tn. Về mặt nghệ thuật Nguyễn Tuân đã xây dựng tình huống
truyện độc đáo; tạo khơng khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương
phản, ngơn ngữ giàu tính tạo hình.
3) Chí Phèo – Nam Cao:
Trong những tác giả được chọn giảng ở chương trình ngữ văn 11(cơ bản),
Nam Cao là tác giả duy nhất được giành thời lượng 1 tiết để tìm hiểu. Với phần
tác giả GV cần giúp HS nắm được cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các
đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Về phần
tác phẩm Chí Phèo HS hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ
của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo; Hiểu
được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm như xây dựng những nhân vật
điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do

nhưng lại rất chặt chẽ, logic; Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu
kịch tính; Ngơn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên; giọng
điệu đan xen, biến hóa, trần thuật linh hoạt….
4) Hạnh phúc một tang gia ( Trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
Ở đoạn trích Hạnh phúc một tang gia ( Trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng, học
sinh thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước
Cách mạng; Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm. Thái độ
phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khốc áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực
chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại
đạo đức con người. Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của
Vũ Trọng Phụng: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng
chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm.
5) Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu

13


Phan Bội Châu là nhà yêu nước và cách mạng lớn, “vị anh hùng, vị thiên
sứ, đấng xả thân vì độc lập đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại
văn chương trữ tình chính trị. Lưu biệt khi xuất dương được viết trong buổi chia
tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản. Cảm nhận được vẻ đẹp của nhà chí sĩ cách
mạng Phan Bội Châu; Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong
buổi ra đi tìm đường cứu nước. Giọng thơ tâm huyết sục sôi, đầy sức lôi cuốn.
Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Ngơn ngữ khống đạt, hình ảnh kì vĩ
sánh ngang tầm vũ trụ.
6) Hầu trời – Tản đà:
Tản Đà là thi sĩ mang đầy đủ tính chất “con người của hai thế kỉ” cả về
học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương. Ơng có vị trí đặc biệt quan trọng
trong nền văn học Việt Nam – gạch nối giữa văn học trung đại và văn học hiện
đại. Khi học Hầu trời học sinh cần hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và

quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà; Những cách tân nghệ thuật trong bài
thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn
ngữ sinh động,...
7) Vội vàng – Xuân Diệu:
Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1938 ), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ
khẳng định vị trí của Xuân Diệu - thi sĩ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Bài
thơ đã thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm
mĩ mới mẻ của Xuân Diệu. Phần đầu bài thơ là niềm ngất ngây trước cảnh sắc
trần gian và nêu những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng. Đó là những phát hiện và
say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì
thú và qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất và quyến
rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Trong nỗi băn khoăn về sự ngắn
ngủi, mong manh của kiếp người trong sự trơi chảy nhanh chóng của thời gian,
ơng nhận thấy thời gian vũ trụ là thời gian tuyến tính, một đi khơng trở lại. Từ đó
nhận thấy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai
tàn, phơi pha, mịn héo. Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường, trong khi
đó thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi, nên chỉ còn một cách là
14


phải sống vội: chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đủ đầy với từng phút giây
của sự sống – “Sống tồn tâm, tồn trí, tồn hồn/Sống tồn thân và thức nhọn
giác quan”.
8) Tràng giang – Huy Cận:
Với Tràng giang, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tơi cơ đơn trước
thiên nhiên rộng lớn qua đó bài thơ thể hiện niềm khát khao hòa nhập với cuộc
đời và lịng u nước thiết tha. Khi tìm hiểu bài thơ GV cần giúp học sinh cảm
nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
Ở khổ thơ một ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền
nhỏ nhoi, lênh đênh, trơi dạt trên dịng sơng rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác

buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa. Câu bốn mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời
thường: cánh củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp
người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời. Khổ thơ hai bức tranh tràng giang được hoàn
chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều
đã vãn,... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào
tĩnh lặng, cơ đơn, hiu quạnh. Huy Cận tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang
khi ở khổ thơ thứ ba với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và
những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ đã đẩy nỗi buồn, cảm giác chia lìa nên tột
đỉnh. Hai câu đầu khổ thơ thứ tư cảnh có sự chuyển sắc mạnh mẽ: cảnh kì vĩ, nên
thơ. Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của
Huy Cận. Về nghệ thuật bài thơ đã thể hiện những nét phong cách nghệ thuật thơ
Huy Cận: Sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, tính chất suy tưởng và triết
lí,...
9) Đây thơn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh. Ơng là một trong những nhà
thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới, “ngôi sao chổi trên bầu
trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên). Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ viết năm 1938, in
trong tập Thơ Điên, được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn
Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Đọc bài thơ ta thấy toát nên vẻ đẹp thơ mộng,
đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con
15


người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. Đây là bài thơ thể hiện rõ phong
cách thơ Hàn Mặc Tử: một hồn thơ ln quằn quại u, đau, trí tưởng tượng
phong phú, hình ảnh thơ có sự hịa quyện giữa thực và ảo.
10) Chiều tối – Hồ Chí Minh
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, nghị lực kiên cường
vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và

hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
11) Từ ấy – Tố Hữu
Tố Hữu được ví như “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con
người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống Niềm vui
và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm,... của người
thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Bài thơ có ba khổ thơ: Khổ một
là niềm vui lớn khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng
đã mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và
tình cảm. Khổ hai là lẽ sống lớn. Nhà thơ đã tự nguyện và quyết tâm vượt qua
giới hạn của cái tơi cá nhân để sống chan hịa với mọi người, với cái ta chung để
thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó khẳng định mối liên hệ sâu
sắc với quần chúng nhân dân. Khổ ba khép lại bài thơ là tình cảm lớn. Từ những
nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới Tố Hữu tự xác định mình là thành viên của đại
gia đình quần chúng lao khổ. Về nghệ thuật, đọc bài thơ ta thấy hình ảnh tươi
sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, giọng thơ sảng
khoái, nhịp điệu thơ hăm hở,...
2.1.6. Định hướng khai thác nguồn tài liệu viết trên mạng Internet.
Đề hướng dẫn HS hình thành kĩ năng và thường xuyên yêu cầu HS khai
thác, sử dụng tài liệu trên internet vào quá trình học tập phần tác phẩm văn
học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 môn
Ngữ văn lớp 11( Ban cơ bản), tôi xây dựng định hướng những nội dung khai
thác, sử dụng nguồn tài liệu trên mạng internet như sau:
16


Tác

Mức độ cần đạt


phẩm

Định hướng nội dung khai thác trên
internet:

- Trình bày được những
nét chính về cuộc đời, sự
nghiệp tác giả.

-Tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác.

- Hiểu được sự cảm - Một số sáng tác của Thạch Lam
thơng sâu sắc của Thạch - Tài liệu phân tích diễn biến tâm trạng
Lam đối với cuộc sống nhân vật Liên; cảnh phố huyện nghèo;
Hai đứa quanh quẩn buồn tẻ của cảnh đợi tàu; chất lãng mạn, chất thơ
trẻ

những người nghèo phố trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

-Thạch

huyện và sự trân trọng - Tài liệu phân tích giá trị nhân đạo của

Lam

của nhà văn trước mong tác phẩm; Phong cách sáng tác của nhà
ước của họ về một cuộc văn.
sống tươi sáng hơn

- Tài liệu hình ảnh về tác giả, tác phẩm;


- Thấy được một vài nét Video bài giảng, Bài học e-learning:
độc đáo trong bút pháp
nghệ thuật của Thạch
Lam
- Cảm nhận được vẻ đẹp
của hình tượng nhân vật
Huấn Cao; quan điểm

- Tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;
Một số sáng tác tiêu biểu (Vang bóng
một thời) của Nguyễn Tn.

Chữ
- Tài liệu phân tích hình tượng nhân vật
người thẩm mĩ và tình cảm yêu
Huấn Cao; Viên quản ngục; Cảnh cho
tử tùnước kín đáo của nhà văn
Nguyễn
chữ ; Nghệ thuật xây dựng tình huống
Tuân
Nguyễn Tuân;
truyện độc đáo.
- Thấy được những đặc
- Tình hiểu những hình ảnh về tác giả,
sắc nghệ thuật của thiên
tác phẩm; nghệ thuật thư pháp Việt Nam
truyện.
Video bài giảng, Bài học e-learning:
Chí

- Nắm được cơ bản về - Tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;
Phèo –
tiểu sử, quan điểm nghệ Một số sáng tác tiêu biểu.
Nam
Cao
thuật, các đề tài chính, tư - Tài liệu Phân tích tác phẩm, hình tượng
17


tưởng chủ đạo và phong
cách nghệ thuật của Nam
Cao.

nhân vật Chí Phèo; Bá Kiến; Giá trị hiện

- Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm;
thực và nhân đạo sâu sắc, - Tài liệu hình ảnh về tác giả, tác phẩm;
mới mẻ của tác phẩm qua làng Vũ Đại
việc phân tích các nhân - Tài liệu về Cảm nhận tác phẩm ở góc
vật, đặc biệt là nhân vật độ điện ảnh; Video bài giảng, Bài học eChí Phèo;

learning.

- Thấy được một số nét
nghệ thuật đặc sắc của
tác phẩm.
Hạnh
phúc
một
tang gia

( Trích
Số đỏ)Vũ
Trọng
Phụng
Lưu
biệt khi
xuất
dương
– Phan
Bội

- Thấy được bản chất lố
lăng, đồi bại của xã hội
thượng lưu thành thị
trước Cách mạng;
- Hiểu được những nét
đặc sắc trong nghệ thuật
trào phúng của Vũ Trọng
Phụng

- Tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;
Một số sáng tác tiêu biểu( Số đỏ).
- Tài liệu phân tích nghệ thuật trào
phúng của đoạn trích; giá trị hiện thực
của đoạn trích.
- Tài liệu về những hình ảnh về tác giả,
tác phẩm; phim chuyển thể tác phẩm;
Video bài giảng, Bài học e-learning.

- Cảm nhận được vẻ đẹp - Tài liệu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;

của nhà chí sĩ cách mạng Một số sáng tác tiêu biểu.
Phan Bội Châu,

- Tài liệu viết phân tích về nội dung,

- Thấy được đặc sắc nghệ nghệ thuật của tác phẩm
thuật của bài thơ.

- Tài liệu Những hình ảnh về tác giả, tác
phẩm; phong trào Đông du

Châu
Hầu

- Hiểu được ý thức cá - Tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;

trời –

nhân, ý thức nghệ sĩ và Một số sáng tác tiêu biểu.

Tản đà

quan niệm mới về nghề - Tài liệu phân tích về được nội dung,

18


văn của Tản Đà.

nghệ thuật của tác phẩm; Cái tôi, chất


- Thấy được những cách ngông của Tản Đà.
tân nghệ thuật trong bài - Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm;

Vội
vàng –
Xuân
Diệu

thơ.
Audio ngâm thơ; bài giảng
- Cảm nhận được lòng
- Tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;
ham sống bồng bột, mãnh
Một số sáng tác tiêu biểu ( tập Thơ thơ)
liệt và quan niệm nhân
- Những tài liệu phân tích, bình giảng về
sinh, thẩm mĩ mới mẻ
những giá trị nội dung, nghệ thuật tác
của Xuân Diệu.
phẩm; Chất thơ, chất lãng mạn trong Vội
- Thấy được sự kết hợp
vàng; Cái tơi của Xn Diệu trong Vội
hài hịa giữa mạch cảm
vàng; Cái mới trong thơ Xuân Diệu.
xúc dồi dào và mạch triết
- Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm;
luận sâu sắc của bài thơ
Audio ngâm thơ; Video bài giảng, Bài
cùng sáng tạo trong hình

học e-learning.
thức thể hiện.
- Cảm nhận được nỗi sầu
của cái tôi cô đơn trước
vũ trụ rộng lớn, niềm

Tràng
giang –
Huy
Cận

khát khao hòa nhập với - Các tài liệu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;
cuộc đời và lòng yêu quê Một số sáng tác tiêu biểu.
hương đất nước tha thiết - Tài liệu phân tích, tìm hiểu nội dung,
của tác giả.

nghệ thuật; Chất cổ điển, hiện đại trong

- Thấy được được việc sử bài thơ;
dụng

nhuần

nhuyễn - Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm,

những yếu tố thơ cổ điển sông Hồng; Audio ngâm thơ; bài giảng
Đây
thôn Vĩ

trong một bài thơ mới.

- Cảm nhận được tình - Tài liệu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;
yêu đời, lòng ham sống Một số sáng tác tiêu biểu.

Dạ -

mãnh liệt mà đầy uẩn - Tài liệu về phân tích, bình giảng nội

Hàn

khúc

qua

bức

Mặc Tử phong cảnh xứ Huế.

tranh dung, nghệ thuật bài thơ; Hồn thơ Hàn
Mặc tử qua Đây thôn Vĩ Dạ
19


- Nhận biết được sự vận
động của tứ thơ, của tâm - Những hình ảnh về tác giả, tác phẩm,
trạng chủ thể trữ tình và về Sơng Hương, thơn Vĩ Dạ, ngâm thơ;
bút pháp tài hoa, độc đáo Video bài giảng, Bài học e-learning.
của Hàn Mặc Tử.
- Tài liệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác;
- Cảm nhận được vẻ đẹp - Tài liệu về một số sáng tác tiêu biểu:
của tâm hồn Hồ Chí Nhật ký trong tù.

Minh: sự kết hợp hài hịa - Tài liệu về phân tích, bình giảng nội
Chiều

giữa chiến sĩ và thi sĩ, dung, nghệ thuật của tác phẩm ; Phân

tối – Hồ giữa yêu nước và nhân tích các khia cạnh như chất cổ điển, hiện
Chí
Minh

đạo.

đại, chất thép trong bài thơ. Chất thép

- Thấy được được sắc trong bài thơ...
thái vừa cổ điển vừa hiện - Những tài liệu hình ảnh về tác giả, tác
đại của bài thơ.

phẩm; Video bài giảng, Bài học elearning.

- Cảm nhận được niềm
vui lớn, lẽ sống lớn, tình
cảm lớn của Tố Hữu
trong buổi đầu gặp gỡ lí
tưởng cộng sản.

- Tài liệu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác.
- Tài liệu một số sáng tác tiêu biểu( Tập
thơ Từ ấy.
- Tài liệu về phân tích, bình luận nội


dung, nghệ thuật của tác phẩm;
Từ ấy – - Hiểu được sự vận động
Tố Hữu
- Tài liệu hình ảnh về tác giả, tác phẩm.
của tứ thơ và những đặc
Video bài giảng, Bài học e-learning.
điểm trong hình ảnh,
ngơn ngữ, nhịp điệu,...
2.1.7. Một số trang Web về Văn học:
Tài liệu học tập môn ngữ văn trên internet khá phong phú, đa dạng. Tài
liệu chữ viết, tài liệu là các video, clip bài giảng, là Audio đọc, ngâm thơ, Phim
chuyển thể tác phẩm văn học, hình ảnh về tác giả, tác phẩm... Tùy theo nội dung,
yêu cầu của bài học GV có thể hướng dẫn học sinh khai thác nguồn tài liệu thuộc các
20


nhóm nói trên để phục vụ nâng cao kết quả học tập. Dưới đây là một số trang Web GV có thể
định hướng cho HS:

Loại lài liệu

Trang Web
; /> /> />
Tài liệu về tiểu sử, sự

;

nghiệp sáng tác; các

;


tác phẩm văn học



/>
;
;
;

o

;
;
; .
;

Phân tích, bình luận

; />
tác phẩm; Các khía

/>
cạnh nội dung, nghệ

ttp://www.vienvanhoc.org.vn/

thuật tác phẩm; phong
cách tác giả...


;
;



;
;
;
; http:/khoavanhoc.edu.vn/;
/>
Tài liệu là các bài

/>
giảng của GV, giảng

;

viên nổi tiếng có uy

;

tín


21


Tài liệu là các Bài học />e-learning:

/>Vào đường dẫn sau:


Tài liệu là hình ảnh,

Tên hình ảnh/ image(hình ảnh)

phim chuyển thể

Tên phim/ video




Tài liệu ôn tập, kiểm



tra

/>


2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi:
Cho đến nay, từ nông thôn đến thành phố, từ vùng điều kiện kinh tế - xã
hội thuận lợi đến vùng sâu, vùng xa mạng Internet đã được các Công ty viễn
thông lắp đặt hệ thống truyền dẫn, phát sóng với diện rộng, đường truyền ổn
định, tốc độ cao. Với một khả năng kết nối mở, internet đã trở thành một mạng
lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội: thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, khoa học, văn hóa, xã
hội đặc biệt là trên lĩnh vực giáo dục.

Hiện nay, việc lắp đặt mạng internet được ngành giáo dục đặc biệt quan
tâm. Các nhà trường được sự quan tâm của các cấp nên cơ sở vật chất, hệ thống
các phòng đa năng, chức năng được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học hiện đại
phục vụ cho công tác dạy và học của GV, HS trong các nhà trường. Qua khảo sát
cho thấy trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và tại huyện Sốp Cộp nói riêng, đa
số các nhà trường từ mầm non đến THPT đều lắp đặt mạng internet. Mạng
internet không chỉ được kết nối với hệ thống máy tính cố định của Ban giám hiệu,
bộ phận văn thư, thư viện, phòng học tin học mà cịn qua hệ thống phát sóng
khơng dây Wifi. Tại trường THPT Sốp Cộp, nhà trường có hai thuê bao của hai
nhà mạng ( 01 của nhà mạng Viettel, 01 của nhà mạng Vinaphone) có 03 đầu phát
22


Wifi. Đó là những điều kiện cơ bản, thiết yếu để GV, HS có thể khai thác internet
phục vụ tốt cho cơng tác giảng dạy và học tập.
Về phía GV, nhìn chung đội ngũ GV có trình độ chun mơn vững vàng,
tâm huyết với nghề, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ; được Ban giám hiệu
nhà trường quan tâm, tạo điều kiện đã phát huy khả năng sáng tạo và năng lực
của bản thân. Hơn nữa, công tác tự học, tự rèn cho đội ngũ để tiếp cận kịp thời
theo yêu cầu đổi mới của ngành được thầy cô giáo tăng cường quan tâm. Mặt
khác đội ngũ GV trong các nhà trường phần lớn có máy tính bàn, máy tính xách
tay hoặc có di động kết nối mạng internet. Đa số Gv đã ứng dụng CNTT trong
hoạt động dạy học như soạn giáo án, thiết kế bài giảng điện tử, khai thác tranh
ảnh, một số tài liệu khác phục vụ cho giảng dạy. Đây là điều kiện thuận lợi giúp
cho giáo viên có điều kiện tự học, tự rèn về kỹ năng CNTT khai thác tài nguyên
mạng phục vụ cho công tác soạn giảng, hướng dẫn HS tự học.
Với HS, mạng Internet khơng cịn xa lạ. Trong chương trình THPT, bộ môn
tin học đã cung cấp cho các em những kiến thức về internet. Tại gia đình nhiều
em được bố mẹ trang bị máy tính để bàn, máy tính xách tay hoặc các phương tiện
điện tử khác như smatphons, Ipad có thể truy cập mạng internet. Chính vì thế đa

số học sinh THPT có những hiểu biết cơ bản về truy cập mạng internet và biết
cách truy cập, khai thác mạng. Đây là điều kiện thuận lợi để GV hướng dẫn các
em hình thành kỹ năng khai thác mạng internet phục vụ trong học tập.
Tóm lại, hiện nay các điều kiện và yếu tố giúp HS khai thác, sử dụng
Internet vào trong học tập là rất thuận lợi. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ xã hội,
gia đình, nhà trường đến HS ngày càng được đầu từ, phát triển. Nhận thức của
phụ huynh, GV và HS về vai trò, tác dụng mạng internet đối với đời sống, học
tập ngày được nâng cao. Đó là những điều kiện tốt nhất để GV rèn luyện kỹ năng
khai tháng mạng internet cho HS.
2.2.2. Khó khăn:
Mặc dù lợi ích đối với học tập từ Internet là rất lớn. Các điều kiện đáp ứng
nhu cầu khai thác ứng dụng mạng internet có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên những
khó khăn mà các em gặp phải cũng không nhỏ.
23


Đối với phụ huynh HS, Ngày nay khơng ít bậc phụ huynh cho rằng máy
tính với mạng internet chỉ là những trị tiêu khiển, trị giải trí mất thời gian tiền
bạc mà khơng đem lại lợi ích gì. Họ thường gắn với quan niệm HS ngồi vào máy
tính là sẽ chơi game, chat chít, facebook và sẽ sao nhãng việc học hành. Với suy
nghĩ Internet tiềm ẩn nhiều rủi ro cho con mình, nhiều phụ huynh đã cấm con em
mình sử dụng máy tính, truy cập Internet. Một số phụ huynh tuy có nhận thức
đúng đắn, tích cực biết được lợi ích của Internet trong học tập, nhưng lại lúng
túng trong việc định hướng, hướng dẫn con trong việc khai thác, sử dụng mạng
có hiệu quả. Và đây là trở ngại không nhỏ trên con đường tiếp cận Internet của
các em HS.
Đối với nhà trường, các thầy cô giao: Tuy nhiều GV đã nhận thức được
vai trò của việc khai thác và sử dụng tài liệu trên internet trong học tập Ngữ văn.
Nhưng phần lớn các tiết dạy học Ngữ văn, GV vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp
truyền thống: thuyết trình, diễn giảng… dẫn đến một bộ phận HS cảm thấy

khơng có hứng thú với mơn học, hoạt động học tập trở nên khó khăn, vất vả hơn.
Việc GV chưa thường xuyên khai thác và sử dụng tài liệu trên internet vào giảng
dạy cũng khiến cho hoạt động hướng dẫn HS sử dụng khai thác mạng vào học tập
chưa được quan tâm chú trọng đúng mức. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều lý
do: chưa được đào tạo kỹ năng khai thác mạng bài bản nên chưa biết cách khai
thác hiệu quả nhất, việc sử dụng những công cụ tìm kiếm, tra cứu như Google,
Yahoo, Altavista, hay kĩ năng chọn lọc từ khóa tìm kiếm phù hợp với mục đích
chưa được thành thạo; khơng có đủ thời gian; điều kiện cơ sở vật chất cịn hạn
chế; cho rằng khơng nhất thiết phải khai thác và sử dụng thông tin trên mạng; cá
nhân không thấy hứng thú… Mặt khác, khi hướng dẫn HS khai thác và sử dụng
tài liệu trên internet, đa phần GV áp dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân.
Kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên internet của HS chưa được GV chú ý
hình thành và rèn luyện thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, trong
khâu kiểm tra đánh giá, bản thân nhiều GV mới chỉ chú ý đến việc nắm kiến thức
của HS mà chưa tập trung đánh giá các kỹ năng thực hành, phát triển tư duy cho
các em.
24


Đối với học sinh: Đa số HS ở cấp học THPT biết đến Internet. Nhiều em
biết đến Internet từ cấp I, cấp II. Tuy nhiên việc HS sử dụng mạng internet để làm
gì? Thời gian truy cập bao lâu trong một ngày? Các em gặp những khó khăn gì
trong việc sử dung mạng internet? Đó là những câu hỏi được các bạc phụ huynh
và thầy cô giáo quan tâm. Để trả lời cho những câu hỏi đó tơi tiến hành khảo sát
ba lớp ( 11b5, 11b6, 11b7) do tôi trực tiếp giảng dạy với tổng số HS được hỏi
103 HS. Kết qua như sau:
* Thời gian truy cập mạng Internet của HS
Bảng 1: Khảo sát thời gian truy cập mạng Internet của HS:
Trả lời
Thời gian sử dụng Internet

Rất thường xuyên ( 6-8h/tuần)
Thường xuyên (3-5h/tuần)
Thỉnh thoảng
(1 –2h/tuần)
Chưa bao giờ ( 0 giờ/tuần)

SL

TL

(103 HS)
31
38
19
15

(%)
30.1
37.9
18.4
15.6

Có thể thấy tỉ lệ HS có truy cập mạng internet khá cao. Trong 103 em được
hỏi có tới 88 (85,4%) em cho biết là có sử dụng mạng internet. Trong đó các em
sử dụng thường xuyên từ 5h -7h/tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (38HS, 37,9%), tiếp
theo là rất thường xuyên với 31 em chiếm 30,1%. Tuy nhiên số em không thường
xuyên và chưa bao giờ sử dụng mạng cũng chiếm không nhỏ 34 em chiếm 34%.
Qua trao đổi tơi thấy phần lớn các em trong nhóm này gia đình có điều kiện kinh
tế khó khăn vì thế chưa có điều kiện mua sắm phương tiện kết nối mạng internet.
* Mục đích sử dụng internet của học sinh

Bảng 2: Khảo sát mục đích sử dụng internet của HS.

Trả lời
Mục đích sử dụng Internet
Cho học tập
Nghe nhạc, xem phim
Chơi game online
Xem tin tức, liên lạc, trò chuyện với bạn bè

SL

TL

(88HS)
11
23
13
41

(%)
12.5
26.1
14.8
46.6
25


×