Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề xuất phát triển mô hình cá nhân – nhóm làm việc hiệu quả tại tập đoàn VNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.86 KB, 26 trang )

ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÁ NHÂN – NHÓM LÀM VIỆC
HIỆU QUẢ TẠI TẬP ĐOÀN VNG
I/ Giới thiệu về doanh nghiệp
1.1 Tên doanh nghiệp
Vi Na Group Corporation(Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn ViNa (VNG)
Tên đầu tiên: Công ty cổ phần dịch vụ phần mềm trò chơi ViNa
1.2 Địa chỉ liên hệ
Trụ sở chính

: 268 Tô Hiến Thành, P15, Q.10 – TPHCM

Các cơ sở khác:
VP Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Trung Yên, Q. Cầu Giấy –H
VP Đà Nẵng: 66 Võ Văn Tần, Quận Thanh Khê - Đà Nẵn
Trung tâm hỗ trợ khách hàng: Lầu 1, 268 Tô Hiến Thành, Phường
15, Quận 10, TPHCM.
Website:
1.3 Lĩnh vực kinh doanh






Các dịch vụ trên nền Internet
Cung cấp dịch vụ về Game
Phát triển phần mềm
Điều hành trung tâm dữ liệu (IDC)
Thương mại điện tử

1.4 Các thông tin khác


Thị trường hiện tại: Việt Nam
Số lượng nhân viên: Khoảng 1200 người
Thành lập ngày 9 tháng 9 năm 2004
Mã số thuế: 0303490096
1.5 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần tập đoàn ViNa (VNG)


1.5.1 Ngày đầu dựng nghiệp
Tháng 9/2004 - 5 anh chàng mê game, vốn liếng ít ỏi, không chút kinh
nghiệm “dò dẫm” bước vào thương trường với tham vọng mở một công ty tiên
phong trong lĩnh vực game online còn rất sơ khai tại Việt Nam.
Tháng 6/2005 – 9 tháng sau khi thành lập, VNG gây chấn động khi ký
được hợp đồng đầu tiên với “đại gia” Kingsoft để mang Võ Lâm Truyền Kỳ
(VLTK) về quê nhà, mở đường cho kỷ nguyên game nhập vai tại Việt Nam. 1.5.2
Nỗ lực tăng trưởng
Tháng 6/2006 – Các quán cà phê Internet hào hứng đón nhận Cyber
Station Manager (CSM) được VNG lắp đặt miễn phí nhằm giúp họ quản lý hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là thời điểm VNG bắt đầu lấn sân
sang lĩnh vực thương mại điện tử khi giới thiệu trang web 123Mua. Cuối năm
đó,VNG tiết lộ con số “thần kỳ”: 17 triệu USD doanh thu, gấp 6 lần năm 2005.
Trong năm 2007, VNG liên tục gặt hái được những thành công trong lĩnh
vực hoạt động của mình khi tiến hành phát triển các dòng game online và tiến
vào mảng kinh doanh web với việc cho ra mắt Zing MP3 và Zing Chat.
1.5.3 Những thử nghiệm mới
Tháng 1/2008 – Giới trẻ có thêm sân chơi hấp dẫn sau khi Zing News ra
mắt, “phủ sóng” toàn bộ các hoạt động thông tin giải trí cho lứa tuổi teen.
Tháng 9/2008 – Sau 4 năm mày mò, VNG đúc kết được sứ mệnh, tầm
nhìn và 6 giá trị cốt lõi, coi đây là kim chỉ nam cho con tàu VNG tới năm 2014.
Tháng 12/2008 – Zing Play, một tập hợp các mini game cực kỳ hấp dẫn
tiếp tục lôi cuốn các Zing fan.

Cuối 2008 – VNG đã mở rộng quy mô nhân sự lên tới hơn 1000 người để
đáp ứng nhu cầu hoạt động trong thời kì bùng nổ này. Sau thời gian thử nghiệm
và phát triển một cách dàn trải, VNG rút ra nhiều bài học “xương máu”. Công ty
đề ra chủ trương kinh doanh mới “Chỉ tập trung vào các sản phẩm chủ chốt”.


1.5.4 Tập trung
Trong năm 2009, VNG liên tiếp nhận được các giải thưởng có giá trị
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và đồng thời triển khai hệ thống đánh
giá năng lực trên toàn công ty, làm nền tảng cho chiến lược phát triển nhân lực
lâu dài. Người VNG cũng biết thế nào là “làm chủ thật sự” khi công ty công bố
chương trình Quyền mua cổ phiếu cho nhân viên. Đồng thời trong năm này,
Zing Me chính thức ra mắt cộng đồng mạng.
Tháng 3/2010 - Thuận Thiên Kiếm của VNG làm “dậy sóng giang hồ” với
danh xưng “Game MMO đầu tiên được sản xuất tại Đông Nam Á”.
Tháng 4/2010 - Google AdPlanner công bố Zing.vn đạt hơn 1 tỷ lượt truy
cập hàng tháng, một kỷ lục mới cho trang web có nhiều người truy cập nhất tại
Việt Nam.
Tháng 5/2010 - VNG mở rộng công cụ thanh toán Zing Pay cho các dịch
vụ kinh doanh trực tuyến ngoài VNG.
Tháng 5/2010 - VNG giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới, trẻ trung
và năng động hơn.
II/ Lý do cần đổi mới
Văn hoá doanh nghiệp không phải là cái tự nhiên sẵn có mà nó được hình
thành và xây dựng cùng với quá trình phát triển của một doanh nghiệp. Và nó trở
thành một yếu tố quan trọng có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển
của doanh nghiệp đó. Một nền văn hoá mạnh sẽ tạo nên phong cách và bản sắc
của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có nền văn hoá yếu
sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp hay người ta còn ví như một tảng băng trôi,bao
gồm hai phần với ba cấp độ: Phần hữu hình (bề nổi của tảng băng văn hoá) chính
là cấp độ 1 là phần văn hoá có thể nhìn thấy ở lớp bề mặt. Phần vô hình (bề


chìm) gồm cấp độ 2 và cấp độ 3 là những giá trị sâu hơn và những nhận thức
được hình thành bởi các thành viên của doanh nghiệp. Hầu hết các tập đoàn
thành công trên thế giới đều có văn hóa doanh nghiệp rất hùng mạnh, họ luôn là
tấm gương, là những bài học điển hình về văn hóa doanh nghiệp để các doanh
nghiệp khác noi theo. Công ty cổ phần tập đoàn Vina (VNG) là một trong những
doanh nghiệp nhận được đầu tư của quỹ đầu tư toàn cầu IDG – một tập đoàn đâu
tư rất uy tín trên thế giới. Tại sao IDG lại chọn VNG để đầu tư? Văn hóa doanh
nghiệp có đóng góp như thế nào đến quyết định đầu tư của IDG? Vì khi nghiên
cứu văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn VNG, bài viết muốn đưa ra cái nhìn tổng
quát về văn hóa tập đoàn VNG, qua đó góp phần làm sáng rõ những ưu điểm và
hạn chế về văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn. Và cuối cùng, từ những nhận
định nêu ra, bài viết có thể đưa ra cái nhìn tổng quát hơn, và các giải pháp hoàn
thiện nền văn hóa của VNG.
III/ Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại VNG
3.1 Giới thiệu chung về văn hóa doanh nghiệp VNG
Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn VNG được hình thành ngay từ những
ngày đầu khi thành lập công ty. Với sự ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của văn
hóa doanh nghiệp đối với sự thành bại của công ty, VNG đã thực sự hình thành
nên một văn hóa doanh nghiệp mạnh, bền vững.
Từ cấu trúc hữu hình đến các giá trị được tuyên bố của tập đoàn VNG rất
dễ dàng nhận biết, rõ ràng, súc tích nhưng đầy đủ được nêu ra trên trang web
của tập đoàn. Qua những bài báo, những sóng gió trên con đường thành lập và
phát triển doanh nghiệp, tập đoàn càng chứng tỏ cho mọi người thấy rõ niềm tin,
lối tư tưởng và cảm nhận của mình về ngành nghề mình kinh doanh.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp của Công ty

cổ phần tập đoàn Vina, những phần sau của bài viết sẽ trình bày rõ ràng và cụ thể
hơn nữa.


3.2 Các cấu trúc hữu hình trong văn hóa VNG
3.2.1 Biểu tượng, Logo

Logo VNG mới có hình dáng cách điệu một ngọn lửa đang cháy biểu
trưng cho 3 giá trị quan trọng của công ty là: nhiệt huyết, cầu tiến và năng động.
Hình dáng vươn lên của logo thể hiện cho sức trẻ và tinh thần dấn thân của tập
thể VNG. . Đi kèm với logo mới là khẩu hiệu (slogan) “embracing challenges”
(đón nhận thách thức) thể hiện khát vọng chinh phục, đổi mới và vươn lên của
tập thể công ty VNG. Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG chia sẻ: Mục
tiêu trong 5 năm tới của VNG là đầu tư rất mạnh vào việc nghiên cứu và phát
triển (R&D) công nghệ, để thực sự làm chủ sản phẩm và công nghệ Internet chứ
không chỉ đơn thuần là kinh doanh game. Một trong những trăn trở của ban lãnh
đạo công ty khi đổi từ tên VinaGame – vốn đã quen thuộc trong hơn 5 năm qua –
sang tên mới VNG, là vấn đề logo thương hiệu sao cho phù hợp với chiến lược
phát triển mới và thể hiện được khát vọng của công ty.
Bộ logo của VNG gồm 3 màu cơ bản của ngọn lửa: da cam, xanh lam và
vàng. Mỗi màu thể hiện một tinh thần của mỗi bộ phận, và những giá trị mà công
ty hướng đến.


Bộ logo mới của VNG gồm 3 màu cơ bản của ngọn lửa: xanh lam, da cam và
vàng
Màu cam thể hiện đội ngũ nhân sự VNG là những con người nhiệt huyết,
đoàn kết và tài năng; màu xanh đặc trưng của công ty hoạt động trong lĩnh vực
Internet và công nghệ; và màu vàng thể hiện thông điệp luôn mang lại giá trị tốt
nhất cho khách hàng.

3.2.2 Nghi lễ
Những người đứng đầu VNG cho rằng khi đã được chu cấp đầy đủ, nhân
viên của họ sẽ không bị vướng bận những chuyện ngoài lề, và có thể toàn tâm
toàn ý cho công việc. Vì thế doanh nghiệp muốn tạo nên một môi trường vui
nhộn và cung cấp rất nhiều dịch vụ miễn phí cho nhân viên ví dụ như khi ăn trưa,
gửi xe, đi bơi, học Anh văn, hay tập gym miễn phí. Năm 2006, Công ty
VinaGame được bình chọn là một trong 50 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
được người lao động chọn là điểm đến. Với nguồn nhân sự tương đối lớn, gần
800 nhân viên chỉ trong vòng 3 năm, áp lực đặt ra cho người làm công tác nhân
sự tại đây đòi hỏi phải làm sao gắn kết được các nhân viên, đồng thời khuyến
khích và thúc đẩy sự sáng tạo của mỗi nhân viên đạt đến mức độ cao nhất. Công
tác lên chính sách và kế hoạch nhân sự phải đạt được sự mong muốn và hài lòng
từ nhân viên. Và một trong những hoạt động gắn kết nhân viên là việc tổ chức dã
ngoại hàng năm. Theo tiêu chí đó, khi tham gia vào hoạt động dã ngoại, nhân


viên của tất cả các phòng ban sẽ được tách ra toàn bộ và kết hợp với phòng ban
khác để tạo thành từng nhóm. Các trò chơi được thiết kế trong chương trình đều
dựa trên tiêu chí kích thích sự đoàn kết, sáng tạo, và năng động của từng nhân
viên. Đã 3 lần tổ chức, mỗi lần đều tạo ra được những ấn tượng, những nét đặc
trưng rất riêng của VinaGame.Thực tế, sau những chuyến dã ngoại cùng nhau,
hầu hết các thành viên đều khẳng định là hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Hoạt
động dã ngoại tại VinaGame, không chỉ là sân chơi của các nhân viên trong công
ty, mà còn là nơi để các lãnh đạo cũng hòa nhập, chia sẻ và thấu hiểu nhiều hơn
đến từng tính cách của mỗi nhân viên.

VNG hiểu gia đình là bệ phóng cho sự nghiệp của mỗi thành viên. Vì thế,
ngoài phúc lợi cho mỗi thành viên, VNG còn liên tục mở rộng các chính sách
chăm sóc gia đình.Quà ngày Tết, tiệc buffet cho các phụ huynh, hội Trung thu
cho con trẻ. Gia đình của bạn cũng vui khi bạn là người VNG.



Người VNG thích “hành xác” với các trò chơi tập thể. Leo Fanxipan, chèo
thuyền vượt thác, đi qua thảm lửa là cách thắt chặt tình đồng đội, vừa để rèn
luyện bản lĩnh của mỗi người. Qua các trò chơi tập thế này tạo ra sự khích lệ chia
sẻ tình cảm và sự thông cảm nhằm gắn bó các thành viên với nhau và tổ chức.

3.2.3 Bố trí phòng ban
Giờ làm việc của VNG phụ thuộc vào từng team và thường khá linh động.
Theo tâm sự của một PR hãng game này công việc của VNG không ép nhân viên
"ngồi không" ở công ty mà tập trung hơn vào hiệu quả công việc. Khu làm việc


của VNG được thiết kế mở với vách ngăn giữa có bộ phận chứ hoàn toàn không
có cửa.

Các khu vực trong VNG được thiết kế với phong cách khá riêng biệt đặc
trưng cho từng team. Ví dụ như team Thuận Thiên Kiếm có "văn phòng" khá
"dân gian" như ảnh dưới hay PG 4 với hình ảnh Gunny là chủ đạo.

Team TTK được thiết kế khá dân dã.


Khu vực làm việc của PG 4 (Gunny)
Trong giờ làm việc, không khí của văn phòng VNG cũng hết sức vui vẻ và
thoải mái. Theo ghi nhận, hầu như không có sự căng thẳng hay cãi vã nào trong
quá trình làm việc. Do không gian khá rộng nên hầu như câu chuyện của nhóm
này ít ảnh hưởng đến nhóm khác, các nhân viên nếu cảm thấy mệt có thể thư
giãn ngay trong giờ làm việc: Như chơi Ipad, hay Nông trại vui vẻ, hay cả Thuận
Thiên Kiếm…

Hệ thống phòng họp là điều đáng chú ý ở VNG, có rất nhiều phòng họp
nhưng hầu như luôn trong tình trạng "cháy phòng". Các phòng họp được chia
theo khu và được đặt tên khá độc đáo. Có những phòng họp mang tên các thành
phố nổi tiếng ở châu Á, châu Âu, những phòng họp với "chất VNG" như Hoa
Sơn, Thái Sơn,... Hệ thống biển chỉ đường đến phòng họp cũng khá độc đáo.


Biển chỉ đường đến phòng họp.
Khu vực kỹ thuật luôn quan trọng với bất cứ công ty nào đặc biệt là một
công ty game như VNG. Phòng IT của VNG được sắp xếp khá gọn gàng, sáng
sủa và thoáng. Các nhân viên ở đây rất nhiệt tình với công việc và sẵn sàng giúp
đỡ ngay cả những việc ngoài công việc chính của mình.
Tầng 3 của VNG là GSS - studio làm game lớn nhất VN hiện nay. Khu
vực GSS được bảo mật khá kỹ càng - chỉ có các nhân viên của dự án mới vào
được.

Lối vào GSS


Quang cảnh GSS.

Tầng 4 là căng-tin của VNG. Đây là nơi ăn uống, giải trí và trò chuyện của
nhân viên VNG trong giờ làm việc. Chúng tôi may mắn khi thăm quan địa điểm
này đúng vào giờ ăn trưa. Căng-tin khá rộng cho dù có tới 1000 nhân viên dùng
bữa trưa tại đây.

Quang cảnh giờ ăn của VNG.


Sau bữa trưa, các nhân viên VNG có khoảng 1 hoặc 2 giờ nghỉ trưa. Trong

thời gian này, công ty tắt điện tại các văn phòng làm việc để nhân viên có thể
"yên giấc" ngay tại bàn làm việc của mình. Còn nếu "ham chơi" hơn thì VNG
cũng có không ít thứ để phục vụ nhân viên.
Vinagame có trung tâm thể thao dành cho các nhân viên của công ty.
Tham gia tập luyện tại “VNG Challenge Center”, các nhân viên VNG có thể thử
sức một loạt các chương trình luyện tập thể thao thú vị như Yoga, Aerobic,
Boxing, MMA, Dance, Body Conditioning. VNG Challenge Center được thiết kế
dành cho khoảng 30 nhân viên cùng tham gia một lúc, được chia thành các
phòng tập luyện riêng để nhân viên VNG có thể tùy ý lựa chọn môn thể thao
mình yêu thích. Các lớp học có giáo viên người nước ngoài hướng dẫn và mở
cửa phục vụ nhu cầu tập luyện suốt 7 ngày trong tuần.
Với việc ra mắt trung tâm thể thao mới này, công ty VNG hy vọng sẽ
khuyến khích nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân viên VNG nhằm đáp ứng
cường độ làm việc cao trong ngành CNTT. Bên cạnh đó thì VNG Challenge
Center cũng là nơi để nhân viên VNG có thể thư giãn hồi phục sức khỏe sau
những giờ làm việc căng thẳng. VNG Challenge Center chính là sự bổ sung tiện
ích phúc lợi cần thiết và bổ ích bên cạnh các hoạt động thể thao khác như bóng
đá, tennis, bơi lội… mà công ty VNG đang dành cho nhân viên hiện nay.


3.3 Cấu trúc vô hình
3.3.1 Sứ mệnh
VNG luôn đặt ra một sứ mệnh có tính định hướng là: “Phát triển
Internet để thay đổi cuộc sống của người Việt Nam”. Chính vì vậy, công ty đã
có một mục tiêu rất táo bạo là: “Với Internet, mỗi việc chúng tôi làm đều có thể
mang lại thay đổi cho cuộc sống của rất nhiều người.” Do đó, lý do để VNG tồn
tại chính là để “thay đổi cuộc sống của nhiều người” bằng việc phát triển dịch vụ
giải trí và ứng dụng Internet. Với chính sứ mệnh trên, công ty luôn muốn mang
lại cho người sử dụng những trải nghiệm có ý nghĩa. Có thể chỉ đơn giản là giải
trí bằng chơi game hay chia sẻ một bài hát trên mạng với bạn bè, hay vĩ mô hơn

như kết nối hàng triệu người trẻ thông qua mạng xã hội lớn nhất Việt Nam. Đó là
cách VNG đã và đang tạo ra giá trị cho cộng đồng thông qua các sản phẩm của
mình.
VNG luôn quan niệm rằng tiềm năng của Internet còn rất lớn, và không
ngừng tìm kiếm những cách thức mới để Internet trở nên gần gũi hơn, mang lại
nhiều thay đổi có giá trị hơn cho người Việt Nam. Để khám phá những cơ hội
này, VNG luôn chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, không ngừng cải
tiến công nghệ, đồng thời duy trì hoạt động hiệu quả của tổ chức.Chính vì thế,


VNG luôn tăng cường nỗ lực của mình, để tìm ra những giải pháp và cách thức
để đưa Internet đến gần hơn với công chúng, đồng thời không ngừng phát triển
các sản phẩm mới, để mang lại các dịch vụ giải trí tối ưu nhất.
3.3.2 Tầm nhìn
VNG luôn đặt ra cho mình một tầm nhìn dài hạn, đó là: “Trở thành công
ty tốt nhất Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực”.
Phát triển nguồn vốn con người là thách thức lớn nhất đối với mỗi doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay. Làm sao để có đủ nhân tài nghiên cứu công nghệ, vận
hành sản phẩm, quản lý nhân sự và dự án, và bồi dưỡng năng lực cho những
người xung quanh? Làm thế nào để đánh thức tiềm năng của khoảng 100 triệu
người Việt Nam?
VNG luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực để phát hiện những tài
năng mới, để tạo tiền để cho sự phát triển chung của tập đoàn. Khi mọi yếu tố
môi trường là thuận lợi và đầy đủ điều kiện, thì các nhân tố con người mới thực
sự có cơ hội phát triển toàn diện, tạo ra những thay đổi hay những bước ngoặt có
định hướng hơn cho tập đoàn. VNG luôn coi trọng yếu tố đào tạo con người là
một chuẩn mực tiên quyết xuyên suốt quá trình hoạt động. Vì con người luôn là
một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động của mình,
nên sử dụng nguồn lực một cách đúng đắn nhất luôn là một vấn đề được coi
trọng. Ở VNG, với phương châm thấu hiểu giá trị của nguồn nhân lực, và coi

việc phát triển con người là nền tảng cho mọi hoạt động của tổ chức. Trong
tương lai, VNG có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh, vận hành các sản phẩm
mới, khám phá những lĩnh vực mới, chiếm lĩnh thị trường mới… Con người
VNG sẽ chính là tác nhân tạo ra những thay đổi này. Bởi vậy, VNG luôn chú
trọng bồi dưỡng con người, và luôn cố gắng tạo dựng cơ hội, hoàn thiện môi
trường làm việc để người VNG phát triển tốt nhất, từ việc trao quyền mua cổ
phiếu, trả lương xứng đáng, định hướng sự nghiệp cho đến việc tổ chức các


chương trình đào tạo, chăm sóc bữa ăn cho các thành viên. Đây là cách VNG
phát triển tổ chức và thực hiện sứ mệnh của mình.
3.3.3 Mục tiêu chiến lược
Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp bao gồm mục tiêu dài hạn và
ngắn hạn được gắn kết chặt chẽ với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược, giúp mọi
người có định hướng rõ ràng về công việc của mình.
Tại VNG mục tiêu chiến lược được ban lãnh đạo đề ra là “có được 41
triệu khách hàng vào năm 2014” và điều này được đúc rút rất ngắn gọn thành
chuỗi số “1441”.
3.3.4 Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi là những nguyên lý thiết yếu mang tính lâu dài của một tổ
chức, tập hợp các quy tắc,hướng dẫn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc tới cách mà mọi
người trong tổ chức suy nghĩ và hành động. Những giá trị cốt lõi tạo nên tính
cách, định hướng cho hành động, và quyết định tương lai của VNG. Những giá
trị này giúp công ty trở thành những con người tốt hơn, một tổ chức vững mạnh
hơn.
Nhiệt huyết luôn là một giá trị cốt lõi đầu tiên mà VNG luôn duy trì. Với
phương châm “yêu thích công việc, đón nhận thách thức”, thì sẽ luôn tạo ra được
nhiệt huyết với chính mình. Khi có đầy đủ nhiệt huyết, mỗi người sẽ luôn tạo
cho bản thân hứng thứ hơn với công việc, sẵn sàng chấp nhận những khó khăn,
và năng động hơn trong việc giải quyết những thách thức.

Khi có đủ nhiệt huyết, thì công ty luôn tạo ra tư tưởng cầu tiến. Vì khi có
tư tưởng cầu tiến, thì sẽ mong muốn học hỏi những cái mới, theo đuổi những
tham vọng bản thân, và thậm chí chấp nhận sự khác biệt.Cầu tiến sẽ tạo cho bản
than vươn tới sự hoàn thiện, hoàn chỉnh hơn nữa trong tương lai.


Đi đôi với cầu tiến, thì phải năng động hơn, thì mới có thể thực hiện được
những tham vọng của mình. Vì thế, công ty luôn có những nỗ lực cải tiến hơn
nữa, để hoàn thiện mô hình hoạt động, tạo ra những thay đổi để phù hợp hơn với
môi trường kinh doanh nói chung và với yêu cầu của bản thân nói riêng.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được, thì không thể bỏ qua trách nhiệm
với chính môi trường mình đang hoạt động. Cải tiến không có nghĩa là dùng mọi
phương thức để thực hiện, mà phải đi đôi với thực hiện những cam kết, trung
thực, tận tâm, hết mình vì thành quả tạo ra.
Trong hoạt động của doanh nghiệp, công ty không thể thực hiện tốt nếu
không có đồng đội. Nó thể hiện văn hóa của chính doanh nghiệp là luôn coi
trọng tập thể, mỗi thành viên trong tập thể có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, để
cùng nhau hướng về mục tiêu chung của tổ chức.
Cuối cùng, là một công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí, thì khách
hàng luôn là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Dù
trong mọi hoàn cảnh, để có thể trở nên hoàn thiện hơn nữa trong tương lại, thì
chính nững thành viên trong tổ chức phải biết lắng nghe những ý kiến đóng góp
từ khách hàng. Luôn phục vụ khách hàng, để mang đến cho khách hàng những
dịch vụ tốt nhất.
Tóm lại, nhiệt huyết, cầu tiến, năng động, trách nhiệm, đồng đội,
khách hàng chính là những giá trị cốt lõi mà VNG đã xây dựng, để khẳng định
vị thế của mình. Cụ thể là, với khoản doanh thu đạt 50 triệu USD trong 2009, 60
triệu USD năm 2010 và 75 triệu USD năm 2011 cùng tốc độ tăng trưởng thường
niên lên tới 50%, VinaGame chính là một mô hình kinh
doanh thành công điển hình nhờ vào môi trường Internet

khi giao tiếp truyền thông liên lạc và tiêu dùng thời số
hóa đang lên ngôi ở Việt Nam.
3.3.5 Triết lý kinh doanh


Đối với Tập đoàn Vina, hoạt động kinh doanh chỉ có thể được thực hiện
khi có đủ 3 yếu tố: con người, dịch vụ và lợi nhuận.Chính quan niệm khác nhau
về ý nghĩa, vai trò của 3 yếu tố này - thể hiện qua việc xắp xếp thứ tự ưu tiên
từng yếu tố - sẽ đẫn đến những thái độ, cung cách ứng sử khác nhau trong kinh
doanh. Đó là điều mà ta có thể gọi là “Triết lý 3 P”.
3.3.5.1 Con người (Person)
Trước hết, con người là một phần của “Triết lý 3P” nói trên. Nhưng với
VNG, con người không chỉ đơn thuần là người sản xuất ra dịch vụ giải trí hỗ trợ
cho hoạt động của doanh nghiệp. VNG cho rằng, con người trong triết lý kinh
doanh của công ty bao gồm: khách hàng- người sử dụng dịch vụ của doanh
nghiệp, đối tác-người hợp tác làm ăn với doanh nghiệp, và chính nội bộ doanh
nghiệp là nhân viên của công ty.
3.3.5.2 Sản phẩm (Product)
Đi đôi với việc phát triển nguồn nhân lực, VNG luôn luôn chú trọng đổi
mới dịch vụ để phát triển hơn nữa các sản phẩm của công ty. Vì sản phẩm và
chất lượng sản phẩm là một nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển của tổ
chức, nên việc đầu tư phát triển sản phẩm là một vấn đề cốt lõi. Là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí, nên VNG luôn đặt ra mục tiêu là phát
triển game online thuần Việt.
3.3.5.3 Lợi nhuận (Profit)
Hầu hết các công ty trong thời đại hiện nay đều kinh doanh vì mục đích
theo đuổi lợi nhuận của riêng mình. Tuy nhiên, phương thức và cách thực hiện
của mỗi một doanh nghiệp lại không hề giống nhau.Tất nhiên, bất kì một doanh
nghiệp sẽ không thể kinh doanh nếu không có lợi nhuận, cho nên sau cùng thì lợi
nhuận cũng là mục đích mà doanh nghiệp hướng đến. Với VNG, để có thể đạt

được lợi nhuận, thì con người luôn là một yêu tố hàng đầu. Khi con người được
đầu tư và phát triển, thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho công ty.


IV/ Đánh giá thực trạng văn hóa ở VNG
4.1 Những điểm mạnh trong văn hóa doanh nghiệp VNG
Tại VNG, có một kiến trúc và không gian làm việc thoáng đãng, một không
gian mở, kích thích sự sáng tạo của mỗi nhân viên. Bên cạnh đó, VNG luôn có
những đãi ngộ tốt, chăm sóc cho sức khỏe và vui chơi giải trí của các nhân viên.
Đồng thời, ở VNG, thì hoạt động liên kết cho các nhân viên phong phú: Có hoạt
động dã ngoại diễn ra hàng năm, quà ngay tết hay tiệc buffet, hội trung thu cùng
các chính sách chăm sóc gia đình của VNG đã giúp các thành viên xích lại gần
nhau hơn. Thực tế, sau những hoạt động này, hầu hết các thành viên đều khẳng
định là hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Từ đó đã tạo được chất keo gắn kết các
thành viên lại với nhau, cũng như giúp các thành viên ngày 1 gắn bó với công ty
hơn.
Văn hóa doanh nghiệp tại VNG có tính nhất quán cao. Có tầm nhìn, sứ
mệnh, mục tiêu rõ ràng, dễ hiểu, khả thi, được chia sẻ rộng rãi đến toàn bộ mọi
người trong doanh nghiệp. Ngay từ những ngày đầu thành lập tập đoàn(trước đây
là công ty Vinagame), ban lãnh đạo công ty đã ý thức được tầm quan trọng trong
việc đề ra sứ mệnh, mục tiêu, tầm nhìn. Nhìn vào bản tuyên bố sứ mệnh ai cũng
đều thấy rõ nó rất rõ ràng, dễ hiểu, dễ hình dung. Vì nó có giới hạn là thay đổi
cuộc sống của người Việt Nam, nên nó cũng mang tính khả thi. Đối với tầm nhìn
của doanh nghiệp cũng vậy, nó đã chỉ rõ bức tranh tương lai của doanh nghiệp là
trở thành công ty tốt nhất Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực. Con số
1441 rất ngắn gọn dễ nhớ, dễ liên tưởng đến mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp là có được 41 triệu khách hàng vào năm 2014. Ngay khi bước vào VNG,
ngay tại phòng lễ tân, mọi người đều có thể nhìn thấy con số 1441 trước sảnh của
công ty. Việc để các con số ở đó như muốn nhắc nhở nhân viên mỗi sáng đi làm
không quên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là gì. Các nhận viên mới vào

ngay ngày đầu cũng đã được giới thiệu bản tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn mục


tiêu. Việc này giúp các thành viên mới khi gia nhập doanh nhiệp xác định được
cách thức hành động phù hợp với những gì doanh nghiệp đã tuyên bố. Ngoài ra
nó cò giúp nhân viên gắn bó hơn với tổ chức vì nhân viên sẽ định hướng cho
mình là phải làm gì, dung hòa giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu tập thể, tạo ra
niềm yêu thích, hứng thú khi làm việc trong công ty. Với bản tuyên bố về tầm
nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi rõ ràng cùng với niềm tin, lối tư tưởng và
cảm nhận được chia sẻ rộng rãi, VNG đã có 1 nền văn hóa mạnh. Và hệ thống
kiểm soát ngầm sự trên các giá trị đã được chấp nhận rộng rãi sẽ trở thành một
công cụ điều phối và hội nhập hiệu quả.
VNG luôn có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh.Những
ngày đầu thành lập VNG chỉ kinh doanh sản phẩm game online, cho đến nay,
VNG đã trở thành tập đoàn kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác như mạng xã
hội, trang Web mua sắm điện tử. Riêng với Game online, VNG đã nhận thấy nhu
cầu bức thiết phải có game của người Việt, mang đậm chất văn hóa Việt, do đó
sản phẩm Thuận Thiên Kiếm đã ra đời, giúp VNG trở thành một trong những
doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành giải trí game. Hay lúc đầu doanh nghiệp chỉ
có một trụ sở tại TP Hồ Chí Minh (nay là trụ sở chính của công ty), nay doanh
nghiệp đã có thêm 2 chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng. Việc có thêm 2 chi nhánh
này vừa là để thuận tiện, đảm bảo cho chiến lược giành thì phần của công ty, vừa
là để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới sự tăng chóng mặt về
lượng khách hàng, để phục vụ khách hàng tốt hơn, VNG đã mở ra 2 trung tâm
chăm sóc khách hàng lớn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là một bước đi
quan trọng trong việc khẳng định vị thế của VNG trước các đối thủ cạnh tranh.
Quan trọng hơn VNG đã đáp ứng nhanh chóng và dự báo được nhu cầu khách
hàng trong tương lai và phản ánh được mức độ tổ chức được định hướng cố gắng
thỏa mãn nhu cầu khách hàng.



Do đặc thù của sản phẩm kinh doanh là Game và công nghệ thông tin nên
VNG đã luôn luôn đề cao việc học tập, tiếp thu thích ứng với sự thay đổi của
công nghệ. Hàng loạt các trò chơi của VNG được nâng cấp, các sản phẩm hấp
dẫn hơn, thuận tiện cho người dùng hơn.
VNG có niềm tin, lối cảm nhận và tư tưởng mạnh mẽ, rõ ràng. Điều này
thể hiện rất rõ khi xã hội, và quốc hội lên án game, VNG đã đứng vững trước các
chỉ trích của xã hội, do họ có niềm tin đúng đắn, tinh thần cầu tiến, cùng chung
tay tìm ra giải pháp cho vấn đề. VNG đã cho đăng bài viết “mong muốn làm
game của những người trẻ”, trong đó nêu rõ cảm nhận và tinh thần hợp tác, trách
nhiệm xã hội.
4.2 Những điểm yếu và hạn chế về văn hóa doanh nghiệp VNG
Ở VNG, các loại hình nghi lễ chưa phong phú.VNG mới chú trọng đến
việc thực hiện nghi lễ thuộc loại hình liên kết, mà chưa chú trọng đến các loại
hình nghi lễ khác như :chuyển giao(khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ
mới, lễ ra mắt), Thiếu đi nghi lễ này nhân viên mới vào sẽ rất bỡ ngỡ, chỉ quen
biết trong bộ phận, nhóm, hạn chế sự hợp tác giữa các nhóm, họ phải chờ đến khi
công ty tổ chức liên hoan, lễ hội mới có cơ hội để biết đến các thành viên khác
trong công ty. Nghi lễ khác như củng cố, nhắc nhở cũng rất quan trọng, vì nó
giúp tôn thêm vị thế của nhân viện và duy trì cơ cấu tổ chức, làm tăng thêm năng
lực tác nghiệp của tổ chức.
Hơn nữa, tầm nhìn của VNG chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết.
Tầm nhìn của VNG mới nói được lợi ích của công ty là trở thành công ty tốt nhất
về phát triển nguồn nhân lực mà chưa nêu được các lợi ích của nhân viên trong
công ty, của khách hàng, và trách nhiệm xã hội. Điều này cho thấy VNG cần
phải đổi mới tầm nhìn của mình cho phù hợp hơn nữa, để đáp ứng với các yêu
cầu của hiện tại. Điều này có nghĩa là, khi tầm nhìn của doanh nghiệp hội đủ các
yếu tố cần thiết, doanh nghiệp sẽ nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với các



hoạt động kinh doanh của mình. Tại đó, VNG sẽ nhìn được tầm quan trọng của
việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, nhìn ra được những gì mình đã cố gắng
để hài lòng khách hàng của mình hơn nữa, đồng thời nâng cáo trách nhiệm của
công ty đối với các hoạt động xã hội.
Một vấn đề nữa là vẫn còn nhiều phàn nàn của khách hàng về chất
lượng dịch vụ của VNG. Trong triết lý kinh doanh VNG đã chỉ rất rõ các tiêu
chí đối với khách hàng, nhưng việc thực hiện chúng không phải dễ dàng, do đó
VNG dù là một trong những nhà cung cấp dịch vụ game lớn nhất, nhưng việc
giải quyết các phàn nàn của khách hàng vẫn còn nhiều thiếu sót, làm thỏa mãn
hết nhu cầu của khách hàng.
Đồng thời, VNG chưa có những hành động thực tiễn chứng tỏ niềm tin
và lối tư tưởng cảm nhận của mình là đúng đắn, và có trách nhiệm xã hội.
VNG mới chỉ dừng lại ở việc viết một bài báo khẳng định niềm tin, lối tư tưởng
và cảm nhận của doanh nghiệp, mà chưa có hành động cụ thể nào để cải thiện
vấn đề tác động tiêu cực của game mà xã hội đang lên án.
V/ Giải pháp khắc phục và đề xuất hành động
Trước hết, tập đoàn Vina nên tuyên bố tầm nhìn của mình một cách đầy
đủ hơn. Trong bản tuyên bố này VNG cần phải nhắc đến lợi ích của khách hàng,
các nhân viên trong công ty, trách nhiệm xã hội. Khi có những yếu tố này trong
tầm nhìn, VNG chắc chắn sẽ không mắc phải lỗi về dịch vụ chăm sóc khách
hàng, hay bị lên án về trách nhiệm xã hội. Có lẽ là trong hoạt động phát triển về
tầm nhìn của tổ chức, dù có chú trọng đến vấn đề con người, nhưng VNG lại
chưa nêu bật được những lợi ích sẽ đem lại cho khách hàng, là những người trực
tiếp sử dụng dịch vụ của mình, hay là những nhân viên, là những người mang lại
doanh thu và lợi ích cho chính tập đoàn.
Tiếp theo nữa, là VNG cần phải quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức các
loại hình nghi lễ khác. Bên cạnh hình thức liên kết vốn đã phổ biến, nên có thêm


các loại hình như chuyển giao, củng cố nhắc nhở. Vì loại hình chuyển giao như

là khai mạc, giới thiệu thành viên mới, lễ ra mắt,chức vụ mới sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhân viên mới, những người mới được lên chức vụ dễ dàng
thâm nhập vào cương vị, vai trò mới. Loại hình nghi lễ củng cố như là lễ phát
phần thưởng thì sẽ giúp củng cố các nhân tố hình thành bản sắc và tôn thêm vị
thế của thành viên. Loại hình nghi lễ nhắc nhở như là sinh hoạt văn hóa chuyên
môn, khoa học sẽ giúp duy trì cơ cấu xã hội và tăng thêm năng lực tác nghiệp
của các tổ chức.
Tập đoàn VNG nên chú trọng là nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng. Bằng việc tăng cường nhân viên cho hệ thống chăm sóc khách hàng, tìm
ra các biện pháp khắc phục những phàn nàn về dịch vụ của khách hàng nhanh
chóng, như hạn chế hơn việc nghẽn mạng, hay là nhanh chóng phản hồi lại
những ý kiến của khách hàng, có như vậy mới nâng cao long tin của khách hàng
đối với tập đoàn. Ngoài ra nên đặt vị thế của khách hàng song song với các mục
tiêu lợi ích của tập đoàn, để cho thấy rằng, khách hàng luôn là những yếu tố then
chốt, vì khách hàng chính là những người mang lại lợi nhuận cho chính tập đoàn.
Được sự tin tưởng của khách hàng, thì tập đoàn đã đạt được thành công lớn. Đã
có rất nhiều phàn nàn của người chơi về việc dịch vụ của VNG hay bị disconnect
hay nghẽn server. Do đó, tập đoàn cần phải chủ trương có những biện pháp để
cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo, đúng như triết lý kinh doanh của
tập đoàn: Khách hàng nào cũng thỏa mãn, đỉnh cao nào cũng chinh phục, và
VNG chắc chắn sẽ nhận được sự tín nhiệm từ phía khách hàng.
Trên hết là, VNG phải chứng tỏ cho xã hội thấy động thái tích cực của
mình trong vấn đề tác động của tiêu cực game đến tư tưởng và đến tâm lý khách
hàng. Một số game của VNG được cho là quá bạo lực, và trong đó có các game
như: Biệt đội thần tốc, hay Tung hoành thiên hạ, Kiếm Thế… đã bị cấm chơi, vì
nội dung xoay quanh việc đánh chém nhau và kéo người chơi vào một thế giới


ảo, sống trong bạo lực, ngày càng ham mê để nâng cao level. Vì thế, trước tiên,
VNG nên thiết kế thêm các game mang tính giáo dục cao, mang bản sắc văn hóa

Việt Nam hơn nữa. Bên cạnh việc phát triển các game đề cao bản sắc và lịch sử
của dân tộc, VNG cũng phải hạn chế nhập khẩu các game bạo lực, phối hợp cùng
với các cơ quan có liên quan của nhà nước trong vấn đề quản lý game và giờ
chơi game. Bên cạnh đó. VNG cũng phải lên tiếng trước các hành động chỉ trích
của khách hàng về tính bạo lực trong game, nên thẳng thắng hơn và có sự giải
thích rõ rang trước những thắc mắc của các “thượng đế” của mình.
Song song với các việc làm trên, VNG cần phải xác định rằng văn hoá
doanh nghiệp được xem xét như một phần không thể thiếu, đồng thời cũng giữ vị
trí rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu có thể
ví thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp thì chúng ta có thể ví văn hoá doanh
nghiệp là những vật dụng đặc biệt để bảo vệ và cất giữ tài sản đó. Và VNG cần
phải nâng cao trách nhiệm của mình đối với xã hội. Điều này có nghĩa là,
VNG không những phải coi sản phẩm game của mình là một bộ phận làm nên
quá trình phát triển nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho
xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa
nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo
dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông
qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh VNG sẽ trở nên tốt đẹp
hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát
triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn
vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh” mà Đảng ta đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.


KẾT LUẬN
Văn hoá doanh nghiệp không tự nhiên mà có, nó phải được xây dựng, có
nghĩa là phải được hình thành, duy trì và phát triển. Một doanh nghiệp có văn
hoá ở thời điểm này, nhưng có thể mất đi ở một thời điểm khác sau đó. Vì vậy
phải coi việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một nhiệm vụ thừơng xuyên của

doanh nghiệp, là nhiệm vụ không chỉ của chủ doanh nghiệp, của cán bộ quản lý
doanh nghiệp, mà còn là nhiệm vụ của tất cả người lao động trong doanh nghiệp.
Một nền văn hoá mạnh sẽ tạo nên phong cách và bản sắc của doanh nghiệp, giúp
cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có nền văn hoá yếu sẽ kìm hãm sự phát
triển của doanh nghiệp. Việc không thực hiện xây dựng văn hoá doanh nghiệp
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thực hiện những nội dung cần thiết của
văn hoá doanh nghiệp như: không gây dựng chữ Tín; tổ chức và điều hành hoạt
động kinh doanh tuỳ tiện không theo quy tắc chuẩn mực chung; không cần chú ý
đến hoàn thiện sản phẩm hướng đến phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khác
hàng và thân thiện với môi trường;v.v…Việc làm này tất yếu dẫn doanh nghiệp
tới bờ vực của sự phá sản.
Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn VNG đã thực sự cho thấy độ mạnh và
ổn định trong văn hóa của tập đoàn. Tuy là một doanh nghiệp trẻ, hoạt động kinh
doanh mới đến năm thứ 6, nhưng VNG đã chứng tỏ được bản lĩnh và thành công
của mình trong lĩnh vực phát triển game và các dịch vụ. Bên cạnh những thành
công mà VNG đã đạt được, thì doanh nghiệp cũng không nên ngủ quên trên
chiến thắng, nên cố gắng nhiều hơn nữa để củng cố vị thế của mình, và tăng
cường niềm tin của khách hàng, những người mà đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ
của VNG.


×