Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích hiệu quả sản xuất dưa hấu của xã hàm ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.43 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU CỦA
XÃ HÀM NINH, HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện:
Hà Kim Cúc
Lớp: K43AKTNN
Niên khóa: 2009 - 2013

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

Huế, tháng 5 năm 2013

ii


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học ở Trường Đại học Kinh tế Huế tôi đã tiếp thu và tích lũy được
nhiều kinh nghiệm quý báu và bổ ích cho bản thân để có được hành trang vững chắc
sau khi ra trường xin việc làm. Tất cả là nhờ sự dạy dỗ tận tình, truyền đạt những kiến
thức bổ ích không chỉ trên lý thuyết mà còn về kinh nghiệm thực tiễn từ Quý thầy cô
trong trường và nhất là từ Quý thầy cô trong Khoa Kinh tế và phát triển.


Tôi xin cảm ơn tất cả Quý thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn sinh viên trong suốt quá
trình thực tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Hoàng
Diễm My và các Quý thầy cô Khoa Kinh tế và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi,
hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các cô, chú, anh, chị ở UBND xã Hàm Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ nhiệt tình, cung cấp số liệu đầy đủ
cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Sau cùng, tôi xin chúc Quý thầy cô, các cô, chú, anh, chị tại địa bàn xã dồi dào sức
khỏe.

Huế, ngày 06 tháng 5 năm 2013.
Sinh viên thực hiện
Hà Kim Cúc

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC MỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .....................................................................................ix

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ........................................................................................................x
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................1
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................2
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................................3
1. Phạm vi không gian ....................................................................................................3
2. Phạm vi thời gian........................................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU........................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................................4
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế........................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ............................................................................4
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế .............................................................................5
1.1.2. Một số phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ....................................................6
1.1.3. Đặc điểm và giá trị của cây dưa hấu .....................................................................6
1.1.3.1. Đặc điểm của cây dưa hấu ..................................................................................6
1.1.3.2. Vị trí, giá trị của cây dưa hấu............................................................................13
SVTH: Hà Kim Cúc

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ........................................................15
1.1.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên .............................................................................15

1.1.4.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội..................................................................................16
1.1.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ...................................................17
1.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả...................................................................................17
1.1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................................18
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................18
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới, trong nước và địa bàn tỉnh Quảng Bình ......18
1.2.1.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới ..........................................................18
1.2.2. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .......................................................................20
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực ......................................................20
1.2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................20
1.2.2.1.2. Tài nguyên...................................................................................................21
1.2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................25
1.2.2.2.1. Tình hình dân số và lao động .......................................................................25
1.2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................26
1.2.2.2.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất..........................................................27
1.2.2.2.4. Văn hóa - xã hội - môi trường .......................................................................29
1.2.2.2.6. An ninh quốc phòng ......................................................................................31
1.2.2.3. Đánh giá tiềm năng của xã................................................................................31
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU CỦA CÁC
HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ HÀM NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH
QUẢNG BÌNH. ............................................................................................... 33
2.1. Tình hình chung về sản xuất dưa hấu của xã Hàm Ninh .......................................33
2.2. Năng lực sản xuất của các hộ được điều tra...........................................................35
2.2.1. Tình hình dân số, lao động, diện tích canh tác của các hộ ..................................35
2.2.2. Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất của các hộ được điều tra..........36
2.2.3. Tình hình sử dụng giống dưa hấu của các hộ được điều tra................................39
2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu tại xã Hàm Ninh ........................................40
2.3.1. Kết quả sản xuất ..................................................................................................40
SVTH: Hà Kim Cúc


iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

2.3.1.1. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất .....................................................40
4.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu ...............................................45
4.2.3. Hiệu quả sản xuất dưa hấu...................................................................................47
4.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu............................49
4.2.4.2. Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất.....................................................................49
4.2.4.3. Ảnh hưởng của chi phí trung gian.....................................................................51
4.2.4.4. Ảnh hưởng của doanh thu .................................................................................52
4.2.4.5. Ảnh hưởng của thời tiết ....................................................................................54
4.2.4.6. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến sản lượng dưa hấu của các hộ nông dân.........54
4.3. Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các hộ nông dân được điều tra .............................57
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU CỦA XÃ HÀM NINH ...................................60
3.1. Thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã..........................60
3.1. Định hướng việc phát triển dưa hấu trên địa bàn xã ..............................................61
3.2. Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã ...........................................61
3.2.1. Giải pháp đối với địa bàn xã................................................................................61
3.2.2. Giải pháp của cơ quan nhà nước .........................................................................62
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................65
I. KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
II. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................66
1. Với cơ quan nhà nước...............................................................................................66
2. Với chính quyền địa phương ....................................................................................66
3. Với các hộ sản xuất...................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67
PHỤ LỤC .....................................................................................................................68

SVTH: Hà Kim Cúc

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
KT - XH

Kinh tế - xã hội

TLSX

Tư liệu sản xuất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND


Ủy ban nhân dân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

ANCT - TTATXH

An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội

NVQS

Nghĩa vụ quân sự

ANTT - TTATXH

An ninh trật tự - trật tự an toàn xã hội

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

BQC

Bình quân chung




Lao động

NN

Nông nghiệp

DTCT

Diện tích canh tác

BQ

Bình quân

SL

Sản lượng

LNKT

Lợi nhuận kinh tế

CPTC

Chi phí tài chính

GO


Giá trị sản xuất

VA

Giá trị gia tăng

IC

Chi phí trung gian

MI

Thu nhập hỗn hợp

SVTH: Hà Kim Cúc

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1: Chuỗi cung trong sản xuất dưa hấu của xã Hàm Ninh. .................................58

SVTH: Hà Kim Cúc


vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của xã hàm Ninh năm 2012 ...................................22
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động của xã Hàm Ninh trong giai đoạn 2011 - 2012....................25
Bảng 3: Quy mô sản xuất dưa hấu của xã Hàm Ninh qua 2 năm (2011 - 2012) .................33
Bảng 4: Diện tích (ha) một số cây trồng hàng năm ở xã Hàm Ninh qua 2 năm 2011 - 2012 ......34
Bảng 4: Tình hình đất đai, lao động của các hộ được điều tra ......................................35
Bảng 5: Tình hình trang bị vật chất - kỹ thuật của các nông hộ....................................38
Bảng 6: Tình hình sử dụng các loại giống dưa hấu của các hộ nông dân được điều tra .............39
Bảng 7: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất của các hộ điều tra.....................42
Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra .................46
Bảng 9: Hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra ................................................48
Bảng 10: Ảnh hưởng của diện tích đất đai đến hiệu quả sản xuất dưa hấu...................49
Bảng 11: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sảnxuất dưa hấu..............51
Bảng 12: Doanh thu, sản lượng, giá bán của dưa hấu qua các năm ..............................52
Bảng 13: Kết quả hàm hồi quy ......................................................................................55

SVTH: Hà Kim Cúc

vii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
- Tìm hiểu khả năng sản xuất của các hộ nông dân trồng dưa hấu ở xã Hàm Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng hoạt động sản xuất dưa hấu để từ đó phân
tích được hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân trong địa bàn xã.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu địa bàn xã.
 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Số liệu thô từ UBND xã Hàm Ninh.
- Quá trình điều tra phỏng vấn các hộ nông dân.
- Một số trang web
 Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương pháp hồi quy ước lượng
 Các kết quả mà nghiên cứu đạt được
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trên địa
bàn xã.
- Đánh giá thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển sản xuất.
- Sản xuất dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người dân, giải quyết công ăn việc
làm cho nhiều nông dân, cung cấp nguồn thực phẩm bổ ích cho con người tại địa bàn
xã và nhiều vùng khác.

SVTH: Hà Kim Cúc


viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:SỐ LIỆU HỒI QUY HÀM SẢN XUẤT ................................................68
PHỤ LỤC 2:KẾT QUẢ CHẠY HÀM SẢN XUẤT TRÊN PHẦN MỀM SPSS.........71

SVTH: Hà Kim Cúc

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

SVTH: Hà Kim Cúc

1 sào

500m2


1 ha

10.000 m2

1 tấn

1000 kg

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Dân số
sống ở nông thôn khá đông nên nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế nước ta.Người dân nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông và xuất nông
nghiệp là kế sinh nhai của đại bộ phận dân cư. Nông nghiệp được xác định là mặt trận
kinh tế hàng đầu của đất nước vì nó cung cấp một lượng nguồn thức ăn cho đại bộ
phận dân cư cả nước và là nguồn thu ngoại tệ lớn từ nông sản xuất khẩu. Vì vậy nền
nông nghiệp luôn được quan tâm phát triển một cách sâu rộng và có những bước tiến
khá mạnh mẽ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nền nông nghiệp nước ta đang
dần phát triển theo hướng tích cực. Để giữ vững được điều đó thì Đảng và Nhà nước ta
phải không ngừng đưa ra những phương hướng và giải pháp phù hợp để phát triển
nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý và hoàn thiện.
Hàm Ninh là một xã có nền kinh tế còn kém phát triển, người dân đại bộ phận
sống bằng nghề nông với ngành nông nghiệp lúa nước là chủ yếu. Ngoài ra còn phát

triển các loại rau màu như khoai lang, sắn, ngô, đậu lạc,… Người dân cần cù lao động,
không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp với nhau. Trong
những năm gần đây người dân ở đây có đưa vào thử nghiệm giống dưa hấu do tìm hiểu
và biết được loại cây đó khá phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu ở đây. Lúc đầu đưa
vào thử nghiệm thì người ta chỉ trồng một vụ Hè Thu, nhưng sau khi thấy hiệu quả sản
xuất dưa hấu khá cao nên đã dần tiến hành tăng vụ Xuân Hè trên địa bàn toàn xã. Đa
số diện tích đất ở đây bị bỏ hoang sau khi trồng lúa xong, vì vậy mà người dân ở đây
đã biết tận dụng lợi thế của mình vào việc sản xuất dưa hấu. Các loại rau màu khác
không đưa lại hiệu quả cao cũng dần bị thay thế bởi loại cây trồng này.
Trong khi tiến hành gieo trồng thử nghiệm cây dưa hấu người dân gặp không ít
khó khăn. Ban đầu do người nông dân chưa có kinh nghiệm nên việc trồng dưa hấu
không mang lại hiệu quả cao, chi phí đầu tư ban đầu lại tốn kém nên khó mở rộng
thêm quy mô sản xuất. Hơn nữa người dân đã quen thuộc với việc sản xuất nông
nghiệp truyền thống là lúa nước và các loại cây rau màu khác như khoai lang, ngô,
SVTH: Hà Kim Cúc

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

lạc,… nên chưa thể thay đổi và thích nghi ngay với một loại cây trồng mới. Việc sản
xuất dưa hấu ở địa bàn xã Hàm Ninh cũng gặp trở ngại về thời tiết như thường có mưa
lớn trong giai đoạn thu hoạch làm dưa ngập úng và thối quả. Nguyên nhân là do bà con
nông dân ban đầu còn thiếu kỹ thuật, sau khi trồng được vài vụ họ đã quen dần với
điều kiện đó để biết cách chuyển dịch mùa vụ cho thích hợp. Vì vậy mà hiện nay việc sản
xuất dưa hấu ở xã Hàm Ninh đang ngày càng phát triển hơn. Do đó, để phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu cũng như phân tích được một cách khách quan hiệu quả của

dưa hấu mang lại cho người dân địa phương, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả
sản xuất dưa hấu của xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.”
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
- Tìm hiểu và biết được khả năng sản xuất của các hộ nông dân trồng dưa hấu
ở xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng để từ đó phân tích được hiệu quả sản
xuất dưa hấu của các hộ nông dân trong địa bàn xã.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu địa bàn xã.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hộ sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu thứ cấp: gồm các báo cáo kinh tế - xã hội của xã Hàm Ninh
và các tài liệu có liên quan.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản
xuất dưa hấu trên địa bàn xã, ngẫu nhiên. Các hộ điều tra thuộc 4 thôn Trường Niên,
Trần Xá, Quyết Tiến, Hàm Hòa.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Dựa trên số liệu đã thu thập được để
tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Phương pháp phân tổ thống kê

SVTH: Hà Kim Cúc

2


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

-Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của cán bộ xã,
trưởng thôn, cán bộ khuyến nông ở địa phương, những người cung cấp vật tư, thu mua
dưa hấu lớn nhỏ trong của vùng, và đặc biệt là tham khảo ý kiến của các hộ nông dân
có kinh nghiệm sản xuất tại địa phương.
-Phương pháp hồi quy ước lượng: Dùng mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas
để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất dưa hấu.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi không gian
Các hộ nông dân sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Hàm Ninh, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình.
2. Phạm vi thời gian
Phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân tại xã Hàm Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong năm 2012 và địa bàn xã Hàm Ninh giai
đoạn 2011 - 2012.

SVTH: Hà Kim Cúc

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế

1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm của
người sản xuất. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm của
các nhà sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Hiệu quả kinh
tế là thước đo chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ
chức, trình độ quản lý trong sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng các nguồn nhân lực
và là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, ngày nay nếu muốn tồn
tại các doanh nghiệp phải đặt ra cho mình một chỉ tiêu là sản xuất đạt hiệu quả kinh tế,
các doanh nghiệp cần phải tối đa hóa doanh thu đồng thời tối thiểu hóa chi phí để nâng
cao lợi nhuận của mình.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell
(1957), Schultz (1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993). Các học giả trên đều đi đến thống nhất
là cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency), hiệu
quả phân bổ (Allocated efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật là mức sản lượng tối đa có thể đạt được với mức chi phí và
nguồn lực nhất định trong điều kiện có nhiều công nghệ kỹ thuật sản xuất khác nhau.
Hiệu quả kỹ thuật thường được sử dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình
hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này được phản ánh trong mối quan hệ về hàm
sản xuất. Nó liên quan đến phương tiện vật chất của sản xuất và chỉ ra rằng một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của
việc áp dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra, giữa các đầu vào với nhau, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong sản
xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường KT - XH khác mà
kỹ thuật được áp dụng.
SVTH: Hà Kim Cúc

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
các yếu tố về giá trị của đầu vào và giá trị của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ
giống như việc xác định lý thuyết biên để đạt lợi nhuận tối đa, nghĩa là doanh thu biên
phải bằng chi phí của yếu tố đầu vào được sử dụng ở trong việc sản xuất.
Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí
đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ.Đó là một phạm trù kinh tế mà chỉ
được áp dụng trong trường hợp việc sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ. Có nghĩa là cả yếu tố về vật chất và giá trị đều được tính khi xem xét sử dụng các
yếu tố đầu vào. Vì vậy để đạt một trong hai hiệu quả chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ
đảm bảo cho nông hộ có hiệu quả kinh tế.
Khi so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí
bỏ ra ta thu được hiệu quả kinh tế. Nhưng kết quả thu được rất phong phú và đa dạng,
có thể trên phương diện kinh tế, tài chính và xã hội. Do đó hình thành khái niệm hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả KT - XH.
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao mỗi đơn vị sản xuất không ngừng đổi mới về
công nghệ, con người, quy mô vốn. Mỗi đơn vị sản xuất tùy thuộc vào điều kiện của
mình mà ra quyết định sản xuất cái gì? Bao nhiêu?Sản xuất như thế nào? Để xác định
hiệu quả kinh tế cần có hai yếu tố: đầu vào là chi phí trung gian, lao động; đầu ra là số
lượng, sản phẩm, giá trị sản xuất.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù KT - XH phản ánh trình độ khai thác
nguồn lực và trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực
hiện được yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là

hai mặt của vấn đề kinh tế nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn liền với quy
luật tương ứng của nền KT - XH, là quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời
gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất
định hoặc đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
SVTH: Hà Kim Cúc

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

1.1.2. Một số phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra
H = Q/C
Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra

Phương pháp này xác định rõ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của quá trình
kinh doanh, một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó
người ta đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành
sản phẩm khác nhau và qua các thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp 2: xác định hiệu quả kinh tế bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm
với chi phí tăng thêm để đạt được kết quả tăng thêm đó.
H = ∆Q/∆C

Trong đó:

H: là hiệu quả kinh tế
∆Q: là kết quả tăng thêm
∆C: là chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư
thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó xác định được hiệu quả trong quá trình đầu
tư thâm canh xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên khi sử dụng 2 phương pháp trên không thấy rõ được quy mô của hiệu
quả là bao nhiêu. Do đó, khi xác định hiệu quả kinh tế người ta thường dùng thêm chỉ
tiêu lợi nhuận hay thu nhập. Sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên để đánh giá đúng hiệu
quả kinh tế và đảm bảo ý nghĩa cho các con số.
- Ngoài ra còn sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố sản xuất đến năng suất của dưa hấu trên phần mềm SPSS.
1.1.3. Đặc điểm và giá trị của cây dưa hấu
1.1.3.1. Đặc điểm của cây dưa hấu
Đặc điểm sinh học (đặc điểm thực vật)
Dưa hấu là loại cây họ bầu bí (Cucurbitaceae), có tên khoa học là Citrullus
lanatus (Thumb.) Manf. Dưa hấu là một loại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có
SVTH: Hà Kim Cúc

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

nguồn gốc từ miền nam châu Phi và là loại cây phổ biến nhất của họ cây Bầu bí. Dưa

hấu có tính hàn có thể dùng làm nước giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực, rất đa
dạng về hình thái và màu sắc. Có nhiều hình dạng khác nhau như: dạng thon dài, dạng
trái oval, trái hình tròn,… Màu sắc cũng đa dạng và phong phú như màu đỏ, hồng,
vàng, cam và cả trắng. Hạt dưa cũng có nhiều kích cỡ khác nhau như màu đen, màu
nâu, màu trắng.
- Thân cây: Dưa hấu thuộc cây hằng niên, thân thảo, mềm, có gốc cạnh, dạng
bò, dài từ 2 - 6m. Thân có nhiều lông tơ màu trắng, nhiều mắc, mỗi mắt có 1 lá, 1 chồi
nách và vòi bám. Chồi nách có khả năng phát triển thành nhánh như thân chính, chồi
gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn.
- Lá dưa hấu: dạng lá mầm và lá thật. Lá mầm là lá ra đầu tiên, tồn tại trong
suốt quá trình sinh trưởng của cây, nuôi cây trong giai đoạn đầu, có hình oval hay hình
trứng. Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn
đầu. Lá mầm to dày, phát triển cân đối hứa hẹn cây sinh trưởng mạnh, lá nhỏ, mỏng,
mọc không cân đối cây sẽ sinh trưởng yếu. Lá thật là lá đơn, mọc xen có chia thùy
nhiều hay ít, sâu hay cạn tùy theo giống.
- Hoa dưa hấu: Là hoa đơn tính cùng cây, màu vàng có 5 cánh dính, 5 lá đài,
mọc đơn từ nách lá. Hoa cái có bầu noãn hạ, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy có sẻ 3 thùy.
Hoa đực có 3 - 5 tiểu nhị, chỉ nhị ngắn, hoa đực nhiều hơn hoa cái cứ 6 - 7 hoa đực thì
có 1 hoa cái, hoa đực thường nở trước hoa cái.
- Quả dưa hấu: Có nhiều dạng từ hình cầu, trứng đến bầu dục, nhỏ có nhiều
lông tơ sau lớn lên lông tơ mất dần đến khi trái chín không còn. Khi trái chín vỏ cứng,
trên vỏ có đóng phấn trắng, các đường gân nổi rõ, vỏ láng. Vỏ trái có nhiều màu từ
xanh đậm đến đen sang xanh nhạt, vàng, có sọc hoặc có hoa vân. Ruột có nhiều màu
như màu đỏ, hồng, vàng nhạt, vàng nghệ.
- Hạt dưa hấu: Có nhiều màu như màu đen, nâu, xám, đỏ nâu. Trên vỏ hạt đôi
khi có chấm đen hoặc có vân. Trong trái dưa chứa 200 - 900 hạt.
- Rễ dưa hấu: Rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu từ 50 - 120cm, rễ phụ ăn lan
rộng trên lớp đất mặt cách gốc 60 - 80cm. Nhờ bộ rễ phát triển mạnh nên chịu hạn tốt,
rễ không có khả năng phục hồi nên chăm sóc tránh làm đứt rễ.
SVTH: Hà Kim Cúc


7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

Nhu cầu sinh thái (điều kiện ngoại cảnh)
- Nhiệt độ: dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên chịu được nhiệt độ cao,
nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20 - 30oC, thích hợp nhất là 25
- 30oC, dưới 18oC cây sinh trưởng kém. Hạt nẩy mầm tốt ở 28 - 30oC, dưới 18oC hạt
khó nẩy mầm. Thời kỳ cây con, nhiệt độ ban ngày thích hợp để cây phát triển từ 28 30oC, ban đêm là 20oC. Thời kỳ ra hoa thích hợp là 25oC, giai đoạn này thời tiết nóng
quá hay khô quá ảnh hưởng đến sự thụ phấn. Thời kỳ cho trái, phát triển và chín, nhiệt
độ thích hợp từ 28 - 30oC. Nhiệt độ thấp trái phát triển chậm, vỏ dầy, ruột có màu nhạt
làm giảm phẩm chất và năng suất.
- Ẩm độ: Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo thuận
lợi cho cây phát triển tốt. Giai đoạn cây ra trái và phát triển cần nhiều nước do đó cần
cung cấp đủ nước nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Khi trái gần
chín cần giảm nước để trái tích lũy nhiều đường làm tăng phẩm chất và độ ngọt của
trái. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch 5 - 7 ngày.
- Ánh sáng: là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng nên trồng mật độ vừa phải
không quá dày để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ và sinh trưởng, phát triển tốt, đậu quả
thuận lợi. Cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy cây trao đổi chất làm trái to, chín sớm và
năng suất cao. Thiếu ánh sáng thân bò dài, cây dễ nhiễm bệnh, khó đậu trái và trái non
dễ rụng, năng suất giảm.
- Gió: chú ý hướng gió khi trồng dưa hấu, tùy mùa mà bố trí cây dưa bò xuôi
theo chiều gió, không bố trí hướng cây bò thẳng gốc với chiều gió.
- Đất trồng: từ đất thịt nhẹ đến đất sét nặng đều trồng dưa được. Nhưng thích
hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, cát pha có tầng canh tác dầy, hoặc đất phù sa ven sông,

đất thoát nước tốt, pH thích hợp cho cây dưa hấu phát triển 6 - 7.
- Tưới nước: mùa nắng tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì nên tưới
rảnh, tưới 1 lần/3-5ngày. Tưới thấm rãnh giúp tiết kiệm nước, không văng đất, giữ ẩm
lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
- Dinh dưỡng: bón phân rất quan trọng vì nó quyết định năng suất và chất
lượng trái.Ba dưỡng chất chính là N, P, K.

SVTH: Hà Kim Cúc

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

 Phân đạm: Giúp cây con tăng trưởng mạnh, cây lớn nhanh, nhất là thời kỳ ra
hoa, sau khi thụ phấn, đậu trái, phân đạm giúp trái lớn nhanh. Thiếu đạm cây sinh
trưởng kém, các đốt trên thân ngắn, lá nhỏ, trái nhỏ. Nếu bón nhiều đạm cây phát triển
mạnh, sức chống chịu ngoại cảnh giảm, dễ sâu bệnh gây hại, khó đậu trái, trái non dễ
rụng, trái chậm chín, trong trái tích nhiều nước, giảm phẩm chất trái, trái có vị nhạt,
bảo quản khó, mau thối.
 Phân lân: Rất cần thiết ở giai đoạn đầu, giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây đâm
cành mạnh, mau ra hoa, dễ đậu trái. Lân còn giúp cải thiện phẩm chất trái làm thịt trái
chắc hơn. Thiếu lân bộ rễ của cây dưa kém phát triển, tốc độ sinh trưởng của cây giảm,
cây cho nhánh ít, lá mỏng, năng suất trái giảm.
 Phân kali: Làm cứng cây, giúp cây chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh,
tăng khả năng chống bệnh. Kali thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường ở giai đoạn trái
chín nên trái ngọt hơn. Giúp cải thiện phẩm chất trái như thịt trái chắc, vỏ cứng để tiện
vận chuyển và bảo quản. Bón vào giai đoạn sắp thu hoạch làm tăng chất lượng trái như

trái chín nhanh và màu sắc đẹp.
 Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu
- Giai đoạn nẩy mầm: tính từ khi hạt dưa hút nước đến khi hạt mọc mầm mất
72 giờ. Tức là sau khi ngâm hạt giống trong nước từ 3 - 4 giờ sau đó ủ hạt giống ở
nhiệt độ 28 - 30oC cho đến khi hạt nứt nanh nẩy mầm. Ở giai đoạn này gặp nhiệt độ
dưới 18oC hạt không mọc mầm.
- Giai đoạn cây con: Cây sinh trưởng chậm, trong 15 ngày đầu cây ra lá thật
chưa chẻ thùy. Nhiệt độ thích hợp cho cây con phát triển là 20 - 28oC, nếu trời lạnh
cây sinh trưởng kém có thể dẩn đến chết cây.
- Giai đoạn sinh trưởng thân lá: Sau khi hạt mọc mầm đến tuần thứ 3 cây bắt
đầu ngã ngọn bò, nách lá xuất hiện tua cuống, cây ra lá nhanh, sinh trưởng mạnh, chồi
nách bắt đầu mọc ra.
- Giai đoạn ra hoa: Khi dưa có 15 - 16 lá, hoa đực và hoa cái xuất hiện trên dây
chính và nhánh, giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, hoa đực ra trước, hoa cái ra sau. Những
ban đầu thường nhỏ, hoa đực nhỏ ít phấn, hoa cái có bầu noãn nhỏ nên cần loại bỏ đợt
hoa này. Khi cây đạt 16 - 18 lá, cây cho hoa cái to, bầu noãn tròn, cuống dài, dễ thụ
SVTH: Hà Kim Cúc

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

tinh, nụ có khả năng phát triển thành trái lớn. Hoa bắt đầu nở khi mặt trời mọc, thời
gian thụ phấn bổ sung tốt nhất từ 7 - 9 giờ sáng. Ở giai đoạn này cây cần cung cấp đủ
nước, dinh dưỡng, ánh sáng để tạo năng suất. Thời tiết ôn hòa, ấm áp giúp cây ra hoa
đậu trái thuận lợi.
- Giai đoạn hình thành trái: Sau khi hoa cái thụ phấn xong, trái phát triển

nhanh trong 15 ngày đầu, sự phát triển của thân lá giảm. Giai đoạn này cây cần cung
cấp đủ nước, dinh dưỡng, thời tiết ôn hòa, ấm áp giúp trái phát triển tốt.
- Giai đoạn trái chín: Từ khi hoa cái thụ phấn đến trái chín mất 30 - 35 ngày
tùy giống. Giai đoạn này trái lớn chậm, có sự biến đổi mạnh ở trong trái dưa về sinh
hóa như hình thành sắc tố thịt trái, tích lũy đường đến khi trái chín ngọt. Cần giảm
lượng nước tưới để trái tích lũy đường tốt hơn, giảm lượng phân đạm, kali giúp trái
tích lũy đường và cải thiện phẩm chất trái.
Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu.
Gieo hạt

Trồng

Ra hoa rộ

Để trái

Thu hoạch

/-------------/-----------------------/-----------------/-------------------------/
0

7

30

40

70

 Kỹ thuật canh tác

- Thời vụ: nước ta có thể trồng dưa hấu quanh năm, tuy nhiên do điều kiện mỗi
vùng mỗi khác nên thời vụ cũng sẽ khác nhau.
+ Vụ Noel: từ tháng 10 đến cuối tháng 12 dương lịch
+ Vụ dưa tết: từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch
+ Vụ Hè thu: tứ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch
- Làm đất: Đất trồng dưa hấu tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH 6,2 - 6,5. Cày bừa kỹ
trước khi lên luống, có 2 cách làm luống. Trong vụ xuân lên luống định hình từ đầu. Kích
thước luống: rộng 2,5m chiều dài tuỳ thửa ruộng. Nếu chiều dài ruộng >50m, giữa ruộng
phải đào rãnh thoát nước. Chiều cao 0,2 - 0,25m, vụ đông nếu gặp mưa, hoặc tranh thủ
thời vụ có thể làm nhân luống trước, kích thước như luống khoai lang. Sau đó theo tốc độ
sinh trưởng của cây, vun dần 2 bên thành luống có bề rộng 1,8 - 2m.
- Xử lý đất: dùng vôi bột rải đều mặt luống với liều lượng 400 - 500kg/ha
khoảng 7 - 10 ngày trước khi trồng để diệt mầm bệnh và cải thiện tính chất đất.
SVTH: Hà Kim Cúc

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

- Phủ bạt và đục lỗ: bạt nilon làm bằng chất nhựa có màu đen để hạn chế côn
trùng, sâu bệnh hại và cỏ dại; điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt nước; giữ phân bón;
tăng nhiệt độ đất; hạn chế độ phèn, mặn; tăng giá trị trái,… Để trồng phải khoét nilon
từng lỗ có đường kính 8 - 10 cm. Dùng lon sữa bào miệng cho than nóng vào để tiến
hành đục lỗ như khoảng cách định trước.
- Gieo hạt: Đào hốc sâu 10cm, rộng 10cm, mỗi hốc cách nhau 50 - 60cm, bỏ
đất bột, phân chuồng hoai, tro trấu, vôi và thuốc trừ nấm, tùy theo vật liệu có thể bỏ
50% hoặc gần đầy hốc. Dùng ngón tay nhấn hạt nẩy mầm vào giữa hốc sâu 2 - 3cm,

sau đó dùng đất bột trộn tro trấu và thuốc hạt lấp phần mặt của hốc ít nhất 1 - 2cm. Sau
khi bỏ hạt, tưới vừa đủ ẩm ngày 2 - 3 lần.
- Chăm sóc
+ Tưới nước: khi cây còn nhỏ rễ chưa ăn sâu và rộng thì tưới nước 2 - 3 lần
trong ngày, tưới nhẹ và cẩn thận sát gốc cây. Cây lớn hơn thì tưới xa gốc để rễ ăn ra xa
hơn và lượng nước tưới sẽ tăng dần theo sự phát triển của cây.
+ Bón phân: Dưa hấu cần nhiều Đạm và Kali. Trong đó, giúp cây phát triển tốt
giai đoạn đầu, cuối thời kỳ bón nhiều đạm làm quả phát triển nhanh, năng suất cao
nhưng quả nứt ngay trên ruộng, quả tích luỹ nhiều nước làm giảm lượng đường trong
quả, phẩm chất quả kém và dễ bị thối sau khi thu hoạch. Lân giúp rễ phát triển tốt, cho
nhiều chồi mập, khoẻ và cây sẽ cho quả sớm.Kali giúp quả ngọt, ruột chắc, vỏ cứng dễ
vận chuyển đi xa.
Cách bón:
 Phân chuồng hoai và tro trấu: càng nhiều càng tốt, chủ yếu để làm bầu hoặc
bỏ vào hốc.
 Vôi bột: Khoảng 400kg/ha.
 Phân hóa học: 1 ha bón 230 - 250 kg urê, 400kg Supe Lân, 170 kg Kali.
 Bón phân lót: Toàn bộ Supe Lân, phân chuồng, 50kg Urê và 40kg Kali.
 Thúc lần 1 (10-15 ngày sau khi trồng): 80kg Urê + 40 kg Kali. Khi bắt đầu
bò, đánh rãnh cách gốc 20 - 30cm theo hưóng dưa bò, bón phân rồi lấp lại. Trên đất
ruộng nên rải phân lên trên mặt sau đó lấp bùn quanh gốc dưa.
SVTH: Hà Kim Cúc

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My


 Thúc lần 2 (20 - 25 ngày sau trồng): 50kg Urê + 20kg Kali. Khi bắt đầu ra hoa,
đánh rãnh cách gốc 30-45 cm theo hướng dưa bò, bón xong rồi lấp lại như bón lần 1.
 Thúc nuôi trái (sau khi đã để trái): 70kg Urê + 70kg Kali
Có thể dùng phân hỗn hợp NPK (16-16-8-13S) với lượng 500 kg/ha thay phân
đơn. Khi bón thúc các đợt dựa hàm lượng nguyên chất của Urê, Lân, Kali và tỷ lệ N-PK trong hỗn hợp để xác định số lượng phân bón hỗn hợp thích hợp.
+ Sửa dây: sau trồng 20 ngày thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của cây, giúp
bò thẳng hàng, không quấn vào nhau, chen lấn nhau để quang hợp tốt.
+ Tỉa nhánh: lúc nhánh mới mọc ra 5 - 7 cm là ta bắt đầu tỉa nhánh, mỗi cây tốt
nhất nên để lại một nhánh chính và 2 nhánh phụ.
+ Bấm ngọn: khi cây được 4 - 5 lá thì tiến hành bấm ngọn chính để nhánh phụ
phát triển và sau đó tiến hành tỉa để lại 2 nhánh phụ.
+ Thụ phấn: khi cây bắt đầu ra hoa thì ta tiến hành thụ phấn cho cây.
+ Chọn trái: sau khi đậu trái tiến hành chọn trái, chỉ trái tròn, to và đẹp để lấy
quả. Trái được chọn có cuống to, dài, tròn đầy, khả năng phát triển đều đặn.
- Thu hoạch: sau khi trồng được 70 - 85 ngày tuỳ từng giống, vỏ láng bóng,
gân hiện rõ, phần tiếp xúc với đất có màu vàng, 80% dây đã héo lá có thể thu hoạch.
Cắt cuống quả dài 2cm, để dưa ở nơi thoáng mát sau 10 - 15 ngày, lượng đường trong
dưa chuyển hoá. Không tưới phân và phun thuốc 10 ngày trước khi thu hoạch để đảm
bảo dưa sạch cho người tiêu dùng.
 Một số loại bệnh thường gặp của cây dưa hấu
- Bệnh nhện đỏ: triệu chứng chích hút mặt lá dưới, ngọn, quả, truyền bệnh
xoắn đọt. Cách phòng trừ bệnh này đó là dùng thuốc Trebon 10ND nồng độ 0,1 - 0,2%
hoặc thuốc có chứa hoạt chất Hanfenprox.
- Bọ dưa: triệu chứng là dưa vàng lá, có thể chết ngay, bọ trưởng thành cắn
thành những đường vòng, thường xuất hiện từ 2 lá mầm đến 5 - 6 lá. Dùng thuốc
Azodin, Seven… nồng độ 0,2% hoặc Basudin 10H, Regent 0,3G.
- Bệnh rệp dưa: chích hút nhựa làm cho lá quăn queo, cây kém phát triển. Có
thể phòng trừ bệnh này như bệnh bọ dưa.
SVTH: Hà Kim Cúc


12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

- Bệnh sâu ăn lá: bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở
giữa cánh, hoạt động ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên đọt non. Trứng nhỏ màu trắng,
nở trong 4 - 5 ngày. Sâu nhỏ, độ dài 8 - 10mm màu xanh lục có sọc trắng giữa lưng,
nhả tơ cuốn lá non lại và trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm
nhộng trong lá khô. Để ngừa cần phun bằng loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái
non khi có sâu rộ như thuốc trừ rệp dưa, bọ dưa.
- Bệnh chạy dây: gốc thân màu vàng nâu, rễ không phát triển, cây thối, héo đột
ngột. Chỉ nhổ bỏ hoặc đốt cây bị bệnh vì chưa có thuốc trị.
- Bệnh héo vàng: đầu tiên cây héo vài nhánh sau đó lan nhanh ra các cây khác,
đôi khi thân nứt, rễ thối, gây hại trong tất cả các thời kỳ. Có thể dùng Bavistin 50FL,
Benomyl, Rovral..nồng độ 2%, Ridomyl, Benlate 1% phun lên lá hoặc tưới gốc để
phòng trừ sâu bệnh.
- Bệnh thán thư: lỡ trái dạng tròn 4 - 5mm, cuống quả teo, bệnh rễ phát sinh từ
vết cắn của côn trùng. Điều trị bệnh này bằng cách dùng Bavistin 50FL, Benlat-C,
Rovral, Ridomil, Topsin.
- Bệnh đốm phấn: vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, đầu có màu vàng
nhạt sau đó chuyển thành màu nâu, sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu
trắng, vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở dưới gốc lên
lá non, phát triển mạnh lúc ẩm độ cao. Cần phun Curzat M-8, Mancozeb 80 WP,
Copper-zinc, Zin 80WP, Benlate-C 50 WP hoặc Ridomil 25WP 1-2 % để chống sâu
bệnh hại.
1.1.3.2. Vị trí, giá trị của cây dưa hấu
Dưa hấu được coi là thực phẩm lành mạnh, nó không có chất béo và hàm lượng

calo rất thấp. Một cốc dưa hấu chỉ có khoảng 46 calo, vì vậy mà nó là loại thực phẩm
tuyệt vời để giảm cân.
 Giá trị dinh dưỡng: dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe.
Trong trái chứa 90% nước, Protein, Lipit, Carbonhydrat, Caroten, đường, các chất
khoáng như Calcium, Phospho, sắt, các vitamin như Thiamin (B1), Riboflavin (B2),
Niaxin (B3), Acide ascorbic (C),…
SVTH: Hà Kim Cúc

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Diễm My

 Giá trị y học
- Chống ung thư: Lycopene trong dưa hấu ngăn ngừa ung thư, đặc biệt ung thư
vú, ruột kết, phổi, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung. Một nghiên cứu của trường Đại
học Harvard cho thấy những người có chế độ ăn giàu lycopene sẽ giảm nguy cơ mắc
một số căn bệnh ung thư nhất định.
- Chữa rối loạn thận: có chứa nhiều kali nên giúp rửa sạch chất độc hại trong
thận và giảm axit uric làm giảm nguy cơ gây hại cho thận.
- Cải thiện sức khỏe đôi mắt: Dưa hấu giàu vitamin A và beta carotene giúp
duy trì và cải thiện sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến
tuổi, nguyên nhân chính gây nên hiện tượng giảm thị lực ở người già.
- Giảm nguy cơ bệnh tim: Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ
có chế độ giàu lycopene có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với người không ăn.
Dưa hấu cũng chứa rất nhiều axit amin citrulline và arginine, loại chất có tác dụng hỗ
trợ tim mạch, tuần hoàn màu và sức khỏe tổng thể của tim.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó

giúp cơ thể chống lại bệnh tật và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Điều trị rối loạn cương dương: Arginine giúp tăng cường oxit nitric, co giãn
các mạch máu và có tác dụng cơ bản như Viagra. Thực tế dưa hấu không có tác dụng
hoàn toàn giống Viagra nhưng nó là cách tốt nhất giúp co giãn các mạch máu tự nhiên
mà không phải lo lắng đến các tác dụng phụ giống như thuốc kê toa.
- Giảm lượng đường trong máu: Các khoáng chất kali, magiê giúp insulin
trong cơ thể hoạt đông đúng chức năng, làm giảm lượng đường trong máu. Arginine
cải thiện độ “nhạy cảm” của insulin ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
- Giảm cân: Dưa hấu rất ít calo và nhiều nước, do đó nó là món hoàn hảo cho
những người muốn giảm cân.
- Ngăn ngừa loãng xương: Dưa hấu rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng giúp
tăng cường sức khỏe cho xương.
- Giúp cơ thể giữ nước: hàm lượng nước rất cao, vì vậy nó là nguồn thực phẩm
tuyệt vời để bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu còn có tác dụng làm mát cơ

SVTH: Hà Kim Cúc

14


×