Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Chợ Đồn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.12 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tiễn hoạt động của
một cơ quan trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước để vận dụng kiến thức
đã được học vào công việc cụ thể. Trong thời gian vừa qua được sự giới thiệu của
trường Đại học Nội vụ Hà Nội và sự tiếp nhận của Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn, em đã được chấp nhận thực tập tại phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, anh (chị) làm việc tại phòng Nội vụ
huyện Chợ Đồn đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập, cũng như cung
cấp tư liệu cần thiết giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Đồng thời,
em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã cung
cấp cho em nền tảng kiến thức lý luận vô cùng bổ ích trong bốn năm qua. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Lê Thị Lý đã nhiệt tình hướng
dẫn cho em trong quá trình hoàn thiện báo cáo thực tập này.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, em đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học
hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của Thầy, Cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài báo cáo độc lập của riêng em. Các số liệu sử
dụng phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong báo cáo do em tự hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nói chung và huyện
Chợ Đồn nói riêng. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác.
Sinh viên



Nguyễn Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ
Cán bộ, công chức
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Hội đồng nhân dân
Khoa học kỹ thuật
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Quản lý nhà nước

Từ viết tắt
CBCC
CNH – HĐH
CNXH
HĐND
KHKT
UBND
UBMTTQ
QLNN



MỞ ĐẦU
1. Lý do viết báo cáo
Từ khi ra đời, tôn giáo đã trải qua những thăng trầm và không ngừng biến
đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội, nhưng chung nhất, nó luôn là một nhu cầu
tinh thần của đa số nhân loại. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đến tập quán của nhiều
quốc gia, của các tộc người trong một quốc gia, theo cả các chiều: tích cực và tiêu
cực.
Những năm gần đây, tôn giáo trên thế giới không chỉ phục hồi và phát triển,
đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, mà còn làm nảy sinh không ít cuộc xung
đột giữa các dân tộc trong một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau. Ở Việt
Nam cũng vậy, là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đang có xu
hướng phát triển mạnh, đến năm 2011, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp
nhân cho 13 tôn giáo, với 33 tổ chức Giáo hội. Tình hình đó như là sự phản ánh về
quá trình đất nước đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân
dân được cải thiện rõ rệt, vì thế tôn giáo càng được khẳng định rõ hơn, là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân. Nhưng, bên cạnh những sinh hoạt tín ngưỡng,
tôn giáo, lễ hội lành mạnh, tuân thủ pháp luật, thì vẫn còn có hiện tượng một số
người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, mê hoặc nhân
dân, cao hơn, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trước tình hình đó, công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo càng cần phải được tăng cường,
không chỉ trên bình diện vĩ mô mà còn ở các khu vực, các địa phương trong cả
nước.
Huyện Chợ Đồn mặc dù có diện tích không lớn, nhưng dân số lại đông và
có vị trí địa lý chính trị quan trọng, có nguồn nhân lực dồi dào và là huyện vốn có
truyền thống ngàn năm văn hiến và cách mạng. Số lượng và quy mô tôn giáo ở
Chợ Đồn cũng không lớn, hiện nay chỉ có ba tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo
và Tin lành. Nhìn chung các tín đồ theo đạo đại bộ phận là những người dân sống

tốt đời đẹp đạo. Đường hướng chung của các tôn giáo ở Chợ Đồn hiện nay đều tập
trung củng cố đức tin, tuyên truyền phát triển đạo.. Trong những năm qua tình hình
5


tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện Chợ Đồn ổn định, sinh hoạt tôn giáo và đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường đúng với chủ trương, chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn
giáo trong tỉnh an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, về
những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tích cực tham gia phát
triển kinh tế - xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng gia đình văn hoá
ở khu dân “sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính
trị của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện Chợ Đồn cũng
nổi lên một số vấn đề có tính phức tạp. Đó là, hoạt động mê tín, dị đoan diễn ra khá
phổ biến; một số cơ sở thờ tự của tôn giáo chưa tuân thủ các quy định của Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản và của các quy định của tỉnh. Khi xây dựng,
sửa chữa cơ sở thờ tự, tổ chức tôn giáo vẫn thiếu hồ sơ xin phép; triển khai khi
chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Tình hình khiếu kiện đòi lại
đất đai, cơ sở cũ của giáo hội còn tiềm ẩn dấu hiệu phức tạp; hoạt động truyền đạo
Tin lành trái phép và các đạo lạ trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra. Công tác quản lý nhà
nước về hoạt động tôn giáo ở huyện Chợ Đồn những năm qua đã có nhiều tiến bộ,
đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó, công tác này cũng còn một
số hạn chế, như: Một bộ phận cán bộ đảng viên nhận thức về chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hời hợt; sự phối hợp giữa các cấp,
các ngành còn thiếu tập trung và đồng bộ; việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
tôn giáo còn kéo dài, gây tâm trạng phản cảm cho quần chúng tín đồ, chức sắc tôn
giáo. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền
nhiều lúc, nhiều nơi còn cứng nhắc.
Từ thực tế tình hình trên, em đã chọn để tài: “Quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo ở huyện Chợ Đồn hiện nay” làm đề tài báo cáo thực tập của

mình
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Chợ Đồn tỉnh
Bắc Kạn
6


2.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực nên đề tài nghiên
cứu về hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Chợ Đồn tập
trung nghiên cứu từ khi có Nghị quyết 24/ NQ-TW của Bộ Chính trị Về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (ngày 16/10/1990) cho đến nay.
Về mặt không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi huyện Chợ Đồn
3.Mục tiêu nghiên cứu
Bài báo cáo đã khái quát một cách chung nhất về UBND huyện Chợ Đồn và
Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn làm căn cứ chỉ ra thực trạng công tác Quản lý nhà
nước về tôn giáo và từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, báo cáo có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, làm rõ nét vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo.
Hai là, làm rõ tình hình thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo ở huyện Chợ Đồn.
Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong tình hình
mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các tài liệu liên quan đến nơi thực tập

Thu thập các thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu
Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, của cán bộ hướng dẫn tại nơi thực
tập kết hợp với quá trình thực tập tại cơ quan thu thập các tài liệu, bổ sung nâng
cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành báo cáo thực tập
6. Kết cấu của báo cáo
Đề tài nghiên cứu ngoài lời nói đầu, danh mục các từ viết tắt, mục lục, phần
mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và
phiếu nhận xét và phiếu chấm điểm của đơn vị. Phần nội dung của bài báo cáo tập
trung và chia thành 3 chương như sau:
7


Chương 1: Khái quát chung về huyện Chợ Đồn và Phòng Nội vụ huyện
Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
Chương 2: Hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện
Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Đánh giá và kiến nghị

8


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN VÀ PHÒNG NỘI VỤ
HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN
1.1 Khái quát chung về huyện Chợ Đồn
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên
91.115,00 (ha) chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn
có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau: phía Bắc
giáp huyện Ba Bể; phía Nam giáp huyện Chợ Mới; phía Đông giáp huyện Bạch

Thông; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 40km
theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường
tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257 … các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi
cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch…
Như vậy, Chợ Đồn hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị trí
địa lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững từng
bước phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.
1.1.2. Địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên
Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao
giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:
địa hình núi đá vôi, địa hình núi đất, địa hình thung lũng. Địa hình chia cắt mạnh
bởi hệ thống song suối khá dày đặc.
Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt
Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của
các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng
10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có
sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài chênh
lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Đồn còn có những đặc trưng
khác như sương mù. Chợ Đồn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong
phú: đất, nước, khoáng sản, rừng, du lịch…thuận lợi cho phát triển kinh tế.
9


1.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
* Về kinh tế: Những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện
Chợ Đồn đã có những chuyển biến rõ rệt. Tiềm năng, lợi thế của địa phương bước
đầu được khai thác có hiệu quả. Huyện Chợ Đồn đã đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích

canh tác.
Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản
xuất. Nhờ đó, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc.
Ngoài ra các hoạt động như khai thác khoáng sản, dịch vụ…cũng được chú trọng.
* Về văn hóa, giáo dục, y tế: Giáo dục đào tạo được chú trọng và nâng cao
chất lượng; công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân từng bước đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; phong trào văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng rãi. Bên cạnh đó, công
tác y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch và khám chữa bệnh cho nhân dân
được quan tâm thường xuyên hơn; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố.
* Về an ninh quốc phòng: Quốc phòng – an ninh được giữ vững, trật tự an
toàn xã hội được đảm bảo. Xây dựng nhiều phương án, kế hoạch để tổ chức phối
hợp cùng Đoàn thể và các ngành chức năng vận động nhân dân tham gia phòng
chống tội phạm. Công tác tuyển quân hàng năm được thực hiện tốt.
* Về xây dựng chính quyền và cải cách thủ tục hành chính: Công tác cải
cách hành chính được quan tâm thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả
khả quan. Quy trình thủ tục hành chính được rà soát và điều chỉnh theo hướng
thuận tiện cho người dân.
1.1.4 Đặc điểm dân cư huyện Chợ Đồn
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, ngày nay dân số của Chợ
Đồn đã lên tới khoảng 50.000 người, với 5 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng,
Dao, Kinh và Hoa.
Chiếm số dân đông nhất trong huyện là dân tộc Tày (khoảng 70%). Người
Tày có mặt sớm hơn cả và là chủ thể của vùng đất này. Dân tộc Nùng chỉ chiếm
10


một bộ phận nhỏ trong dân số (khoảng 1,7%) và có mặt tại đây gần như cùng với
thời của người Tày. Dân tộc Dao (chiếm 8,6%) đến sau một thời gian và thường
sống ở vùng núi cao. Dân tộc Kinh (khoảng 19,4 %) có mặt ở vùng này vào

khoảng thế kỷ XVII (theo Chiều Mạc) và tăng lên vào đầu thế kỷ XX, khi thực dân
Pháp mở cuộc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản nơi đây. Từ năm 1960 trở đi,
thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng bào miền xuôi tình nguyện lên
khai hoang, phát triển kinh tế. Cũng từ đó số lượng người Kinh tiếp tục tăng lên.
1.2 Khái quát về phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND
năm 2004;
Căn cứ nghị định số 37/2004/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ Quy
định tổ chức các cơ quan chuyên mon thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ hướng dẫn cức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phó thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy dịnh phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ huyện tại Tờ trình số 71/TTr-PNV
ngày 28/9/2015,
1.2.1. Vị trí, chức năng
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về: Tổ chức
bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các
cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ
quan, tổ chức hành chính; chính quyề địa phương; địa giới hành chính; cán bộ,
công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn
11



thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;thi đua – khen thưởng; công tác thanh niên.
- Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm,
biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân
huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về cuyên môn, nghiệp
vụ của Sở nội vụ.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn
và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
Phụ lục 1: Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND về ban hành Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn
Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn hiện nay gồm 06 thành viên bao gồm: 01
trưởng phòng, 01 phó phòng và 04 chuyên viên viên:
1. Trưởng phòng: Đồng chí: Nông Thế Thái
2. Phó trưởng phòng: Đồng chí: Nông Văn Dương
3. Chuyên viên: 04
Đồng chí: Ma Xuân Tỉnh
Đồng chí: Hứa Đức Thuận
Đồng chí: Mai Thanh Nghị
Đồng chí: Ma Thị Nga
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện, đồng
thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ về thực hiện các mặt công tác

chuyên môn và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
12


Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công
tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy
nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
Chuyên viên: Làm các công việc được giao theo sự phân công của Trưởng
phòng.
Biên chế của Phòng Nội vụ do UBND huyện giao trong tổng biên chế hành
chính của UBND huyện được UBND tỉnh phân bổ hàng năm.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn
TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỜNG PHÒNG

CHUYÊN
VIÊN
CHUYÊN
VIÊN
1.

CHUYÊN
VIÊN

CHUYÊN
VIÊN


Ông Nông Thế Thái – Trưởng phòng
- Phụ trách chung , chịu trách nhiệm trong công việc chỉ đạo, điều hành và

quản lý về toàn bộ hoạt động của cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được quy
định.
- Phụ trách công tác cán bộ, công chức, viên chức về tuyển dụng, chế độ
chính sách, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật; công tác tổ chức, bộ máy cấp
huyện.
- Tham mưu cho UBND huện trong công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên
môn của phòng.
- Xây dựng chương trình , ké hoạch công tác hằng tháng, quý, 6 tháng và
chương trình công tác năm của phòng.
- Triệu tập, chủ trì cuộc họp để giải quyết nhiệm vụ cơ quan và xem xét việc
thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết; khi công việc cần giải quyết gấp có thể tổ chức
họp đột xuất.
13


- Làm chủ tài khoản và quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định
của Nhà nước hiện hành.
- Tham dự các cuộc họp, Hội nghị do Ủy ban nhân dân, các cơ quan có mối
quan hệ công tác hoặc do cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức; đồng thời phân
công phó trưởng phòng hoặc chuyên viên của phòng dự các cuộc họp, hội nghị, các
cuộc làm việc của thường trực theo từng lĩnh vực.
- Tham gia thành viên một số Ban, Hội đồng do Ủy ban nhân dân huyện
hoặc do cơ quan chuyên môn cấp trên phân công;
- Theo dõi, thực hiện về công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng đối với
công chức, viên chức.
- Theo dõi, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về việc thực hiện chuyển

đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị ddingj
158/2017/NĐ-CP
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.
2. Ông Nông Văn Dương – Phó trưởng phòng
- Giúp Trưởng phòng tham mưu cho UBND huyện trong công tác chỉ đạo,
điều hành, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành và thực hiện chức nưng
QLNN chuyên môn của phòng, giúp trưởng phòng điều hành chung khi Trưởng
phòng đi vắng và được Trưởng phòng ủy quyền;
- Tham dự các cuộc họp, Hội nghị do Ủy ban nhân dân, các cơ quan có mối
quan hệ công tác hoặc do cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức khi được sự phân
công của Trưởng phòng;
- Tham dự một số Ban, Hội đồng do UBND huyện, cơ quan chuyên môn cấp
trên thành lập và được sự phân công của lãnh đạo văn phòng;
- Giúp Trưởng phòng theo dõi các công tác; Địa giới hành chính( 364);
chính quyền địa phương; Hội và Tổ chức phi Chính phủ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng hoặc UBND huyện
trực tiếp phân công;
- Tham mưu lập kế hoạch, thực hiện công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều
động đối với công chức cấp xã, thị trấn.
- Phụ trách công tác quản lí nhà nước về công tác cải cách hành chính;
- Phụ trách quản lí nhà nước về công tác thanh niên.
- Theo dõi thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công chức khối xã, thị
trấn.
- Phụ trách công tác hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
14


thao của cơ quan.
3. Ông Hứa Đức Thuận – Chuyên viên
- Trực tiếp phụ trách, tham mưu công tác Quản lí nhà nước về Tôn giáo; Tổ

chức phi chính phủ;
- Công tác Thi đua – khen thưởng;
- Thủ quỹ cơ quan;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Phòng hoặc UBND huyện
phân công.
4. Ông Ma Xuân Tỉnh – Chuyên viên
- Trực tiếp tham mưu các công tác: Chính quyền địa phương, xây dựng,
củng cố, đánh giá xếp loại chính quyền cơ sở...; các vấn đề liên quan đến chế độ
chính sách của cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn, thôn, tổ; khen thưởng, kỷ luật
cán bộ, công chức xã, thị trấn; địa giới hành chính (364) nay là đề án 513.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Phòng hoặc UBND huyện
phân công.
5. Bà Ma Thị Nga – Chuyên viên
- Tham mưu Quản lý nhà nước về công tác Văn thư – Lưu trữ, quản lý nhà
nước về công tác Thanh niên
- Kiêm nhiệm công tác Kế toán Phòng Nội vụ và Hội Luật Gia;
- Quản lý con dấu, văn thư cơ quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi đk lãnh đạo Phòng hoặc UBND huyện
phân công.
6. Ông Nông Thanh Nghị - chuyên viên
- Trực tiếp phụ trách, tham mưu công tác cán bộ, công chức, viên chức về
tuyển dụng, chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật liên quan
lĩnh vực phụ trách; công tác tổ chức, bộ máy cấp huyện;
- Trực tiếp phụ trách, tham mưu công tác: Cải cách hành chính.
- Tổng hợp báo cáo chung; xây dựng báo cáo tháng, quỹ, 6 tháng, báo cáo
năm của phòng (không bao gồm các báo cáo chuyên đề).
- Chủ tịch công đoàn cơ quan
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Phòng hoặc UBND huyện
phân công.
Phụ lục 2: Thông báo số 70/TB-PNV về điều chỉnh phân công nhiệm vụ

công tác cán bộ, công chức Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn
1.2.4 Trang thiết bị văn phòng, cơ sở vật chất của văn phòng
Trang thiết bị văn phòng là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo năng
suất chất lượng của công tác văn phòng, các thiết bị đó dùng cho công tác thu thập
15


và xử lí thông tin, lưu giữ thông tin phục vụ cho công việc văn phòng.
Các thiết bị được sử dụng trong phòng Nội vụ gồm:
1.

Máy vi tính : Ngày nay máy vi tính là vật dụng không thể thiếu được trong văn
phòng. Nó giúp cho công việc soạn thảo các văn bản, thống kê tính toán của cơ
quan, tổ chức. Ngoài ra còn là phương tiện lưu trữ thông tin, trao đổi thông tin hiệu

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

quả, lại ít tốn kém.
Máy In.
Máy photocoppy
Máy điện thoại.
Giá đựng tài liệu
Tủ đựng hồ sơ
Bàn, ghế

Các loại văn phòng phẩm như: cặp ba dây, bìa trình kí, hộp đựng hồ sơ, Kẹp giấy,

ghim,kéo, thước, bút, bắng dán, keo dán, dụng cụ dập ghim, các loại phong bì .....
9. Các thiết phục vụ cho phòng họp: Máy điều hòa nhiệt độ, quạt gió, đèn chiếu sáng,
máy lọc nước,….
Nhìn chung thì trang thiết bị và cơ sở vật chất của phòng Nội vụ đã bước
đầu đáp ứng được nhu cầu công việc và hoàn thành tốt các công việc được giao.
Tuy nhiên, thì một số trang thiết bị đã cũ làm cho năng suất hiệu quả công việc
không được nhanh chóng gây mất nhiều thời gian cho giải quyết công việc : như
máy photocoppy, máy in…. và còn thiếu một số trang thiêt bị phục vụ cho công
việc khác như máy điều hòa nhiệt độ, quạt gió... gây ảnh hưởng đến tâm lí, tinh
thần làm việc cho các cán bộ làm việc nhất là trong mùa hè nóng bức này.
Phụ lục 3: Sơ đồ hóa trang thiết bị văn phòng Phòng Nội vụ huyện Chợ Đồn
1.2.5 Thuận lợi và khó khăn của Phòng Nội vụ
* Thuận lợi
Phòng Nội Vụ được UBND huyện quan tâm ,chỉ đạo, kiểm tra và hướng
dẫn; quán triệt đên từng cán bộ, nhân viên trong văn phòng.Tạo mọi cơ sở vật
chất , trang thiết bị đảm bảo cho công tác văn phòng của cơ quan hoạt động một
cách hiệu quả.
* Khó khăn
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản về hoạt động của cơ
quan. Chưa áp dụng các phần mềm như quản lí văn bản, lập hồ sơ còn gặp nhiều
16


khó khăn và hạn chế, kho lưu trữ còn trật hẹp và không được thường xuyên bảo
quản và quét dọn; các trang thiết bị hỗ trợ bảo quản như quạt thông gió,…. Còn thô
sơ và đã cũ chưa có cán bộ chuyên trách về công tác lưu trữ .

CHƯƠNG 2

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ
ĐỒN TỈNH BẮC KẠN
Em đã được phân công ở bộ phận Phòng Nội Vụ huyện Chợ Đồn tỉnh
Bắc Kạn. Em được giao nhiệm vụ photocopy, xử lý văn bản đến, văn bản đi,
đánh máy, nhập số liệu, đóng dấu, sắp xếp văn bản, chuyển công văn, ...
2.1 Những vấn đề chung về tôn giáo
2.1.1 Khái niệm tôn giáo, vai trò của tôn giáo đối với đời sống kinh tế xã
hội
Tôn giáo, theo tiếng Latinh (Religare) có nghĩa là sự nối liền với cái tột
cùng, như sự gắn bó với Chúa, với Thượng đế; hoặc được hiểu là sự phản ánh mối
quan hệ giữa con người với thần thánh; giữa thế giới vô hình với thế giới hữu hình;
giữa cái thiêng liêng với cái trần tục.
Theo quan điểm mác-xít, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội
mà còn là một thực thể xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo
phản ánh hư ảo tồn tại xã hội, có kết cấu gồm: Tâm lý, tình cảm, niềm tin và hệ tư
tưởng tôn giáo. Còn với tính cách là một thực thể, hay một hiện tượng xã hội, tôn
giáo thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, được quy định bởi hạ tầng cơ sở xã hội.
Cụ thể hơn, tôn giáo ra đời từ 3 nguồn gốc: Kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý.
Là một hiện tượng xã hội, kết cấu của tôn giáo bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh
thần, mà thông thường là các yếu tố: ý thức (giáo lý), nghi lễ, luật lệ và tổ chức.
Quan điểm mác - xít về tôn giáo không dừng lại ở vấn đề bản chất, nguồn
gốc, chức năng và tính chất của nó, mà còn rất quan tâm đến việc chỉ ra thái độ,
nguyên tắc của người cộng sản khi tiếp cận, giải quyết những vấn đề tôn giáo.
17


Về thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo, mặc dù cho rằng, thế giới
thống nhất ở tính vật chất, ngoài ra không có thế giới nào khác ngoài vật chất đang
tồn tại và đương nhiên không có thần thánh, ma quỷ nào tồn tại ngoài những đam
mê và dục vọng của chính con người, thế nhưng Chủ nghĩa Mác - Lênin không bao

giờ chủ trương tuyên chiến với tôn giáo, mà ngược lại luôn tôn trọng niềm tin tôn
giáo của nhân dân. C.Mác từng nói, kẻ nghịch đạo không phải là kẻ phỉ báng thần
thánh của quần chúng mà chỉ là người đồng tình với quan điểm quần chúng, người
sáng tạo ra thần thánh.
Có một số người cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin mâu thuẫn tuyệt đối với
đức tin tôn giáo, do đó không có thể dung hợp giữa chủ nghĩa xã hội và tôn giáo và
lập luận này là không đúng, vì đã chủ quan đẩy mâu thuẫn, từ mâu thuẫn ở phương
diện nhận thức - không đối kháng, trở thành mâu thuẫn đối kháng.
C.Mác và Ph.Ăng ghen từng căn dặn người cộng sản: “Không thể đả kích
tôn giáo dưới hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạc, chung cũng
như riêng. Nghĩa là, nói chung không được đả kích vào nó”. [20, tr. 23]
Sau này, Lênin cũng viết: “Còn như tuyên chiến với tôn giáo, coi đó là
nhiệm vụ chính trị của đảng công nhân, thì đó chỉ là một luận điệu vô chính phủ
chủ nghĩa”. [81, tr.511.]
Vậy, theo chỉ dẫn của các nhà kinh điển mác - xít, Nhà nước của giai cấp vô
sản nên xem tôn giáo là việc tư nhân, nghĩa là không nên phê phán những vấn đề
thuộc thế giới bên kia. Chuyện có thiên đường địa ngục, thần này thánh khác là
vấn đề của thần học, của tôn giáo. Nhưng với tư cách là chủ thể quản lý xã hội,
trong đó có tôn giáo, thì Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn trên 2 vấn đề liên
quan đến tôn giáo, đó là Pháp luật và chính trị.
Theo chỉ dẫn đó, trong tiến trình cách mạng Việt Nam, nhà nước ta chưa bao
giờ có chủ trương tiêu diệt tôn giáo, phủ nhận thượng đế của người có đạo, mà
luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, nghiêm cấm phân biệt sự đối xử vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo.
Vậy khi giải quyết vấn đề tôn giáo, chúng ta cần phải đứng vững trên
những nguyên tắc nào? Về điều này, theo quan điểm mác - xít, được khái quát trên
18


4 nguyên tắc sau:

Một: Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Hai: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của nhân dân.
Ba: Có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Bốn: Cần phân biệt hai mặt: nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và việc chính trị
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo.
Kế thừa và vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng đặc sắc về vấn đề này.
Trước hết cần thấy, tư tưởng của Người về tín ngưỡng, tôn giáo là sự vận
dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể
của Việt Nam. Với Người, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [46,
tr.268]. Nhưng, xuất phát từ đặc điểm lịch sử, văn hoá của dân tộc Á - Đông, Hồ
Chí Minh cho rằng: “C.Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất
định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa
phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó,
củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết
đảm nhiệm (ban thuộc địa của chúng tôi vừa nhận được thư mời chúng tôi tham
gia công tác này)” [45, tr.465] .
Cũng trên quan điểm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí
Minh luôn nhấn mạnh đến việc phải xây dựng một xã hội tiến bộ thì mới có thể
giải quyết được vấn đề tôn giáo một cách tốt đẹp. Từ chỗ nhấn mạnh: Tôn giáo
không hề đối lập với CNXH, Người đã chăm lo chu đáo đến đồng bào có tôn giáo
theo tinh thần “phần xác no ấm, phần hồn thong dong”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo với tính cách là những quan điểm,
nguyên tắc, tác giả khái quát như sau :
Thứ nhất, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc, tôn giáo
với cách mạng và tôn giáo với giai cấp, đó phải là nội dung cốt lõi trong chủ
19



trương, chính sách tôn giáo của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, luôn phải có tinh thần vận dụng, phát triển nguyên lý chủ nghĩa
Mác - Lênin và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác về vấn đề tôn giáo, xem
đó là cơ sở quyết định cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách tôn
giáo phù hợp với từng giai đoạn cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, tôn trọng tự do tín ngưỡng phải đi đôi với đấu tranh chống mọi âm
mưu lợi dụng tôn giáo; phải khắc phục những mặc cảm tôn giáo, những hành vi
làm tổn thương đến tình cảm quần chúng tín đồ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo đã bổ sung cho Chủ nghĩa Mác - Lênin
và nó có sức sống từ thực tiễn của đất nước, dân tộc ta, để người cộng sản Việt
Nam có thái độ mềm mại hơn, khách quan hơn đối với tôn giáo.


Vai trò của tôn giáo đối với đời sống kinh tế xã hội
Thứ nhất:Tôn giáo là nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa các quốc gia
Trước hết, tôn giáo là văn hóa và là một bộ phận cấu thành của văn hóa mỗi
quốc gia nên tôn giáo có đóng góp đầu tiên là về văn hóa. Tôn giáo khi du nhập
vào mỗi quốc gia, nó đã đi trước vấn đề của toàn cầu hóa ngày nay là tạo ra sự giao
lưu văn hóa giữa các nước với nhau. Chính nó góp phần làm phong phú văn hóa
nước sở tại bằng những gì văn minh tiến bộ mà tôn giáo ấy mang theo từ bên ngoài
vào đồng thời cũng giới thiệu được đất nước, con người, văn hóa của nước chủ nhà
ra thế giới bên ngoài. Chẳng hạn Việt Nam khi du nhập các tôn giáo như Khổng,
Lão thì mang theo những giá trị văn hóa của Trung Hoa vào nước ta. Còn khi đạo
Công giáo vào từ châu Âu, nó cũng mang theo cả những tiến bộ, văn minh của
phương Tây lúc đó đến Việt Nam
Ngày nay ở Việt Nam, chiêm ngắm các chùa, miếu, nhà thờ mà trong số đó
có hàng ngàn chiếc đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia- đấy là
những giá trị văn hóa vật thể, còn những giá trị văn hóa phi vật thể như các lễ hội,

nghi lễ, thánh ca, kịch, tuồng cũng là những giá trị không hề nhỏ.
Tại Việt Nam, sản phẩm chữ quốc ngữ cũng là thành quả giao lưu giữa đạo
Công giáo và văn hóa Việt. Điều đáng ghi nhận là ở nhiều nước như Nhật Bản,
Triều Tiên, Trung Quốc, các giáo sĩ đều có nỗ lực la tinh hóa chữ bản xứ nhưng
20


không đâu thành công. Chữ quốc ngữ đó là thành tựu kết hợp sự hội nhập văn hóa
cả các nhà truyền giáo và sự đóng góp, tiếp nhận của người Việt. Khi các giáo sĩ
giới thiệu các thành tựu văn minh phương Tây như phương pháp in bằng con chữ
rời, cách làm báo “nói viết như thường”, phương pháp dệt vải khổ rộng, lối chữa
bệnh theo kiểu tây y, các kiểu nhà thờ gotich, roman, các bản thánh nhạc hay hội
họa danh tiếng thế giới làm giàu cho văn hóa Việt thì khi mô tả đất nước, chữ viết,
con người Việt Nam ra bên ngoài, chính tôn giáo đã làm cầu nối giao lưu văn hóa
giữa các quốc gia. Ngày nay, tôn giáo càng đóng vai trò giao lưu quan trọng. Khi
những chùa Một Cột được xây dựng ở nhiều nước như Thái Lan, Nga, khi nhà thờ
La Vang, Phát Diệm được khánh thành trên đất Hoa Kỳ, nó không chỉ nhắc nhớ
Việt kiều nhớ đến quê hương mà còn làm cho thế giới biết đến Việt Nam qua tôn
giáo.
Thứ hai,Tôn giáo góp phần phát triển kinh tế bền vững
Không ít người cho rằng, tôn giáo toàn lo chuyện trên trời, tìm kiếm “hạnh
phúc hư ảo” thì có vai trò gì trong phát triển kinh tế? tôn giáo có vai trò phát triển
kinh tế từ xa xưa.Một vấn đề liên quan đến vai trò của tôn giáo đó là làm thay đổi
tư duy trong đó có tư duy kinh tế của nhiều nhà cải cách Việt Nam ở thế kỷ XIX
như sĩ phu Đinh Văn Điền, linh mục Đặng Đức Tuấn nhất là nhà cải cách Nguyễn
Trường Tộ khi mà ý thức hệ Nho giáo đang trói buộc con người.
Ngày nay việc du lịch tâm linh là loại hình rất được ưa chuộng. Những chùa
Hương Sơn, Yên Tử, Bái Đính, nhà thờ Phát Diệm, Đà Lạt, nhà thờ Đức Bà Sài
Gòn… chẳng những thu hút khách du lịch mà còn tạo ra công ăn việc làm cho
nhiều người nữa.

Thứ ba, Vai trò kiến tạo và củng cố hòa bình.
Hàng ngày mở TV, hay nghe đài, báo người ta chứng kiến vô số cuộc xung
đột gây chết nhiều nhân mạng. Trong đó có rất nhiều cuộc chiến đẫm máu liên
quan đến tôn giáo. Nào là người Tin lành với Công giáo ở Bắc Airland, người Phật
giáo với Hồi giáo ở Myamar, người Công giáo với Ấn giáo ở Ấn Độ, người Công
giáo với Hồi giáo ở Philippine, thậm chí người Hồi giáo theo dòng Sunnit với
người Hồi giáo dòng Shiite ở Iraq. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao các tôn giáo
21


đều cổ vũ yêu thương, bác ái thương người mà lại sinh ra những nhóm cực đoan để
chém giết lẫn nhau? Tìm hiểu các nguyên nhân xung đột ngày nay trên thế giới, tổ
chức CCFD đã đưa ra báo cáo cho rằng nguyên nhân tôn giáo chiếm tỷ lệ đứng đầu
tới 27,4%, vượt xa nguyên nhân chủng tộc 22,6%, kinh tế 18,8% (9). Nếu tôn giáo
là một nguyên nhân của các cuộc xung đột thì chính tôn giáo phải góp phần kiến
tạo hòa bình.
Việt Nam vẫn tự hào là không có xung đột tôn giáo nhưng hiềm khích, bạo
động trong quá khứ không phải là không có nhất là dưới thời Pháp thuộc hay chế
độ của Ngô Đình Diệm. Còn sau này là cạnh tranh, lôi cuốn tín đồ của nhau hay
mâu thuẫn giữa tôn giáo lớn và tôn giáo nhỏ, giữa tôn giáo được Nhà nước công
nhận và tôn giáo chưa hợp thức.Trong lịch sử, sự va chạm giữa các tôn giáo đã
từng xảy ra. Trong chiến tranh cũng không hiếm những vụ va chạm để lại những
vết hằn thù hận giữa giáo và lương như vụ nhà thờ Cao Mại (Thái Bình) bị đốt năm
1950, rồi Ba Làng (Thanh Hóa), Quỹ Nhất (Nam Định), Quỳnh Lưu (Nghệ An)
những năm 1951-1953 hay vụ treo cờ Phật giáo ở Huế năm 1963…Sau công đồng
Vatican 2, giáo hội Công giáo đã đi trước trong việc hòa giải, đối thoại với các tôn
giáo khác vì đó là một chiều kích trong hội nhập văn hóa. Đến Thư chung năm
2003, các Giám mục Việt Nam đã gọi các tôn giáo khác là “tôn giáo bạn”. Từ đó,
việc thăm hỏi nhau những ngày lễ tết đã là một nét đẹp trong giáo tiếp các tôn giáo.
Khái niệm “làng xôi đỗ” bây giờ không chỉ còn 2 tôn giáo là Công giáo và Phật

giáo mà còn là làng của nhiều tín đồ các tôn giáo khác nữa sống chan hòa, đầm ấm
bên nhau. Họ cùng chung ngày lễ tôn giáo của nhau, cùng nhau góp của, góp công
xây dựng cả chùa, cả nhà thờ các tôn giáo. Một số nơi còn chủ động hòa giải
những vết rạn quá khứ.
Rõ ràng, Nhà nước cần đổi mới chính sách để đáp ứng chủ trương xã hội
hóa y tế, giáo dục để huy động sự đóng góp của các tôn giáo. Những trung tâm
chăm sóc trẻ em tật nguyền hay người già không nơi nương tựa ở Đà Nẵng trước
đây do Nhà nước quản lý nhưng kém hiệu quả, nay giao cho Giáo hội quản lý đã
làm cho chúng năng động hơn hoặc Trường cao đẳng dạy nghề của Công giáo đầu
tiên đã được thành lập ở Xuân Lộc là những dấu hiệu vui. Tuy nhiên, cũng cần
22


phải có hướng dẫn để các tôn giáo vận hành chặt chẽ hơn, tránh để xảy ra các vụ
việc tiêu cực trong việc nuôi dạy trẻ mồ côi hiện nay.
2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo
Khái niệm quản lý nhà nước đối với tôn giáo:
“Quản lý nhà nước đối với tôn giáo” là một dạng quản lý nhà nước mang
tính chất nhà nước, nó tổ chức và điều chỉnh quá trình hoạt động tôn giáo của các
pháp nhân tôn giáo và các thể nhân tôn giáo bằng quyền lực nhà nước. Trong khái
niệm có điểm cần lưu ý: “ pháp nhân tôn giáo” là những tổ chức giáo hội từ cơ sở
trở lên đã được nhà nước cho phép hoạt động, có tư cách pháp nhân, được nhà
nước bảo hộ; “thể nhân tôn giáo” là các tín đổ, chức sắc, nhà tu hành của các tổ
chức tôn giáo được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động bình thường
(không thuộc diện đó thì không phải là pháp nhân tôn giáo).
Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo được thực hiện bằng các cơ quan
quản lý nhà nước các cấp đối với các toàn bộ quá trình hoạt động tôn giáo nhằm
huy sức mạnh của cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo để đạt được mục tiêu của chủ
thể cầm quyền ở cấp đó đặt ra.
Nghiên cứu khái niệm cần chú ý ba đặc điểm sau:

+ Quản lý nhà nước được thực hiện trên nhiều cấp độ, nhiều bộ phận khác
nhau (Chính phủ, Bộ, Ban Tôn giáo Chính Phủ, Ban tuyên giáo tỉnh, Ban Tuyên
giáo huyện dọc và ngang)
+ Đại diện cho các cấp độ và các bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước
đối với tôn giáo là chủ thể cầm quyền cấp tương ứng (Chính phủ có Ban Tôn giáo
Chính phủ; tỉnh, thành có Ban Tôn giáo tỉnh, thành).
+ Chủ thể cầm quyền là nhân dân nhưng đại diện là Đảng, Nhà nước.
Đối tượng quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm hoạt động của các tín đồ,
chức sắc, nơi thờ tự, đồ dùng việc đạo, cơ sở vật chất cà xã hội của tôn giáo và địa
điểm sinh hoạt, gồm 5 mặt quản lý:
Ở mỗi tín đồ đều có hai mặt thống nhất với nhau: mặt công dân và mặt tín
đồ ( thống nhất chứ không đồng nhất). Đã là tín đồ trước hết phải là công dân, bình
đẳng trước pháp luật, có quyền và nghĩa vụ công dân, còn mặt tín đồ thì có đặc
23


điểm sau: là ngưỡi có tín ngưỡng, tôn giáo, có niềm tin, tình cảm, đời sống tâm
linh ở nhiều mức độ khác nhau ( Việt Nam 80% dấn số có đời sống tâm linh, 20%
có tôn giáo) có nghĩa vụ và quyền lợi do Giáo hội quy định ( trong giáo luật, trong
lễ nghi – đó là cái riêng của họ). Trong quản lý phải lưu ý hai điểm này.
- Ở mỗi chức sắc tôn giáo có sự thống nhất giữa các mặt sau đây, nhưng nó
cũng không đồng nhất):
+ Mặt công dân, có hai đặc điểm: phần lớn họ là người chuyên lo việc đạo,
không trực tiếp lao động sản xuất, họ bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa
vụ công dân.
+ Mặt tín đồ, họ được giáo hội bổ nhiệm các phẩm chất khác nhau, có quyền
uy khác nhau tùy theo phẩm chất, đạo hành, năng lực hành đạo.
Mặt hành đạo, tùy thuộc vào giáo hội bổ nhiệm, các phẩm chất khác nhau,
họ có quyền uy khác nhau trong hành đạo.
+ Mặt đại diện, họ đại diện ở những mức độ khác nhau trong sứ mệnh của

mình ở từng tôn giáo khác nhau (thay mặt cho Đấng tối cao, Giáo hoàng, Giáo
xứ...).
Về mặt quản lý, họ có đặc điểm: chăn dắt tín đồ thông qua quá trình là mục
vụ, họ quản lý hành chính đạo theo thẩm quyền (giáo phận, giáo xứ...). Có sự
thống nhất giữa 5 mặt nhưng không đồng nhất.
Đặc điểm nơi thờ tự phải thống nhất giữa bốn mặt sau:
Mặt vật chất: xây dựng theo kiểu kiến trúc nào.
Mặt tôn nghiêm: nơi thờ tự phải tôn nghiêm. Vì đây là nơi hiện diện của
thần quyền, nơi bái vọng, nơi diễn ra hoạt động các nghi lễ, nên phải sạch sẽ, văn
minh. Khi họ đề nghị cho tu bổ chính quyền phải tạo điều kiện.
Mặt trụ sở: nơi diễn ra các hoạt động hành chính đạo.
Mặt sinh hoạt cộng đồng: khác với trụ sở là nơi diễn ra các lễ hội, nghi lễ,
họat động chung nơi sinh hoạt hội đoàn.
Quản lý nhà nước phải chú ý bốn mặt này.
- Đặc điểm sinh hoạt tôn giáo: ( đối tượng quản lý thứ tư ) có hai đặc điểm
thống nhất sau: có thể do thể nhân tôn giáo thực hiện đơn giản hoặc do pháp nhân
24


tôn giáo thực hiện; diễn biến trong hoạt động tôn giáo theo lề luật và tùy theo lễ
nghi nhất định nào đó ( lễ thường khác lễ trọng, các phép bí tích, các việc bồi linh
khác nhau...).
- Đặc điểm về đồ dùng việc đạo: Đồ dùng việc đạo có sự thống nhất hai
mặt:
Mặt vật chất (gồm kinh sách, tượng, bài vị, tranh ảnh, trống kèn, chuông
mõ ... được làm bằng các chất liệu vật chất) và mặt biểu đạt ( tức là biểu đạt một
nội dung nào đó gắn với sinh hoạt tôn giáo).
-

Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về hoat động tôn giáo :

Mục tiêu chung: góp phần tích cực vào xây dựng những giá trị văn hóa và
chuẩn mực xã hội tốt đẹp, tạo nên những quan hệ lành mạnh giữa con người với
con người ( tôn giáo là thành phố của văn hóa). Thang giá trị mà tôn giáo để lại rất
lớn, quản lý nhà nước à phát huy thêm những gí trị chuẩn mực tốt đẹp, nổi trội
nhất là giá trị đào đức.
Mục tiêu cụ thể gồm sáu bình diện sau đây:
- đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng thuần túy của quần chúng được giải quyết một
cách hợp lí.
Đảm bảo mọi chủ trương, chính sách tôn giáo của đảng, Nhà nước được
thực hiện một cách nghiêm minh
- Phát huy nhân lực, khắc phục các tệ nạn xã hội và bảo đảm ổn định về mặt
xã hội, góp phần cho ổn định chính trị.
- Góp phần vào phát triển văn hóa, khoa học, nghệ thuật và phục vụ cho
cuộc sống tốt đẹp của con người.
- Góp phần tạo lập và hình thành lối sống mới, xây dựng giá trị phù hợp
bản sac dân tộc và yêu cầu cua thời đại.
- Nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng tĩn ngưỡng, tôn giáo đi ngực lợi ích dân tộc
và phát triển xã hội nói chung.
Nguyên tắc
Thứ nhất: Bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.
Thứ hai: bảo đảm tự do tín ngưỡng của công dân.
25


×