Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc UBND quận Tây Hồ - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.62 KB, 51 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Trường đại học
Nội vụ Hà nội, và các Thầy Cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô khoa
Tổ chức và quản lý nhân lực, cùng Giảng viên Nguyễn Thị Hoa – giảng viên
hướng dẫn chính đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài
báo cáo này.
Xin được gửi lời cảm ơn tới UBND quận Tây Hồ - Hà Nội nói chung
và phòng Nội vụ quận nói riêng, đã tạo mọi điều kiện giúp em tìm hiểu, học
tập, thực hành và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và quan trọng
hơn cả là để hoàn thành tốt bài báo cáo này. Cùng các anh, các chị Đặc biệt là
chị Lê Thị Thùy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Đồng thời, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể, các anh chị khóa
trước đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực tập và trên chặng
đường hoàn thành bài bái cáo.
Mặc dù đã được nhà trường và các thầy cô cùng quý cơ quan tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập, song do hạn
chế về mặt thời gian cũng như khả năng, kinh nghiệm của bản thân còn yếu
kém nhiều nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm
và sai lầm. Do đó em kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
quý Nhà trường, quý thầy cô giáo cũng như các anh chị trong cơ quan để bài
báo cáo của em được hoàn thành tốt nhất có thể, nhằm giúp em nâng cao kiến
thức, kinh nghiệm thực tế để vận dụng vào cuộc sống và quá trình làm việc
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2017
Sinh viên
Ngô Thị Hương Ly


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................5
3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................5
4. Vấn đề nghiên cứu................................................................................5
5. Phương Pháp nghiên cứu......................................................................5
6. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài..................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................7
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC................................................................7
1.1. Lý luận chung về ĐTBD CB, CC......................................................7
1.1.1. Khái niệm ĐTBD CB, CC..............................................................7
1.1.2. Đối tượng ĐTBD............................................................................8
1.1.3. Vai trò và mục tiêu của công tác ĐTBD.........................................9
1.1.3.1. Vai trò của công tác ĐTBD CB, CC............................................9
1.1.3.2. Mục tiêu của công tác ĐTBD......................................................9
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2014 - 2018................11
2.1. Khái quát chung về UBND quận Tây Hồ.........................................11
2.1.1. Giới thiệu về quận Tây Hồ..............................................................11
2.1.1.1. Lịch sử thành lập..........................................................................11
2.1.1.2. Vị trí địa lý, dân số, diện tích.......................................................12
2.1.1.3. Quá trình phát triển sau khi thành lập.........................................12


2.1.2. UBND quận Tây Hồ......................................................................13
2.1.3


Phòng Nội vụ quận Tây Hồ..........................................................14

2.1.3.1. Vị trí, chức năng...........................................................................14
2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:..............................................................15
2.1.3.3. Tổ chức và biên chế.....................................................................21
2.2.3.4. Các mối quan hệ trong công tác của phòng Nội vụ.....................22
2.2. Thực trạng công tác ĐTBD CB, CC của UBND quận Tây Hồ.........23
2.2.1. Sự cần thiết của công tác ĐTBD CB, CC tại UBND quận Tây Hồ 23
2.2.2. Tình hình chung của đội ngũ CB, CC tại UBND quận Tây Hồ hiện
nay.............................................................................................................25
2.2.3. Thực trạng công tác ĐTBD CB,CC tại UBND quận......................27
2.2.3.1. Đối tượng, hình thức, nội dung và quy trình mà UBND Quận Tây
Hồ đã áp dụng vào công tác ĐTBD..........................................................27
2.2.3.2 Kết quả thực tế của công tác ĐTBD CB, CC trong năm vừa qua 31
2.2.3.3. Kết quả ĐTBD so với Kế hoạch và đối chiếu qua các năm.........33
2.3. Kế hoạch công tác ĐTBD CB, CC tại UBND quận Tây Hồ năm 2017.34
2.4. Đánh gía công tác ĐTBD CB, CC của UBND quận Tây Hồ............35
2.4.1. Những mặt đạt được........................................................................35
2.4.2. Những tồn đọng và hạn chế............................................................37
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐTBD CB, CC............................................40
TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ........................................................................40
3.1. Giải pháp chung.................................................................................40
3.2. Giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD
CB,CC tại UBND quận Tây Hồ................................................................43
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................47



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Cán bộ, công chức, viên chức
Đào tạo bồi dưỡng
CNH-HĐH
QLNN
KTXH

HĐND
UBND
CB,CC,VC
ĐTBD
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Quản lý nhà nước
Kinh tế xã hội


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với hội nhập kinh tế và sự phát triển không ngừng của các
nghành khoa học tiên tiến đã đem đến cho con người nhiều thành tựu rực rỡ,
máy móc, trang thiết bị hiện đại ra đời ngày càng nhiều. Tuy nhiên, máy móc
dù hiện đại đến đâu thì cũng không thay thế được vai trò của con người, mà
nó chỉ là thiết bị hỗ trợ tăng năng suất cho hàng hóa và muốn hoạt động được
phải nhờ vào sự điều khiển của con người. Để tồn tại và phát triển trong môi
trường hiện nay ngoài việc không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ , trang
thiết bị hiện đại các doanh nghiệp, tổ chức cũng không ngừng nâng cao công
tác quản trị Nguồn nhân lực, và làm sao để sử dụng nguồn nhân lực có hiệu
quả. Việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng được

cho nhu cầu quản lý, sản suất, làm việc về lâu về dài. Đây mới chính là nguồn
lực sẽ duy trì tốt hoạt động và thúc đẩy được sự phát triển của cơ quan, tổ
chức hoặc doanh nghiệp...
Cùng hòa mình vào sự đổi mới và phát triển chung của đất nước và
toàn cầu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên phương diện quản lý nguồn nhân
lực trong lao động. Đồng thời, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành,
lý thuyết đi đôi với thực tiễn”. Nhằm gắn chặt lý luận với thực hành, đem lại ý
nghĩa quan trọng, sau mỗi khóa học, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội luôn tạo
điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc thực tế Thông qua đợt thực tập
ngành nghề cho sinh viên ngành QTNL. Qua đó, giúp cho sinh viên hoàn
thiện thêm kiến thức, được tiếp xúc làm quen với môi trường công việc tại cơ
quan, đồng thời nhận thức rõ hơn về vị trí, ý nghĩa và vai trò của công tác Tổ
chức nhân sự, cán bộ hiện nay. Cũng là dịp cho sinh viên tổng hợp lại kiến
thức, rèn luyện đạo đức của một nhà quản trị nhân lực ưu tú trong tương lai, là
cơ hội cho sinh viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm làm việc, giao tiếp phục
vụ cho công việc sau này. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong chương trình
đào tạo của tất cả các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

1


Là tiền đề quan trọng để sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp, và có kinh
nghiệm thực tế áp dụng chương trình lý thuyết tại trường và hoạt động bên
ngoài xã hội.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường và sự đồng ý, nhiệt tình của
UBND quận Tây Hồ - Hà Nội cho phép cho em thực tập tại phòng Nội Vụ
quận. Trong quá trình thực tập tại cơ quan, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các cán bộ, chuyên viên trên tất cả các phương diện. Thông qua đợt
thực tập này em đã thu về cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu
biết vô cùng ý nghĩa và quý giá, đồng thời cũng giúp em nhận thức được

phong cách làm việc của một nhà nhân sự thực thụ - một công việc đòi hỏi sự
khéo léo, sâu sắc mà tế nhị và là người giúp việc đắc lực cho lãnh đạo cơ quan
trong công tác tổ chức.

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong các khâu của công tác cán bộ, công chức từ tuyển dụng, bố trí sử
dụng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá... thì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đóng vai trò rất quan trọng nhằm trang bị
tri thức, văn hoá và trình độ chuyên môn cho mọi CC, CB, làm cơ sở nâng
cao hiệu quả lãnh đạo. Trong xu thế phát triển nhảy vọt của khoa học công
nghệ, tri thức của loài người không ngừng được bổ sung thì yêu cầu về tri
thức, văn hoá và trình độ chuyên môn của người cán bộ càng phải cao hơn.
Đội ngũ cán bộ cần có tri thức khoa học xã hội phong phú và tri thức khoa
học kỹ thuật sâu rộng mà trước hết là phải có những hiểu biết cơ bản về
chuyên môn nghiệp vụ trên các mặt của lĩnh vực, ngành hoặc đơn vị mà họ
đảm nhiệm cũng như tri thức khoa học tổ chức lãnh đạo hiện đại và tư duy, kỹ
năng lãnh đạo. Hơn nữa, trong thời kì đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế Quốc
tế, toàn bộ đội ngũ CB, CC trong bộ máy hành cính Nhà nước tạo thành một
nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình hoạt động của tổ chức và phát triển của
Nhà nước. CB, CC trong thời kì chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường cần được trang bị những kiến thức mới để
đương đầu với những thay đổi của thời cuộc; cần phải có sự chuẩn bị, chọn
lọc chu đáo để có một đội ngũ CB, CC trung thành với lý tưởng XHCN; nắm
vững đường lối cách mạng của Đảng vững vàng; có đủ phẩm chất và bản lĩnh
chính trị; có năng lực, kiến thức về lý luận, pháp luật, chuyên môn; có nghiệp
vụ hành chính và khả năng thực tiễn để thực hiện công tác đổi mới. Đặc biệt

trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của KHCN càng đòi hỏi
nhân lực của bộ máy Nhà nước phải nâng cao năng lực trí tuệ quản lý, năng
lực điều hành và xử lý công việc thực tiễn. Do đó hoạt động ĐTBD CB, CC
càng đặt ra cấp thiết hơn.
Ngay từ khi Tổ quốc độc lập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặt

3


công tác ĐTBD CB, CC vào vị trí có tầm quan trọng và có ỹ nghĩa quyết
định. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết đối với công cuộc đổi mới toàn diện đât
nước. Nghị quyết trung ương 3 (khóa III) đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán
bộ công, chức có phẩm chất năng lực là yếu tố quyết định của bộ máy Nhà
nước”. Đối với công tác ĐTBD, Nghị quyết đã xác định rõ: “CB, CC cần phải
được ĐTBD kiên thức toàn diện trước hết về đường lối chính trị, về quản lý
nhà nước, về kinh tế - xã hội.
Thực tế cho thấy các cơ quan nhà nước hiện nay cũng quan tâm hơn
đến việc đào tạo CB, CC, tuy nhiên nhiều nơi việc tổ chức ĐTBD chưa phù
hợp với yêu cầu chức năng công việc. Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều lý
do, hoặc do cơ quan tổ chức ĐTBD chưa có một kế hoạch hợp lý, dử dụng
nguồn nhân lực không đúng nơi, đào tạo không đúng lúc, đúng chỗ gây ra
lãng phí về thời gian, kinh phí và cả nguồn nhân lực.
UBND quận Tây Hồ là cơ quan hành chính Nhà nước, trong những
năm qua đa rất quan tâm đến công tác ĐTBD CB, CC; xác định đó là yếu tố
cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Với những kiến thức đã được học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội và
qua thời gian thực tập tại phòng Nội vụ quận Tây Hồ, em xin trình bày thực
trạng công tác ĐTBD CB, CC ở UBND quận Hà Đông kèm theo đánh gía chủ
quan và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhỏ giúp nâng cao công tác
ĐTBD của quận qua đề tài: “Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức thuộc UBND quận Tây Hồ - Hà Nội”.
Do thời gian thực tập có hạn, nên bài viết có thể chưa thật sự đầy đủ,
hoàn chỉnh và vẫn còn nhiều sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chiếu
cố, quan tâm, giúp đỡ, đánh giá và đóng góp ý kiến của Thầy Cô giáo tại
trường, khoa cùng CB, CC công tác tại phòng Nội vụ quận Tây Hồ để bài báo
cáo này hoàn thiện hơn.

4


2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là khái quát thực tế công tác ĐTBD CB, CC
thuộc quận Tây Hồ, và cùng với lý luận về vấn đề đó thì em xin đưa ra một số
đè xuẩ, kiến nghị cá nhân, mong muốn góp phần nhỏ vào hoàn thiện công tác
ĐTBD CB, CC của quận.
3.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nằm trong phạm vi UBND quận Tây Hồ - Hà
Nội

Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nêu rõ thực trạng và kết quả công

tác ĐTBD của đội ngũ CB, CC thuộc UBND quận giai đoạn 2016- 2015; có
đối chiếu kết quả với kế hoạch và so sánh với hai năm trước đó.
4.Vấn đề nghiên cứu
Sự cần thiết của công tác ĐTBD, thực tế tiến hành và kết quả của công
tác ĐTBD đối với các CB, CC tại UBND quận Tây Hồ - Hà Nội giai đoạn
2016 - 2025.
5.Phương Pháp nghiên cứu
- Để thực hiện đề tài này, quá trình nghiên cứu được thực hiện thông
qua các phương pháp sau:

-Phương pháp quan sát, thu thập thông tin
-Phương pháp phân tích tổng hợp
-Phương pháp so sánh, thống kê
-Phương pháp đánh giá
6.Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa về lý luận: đề tài nghiên cứu nhằm hiểu thêm về tầm quan
trọng của việc ĐTBD CB, CC và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong
khối các cơ quan hành chính nhà nước.
Ý nghĩa thực tiễn: Quá trình thực tập và viết báo cáo, em đã vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế và học hỏi được rất nhiều về công việc từ
kế hoạch, quá trình, nội dung ĐTBD CB, CC cho đến cách phục vụ nhân dân,

5


cách giao tiếp ứng xử với CB, CC trong cơ quan, được tìm hiểu sâu về các lớp
ĐTBD. Quá trình học hỏi đó cũng giúp em mở mang thêm kiến thức về
nghiệp vụ văn phòng như: photo; đánh máy; vào sổ văn bản; đóng dấu văn
bản; lưu trữ công văn đi, công văn đến;…
7.Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm 03 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung:
+ Chương 1: Lý luận chung về công tác ĐTBD CB, CC
+ Chương 2: Thực trạng công tác ĐTBD CB, CC tại UBND quận Tây
Hồ
+ Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao
công tác ĐTBD CB, CC tại UBND quận Tây Hồ.
Phần kết luận


6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1.Lý luận chung về ĐTBD CB, CC
1.1.1. Khái niệm ĐTBD CB, CC
Đào tạo được xem như một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng
làm việc cho người học và bố trí đưa họ vào các chương trình, khoa học, môn
học một cách có hệ thống hoặc nói cách khác là giáo dục và huấn luyện một
cách có hệ thống, có sự kết hợp trong các lĩnh vực khoa học chuyên nghành
như kỹ thuật, cơ khí, thương mại văn phòng, tài chính, hành chính hay các
lĩnh vục khác nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc cho cá nhân, tổ
chức và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và các mục tiêu công tác.
Bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm
chất. Như vậy ĐTBD chính là việc tổ chức ra những cơ hội cho người ta học
tập, nhằm giúp tổ chức đạt được muc tiêu của mình bằng việc tăng cường
năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất là CB,
CC ĐTBD tác động đến con người trong tổ chức làm cho họ có thể làm việc
tốt hơn cho phép họ sử dụng các khả năng, tiềm năng vốn có phát huy hết
năng lực làm việc.
Khái niệm Đào tạo, theo điểm 1, điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
(ngày 5/3/2010) của chính phủ về ĐTBD công chức thì: “Đào tạo là quá trình
truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của
từng cấp học, bậc học”. Giáo trình tổ chức nhân sự hành chính (Học viện
Hành chính) đưa ra: “Đào tạo là việc đi học lấy bằng cấp cao hơn, hay để có
một nghề mới”. Như vậy, đào tạo được hiểu là quá trình tác động đến con
người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo… một cách có hệ thống, chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc

sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, hoàn thành tốt

7


nhiệm vụ, công vụ được giao.
Khái niệm bồi dưỡng theo điều 2, điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 5/3/2010 của Chính Phủ về ĐTBD công chức thì: “Bồi dưỡng là hoạt
động trang bị, cập nhập, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”. Như vậy, bồi
dưỡng là học tập để nâng cao kỹ năng và năng lực liên quan đến công vụ,
nhiệm vụ đang làm trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước
đó, nhằm gia tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và cá
nhân CBCC.
Tóm lại, ĐTBD CB, CC là một khâu của công tác cán bộ, là một trong
những hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CB, CC đáp ứng
được những điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và sự
phát triển của KTXH.
1.1.2. Đối tượng ĐTBD
Đối tượng của công tác ĐTBD bao gồm:
- CB, CC hành chính, công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác
định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện;
- Cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong
đợn vị sự nghiệp công lập;
- Đại biểu HĐND các cấp; CB, CC xã, phường, thị trấn; cán bộ không
chuyên trách cấp xã;
- Cán bộ thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ chức dân phố ở
phường, thị trấn;
- Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.
Như vậy, đối tượng của hoạt động ĐTBD CB, CC nhà nước là một đội

ngũ rất đông đảo những người đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà
nước và đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở.

8


1.1.3. Vai trò và mục tiêu của công tác ĐTBD
1.1.3.1.Vai trò của công tác ĐTBD CB, CC
Công tác ĐTBD CB, CC nhà nước là một yêu cầu khách quan, là đòi
hỏi thường xuyên và liên tục của bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển bền
vững. Có thể nói ĐTBD CB, CC nhà nước giữ vai trò trực tiếp trong việc
nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Bởi
hiệu lực hiêu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính
nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả
công tác của đội ngũ CB, CC , phẩm chất của đội ngũ CB, CC ngoài khả năng
và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác ĐTBD thường
xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho họ. Trong điều kiện đội ngũ CB,
CC nước ta hiện nay đa số được đào tạo trong thời kỳ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng
được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,
mở cửa hội nhập với khu vực và Thế giới, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực
của đời sống kinh tế-xã hội, việc ứng dụng những thành tưu KHCN, nhất là
công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính công tác ĐTBD CB, CC trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Tóm lại: ĐTBD có vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển
nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm xây dựng, phát triển
đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, trung
thành với nhà nước, tận tụy với công việc. Kết quả mà mỗi công chức thu
được sau mỗi khóa học không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân họ mà còn có ý
nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị họ công

tác.
1.1.3.2.Mục tiêu của công tác ĐTBD
Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, chúng ta đã chú trọng tới
công tác, ĐTBD đội ngũ cán bộ mà trước hết là giáo dục ý thức phục vụ nhân

9


dân, phục vụ Đảng, Nhà nước, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ
lãnh đạo và quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị gương mẫu về đạo đức
trong sáng về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn
bó với nhân dân”, chương trình tổng thể của CCHC nhà nước giai đoạn 2001
– 2010 cũng đề ra mục tiêu “xây dựng đội ngũ CB, CC phải có phẩm chất và
năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”.
Tóm lại có thể phân thành ba mục tiêu cơ bản là:
+ ĐTBD nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức danh CB, CC đã được
quy định.
+ ĐTBD nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu
cầu trong tương lai của tổ chức.
+ ĐTBD giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn.
ĐTBD không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của
CB, CC mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát
triển khác như phát triển đa kỹ năng, tăng cường năng lực làm việc để cán bộ
đảm nhận thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực công tác toàn diện và chuẩn
bị cho đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong
tương lai của CB, CC.

10



CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
2.1. Khái quát chung về UBND quận Tây Hồ
2.1.1. Giới thiệu về quận Tây Hồ
2.1.1.1. Lịch sử thành lập
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ những năm 1990 của thế kỷ
XX, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội
diễn ra ngày càng nhanh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô
trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước đã chủ động
mở rộng nội thành - Thành phố Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính Phủ ra Nghị
định số 69/CP về việc thành lập Quận Tây Hồ. Tổ chức bộ máy của Quận
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/1996.

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Tây Hồ - Cục thống kê Thành phố hà Nội)

11


2.1.1.2. Vị trí địa lý, dân số, diện tích
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm
văn hóa; là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm
ở phía Tây Bắc Thành phố Hà Nội; phía Nam giáp Quận Ba Đình; phía Đông
Bắc và Đông Nam giáp huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm; phía Tây giáp
huyện Từ Liêm và Quận Cầu Giấy. Quận có diện tích 24,0km2, mang địa hình
tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Quận Tây
Hồ gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thụy Khê, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An,
Xuân La, Phú Thượng. Dân số của quận (đến năm 2005) là 109.163 người,
mật độ dân số là 4.547 người/km2, quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất
trong các quận nội thành.

Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong
địa giới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía
bắc và phía đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu vực
xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ
công truyền thống. Trên địa bàn quận có những di tích và dấu tích lịch sử văn
hóa từ ngàn đời xưa, góp phần bồi đắp nên tinh hoa văn hóa Thăng Long - Hà
Nội; với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây,
nơi đã và đang tỏa sáng, tạo cho Tây Hồ là một danh thắng nổi bật nhất của
Thủ đô, trở thành khu tham quan du lịch nổi tiếng đất nước
2.1.1.3. Quá trình phát triển sau khi thành lập
Sau khi thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quận Tây Hồ vừa
tiến hành xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, vừa tập trung cho việc thực
hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. 10 năm sau xây dựng và trưởng thành,
quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh.
Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển
khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước
tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế

12


ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định
hướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản
xuất của các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%.
Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phối hợp
giúp đỡ của các sở, ban nghành thành phố, cùng các quận, huyện bạn, 20 năm
qua Đảng bộ và nhân dân quận Tây Hồ luôn luôn đoàn kết nỗ lực phấn đấu
xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tăng
cường quốc phòng. Hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố và phát huy

hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Với tinh thần quyết tâm xây dựng Quận phát triển toàn diện vững chắc,
phát huy thành tích đã đạt được và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân,
của hệ thống chính trị và các nguồn lực, Đảng bộ và nhân dân quận Tây Hồ
đã có những bước đi vững chắc.
Những thành tích quận Tây Hồ đạt được hai mươi năm qua là kết quả
của quá trình phấn đấu kiên trì và ý chí quyết tâm kết tinh trí tuệ của Đảng bộ
và nhân dân quận. Kết quả đó không chỉ đánh dấu chặng đường 20 năm xây
dựng và phát triển mà còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong những
năm tiếp theo.
2.1.2. UBND quận Tây Hồ
- Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ bao gồm:
+ Lãnh đạo: Gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó chủ tịch (một Phó chủ tịch
phụ trách khối kinh tế, một Phó chủ tịch phụ trách khối quản lý đô thị, một
Phó chủ tịch quản lý khối văn hóa - xã hội.
+ Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND quận Tây Hồ: gồm có 12
phòng ban chuyên môn (thể hiện rõ ở sơ đồ “Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND
quận Tây Hồ”).
+ Các phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND theo

13


từng lĩnh vực chuyên môn của ngành mình phụ trách. Thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước theo ngành, theo lĩnh vực. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND quận về công tác chuyên môn của mình.
- Bộ máy chính quyền UBND quận Tây Hồ:

(Nguồn: www.tayho.gov.vn )
2.1.3 Phòng Nội vụ quận Tây Hồ

2.1.3.1. Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận có chức năng

14


tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực: tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch
công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ
cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong
các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;
cán bộ, công chức, viên chức, công chức phường và những người hoạt động
không chuyên trách ở phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ
nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng, công tác thanh niên.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự lãnh đạo,
quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức và công tác của UBND quận; đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
2.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Phòng Nội vụ quận Tây Hồ mang các chức năng và quyền hạn sau:
1/ Trình UBND. Chủ tịch UBND quận ban hành quyết định, chỉ thị;
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước được giao.
2/ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục.
Theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3/ Về tổ chức, bộ máy:

a)Trình UBND, Chủ tịch UBND quận ban hành văn bản quy định cụ
thể cức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của phòng Nội vụ theo quy định
hướng dẫn của UBND Thành phố;
b) Tham mưu, giúp UBND quận trình cấp có thẩm quyền quyết định

15


thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quận;
c) Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức ủa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
quận;
d) Thảm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận theo quy định của
pháp luật và theo phân cấp của UBND Thành phố.
đ) Tham mưu, giúp UBND quận trong việc trình UBND thành phố
quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
UBND quận theo quy định của luật chuyên ngành
e) Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức
phối hợp liên nghành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND quận
theo quy định củ pháp luật
4/ Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, số lượng người làm việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập:
a)Thẩm định, trình UBND quận, Chủ tịch UBND quận kế hoạch biê
chế công chức , kế hoạch người làm việc hàng năm của cac cơ quan, đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND quận để UBND
quận trình UBND Thành phố theo quy định;
b)Trình Chủ tịch UBND quận giao biên chế công chức, giao số lượng
người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập sau khi được cấp có thẩm

quyền phê duyệt; ;
c) Giúp UBND quận hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên
chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định củ pháp luật;
d) Tổng hợp, báo cáo biên chế công chức, số lượng người làm việc
trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy

16


định của pháp luật.
5/ Về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu chức danh CC, VC:
a) Trình UBND quận ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan, tổ chức, dơn vị thuộc UBND quận quản lý xây dựng đề án vị trí việc
làm, cơ cấu chức danh CC, VC hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu
chức danh CC,VC theo quy định của pháp luật và theo chỉ dạo hướng dẫn của
UBND Thành phố;
b) Giúp UBND quận đôn đốc, theo dõi, thẩm định, tổng hợp việc xây
dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh CC,VC hoặc đề án điều chỉnh vị
trí việc làm, cơ cấu chức danh CC,VC trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc thảm quyền quản lý của UBND quận để trình UBND Thành phố thẩm
định; giúp UBND quận tổng hợp danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh
CC, VC của quận để trình UBND Thành phố theo quy định; huyện trong việc
hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt
động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công
tác cho Trưởng, Phó thôn, tổ dân phố.
c) Trình UBND quận thực hiện việc sử dụng, quản lý vị trí việc làm và
cơ cấu chức danh CC, VC tròn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc UBND
quận theo quy định, theo phân cấp hoặc ủy quyền của UBND thành phố.
6/ Về công tác xây dựng chính quyền:a) Tham mưu giúp UBND quận

trong việc tổ chức và hướng hẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử
đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn theo quy định củ pháp luật và hướng dẫn
của UBND Thành phố; b) Giúp UBND quận trình HĐND quận bầu, mễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND
quận theo quy định của pháp luật
c) Trình Chủ tịch UBND quận phê chuẩn kết quả bầu cử, phê chuẩn
việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường theo quy
định;

17


d) Giúp UBND quận trình Chủ tịch UBND Thành phố phê chuẩn kết
quả bầu cử, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh UBND
quận theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng, trình UBND quận đề án liên quan đến việc thành lập, giải
thể, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính
trong địa bàn để UBND quận trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
e) Tham mưu, giúp UBND quận hướng dẫn và tổ chức triển khai thực
hiện các đề án, văn bản liên quan đến công tác địa giới hành chính, phân loại
đơn vị hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Giúp UBND quận trong việc quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa
giới hành chính của quận theo quy định của pháp luật;
h) Tham mưu, giúp UBND quận hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo
cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở các phường, cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trên địa bàn và việc thực hện công
tác dân vận của chính quyền theo quy định;
i) Tham mưu, trình UBND quận trong việc hướng dẫn thành lập, giải
thể, sáp nhập, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo về hoạt động của tổ dân phố trên
địa bàn quận theo quy định; thực hiện việc bồi dưỡng công tác cho tổ trưởng,

tổ phó của tổ dân phố theo quy định.
7/ Về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ công chức viên chức
phường và những người hoạt động không chuyên trách ở phường:
a) Trình Chủ tịch UBND quyết định việc tuển dụng, sử dụng, quản lý vị
trí việc làm, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, luân chuyển, biệt
phái, khen thưởng, kỉ luật, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền
lương, chế độ đãu ngộ và các chế độ, chính sách đối với CB, CC, VC thuộc
thẩm quyền quản lý của UBND quận theo quy định của pháp luật và phân cấp
của UBND Thành phố;
b) Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, công tác đào tạo, bồi dưỡng

18


chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý đối với CB, CC, VC, CB, CC
phường theo quy định theo quy định của pháp luật va ftheo phân cấp quản lý
của UBND Thành phố và hướng dẫn của Sở Nội vụ;
c) Giúp UBND quận thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức
phường, thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, CC phường và những người
hoạt động không chuyên trách ở phường theo quy định.
8/ Về cải cách hành chính, cải cách chế dộ công vụ, công chức:
a) Trình UBND quận triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và UBND phường thực hiện công tác cải cách hành chính, cải
cách chế dộ công vụ, công chức ở địa phương;
b) Trình UBND quận các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy
mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trên địa bàn quận;
c) Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về cải cách hành chính, cải
cách chê độ công vụ, công chức ở địa phương theo quy định.
9/ Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện trên địa bàn theo quy định của pháp

luật và theo ủy quyền của Chủ tịch UBND Thành phố.
10/ Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư,
lưu trữ của Nhà nước và của Thành phố đối với các cơ quan tổ chức thuộc
quận và UBND các phường theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy
định của pháp luật.;
11/ Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, đề xuất với UBND quận tổ chức các phong trào thi đua
và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên
địa bàn quận; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen
thưởng;

19


b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua khen thưởng trên địa bàn quận; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi
đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
12/Về công tác tôn giáo: a) Giúp UBND quận chỉ đạo, hướng dẫn kiểm
tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND
Thành phố và theo quy định của pháp luật.
13/ Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua;
sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen
thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực
của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi
đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu cho UBND quận giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn
giáo theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
13/ Về công tác Thanh niên:
a) Tổ chức triển khai thực hiejn các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên và công tác thanh niên;
b) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên
và công tác thanh niên theo quy định; giải quyết những vấn đề liên quan đến
thanh niên, công tác thanh niên theo quy định và theo phân cấp;
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan và các tổ chức khác của thanh niên
trong việc thực hiện hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện cơ chế, chính
sách đối với thanh niên và công tác thanh niên theo quy định.

20


14/ Trình UBND quận ban hành các văn ban hướng dẫn về công tác nội
vụ trên địa bàn; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội vụ đối với
các cơ quan, đơn vị ở quận và UBND các phường.
15/ Thực hiện việc kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, xử lý theo thẩm
quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về công tác nội vụ
trên địa bàn quận theo quy định. Thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật và
phân công của UBND quận.
16/ Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công
tác nội vụ trên địa bàn.
17/ Thực hiện công tác thống kê, thong tin báo cáo của Chủ tịch UBND

quận và giám đốc Sở nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ
trên địa bàn.
18/ Quản lý việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công hcuwsc
trong cơ quan phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật.
19/ Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của phòng Nội vụ
theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND quận.
20/ Giúp UBND quận quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND phường về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được
goiao trên cơ sở quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ
21/ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND quận
hoặc theo quy định của pháp luật
2.1.3.3. Tổ chức và biên chế
a) Tổ chức: Phòng nội vụ có 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 08
công chức thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chỉ tịch UBND quận
và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được

21


×